You are on page 1of 50

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ............................................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ......................... 11
CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT VỀ CHỮ KÝ KIỆN TỬ VÀ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ
ĐIỆN TỬ................................................................................................................................26
CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ................................................................................................................ 34
CHƯƠNG 5. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP........................................................................................................39

Giảng viên: cô Lý Vương Thảo


Email: lyvuongthao@ftu.edu.vn
SĐT: 096 1669 061
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Chương 1. Tổng quan về pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử
Chương 2. Pháp luật giao dịch thương mại điện tử
Chương 3. Pháp luật về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
Chương 4. Pháp luật thương mại điện tử liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
Chương 5. Xử lý vi phạm pháp luật thương mại điện tử và giải quyết tranh chấp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Hồng, Giáo trình thương mại điện tử căn bản, NXB CAND, 2011:
https://vecom.vn/giao-trinh-thuong-mai-dien-tu-dai-hoc-ngoai-thuong-ha-noi-2013
https://drive.google.com/file/d/12F6YGfLb7b2wjL3qd_dJ-I9ikn_BB4rF/view
Nguyễn Văn Thoan, Luận án Tiến sĩ Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều
kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Đại học Ngoại thương, 2010:
VBPL: http://online.gov.vn/Van-Ban-Phap-Luat?AspxAutoDetectCookieSupport=1
http://diendanngheluat.vn/upload/files/Sach-Trang-TMDT-2020.pdf
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
Điểm chuyên cần và tham gia thảo luận: 10%
Điểm bài tập cá nhân: 10%
Điểm bài tập nhóm: 10%
Điểm kiểm tra giữa kì: 20%

Trang 1
Điểm kiểm tra cuối kì: 50%
14

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH


THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TÌNH HUỐNG
Tình huống: Lazada bị First News - Trí Việt kiện vì bán sách giả :
https://tuoitre.vn/lazada-bi-first-news-tri-viet-kien-vi-ban-sach-gia-muon-kiep-nhan-sinh-da
c-nhan-tam-2020090908524123.htm
Tình huống: ai là người ngồi bên kia màn hình? Liệu đã đủ năng lực hành vi hay chưa?
QUIZ
1. Luật thương mại điện tử đã quy định 1 phương thức bảo mật được sử dụng trong
các giao dịch điện tử 🡪 SAI
2. Một tin nhắn văn bản có thể được chấp nhận làm bằng chứng trước tòa 🡪 ĐÚNG
3. Chữ ký điện tử chỉ giới hạn ở chữ kí Scan 🡪 SAI
4. Luật TMĐT có quy định về quyền riêng tư của dữ liệu 🡪 ĐÚNG
5. Lưu trữ là liên quan đến việc chuyển đổi thông tin từ tài liệu giấy sang định dạng
điện tử thông qua Scan 🡪 SAI
6. Một thuật ngữ khác để chỉ hack là bẻ khóa 🡪 SAI
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ
1.1.1. Khái niệm
Điện tử là gì:
● Thông điệp điện tử: thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ
bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi
dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình
thức tương tự khác
● Phương tiện điện tử: phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ
thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương
tự
● Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic data interchange): là sự chuyển thông tin
từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo 1 tiêu chuẩn đã
được thỏa thuận về cấu trúc thông tin
Khái niệm pháp luật điều chỉnh thương mại điện tử:
● Tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do NN ban hành
● Điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình các chủ thể là các cá nhân, tổ chức
thực hiện các hoạt động thương mại
● 1 phần hay toàn bộ quy trình thương mại qua các phương tiện điện tử có kết nối với
mạng internet, mạng viễn thông di động hay các mạng mở khác

Trang 2
1.1.2. Đặc điểm
Đặc điểm Thương mại điện tử
● Các bên không tiếp xúc trực tiếp với nhau Chủ thể đặc biệt: ngoài 2 bên trong giao dịch còn
có một bên thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ mạng
● Thị trường phi biên giới
● Bên thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ mạng
● Mạng lưới thông tin chính là thị trường
● Các loại hình giao dịch rất phong phú (B2B, B2C, B2G, C2C)
● Có tính rủi ro cao do lệ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật
Đặc điểm pháp luật điều chỉnh TMĐT
● Ra đời do sự xuất hiện của CNTT và mạng internet trên toàn thế giới
● Nguồn PLTMĐT quốc gia có sự tiếp thu có điều chỉnh của PLTMĐT quốc tế
● Đối tượng điều chỉnh của QHPL về TMĐT là một bộ phận của QHPLDS và
QHPLTM truyền thống
● Các nguyên tắc điều chỉnh PLTMĐT được xây dựng trên cơ sở khuyến cáo bởi
Luật mẫu của UNCITRAL
● QHPLTMĐT có sự tham gia của người thứ ba
● Nội dung PLTMĐT quy định chặt chẽ về an ninh, an toàn trong hoạt động TMĐT

1.2. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


1.2.1. Khái quát chung pháp lý về thương mại điện tử trên thế giới
● Luật mẫu của Uncitral về hồ sơ chuyển nhượng điện tử 2017
● Luật mẫu của Uncitral về thương mại điện tử 1996
● Chỉ thị của EU về thương mại điện tử
● Luật mẫu của Uncitral về chữ kí điện tử
● Chỉ thị của EU về chữ ký điện tử
● Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng phương tiện điện tử trong hợp đồng
quốc tế 2005
1.2.1.1. Luật mẫu của Uncitral về thương mại điện tử
Phần 1. Khái quát về thương mại điện tử
Chương 1. Các quy định chung
Chương 2. Các điều kiện luật định đvs các thông tin số hóa
Chương 3. Thông tin liên lạc bằng thông tin số hóa
Phần 2. Thương mại điện tử trong một số lĩnh vực hoạt động
Vận tải hàng hóa
🡺 Như vậy:
● Thừa nhận giá trị pháp lý của dữ liệu điện tử
● Văn bản viết
● Chữ ký
● Bản gốc
● Chấp nhận và bằng chứng của dữ liệu điện tử
● Lưu dữ liệu điện tử
● Tính khả dụng và giá trị của hợp đồng điện tử
● Thừa nhận của các bên về dữ liệu điện tử
● Thời gian, địa điểm của việc nhận và gửi dữ liệu

Trang 3
1.2.1.2. Luật mẫu về chữ ký điện tử của Uncitral
Luật mẫu về chữ ký điện tử chính thức được thông qua vào ngày 29/09/2000
Mục đích của luật này là hướng dẫn các quốc gia thành viên trong việc xây dựng
khung pháp lý thống nhất và công bằng để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề về chữ
ký điện tử
Đạo luật này nêu lên những vấn đề cơ bản của chữ ký điện tử, chữ ký số hóa và các
vấn đề về người ký, bên thứ 3 và chứng nhận chữ ký số
Luật mẫu đã góp phần loại bỏ những cản trở trong việc sử dụng chữ ký điện tử trong
các giao dịch thương mại điện tử ở phạm vi quốc tế
1.2.1.3. Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp
đồng thương mại quốc tế
Công ước khẳng định các tiêu chuẩn để đảm bảo giá trị pháp lý ngang nhau giữa văn
bản giấy và văn bản điện tử trong các giao dịch quốc tế, sao cho các hợp đồng được thương
lượng và ký kết thông qua thông tin điện tử đều có giá trị và hiệu lực thi hành tương đương
với các hợp đồng thương lượng truyền thống
Công ước được đánh giá là 1 công cụ pháp lý quan trọng nhằm tăng cường buôn bán
quốc tế trên cơ sở tận dụng ưu thế mạng Internet toàn cầu
1.2.2. Khung pháp lý về thương mại điện tử của một số nước và khu vực

1.2.2.1. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Hoa Kỳ


Luật thống nhất về Giao dịch điện tử (Uniform Electronic Transactions Act – UETA)
Ngày 30/06/2000 tổ chức thông qua Luật chữ ký điện tử trong thương mại quốc gia và
quốc tế
Ngoài ra, Hòa Kỳ còn cho ra đời nghị định thư về an toàn thương mại điện tử (SET)
nhằm bảo vệ các phương thức thanh toán
1.2.2.2. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Singapore

Trang 4
Ngày 29/6/1998, Luật GDĐT của Singapore đã ra đời quy định về chữ ký điện tử, chữ
ký số cũng như bản ghi điện tử
Năm 2021, Singapore sửa đổi Luật giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act)
Nguyên tắc cơ bản để xây dựng đạo luật về giao dịch điện tử:
● Tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế và mô hình quốc tế để có thể hòa nhập với
khung pháp luật thương mại điện tử toàn cầu
● Tránh các quy định quá chặt chẽ
● Linh hoạt và trung lập về mặt công nghệ để theo kịp môi trường luôn thay đổi
● Quy định rõ ràng, minh bạch và có khả năng tiên liệu trước
1.2.2.3. Khung pháp lý về thương mại điện tử của EU
Ngày 13/12/1999: EU ban hành chỉ thị về chữ ký điện tử, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên
cho việc sử dụng và công nhận hợp tác các chữ ký điện tử trong quá trình tiến hành giao
dịch điện tử tại EU
Ngày 8/6/2000: chỉ thị số 2000/31/EC, gọi là “chỉ thị về thương mại điện tử” của Nghị
viện và Hội đồng Châu Âu đã được ban hành nhằm thống nhất pháp luật của các nước thành
viên, nhằm tạo lập 1 thị trường chung trong lĩnh vực thương mại điện tử
Có hiệu lực từ 25/5/2018, Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) là sự thay đổi đáng
kể đối với bộ luật về quyền riêng tư của Liên minh Châu Âu (EU)
1.2.3. Những tập quán quốc tế liên quan đến thương mại điện tử
1.2.3.1. Incoterms 2020
Các mục “Nghĩa vụ chung của người mua và người bán” cho phép trao đổi thông tin
bằng điện tử có hiệu lực tương đương với việc trao đổi thông tin bằng giấy miễn là được các
bên đồng ý hoặc theo tập quán
1.2.3.2. EUCP
Bao gồm 14 điều khoản quy định cụ thể về việc xuất trình chứng từ điện tử, kiểm tra
chứng từ điện tử, thông báo từ chối, chứng từ gốc và chứng từ sao, ngày phát hành, các
chứng từ vận tải, sửa đổi chứng từ sau khi đã xuất trình và việc từ bỏ trách nhiệm đối với
việc xuất trình chứng từ điện tử
1.2.4. Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam
Luật giao dịch điện tử được Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006
Luật gồm 8 chương, 54 điều quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và chứng
--------------------------------------
thực chữ ký điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của CQNN,
an ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử, giải quyết tranh chấp và xử lý vi
phạm trong giao dịch điện tử
Phạm vi điều chỉnh chủ yếu của Luật là giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại
Luật thương mại (sửa đổi) là văn bản pháp lý nền tảng cho các hoạt động thương
mại, trong đó có thương mại điện tử

Trang 5
Điều 15: “trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện,
tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của PL thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản”
Điều 120 (4): “trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet” là một hình thức
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Điều 119 (1): “hình thức giao dịch dân sự” quy định “Giao dịch dân sự thông qua
phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”
Bộ luật Dân sự đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp giao kết (thời điểm, địa điểm
giao kết), sửa đổi, thực hiện, hủy bỏ hợp đồng.
Luật Hải quan 2014 có bổ sung một số quy định về trình tự khai hải quan điện tử, địa
điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng
thương mại điện tử
Luật SHTT có một số điều khoản liên quan đến TMĐT như quy định về các hành vi
bị xem là xâm phạm về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường điện tử như cố ý
hủy bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm, dỡ bỏ
hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của CSH
quyền liên quan
Luật CNTT có hiệu lức từ ngày 1/1/2007
Luật CNTT gồm 6 chương, 79 điều. Chương 99 (Ứng dụng công nghệ thông tin) và
Chương IV (biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin) bao gồm nhiều
quy định liên quan trực tiếp đến ứng dụng CNTT trong hoạt động thương mại, hoạt động
của các CQNN và trong 1 số lĩnh vực khác của đời sống xã hội
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 về thương mại điện tử
Thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương như bản gốc trong giao
dịch thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp đồng cho đến thực hiện
hợp đồng
Nghị định này đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp yên tâm tiến hành giao
dịch TMĐT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn
cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động TMĐT
Nghị định 130/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 27/9/2018. Nghị định này quy định
về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư
số và việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số
Thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử: “Trong TH pháp
luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với 2 thông điệp dữ liệu được xem là
đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số” (điều 8)
Nghị định số 156/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung NĐ 27/2007 về giao dịch điện tử
trong hoạt động tài chính
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt đông ngân hàng

Trang 6
1.3. CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.3.1. Bảo vệ người tiêu dùng
Năm 2000, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã ban hành hướng dẫn về
Bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử
Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010
Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
52/2013/NĐ-CP về hoạt động TMĐT (có hiệu lực từ 01/01/2022): bổ sung một số quy định
mới nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua bán hàng hóa, dịch vụ
thông qua thương mại điện tử
1.3.2. Vấn đề bảo đảm tính riêng tư
Có 1 sự khác biệt quan điểm lớn giữa Mỹ và EU trong vấn đề bảo vệ thông tin cá
nhân:
Tại Việt Nam, điều 46 Luật giao dịch điện tử cũng quy định: “cơ quan, tổ chức, cá
nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin
của CQ, TC, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử
nếu không được sử đồng ý của họ, trừ TH pháp luật có quy định khác”
Điều 22 Luật Công nghệ thông tin quy định: “Điều 22. Lưu trữ, cung cấp thông tin cá
nhân trên môi trường mạng. 1. Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin
cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ
thông tin đó. 2. Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác
cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó.
3. Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp
thông tin cá nhân.”
1.3.3. Các quy định về trách nhiệm của bên thứ ba
Trách nhiệm đảm bảo về mặt kỹ thuật, về quản lý và kiểm soát thông tin. Ví dụ: các
nhà cung cấp dịch vụ mạng phải có đầy đủ các trang thiết bị kiểm tra, kiểm soát và biện
pháp bảo đảm an ninh thông tin tương xứng với quy mô hoạt động xin cấp phép và tạo điều
kiện thuận lợi cho các CQ chức năng thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh thông tin
tham gia mạng của mình
Trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra người sử dụng bảo vệ thông tin theo luật bảo vệ bí
mật nhà nước và chịu sự kiểm tra kiểm soát của các CQQLNN về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất
lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn thông tin, an ninh quốc gia.
1.3.4. Các vấn đề liên quan đến việc giao kết hợp đồng thương mại điện tử
Pháp luật của các nước đều không phủ nhận giá trị pháp lý của hợp đồng ảo chỉ vì nó
------------------------------- -----------------------
là dạng dữ liệu
Để xác định luật giải quyết hợp đồng thì cần xác định nơi giao kết hợp đồng
Xác định nơi giao kết hợp đồng để xác định luật giải quyết khi có tranh chấp
Công ước về Sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế (khung quy định
chung, xóa bỏ trở ngại đối với việc sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch TMQT)
Luật mẫu về Thương mại điện tử năm 1996 (sửa đổi năm 1998)
Luật mẫu về Chữ ký điện tử năm 2001

Trang 7
1.3.5. Pháp luật Việt Nam về thanh toán điện tử, thuế, kê khai điện tử
Luật Quản lý thuế năm 2019: tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thương mại có
nghĩa vụ nộp thuế từ các hoạt động thương mại mà không phân biệt giao dịch thương mại
được thực hiện theo phương thức truyển thống hay thương mại điện tử
Thực tế mới chỉ quản lý được các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT có đăng ký
Việc xác định nơi tiêu thụ thực sự của khách hàng qua Internet để đánh thuế hoặc khấu
trừ thuế giá trị gia tăng, đặc biệt trong trường hợp sản phẩm mua bán cũng là sản phẩm số
được giao hàng bằng phương pháp điện tử
Hiện tại, Việt Nam chưa có các quy định cụ thể và chi tiết về thuế đối với TMĐT

1.3.6. Vấn đề về cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong thương mại
điện tử
Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách
nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết
trên website thương mại điện tử của mình
Tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với
khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở các điều
khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của
pháp luật có liên quan Phải được giải quyết dựa trên các điều khoản trên website trước sau đó mới là
các quy định của pháp luật có liên quan
Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ không được lợi
dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những vấn đề
tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng. Không được tự ý hay lợi dụng các ưu thế của mình để
đơn phương giải quyết các vấn đề tranh chấp mà chưa
TÌNH HUỐNG 1: có sự đồng ý của khách hàng

https://caselaw.findlaw.com/us-9th-circuit/1307125.html

Tòa án quận của California, trụ sở của Talk America (UNITED STATES DISTRICT
COURT FOR THE CENTRAL DISTRICT OF CALIFORNIA) đã thụ lý vụ án. Tòa cho
rằng Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên, và một bên không thể tự ý thay đổi nội

Trang 8
dung của hợp đồng mà không có sự đông ý của bên thứ hai. Theo quan điểm của tòa:
cho dù Douglas có vào website của Talk America, thì Douglas cũng không cần phải xem
lại các quy định hợp đồng được đăng tại đó. Các bên trong hợp đồng không có nghĩa vụ
phải kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng để biết được các thay đổi trong nội dung của
hợp đồng do một bên đơn phương tiến hành. Do đó một bên trong hợp đồng không thể
đơn phương thay đổi nội dung hợp đồng, việc thay đổi nội dung hợp đồng nhất thiết
cần có sự đồng ý của bên kia. Hơn nữa trong vụ việc này, việc Talk America đăng hợp
đồng sửa đổi lên website của mình chỉ đơn thuần là một lời đề nghị chứ nó không thể
ràng buộc các bên cho đến khi nào các bên trong hợp đồng đồng ý với đề nghị sửa đổi đó.
🡺 Tòa án căn cứ vào rất nhiều án lệ và luật liên quan đã kết luận Joe Douglas thắng
kiện, Talk America phải bồi hoàn khoản tiền phụ phí đã tính thêm với Douglas.
TÌNH HUỐNG 2:

https://kiemsat.vn/nhung-vuong-mac-khi-thuc-hanh-quyen-cong-to-trong-giai-quyet-nguon-
tin-ve-toi-pham-trong-linh-vuc-cntt-mang-vien-thong-61685.html
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/313810/CVv353S42021030.pdf
Hiện vụ án đang có hai quan điểm không thống nhất về tội danh, cụ thể:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, các đối tượng đã có hành vi gian dối khi giả danh là cán bộ
Tòa án và cán bộ Công an hình sự của Bộ Công an để yêu cầu bà T chuyển tiền từ sổ tiết
kiệm vào tài khoản cá nhân; sau đó, yêu cầu bà T cung cấp mà OTP, nhưng bà T không
cung cấp vì biết rằng đó là mã số để xác nhận chuyển tiền đi khi thực hiện giao dịch ngân
hàng trực tuyến (internet banking). Các đối tượng tiếp tục yêu cầu bà T cung cấp một dãy số
do Ngân hàng Sacombank gửi tin nhắn đến. Lợi dụng sự không hiểu biết của bà T, các đối
tượng đã yêu cầu bà T chụp hình sổ tiết kiệm rồi truy cập vào zalo để bà T tin là thật rồi
chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bà T thông qua giao dịch internet banking. Như vậy, các
đối tượng đã có một loạt hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền 5 tỉ đồng của bà T và đã
thỏa mãn dấu hiệu của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ý kiến thứ hai cho rằng, các đối tượng đã dùng thủ đoạn gọi điện thoại và dọa bà T
có liên quan đến tội phạm. Bà T đã cảnh giác không cung cấp mã OTP theo yêu cầu, nhưng

Trang 9
các đối tượng đã lấy được mã số thay thế mã OTP để thông qua mạng viễn thông chiếm
đoạt tiền trong tài khoản của bà T, chứ không phải bà T chủ động chuyển tiền. Như vậy,
trong trường hợp này, các đối tượng đã sử dụng mạng viễn thông, phương điện tử để
đăng ký ứng dụng Sacombank Msign, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của bà T, thông
qua giao dịch internet banking. Bởi vì, sau khi có mã số, các đối tượng đã đăng ký ứng
dụng Sacombank Msign và thực hiện chuyển tiền. Vì vậy, hành vi trên của các đối tượng
không thỏa mãn mặt khách quan của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là gian dối; hay
Tội trộm cắp tài sản, là lén lút; mà đã thỏa mãn dấu hiệu cấu thành Tội sử dụng mạng
máy tính, mạng viễn thông chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 1 Điều 290 BLHS năm
2015). Cô đồng tình với quan điểm thứ hai.
1.3.7. Vấn đề pháp lý trong đảm bảo an toàn và độ tin cậy cho các giao dịch
thương mại điện tử
Các công nghệ tiên tiến và các cơ sở dữ liệu số hoá cho phép các công ty chuyên hoạt
động kinh doanh trên Internet có thể tự động thu thập và xử lý thông tin cá nhân một cách
dễ dàng
Mã hóa thông tin 🡪 bảo vệ được thông tin của mình một cách an toàn, đảm bảo nguồn
gốc thông tin và tính toàn vẹn của thông tin; tội phạm?
Điều 285 (Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm
để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (Tội phát tán chương trình tin học gây hại
cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (Tội
cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện
tử)
1.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.4.1. Các nguyên tắc điều chỉnh thương mại điện tử trong môi trường quốc tế
Theo UNCITRAL, PLTMĐT có sáu nguyên tắc cơ bản, bao gồm:
● Tương đương thuộc tính
● Tự do thoả thuận hợp đồng
● Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử.
● Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch
● Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử
● Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT
1.4.2. Các nguyên tắc riêng
NĐ số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT quy định một số nguyên tắc hoạt động TMĐT:
● Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận
------------------------------------------
● Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong TMĐT
-------------------------------------------
● Nguyên tắc xác định nghĩa vụ bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT
----------------------------------------
● Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng
---------------------------------------------------------------------
hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua TMĐT
6 nguyên tắc tại Điều 5 và điều 35 của Luật Giao dịch điện tử năm 2005:
● Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để giao kết và thực hiện hợp
đồng
● Tự thoả thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện hợp đồng điện tử;

Trang 10
● Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử;
● Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử;
● Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng;
● Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên phải tuân thủ các quy định
của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TÌNH HUỐNG:
Vào ngày 8 tháng 1 năm 2003, một website tại Singapore của công ty Digiland có đưa ra
một quảng cáo máy in Laser trị giá 3854 $. Tuy nhiên, giá trên website chỉ ghi là 66$. Lỗi
do niêm yết sai giá sau đó được phát hiện là do nhân viên cập nhật nhầm vào một mẫu sản
phẩm trong quá trình tập huấn của công ty. Sau một tuần, tức là vào ngày 14 tháng 1 năm
2003, công ty mới phát hiện sai sót này. Tuy nhiên, tính đến thời điểm đó đã có 784 khách
hàng đặt mua sản phẩm này (và 6 trong số họ đã tiến hành kiện công ty vì không giao
hàng) với 1008 đơn hàng qua Internet đặt mua 4086 máy in, với tổng giá trị là 105.996$
trong khi giá trị thực tế là 6.189.524 $. Sau khi phát hiện ra về lỗi niêm yết giá trên
website, công ty Digiland từ chối thực hiện các hợp đồng với lý do rằng có lỗi về việc
niêm yết giá.
– Lập luận bên nào đúng? Vì sao? Tòa án Singapore sẽ giải quyết như thế nào? Nếu
ở Việt Nam thì sao? Luật Việt Nam có quy định như vậy không?

Căn cứ vào Luật giao dịch điện tử của Singapore, hợp đồng mua hàng không có hiệu lực vì
Đây được coi là lỗi vô ý của người bán.
Các khách hàng này đã đều biết rõ rằng có một lỗi về giá niêm yết trên website🡪 hợp đồng
không được kí kết do nhầm lẫn + không có thông báo cho bên nhầm lẫn bị coi là sự gian lận
BLDS 2015: hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn (khoản 1 điều 126 BLDS 2015)

https://toc.123docz.net/document/338468-ii-tranh-chap-ve-loi-nhap-du-lieu-trong-giao-dich
-dien-tu.htm

Trang 11
TRONG TÌNH HUỐNG 2 CÓ THÊM 1 CHI TIẾT:
Kodak đã bỏ qua 1 thực tế rất quan trọng là chính website của họ đã chấp nhận đơn đặt
hàng và còn gửi e – mail xác nhận đơn hàng đó cho khách hàng và như vậy đã hình
thành hợp đồng điện tử
🡪 Kodak đã chịu mất 1 khoản thiệt hại khoảng 2 triệu USD
NHẬN XÉT HAI TÌNH HUỐNG TRÊN:
● Hai tình huống trên liên quan đến lỗi nhập dữ liệu được giải quyết theo 2 hướng
khác nhau. Cách giải quyết khác nhau được quyết định bởi những quy định không
giống nhau trong luật của mỗi nước và tình tiết phát sinh giữa các bên trong quá trình
giao dịch điện tử sau khi có lỗi nhập dữ liệu
● Điều 14 nghị định 52
2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1.1. Khái niệm
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu (điều 33
Luật giao dịch điện tử 2005)
Hợp đồng thương mại điện tử = -------------------------------------
hợp đồng thương mại được thực hiện bằng các
phương tiện điện tử (hoặc là hợp đồng của hoạt động thương mại điện tử)
-------------------------------
Hợp đồng thương mại điện tử = hợp đồng được giao kết nhằm -----------------------------
mục đích sinh lợi và
nhằm mục đích thu lợi nhuận, và được thực hiện bằng phương tiện điện tử
🡪 công cụ pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên kí kết
# hợp đồng điện tử không mang tính thương mại = nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng,
thỏa mãn nhu cầu cá nhân Lưu ý:
Trong khuôn khổ hình thành HĐ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, một chào
hàng và chấp nhận một chào hàng được phép thể hiện bằng các TĐDL. Khi 1 TĐDL được
sử dụng trong việc hình thành 1 hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của HĐ đó không
thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng 1 TĐDL đã được dùng vào mục đích đấy (Điều 11.1 Luật
mẫu)
HĐĐT được hiểu là những giao dịch hình thành bởi TĐDL (UETA 1999). Một HĐ
không mất đi hiệu lực pháp lý chỉ vì nó được hình thành bằng 1 bản ghi điện tử, trong đó
bản ghi điện tử là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng PTĐT.
Để tránh sự nghi ngờ, tuyên bố rằng trong quá trình hình thành hợp đồng, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác, một chào hàng và một chấp nhận chào hàng có thể được thể
hiện bằng bản ghi điện tử (Điều 11 Luật GDDT Singapore)
🡺 Hợp đồng thương mại điện tử = hợp đồng thương mại + hợp đồng điện tử
2.1.2. Đặc điểm
● Cách thức giao kết và công cụ để thực hiện HĐĐT: được giao kết và được
tạo lập bởi các thông điệp dữ liệu; cần có các thiết bị điện và điện tử
----------------------------
● Hình thức thể hiện: HĐĐT do các phương tiện điện tử tạo ra, truyền gửi và
lưu trữ 🡪 “ảo”, “phi giấy tờ”, không dễ dàng “cầm nắm” và “sử dụng”
● Phạm vi ký kết: không bị rào cản về biên giới quốc gia

Trang 12
● Tính hiện đại: CNTT, phương tiện điện tử, mạng; trục trặc kỹ thuật, hacker?
● Luật điều chỉnh: chịu sự điều chỉnh của các VBPL về hợp đồng + một số
VBPL riêng (Luật Giao dịch điện tử, NĐ về TMĐT, chữ ký số)
2.2. PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
● Hợp đồng hình thành trên website, ứng dụng trên thiết bị di động
● Hợp đồng hình thành qua thư điện tử
● Hợp đồng hình thành qua công cụ tán gẫu
● Hợp đồng hình thành qua EDI
● Hợp đồng có sử dụng chữ ký số
2.2.1. Hợp đồng điện tử hình thành trên website, ứng dụng trên thiết bị di động
2.2.1.1. Hợp đồng giao kết có sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến
VD: đặt hàng qua shopee, lazada,…
VD: đầu tiên cần Đăng ký tài khoản 🡪 đăng nhập 🡪 thực hiện các thao tác: tìm kiếm
sản phẩm, đặt hàng, tính giá, chọn hình thức giao hàng, thanh toán 🡪 (quy trình phải tuân
thủ trên các sàn giao dịch điện tử)
Hợp đồng được hình thành thông qua sự tương tác giữa khách hàng với website
Nội dung của hợp đồng không được soạn sẵn mà được hình thành thông qua quá
trình giao dịch tự động. Máy tính tự cập nhật thông tin của người mua đăng nhập vào,
nhập thông tin rồi sau đó hệ thống máy tính sẽ hiển thị lại để người mua xác nhận lại 1 lần
nữa
Người bán sẽ gửi lại xác nhận đến người mua thông qua Email, điện thoại, fax,…
2.2.1.2. Hợp đồng theo mẫu trên website
Hiện nay, PL Việt Nam chưa có 1 vụ kiện nào về 1 hợp đồng theo mẫu trên website
Hợp đồng nhấp chuột (click – wrap)
● Hợp đồng yêu cầu người mua phải nhấp chuột vào để thể hiện sự chấp thuận
trước khi tiếp tục giao dịch
● Khách hàng phải nhấp chuột vào nút đồng ý để chấp nhận tất cả các điều khoản
của người bán
● VD: tải app và đọc các điều khoản, nhấp chuột là 1 cách để chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng

Trang 13

🡪 khi bên bán quy định các điều khoản hợp đồng như vậy, nhưng bên mua không
đọc các điều khoản đó mà chỉ nhấp chuột vào nút đồng ý thì các điều khoản đó có
bị ràng buộc lên người mua không?
🡪 CÓ. Do đây là lỗi của bên mua không đọc kĩ điều khoản hợp đồng 🡪 khách hàng
bị ràng buộc các điều khoản của hợp đồng (do điều khoản đã hiện lên màn hình nên
có sự ràng buộc lên người tiêu dùng)
NGUYÊN TẮC: 4 CORNER
Hợp đồng duyệt web (browse – wrap)
● Người mua không cần nhấp chuột vào đó
● VD: các điều khoản của hợp đồng thể hiện ở đường link bên dưới cuối website
● Hợp đồng duyệt web là hợp đồng bao gồm các điều khoản để ràng buộc bất cứ
ai sử dụng 1 trang web hay là những dịch vụ mà trang web đó cung cấp. Khi sử
dụng hợp đồng này, người cung cấp dịch vụ trên mạng sẽ cho người mua có cơ
hội xem trước các điều khoản của việc mua bán
● website không yêu cầu khách hàng phải nhấp chuột vào nút đồng ý để chấp
nhận khi khách hàng trả tiền (tức là khách hàng có thể bỏ qua nó)
● nếu khách hàng không đọc các điều khoản đó (không nhấp chuột vào link) thì
coi như khách hàng đã chấp nhận các điều khoản đó.

● Hình thức browse-wrap là một dạng thức coi sự im lặng của bên truy cập
trang web là sự chấp nhận đối với điều khoản, điều kiện của trang web đó
● Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 liên quan đến việc chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng quy định rằng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác
hoặc thói quen đã được xác lập trước đó, “sự im lặng của bên được đề nghị sẽ
không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”. Theo đó, sự “im
lặng” không được hiểu là đồng ý sự đồng ý.
Hợp đồng gói kèm (shrink – wrap)
(đi kèm với 1 sản phẩm/dịch vụ nào đó)
● hợp đồng không thể hiện nhiều tính thương lượng và đàm phán

Trang 14
2.2.2. Hợp đồng hình thành qua thư điện tử
Thư điện tử cho phép các chủ thể gửi thư cho 1 người/nhóm người nào đó
🡪 cách phổ biến nhất để thiết lập hợp đồng điện tử
● Nhược điểm:
o Tính bảo mật
o Xác định ai là người gửi email

2.2.3. Hợp đồng hình thành qua công cụ tán gẫu


VD: hợp đồng hình thành khi nhắn tin qua mess, zalo,…
Tốc độ nhanh, đem lại cơ hội kinh doanh cho DN
2.2.4. Hợp đồng hình thành qua EDI
Điều 13 Nghị định 52
2.2.5. Hợp đồng có sử dụng chữ ký số
(học ở chương 3)
2.3. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.3.1. Điều ước quốc tế
2.3.1.1. Luật mẫu về thương mại quốc tế
Tương đương thuộc tính, hay công nhận giá trị pháp lý như văn bản
Tự do thỏa thuận hợp đồng
Tôn trọng việc sử dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Xác định thời điểm, nơi gửi và nhận thông điệp dữ liệu
Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức
hợp đồng
2.3.1.2. Luật mẫu về chữ ký điện tử
Nguyên tắc tương đương chức năng
Nguyên tắc không phân biệt và trung lập về công nghệ

Trang 15
Công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
Những điều kiện để chữ ký điện tử đảm bảo độ an toàn và tin cậy
Những yếu tố được tính đến khi xem xét độ tin cậy của một chữ ký điện tử
2.3.1.3. Công ước Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng
quốc tế
Nguyên tắc tương đương về chức năng giữa chứng từ điện tử và tài liệu giấy
Công nhận giá trị pháp lý cho hợp đồng điện tử
Các yêu cầu về hình thức, thời gian và địa điểm liên quan đến chứng từ điện tử
Khả năng thực thi của các HĐ được ký kết bởi các hệ thống thông tin tự động mà
không cần sự xem xét lại của con người
Đề nghị giao kết HĐ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và không được
gửi đến các bên cụ thể tương đương với một lời mời giao dịch, chứ không phải là một đề
nghị mà sự chấp nhận ràng buộc bên chào hàng
Biện pháp khắc phục trong trường hợp lỗi nhập thông tin
2.3.2. Pháp luật Việt Nam về hợp đồng thương mại điện tử
Luật Giao dịch điện tử năm 2005
Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT
Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số
Thông tư 21/2018/TT-BCT sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT
ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và
Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý
hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động
2.3.2.1. Luật giao dịch điện tử 2005
Luật GDĐT đã thừa nhận giá trị pháp lý của HĐĐT
Luật GDĐT đã quy định cụ thể nguyên tắc giao kết HĐĐT
Luật GDĐT đã quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng điện tử
Luật GDĐT đã có quy định cụ thể hướng dẫn việc giao kết hợp đồng điện tử qua
website
Luật GDĐT đã có quy định cụ thể về chữ ký điện tử trong giao kết HĐĐT
2.3.2.2. Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử

2.4. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


SO SÁNH HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG TRUYỀN THỐNG:
https://econtract.efy.com.vn/hddt/so-sanh-hop-dong-dien-tu-va-hop-dong-truyen-thong
.html#/

Trang 16
2.4.1. Khái niệm
Điều 36. Giao kết hợp đồng điện tử
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành --------------
-----------------------------------------
một phần
hoặc toàn bộ giao dịch
--------------------------
trong quá trình giao kết hợp đồng.
2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao
kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp
dữ liệu.
2.4.2. Nguyên tắc
Điều 35 + điều 5. Luật giao dịch điện tử
6 nguyên tắc trong Luật thương mại 2005 (điều 10 🡪 điều 15)
2.4.3. Quy trình giao kết
Khoản 2 điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005:
1. Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần
hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
2. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao
kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp
dữ liệu.
● Đề nghị giao kết hợp đồng
● Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
2.4.3.1. Invitation to treat (Offer vs Spam vs. Advertisement) 🡪 lời mời chào
hàng
● Điều 15. Thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng (nghị định 52/1013)
Nếu một website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến áp dụng
cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các
thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được coi
là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân, tổ chức, cá
nhân bán hàng theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
● Lời mời chào hàng: Đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
o Thông tin về hàng hóa và dịch vụ
o Thông tin về giá
o Điều kiện giao dịch chung
o Thông tin về vận chuyển và giao nhận
o Thông tin về các phương thức thanh toán

Contract = offer + acceptance


2.4.3.2. Đề nghị giao kết hợp đồng điện tử
● Điều 17. Đề nghị giao kết hợp đồng
Chứng từ điện tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức
năng đặt hàng trực tuyến được coi là đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng
đối với hàng hóa hoặc dịch vụ gắn kèm chức năng đặt hàng trực tuyến đó.
o Các loại offer
o Chấm dứt offer
o Yêu cầu offer: mặt kỹ thuật và nội dung

Trang 17
Đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử
a) Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại;
b) Phương thức và thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán
được khách hàng lựa chọn.
2.4.3.3. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thương mại điện tử
● Điều 19. Trả lời đề nghị giao kết hợp đồng
1. Trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phải
được thực hiện dưới hình thức phù hợp để thông tin có thể lưu trữ, in và hiển thị
được tại hệ thống thông tin của khách hàng.
2.Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng, thương
nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng phải cung cấp cho khách hàng những thông tin
sau:
a) Danh sách toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ khách hàng đặt mua, số lượng, giá
của từng sản phẩm và tổng giá trị hợp đồng;
b) Thời hạn giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ;
c) Thông tin liên hệ để khách hàng có thể hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng
khi cần thiết.

Sự khác biệt giữa giao kết hợp đồng thương mại điện tử - hợp đồng truyền thống:
https://econtract.efy.com.vn/hddt/so-sanh-hop-dong-dien-tu-va-hop-dong-truyen-thong
.html#/

Điều 10. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử

1. Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ
thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong
trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người
khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ
điện tử.

2. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ
điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có
thể truy cập được.

Trang 18
3. Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử
và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử.

Điều 11. Địa điểm kinh doanh của các bên

1. Địa điểm kinh doanh của mỗi bên là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu
rõ bên đó không có địa điểm kinh doanh tại địa điểm này.

2. Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa
điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với
hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.

3. Trong trường hợp một cá nhân không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh
doanh là nơi đăng ký thường trú của cá nhân đó.

4. Một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt
máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp
đồng hoặc chỉ là nơi các bên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó.

5. Một địa danh gắn với tên miền hay địa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết
liên quan tới địa điểm kinh doanh của bên đó.

Điều 21. Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến
trên website thương mại điện tử

Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website
thương mại điện tử là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức,
cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều
19 Nghị định này.

TÌNH HUỐNG:

Việc chị Mai đặt mua 1 Iphone 12 trên website được coi là 1 lời đề nghị giao kết hợp
đồng theo điều 17 Nghị định 52/2013

Trang 19
ở đây, cần xem xét Thegioididong.com có hành vi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng hay không (điều 19 nghị định 52/2013)
TH1: trên website có quy định rõ về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng
16h 12/12/2020: chị Mai đặt mua 🡪 Điều 17. Đề nghị giao kết hợp đồng

17h 13/12/2020: TGDD thông báo đã nhận được đơn hàng 🡪 Điều 19. Trả lời đề nghị
giao kết hợp đồng 🡪 đây được coi là lời chấp nhận đề nghị GKHĐ của TGDĐ

Điều 21. Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên
website thương mại điện tử

🡺 TH này thì hợp đồng đã được giao kết kể từ thời điểm chị Mai nhận được trả lời
chấp nhận đề nghị GKHĐ của TGDĐ🡪 đã có hợp đồng

15/12/2020: hàng giao tới nhưng chị Mai không nhận

Vì hợp đồng đã được giao kết, nên chị Mai phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng,
nếu không sẽ bị vi phạm hợp đồng, sẽ áp dụng chế tài phạt vi phạm/bồi thường thiệt
hại

TH2: Nếu website không quy định về thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng/hoặc quy định thời hạn để trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
không quá 1 ngày (24 giờ)
Điều 20. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (nghị định 52)

1. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề
nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề
nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời
hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân, tổ chức, cá
nhân bán hàng.

● TGDĐ công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng không quá 24 giờ,
nhưng đến 17h 13/12 mới thông báo đã nhận được đơn hàng. Đây không được
coi là lời chấp nhận đề nghị GKHĐ của TGDĐ nữa mà được coi là một đề nghị
GKHĐ mới từ phía TGDĐ
● Nên trong TH này hợp đồng không được giao kết

2. Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả
lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao
kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị
giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.

● Vì TGDĐ không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, mà
trong vòng 12h giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, chị Mai vẫn không
nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng từ phía TGDĐ
● 🡪 đề nghị giao kết hợp đồng của chị Mai được coi là chấm dứt hiệu lực

Trang 20
🡺 Chưa có hợp đồng giữa TGDĐ và chị Mai
🡺 Lời thông báo nhận được đơn hàng của TGDD được coi là lời đề nghị mới của các
bên
🡺 Chị Mai không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào liên quan tới việc nhận hàng
TÌNH HUỐNG 2:

FACT 1:
● Việc mà có biểu mẫu web bắt buộc và sử dụng thẻ tín dụng ghi nợ thông qua tài
khoản ngân hàng để B điền vào được xác định là đã hướng tới 1 chủ thể xác định.
🡪 đây là loại hợp đồng mẫu được đưa lên website theo dạng nhấp chuột
🡪 được coi như là 1 lời đề nghị giao kết hợp đồng
● Việc B quyết định nhấp chuột vào nút đồng ý 🡪 được coi là lời chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng và đã có hợp đồng được giao kết ở đây
FACT 2:
● A không bao giờ biết rằng giao dịch xảy ra + B bị lừa khi nhấn nút trước khi có thể
xem xét liệu anh ta có muốn bị ràng buộc bởi hợp đồng hay không
● Hợp đồng này bị vô hiệu vì được coi là nhầm lẫn hoặc lừa dối (BLDS 2015)

Trang 21

🡺 Hợp đồng trên không được cấu thành hợp lệ

2.4.4. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thương mại điện tử
● Người bán trên mạng chắc chắn không muốn và không thể bán hàng hóa và dịch vụ
cho mọi đối tượng vào mạng Internet
● Người bán (cung cấp) hàng hóa (dịch vụ) qua mạng thật không dễ dàng trong việc
xác định nhân thân của người mua
● Việc kiểm tra năng lực chủ thể qua mạng là khó xác định được xem liệu khách hàng
có đủ tuổi có năng lực hành vi hay chưa
● Sự xuất hiện của người thứ ba trong giao kết hợp đồng thương mại điện tử: cơ quan
chứng từ; nhà dịch vụ mạng;….
🡺 Xác định chủ thể tham gia giao dịch phải dựa vào công nghệ: Công nghệ wyving;
kiểm tra múi giờ; địa chỉ IP; thẻ từ; vân tay; giọng nói
2.4.5. Nội dung giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Giống hợp đồng truyền thống:

• Thông tin về người sở hữu website ​


• Điều khoản về hàng hóa, dịch vụ​
• Điều khoản về giá cả​
• Điều kiện giao dịch chung ​
• Điều khoản giao hàng​
• Điều khoản phương thức thanh toán
Các điều khoản hợp đồng:
• Các điều khoản minh thị​
• Các điều khoản được dẫn chiếu​
• Các điều khoản ngụ ý​
• Điều khoản không có hiệu lực (Lưu ý điều khoản miễn trách) ​

Trang 22
Điều 14. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử (Nghị định 52)

1. Trường hợp một người mắc phải lỗi nhập thông tin trong một chứng từ điện tử được
sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự
động này không hỗ trợ cho người đó sửa lại lỗi thì người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá
nhân mà người đó đại diện có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu đáp ứng hai
điều kiện sau:

a) Ngay khi biết có lỗi, người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại
diện thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này;

b) Người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đó đại diện vẫn chưa sử
dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa, dịch vụ nhận được từ
bên kia

Đối tượng của hợp đồng thương mại điện tử:

● Hàng hóa hữu hình: hàng hóa được đặt và thanh toán qua Internet nhưng giao
theo cách thông thường
● Hàng hóa công nghệ: hàng hóa như là phần mềm, được đặt, thanh toán và giao
qua trực tuyến
● Hàng hóa là dịch vụ: ví dụ như thanh toán điện tử, dịch vụ tài chính, dịch vụ tư
vấn

TÌNH HUỐNG:

https://m.thanhnien.vn/mua-hang-qua-mang-cho-co-ca-tin-post124844.amp

● Thứ nhất, công ty đã không kiểm tra kỹ đối tác thông qua các cơ quan như
lãnh sự, hiệp hội, đại diện phòng thương mại và công nghiệp của nước sở tại mà đã
vội vàng ký hợp đồng. ​

Trang 23
● Thứ hai, công ty A cứ nghĩ Công ty Hyundai Metal là một công ty con của
tập đoàn Hyundai. Nhưng theo Phòng Thương mại công nghiệp Hàn Quốc, sự thật
không phải như vậy. Công ty này đã mượn tên, núp bóng đại gia nổi tiếng nhằm tạo
uy tín, từ đó dụ con mồi là công ty A vào tròng.​
● Thứ ba, giá rẻ do bên bán hàng đưa ra đã làm công ty A mất cảnh giác. ​
● Sai lầm cuối cùng là công ty A đã bỏ công đoạn thanh toán qua L/C - một
cách chi trả an toàn, để chuyển sang một phương thức thanh toán đầy rủi ro; đó là
ứng tiền trước, nhận hàng sau.

2.4.6. Hủy hợp đồng thương mại điện tử


TÌNH HUỐNG:

Nhìn vào các quy định về chấm dứt hợp đồng của luật dân sự:

Hợp đồng được chấm dứt trong các TH:

● HĐ đã được hoàn thành


● Theo sự thỏa thuận của các bên về chấm dứt hợp đồng
o VD: thương lượng với người bán và có sự đồng ý của họ
● 1 bên trong giao kết hợp đồng không còn tồn tại
● Hợp đồng bị hủy bỏ hay bị đơn phương chấm dứt thực hiện

Điều 22 Nghị định 52/2013:

Điểm c khoản 2 điều 22 🡪 những điều khoản như thời điểm chấm dứt HĐ phải được công
bố trên website, nếu website không công bố thời điểm HĐ chấm dứt hiệu lực trong TH
khách hàng là bên chấm dứt HĐ, thì thời điểm khách hàng thông báo đc coi là thời điểm
chấm dứt HĐ

Công ty B ngoài việc phải có các thông báo ghi trên website về mức giá vận chuyển ngoài
Hà Nội, họ cũng phải có các điều khoản liên quan tới quy trình và thủ tục chấm dứt HĐ và
hậu quả của việc chấm dứt HĐ này phải được giải quyết ntn.

SO SÁNH: hủy hợp đồng thương mại điện tử với hủy hợp đồng thương mại truyền thống

Hủy hợp đồng thương mại điện tử Hợp đồng truyền thống
Dễ hơn Phải liên lạc, gọi điện hoặc đàm phán trực
tiếp với nhau để thỏa thuận chấm dứt hợp
đồng

Trang 24
Chỉ cần click chuột trên màn hình

Luật cũng yêu cầu bên bán hàng phải cho


người mua có cơ hội được hủy khi họ hết
nhu cầu mua HH đó (khoản 1 điều 22 NĐ
52/2013)

2.4.7. Thẩm quyền trong không gian mạng


● Phụ thuộc vào nơi hợp đồng được hình thành
● Khó khăn và không chắc chắn để xác định
● Giao dịch xuyên biên giới
● Những quy định khác nhau của các quốc gia
● Email
● Websites có nhiều servers đặt ở các nước khác nhau
● Lỗi của websites


● http://vusta.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh-dao-tao/An-le-trong-he-thong-toa-an-Austr
alia-va-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam-trong-viec-phat-trien-an-le-1011
● Gutnick có quyền kiện tại nơi ở chính của anh và nơi mà anh được biết đến
nhiều nhất. Victoria được coi là nơi xảy ra tổn hại đến danh tiếng của anh
● Tòa kết luận rằng pháp luật về xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trong
nhiều thế kỷ đã khẳng định việc xuất bản ấn phẩm xúc phạm đến người khác
xảy ra khi và tại địa điểm mà các nội dung của ấn phẩm được nói ra, được
thấy, được nghe và được người đọc, người nghe hiểu nội dung đó
● Thứ hai, về thẩm quyền xét xử của Tòa án tối cao bang Victoria khi bị đơn
không cư trú tại bang Victoria, Australia. Tòa án phán quyết rằng theo Lệnh số
7 của Tòa án tối cao bang Victoria thì Tòa án này có thẩm quyền xét xử các
vụ án xâm phạm danh dự nhân phẩm kể cả trường hợp bị đơn không cư
trú nơi Tòa án có thẩm quyền (ngoài lãnh thổ Australia). Trong trường hợp
này, nguyên đơn đã thực hiện việc khởi kiện nên nơi nguyên đơn bị xâm phạm
danh dự nhân phẩm là bang Victoria. Nguyên đơn đồng thời từ bỏ không khởi

Trang 25
kiện bị đơn tại bất kỳ nơi nào khác, kể cả tại Mỹ. Do đó, Tòa án tối cao của
bang Victoria có thẩm quyền xét xử.

Trang 26
CHƯƠNG 3. PHÁP LUẬT VỀ CHỮ KÝ KIỆN TỬ VÀ
CHỨNG THỰC CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ

Chữ ký tay

Chữ ký vs. Chữ ký dành cho người hâm mộ ​
● Thể hiện ý chí của người ký ​
● Chữ ký là bất kỳ dấu hiệu mà được ký bởi người ký với ý định bị
ràng buộc bởi nội dung của tài liệu. ​
● Một tài liệu đã ký, chữ ký và tài liệu sẽ trở thành thống nhất → hợp nhất ​
Bằng chứng của chữ ký tay:​
● Nếu chữ ký tay bị tranh chấp thì phải làm gì? ​

Chữ ký scan và chữ ký hình ảnh

● Chữ ký scan:(i) hợp đồng được người ký in ra từ tệp dữ liệu điện tử và người ký
của mỗi bên ký trực tiếp trên văn bản giấy của hợp đồng bằng chữ ký sống; và
(ii) hợp đồng cùng với chữ ký trên hợp đồng sẽ được chuyển thành dạng điện tử (ví
dụ: bằng cách quét hình (scanning) và bản quét hình (tệp dữ liệu điện tử) của hợp
đồng đã ký, sau đó được gửi đi bằng thư điện tử. ​
● Chữ ký hình ảnh: (i) người ký chèn hình ảnh chữ ký của người ký vào ô chữ ký
của tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng; và (ii) tệp dữ liệu điện tử của hợp đồng (có chữ
ký bằng chữ ký hình ảnh trên hợp đồng điện tử đó) được gửi đi bằng thư điện tử. ​

Chữ ký số
● https://m-invoice.fast.com.vn/tin-chi-tiet/40151/Chu-ky-so-la-gi-Nhung-dieu-ban-can
-biet-ve-chu-ky-so.aspx
3.1. KHÁI NIỆM CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
3.1.1. Khái niệm
● CKĐT được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các chữ ký tồn tại dưới nhiều hình
thức điện tử khác nhau như chữ ký số hóa, chữ ký bằng âm thanh, hình ảnh v.v...
dù công nghệ được sử dụng để tạo chữ ký là công nghệ gì (Điều 2.1. Chỉ thị của EU
1999 về chữ ký điện tử) ​
● CKĐT là “dữ liệu ở dạng điện tử, gắn với hoặc kết
hợp một cách logic với thông điệp điện tử nhằm xác nhận quan hệ giữa người ký
với thông điệp điện tử và chỉ ra sự thừa nhận của người ký với thông tin
trong thông điệp điện tử” (Luật mẫu của UNCITRAL về chữ ký điện tử năm 2001)
● CKĐT “là chữ ký được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các
hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic
với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và
xác nhận sự chấp thuận của người đó đối
với nội dung thông điệp dữ liệu được ký (Điều 21.1 Luật giao dịch điện tử) ​
🡪 CHỨC NĂNG CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ:
🡪 giá trị của chữ ký phụ thuộc vào PL quốc gia đó,
CHÚ Ý:

Trang 27
● Chữ ký số là phiên bản cao cấp của chữ ký điện tử, được coi là có tính an toàn cao
nhất và được sử dụng nhiều nhất ở hiện tại
o Người nhận thông điệp dữ liệu có thể xác thực được ai là người gửi và có ai
sửa đổi thông điệp dữ liệu đó
o Chữ ký số: trong nghị định 130/2018 về chữ ký số và chứng thực chữ ký số
(khoản 6 điều 3)
3.1.2. Tại sao cần chữ ký điện tử:

3.1.3. Ưu điểm của chữ ký điện tử:


● Có thể sử dụng đối với các chứng từ và giao dịch điện tử
● Tự động hóa xác thực chủ thể của chữ ký
● Xác thực tính nguyên vẹn của nội dung văn bản
● Thực hiện cam kết đối với nội dung của văn bản
● Được pháp luật của nhiều quốc gia thừa nhận

3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ:


● Sự biểu hiện của chữ ký điện tử thường rất đa dạng
● Chữ ký điện tử đòi hỏi nhiều điều kiện kỹ thuật bổ trợ
● Chữ ký điện tử có khả năng xác nhận và chứng thực
● Đã được pháp luật nhiều nước thừa nhận là có giá trị pháp lý tương đương chữ ký
trên giấy

Trang 28
3.3. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Theo Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý nếu:
● Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh người ký và chứng tỏ sự
chấp nhận của người ký đvs nội dung hợp đồng
● Phương pháp tạo chữ ký điện tử là đủ tin cậy, phù hợp với mục đích mà hợp
đồng được khởi tạo và gửi đi
3.4. NHỮNG DẠNG CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ
Chữ ký trắc sinh học (Biometric signatures) – quét mống mắt, dấu vân tay, giọng
nói,…
Chữ ký không dùng trắc sinh học (Non- birometric signatures)
Chữ ký số

SO SÁNH: CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ - CHỮ KÝ SỐ - CHỮ KÝ TRUYỀN THỐNG


Giống nhau:
● Chức năng và ý nghĩa: nhận diện của một chủ thể sử dụng để xác minh danh tính hay
chứng nhận cho mong muốn, nguyện vọng của chủ thể.

Trang 29
Chữ ký số là phiên bản cao cấp của chữ ký điện tử, được coi là có tính an toàn cao nhất và
được sử dụng nhiều nhất ở hiện tại
o Người nhận thông điệp dữ liệu có thể xác thực được ai là người gửi và có ai
sửa đổi thông điệp dữ liệu đó
Sử dụng chữ ký tay hay xảy ra các trường hợp trùng chữ ký, dễ bị giả mạo. Để kiểm tra chữ
ký thuộc sở hữu của ai thì phải sử dụng biện pháp so sánh xác thực bằng cách dùng chữ ký
mẫu. Nhưng với chữ ký điện tử thì người sử dụng hoàn toàn không phải lo lắng, vì không
thể tạo ra một chữ ký tương tự như chữ ký số đã có trước đó.
Chữ ký số có thể ký bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối với internet. Trong khi đó, chữ ký tay bắt
buộc phải ký trực tiếp, giấy trắng mực đen dẫn đến sự hạn chế về không gian và thời gian.

Trang 30
3.4.1. Đặc điểm của chữ ký điện tử
● Sự biểu hiện của chữ ký điện tử thường rất đa dạng
● Chữ ký điện tử đòi hỏi nhiều điều kiện kỹ thuật bổ trợ
● Chữ ký điện tử có khả năng xác nhận và chứng thực
● Đã được pháp luật nhiều nước thừa nhận là có giá trị pháp lý tương đương chữ ký
trên giấy
3.4.2. Phân loại
3.4.2.1. Chữ ký điện tử đơn giản
Là bất kỳ dữ kiện nào ở dạng điện tử gắn với các thông điệp điện tử và nhằm mục đích
chỉ dẫn tới người gửi thông điệp (điều 1, đoạn 1 của chị thị EU 1999 về chữ ký điện tử)
3.4.2.2. Chữ ký điện tử khó giả mạo
● Có mối liên kết duy nhất đến người ký
● Có thể xác thực được người ký
● Được tạo ra những phương thức mà chỉ có người ký kiểm soát được
● Có mối liên kết với dữ liệu nhằm phát hiện ra bất ký thay đổi nào trong nội
dung của dữ liệu
(điều 2 của chị thị EU 1999 về chữ ký điện tử)
3.4.3. Chữ ký điện tử đã được chứng thực
● Trong chứng thực phải chỉ rõ cơ quan chứng thực và quốc gia nơi đặt cơ quan
này;
● Chữ ký phải thể hiện tên người ký hoặc bút danh của người này;
● Các quy định về thuộc tính của chữ ký;
● Dữ liệu thể hiện chữ ký thuộc kiểm soát của người ký;
● Chữ ký thể hiện ngày có hiệu lực và hết hiệu lực của chứng thực;
● Mã riêng của chứng thực;
● Những hạn chế trong việc sử dụng chứng thực (nếu có);
● Những hạn chế trong giá trị các giao dịch được sử dụng cùng với loại chữ ký
này (nếu có).
3.4.4. Chữ ký số
• Loại chữ ký số có thể ký ngay trên thông điệp dữ liệu (clearsigned documents)
• Loại chữ ký số có gắn kèm với thông điệp dữ liệu (detached signature)
3.4.5. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử
Điều 23 Luật GDĐT 2005
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có
quyền thỏa thuận:
a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá
trình giao dịch;
b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

Trang 31
c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp
thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.
2. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp
dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trang 32
TH này không có 1 thông báo về việc Chrisna nhận bản tin thể thao; Best Buy cũng
không tiết lộ thông tin liên quan đến việc thu phí
🡪 Beesst Buy bị xử thua

Trang 33
3.4.6. Một số lưu ý khi sử dụng chữ ký điện tử
● Xem lại tất cả các quy tắc hiện hành của tòa án trước khi nộp tài liệu bằng chữ
ký điện tử.
● Nếu tranh chấp phát sinh, hãy chuẩn bị để xác nhận chữ ký điện tử của riêng
bạn.
● Cân nhắc đưa ngôn ngữ vào hợp đồng hoặc tài liệu giao dịch để tăng cường
hiệu lực của các tài liệu được ký điện tử.
● Nhận thức rõ các lập luận có thể chống lại khả năng thực thi — có thể thực hiện
thêm bước yêu cầu chữ ký “tươi” trong một số tình huống nhất định.
● Sự công nhận chữ ký số của nhà cung cấp nước ngoài

3.5. CÁC QUY ĐỊNH VỀ DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ


3.5.1. Khái niệm và vai trò của dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
3.5.2. Tổ chức thực hiện dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
3.5.3. Nghĩa vụ của các bên liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

Trang 34
CHƯƠNG 4. PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LIÊN QUAN
ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
4.1. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN TRONG PHÁP LUẬT TMĐT
4.1.1. Khái niệm về quyền tác giả và quyền liên quan
● Tài sản trí tuệ: là các thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động
sáng tạo, bao gồm các tác phẩm văn học nghệ thuật, các sáng tạo khoa học kỹ
thuật và các giống cây trồng mới
● Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm Quyền tác giả (hay bản quyền), và quyền sở hữu công nghiệp
● Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu
● Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ
các quyền tài sản thuộc quyền tác giả
● Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
4.1.2. Nội dung quyền tác giả và quyền liên quan trong pháp luật TMĐT
Những công nghệ cần được điều chỉnh bởi luật sở hữu trí tuệ đều là những ứng dụng
kĩ thuật liên quan tới việc lưu trữ và chuyển giao quyền tác giả
● Dễ dàng sao chép
● Dễ dàng phổ biến
● Dễ dàng lưu trữ
● Các hình thức khai thác và cạnh tranh bất hợp pháp mới
🡪 thách thức trong vấn đề bản quyền ở kỷ nguyên số hóa??

🡪 Tuy nhiên, trong cuộc chiến pháp lý này, phần ưu thế lại có vẻ như đang thuộc về
phía Zing MP3 bởi với tấm giấy phép mạng xã hội đang có trong tay, theo đánh giá của
nhiều người am hiểu Luật Bản quyền, Zing MP3 hiện đang có ưu thế khá lớn trong cuộc
chiến pháp lý, chống lại các cáo buộc. Bởi mạng xã hội là nơi người dùng có quyền tự do
đăng tải và chia sẻ nội dung bất kỳ. Với thao tác này, trách nhiệm pháp lý phần lớn sẽ được
đẩy về phía người tiêu dùng, vốn là những người ẩn danh trên mạng xã hội. Khi có khiếu

Trang 35
nại, Zing MP3 sẽ lập tức xác minh và tiến hành gỡ bỏ tác phẩm, hoặc khóa tài khoản người
dùng.

4.1.3. Đạo luật sử dụng công bằng (fair use)


● Không mang tính thương mại
● Được mở rộng cho công chúng
● Chỉ sử dụng và phân phối 1 phần nội dung tác phẩm

🡪 ÁN LỆ NAPSTER:
● Napster phải chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm của người sử dụng
Internet, bởi vì:
o Công ty này hoàn toàn có khả năng và có quyền kiểm tra hành vi xâm
phạm của người sử dụng Internet
o Họ có lợi ích kinh tế trực tiếp để làm như vậy
http://tlpl.moj.gov.vn/Pages/chi-tiet-bai-trich.aspx?ItemID=344&CategoryBTTC=BTT
C#

Trang 36
4.1.4. Những bước phát triển của pháp luật

● Châu Âu: Luật số 2006-961 ngày 1/8/2006 (còn gọi là Luật DADVSI) Luật đưa
vào một số miễn trừ mới về bảo vệ quyền tác giả nhưng cũng quy định một số
chế tài mới để xử lý hiện tượng P2P.
● Luật quy định mọi hành vi sử dụng tác phẩm trong trường hợp miễn trừ không
được xâm phạm đến việc khai thác thông thường hoặc gây thiệt hại không
chính đáng cho quyền lợi hợp pháp của chủ thể quyền tác giả
● Các chủ thể có thể áp dụng các biện pháp dân sự như yêu cầu áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời hay trách nhiệm thông báo về nguy cơ của việc tải dữ
liệu của người truy cập Internet hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với
hình phạt lên đến 3 năm tù và 300.000 euro tiền phạt

4.1.5. Tại Việt Nam

● Khoản 8 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ: “sử dụng tác phẩm mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giải không trả tiền nhuận bút thù lao hay các quyền lợi vật chất
khác"
● Khoản 10 Điều 28: "nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt
tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả".
● Khoản 3, Khoản 8 Điều 35 quy định về các hành vi xâm phạm quyền liên quan như:
"công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm ghi
hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công
chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi
hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã
bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan".

4.2. NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN TRONG PHÁP LUẬT TMĐT


4.2.1. Khái niệm về nhãn hiệu và tên miền
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt HH, DV của các tổ chức, cá nhân khác nhau
Khoản 16 điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2005: nhãn hiệu hàng hóa
Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản
phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân
hay một tổ chức. (WIPO)
4.2.2. Tên miền
● Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các
dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm “.” có thể dịch được sang địa chỉ IP
và ngược lại. Việc phiên dịch giữa tên miền và địa chỉ IP do hệ thống DNS trên toàn
cầu thực hiện ​
● Cấu trúc tên miền bao gồm:​
Tên miền cấp cao nhất (dãy ký tự cuối cùng): Tên miền cấp cao nhất (TLD) ​
o gồm tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và tên miền quốc gia cấp cao nhất
(ccTLD).​
Tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) bao gồm các tên miền sau: .COM; .NET;

Trang 37
.EDU; .ORG; .INT; .BIZ; .INFO; .NAME; .PRO; .AERO; và những tên miền
chung cấp cao nhất khác theo quy định của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền về
tài nguyên Internet. ​
o Tên miền (dãy ký tự) cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 là các tên miền theo trật tự nằm
dưới tên miền cấp cao nhất. Tên miền tối thiểu phải có 2 cấp: cấp 2 và cấp cao
nhất. ​
4.2.3. Nội dung thương hiệu và tên miền trong pháp luật TMĐT
4.2.3.1. Cơ chế hạn chế tranh chấp quyền đăng ký, sử dụng tên miền
“Những tên miền xét thấy có khả năng tranh chấp sẽ được thông báo quảng bá tại
Website http://www.vnnic.net.vn trong 3 ngày làm việc, nếu không có tranh chấp, tên miền
đó mới được xét cấp chính thứckhông hiệu quả. ​
“Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước PL
về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử
dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân khác”. Thông tư 09/2008/TTBTTTT ​
ICANN: ICANN có cơ chế đăng ký thương hiệu, trong đó tổ chức, doanh nghiệp chủ
động đăng ký thương hiệu của mình vào cơ sở dữ liệu Trademark Clearing House. ​
4.2.3.2. Trình tự thủ tục và cơ quan giải quyết tranh chấp
Tên miền quốc tế thuộc quyền quản lý của ICANN ​
● Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); ​
● Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF); ​
● Công ty CPR; ​
● Công ty eResolution​

Case Google Vs Trần Anh Huy tên miền quangcaogoogle.com​


Căn cứ khởi kiện tranh chấp tên miền gồm 3 yếu tố: ​
(1) Tên miền của Nguyên đơn trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với
nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà Nguyên đơn là người có
quyền; và ​
(2) Bị đơn không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; và ​
(3) Tên miền mà Bị đơn đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu. ​

4.3. SÁNG CHẾ TRONG PHÁP LUẬT TMĐT


4.3.1. Khái niệm về sáng chế
● Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một số vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.​
● Phần mềm máy tính được hiểu là chương trình, tài liệu mô tả chương trình, tài
liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hoá.​
● Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh,
các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà
máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công
việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. CTMT được bảo hộ như tác phẩm văn
học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.
CHÚ Ý:

Trang 38
● Chương trình máy tính chỉ là một bộ phận cấu thành của phần mềm và được bảo hộ
dưới dạng quyền tác giả 🡪 chỉ bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính
không thể bao quát hết các quyền hợp pháp của người đầu tư để phát triển phần mềm
● Tập hợp các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến một sản phẩm phần mềm cụ thể được
được gọi là tập quyền sở hữu trí tuệ phần mềm

PHÂN PHỐI PHẦN MỀM:

● Khi một sản phẩm phần mềm được bán cho một người dùng cuối, nó thông thường sẽ
đóng vai trò là một chương trình máy tính và được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả ​
● Apple và Samsung Electronics​
Hai công ty đã thực hiện 50 vụ kiện trên toàn thế giới, với hàng tỷ
đô la thiệt hại tuyên bố giữa các bên Apple kiện Samsung ra toà án ở
Mỹ còn Samsung kiện ngược Apple tại Nhật, Đức và Hàn Quốc

• Giải pháp thường được ưu tiên lựa chọn để đảm bảo yếu tố kỹ thuật cho các phương
pháp hoặc quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh là gắn liền các trình tự hoạt
động với sự hỗ trợ của hệ thống máy tính đã được lập trình sẵn ​

• Ví dụ, hệ thống siêu thị tương tác ảo cho phép khách hàng tự thiết kế quần áo, giày
dép bằng cách ứng dụng công nghệ màn hình cảm ứng thực chất là một phương pháp
kinh doanh độc đáo tăng cường khả năng lựa chọn của khách hàng thông qua công
nghệ máy tính ​

• Nhược điểm của giải pháp này là không thể áp dụng một cách rộng rãi cho mọi quy
trình, phương pháp thực hiện hoạt động kinh doanh -> kiểm soát chặt chẽ các khâu
trọng yếu nhất trong giải pháp kinh doanh hoặc ký kết các hợp đồng không tiết lộ
thông tin​
4.3.2. Nội dung sáng chế trong pháp luật TMĐT

🡪 thảo luận cùng diễn giả về vấn đề tiền ảo

Trang 39
CHƯƠNG 5. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
5.1. CÁC HÀNH VI BỊ CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
🡪 xem nghị định 52/2013 (điều 4 + điều 78) + nghị định 98/2020 (điều 62 🡪 điều 66)
● Vi phạm về hoạt động kinh doanh TMĐT
● Vi phạm về thông tin trên website TMĐT
● Vi phạm về giao dịch trên website TMĐT
● Vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT
● Vi phạm về cạnh tranh trong hoạt động TMĐT
● Vi phạm về sở hữu trí tuệ trong TMĐT
5.2. XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ
Người có hành vi vi phạm PL về GDĐT thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật. ​
Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm PL trong GDĐT thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.​
Đọc điều 78 nghị định 52/2013
Đọc nghị định 98/2020 có quy định 1 mục (từ điều 62 🡪 điều 66)
Mức phạt cao nhất chỉ có 30 triệu đồng
5.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG TMĐT
5.3.1. Khái niệm về tranh chấp thương mại điện tử
Điều 51 Luật GDĐT 2005:​Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh
trong quá trình giao dịch bằng phương tiện điện tử.​
5.3.2. Những vấn đề thường dẫn đến tranh chấp trong TMĐT
Tranh chấp về TMĐT rất đa dạng. ​
5.3.2.1. Tranh chấp liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu (data protection) ​
Tại Mỹ, EU và nhiều nước khác trên thế giới đã ban hành luật bảo vệ dữ liệu, theo đó
các đơn vị công ty cung cấp dịch vụ hosting, server hoặc các công ty có quản lý dữ liệu phải
đảm bảo an toàn cho các dữ liệu được lưu trữ.​
5.3.2.2. Tranh chấp giữa người mua – người bán

Trang 40
5.3.2.3. Tranh chấp liên quan đến bản quyền
TMĐT có một dạng hàng hóa đặc biệt là các dạng điện tử như phần mềm,
nhạc online, sách điện tử v.v…​

5.3.2.4. Tranh chấp TMĐT liên quan đến yếu tố lừa đảo, tội phạm mạng ​
Do hoạt động trên môi trường mạng khá mới mẻ nên nhiều kẻ có thể lợi dụng
sự thiếu hiểu biết của mọi người để thực hiện những hành vi vi phạm dẫn đến
tranh chấp ​
VD : sử dụng đường link để ăn cắp thông tin cá nhân​
5.3.2.5. Vi phạm và tranh chấp liên quan đến hợp đồng điện tử
Tranh chấp liên quan đến hợp đồng TMĐT xảy ra khá nhiều. Hầu hết các công
ty cung cấp dịch vụ trên mạng Internet đều có các khiếu nại. Chẳng hạn như các
dịch vụ thanh toán trực tuyến, dịch vụ điện thoại Internet v.v...
5.3.2.6. Tranh chấp về giá trị pháp lý của chào hàng điện tử​
Hợp đồng hình thành trong quá trình duyệt các trang web, trên website của nhà cung
cấp thường có đường liên kết đến các điều khoản và điều kiện hoặc quy định cụ thể: “Bằng

Trang 41
việc tiếp tục xem trang web này hoặc chuyển sang trang web tiếp theo trong website này,
bạn đã đồng ý với các Điều khoản và điều kiện nêu trong website này”.​
Tranh chấp giữa khách hàng và Hãng hàng không Northwest Airlines. ​
• Khách hàng lập luận rằng họ chưa bao giờ đọc các điều khoản, điều kiện trên website
của Northwest Airlines nên không thể áp dụng quy định này đối với họ.
5.3.2.7. Tranh chấp về lỗi nhập dữ liệu trong giao dịch điện tử
Một trong những vấn đề khó khăn nhất liên quan đến hợp đồng điện tử là xử lý
những lỗi nhập dữ liệu trong quá trình giao​
VD: Tranh chấp giữa Eastman Kodak và một số khách hàng tại Vương Quốc Anh về
lỗi niêm yết giá sai.​
5.3.2.8. Tranh chấp về lỗi nhập dữ liệu trong giao dịch điện tử
Niêm yết sai giá máy ảnh. ​
Website có tích hợp hệ thống chấp nhận đơn đặt hàng và gửi email xác nhận mua
hàng cho khách hàng và đã hình thành nên hợp đồng điện tử​

5.3.2.9. Tranh chấp liên quan đến nội dung hợp đồng điện tử​
Khi thực hiện hợp đồng điện tử luôn có những hướng dẫn liên quan đến việc thực
hiện, kí kết…được đưa ra ở nhiều hình thức khác nhau, sự bất cẩn khi đọc các hướng dẫn
liên quan đến hợp đồng điện tử có thể dẫn đến tranh chấp.​

• Tranh chấp giữa khách hàng và United Parcel Service, Inc ​

• KH mua 1 chiếc nhẫn giá 57000 đô, không hài lòng và muốn trả lại. ​

• Sử dụng dv “I-Ship Online Shipping” ​

• Xem kỹ lại tất cả các thông tin rồi nhấp chuột ​

• Điều khoản sử dụng dịch vụ + Điều khoản bảo mật


5.3.2.10. Tranh chấp liên quan đến chữ ký điện tử
• Chữ ký điện tử sẽ ràng buộc như thế nào đối với việc ký kết hợp đồng điện tử? ​
• Tranh chấp giữa CSX Transportation (người bán) và Recovery Express (người mua). ​
• NM giới thiệu mình là nhân viên công ty Interstate Demolition & Recovery
Express”. ​
• Gửi mail đặt mua một số xe chạy đường ray bằng mail albert@recoveryexpress.com.
5.3.3. Tranh chấp về TMĐT tại Việt Nam
Tranh chấp về TMĐT ở VN trong thời gian qua chủ yếu là các tranh chấp về tên
miền, tranh chấp về bản quyền tác giả, tranh chấp liên quan đến thông tin cá nhân, tranh
chấp về hình thức giao kết hợp đồng thương mại và tranh chấp liên quan tới tội phạm trên
không gian mạng.​
• Tranh chấp liên quan đến tên miền ​

Trang 42
• Tranh chấp giữa tên miền com.vn với .vn ​
o VD: dep.com.vn và dep.vn ​
• Tranh chấp giữa tên miền viết tắt với không viết tắt. ​
o VD: nld.vn và nguoilaodong.vn​
• Tranh chấp liên quan đến thông tin cá nhân ​
o VD: lãnh đạo tập đoàn TOYOTA Việt Nam bị kiện do tự ý xâm nhập vào hòm
thư riêng của nhân viên….. ​
• Tranh chấp liên quan đến bản quyền ​
o VD: vụ tranh chấp giữa nganluong và bảo kim​
5.4. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THEO
CÁC PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THỐNG
5.4.1. Khái quát về các phương thức giải quyết tranh chấp
5.4.1.1. Khái niệm
Các phương thức giải quyết tranh chấp trong TMĐT có thể được hiểu là các cách thức
hay phương pháp để giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn phát sinh trong hoạt động
TMĐT, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo vệ trật tự
kỷ cương của xã hội.​
5.4.1.2. Yêu cầu
● Chấm dứt được xung đột
● Có thể khôi phục, duy trì quan hệ hợp tác giữa các bên
● Nhanh chóng, thuận lợi, chi phí hợp lý
● Không vi phạm pháp luật
5.4.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp
5.4.2.1. Thương lượng

Có 2 phương thức thương lượng:


● Thương lượng trực tiếp
● Thương lượng gián tiếp

Trang 43

5.4.2.2. Hòa giải

Trang 44
Trang 45
5.4.2.3. Trọng tài

Trang 46
Trang 47
5.4.2.4. Tòa án

Trang 48
5.5. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ODR
5.5.1. Giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử bằng cơ chế giải quyết trực
tuyến QDR
● Là việc sử dụng công nghệ thông tin để tiến hành thương lượng trên môi
trường trực tuyến ​
● Khác biệt so với phương pháp thương lượng giải quyết tranh chấp truyền
thống: ​
1. Các bên trao đổi thông tin qua hệ thống mạng máy tính, hoặc các phương
tiện truyền tin hiện đại để giảm thiểu thời gian và chi phí giải quyết tranh chấp. ​
2. Không có sự gặp mặt của hai bên, mà hai bên sẽ trao đổi vụ việc với nhau
qua môi trường ảo. ​
3. Trao đổi thông tin liên lạc của hai bên thay vì được lập thành báo cáo cuộc
gặp giải quyết tranh chấp thì sẽ được lưu lại trong cơ sở dữ liệu của hai bên. ​
4. Việc thương lượng trực tuyến sẽ giảm tối đa chi phí cho các bên. ​

5.5.2. Hòa giải trực tuyến (Online mediation)
Là việc hòa giải có sử dụng 1 website như trung gian hòa giải để giải quyết các
tranh chấp với sự trợ giúp của những người hòa giải có đủ trình độ chuyên môn. ​
Quá trình hòa giải trực tuyến: ​
• Bước 1: Tiến hành thủ tục trung gian hòa giải trực tuyến. ​
• Bước 2: Yêu cầu tham gia​
• Bước 3: Chỉ định bên hòa giải​
• Bước 4: Trao đổi hòa giải. ​
• Bước 5: Giải quyết tranh chấp. ​
Giao dịch C2C ​
● Mạng đấu giá trực tuyến eBay ​
● www.Aha.vn, www.Heya.com.vn, www.chodientu.com ​
● Tranh chấp xảy ra, các công ty sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp cho khách
hàng ​
​ Giao dịch B2C ​
Các tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải trực tuyến: ​
• Khu vực bắc Mỹ: Square Trade (www.squaretrade.com), Nova Forum (the
Electronic Courthouse) www.novaforum.com của Canada​

Trang 49
• Châu Âu: The Internet Ombudsman www.ombudsman.at của Áo, Cybercourt
www.cybercourt.de/của Đức,​
Mediazione online www.mediazoneonline.it của Italia,...​
• Châu Á: ChinaODR (www.chinaodr.com) của Trung Quốc, ODR Malaysia
(www.odrmalaysia.com) của Malaysia,... ​
5.5.3. Trọng tài trực tuyến (Online mediation)
Là việc giải quyết tranh chấp trên môi trường trực tuyến với sự trợ giúp của các
trọng tài có đủ trình độ chuyên môn ​
Cách thức tiến hành: ​
• Bước 1: Tiến hành thủ tục trọng tài trực tuyến • Bước 2: Yêu cầu các bên tham gia​
• Bước 3: Chỉ định trọng tài viên​
• Bước 4: Trao đổi thông tin ​
• Bước 5: Giải quyết tranh chấp ​
Cơ chế giải quyết tranh chấp tên miền Tại tổ chức ICANN​
Ngày 1/12/1999, tổ chức tên và số đăng ký ấn định trên Internet (The Internet
Corporation for Assigned Names and Numbers – ICANN) đã ban hành Chính sách thống
nhất về giải quyết tranh chấp Tên miền trên Internet (The Uniform Domain Dispute –
Resolution Popicy – UDRP) ​
5.5.4. Tòa án trực tuyến
❖ Trên thế giới đã có nhiều toà án áp dụng hình thức nộp đơn kiện trực tuyến và trao
đổi ý kiến trực tuyến như tại Anh với United Kingdom’ MoneyClaimOnline, đến việc xét
xử vụ việc trực tuyến tại một toà án thương mại của Ai len. Tòa Justica Sobre Rodas, một
toà án di động tại Brazil cho phép sử dụng các chương trình máy tính thông minh để phân
tích các tuyên bố bằng chứng và báo cáo hội thẩm để cho phép Thẩm phán có thể đưa ra
quyết định chính xác đối với các vụ việc yêu cầu xét xử. ​
❖ Một số mô hình tòa án trực tuyến: ​
e@dr (www.e-adr.org.sg) của Singapore ​
The Federal Court of Australia eCourt (www.fedcourt.gov.au) của Australia ​
5.5.5. Ưu, nhược điểm của các phương pháp QDR
5.5.5.1. Ưu điểm
● Hiệu quả chi phí​
● Tăng tốc độ giao dịch​
● Kết nối xuyên biên giới ​
● Hiệu quả giải pháp
5.5.5.2. Nhược điểm
● Trình độ phát triển công nghệ không đồng đều
● Thời gian phản ứng của các biện pháp giải quyết tranh chấp
● Thiếu sự tiếp xúc trực tiếp

Trang 50

You might also like