You are on page 1of 2

 Tòa án xét xử tập thể;

_ có nghĩa là một bản án hay quyết định của tòa án không do cá nhân một thẩm
phán hay hội thẩm nhân dân quyết định mà phải do một tập thể hội đồng (Ít nhất là
ba thành viên) quyết định và được tiến hành theo đúng thủ tục tố tụng đã được
pháp luật quy định.
 Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai;

 Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự;


- Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án,
Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người
giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố
tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong
khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan
khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

 Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm;


1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy
định của Bộ luật này. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị
trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật.
Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử
phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì
được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

 Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án;
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ
chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh
chấp hành.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

 Bảo đảm tranh tụng trong xét xử, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo
trong tố tụng dân sự.
_ Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định.
_ Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách
quan, toàn diện, công khai .Tòa án không công khai nội dung chứng cứ có liên
quan đến các bí mật (Trong phần Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng)
_ Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu
thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án hành
chính và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu

 Chủ thể
 Chủ thể tiến hành tố tụng dân sự
 Các cơ quan tố tụng dân sự
 Tòa án
 Viện kiểm soát
 Những người tiến hành tố tụng dân sự
 Chánh án thẩm phán
 Viện trưởng viện kiểm soát , 2 kiểm soát viên, 2 kỹ thuật viên
 Chủ thể tham gia tố tụng
 Nguyên đơn
 Bị đơn
 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
 Người làm chứng
 Người giám định, người phiên dịch
 Người đại diện

You might also like