You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA ĐỊA LÝ
--- ---

THANH TRA ĐẤT ĐAI


Giảng viên hướng dẫn: Ts. Trịnh Thị Kiều Trang

Lớp: K65 - Quản lý đất đai - Nhóm 7


1. Kiều Thị Thúy Hằng
2. Doãn Huyền Trang
3. Thân Ngọc Hiền
4. Hồ Thị Bích Phượng
5. Nguyễn Phương Thảo
6. Thái Phương Linh
7. Phạm Thành an

1
MỤC LỤC
I.Mở đầu......................................................................................................................................................3
II.Sai phạm tại đất Thủ Thiêm.....................................................................................................................4
1.Quy trình thanh tra................................................................................................................................4
1.Chuẩn bị thanh tra.............................................................................................................................4
2.Tiến hành thanh tra...........................................................................................................................6
3.Kết thúc thanh tra.............................................................................................................................9
2.Khái quát vụ việc tại Thủ Thiêm........................................................................................................14
3.Sai phạm trong việc đấu giá tại Thủ Thiêm........................................................................................16
4.Kết quả và dư âm của vụ việc.............................................................................................................17
4.1.Kết quả.........................................................................................................................................17
4.2.Dư âm, hệ lụy..............................................................................................................................17
5.Đánh giá và đề xuất............................................................................................................................18
5.1.Đánh giá.......................................................................................................................................18
5.2.Đề xuất........................................................................................................................................19
III.Kết luận..................................................................................................................................................20

2
THANH TRA SAI PHẠM CỦA TẬP ĐOÀN TÂN HOÀNG
MINH TRONG VỤ VIỆC ĐẤU GIÁ ĐẤT THỦ THIÊM

I.Mở đầu
Thanh tra đất đai là lĩnh vực hoạt động và là một chức năng thiết yếu của công tác
quản lý nhà nước về đất đai để đảm bảo cho pháp luật về đất đai được thực hiện và
thực hiện đúng trong thực tiễn. Những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thanh tra
nói chung và thanh tra đất đai nói riêng là vô cùng quan trọng đối với những người
làm công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy, học tập... trong ngành quản lý nhà
nước về đất đai.

Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về
đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.

Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết thời gian gần đây, có không ít các vụ việc
khiếu kiện cần sự vào cuộc của Cơ quan thanh tra, kiểm tra; nhất là lĩnh vực đất đai
và sự phiền hà, nhũng nhiễu trong việc thực thi các thủ tục hành chính về đất đai
đối với người dân và doanh nghiệp, đúng như phản ánh từ một số đại biểu Quốc
hội.

Nhiều ý kiến đóng góp, phê bình, bổ sung...có nhiều cuộc thanh tra trong lĩnh vực
đất đai để phân tích và đánh giá đề xuất cụ thể cũng như xứ lí.

3
II.Sai phạm tại đất Thủ Thiêm
1.Quy trình thanh tra
1.Chuẩn bị thanh tra
Bước 1: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra

- Trước khi ra quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước căn cứ vào yêu cầu
của cuộc thanh tra để quyết định việc khảo sát, nắm tình hình đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân được thanh tra (sau đây gọi là đối tượng thanh tra).

- Người được giao khảo sát, nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân
tích, đánh giá các thông tin thu nhận được, lập báo cáo gửi người giao nhiệm vụ
khảo sát, nắm tình hình. Báo cáo gồm các nội dung sau:

+ Khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra;

+ Kết quả khảo sát, nắm tình hình theo từng nội dung: Hệ thống các quy định của
pháp luật liên quan đến hoạt động của đối tượng thanh tra; các thông tin liên quan
đến tình hình hoạt động, việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra của các cơ
quan chức năng và hoạt động tự kiểm tra, kiểm soát của đối tượng thanh tra; các
thông tin liên quan đến các mối quan hệ chủ yếu gắn với tổ chức hoạt động của đối
tượng thanh tra và các thông tin liên quan đến những nội dung dự kiến thanh tra;

+ Nhận định những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung
cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện.

- Thời gian khảo sát, nắm tình hình do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước,
thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định nhưng không quá 15 ngày làm
việc kể từ ngày giao nhiệm vụ khảo sát, nắm tình hình.

Bước 2: Ra quyết định thanh tra

- Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát, nắm tình hình (nếu có) và chương trình, kế
hoạch thanh tra đã được phê duyệt, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ
trưởng cơ quan thanh tra nhà nước quyết định thanh tra và giao nhiệm vụ cho cá
nhân, đơn vị chuyên môn của mình soạn thảo quyết định thanh tra.

4
- Nội dung quyết định thanh tra được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 37 Luật
Thanh tra, gồm các nội dung sau:

+Căn cứ pháp lý để thanh tra;

+ Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;

+Thời hạn tiến hành thanh tra;

+ Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của Đoàn thanh tra;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát hoạt động Đoàn
thanh tra (nếu có).

- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà
nước ký quyết định thanh tra và chỉ đạo ban hành quyết định thanh tra trong thời
hạn quy định của pháp luật.

Bước 3: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch tiến
hành thanh tra gồm các nội dung: mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, đối tượng
thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra,
tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh
phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh
tra.

- Đoàn thanh tra thảo luận dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra. Những ý kiến khác
nhau phải được báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét trước khi phê duyệt.

- Trưởng đoàn thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt kế hoạch tiến
hành thanh tra.

- Thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do người ra quyết
định thanh tra quyết định, nhưng không quá 5 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh
tra.

Bước 4: Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra

5
- Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để phổ biến, kế hoạch tiến
hành thanh tra được duyệt và phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, các thành viên
của Đoàn thanh tra; thảo luận về phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh
tra, sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên trong đoàn; tổ chức việc tập
huấn nghiệp vụ cho thành viên Đoàn thanh tra khi cần thiết.

- Từng thành viên Đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được
phân công và báo cáo với Trưởng đoàn thanh tra.

Bước 5: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

- Căn cứ nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
có trách nhiệm chủ trì cùng các thành viên trong Đoàn thanh tra xây dựng đề
cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.

- Trưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi cho đối tượng thanh tra (kèm theo đề
cương yêu cầu báo cáo) ít nhất 5 ngày trước khi công bố quyết định thanh tra,
trong văn bản phải quy định rõ cách thức báo cáo, thời gian nộp báo cáo.

Bước 6: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra

- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến đối tượng
thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra. Thông báo phải nêu rõ về thời gian,
địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra.

- Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm có Đoàn thanh tra,
thủ trưởng cơ quan, tổ chức và các cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong trường
hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan tham dự buổi công bố quyết định thanh tra.
2.Tiến hành thanh tra
Việc tổ chức thực hiện 01 cuộc thanh tra với các nội dung: Công bố quyết định
thanh tra; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác
minh thông tin, tài liệu; kết thúc thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra, cụ thể
như sau:

Bước 1. Công bố Quyết định thanh tra

6
Theo quy định tại điều 19 của Thông tư này, Quyết định thanh tra phải được công
bố theo quy định của Luật Thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công
bố Quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết thì Người ra quyết định thanh
tra chủ trì việc công bố hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc
thanh tra thực hiện việc công bố Quyết định thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra chủ trì buổi công bố Quyết định thanh tra. Việc công bố
Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Trưởng đoàn
thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc
người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra

Điều 20 của Thông tư quy định: Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở của cơ quan, tổ
chức, đơn vị là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan thanh tra hoặc tại nơi tiến hành
kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra. Đoàn thanh tra làm việc với
đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong giờ hành
chính. Trong trường hợp phái làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng đoàn thanh
tra quyết định về thời gian cụ thể, thông báo cho các bên có liên quan và chịu trách
nhiệm về quyết định của mình.

Bước 3. Thu thập thông tin, tài liệu; Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan
đến nội dung thanh tra

- Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu
cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến nội dung thanh tra. Việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thanh tra
thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan
(Điều 21).

- Điều 22 của Thông tư quy định việc Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên
quan đến nội dung thanh tra như sau: Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn
thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được; đánh
giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh
tra liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên
quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần làm việc trực tiếp với đối

7
tượng thanh tra, người có liên quan thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trưởng
đoàn thanh tra xem xét, quyết định.

Bước 4. Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra

- Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì Trưởng đoàn thanh tra,
thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản về việc sai phạm để làm cơ sở xử lý theo
quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp sai phạm của đối tượng thanh tra, của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân có liên quan không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì Trưởng đoàn
thanh tra kiến nghị Người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.

- Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Người
ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định chuyển thông tin, hồ sơ vụ việc sang
Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bước 5. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra

Người ra quyết định thanh tra quyết định việc sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch
tiến hành thanh tra theo đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra hoặc theo yêu cầu của
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành
thanh tra không được vượt quá phạm vi thanh tra đã được xác định trong Quyết
định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra phải lấy ý kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị chủ trì cuộc thanh tra về nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra
trước khi trình Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định (Điều 25).

Bước 6. Chế độ báo cáo, sổ nhật ký Đoàn thanh tra: Theo quy định tại Điều 27 của
Thông tư quy định chi tiết như sau:

a) Về chế độ báo cáo:

- Trưởng đoàn thanh tra giao nhiệm vụ kiểm tra, xác minh cho các thành viên Đoàn
thanh tra bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung công việc, thời gian thực hiện,
thời hạn báo cáo. Thành viên Đoàn thanh tra phải hoàn thành nhiệm vụ trong thời
hạn được giao và báo cáo Trưởng đoàn thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được
giao ngay sau khi hoàn thành. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh ngoài nhiệm

8
vụ được giao hoặc cần phải được xử lý ngay thì thành viên Đoàn thanh tra phải báo
cáo với Trưởng đoàn thanh tra để xem xét, quyết định.

- Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao với Người ra quyết định thanh tra theo tiến độ được xác định trong kế
hoạch tiến hành thanh tra hoặc theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra. Báo
cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra
được gửi cho người thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.

b) Sổ nhật ký Đoàn thanh tra:

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra một cách
chính xác, khách quan, trung thực những nội dung có liên quan đến hoạt động của
Đoàn thanh tra diễn ra từ khi công bố Quyết định thanh tra đến khi ban hành Kết
luận thanh tra. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được lưu trữ trong Hồ sơ thanh tra.
Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm quản lý Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cùng với
các tài liệu khác trong quá trình thanh tra.

Sổ nhật ký Đoàn thanh tra do Người ra quyết định thanh tra cấp cho Đoàn thanh tra
khi có Quyết định thanh tra. Trường hợp Đoàn thanh tra do Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước ký quyết định thành lập thì Sổ nhật ký Đoàn thanh tra do Thủ
trưởng cơ quan thanh tra cùng cấp với Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp
cho Đoàn thanh tra.

Bước 7. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

Trước khi kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra báo cáo Người ra quyết định thanh tra và thông báo bằng văn bản cho đối
tượng thanh tra về việc kết thúc thanh tra trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết,
Trưởng đoàn thanh tra tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo
việc kết thúc thanh tra trực tiếp.
3.Kết thúc thanh tra
Bước 1: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra

1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh
tra. Báo cáo kết quả thanh tra phải bám sát nội dung, kế hoạch tiến hành thanh tra,
nêu rõ những nhận xét, đánh giá về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; chỉ rõ

9
những vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm đối với những vi phạm; đưa ra những
kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm; nêu rõ các quy định pháp luật làm căn cứ để
xác định hành vi vi phạm pháp luật, tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị biện
pháp xử lý vi phạm.

2. Trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, trường hợp cần thiết,
Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan để đảm bảo cho việc kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan.

3. Trưởng đoàn thanh tra lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên
Đoàn thanh tra đối với dự thảo báo cáo kết quả thanh tra và hoàn chỉnh báo cáo kết
quả thanh tra. Trong trường hợp các thành viên Đoàn thanh tra có ý kiến khác nhau
về nội dung của dự thảo thì Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định và chịu
trách nhiệm trước pháp luật, trước người ra quyết định thanh tra về quyết định của
mình.

4. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra,
Trưởng đoàn thanh tra có báo cáo kết quả thanh tra trình với người ra quyết định
thanh tra kèm theo báo cáo về những ý kiến khác nhau của thành viên Đoàn thanh
tra đối với báo cáo kết quả thanh tra.

Bước 2: Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra

Khi xây dựng báo cáo kết quả thanh tra hoặc trong trường hợp đề xuất chuyển vụ
việc sang cơ quan điều tra, Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức để các thành viên
trong đoàn tham gia đánh giá chứng cứ đối với từng nội dung kết luận, kiến nghị,
đề xuất và phải được lập thành biên bản họp Đoàn thanh tra.

Bước 3: Xem xét báo cáo kết quả thanh tra

1. Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn
vị chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả
thanh tra.

2. Trường hợp cần phải làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo cáo
kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để nghe
Đoàn thanh tra báo cáo trực tiếp hoặc có ý kiến chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu
Trưởng đoàn và các thành viên trong Đoàn thanh tra báo cáo cụ thể.Trong trường

10
hợp cần thiết phải tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ, người ra quyết định thanh
tra có quyết định thanh tra bổ sung để làm cơ sở cho Đoàn thanh tra thực hiện.

Bước 4: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định
thanh tra; họp Đoàn thanh tra để thảo luận báo cáo bổ sung, làm rõ báo cáo kết quả
thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm báo cáo kết quả thanh tra
với người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viên
Đoàn thanh tra (nếu có).

Bước 5: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

1. Sau khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra và báo cáo bổ sung, làm rõ (nếu có)
của Đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra
chủ trì xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra.

2. Người ra quyết định thanh tra tự nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị
chuyên môn nghiên cứu dự thảo kết luận thanh tra và tham mưu cho mình trong
quá trình ra kết luận thanh tra. Ý kiến tham mưu được thể hiện bằng văn bản và
được lưu trong hồ sơ thanh tra.

3. Trường hợp người ra quyết định thanh tra gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối
tượng thanh tra và đối tượng thanh tra có văn bản giải trình, Trưởng đoàn thanh tra
có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với người ra quyết định thanh tra hướng xử
lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra.

4. Nội dung dự thảo kết luận thanh tra được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật
Thanh tra.

Bước 6: Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra

1. Trưởng đoàn thanh tra hoàn chỉnh kết luận thanh tra để người ra quyết định
thanh tra ký ban hành. Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

11
Trường hợp trong kết luận có những biện pháp xử lý thuộc thẩm quyền của người
ra quyết định thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo quyết định xử
lý theo quy định của pháp luật trình người ra quyết định thanh tra ký ban hành.

Trường hợp trong kết luận có người biện pháp xử lý không thuộc thẩm quyền của
người ra quyết định thanh tra, kết luận thanh tra được gửi cho thủ trưởng cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để làm cơ sở xem xét xử lý theo quy định tại Điều 44
Luật Thanh tra.

2. Việc công bố kết luận thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Trường hợp người ra quyết định thanh tra quyết định công bố kết luận thanh tra thì
được thực hiện như sau:

a) Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra được ủy quyền thông
báo bằng văn bản cho thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh
tra về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự buổi công bố kết luận thanh tra.
Thành phần tham dự buổi công bố kết luận thanh tra gồm thủ trưởng cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan;

b) Người ra quyết định thanh tra hoặc Trưởng đoàn thanh tra đọc toàn văn kết luận
thanh tra; nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kết
luận thanh tra;

c) Việc công bố kết luận thanh tra được lập thành biên bản.

Bước 7: Giao trả hồ sơ, tài liệu

1. Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc
giao trả hồ sơ, tài liệu không cần thu giữ cho đối tượng thanh tra.

2. Trưởng đoàn thanh tra có thể quyết định giao trả hồ sơ, tài liệu trước khi kết luận
thanh tra, nhưng phải đảm bảo những hồ sơ, tài liệu đó không cần thu giữ hoặc
không liên quan đến nội dung kết luận thanh tra.

3. Việc giao trả hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữa Đoàn thanh
tra và đối tượng thanh tra.

Bước 8: Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

12
1. Sau khi có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp
Đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Nội
dung tổng kết như sau:

a) Đánh giá kết quả thanh tra so với mục đích, yêu cầu của cuộc thanh tra.

b) Đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, việc thực hiện Quy
chế hoạt động của Đoàn thanh tra, Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn
thanh tra, Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra và các quy định khác có liên quan
đến hoạt động Đoàn thanh tra.

c) Những bài học kinh nghiệm rút ra qua cuộc thanh tra.

d) Những kiến nghị, đề xuất của Đoàn thanh tra (nếu có).

2. Khen thưởng, kỷ luật đối với Đoàn thanh tra.

a) Đoàn thanh tra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra,
thành viên Đoàn thanh tra có thành tích xuất sắc trong quá trình thanh tra thì được
đề nghị cấp có thẩm quyền xét khen, thưởng;

Việc bình bầu, đề nghị khen, thưởng phải được tiến hành công khai, dân chủ,
khách quan theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Tổng thanh tra về thi
đua khen thưởng;

b) Trong quá trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra vi
phạm điều cấm trong hoạt động thanh tra hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật
phải bị xem xét, xử lý theo quy định hiện hành.

3. Kết thúc việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có
báo cáo bằng văn bản về những nội dung tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động
của Đoàn thanh tra với người ra quyết định thanh tra và thủ trưởng đơn vị chủ trì
cuộc thanh tra.

Bước 9: Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra

1. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc lập hồ sơ cuộc thanh tra, bao
gồm:

13
a) Quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, các văn bản bổ sung, sửa đổi
quyết định, kế hoạch tiến hành thanh tra, thay đổi, bổ sung Trưởng đoàn thanh tra,
thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);

b) Các biên bản làm việc, biên bản kiểm tra, xác minh; các loại báo cáo, báo cáo
giải trình của đối tượng thanh tra, các tài liệu về nội dung, chứng cứ (theo từng
nhóm nội dung thể hiện tại kết luận thanh tra).

c) Báo cáo của đối tượng thanh tra; báo cáo tiến độ, báo cáo thực hiện nhiệm vụ
của thành viên Đoàn thanh tra; báo cáo kết quả thanh tra; kết luận thanh tra;

d) Các văn bản về việc xử lý và các văn bản có liên quan đến các kiến nghị xử lý;

e) Nhật ký Đoàn thanh tra và các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
có trách nhiệm tổ chức bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan trực tiếp quản lý
Trưởng đoàn thanh tra. Trường hợp vì trở ngại khách quan thì thời gian bàn giao
hồ sơ thanh tra có thể kéo dài nhưng không quá 90 ngày. Trong trường hợp người
ra quyết định thanh tra không phải là thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý Trưởng
đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra để
xin ý kiến chỉ đạo việc bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.

3. Việc bàn giao hồ sơ thanh tra phải được lập thành biên bản.

2.Khái quát vụ việc tại Thủ Thiêm


Khu đô thị mới Thủ Thiêm trải qua hơn 20 năm quy hoạch và xây dựng, vừa mang
trong mình dáng vóc của một đô thị hiện đại nhưng cũng mang nhiều sự bộn bề,
dang dở.

Ngày 10-12-2021, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP HCM (đại diện sở hữu các lô
đất) và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đã tổ chức đấu giá 4 lô đất ở
khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Cả 4 lô mang ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9, 3-12
đều có thời gian sử dụng đất 50 năm đối với doanh nghiệp kể từ ngày có quyết
định công nhận trúng đấu giá. Người mua căn hộ sẽ được giao đất ổn định lâu dài.

14
Trong 21 khách hàng tham gia mua đấu giá, có nhiều doanh nghiệp lớn khắp cả
nước tham gia Công ty CP Vận tải thương mại quốc tế, Công ty TNHH đầu tư kinh
doanh nhà Gia Định, Công ty TNHH thương mại du lịch Ngọc Lâm, Công ty CP
đầu tư bất động sản Đồng Tiến, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt,
Công ty CP Tập đoàn địa ốc Cát Tường, Công ty TNHH đầu tư Bắc Thủ Thiêm,
Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc tập đoàn Tân Hoàng
Minh), tập đoàn Tân Hiệp Phát…

Cuối ngày, tất cả 4 lô đất đều được đấu giá thành công với số tiền tổng cộng 37.346
tỉ đồng, gấp 7 lần giá khởi điểm. Cụ thể, lô đất 3-5, diện tích 6.446,1 m2, được bán
đấu giá thành công với giá 3.820 tỉ đồng, gấp 6,6 lần giá khởi điểm. Lô đất 3-8
rộng 8.500 m2, qua 67 lượt trả giá đã đấu thắng với mức 4.000 tỉ đồng, tăng gần 4
lần so với giá khởi điểm. Lô đất 3-9 diện tích 5.009,1 m2 có giá trúng 5.026 tỉ
đồng, gấp 6,9 lần giá khởi điểm.

Đáng chú ý, lô đất 3-12 có diện tích 10.059 m2 có giá khởi điểm 2.942 tỉ đồng.
Trải qua 70 lượt trả giá, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt đã trả
giá cao nhất với mức 24.500 tỉ đồng để có quyền sử dụng lô đất này, cao gấp 8,3
lần giá khởi điểm. Tính ra mỗi mét vuông tại lô đất này được doanh nghiệp trả giá
2,4 tỉ đồng.

Một vài chuyên gia cho rằng kết quả đấu giá phản ánh nhu cầu của các doanh
nghiệp địa ốc. Đồng thời thể hiện rõ hiệu quả của phương thức đấu giá. Các
chuyên gia còn khuyến nghị TP HCM cần tạo quỹ đất sạch, đưa ra đấu giá quyền
sử dụng đất thay vì giao đất theo chỉ định hoặc chuyển mục đích sử dụng đất sau
khi doanh nghiệp đầu cơ đất nông nghiệp. Chính quyền sẽ tạo động lực, nguồn tài
chính để thành phố đầu tư và phát triển, đặc biệt là tạo môi trường kinh doanh cạnh
tranh lành mạnh thông qua quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực đất đai.

Bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến băn khoăn về mức giá quá cao của các nhà
đầu tư đưa ra để mua được các lô đất ở Thủ Thiêm. Ông Trần Khánh Quang, Tổng
Giám đốc công ty đầu tư Bất Động Sản Việt An Hòa, chủ tịch CLB Cafe Bất động
sản, tính toán với mức giá trúng đấu giá tới 2,4 tỉ đồng/m2 thì các chủ đầu tư phải
bán giá thành phẩm (căn hộ) với mức giá từ 300 - 600 triệu đồng/m2, mới có lợi
nhuận, cao hơn cả những dự án căn hộ siêu sang ở trung tâm Hà Nội và TP HCM
hiện nay chỉ khoảng 200-300 triệu đồng/m2.

15
Và khi các chủ đầu tư cùng nhau tạo ra các sản phẩm bất động sản đặc biệt, siêu
sang ở những khu đất vàng đã trúng đấu giá này, chắc chắn khu vực này sẽ trở
thành một khu giá VIP, riêng biệt. Mặt bằng giá mới từ đó cũng sẽ được thiết lập.

3.Sai phạm trong việc đấu giá tại Thủ Thiêm


Diễn biến trên cho thấy trong quá trình triển khai dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm,
việc kiểm đếm, đo đạc địa chính, điều tra nhu cầu tái định cư thiếu chính xác,
không sát thực tế.

Trong khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 367 phê duyệt quy
hoạch 930 ha thì trước đó một số khu đất trên bán đảo Thủ Thiêm đã được giao
cho doanh nghiệp làm dự án nên không đủ diện tích.

Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh từng chỉ rõ việc 55 dự án được giao đất sau khi
có Quyết định 367 của Thủ tướng Chính phủ chứng tỏ thành phố nắm không sát và
quản lý đất đai không tốt, ảnh hưởng đến khu tái định cư 160ha./.

Vi phạm không ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai để xảy ra
hậu quả nghiêm trọng.

Trước tiên, TP HCM sẽ tổ chức đấu giá 3 lô đất ký hiệu 1-2, 1-3 thuộc khu chức
năng số 1 và 3-5 thuộc khu chức năng số 3. Sau khi đấu giá thành công 3 lô đất
này, các cơ quan sẽ triển khai lập kế hoạch chi tiết đấu giá 7 lô đất còn lại gồm lô
đất ký hiệu 3-8, 3-9 và 3-12 thuộc khu chức năng số 3, lô ký hiệu 1-5, 1-6, 1-9 và
1-10 thuộc khu chức năng số 1 và lô 7-1 thuộc khu chức năng số 7.

Trong các lô đất kể trên, có 4 lô mà TP HCM đã tổ chức đấu giá thành công với
hơn 37.000 tỷ đồng hồi cuối năm 2021. Riêng lô 3-12 có giá kỷ lục 2,43 tỷ đồng
một m2. Tuy nhiên sau đó, các doanh nghiệp trúng đấu giá lần lượt đều không nộp
tiền sử dụng đất đúng thời hạn và xin bỏ cọc.

Ngoài các lô đất sẵn sàng đấu giá, Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn 6 lô thuộc khu
chức năng phức hợp thể thao giải trí 2C. Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị
điều chỉnh quy hoạch để phù hợp chọn phương án đấu giá hay đấu thầu.

16
4.Kết quả và dư âm của vụ việc
4.1.Kết quả
Theo Luật Đấu giá tài sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu
giá, Công ty Ngôi Sao Việt sẽ mất khoản tiền đặt trước là gần 588,5 tỷ đồng. Theo
khoản 5 Điều 27 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, khoản tiền đặt trước này sau khi trừ
chi phí đấu giá tài sản, sẽ thuộc về ngân sách nhà nước.

Về quyền sử dụng lô đất 3-12 nếu hợp đồng mua bán bị chấm dứt, theo Điều 73
Luật Đấu giá tài sản, các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, quyền
sử dụng lô đất sẽ được trao trả về Trung tâm Quỹ đất TP HCM quản lý, chứ không
phải doanh nghiệp trả giá cao thứ hai - Công ty Capital One Financial.
4.2.Dư âm, hệ lụy
Thứ nhất, nó ảnh hưởng đến lòng tin về việc tổ chức đấu giá đất. Nếu như ở các vụ
đấu giá nhỏ lẻ trước đây, hiện tượng “cò đấu giá”, “quân xanh - quân đỏ” lộng
hành, tình trạng thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu
giá để "dìm giá", hay để lộ thông tin người đăng ký tham gia đấu giá để “xã hội
đen” đe dọa cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia đấu giá, ép phải xin rút hồ sơ, thì
lần này, hiệu quả tiêu cực diễn ra theo chiều ngược lại. Đó là việc theo như một số
cơ quan chức năng và dư luận xã hội là trả giá cao rồi “bỏ cọc” để “trục lợi” và
“thao túng thị trường”.

Đó là đứng từ góc độ quản lý Nhà nước, còn nhìn từ phía doanh nghiệp cũng
không tránh khỏi những hệ lụy. Chắc hẳn nhiều doanh nghiệp tham gia các cuộc
đấu giá sau này sẽ e dè hơn, thậm chí là sẽ rất thận trọng trong việc trả giá, nhất là
khi trả giá cao. Tâm lý là sau cuộc đấu giá này, họ sẽ rất sợ bị dư luận gây sức ép…

Hậu quả này kéo theo hệ lụy khác là, các doanh nghiệp chân chính sẽ giảm sút
lòng tin vào các cuộc đấu giá. Mặt khác, chính quyền địa phương cũng sẽ “run tay”
khi tổ chức đấu giá đất.

Thứ hai, từ hậu quả trên sẽ dẫn đến hệ lụy là thị trường BĐS tiếp tục rơi vào tình
trạng cung không đáp ứng cầu, khiến giá cả tiếp tục tăng. Tình trạng thiếu hụt
nguồn cung trên thị trường BĐS đã diễn ra từ mấy năm nay.

Một trong những những nguyên nhân chính là do trên các thị trường lớn, nhất là
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… hầu như không có dự án lớn nào được phê duyệt
mới. Nguyên nhân của nguyên nhân được cho là do khi các vụ án lớn liên quan đến
17
đất đai, nhất là trong việc giao đất (trong đó có vụ việc xảy ra ở Thủ Thiêm) được
phanh phui, nhiều quan chức, có cả các quan chức cấp cao phải vào tù, thì lãnh đạo
đương nhiệm các địa phương trở nên rất dè dặt trong việc phê duyệt dự án mới.

Không có dự án mới, tức là không có nguồn cung mới trong khi cầu tiếp tục tăng ắt
gây nên mất cân đối và việc tăng giá là điều đương nhiên. Việc đấu giá đất công
khai, minh bạch được cho là giải pháp khả thi tháo gỡ “nút thắt vô hình” này trong
việc giao đất, bán đất, phê duyệt dự án mới, đồng thời bảo đảm “an toàn” cho lãnh
đạo các địa phương, từ đó khiến cho cung cầu trên thị trường từng bước trở lại cân
bằng.

Mặt khác, việc thất bại trong đấu giá đất ở Thủ Thiêm cho thấy, “chiếc cọc” đấu
giá đất cũng chả an toàn là bao để lãnh đạo các địa phương “bám” vào, khiến cho
việc phê duyệt dự án mới vô hình trung lại rơi vào bế tắc. Điều này không những
không hạ được cơn tăng giá nhà đất, mà có thể lại còn khiến nó trầm trọng thêm.

5.Đánh giá và đề xuất


5.1.Đánh giá
Lãnh đạo UBND TP.HCM đã không thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ, cũng như không lập các dự án theo thứ tự ưu tiên để trình duyệt theo
quy định. Việc giao đất, cho thuê đất trước khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chỉ định nhà đầu tư không đúng quy định đều là
trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng, Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm…

Công tác quản lý, sử dụng đất bị buông lỏng, thiếu kiểm soát, giao đất công không
qua đấu giá => Hậu quả là không đủ đất để bố trí tái định cư theo quy hoạch được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 367/QĐ-TTg và Văn bản số
190/CP-NN, dẫn đến làm phá vỡ quy hoạch được phê duyệt, việc đầu tư xây dựng
khu đô thị mới Thủ Thiêm bị đình trệ do người dân khiếu nại kéo dài chưa được
giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân

Có một điểm chung dễ nhận thấy, là hầu hết sai phạm của các tập thể, cá nhân
trong vụ việc đều bắt nguồn từ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, phớt lờ các
quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, tài sản công, từ đó hình thành các

18
“nhóm lợi ích”, hoặc bắt tay, thông đồng với “cánh hẩu”; cố ý làm trái hoặc thiếu
trách nhiệm và có dấu hiệu trục lợi.

Theo cơ quan thẩm tra của Quốc hội , Vụ đấu giá đất tại Thủ Thiêm cũng để lại
nhiều phát sinh, hệ lụy. Trước hết là mặt bằng giá đất tại Thủ Thiêm nói riêng,
thành phố Hồ Chí Minh nói chung bị đầy lên cao, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường
bất động sản. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo sự tăng
giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản, làm tăng lượng hàng tồn kho có giá trị
lớn. Giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào và kéo theo tăng giá nhà ở, bất động
sản khiến doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án nhà ở giá bình dân, giá thấp,
gây khó khăn cho người dân trong tiếp cận nhà ở.
5.2.Đề xuất
1. Về cơ chế chính sách và chấn chỉnh quản lý
1.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính:

- Tham mưu cho Chính phủ hoặc ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền, hoàn
thiện các quy định về việc xác định chi phí lãi vay trong phương pháp thặng dư để
tính tiền sử dụng đất cho phù hợp, chính xác và khách quan.

- Xem xét hướng dẫn phương pháp phân bổ chi phí dự phòng cho khối lượng phát
sinh trong tổng mức đầu tư vào chi phí được tính trong phương pháp thặng dư để
tính giá trị quyền sử dụng đất, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhà nước và doanh
nghiệp. Vì chi phí đó là khoản dự phòng khối lượng phát sinh do không lường
trước được trong quá trình thực hiện, có thể sử dụng hết hoặc một phần chi phí này.

1.2. Đối với Bộ Tài chính: sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc sử
dụng quỹ đất sạch báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thực hiện việc thanh toán cho
các dự án BT nói chung và KĐTM Thủ Thiêm nói riêng.

1.3. Đối với Bộ Xây dựng:

- Xem xét, bổ sung hoặc điều chỉnh quy chuẩn xây dựng, đảm bảo đáp ứng kịp thời
cho hoạt động xây dựng ngày càng phát triển; xem xét, xử lý việc xây dựng của
Công ty cổ phần Đại Quang Minh không đảm bảo đúng theo quy chuẩn xây dựng
mà Thanh tra Bộ Xây dựng đã kết luận.

- Xem xét theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định rõ thời
gian trực tiếp kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo Điều 32 Nghị
19
định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ để tránh việc cán bộ kiểm
tra kéo dài thời gian trực tiếp kiểm tra, gây lãng phí cho doanh nghiệp khi đưa
công trình vào khai thác sử dụng.

1.4. Đối với UBND Thành phố Hồ Chí Minh:

UBND Thành phố cần xem xét và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
xử lý đối với khoản thuế VAT trong các hợp đồng BT như tại dự án BT 04 tuyến
đường chính…
2. Về xử lý trách nhiệm
- Giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ
chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao
thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây
dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư
vấn, các nhà đầu tư dự án, v.v đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong Phần Kết
quả và Kết luận thanh tra.

- Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương
để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ
Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu
trong Kết luận thanh tra này.

III.Kết luận
Kết luận thanh tra chỉ rõ những sai phạm của lãnh đạo thành phố như: giao đất
không qua đấu giá, giao đất không đúng với giấy phép kinh doanh; không đúng
thẩm quyền; không có quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt; chưa ký hợp đồng

20
thuê đất vẫn cho phép sử dụng. Các dự án này khi triển khai thì lấn sông, xây dựng
công trình sai quy hoạch, vượt số tầng, tính toán tiền sử dụng đất sai...

Những sai phạm này cho thấy, chính quyền địa phương lúc đó đã bất chấp chỉ đạo
của Thủ tướng và coi thường quyền lợi người dân

Sai phạm này điển hình cho việc thay đổi liên tục quy hoạch của một số dự án và
làm “biến dạng” hẳn quy hoạch ban đầu. Dù rằng “biến dạng” mỗi nơi một kiểu,
nhưng tác hại đến xã hội thì không thể đong đếm.

21

You might also like