You are on page 1of 5

1.

So sánh Tiền mã hóa, Tiền ảo và Tiền điện tử

Ngày nay không ít người chưa phân biệt rõ khái niệm tiền điện tử, tiền ảo, tiền
mã hóa, dẫn đến nhiều cuộc tranh cãi, thậm chí có nhiều trường hợp bị lừa vì nhầm lẫn
giữa các loại tiền.

Ông Trần Dinh, quản trị viên diễn đàn Phổ cập Blockchain kiêm CEO Alpha
True, cho rằng một trong những lý do gây ra sự nhầm lẫn là sự phát triển quá nhanh
của tiền điện tử và "Một nguyên nhân khác khiến nhiều người gom tất cả tiền 'phi
truyền thống' vào chung một loại 'tiền ảo' là do có nhiều dự án lừa đảo làm ảnh hưởng
xấu đến toàn thị trường". Nên việc không thể thiếu là chúng ta cần làm rõ định nghĩa
các loại tiền

Tiền mã hóa Tiền ảo Tiền điện tử

Khái là từ ghép của mã Tiền ảo (virtual money) Đây là loại tiền được sử
niệm hoá/mật mã là dạng tiền điện tử dụng rộng rãi nhất, nhưng
(cryptography) với tiền không được chính phủ cũng dễ bị nhầm lẫn về
tệ (currency). Đây là phát hành mà được tạo ra định nghĩa so với 2 loại
tiền điện tử được bảo bởi những cá nhân hoặc tiền còn lại.
mật bằng kỹ thuật mã tập thể. Virtual Currency Tiền điện tử (tiền pháp
hóa dựa trên cơ sở khai được nhiều người Việt định) có sự bảo đảm từ
thác sức mạnh của máy biết đến từ các trò chơi phía Nhà nước (do ngân
tính kết hợp Internet. trong game và xuất hiện hàng Nhà nước phát hành)
Công nghệ này gọi trước thuật ngữ tiền mã
Đây là loại tiền tương
chung là blockchain - hóa. Tiền ảo được phát
đương với tiền tệ quốc gia,
nền tảng của tiền mã hành nội bộ bởi các tổ
được phát hành bởi các tổ
hoá. chức, công ty và họ có
chức phát hành tiền tệ
toàn quyền kiểm soát số
nhưng ở hình thức điện tử,
tiền này.
kỹ thuật số.
Phân Bitcoin, Một vài ví dụ của tiền ảo là tiền Ví dụ tiền trong tài khoản ngân
loại Ethereum, sử dụng trong game để mua hàng được công nhận ở Việt
LiteCoin, bán vật phẩm, tiền khuyến mãi Nam, hay tiền trong ví điện tử
… ở các nền tảng mua sắm. được công nhận như Momo,
Viettel Pay...

2. Ưu và Nhược điểm (Nhược điểm nhớ nêu ra TMH ko được phổ biến tại VN
+ các nước khác)

ƯU ĐIỂM:

a. Thời gian nhanh chóng

Khi giao dịch chuyển tiền tại các dịch vụ truyền thống trong nước hoặc quốc tế, khách
hàng phải mất nhiều thời gian cho các thủ tục. Tuy nhiên để hoàn tất một giao dịch
trên Blockchain, cách thức thực hiện khá đơn giản và thời gian xử lý nhanh nhất có thể
chưa đầy năm phút.

b. Tiềm năng tăng trưởng

Một trong những kỳ vọng lớn nhất của nhà đầu tư khi tham gia thị trường tiền mã hoá
là tiềm năng tăng trưởng của loại hình tài chính này mang lại. Đương cử như Bitcoin
(BTC) đã chạm đỉnh lên đến gần 62,000 USD (vào 4/2021). Đây là mức giá đáng chú
ý khi BTC lần đầu chính thức được đưa vào giao dịch công khai từ năm 2010

c. Tính thanh khoản

Một trong những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư
là tính thanh khoản.

*Thanh khoản là một khái niệm trong tài chính, chỉ ra mức độ mà một tài sản bất kì có
thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị
trường của tài sản đó. Chẳng hạn, bạn đầu tư vào cổ phiếu của Walmart và bạn muốn
bán nó vào tuần sau, ngày hôm sau hay thậm chí là ít phút sau đó, bạn sẽ không bị lỗ
quá nhiều vì tính thanh khoản cao của thị trường chứng khoán

Vì thế về bản chất tiền mã hóa rất có tính thanh khoản. Hầu hết các đồng tiền mã hóa
lớn có một thị trường hỗ trợ cho việc giao dịch. Một số sàn giao dịch có thể kể ra như
là Bitstamp, Bitfinex, Kraken, Coinbase, vv…Vì thế, đối với những ai đang đầu tư vào
các crypto, bạn sẽ được tận hưởng một thị trường thanh khoản cho các công cụ này.

d. Chống lạm phát

Tiền mã hóa không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chính sách tiền tệ của các ngân hàng
trung ương, vì vậy giá của chúng ít bị lạm phát hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả tiền
mã hóa đều giống nhau, vì vậy điều quan trọng là phải xem xét tỷ lệ phát hành và
nguồn cung.

Ví dụ như: Bitcoin có nguồn cung hạn chế: sẽ chỉ có 21 triệu Bitcoin. Các loại tiền
điện tử có giới hạn nguồn cung hạn chế như Bitcoin, Litecoin và các loại khác, được
coi là dụng cụ chống lạm phát tốt.

e. Tính minh bạch

Bitcoin vận hành dựa trên công nghệ Blockchain ghi lại tất cả những giao dịch được
thực hiện. Vì thế, nó hoàn toàn minh bạch. Mỗi khối Bitcoin mới được tạo phải được
xác minh bằng sổ cái của từng người dùng trên thị trường, khiến cho việc giả mạo lịch
sử giao dịch gần như không thể xảy ra.

f. Giao dịch 24/7, chi phí thấp

Giao dịch Crypto có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào: hoạt động của các sàn giao
dịch như sàn chứng khoán New York hoặc sàn chứng khoán London không cần phải
thực hiện lệnh giao dịch. Bên cạnh đó, thông thường các dịch vụ quốc tế khiến khách
hàng của họ tốn chi phí đắt đỏ có khi lên đến 15%, đồng thời khách hàng của những
dịch vụ này phải chứng minh tài chính nếu được yêu cầu. Các giao dịch tiền điện tử có
thể được thực hiện dễ dàng: bất kỳ ai cũng có thể gửi và nhận nhiều loại tiền điện tử
khác nhau bằng cách sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh dễ dàng.
NHƯỢC ĐIỂM:

Vấn đề an ninh mạng

Bản chất kỹ thuật số của tiền điện tử khiến chúng dễ bị đánh cắp thông qua các cuộc
tấn công của hacker. Tin tặc có thể ăn cắp nội dung của ví kỹ thuật số. Vi phạm an
ninh phải là mối quan tâm nằm ở đầu danh sách cho bất kỳ nhà đầu tư tiềm năng nào.
Trong thực tế, ngay cả các sàn giao dịch hàng đầu cũng có nguy cơ bị xâm phạm.

Một tính năng bảo mật chính cho ví kỹ thuật số là sử dụng khóa công khai và khóa cá
nhân - như mật khẩu hoặc mã PIN. Tuy nhiên, các mạng tiền điện tử cho phép người
dùng ẩn danh tương đối và không có ngân hàng dữ liệu trung tâm. Nếu một hacker
đánh cắp từ ví thì rất ít hy vọng lấy lại được tài sản.

Các quy định chưa chặt chẽ:

Tiền mã hóa hợp pháp ở nhiều nơi, nhưng chúng không được quy định đầy đủ và phổ
biến và không hợp pháp ở một vài quốc gia. Các nhà đầu tư nên lưu ý đến các vấn đề
tuân thủ tiềm ẩn và nghiên cứu pháp lý ở nơi họ sinh sống.

Thuộc tính ẩn danh

Tính bán ẩn danh của các giao dịch tiền mã hoá làm cho chúng được sử dụng trong
hoạt động bất chính, cho nên nguy cơ bị lạm dụng cao, tội phạm có thể sử dụng để gây
thiệt hại cho chủ thể sở hữu, có thể bị ăn cắp hoặc rửa tiền và trốn thuế. Nhiều loại tiền
mã hoá coi trọng đến tính riêng tư như Dash, ZCash hoặc Monero, khiến chúng rất khó
để truy tìm dấu vết các giao dịch.

Giá tiền điện tử rất biến động

Tiền mã hóa đã tăng và giảm khá mạnh trong vài năm qua. Sự biến động này là một
con dao hai lưỡi. Giá tiền điện tử mặc dù biến động mạnh hơn nhiều so với các tài sản
khác như tiền tệ, trái phiếu, cổ phiếu. Và trong khi việc tăng giá nhanh dẫn đến tỷ lệ
thu lợi cao cho người nắm giữ tiền điện tử cũng như các nhà đầu tư tiền điện tử, thì giá
tiền điện tử cũng có thể giảm mạnh dẫn đến thua lỗ lớn cho các khoản đầu tư tiền điện
tử
THỰC TRẠNG TIỀN MÃ HÓA TẠI VIỆT NAM (NHI)

Thị trường tiền mã hoá ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng cùng với
sự đa dạng hoá về loại tiền mã hoá cũng như tăng trưởng mạnh về quy mô thị trường
và quy mô các giao dịch sử dụng tiền mã hóa, thúc đẩy sự lan tỏa và phổ biến của tiền
mã hóa trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia trên thế giới chưa có
động thái rõ ràng về định hướng quản lý thị trường tiền mã hoá.

Tại Việt Nam, ngân hàng Nhà nước có văn bản cấm các tổ chức tín dụng
không được phép sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác như một loại tiền
tệ hoặc phương tiện thanh toán. Các tổ chức tín dụng không được sử dụng Bitcoin và
các loại tiền tương tự khác như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán khi cung
ứng dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, ở Việt Nam việc mua bán, mở
sàn trung gian giao dịch tiền ảo - Bitcoin vẫn diễn ra phổ biến và nhiều người biết.
Việc mua bán Bitcoin do nhiều chủ thể ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện nay chủ
yếu nhằm vào các mục đích như: Đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận một cách nhanh nhất,
dự trữ để bán kiếm lời. Có nhiều chủ thể đã dự liệu tiềm năng của loại tiền này trong
tương lai mà tham gia giao dịch.

You might also like