You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VÀ GIỚI
THIỆU HỆ THỐNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Mã lớp: 222_INE 3056 5

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Thị Phượng

Nhóm 3:

1. Trịnh Thị Minh Ánh-20050776 4. Phạm Thị Ngọc Mai-20050881


2. Đoàn Thị Hương Giang-20050806 5. Nguyễn Thị Thu Lan-20050856
3. Kiều Nguyệt Hà-20050811 6. Vũ Thị Bích Việt-20050966

Hà Nội, tháng 6 năm 2023


MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung về hệ thống Hải quan điện tử ...........................................................1

1.1. Khái niệm Hải quan điện tử và mục đích của Hệ thống Hải quan điện tử ...........1

1.2. Các thành phần của Hệ thống Hải quan điện tử ...................................................1

1.2.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) ......................................................................1

1.2.2. Hệ thống thông quan tự động (ACCS) .........................................................2

1.2.3. Hệ thống quản lý rủi ro (RMS) ......................................................................3

1.2.4. Hệ thống một cửa (SWS) ...............................................................................3

2. Phân tích vai trò của hệ thống Hải quan điện tử..........................................................4

2.1. Giảm thiểu thời gian và chi phí xử lý thủ tục hải quan ........................................4

2.2.Tăng tính minh bạch và đảm bảo an toàn thông tin ..............................................5

2.3.Tăng hiệu quả kiểm tra và giám sát hàng hóa .......................................................6

3. Giới thiệu hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam.....................................................7

3.1. Quá trình phát triển và thực trạng triển khai của hệ thống Hải quan điện tử tại
Việt Nam......................................................................................................................7

3.1.1.Quá trình phát triển ........................................................................................7

3.1.2.Thực trạng triển khai ......................................................................................8

3.2. Các chức năng của hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam ...............................9

3.3. Quy trình thủ tục Hải quan điện tử tại Việt Nam ...............................................10

3.4. Lợi ích và hạn chế của hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam .......................11

3.4.1. Lợi ích ..........................................................................................................11

3.4.2. Hạn chế ........................................................................................................12

3.5. Cơ hội và thách thức ...........................................................................................12

3.5.1. Cơ hội ..........................................................................................................12

3.5.2.Thách thức ....................................................................................................13

4. Ứng dụng của hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam ............................................13

5. Kết luận......................................................................................................................15
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................17

Tiếng Anh ..................................................................................................................17

Tiếng Việt ..................................................................................................................17


1. Giới thiệu chung về hệ thống Hải quan điện tử
1.1. Khái niệm Hải quan điện tử và mục đích của Hệ thống Hải quan điện tử
Hải quan điện tử (Electronic Customs hoặc E-Customs) là việc người khai hải
quan và công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa, phương tiện vận tải,
trong đó việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận, đăng ký
hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
(Theo European Commission).
Hệ thống Hải quan điện tử là một bước phát triển quan trọng đối với các liên minh
hải quan. Nó nhằm mục đích thay thế các thủ tục hải quan định dạng giấy bằng các thủ
tục điện tử để tạo ra một môi trường hải quan hiện đại và hiệu quả hơn.
Hệ thống Hải quan điện tử có hai mục tiêu: tăng cường an ninh ở biên giới bên
ngoài và tạo thuận lợi cho thương mại. Điều này giúp mang lại lợi ích cho cả người
dân lẫn doanh nghiệp.
1.2. Các thành phần của Hệ thống Hải quan điện tử
Có 4 thành phần chính trong Hệ thống Hải quan điện tử
1.2.1. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)
Uỷ ban Liên hiệp Quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa như
sau: Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử
này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn
đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.

Hình 1: Electronic data interchange


Nguồn: marketreportgazette
1
EDI và các kỹ thuật tương tự làm giảm rất nhiều chi phí như gặp mặt, hội họp, các
văn bản in ra giấy, fax, email… Giảm chi phí sắp xếp, tổ chức và tìm kiếm và thông
tin.
EDI có ý nghĩa quyết định đối với giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp. EDI là hình thức phổ biến nhất để trao đổi dữ liệu có
cấu trúc giữa hệ thống máy tính của các doanh nghiệp. Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ
giảm được lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lý thông tin trong các
giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí so với trao đổi dữ liệu phi cấu
trúc.
1.2.2. Hệ thống thông quan tự động (ACCS)
Hệ thống thông quan tự động (Automated customs clearance systems hoặc ACCS)
là một trong những công cụ quan trọng nhất để đơn giản hóa các thủ tục thương mại
quốc tế. Thủ tục Hải quan tự động thay thế việc xử lý thủ công các tài liệu Hải quan
bằng việc xử lý thông tin truyền điện tử có sự hỗ trợ của máy tính. Việc sử dụng các hệ
thống Hải quan tự động tạo thuận lợi cho thương mại thông qua việc chuẩn hóa các
biểu mẫu và chứng từ, chuẩn hóa dữ liệu, đơn giản hóa và tin học hóa các thủ tục
thông quan để đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa.

Hình 2: Hợp lý hóa quy trình thông quan với các giải pháp phần mềm tự động
Nguồn: customcity

2
1.2.3. Hệ thống quản lý rủi ro (RMS)
Hệ thống quản lý rủi ro (Risk management systems hoặc RMS) như một biện pháp
tạo thuận lợi thương mại và sàng lọc có chọn lọc chỉ những hàng hóa có rủi ro cao để
kiểm tra hải quan. Hệ thống RMS cung cấp một thủ tục thông quan đặc biệt cho những
người được ủy quyền và đáp ứng các tiêu chí cụ thể do cơ quan Hải quan xác định.
RMS là một sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận truyền thống về thủ tục thông quan
nhập khẩu như xem xét kỹ lưỡng từng chứng từ, kiểm tra từng lô hàng, v.v. Chiến lược
này cực kỳ có lợi vì nó giảm thiểu thời gian dừng lại và giảm chi phí giao dịch, từ đó
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, bằng cách đẩy nhanh quá trình thông quan
hàng hóa giải phóng mặt bằng nơi tuân thủ cao.

Hình 3: RMS
Nguồn: Lares Softech Pvt Ltd
1.2.4. Hệ thống một cửa (SWS)
Theo Trade Finance Global, Hệ thống một cửa (Single Window System hoặc
SWS) là một khái niệm tạo thuận lợi thương mại mà một số cơ quan hải quan và an
ninh biên giới đã triển khai để cho phép một thương nhân quốc tế gửi thông tin đến
một cơ quan duy nhất để có được các tài liệu, giấy phép và thông quan cần thiết cho lô
hàng của họ. Do vậy hệ thống một cửa mang lại nhiều lợi ích đối với thương mại quốc
tế.

3
Một hệ thống như vậy giúp điều phối các tổ chức chính phủ có liên quan thông
qua một nền tảng kỹ thuật số duy nhất cho phép các doanh nghiệp gửi tất cả thông tin
nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh cho các cơ quan quản lý thông qua một cổng thông
tin điện tử.
Với một hệ thống như vậy, tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan sẽ có thể truy
cập thông tin và tài liệu mà họ cần trong khi doanh nghiệp mà không cần phải mất
nhiều
công sức để có được thông tin.

Hình 4: Single- Window – Trade, Customers & Participating Government Agencies


Nguồn: CMCI

2. Phân tích vai trò của hệ thống Hải quan điện tử


2.1. Giảm thiểu thời gian và chi phí xử lý thủ tục hải quan
- Đối với doanh nghiệp: Hệ thống hải quan điện tử cung cấp cho các doanh nghiệp
một giao diện trực tuyến để nộp các tài liệu và thông tin cần thiết, doanh nghiệp chỉ
cần khai thông tin tờ khai điện tử, không phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu để làm
thủ tục đăng ký tờ khai hải quan. Điều này giúp cho quá trình xử lý hải quan đơn giản
hơn và nhanh chóng hơn bằng cách loại bỏ các bước thủ tục giấy tờ tốn thời gian.
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử sẽ giúp giảm chi phí và tiết kiệm thời gian và nhân
lực cho doanh nghiệp. Nếu hàng hóa thuộc luồng xanh (hàng hóa miễn kiểm tra thực
tế) thì doanh nghiệp chỉ cần hoàn thành thủ tục qua mạng và thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu. Đối với hàng hoá thuộc luồng vàng và đỏ thì thủ tục cũng không quá phức
tạp. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại làm thủ tục.

4
- Đối với Hải quan: Với quy trình thủ tục hải quan điện tử đơn giản, hài hòa, thống
nhất và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Đây là yếu tố rất quan trọng góp phần giảm
thời gian thông quan, chi phí và thủ tục hành chính, giấy tờ cho doanh nghiệp
2.2. Tăng tính minh bạch và đảm bảo an toàn thông tin
- Các quy định, chính sách liên quan được công bố trên website Hải quan, việc này
giúp cho doanh nghiệp chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu của mình, trong
đó làm thủ tục hải quan, đồng thời tăng tính minh bạch trong quản lý thông tin hàng
hóa. Bên cạnh đó, hệ thống hải quan điện tử cho phép người dùng truy cập vào các
thông tin này một cách dễ dàng và nhanh chóng. Việc này giúp các doanh nghiệp và
cơ quan chức năng có thể kiểm tra và giám sát thông tin hàng hóa một cách chính xác
và kịp thời, giúp tránh được các hành vi gian lận và trốn thuế.
- Bảo vệ thông tin và dữ liệu của doanh nghiệp và khách hàng:
Bảo mật thông tin trên hệ thống: Hải quan điện tử sử dụng các cơ chế bảo mật
mạnh như mã hóa dữ liệu và chứng thực người dùng để đảm bảo rằng chỉ có những
người được ủy quyền mới có thể truy cập vào hệ thống.
Kiểm soát truy cập vào hệ thống: Hệ thống hải quan điện tử thường được thiết lập
để chỉ cho phép những người dùng được ủy quyền truy cập vào hệ thống. Điều này
giúp đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu chỉ được truy cập bởi những người có quyền
truy cập.
“Quy định về thủ tục Hải quan; Kiểm tra; Giám sát Hải quan; Thuế xuất khẩu;
Thuế nhập khẩu và Quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” nước ta cũng
có quy định tại Điều 6 Thông tư 38/2015/TT-BTC:
‘‘3. Các đối tượng được truy cập và trao đổi thông tin với Hệ thống:
a) Công chức hải quan;
b) Người khai hải quan;
c) Tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đã được cơ quan hải quan công nhận;
d) Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đến cấp phép, quản lý chuyên ngành
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
đ) Các cơ quan theo dõi quản lý thuế, quản lý giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu;
e) Tổ chức tín dụng đã ký thỏa thuận thu nộp thuế, lệ phí và các khoản thu khác của
ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với Tổng cục Hải
5
quan; các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng thực hiện việc bảo lãnh số tiền thuế phải nộp cho người khai hải
quan;
g) Các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
h) Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Tổng cục Hải quan.
4. Cấp tài khoản truy cập Hệ thống:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3. Điều này được cấp tài khoản truy cập Hệ thống
theo quy định của cơ quan hải quan;
b) Việc truy cập Hệ thống phải đảm bảo bí mật nhà nước, bí mật thông tin của đối
tượng làm thủ lục hải quan theo quy định của pháp luật.’’
Thực hiện kiểm soát và giám sát các giao dịch: Hệ thống hải quan điện tử cũng sẽ
thực hiện các kiểm soát và giám sát các giao dịch để đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu
được truyền tải và lưu trữ trong quá trình nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa đều được
bảo vệ và an toàn.
2.3. Tăng hiệu quả kiểm tra và giám sát hàng hóa
Hải quan điện tử giúp tăng khả năng phát hiện gian lận thương mại bằng cách sử
dụng các công nghệ hiện đại như máy quét mã vạch, máy tính để xác định giá trị thực
của hàng hóa, hệ thống theo dõi và giám sát thông tin về hàng hóa và khách hàng.
- Máy quét mã vạch và hệ thống theo dõi: Hải quan điện tử có thể sử dụng máy
quét mã vạch và hệ thống theo dõi để kiểm tra tính xác thực của sản phẩm. Khi hàng
hóa được nhập khẩu, các thông tin về sản phẩm và nguồn gốc của chúng được cập nhật
vào hệ thống. Hệ thống theo dõi này giúp theo dõi hàng hóa và phát hiện các sản phẩm
giả mạo, hàng nhái hoặc hàng hóa không hợp pháp.
- Công nghệ Blockchain: Hải quan điện tử có thể sử dụng công nghệ Blockchain
để tăng tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Blockchain cho phép lưu trữ
thông tin về sản phẩm và nguồn gốc của chúng trên một mạng lưới phân tán và bảo
mật, giúp đảm bảo tính xác thực và giảm thiểu khả năng giả mạo, hàng nhái.
- Công nghệ phân tích dữ liệu: Hải quan điện tử có thể sử dụng công nghệ phân
tích dữ liệu để phát hiện các mô hình và xu hướng trong các dữ liệu thương mại, ví dụ
như giá trị hàng hóa, mẫu mã sản phẩm, quốc gia xuất xứ, v.v. Điều này có thể giúp
hải quan dự đoán các hoạt động gian lận thương mại, giảm thiểu rủi ro và tăng tính
minh bạch trong các hoạt động thương mại.
6
Ví dụ:
+ Hải quan điện tử của Singapore đã áp dụng công nghệ Blockchain thông qua
phần mềm gọi là TradeTrust để tăng tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Hệ thống này cho phép các cơ quan hải quan theo dõi chặt chẽ các hoạt động thương
mại và đảm bảo tính xác thực của hàng hóa nhập khẩu.
+Tại Trung Quốc, hải quan điện tử đã sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu để phát
hiện các mô hình và xu hướng trong dữ liệu về hàng hóa và khách hàng. Cụ thể hải
quan Trung Quốc đã triển khai “Hải quan thông minh" (Intelligent Customs) dựa trên
3 nền tảng: (i) Hải quan điện tử, xử lý kiểm soát thông quan biên giới bằng hệ thống E
Customs H2010; (ii) Hệ thống một cửa quốc gia (NSW) đối với chứng từ thương mại
(E-Port) được triển khai từ 2002; (iii) Quản lý tổng thể điện tử (E-General
Administration). Hệ thống này giúp phát hiện hàng giả và hàng nhái một cách nhanh
chóng và chính xác.
3. Giới thiệu hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam
3.1. Quá trình phát triển và thực trạng triển khai của hệ thống Hải quan điện tử
tại Việt Nam
3.1.1. Quá trình phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam là
một quá trình dài với nhiều bước tiến và thử nghiệm. Hệ thống hải quan điện tử bắt
đầu được triển khai từ năm 2005 sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số
149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải
quan điện tử.
Sau đó, ngày 19 tháng 7 năm 2005, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số
50/2005/QĐ-BTC quy định về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc thí điểm chia thành 2 giai đoạn.
• Giai đoạn 1 từ tháng 10/2005-11/2009 tại Chi cục Hải quan điện tử - Cục Hải
quan thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
• Giai đoạn 2 (đánh dấu bằng Thông tư số 222/2009/TT-BTC) từ 2009 đến hết
năm 2012, triển khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mở
rộng ứng dụng tới các DN cùng với mở rộng các loại hình hàng hóa.
Từ ngày 2/1/2013, sau thời gian triển khai thí điểm, Tổng cục hải quan đã công bố
chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử trong phạm vi toàn quốc. Lễ công bố
7
diễn ra tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 và Chi cục Hải quan
quản lý hàng đầu tư gia công.
Tại Quyết định 448/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến
năm 2020, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã tiến hành thực hiện Dự án “Xây
dựng và triển khai hải quan điện tử và thực hiện Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia”
(VNACCS) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Nội dung chính của Dự án là chuyển giao
công nghệ của hệ thống tự động hóa của Hải quan Nhật Bản (NACCS/CIS) và tiến
hành chỉnh sửa để áp dụng tại Việt Nam.
Từ ngày 1/4/2014, Hệ thống VNACCS/VCIS được chính thức triển khai theo đúng
cam kết chính trị nêu tại Hiệp định, Công hàm tài trợ Dự án ký ngày 22/3/2012 giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Đến nay, Hệ thống VNACCS/VCIS đã
được chuyển giao cho Việt Nam vận hành ổn định. Việc triển khai thành công hệ
thống này đã giúp Hải quan Việt Nam áp dụng hiệu quả phương pháp quản lý hải quan
tiên tiến của Hải quan Nhật Bản phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hệ thống
Hải quan tự động Việt Nam (VNACCS/VCIS) với cơ chế 1 cửa. Gồm 2 hệ thống nhỏ:
(i) Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VNACCS), (ii) Hệ thống cơ sở
dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS).
3.1.2. Thực trạng triển khai
Theo Tổng cục hải quan, cho đến nay, ngành Hải quan đã phủ sóng
VNACCS/VCIS tại 100% chi cục hải quan trên phạm vi cả nước, 100% cục hải quan,
chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.
Tổng cục Hải Quan đã phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thành triển khai các thủ tục
hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia vào năm 2022. Tính đến ngày 15/6/2022, Cơ
chế một cửa quốc gia đã có 249 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên
4,9 triệu bộ hồ sơ của hơn 54,8 nghìn doanh nghiệp. 431 loại thông tin của 21 bộ,
ngành sẽ được kết nối qua Cơ chế một cửa quốc gia. Tổng cục Hải quan đã xây dựng
và triển khai thành công hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng, kho, bãi
(VASSCM) tại 33/35 cục hải quan tỉnh, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp cảng, kho, bãi, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tăng
cường hiệu quả giám sát của cơ quan hải quan.

8
3.2. Các chức năng của hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam
➢ Khai báo và tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin qua phương tiện điện tử:
Thông tin khai hải quan được khai thông qua phương tiện điện tử tới hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử của cơ quan Hải quan. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan Hải
quan tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin cho người khai hải quan hoặc các cơ quan
khác có liên quan.
+ Quản lý thông tin hàng hóa: Hệ thống Hải quan điện tử cập nhật thông tin hàng
hóa từ khi được khai báo cho đến khi hoàn tất thủ tục hải quan.
+ Quản lý thông tin doanh nghiệp: Hệ thống cung cấp các thông tin về doanh
nghiệp, bao gồm thông tin về giấy tờ pháp lý, về lịch sử giao dịch và về các loại hàng
hóa doanh nghiệp đang kinh doanh.
+ Quản lý thuế và phí hải quan: Hệ thống Hải quan điện tử tính toán và quản lý
các khoản thuế và phí hải quan liên quan đến việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
+ Quản lý đăng ký và cấp phép: Hệ thống cung cấp các dịch vụ đăng ký và cấp
phép liên quan đến hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa.
➢ Sử dụng hồ sơ hải quan điện tử: Hồ sơ hải quan điện tử bao gồm tờ khai hải
quan điện tử (có thể thể hiện ở dạng văn bản giấy) và các chứng từ đi kèm tờ khai có
thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy.
➢ Xử lý thông tin khai hải quan tự động: Thông tin khai hải quan được xử lý trên
hệ thống xử lý dữ liệu điện tử trên các quy tắc nghiệp vụ chuẩn hóa. Nội dung xử lý
gồm: kiểm tra tính hợp lệ, hợp chuẩn của thông tin khai dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu
hải quan, kiểm tra tính tương thích và hợp lý giữa thông tin khai và thông tin trên các
chứng từ kèm theo, kiểm tra chính sách mặt hàng trên cơ sở các danh mục quản lý do
các Bộ, ngành ban hành, kiểm tra, đối chiếu thông tin khai với các yêu cầu của từng
chế độ quản lý hải quan, kiểm tra chính sách thuế, việc phân loại hàng hóa và tính thuế
trên cơ sở biểu thuế và hệ thống phân loại, phân luồng hàng hóa trên cơ sở áp dụng kỹ
thuật quản lý rủi ro. Sau đó cán bộ Hải quan sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin về việc
thu/nộp thuế xuất khẩu/nhập khẩu của đối tượng nộp thuế trên cơ sở áp dụng kỹ thuật
quản lý rủi ro để đánh giá độ tuân thủ và phân luồng hàng hóa dựa vào bộ tiêu chí
quản lý rủi ro và hồ sơ tuân thủ doanh nghiệp.

9
3.3. Quy trình thủ tục Hải quan điện tử tại Việt Nam

Hình 5: Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục hải quan điện tử
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai
Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:
- Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá trên Hệ thống khai hải
quan điện tử.
- Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan.
- Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan hải quan và thực hiện theo hướng dẫn. Nếu
nhận thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử, thực hiện việc của đổi, bổ sung tờ
khai hải quan điện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải quan. Sau khi sửa đổi, bổ sung
tiếp tục gửi đến cơ quan hải quan.
- Nộp thuế, lệ phí theo quy định.
Hệ thống hải quan điện tử sẽ thực hiện:
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan sẽ kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải
quan điện tử.
- Trong trường hợp không chấp nhận cơ quan hải quan gửi ‘‘Thông báo từ chối tờ khai
hải quan điện tử’’ trong đó có nêu rõ lý do.

10
- Trong trường hợp tờ khai hải quan được chấp nhận, cơ quan hải quan cấp số tờ khai
hải quan điện tử và phân luồng.
Luồng xanh: Hàng được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế. Sau
khi lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan
hải quan kiểm tra. Nếu là hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4,
nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.
Luồng đỏ: Doanh nghiệp cần xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải
quan kiểm tra.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng vàng và luồng đỏ)
- Tiến hành kiểm tra các nội dung được khai trên tờ khai hải quan điện tử, chứng từ
thuộc hồ sơ hải quan điện tử, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan điện tử, kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai và quy định của pháp luật.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của
hàng hóa, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với hồ sơ hải quan điện tử.
Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí.
- Tiến hành hoàn thành nghĩa vụ thuế và hoàn chỉnh hồ sơ, xác nhận thông quan hàng
hóa hoặc giải phóng hàng hoặc mang hàng bảo quản.
Bước 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Thực hiện quản lý hàng hóa qua khu vực giám sát.
3.4. Lợi ích và hạn chế của hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam
3.4.1. Lợi ích
-Nhanh hơn, đặc biệt là khâu truyền số liệu, tiếp nhận, và phân luồng tờ khai. Hiện
nay, tờ khai được phần luồng chỉ sau 1 vài phút. Thời gian xử lý các thủ tục hải quan
cũng đã giảm, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp
- Tiện lợi hơn, khi việc khai báo hải quan có thể thực hiện tại bất kỳ địa điểm nào có
máy tính kết nối internet, và trong 24/7 thay vì chỉ vào giờ hành chính như trước đây.
Nếu lô hàng phải kiểm tra chứng từ giấy, hoặc kiểm tra thực tế, thì người khai vẫn
phải làm việc với công chức hải quan vào giờ hành chính, nhưng thời gian cũng rút
ngắn đi đáng kể.
11
- Chính xác hơn, việc sử dụng hải quan điện tử sẽ giúp hạn chế việc tẩy xóa thay đổi
các thông tin. Hơn nữa, hồ sơ sẽ do Cơ quan Hải quan lưu giữ nên sẽ đảm bảo an toàn
một cách tối đa.
- Tiết kiệm chi phí, nhân viên thủ tục của doanh nghiệp không cần phải đến tận cơ
quan hải quan để khai báo vì vậy sẽ tiết kiệm chi phí đi lại. Hệ thống VNACCS/VCIS
cũng giúp giảm chi phí và nâng cao năng suất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam. Theo báo cáo của Tổng Cục Hải quan, việc áp dụng hệ thống này đã giúp giảm
khoảng 75% chi phí cho các thủ tục hải quan và tăng năng suất hoạt động đến 40%.
- Giảm tình trạng buôn lậu, hệ thống khai báo hải quan điện tử cũng đã giúp giảm
thiểu tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan
Việt Nam, số vụ vi phạm hải quan đã giảm dần, giảm 30% vào năm 2020 so với năm
2019.
3.4.2. Hạn chế
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin còn hạn chế: Hệ thống công nghệ
thông tin của ngành hải quan với các Bộ ngành chưa được kết nối giao dịch và trao đổi
thông tin quản lý chính sách hàng hóa. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan còn yếu
kém chưa đạt mức độ tự động hóa theo chuẩn mực hải quan hiện đại.
- Hệ thống thể chế, chính sách áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại trong
TTHQĐT của các Bộ ngành với cơ quan hải quan còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
- Tổ chức bộ máy ngành cồng kềnh, phân tán, chậm đổi mới để bắt kịp yêu cầu
quản lý tập trung hải quan điện tử, không giới hạn không gian địa lý.
- Đội ngũ nhân lực còn yếu kém, đặc biệt là thiếu hẳn đội ngũ chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực nghiệp vụ hải quan hiện đại (giá, mã, kiểm soát, tình báo, phân tích
phân loại, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin).
3.5. Cơ hội và thách thức
3.5.1. Cơ hội
Sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp kinh phí,
chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực cho hệ thống Hải quan điện tử.
Sự phát triển của các hiệp định thương mại tự do và các chuẩn mực quốc tế về
thương mại điện tử, tạo ra áp lực và động lực cho việc cải tiến và nâng cấp hệ thống
Hải quan điện tử theo xu hướng toàn cầu hoá.

12
Sự tăng trưởng của thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, yêu cầu hệ thống Hải quan điện tử phải
có khả năng xử lý dữ liệu lớn, nhanh chóng và chính xác.
Sự tiến bộ của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data, internet
vạn vật… có thể giúp hệ thống Hải quan điện tử tăng cường khả năng phục vụ người
sử dụng, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quy trình.
3.5.2. Thách thức
Hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam từ khi triển khai toàn quốc đã mang lại
nhiều lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta, như giảm thời gian và chi phí
thủ tục hải quan, nâng cao minh bạch và hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần hội
nhập quốc tế và phát triển kinh tế,...
Tuy nhiên, hệ thống Hải quan điện tử cũng đang đối mặt với một số thách thức
trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả. Mặc dù đã qua mười năm kể từ khi Việt
Nam triển khai Hải quan điện tử toàn quốc nhưng sự khác biệt giữa trình độ kinh tế,
văn hóa, xã hội tại các địa phương vẫn chênh lệch nhiều. Điều này có thể gây ra khó
khăn trong trao đổi và kết nối thông tin.
Ngoài ra thì sự thiếu nhất quán về quy định và tiêu chuẩn về dữ liệu và thông tin
trong hệ thống Hải quan điện tử gây ra sự trùng lặp và mất thời gian cho người sử
dụng. Điều này yêu cầu Việt Nam nên cập nhật, nâng cấp hệ thống thường xuyên.
Không chỉ vậy, trình độ nhân lực cũng như công nghệ thông tin chưa cao khiến
chúng ta thiếu tính bảo mật an toàn dữ liệu cũng như phân tích, xử lý dữ liệu, đặc biệt
trong việc quan hệ quốc tế thì năng lực trình độ công nghệ không tương đương và cách
biệt lớn dẫn đến tốc độ xử lý và chuyển giao thông tin gặp vấn đề.
Một số tác nhân bên ngoài thách thức đối với Hải quan điện tử là trường hợp lỗi
thông tin do mạng, máy tính; sự thâm nhập từ bên ngoài; sự gian dối của người khai
báo.
4. Ứng dụng của hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam
Từ năm 2014, VNACCS/VCIS được tích hợp tất cả các quy trình hải quan cần thiết
trong một nền tảng điện tử và tự động hóa duy nhất phục vụ cho hồ sơ khách hàng
điện tử bản kê khai điện tử, thanh toán điện tử và giấy phép điện tử phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế.

13
Hình 6: Giao diện phần mềm ECUS5-VNACCS
Nguồn: VNACCS.com
VNACCS được sử dụng cho mục đích xuất nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống được
xây dựng trên nguyên tắc áp dụng tối đa các tiêu chuẩn, tư duy quản lý của hải quan
Nhật Bản và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế Việt Nam. VCIS được xây dựng
nhằm phục vụ công tác quản lý của cơ quan hải quan (hoạt động quản lý rủi ro) và
xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hệ thống VNACCS/VCIS bao gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báo điện tử,
Manifest điện tử, Hóa đơn điện tử, Thanh toán điện tử, C/O điện tử, Phân luồng, Quản
lý hồ sơ rủi ro, Quản lý doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Thông quan và giải phóng hàng,
Giám sát và kiểm soát.

14
Hình 7: Mô hình tổng quan Hệ thống Thông quan điện tử VNACCS
Nguồn: vnaccs.com
Về khai báo và xử lý thông tin khai báo trước thông quan: trước thông quan, hệ
thống VNACCS/VCIS hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trước khi hàng đến/khai báo để
phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâu khai báo. Hệ thống
VNACCS kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như:
doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng,...
Ngoài ra hệ thống VNACCS còn tăng cường kết nối với các Bộ, Ngành bằng cách
áp dụng Cơ chế một cửa (Single Window). Cơ quan Hải quan sẽ gửi thông tin liên
quan đến việc xin cấp phép của các cơ quan chuyên ngành, kết quả xử lý cấp phép sẽ
được thực hiện thông qua Hệ thống.
Về giám sát, quản lý hải quan: Hệ thống VNACCS thực hiện chuẩn hóa các chế độ
quản lý hải quan với khoảng 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Khi áp dụng Hệ
thống VNACCS, các quy trình thủ tục theo hướng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá
cảnh,…về loại hình là hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan (thực hiện
theo hướng đơn giản hóa).

5. Kết luận
Công nghệ đang là một xu thế tất yếu diễn ra trong mọi ngành nghề đời sống hiện
nay. Trong hải quan, Việt Nam cũng đang hướng tới một Hải quan phi giấy tờ và xây

15
dựng được hệ thống Hải quan số. Mô hình Hải quan số được xây dựng sẽ có mức độ tự
động hóa cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền
tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng
dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ
quan Hải quan, yêu cầu chia sẻ, kết nối với các bộ, ngành, phù hợp với chuẩn mực
quốc tế, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Mô hình Hải quan số sẽ bao gồm các đặc
trưng về quản lý biên giới thông minh, quản lý theo chuỗi và hệ sinh thái số, kết nối và
xử lý thông minh hướng tới cung cấp dịch vụ tối ưu cho cơ quan hải quan và người
khai hải quan hướng tới sự minh bạch, công bằng, nhất quán trong việc thực hiện thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh…
Ở Việt Nam theo mục tiêu của Nhà nước, ứng dụng của Hải quan điện tử được thể
hiện thông qua 5e về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về hải
quan, xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin tập trung cấp Tổng cục phục
vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan, hoạt động ổn định, thống suốt, bao phủ và
hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan như sau: e- Declaration (thủ
tục hải quan điện tử), e-Manifest (bản lược khai hàng hóa điện tử), e-Payment (nộp
thuế, lệ phí qua phương thức điện tử), e- C/O (cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
điện tử), e-Permit (cấp giấy phép các bộ, ngành).
Hệ thống Hải quan điện tử tại Việt Nam đã được triển khai từ năm 2013. Tuy nhiên,
hệ thống Hải quan điện tử vẫn chưa thật sự hoàn hảo và vẫn có những thách thức nhất
định về nội tại cơ sở hạ tầng, nhân lực, quy định tiêu chuẩn, kiến thức trình độ công
nghệ cần khắc phục. Việc sử dụng và ứng dụng hải quan điện tử cũng sẽ tạo một sức
ép vô hình đến các nước cùng giao thương chuyển hóa dần sang hình thức này khi tiến
hành vận tải quốc tế, yêu cầu nâng cao khả năng công nghệ trong nước. Đồng thời,
Việt Nam cũng nhận được những cơ hội phát triển từ Chính phủ, các tổ chức hay cơ
hội học hỏi thông qua giao thương và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

16
Tài liệu tham khảo
Tiếng Anh
1. Carter Hoffman (2023), Single window systems, Trade Finance Global.
2. How to Export Import (2019), Risk Management System (RMS).
3. Ivana Plazibat (2020), Importance of E-customs in International Trade,
University of Split, Department of Professional Studies, Split, Croatia.
Tiếng Việt
1. Bộ Tài chính (2015), Triển khai VNACCS như thế nào?.
2. Bộ tài chính (2022), “99,65% doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử”.
3. Dịch vụ điện tử FPT (2014), Khái quát chung về Hệ thống VNACCS/VCIS.
4. Đỗ Hải (2012), Hải quan điện tử: Phát huy vai trò trong hội nhập,Tạp chí Tài
chính Online.
5. Khai Hoan Chu (2019), Hải quan điện tử (Electronic Customs) là gì?,
Vietnambiz.
6. My Nguyễn (2012), Hải quan điện tử Việt Nam.
7. Ngô Thị Minh Đức (2016), Thủ tục hải quan điện tử theo Pháp luật Việt Nam
hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học.
8. Nguyễn Bằng Thắng (2014), Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam theo
hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm 2020, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế.
9. Tuyết Nhi (2019), Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange) là gì?,
Vietnambiz.

17

You might also like