You are on page 1of 4

I.

LOGISTICS SAU KHI CÓ BLOCKCHAIN:

1. Quản lý thông tin, dữ liệu nhằm giảm lượng giấy tờ.

Hiện nay, việc xuất nhập khẩu đem lại nguồn thu rất lớn cho các nước, được xem
là cánh tay đắc lực trong việc tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên trong đó vẫn còn rất nhiều
công đoạn và mỗi công đoạn đều cần có sự chuyển giao và phát sinh hàng loạt các loại
giấy tờ cần được xác nhận (tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy phép
nhập khẩu, …). Việc sử dụng các giấy tờ/chứng từ truyền thống đem lại rất nhiều các khó
khăn:

- Tốn kém về thời gian và tiền bạc: vì quy trình vận chuyển đuờng dài bao gồm
rất nhiều thủ tục giấy tờ liên kết với nhau. Nếu như có một lô hàng phải đi qua
nhiều lục địa, nhiều nước thì số lượng giấy tờ khi phải thông quan hoặc nhập
cảnh sẽ rất nhiều đồng thời cũng tiêu thêm rất nhiều chi phí cộng với thời gian
đợi chờ hoàn tất thủ tục giấy tờ.

- Có nguy cơ bị ăn cắp dữ liệu, hack, giả mạo, đánh tráo hoặc gian lận: vì các
giấy tờ đơn thuần được bảo mật rất kém nên nếu bị xâm phạm thì hacker có thể
truy cập vào tất cả dữ liệu được lưu trữ.

- Gây rào cản thương mại: Một số công ty phải dựa vào dữ liệu nhập liệu thủ
công để theo dõi xuất xứ và tình trạng lô hàng nên việc này sẽ trở nên khó khăn
hơn khi di muốn tiến sâu hơn và thương mại toàn cầu.

Vì vậy, công nghệ Blockchain đã được ứng dụng và chuỗi logistics để hạn chế lại
các tác nhân xấu, các tác nhân làm trì hoãn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi ứng dụng công nghệ blockchain thì tất cả các bên liên quan sẽ được thông tin
về lịch trình vận chuyển, quá trình vận chuyển, biết được hàng hóa đang được vận
chuyển đến đâu từ các khối blockchain đã được mã hóa tạo nên một nguồn dữ liệu đáng
tin cậy mà không cần phải thông qua bên thứ ba hoặc giấy tờ rườm rà nào và chỉ duy nhất
những bên liên quan, có mối quan hệ chính tới chuỗi logistics mới có thể thấy được trạng
thái của các chứng từ hải quan, vận đơn và các dữ liệu khác.

Với những ưu thế vượt trội như vậy, blockchain đã giúp đảm bảo sự an toàn cho
dữ liệu và tránh việc giả mạo giấy tờ, thất lạc, tối ưu hóa chi phí và thời gian hơn, rút
ngắn thêm được một số quy trình và góp phần giảm thiểu tác động lên môi trường.

Hình: Trước và sau khi ứng dụng số hóa thủ tục xuất nhập khẩu

2. Tự động hóa quy trình bằng smart contract:

Hóa đơn và thanh toán liên quan đến các chức năng logistics thường liên quan đến
các quy trình thủ công và trên giấy vì các công ty liên quan thường giữ các hồ sơ riêng
biệt. Kết hợp hóa đơn với các khoản thanh toán đến hạn hoặc ghi có, ghi nợ trong sổ cái
kế toán là một công việc tốn rất nhiều thời gian của các công ty.

Tuy nhiên, hiện nay, các công nghệ Blockchain cung cấp một nền tảng để sử dụng
hợp đồng thông minh (smart contract) một cách dễ dàng bằng cách cho phép tích hợp tốt
hơn các luồng chuỗi cung ứng bao gồm các luồng thông tin, vật lý và tài chính trên quy
mô toàn cầu.

Blockchain có thể lưu trữ và chia sẻ các bản ghi số hóa, đồng thời tạo ra các hợp
đồng thông minh để tự động xử lý hóa đơn và thanh toán để rút ngắn thời gian xử lý,
giảm khả năng xảy ra lỗi của con người và đảm bảo tính chính xác. Blockchain còn giúp
tiết kiệm chi phí bằng các quy trình gọn nhẹ, tự động và không có lỗi liên quan đến thủ
tục giấy tờ và xử lý hành chính cho các lô hàng, tăng khả năng hiển thị và dự báo chính
xác hơn các hoạt động logistics, đẩy nhanh luân chuyển hàng hoá, giải quyết vấn đề hàng
giả.

Các quy trình như thanh toán, chuyển quyền sở hữu, quyết toán thuế quan hoặc
kiểm tra hàng hóa cũng có thể được tự động hóa bằng cách sử dụng hợp đồng thông
minh. Nó có thể tự động hóa tình huống lặp đi lặp lại (nếu có) trong các quy trình hoạt
động và thương mại. Hợp đồng thông minh còn có thể thực hiện hoạt động tiếp theo được
xác định trong hợp đồng, ví dụ thực hiện thanh toán tự động khi hàng đến đã được xác
minh.

Hợp đồng thông minh có một số tính năng hữu ích cho việc ứng dụng vào
logistics.

- Đầu tiên, các giao dịch có thể được thực hiện tự động nếu đáp ứng các điều kiện
được chỉ định trước.

- Thứ hai, các giao dịch được gửi từ các đại lý trái phép hoặc trong một điểm sai của
quy trình sẽ tự động bị từ chối.

Một hợp đồng thông minh không chỉ có thể giải quyết sự thiếu tin tưởng giữa
người với người, mà còn làm giảm lỗi của con người. Theo đó, các nhà nghiên cứu thấy
được lợi thế của một thị trường tích hợp, so với việc giao dịch với nhiều bên khác nhau
với các nền tảng khác nhau và cấu trúc kinh doanh khác nhau.
Các hợp đồng truyền thống thường yêu cầu một bên thứ ba, trung tâm thứ ba đáng
tin cậy. Bên thứ ba này thường tính phí giao dịch cao hơn, tuy nhiên khi xảy ra sự việc
bất trắc của bên này có thể dẫn đến các vấn đề bảo mật và ảnh hưởng dẫn đến hủy giao
dịch của cả đôi bên. Hơn nữa, quyết định của một bên thứ ba không phải lúc nào cũng
khách quan và hợp lí đối với tất cả các bên liên quan. Do vậy, hợp đồng thông minh loại
bỏ sự phụ thuộc vào các nhà chức trách và các bên trung gian khác (ví dụ: công ty giao
nhận vận tải, môi giới hải quan, công ty bảo hiểm, …) bằng cách không trung gian hóa
các bên trung gian thông qua một mạng phân quyền kết nối tất cả các bên và cho phép
giao dịch trực tiếp. Điều này làm giảm chi phí cho các chủ hàng, người nhận hàng, hãng
vận tải, …

Ví dụ, một công ty B kinh doanh về hãng tàu và công ty này áp dụng công nghê
blockchain để xây dựng một nền tảng có thông tin về chuyến tàu, tình trạng đặt chỗ, tình
trạng hàng hóa... số hoá luồng công việc và theo dõi các lô hàng từ điểm đầu đến điểm
giao hàng cuối cùng và tất cả thông tin này đều được công khai với cả khách hàng và
công ty vận tải.

Khi một lệnh đặt tàu được thực hiện, blockchain sẽ sinh ra một hợp đồng thông
minh, cho phép hai bên chưa gặp gỡ có thể giao dịch với nhau trên Internet mà không cần
qua trung gian. Hợp đồng này có thể tự động thực thi các quy tắc và quy trình đã được
các bên thống nhất. Sau khi ký kết, hợp đồng sẽ được tự động hoá, tương đương như một
hợp đồng pháp lý và ghi lại dưới ngôn ngữ của máy tính. Khi hàng đến tay người nhận thì
tiền sẽ tự động được chuyển đi

Hiện nay đã có rất nhiều công ty áp dụng loại hình này như Shipchan (thanh toán
tự động qua Ship token), Louis Dreyfus Company, Walmart, Maersk Line, Zim, …

You might also like