You are on page 1of 35

CHƯƠNG 1:

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ


HOẠT ĐỘNG THANH TRA
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
HOẠT ĐỘNG THANH TRA
Chương này cho biết bản chất, vai trò của thanh tra, những nội
dung cơ bản của hoạt động thanh tra. Những nguyên tắc cần
phải quán triệt trong quá trình thanh tra; nhiệm vụ quyền hạn
của thanh tra nhà nước và nghiệp vụ thanh tra.

NỘI DUNG CHƯƠNG


1.1. Sự cần thiết của thanh tra trong đời sống xã hội.
1.2. Mục đích, đối tượng, nội dung, nguyên tắc hoạt động thanh
tra.
1.3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra nhà nước
1.4. Nghiệp vụ thanh tra.
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CỦA THANH TRA

• Khái niệm về thanh tra


• Sự cần thiết của thanh tra trong đời sống kinh tế-xã
hội.
KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

• Hoạt động thanh tra là hoạt động kiểm tra của tổ chức thanh
tra nhà nước đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, chấn
chỉnh những sai lầm, xử lý những vi phạm trong các hoạt động
kinh tế- xã hội giúp cho bộ máy quản lý vận hành tốt.
• Sự giống nhau giữa thanh tra và kiểm tra:
- Cùng mục đích.
- Cùng phải xem xét hoạt động thực tế của đối tượng.
- Có thể có cùng nội dung và phương pháp.
KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA

• Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra:


- Về chủ thể.
- Về nội dung.
- Về phạm vi.
- Về thời gian.
- Về hình thức tổ chức.
SỰ CẦN THIẾT CỦA THANH TRA

• Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà


nước.
• Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương
trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế XHCN.
• Thanh tra là một phương thức góp phần đảm bảo
quyền dân chủ cuả nhân dân.
1.2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG THANH TRA

• Mục đích thanh tra.


• Đối tượng của thanh tra.
• Nội dung thanh tra.
• Nguyên tắc hoạt động thanh tra.
MỤC ĐÍCH THANH TRA
• Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi pháp
pháp luật.
• Phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nuowcs
có thẩm quyền có các biện pháp khắc phục.
• Phát hiện nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
ĐỐI TƯỢNG THANH TRA

• Đối với thanh tra nhà nước là cơ quan, tổ chức, cá


nhân chịu sự quản lý.
• Đối với thanh tra hành chính là cơ quan tổ chức, cá
nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp
• Thanh tra chuyên ngành là cơ quan, tổ chức, cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực quản lý của ngành.
• Thanh tra nhân dân.
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG THANH TRA

• Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật.


• Hoạt động thanh tra phải bảo đảm chính xác, khách
quan, trung thực.
• Hoạt động thanh tra phải đảm bảo dân chủ, công khai
và kịp thời.
• Hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra.
1.3. TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN
HẠN CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC.
• Tổ chức thanh tra nhà nước.
• Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thanh tra
nhà nước.
• Nhiệm vụ quyền hạn của người tiến hành
thanh tra.
TỔ CHỨC THANH TRA NHÀ NƯỚC

Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính:


• Thanh tra chính phủ.
• Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
• Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Các cơ quan thanh tra theo ngành lĩnh vực:
• Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ.
• Thanh tra của cơ quan thuộc chính phủ có chức năng
quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
• Thanh tra Sở.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN
THANH TRA NHÀ NƯỚC
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thanh tra theo cấp hành
chính:
• Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật.
• Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý.
• Thanh tra vụ việc do thủ tướng, hoặc chủ tịch UBND cùng cấp
giao.
• Giải quyết khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.
• Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, chống tham nhũng.
• Theo dõi kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết
định xử lý.
• Tổng hợp báo cáo kết quả về công tác thanh tra...
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHỮNG NGƯỜI TIẾN
HÀNH THANH TRA
• Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra:
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong đoàn thanh tra.
- Kiến nghị với người ra quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin tài liệu.
- Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền bạc, đồ vật giấy tờ cần thiết khác.
- Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có dấu hiệu vi
phạm pháp luật.
- Đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ khi thấy vụ việc gây thiệt hại nghiêm trọng
tới lợi ích nhà nước.
- Báo cáo kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của
bản báo cáo.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHỮNG
NGƯỜI TIẾN HÀNH THANH TRA
• Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn thanh tra:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn.
- Kiến nghị với trưởng đoàn áp dụng các biện pháp cần thiết để
thực hiện nhiệm vụ.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin tài liệu.
- Kiến nghị việc xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung
thanh tra.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng
đoàn và chịu trách nhiệm về tính chính xác trung thực của bản
báo cáo.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NHỮNG
NGƯỜI TIẾN HÀNH THANH TRA
• Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra:
- Chỉ đạo kiểm tra đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung.
- Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đên nội dung
thanh tra.
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin tài liệu.
- Kiến nghị việc xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung
thanh tra.
- Giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến trách nhiệm của
thành viên đoàn thanh tra.
- Kết luận về nội dung thanh tra...
1.4. NGHIỆP VỤ THANH TRA

• Nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác thanh


tra và giải quyết khiếu nại tố cáo.
• Nghiệp vụ trực tiếp thanh tra và giải quyết tố
cáo.
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CÔNG TÁC THANH TRA
• Chỉ đạo, hướng dẫn công tác, tổ chức nghiệp vụ thanh tra đối với tổ chức
thanh tra.
• Xây dựng đề án pháp luật về thanh tra và về công tác giải quyết khiếu nại
tố cáo.
• Hướng dẫn, kiểm tra các cấp các ngành các cơ quan thanh tra thực hiện
pháp luật thanh tra.
• Đình chỉ thi hành, sửa đổi, bãi bỏ kiến nghị quyết định không đúng của
thanh tra cấp dưới.
• Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra.
• Hợp tác quốc tế về thanh tra.
• Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ xung ban hành quy định
mới phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, tuyên truyền thực hiện pháp
luật thanh tra...
NGHIỆP VỤ TRỰC TIẾP THANH TRA VÀ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
• Quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.
• Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ khiếu nai, tố cáo.
• Phương pháp điều tra thu thập chứng cứ trong quá
trình thanh tra.
• Hình thức thanh tra và thời hạn thanh tra.
• Quyết định thanh tra và báo cáo kết quả thanh tra.
• Kết luận thanh tra và xem xét, xử lý kết luận thanh
tra.
CHỦ ĐỀ BÀI TẬP NHÓM
1/Tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành của tổng cục quản lý thị
trường
2/ Cơ sở pháp lý của các hoạt động thanh tra quản lý thị trường
3/ Sử dụng các phương pháp trong hoạt động thanh tra quản lý thị
trường
4/ Thực trạng công tác thanh tra quản lý thị trường thời gian vừa
quan
5/ Tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh tra quản lý thị trường
6/ Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng thanh tra
quản lý thị trường
7/ Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra quản lý thị
trường
8/ Nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thanh tra quản lý thị
trường
CHƯƠNG 2

THANH TRA QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀ HỆ


THỐNG TỔ CHỨC THANH TRA QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG
MỤC TIÊU

Chương 2 làm rõ đặc điểm, nội dung của thanh tra


quản lý thị trường, hệ thống tổ chức thanh tra quản lý
thị trường ở nước ta, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
của thanh tra quản lý thị trường trên các phương diện
quản lý nhà nước về thanh tra, phòng chống tham
nhũng, giải quyết khiếu nại tố cáo.
NỘI DUNG CHƯƠNG

2.1. Đặc điểm, nội dung của hoạt động thanh tra
chuyên ngành quản lý thị trường.
2.2. Hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành
quản lý thị trường.
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh
tra chuyên ngành quản lý thị trường.
2.1. Đặc điểm, nội dung của hoạt động thanh tra
quản lý thị trường.

• Hoạt động thanh tra quản lý thị trường là loại hoạt


động tổng hợp và đa dạng.
• Thanh tra quản lý thị trường là loại hình hoạt động
thường phải đấu tranh với những sai trái, tiêu cực,vi
phạm trong việc chấp hành các quyết định quản lý,
chấp hành pháp luật, chính sách chế độ quản lý thị
trường.
• Tổ chức, cá nhân được thanh tra quản lý thị trường
vừa là đối tượng thanh tra vừa là chủ thể quản lý.
2.1. Đặc điểm, nội dung của hoạt động thanh tra
chuyên ngành quản lý thị trường.

• Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật quản
lý thị trường.
• Thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý tài chính,
quản lý thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa
lưu thông ở thị trường trong nước.
• Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch quản lý
thị trường của nhà nước.
• Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và những vi
phạm pháp luật về quản lý thị trường.
2.2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
1. THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC BỘ
CÔNG THƯƠNG
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng Thanh tra chuyên ngành
thuộc Bộ Công Thương bao gồm:
- Tổng cục Quản lý thị trường;
- Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh.
- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
- Cục Hóa chất
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
- Cục Điều tiết điện lực
- Cục Công nghiệp;
- Cục Xúc tiến thương mại
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
- Cục Phòng vệ thương mại.
2.2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC THANH TRA CHUYÊN
NGÀNH QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

2. THANH TRA CHUYÊN NGÀNH THUỘC


TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
- Vụ thanh tra-kiểm tra trực thuộc Tổng cục
quản lý thị trường
- Phòng thanh tra- pháp chế thuộc cục quản lý
thị trưởng tỉnh, thành phố
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TỔNG CỤC
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
• Thanh tra chuyên ngành tổng cục quản lý thị trường là đơn vị
cấp vụ, thuộc cơ quan tổng cục Tổng cụ Quản lý thị trường.
• Là đơn vị thuộc hệ thống tổ chức thanh tra tài chính, thực hiện
chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
• Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng
cục quản lý thị trường. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh
tra Bộ công thương.
• Bộ máy thanh tra tổng cục hải quan có vụ trưởng thanh tra –
kiểm tra, phó vụ trưởng thanh tra- kiểm tra và các thanh tra
viên.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TỔNG CỤC QUẢN
LÝ THỊ TRƯỜNG

Nhiệm vụ quyền hạn của Vụ trưởng thanh tra-kiểm tra:


• Lãnh đạo chỉ đạo công tác thanh tra trong chức năng nhiệm vụ
của tổng cục quản lý thị trường.
• Trình Tổng cục trưởng chương trình kế hoạch thanh tra, tổ
chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
• Quyết định theo thẩm quyền thành lập đoàn thanh tra.
• Báo cáo thanh tra bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách
nhiệm, quyền hạn theo quy định.
• Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường
theo quy định pháp luật.
• Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác theo quy định của pháp
luật.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỤC QUẢN LÝ
THỊ TRƯỜNG TỈNH, THÀNH PHỐ

• Thanh tra chuyên ngành cục quản lý thị trưởng tỉnh, thành phố
là đơn vị cấp phòng, thuộc cục quản lý thị trưởng tỉnh, thành
phố.
• Tùy theo quy mô ở những đơn vị cục quản lý thị trưởng tỉnh,
thành phố. mà số lượng biên chế của cán bộ thanh tra có sự
khác nhau.
• Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của cục trưởng cục quản lý
thị trưởng tỉnh, thành phố. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của
thanh tra tổng cục quản lý thị trường.
• Bộ máy thanh tra cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố có
trưởng phòng thanh tra-pháp chế, phó trưởng phòng thanh tra
– pháp chế và các thanh tra viên.
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH CỤC QUẢN LÝ
THỊ TRƯỜNG TỈNH, THÀNH PHỐ

Phòng Thanh tra - Pháp chế.


• Phòng có Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và
nhân viên hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
(nếu có).
• Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật
về toàn bộ hoạt động của Phòng. Phó Trưởng phòng chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công.
• Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển,
cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các công chức thực
hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp.
• Đối với chức danh Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, trước khi bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại phải có văn bản thống nhất với Chánh Thanh
tra Bộ.
2.3 NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA BỘ MÁY
THANH TRA TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Tổng cục Quản lý thị trường có các nhiệm vụ và quyền hạn khi thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
Điều 10 Nghị định 07/2012/NĐ-CP;
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Bộ trưởng phê
duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.
+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn
- kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng giao.
+ Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng
và Chánh Thanh tra Bộ giao.
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý về thanh tra của mình.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành với Thanh tra Bộ
2.3 NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA BỘ MÁY THANH TRA
TỔNG CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công thương
có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Cử công chức có đủ điều kiện chuyên môn tham gia các Đoàn
thanh tra của Thanh tra Bộ và các cơ quan khác khi được yêu
cầu.
+ Quyết định phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra
chuyên ngành.
2.3 NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA BỘ MÁY THANH TRA
CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH, THÀNH PHỐ

Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và
xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền
a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trên thị trường; kiểm tra cơ sở sản
xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công
Thương và các lĩnh vực khác được pháp luật giao trên địa bàn được phân công
theo quy định pháp luật; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật;
b) Triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, kế hoạch kiểm tra
chuyên đề theo quy định;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Đội Quản lý thị trường trực thuộc trong
công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;
d) Chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác
phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại trên thị trường và các lĩnh vực khác được
pháp luật giao trên địa bàn phụ trách.
2.3 NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA BỘ MÁY THANH TRA
CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH, THÀNH PHỐ

Nhiệm vụ quyền hạn của trưởng phòng thanh tra – pháp chế:
• Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật theo thẩm quyền quản lý
nhà nước về quản lý thị trường trong phạm vị địa phương.
• Tiếp dân, xem xét giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo kịp thời và đúng
pháp luật.
• Kiến nghị cục trưởng cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố giải quyết vấn
đề về thanh tra.
• Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, sơ kết tổng kết công tác thanh
tra trong phạm vi quản lý thị trường tỉnh, thành phố.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do cục trưởng quản lý thị trường giao hoặc
Vụ thanh tra-kiểm tra thuộc tổng cục quản lý thị trường giao...

You might also like