You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Văn Trường

MSV: 11208259
Bài kiểm tra số 2
Câu 1: Anh chị cho biết sự cần thiết của lập kế hoạch hệ thống thông tin chiến lược
trong các tổ chức doanh nghiệp hiện nay?
Chúng ta thường làm mọi việc theo bản năng và không dựa theo một kế hoạch
nhất định. Điều đó dẫn đến tình trạng trì trệ, giảm hiệu suất trong công việc. Vì thế, trước
khi làm điều gì chúng ta cần chuẩn bị một kế hoạch cụ thể. Đối với 1 doanh nghiệp cũng
vậy, việc lập ra một kế hoạch chiến lược là điều rất cần thiết.
Khi một công ty hoặc tổ chức lớn về mặt cấu trúc cố gắng đạt được thành công
trong hoạt động của mình, nó sẽ đặt ra một loạt các mục tiêu cho phép nó đạt được một
mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, con đường không chỉ khiến tất cả các đơn vị vận hành phải
tìm cách đạt được nó mà còn là cách thực hiện nó.

Việc lập kế hoạch HTTT chiến lược là kim chỉ Nam cho cho lãnh đạo thông tin
(CIO) và lãnh đạo cấp cao khác, giúp các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định một cách đúng
đắn nhất để thực hiện được mục tiêu. Mỗi mục tiêu có thể đạt được luôn nghĩ đến mục
tiêu cuối cùng, nhưng khi nó được thực hiện mà không có kế hoạch tốt, các vấn đề nảy
sinh trên đường đi. Vì vậy, lập kế hoạch chiến lược được thiết lập, trong đó những người
chịu trách nhiệm thực hiện các quá trình đưa ra các phương án thay thế khác nhau trong
từng lĩnh vực để làm cho các hoạt động hiệu quả hơn.

Vai trò của các HTTT trong doanh nghiệp đã trở lên cực kỳ quan trọng tầm chiến
lược. Kế hoạch HTTT chiến lược sẽ là cơ sở để quyết định đầu tư phát triển các HTTT
chức năng. Giúp doanh nghiệp sử dụng những thành tựu tiên tiến nhất của CNTT và
HTTT vào kinh doanh tầm chiến lược.

Câu 2: Những thông tin cơ bản cần có cho việc lập kế hoạch HTTT chiến lược?
1. Sứ mệnh (Mision): Sứ mệnh của doanh nghiệp chính là một tuyên bố
hay lời thông báo của doanh nghiệp. Đó chính là lý do để doanh
nghiệp đó tồn tại và phát triển. Với khách hàng, sứ mệnh của doanh
nghiệp chính là mục đích tối cao của doanh nghiệp đó.
2. Tầm nhìn (Vision): là một tuyên bố mô tả nơi mà công ty mong
muốn đạt được trong tương lai. Nó là mục tiêu dài hạn của doanh
nghiệp, có khung thời gian kéo dài từ 5 tới 10 năm hoặc lâu hơn. Một
tuyên bố về tầm nhìn có thể áp dụng cho toàn bộ công ty hoặc cho một
bộ phận duy nhất của công ty đó.
3. Chiến lược (Strategy): Chiến lược của doanh nghiệp là xác định các định
hướng để sử dụng tối ưu hóa các nguồn lực trong các khu vực chức năng khác
nhau nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp. 
4. Kế hoạch chiến lược (Strategic Plan):
Kế hoạch chiến lược là các chương trình hành động tổng quát, là kế hoạch
triển khai và phân bố các nguồn lực quan trọng để đạt được mục tiêu cơ bản toàn
diện và lâu dài của tổ chức
5. Môi trường cạnh tranh, môi trường chung:
Môi trường cạnh tranh là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có mối quan hệ
liên kết kinh tế với nhau và cạnh tranh lẫn nhau.
Môi trường cạnh tranh chung: bao gồm các qui định liên quan đến cạnh
tranh trên thị trường quốc gia và quốc tế, các qui định, hiệp định về cạnh tranh
giữa các quốc gia, hiệp hội, khu vực thị trường
6. Tương lai của công nghệ (Foresight Công nghệ)
Doanh nghiệp nhìn thấy chìa khóa thành công của tương lai thông qua việc
kết hợp nhân sự tài năng với sáng tạo công nghệ để sản xuất ra những sản phẩm có
chất lượng cao hơn với giá thành thấp hơn.
7. Yếu tố đảm bảo thành công (Critical Success Factors –CSF)
CSF là toàn bộ những biến số đóng vai trò quan trọng trong sự thành công
của tổ chức. Trong thời gian chiến lược bao quát đặt ra vai trò và mục tiêu của tổ
chức (tức là những gì công ty mong muốn đạt được), CSF chọn lựa chính xác bí
quyết các doanh nghiệp sẽ đạt được nó.
8. Phương pháp lập kế hoạch HTTT
Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích,
tổng hợp tài liệu và phương pháp nghiên cứu định tính,…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu được sử dụng trong việc tổng quan
nghiên cứu, các tài liệu được tham khảo bao gồm sách, báo, tạp chí được lưu hành
bởi các nhà xuất bản, các trường đại học có uy tín và các cơ quan chức năng trong
nước. Khi phân tích và tổng hợp tài liệu đều có trích dẫn và minh chứng liên kết
tới các tài liệu tham khảo cụ thể.
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong việc thăm dò ý kiến của
các chuyên gia CNTT
9. Kết quả phân tích SWOT
10.(Mục tiêu, Vấn đề, Quy mô DN, Cơ cấu tổ chức, Các chức năng KD, phân rã
chức năng KD, Các quy trình KD, Các Thực thể quản lý, Sơ đồ quan hệ thực thể...
Câu 3: Theo ý kiến của anh chị khi xây dựng kế hoạch HTTT chiến lược, hãy chỉ ra
CSF trong lĩnh vực du lịch VN hiện nay?

Mục tiêu (2025) CSF


Phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển
về phát triển du lịch trong khu vực Đông du lịch, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung và
Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật
tranh du lịch hàng đầu thế giới để tạo điều kiện cho du lịch phát triển;
ban hành chính sách ưu đãi về đất đai,
thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu
tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực
phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và
khu vực có tiềm năng du lịch.
14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy
tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị
vững trường, xúc tiến, phát triển sản phẩm du
lịch; phát triển du lịch cộng đồng; bảo vệ
tài nguyên và môi trường du lịch; tiếp tục
hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về
nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách
du lịch quốc tế; tạo điều kiện cho các
hãng hàng không trong nước và quốc tế
mở các đường bay mới và trực tiếp kết
nối Việt Nam với các thị trường du lịch
trọng điểm và tiềm năng.
Thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có
công nghệ hiện đại, thân thiện với môi
trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở
lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ
dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với
nhu cầu và xu hướng du lịch mới.
Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại,
1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ
tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu
14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt vực động lực phát triển du lịch, khu du
12 - 14%; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du
làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm lịch; nâng cao khả năng kết nối giao
trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư
14%/năm điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ.
Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt Nâng cấp, mở rộng, đẩy nhanh xây dựng
khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội mới các cảng hàng không; xây dựng cảng
địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân biển, cảng thủy nội địa chuyên dụng cho
về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách du lịch; cải thiện nhanh hạ tầng,
khách nội địa từ 6 - 7%/năm chất lượng dịch vụ đường sắt để phát triển
du lịch; đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ
tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực
hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành
du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về
điểm đến, xây dựng các kho nội dung số,
hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh
thái du lịch thông minh.

You might also like