You are on page 1of 5

VẤN ĐỀ 2: CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI

THAM GIA TỐ TỤNG


I. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Cơ quan có thẩm quyền điều tra
+ Cơ quan điều tra.
+ Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra.
- VKS
- Tòa án
1. Cơ quan có thẩm quyền điều tra (Luật tổ chức
- Cơ quan điều tra điều tra trong CAND:
+ Cơ quan ANĐT - từ cấp tỉnh trở lên; có thẩm quyền với các tội phạm quy
định tại chương 13 và 26 BLHS
+ Cơ quan CSĐT – từ cấp huyện trở lên; thẩm quyền > CQ ANĐT
- Cơ quan điều tra trong QĐND:
• Có thẩm quyền điều tra với người phạm tội thuộc sự quản lý của QĐND
(tội đào ngũ…) – quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị, công nhân người làm việc
trong nhà máy xí nghiệp quân nhân.
• Gây thiệt hại cho quân đội hoặc phạm tội có liên quan tới bí mật quân sự
(phá hoại tài sản quân đội, bán thông tin liên quan đến bí mật quân sự, bôi nhọ
danh dự uy tín của QĐND, trộm cắp tài sản của quân đội)
• Địa điểm phạm tội trong doanh trại nhân dân hoặc trong phạm vi của
QĐND dù là tội gì đều thuộc thẩm quyền của QĐND.
+ Cơ quan ANĐT - có thẩm quyền với các tội phạm quy định tại chương 13 và
26 BLHS
+ Cơ quan điều tra hình sự - thẩm quyền > CQ ANĐT
- Cơ quan điều tra trong VKSNDTC
• Tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp hoặc tham nhũng trong lĩnh vực
tư pháp
• Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (thẩm phán, KSV, Điều tra
viên…)
Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra.
- Bộ đội biên phòng
- Hải quan
- Kiểm lâm, kiểm ngư
- Cảnh sát biển
- Các cơ quan khác của CAND
- Các cơ quan khác của QĐND
 Là cơ quan quản lý nhà nước, không phải cơ quan điều tra nhưng được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Có thẩm quyền khởi tố điều tra ban đầu sau đó chuyển cho các cơ quan điều tra
trừ một số vụ án như phạm tội bắt quả tang…
? Bộ đội biên phòng là cơ quan tiến hành tố tụng.
 Sai. Căn cứ theo khoản 1 điều 34 BLTTHS.
? Phân biệt cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng hình sự.
- Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ có chức năng tiến hành tố tụng
- Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có
2. Viện kiểm sát.
- Điều 40 Luật tổ chức VKSND 2014 quy định về hệ thống VKS:
+ VKSNDTC
+ VKSND cấp cao (Hà Nội – đến Hà Tĩnh, Đà Nẵng - , HCM – )
+ VKSND cấp tỉnh
+ VKSND cấp huyện
+ Các VKSND quân sự (cấp khu vực, quân khu và trung ương).
 VKSND thực hành quyền công tố (lĩnh vực tư pháp hình sự) và kiểm sát
các hoạt động tư pháp (tư pháp dân sự và tư pháp hành chính), tham gia vào tất
cả các giai đoạn của quá trình tố tụng.
3. Tòa án.
3.1. Cơ cấu tổ chức TAND.
- Như cơ cấu tổ chức VKSND.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong TTHS.
- Tòa án có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Xét xử VAHS theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm.
+ Khởi tố vụ án đối với tội phạm mới hoặc người phạm tội mới được phát hiện
tại phiên tòa.
+ Xét lại các bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
+ Quyết định đưa bản án và quyết định đã có hiệu lực PL ra thi hành.
II. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và việc thay đổi người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng.
1. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Người tiến hành tố tụng
+ CQĐT
• Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT
• Điều tra viên, Cán bộ điều tra.
+ VKS:
• Viện trưởng, phó viện trưởng VKS
• KSV, KTV
+ Tòa án:
• Chánh án, phó chánh án Tòa án
• Thẩm phán, hội thẩm, thư ký, thẩm tra viên
- Người có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra (khoản 2 điều
35).
2. Việc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2.1. Điều 49 khoản 1: Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có
thẩm quyền tiến hanh tố tụng.
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị
hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; (điều 4)
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám
định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
(mâu thuẫn về mục đích khi tiến hành tố tụng)
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm
nhiệm vụ.
2.2. Điều 50: Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng
- Kiểm sát viên.
- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
và người đại diện của họ.
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án ko được quy định
quyền này.
2.3. Điều 51. Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
- Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay
đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
+ Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra
viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
- Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan
điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
III. Người tham gia tố tụng.
• Có 3 nhóm:
- Những người tham gia tố tụng có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý liên quan
đến vụ án.
- Những người tham gia tố tụng không có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý
liên quan đến vụ án.
- Người tham gia bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người khác.
1. Những người tham gia tố tụng có quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý liên quan
đến vụ án.
- Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố: Người xuất hiện trong đơn tố giác.
- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: Là người đã có lệnh giữ người
trong trường hợp khẩn cấp của người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Người bị bắt
+ Bắt người phạm tội quả tang
+ Bắt người đang bị truy nã
- Người bị tạm giữ
+ Người bị giữ trong TH khẩn cấp
+ Người bị bắt trong TH phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã
+ Người phạm tội tự thú (chưa bị ai phát hiện), đầu thú (đã bị phát hiện).
 Có quyết định tạm giữ.
? Người bị tạm giữ có thể là người đã bị khởi tố về hình sự.
 Đúng. Người bị truy nã là người đã bị khởi tố hình sự.
- Bị can: là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự (điều 60 khoản 1).
+ Giữa giai đoạn điều tra và khởi tố sẽ có quyết định khởi tố bị can => Quyết
định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của VKS. (Tư cách bị can xuất hiện từ
giai đoạn điều tra). Chấm dứt khi có QĐĐVARXX or quyết định đình chỉ điều
tra or quyết định đình chỉ vụ án
- Bị cáo: là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử
(điều 61 khoản 1).
+ Tư cách bị cáo xuất hiện từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
 Không phải mọi bị can đều sẽ trở thành bị cáo.
- Bị hại
- Nguyên đơn DS/ Bị đơn DS
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

You might also like