You are on page 1of 29

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC


HỌC PHẦN

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI 1

Đề số 12

HỌ VÀ TÊN : Trần Hà Anh


MSSV : 441940
LỚP : N10 – TL2
NHÓM : 01

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1

NỘI DUNG........................................................................................................................ 1

I. Thực trạng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.....................1

1. Phân tích quy định pháp luật..........................................................................................1

1.1. Quy định về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán…....................................................................................................................... 1

1.1.1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.................................................1

1.1.2. Chủ nợ...................................................................................................................... 2

1.1.3. Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản..........................................2

1.1.4. Toà án....................................................................................................................... 3

1.2. Quy định về quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán...4

1.2.1. Quy định về xác định và kiểm kê tài sản..................................................................4

1.2.2. Quy định về thu hồi tài sản.......................................................................................4

1.2.3. Quy định về các biện pháp bảo toàn tài sản..............................................................5

2. Đánh giá thực trạng pháp luật.........................................................................................7

1.1. Những điểm tiến bộ..................................................................................................... 7

1.2. Những điểm hạn chế....................................................................................................9

II. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản......9

III. Một số hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán...................11

1. Hướng hoàn thiện pháp luật.........................................................................................12


2. Hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật...............................................................12

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................13

PHỤ LỤC........................................................................................................................ 14
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTCP Công ty cổ phần

CTHD Công ty hợp danh

DN Doanh nghiệp

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

HTX Hợp tác xã

LPS Luật phá sản

QTV Quản tài viên

TAND Toà án nhân dân

TS Tài sản

XNK Xuất nhập khẩu


1

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản DN được coi là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn
tại khách quan. Trong các quy định pháp luật về phá sản, vấn đề quản lý TS của DN, HTX
mất khả năng thanh toán nợ đến hạn sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản luôn là vấn
đề quan trọng cần nghiên cứu bởi vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích
hợp pháp của rất nhiều chủ thể trong quá trình triển khai thủ tục phá sản. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề, em xin phép chọn đề số 12 làm đề thi kết thúc học phần môn
Luật Thương mại 1.

NỘI DUNG
I. Thực trạng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán nợ đến hạn sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Khoản 1 điều 4 LPS 2014 định nghĩa “DN, HTX mất khả năng thanh toán là DN,
HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày
đến hạn thanh toán”. Các quy định của pháp luật hiện hành không đưa ra định nghĩa về
quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán, tuy nhiên, từ các quy định liên quan,
có thể hiểu quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán là các hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, QTV và các bên liên quan nhằm kiểm kê, giám sát và kiểm
tra toàn bộ TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán. Từ những vấn đề lý luận về pháp
luật, có thể định nghĩa pháp luật về quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán
chính là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành dùng để điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh
toán.
1. Phân tích quy định pháp luật
1.1. Quy định về chủ thể quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán
1.1.1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Đây là chủ thể nắm vai trò là chủ sở hữu TS, chính vì vậy nên cũng nắm nhiều quyền
và nghĩa vụ nhất trong số các chủ thể quản lý TS. Cụ thể, bên cạnh quyền và nghĩa vụ của
người tham gia thủ tục phá sản tại điều 18 1, đối tượng này có những quyển về quản lý TS
1
Phụ lục 2
2

với tư cách là chủ sở hữu như: Tiếp tục được hoạt động kinh doanh dưới sự giám sát của
QTV, DN quản lý, thanh lý TS (khoản 1 điều 47); Tiến hành kiểm kê TS và xác định giá
trị TS đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản
(khoản 1 điều 65).
1.1.2. Chủ nợ
Đây là chủ thể được lợi nhiều nhất từ TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán, nên
nếu muốn thu hồi được nợ thì chủ thể này phải quản lý TS của con nợ hết sức chặt chẽ.
Mặc dù không được trực tiếp quản lý TS nhưng chủ nợ có thể gián tiếp quản lý TS của con
nợ thông qua các quyền sau được quy định tại LPS 2014: chỉ định QTV hoặc DN quản lý,
thanh lý TS (điều 26); tham gia hội nghị chủ nợ, nghe báo cáo về tình hình tài chính của
DN, HTX mất khả năng thanh toán và được đưa ra yêu cầu về vụ việc (điều 81); một số
quyền chung khác tại điều 18.
1.1.3. Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Quản tài viên
Khoản 7 điều 4 LPS 2014 định nghĩa “QTV là cá nhân hành nghề quản lý, thanh lý
TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán trong quá trình giải quyết phá sản”. LPS 2014
cũng quy định phạm vi đối tượng trở thành QTV khá rộng bao gồm luật sư, kiểm toán
viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh
nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo 2. Do tính chất đặc thù công việc, những cá
nhân muốn hành nghề QTV sẽ cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện tại khoản 2 điều 12
LPS 2014. Đồng thời điều 14 cũng quy định chi tiết một số cá nhân không được phép hành
nghề này.
Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của LPS về QTV và
DN hành nghề quản lý, thanh lý TS cũng đặt ra những quy định cụ thể hơn về QTV. Điều
2 quy định những nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý TS từ khoản 1 đến khoản 4.
Đồng thời để đảm bảo tính độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như tính trung thực,
minh bạch của chủ thể này trong quá trình hành nghề thì pháp luật cũng quy định điều
khoản về nghĩa vụ của QTV tại điều 7. Bên cạnh đó, nghị định này còn quy định những
hành vi bị nghiêm cấm đối với QTV trong quá trình hoạt động tại điều 3. Mặc dù có những
quy định rất chặt chẽ về vấn đề này tuy nhiên không phải cá nhân nào được cấp chứng chỉ

2
Khoản 1 diều 12 LPS 2014
3

hành nghề QTV đều có thể tự ý tham gia vào hoạt động quản lý TS. Chỉ có những người
được Thẩm phán chỉ định mới có thể thực hiện hoạt động này và có thể bị thay đổi.
Doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
Khoản 8 điều 4 LPS 2014 đưa ra khái niệm về đối tượng này như sau “DN quản lý,
thanh lý TS là DN hành nghề quản lý, thanh lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán
trong quá trình giải quyết phá sản.” Cũng theo điều 13 thì DN quản lý, thanh lý TS bao
gồm: CTHD có tối thiểu hai thành viên hợp danh là QTV, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
của CTHD là QTV; DNTN có chủ DN là QTV đồng thời là giám đốc. Với chế độ trách
nhiệm TS là trách nhiệm vô hạn, việc quy định như trên đã đặt yêu cầu cao đối với DN
hành nghề quản lý TS, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và giảm thiểu rủi ro. Tương tự
với những quy định về QTV thì DN quản lý, thanh lý TS cũng có những quy định cụ thể
như các vấn đề về những hành vi bị nghiêm cấm, tạm đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt
động,…3
Điều 16 LPS 2016 quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của QTV và DN hành nghề
quản lý, thanh lý TS4. Một số hướng dẫn cụ thể về đăng ký hành nghề, thành lập chi nhánh,
văn phòng đại diện cũng được quy định chi tiết hơn tại nghị định 22/2015/NĐ-CP.
1.1.4. Toà án
Có thể nói, về bản chất, Toà án là chủ thể nhân danh Nhà nước đứng ra quản lý TS
của DN, HTX mất khả năng thanh toán nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người liên
quan như chủ nợ, người lao động và những người khác. Trong đó thẩm phán là chủ thể phụ
trách tiến hành có vai trò quyết định trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý cơ bản. Xem
xét vai trò quản lý TS của Toà án chính là xem xét đến vai trò của Thẩm phán tham gia
phá sản. Khoản 3 và khoản 4 Điều 9 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến
hành thủ tục phá sản như sau: “3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi QTV, DN quản lý,
thanh lý TS. 4. Giám sát hoạt động của QTV, DN quản lý, thanh lý TS”. Điều 45, 46 cũng
cụ thể hơn các quy định này. Từ quy định trên có thể thấy, Toà án không trực tiếp thực
hiện quyền quản lý TS của DN mất khả năng thanh toán mà thông qua việc chỉ định, thay
đổi QTV, DN quản lý, thanh lý TS để các chủ thể này thực hiện quyền quản lý trực tiếp,
Thẩm phán chỉ đóng vai trò giám sát hoạt động (khoản 4 điều 9 LPS 2014).
Bên cạnh đó, thẩm phán còn có quyền “Quyết định việc thực hiện kiểm toán DN,
3
Phụ lục 3
4
Phụ lục 4
4

HTX mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết” (khoản 5 điều 9 LPS 2014) để
xác minh tính minh bạch, trung thực của các thông tin tài chính, hỗ trợ các chủ thể khác
thực hiện việc quản lý dễ dàng hơn. Nếu DN, HTX mất khả năng thanh toán có ý định tẩu
tán TS, TS có nguy cơ thất thoát,…thì theo đề nghị của chủ thể có liên quan, Thẩm phán
còn có nhiệm vụ “Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của
pháp luật” (Khoản 7 điều 9 LPS 2014) để bảo toàn TS. Ngoài ra Thẩm phán còn có thẩm
quyền xem xét, chấp nhận những đề xuất của QTV và DN quản lý, thanh lý TS.
1.2. Quy định về quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1.2.1. Quy định về xác định và kiểm kê tài sản
Việc xác định chính xác và đầy đủ phạm vi khối TS của DN, HTX chính là tiền đề,
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý TS. Vì vậy LPS 2014 đã đề ra những quy định
liên quan đến TS như sau:
Thứ nhất, quy định để xác định tài sản. Điều 64 LPS 2014 đã liệt kê khá chi tiết các
loại TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán, trong đó phân chia thành 3 khoản lần lượt
đối với DN, HTX; DNTN, CTHD; TS không chia của HTX. Khoản 1 liệt kê ra những TS
chung đối với các DN, HTX 5. Đối với DNTN và CTHD, bởi chủ DNTN và thành viên hợp
danh của CTHD phải chịu trách nhiệm vô hạn về TS, do đó khoản 2 đã quy định riêng TS
đối với hai loại DN này bao gồm TS quy định tại khoản 1 và TS không trực tiếp dùng vào
hoạt động kinh doanh của các chủ thể trên. HTX có một loại TS đặc biệt là TS không chia
được nên điều luật này cũng dành riêng khoản 3 quy định việc xử lý TS không chia được
sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về HTX.
Thứ hai, kiểm kê tài sản. Sau khi đã xác định được phạm vi khối TS như trên, việc
tiếp theo cần làm là kiểm kê TS nhằm mục đích xem xét tổng TS hiện có cũng như ước
lượng giá trị khối TS đó của DN, HTX. Mặc dù điểm b khoản 1 điều 16 LPS 2014 quy
định chủ thể có nghĩa vụ lập bảng kê TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán là QTV,
DN quản lý, thanh lý TS nhưng chủ thể trực tiếp kiểm kê, xác định giá trị TS là chính DN,
HTX mất khả năng thanh toán theo khoản 1 điều 65. Theo khoản 2, khoản 4 điều 65 QTV,
DN quản lý, thanh lý tài sản sẽ có trách nhiệm chỉ định đại diện để kiểm kê tài sản và xác
định giá trị nếu đại diện DN, HTX vắng mặt hoặc kiểm kê nếu Toà án nhận thấy việc kiểm
kê không chính xác.

5
Phụ lục 5
5

1.2.2. Quy định về thu hồi tài sản


Thứ nhất, đối với các trường hợp thông thường, việc thu hồi TS sẽ diễn ra sau khi có
quyết định tuyên bố phá sản và thuộc thẩm quyền của Chấp hành viên theo điểm c khoản 2
điều 120 LPS 2014, quá trình thu hồi sẽ theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Thứ hai, thu hồi TS trong trường hợp có vi phạm được quy định tại điều 125, thuộc
thẩm quyền của Toà án, do QTV, DN quản lý, thanh lý TS, Chấp hành viên đề nghị đối
với các giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại điều 59. Khoản 2 điều này cũng đề cập
đến trường hợp nếu có tranh chấp về thu hồi TS hay phần chênh lệch giá trị TS của DN,
HTX thì được xử lý theo quy định tại điều 115 – điều này về xử lý trường hợp có tranh
chấp TS trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.
1.2.3. Quy định về các biện pháp bảo toàn tài sản
a. Tuyên bố giao dịch vô hiệu
Nhằm đảm bảo TS của DN, HTX không bị thất thoát, từ đó bảo vệ quyền lợi và bảo
đảm sự bình đẳng của các chủ nợ, các nhà làm luật đã quy định về điều kiện những giao
dịch bị coi là vô hiệu để tránh DN, HTX có các hành vi tẩu tán tài sản. Điều 59 LPS 2014
đã liệt kê một số trường hợp giao dịch bị coi là vô hiệu, trong đó chia ra làm 2 trường hợp
với hai mốc thời gian khác nhau, trường hợp thông thường được quy định từ điểm a đến
điểm e khoản 16 với thời gian 6 tháng trước ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Trường hợp tại khoản 2 quy định các giao dịch tại khoản 1 nhưng thực hiện với những
người liên quan (quy định tại khoản 3) trong thời gian 18 tháng – khoảng thời gian hợp lý
bởi đó là giao dịch với những người liên quan là những đối tượng có khả năng nắm rõ tình
hình công ty, từ đó việc tẩu tán TS có thể diễn ra dễ dàng hơn. Trong đó cần chú ý điểm e
khoản 1 “Giao dịch khác với mục đích tẩu tán TS…” có thể hiểu như hợp đồng song vụ
trong đó phần nghĩa vụ của DN, HTX lớn hơn phần nghĩa vụ của bên còn lại. Khi các giao
dịch trên bị tuyên bố vô hiệu thì những TS thu hồi được phải nhập vào khối TS của DN.
Thông qua khoản 1 điều 60 LPS 2014, có thể hiểu chủ thể có quyền yêu cầu Toà án
tuyên bố giao dịch vô hiệu bao gồm QTV, DN quản lý, thanh lý TS và người tham gia thủ
tục phá sản (những chủ thể theo khoản 10 điều 4). Điều 60 cũng quy định về tuyên bố giao
dịch vô hiệu, trong đó hậu quả pháp lý khi tuyên bố giao dịch vô hiệu tại điểm b khoản 1
sẽ được thực hiện theo điều 131 BLDS 2015, chủ thể tuyên bố giao dịch vô hiệu là Toà án

6
Phụ lục 6
6

đang giải quyết vụ việc phá sản mà không cần yêu cầu Toà án nơi có giao dịch giải quyết.
Quy định này nhằm đảm bảo việc xử lý kịp thời, tránh thất thoát TS.
b. Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực
Hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng sau khi bị đệ đơn yêu cầu phá sản trên thực
tế có thể có lợi cho DN, HTX nhằm phục hồi, tuy nhiên trong một số trường hợp cũng có
khả năng gây thêm tổn thất cho khối TS phá sản. Vì vậy luật đưa ra quy định về tạm đình
chỉ hợp đồng tại điều 61 LPS 2014 nhằm bảo toàn TS DN, HTX, đồng thời bảo vệ lợi ích
của chủ nợ và DN, HTX. Khoản 1 điều này quy định quyền yêu cầu thuộc về chủ nợ, DN,
HTX khi bằng ý kiến chủ quan của mình cho rằng “việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu
lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho DN,
HTX”. Thời hạn thực hiện quyền yêu cầu là 05 ngày làm việc kể từ ngày Toà án thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản, đồng thời Toà án cũng có thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận
được văn bản yêu cầu để chấp thuận hoặc từ chối yêu cầu, điều này bảo đảm sự can thiệp
kịp thời của Toà án nhằm bảo vệ khối TS.
Đối với việc đình chỉ thực hiện hợp đồng, Toà sẽ có thời hạn 05 ngày để cân nhắc,
xem xét, kiểm tra các hợp đồng bị tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 điều này để ra quyết
định tiếp tục thực hiện hoặc đình chỉ thực hiện. Hậu quả pháp lý, vấn đề thanh toán, bồi
thường thiệt hại của việc đình chỉ hợp đồng được quy định tại điều 62 LPS 2014
c. Bù trừ nghĩa vụ
Việc bù trừ nghĩa vụ được thực hiện theo điều 63 LPS 2014. Trước hết, việc bù trừ
nghĩa vụ phải được sự đồng ý của QTV, DN quản lý, thanh lý TS và nhóm chủ thể này
cũng phải báo cáo lại với Toà án về việc bù trừ nghĩa vụ theo khoản 2. Đây là quy định
nhằm kiểm soát chặt chẽ việc bù trừ nghĩa vụ, trách việc DN lợi dụng thủ tục này để ưu
tiên trả nợ cho chủ nợ. Khoản 3 nêu ra các phương pháp bù trừ nghĩa vụ, có thể khái quát
thành ba trường hợp là (i) Nghĩa vụ TS tương đương nhau; (ii) Nghĩa vụ TS có phần chênh
lệch TS lớn hơn thuộc về DN, HTX; (iii) Nghĩa vụ TS có phần chênh lệch TS lớn hơn
thuộc về bên giao kết hợp đồng còn lại thì bên đó sẽ là chủ nợ không có bảo đảm đối phần
phần TS chênh lệch. Ngoài ra những giao dịch này cũng được xem xét tính hợp pháp trong
mối tương quan với những giao dịch vô hiệu, tạm đình chỉ, đình chỉ hợp đồng.
d. Đăng ký giao dịch bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 69 LPS 2014 quy định về trường hợp DN, HTX cho người khác vay TS mà theo
7

quy định của pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký 7 thì phải thực
hiện ngay việc đăng ký, nếu DN, HTX không thực hiện thì QTV, DN quản lý, thanh lý TS
phải thực hiện việc đăng ký. Đây là một thủ tục cần thiết để bảo đảm quyền lợi cho các
bên trong giao dịch bảo đảm, theo đó sẽ dễ dàng xác định thứ tự ưu tiên thanh toán của các
bên nhận bảo đảm căn cứ vào thời điểm đăng ký.
e. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo khoản 1 điều 70 LPS 2014, các chủ thể bao gồm các chủ thể tại Điều 5, QTV,
DN quản lý, thanh lý TS có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng
một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời trong số 9 biện pháp quy định từ điểm a đến
điểm i tại khoản này. Mục đích duy nhất của việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
nhằm duy trì và bảo toàn khối TS, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của DN, HTX. Các biện pháp trên đều mang tính chất xử lý những trường hợp cần
được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp này đòi hỏi
Thẩm phán phải có sự đánh giá khách quan và nhanh chóng, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu
Thẩm phán phải có chuyên môn cao về pháp lý và tài chính để có thể đưa ra nhận định
chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên 8.
f. Quản lý tài sản thông qua ngân hàng doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản
Điều 73 LPS 2014 quy định nghiêm cấm các ngân hàng mà DN, HTX bị tuyên bố
phá sản có tài khoản thực hiện việc thanh toán các khoản nợ kể từ ngày Toà án ra quyết
định tuyên bố phá sản, trừ trường hợp có văn bản đồng ý của Toà án hoặc cơ quan thi hành
án dân sự. Có thể thấy nhằm ngăn chặn ngân hàng lợi dụng vị thế của mình thực hiện giao
dịch có lợi cho chính ngân hàng hoặc các chủ nợ khác, pháp luật đã quy định hình thức
này như một sự quản lý trực tiếp lên khối TS. Đối với các khoản vay có bảo đảm, ngân
hàng cũng chỉ được quyền ưu tiên thanh toán với TS bảo đảm đó theo quy định của pháp
luật.
2. Đánh giá thực trạng pháp luật
I.1. Những điểm tiến bộ
Thứ nhất, xây dựng chế định pháp luật về QTV, DN quản lý, thanh lý TS. Trước
đây, theo quy định của điều 9 LPS 2004 thì chủ thể chính thực hiện nhiệm vụ quản lý,
thanh lý TS chính là Tổ quản lý, thanh lý TS do Thẩm phán ra quyết định thành lập. Nhìn
7
Xem thêm Khoản 1 điều 4 nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm
8
Đào Hải Lâm, Quản lý TS của DN mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật TS hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2015, tr.59
8

vào quy định này cũng như thực tiễn áp dụng, có thể thấy những chủ thể này đều gặp khó
khăn trong việc quản lý TS bởi đều không có hoặc ít chuyên môn về các hoạt động kinh
doanh thương mại. Điều 11 LPS 2014 đã giao công việc này cho hai chủ thể là QTV và
DN quản lý, thanh lý TS. Pháp luật đã có những thay đổi theo hướng đề cao và có những
yêu cầu cụ thể về chuyên môn theo hướng vừa là chủ thể độc lập đồng thời vẫn bảo đảm
sự giám sát đa chiều khi quy định Thẩm phán sẽ chỉ định và giám sát hoạt động.
Thứ hai, điểm mới trong quy định về kiểm kê, xác định giá trị TS. Điều 49 LPS 2004
đã quy định về TS của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một
số thiếu sót. Khắc phục tình trạng này, khoản 1 điều 64 LPS 2014 đã bổ sung thêm một số
quy định như TS và quyền TS mà DN, HTX có được sau ngày mở thủ tục phá sản; TS và
quyền TS thu hồi được từ các giao dịch vô hiệu, hành vi cất giấu, tẩu tán TS và thêm một
trường hợp dự liệu là các TS khác theo quy định của pháp luật. Điều 50 LPS 2004 quy
định nếu xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị TS không chính xác thì Tổ quản lý, thanh
lý TS mới tổ chức kiểm kê, xác định lại. Thực tế, vẫn còn xảy ra trường hợp đại diện DN,
HTX vắng mặt, không hợp tác việc kiểm kê và xác định giá trị TS, gây cản trở không nhỏ
trong hoạt động quản lý TS. LPS 2014 đã bổ sung quy định này tại khoản 2 điều 65.
Thứ ba, bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp khi TS bị thu hồi. LPS 2004
không hề quy định về việc giải quyết tranh chấp khi TS bị thu hồi trong khi trên thực tiễn
đây là vấn đề thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý TS,
cản trở việc thu hồi TS để xử lý sau đó. Khắc phục thiếu sót này, LPS 2014 đã kịp thời bổ
sung thiếu sót này tại khoản 2 điều 125.
Thứ tư, điều chỉnh trong việc tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trước đây, điều 43 LPS
2004 chỉ quy định khoảng thời gian tuyên bố giao dịch vô hiệu là 3 tháng trước ngày Toà
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Đây là một khoảng thời gian khá ngắn, tạo điều
kiện cho DN, HTX cơ hội tiến hành các giao dịch tẩu tán TS. Bên cạnh đó quy định cụ thể
về các loại giao dịch cũng còn khá hẹp. Điều 59 LPS 2014 đã khắc phục nhược điểm này
bằng việc tăng thời gian lên 6 tháng, đồng thời chuyển thời điểm thành trước ngày toà án
mở thủ tục PS, cũng như mở rộng thêm phạm vi các giao dịch như tặng cho đối với TS nói
chung,…LPS 2014 còn bổ sung thêm trường hợp giao dịch đối với người liên quan và quy
định thời gian 18 tháng.
Thứ năm, điểm mới trong quy định về bù trừ nghĩa vụ. Nếu theo khoản 2 điều 48
9

LPS 2004, phương pháp bù trừ nghĩa vụ trong trường hợp giá trị TS hoặc công việc không
tương đương nhau được quy định “các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch”
đã gây ảnh hưởng đến TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán khi phần chênh lệch giá
trị TS lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp đồng với DN, HTX, thì nhằm bảo toàn TS, khoản
3 điều 63 LPS 2014 đã tách riêng các trường hợp và quy định nếu trường hợp trên xảy ra
thì bên giao kết hợp đồng với DN, HTX sẽ trở thành chủ nợ không có bảo đảm đối với
phần giá trị TS chênh lệch.
I.2. Những điểm hạn chế
Thứ nhất, chưa có quy định riêng về danh mục các TS thuộc diện loại trừ. Đây là tồn
tại từ LPS 2004 và đến LPS 2014 quy định này vẫn không thay đổi. Như đã phân tích ở
trên, chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN và thành viên hợp danh của CTHD đã
phát sinh thêm khoản 2 điều 64 khi xác định các loại TS của DN, HTX mất khả năng thanh
toán bao gồm toàn bộ TS của những đối tượng này không trực tiếp dùng vào hoạt động
kinh doanh. Trong khi đó, nếu xét ở khía cạnh nhân đạo và thông lệ chung quốc tế thì đối
với trường hợp con nợ là chủ DNTN, thành viên hợp danh của CTHD thì pháp luật cũng
phải xác định TS miễn trừ. Đó có thể là đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, các khoản trợ cấp, tiền
bồi thường do bị tổn hại sức khoẻ, tiền bảo hiểm,…Nếu theo quy định hiện tại, chủ DNTN
và thành viên CTHD sau khi thanh toán nợ thì khả năng không còn con đường sống rất
cao9.
Thứ hai, chưa có quy định chi tiết về vấn đề xác định giá trị TS của DN, HTX mất
khả năng thanh toán. Như đã phân tích ở trên, trách nhiệm xác định TS thuộc về DN, HTX
dưới sự giám sát của Toà án, QTV và DN quản lý, thanh lý TS. Tuy nhiên hiện nay, LPS
2014 vẫn chưa định ra những quy định chi tiết về vấn đề này. Mặc dù việc xác định TS vẫn
có sự giám sát của các chủ thể có thẩm quyền, tuy nhiên việc không có quy định cụ thể
khiến hoạt động xác định diễn ra không hiệu quả và chính xác, trung thực, DN, HTX vẫn
có thể cố ý xác định giá trị TS sai nhằm trục lợi. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hiệu quả và năng suất của hoạt động quản lý TS, nếu xảy ra sai sót không được phát hiện
kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các bên liên quan.
Thứ ba, điều 125 về cơ chế thu hồi TS khi có vi phạm chỉ đề cập đến TS từ giao dịch
vô hiệu. Khoản 1 điều 64 về TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán có đề cập đến TS
9
Hoàng Thị Kim Nhung, Quản lý TS của DN mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội,
luận văn thạc sĩ Luật học, 2020, tr.44
10

thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán TS của DN, HTX tại điểm đ, tuy nhiên khoản 1 điều
125 lại chỉ nhắc đến TS từ giao dịch vô hiệu. Đây là một thiếu sót lớn của pháp luật về cơ
chế thu hồi TS do vi phạm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý TS.
II. Thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất
khả năng thanh toán nợ đến hạn sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
Sau khi LPS 2014 có hiệu lực, với những ưu điểm như đã trình bày, đã cải cách và
khắc phục được nhiều vướng mắc của LPS 2004, đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc phá
sản nói chung, hoạt động quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán cũng được cải
thiện. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các Tòa án nhân dân thì, từ khi LPS 2014 có hiệu
lực thi hành đến ngày 31/3/2020, bên cạnh việc tiếp tục giải quyết 229 vụ việc đã thụ lý từ
những năm trước, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý mới 587 vụ việc phá sản. Trong đó, Tòa
án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287 vụ việc, ra quyết định không mở thủ tục phá
sản 97 vụ việc, ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản 139 vụ việc, ra quyết định đình
chỉ thủ tục phá sản 67 vụ việc, áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh 6 vụ việc 10.
LPS 2014 đặt ra chế định hoàn toàn mới về QTV, DN quản lý thanh lý TS cùng với
nghị định số 22/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
LPS về QTV và hành nghề quản lý, thanh lý TS đã thúc đẩy hoạt động cấp chứng chỉ hành
nghề cho các QTV và đăng ký hoạt động cho DN quản lý, thanh lý TS diễn ra nhanh
chóng, thuận lợi, tạo điều kiện cho việc hình thành đội ngũ này trong thời gian ngắn nhằm
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Theo số liệu thông kê của Bộ Tư pháp, tính đến tháng 4/2020,
cả nước có 270 QTV hành nghề với tư cách cá nhân; hơn 40 DN quản lý, thanh lý TS đang
hoạt động.
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực so với khoảng thời gian triển khai LPS 2004,
hiện nay thực tiễn thi hành pháp luật vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
Thứ nhất, việc không tuân thủ triệt để chế độ tài chính – kế toán gây khó khăn cho
việc xác định phạm vi khối TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán. Việc tài chính
không minh bạch khiến việc xác định phạm vi, tình trạng TS gặp nhiều khó khăn, từ đó
gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh
toán.
Thứ hai, hoạt động của QTV, DN quản lý TS chưa đúng với bản chất của chủ thể
10
Thái Vũ, Cảnh Dinh (2020), Hội thảo Tổng kết thực tiễn thi hành LPS năm 2014, Tạp chí Toà án nhân dân,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/hoi-thao-tong-ket-thuc-tien-thi-hanh-luat-pha-san-nam-2014, truy cập lần cuối ngày 8/7/2021
11

này. Đây vốn là một chủ thể độc lập, tuy nhiên thông qua quy định của pháp luật, QTV,
DN quản lý, thanh lý TS thực chất là giúp việc cho Thẩm phán trong hoạt động quản lý
TS. Nhưng trên thực tế, chủ thể này lại được xem như là hoạt động dịch vụ, theo tính chất
“làm công ăn lương”, không được xem trọng, không đảm bảo sự phù hợp với vị trí, vai trò
của nó, từ đó hiệu quả hoạt động chưa cao
Thứ ba, DN, HTX mất khả năng thanh toán và cả các chủ thể có thẩm quyền chưa
tuân thủ pháp luật về quản lý TS. Đây chính là một trong những hạn chế gây ảnh hưởng
lớn nhất đến hoạt động quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán.
Vụ việc cụ thể: Toà án tiếp tay cho hành động tẩu tán TS của CTCP XNK Thanh
Hoá
Tóm tắt vụ việc: CTCP XNK Thanh Hoá thực hiện hợp đồng mua bán với CTCP
Vật tư Nông sản nhưng nợ số tiền 20.0038.234.802 không trả, khoản nợ được thế chấp
bằng căn nhà 20 tỷ đồng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Mặc dù đã có đơn
thi hành án từ 22/5/2015, tuy nhiên ngày 27/7/2017 CTCP XNK Thanh Hoá đã thực hiện
tất toán toàn bộ nghĩa vụ tại Vietcombank Thanh Hoá. 28/7/2017 công ty này ký hợp đồng
bán căn nhà cho CTCP tập đoàn Hữu Tín với giá 5.675.500.000. Nhận thấy dấu hiệu tẩu
tán TS, Chấp hành viên đã ban hành quyết định ngừng việc chuyển quyền sở hữu, tuy
nhiên CTCP XNK Thanh Hoá đã làm thủ tục phá sản nhằm cản trở thi hành án. 7/9/2017
TAND tỉnh Thanh Hoá thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, 13/9/2017 toà ra quyết định
mở thủ tục phá sản. 14/10/2017 khi thấy có dấu hiệu bất thường trong quá trình thi hành
án, CTCP Vật tư Nông sản có đơn yêu cầu TAND tỉnh Thanh Hoá tuyên bố giao dịch
chuyển nhượng căn nhà vô hiệu. 31/01/2018 Thẩm phán TAND tỉnh Thanh Hoá ra quyết
định 01/2018/QĐ-TA về việc không chấp nhận yêu cầu của người tham gia thủ tục phá
sản, bác bỏ toàn bộ các yêu cầu của CTCP Vật tư Nông sản 11.
Bình luận vụ việc: Thông qua vụ việc, có thể thấy ở đây giao dịch chuyển nhượng
căn nhà giữa CTCP XNK Thanh Hoá và CTCP tập đoàn Hữu Tín là giao dịch vô hiệu do
chuyển nhượng TS không theo giá thị trường bởi giá trị hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với
giá trị thực của căn nhà cả trên thị trường và trong giao dịch (điểm a khoản 1 điều 59 LPS
2014). CTCP Vật tư nông sản là người tham gia thủ tục phá sản theo khoản 10 điều 3 LPS
2014, cụ thể ở đây là chủ nợ, và khi xét thấy hành vi tẩu tán TS thông qua giao dịch trên,
11
Nhóm PV (2018), Tiếp vụ Inmexco Thanh Hoá tẩu tán TS: Có hay không sự tiếp tay của Toà án?, Báo Pháp luật, https://baophapluat.vn/tiep-vu-
inmexco-thanh-hoa-tau-tan-tai-san-co-hay-khong-su-tiep-tay-cua-toa-an-post276555.html , truy cập lần cuối ngày 8/7/2021
12

công ty đã nộp đơn yêu cầu TAND tỉnh Thanh Hoá tuyên bố giao dịch vô hiệu là đúng với
quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu của người tham gia thủ tục phá sản theo khoản 1
điều 60 LPS 2014. Tuy nhiên Thẩm phán lại từ chối yêu cầu đồng thời ban quyết định về
việc không tuyên bố hợp đồng vô hiệu là hành vi vi phạm pháp luật, giúp sức cho CTCP
XNK Thanh Hoá tẩu tán TS, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của CTCP Vật
tư Nông nghiệp.
III. Một số hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
quản lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
1. Hướng hoàn thiện pháp luật
Dựa trên một số hạn chế của thực trạng pháp luật đã phân tích ở phần trên, em xin
đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật tương ứng:
Thứ nhất, quy định danh mục TS loại trừ đối với chủ DNTN, thành viên hợp danh
của CTHD. Cần học hỏi quy định pháp luật của các quốc gia trên thế giới, từ đó hoàn thiện
quy định về phần này để đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu cho nhóm chủ thể này.
Thứ hai, bổ sung các quy định chi tiết về xác định giá trị TS đối với DN, HTX mất
khả năng thanh toán nhằm tăng hiệu quả của hoạt động này.
Thứ ba, bổ sung TS từ việc cất giấu, tẩu tán TS đối với cơ chế thu hồi TS do vi phạm
nhằm thống nhất các quy định của pháp luật.
2. Hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật
Từ thực tiễn thi hành pháp luật còn nhiều vấn đề tồn đọng, em xin phép đưa ra một số
đề xuất để việc triển khai pháp luật trên thực tiễn diễn ra hiệu quả hơn:
Thứ nhất, tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật về phá sản nói chung, về
quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán nói riêng để các chủ thể nhận thức rõ
hơn, từ đó tuân thủ pháp luật tốt hơn, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể tham gia quản lý TS. Cần
có những buổi tập huấn chuyên môn về năng lực cũng như giáo dục về phẩm chất đạo đức.
Thứ ba, tăng cường việc giám sát, kiểm tra chéo đối với các chủ thể tham gia quản lý
TS. Từ thực tiễn, có thể thấy các vụ việc tiêu cực xảy ra một phần nguyên nhân không nhỏ
xuất phát từ việc thiếu trách nhiệm, tiếp tay cho hành vi trái pháp luật. Vì vậy bên cạnh
việc nâng cao trách nhiệm và năng lực, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ để những
vụ việc tiêu cực không còn xảy ra trong tương lai.
13

KẾT LUẬN
Các quy định về quản lý TS của DN, HTX mất khả năng thanh toán tại LPS 2014 về
cơ bản đã hoàn thiện và có những điểm tiến bộ so với LPS 2004, tuy nhiên vẫn còn một số
điểm hạn chế cần khắc phục, đồng thời thực tiễn thi hành pháp luật về vấn đề cũng còn
nhiều điểm chưa hoàn thiện. Thông qua bài làm, em đã phân tích các quy định pháp luật có
liên quan đến vấn đề, đồng thời chỉ ra một số ưu điểm và hạn chế của những quy định này,
tiến hành nghiên cứu thực tiễn triển khai pháp luật, từ đó đưa ra một số hướng hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật ứng với các hạn chế còn tồn tại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Luật phá sản 2004
2. Luật phá sản 2014
3. Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của LPS về quản trị
viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý TS
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại 1, Nxd Tư pháp, 2020.
5. Đào Hải Lâm, Quản lý TS của DN mất khả năng thanh toán nợ theo pháp luật TS hiện
hành, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2015.
6. Hoàng Thị Kim Nhung, Quản lý TS của DN mất khả năng thanh toán theo quy định
của pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ
Luật học, 2020.
7. Long Vũ Quỳnh Phương, Thực trạng pháp luật về phá sản doanh nghiệp và các giải
pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ luật học, 2017.
8. Nhóm PV (2018), Tiếp vụ Inmexco Thanh Hoá tẩu tán TS: Có hay không sự tiếp tay
của Toà án?, Báo Pháp luật, https://baophapluat.vn/tiep-vu-inmexco-thanh-hoa-tau-
tan-tai-san-co-hay-khong-su-tiep-tay-cua-toa-an-post276555.html , truy cập lần cuối
ngày 8/7/2021
9. Quách Thị Thu Hương, Luật Phá sản 2014 – Bước phát triển của pháp luật phá sản
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, 2015.
14

10. Thái Vũ, Cảnh Dinh (2020), Hội thảo Tổng kết thực tiễn thi hành LPS năm 2014, Tạp
chí Toà án nhân dân, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/hoi-thao-tong-ket-thuc-
tien-thi-hanh-luat-pha-san-nam-2014, truy cập lần cuối ngày 8/7/2021
11. Trần Danh Phú, Sự tham gia của Quản tài viên trong quá trình giải quyết phá sản
doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật phá sản 2014, luận văn thạc sĩ luật
học, 2017.
12. Trường Đại học Luật Hà Nội, Thực tiễn thi hành Luật Phá sản 2014 và kiến nghị hoàn
thiện, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 2018.
15

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hình ảnh của vụ việc tẩu tán TS của CTCP XNK Thanh Hoá
16

Nhọc nhằn đi đòi nợ suốt nhiều năm qua, Apromaco đã làm đơn tố cáo Công ty Cổ phần
XNK Thanh Hóa gửi tới các cơ quan chức năng, nhưng đến nay mọi việc vẫn "dậm chân
tại chỗ"
Phụ lục 2. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản
Điều 18. Quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản (LPS 2014)
1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài
liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án
nhân dân.
4. Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu
thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định,
định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp,
hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.
5. Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản
khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.
6. Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
7. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
8. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
9. Tham gia Hội nghị chủ nợ.
10. Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy
định tại Điều 46 của Luật này.
11. Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người
mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.
12. Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các
khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.
13. Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản,
giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong
quá trình giải quyết phá sản.
14. Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi
17

hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
15. Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.
16. Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ
thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.
Phụ lục 3. Một số quy định về doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
- Về vấn đề tạm đình chỉ hoạt động:
Điều 20. Tạm đình chỉ hành nghề đối với QTV, DN quản lý, thanh lý TS (NĐ
22/2015/NĐ-CP)
1. QTV bị tạm đình chỉ hành nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) QTV là luật sư bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị xử lý kỷ luật bằng
hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư theo quy định của pháp luật về luật
sư;
d) QTV là kiểm toán viên hành nghề bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký
hành nghề kiểm toán, bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập; QTV là kiểm toán viên bị tước
quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật.
2. DN quản lý, thanh lý TS bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý TS trong các
trường hợp sau đây:
a) CTHD thay đổi thành viên hợp danh mà không bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a
Khoản 2 Điều 13 của LPS; DNTN thay đổi chủ DN mà không đảm bảo điều kiện quy định
tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của LPS;
b) Thành viên hợp danh của CTHD bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý TS quy
định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến CTHD không bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm a
Khoản 2 Điều 13 của LPS; chủ DNTN bị tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý TS quy
định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến DNTN không bảo đảm điều kiện quy định tại Điểm b
Khoản 2 Điều 13 của LPS.
3. Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý TS đối với trường hợp quy định tại
Điểm a, Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này tối đa là 12 tháng. Trong trường hợp thời
18

gian tạm đình chỉ nêu trên đã hết mà lý do tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý TS
vẫn còn thì thời gian tạm đình chỉ tiếp tục được kéo dài, mỗi lần không quá 12 tháng.
Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý TS đối với trường hợp quy định tại
Điểm c Khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ
quan có thẩm quyền hoặc quyết định xử lý kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Thời gian tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh lý TS đối với trường hợp quy định tại
Điểm đ Khoản 1 Điều này thực hiện theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ
quan có thẩm quyền.
4. QTV, DN quản lý, thanh lý TS được hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ hành nghề quản lý,
thanh lý TS trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc bản án đã có hiệu lực của Tòa án
tuyên không có tội đối với QTV quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) QTV không còn bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) CTHD đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 của LPS; DNTN đáp
ứng điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 13 của LPS quy định tại Khoản 2 Điều
này.
5. Sở Tư pháp có thẩm quyền tạm đình chỉ, gia hạn, hủy bỏ việc tạm đình chỉ hoạt động
hành nghề quản lý, thanh lý TS đối với QTV, DN quản lý, thanh lý TS.
6. Quyết định tạm đình chỉ, gia hạn và hủy bỏ việc tạm đình chỉ hành nghề quản lý, thanh
lý TS được gửi cho QTV, DN quản lý, thanh lý TS, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương nơi QTV hành nghề với tư cách cá nhân có địa chỉ giao dịch hoặc nơi
DN quản lý, thanh lý TS mà QTV bị tạm đình chỉ đang hành nghề có trụ sở, Bộ Tư pháp
và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp.”
- Về vấn đề chấm dứt hoạt động:
Trong trường hợp DN quản lý, thanh lý TS chấm dứt hoạt động, chấm dứt hành nghề
quản lý, thanh lý TS thì phải gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp. Sở Tư pháp quyết
định xoá tên DN đó khỏi danh sách QTV, DN hành nghề quản lý, thanh lý TS và báo cáo
Bộ Tư pháp. Ngoài ra, DN quản lý, thanh lý TS còn bị chấm dứt hoạt động nếu bị tuyên bố
phá sản.
19

Phụ lục 4. Quyền và nghĩa vụ của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản
Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của QTV, DN quản lý, thanh lý TS (NĐ 22/2015/NĐ-CP)
1. Quản lý TS, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý TS của DN, HTX mất khả năng
thanh toán, gồm:
a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của DN, HTX;
b) Lập bảng kê TS, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;
c) Bảo quản TS; ngăn chặn việc bán, chuyển giao TS mà không được phép của Thẩm
phán; ngăn chặn việc tẩu tán TS; tối đa hóa giá trị TS của DN, HTX khi bán, thanh lý TS;
d) Giám sát hoạt động kinh doanh của DN, HTX theo quy định của pháp luật;
đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;
e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán TS của DN, HTX để bảo đảm chi phí phá sản;
g) Bán TS theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;
h) Tổ chức việc định giá, thanh lý TS theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi
hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao
cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý TS;
i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân
sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.
2. Đại diện cho DN, HTX trong trường hợp DN, HTX không có người đại diện theo pháp
luật.
3. Báo cáo về tình trạng TS, công nợ và hoạt động của DN, HTX, tham gia xây dựng kế
hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán.
4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:
a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi TS của DN, HTX bị bán hoặc chuyển
giao bất hợp pháp;
c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển
hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật. (1)
20

6. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ
quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và
pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
(1) Thù lao được quy định tại Điều 21 Nghị định 22/2015/NĐ-CP
Điều 21. Chi phí QTV, DN quản lý, thanh lý TS
1. Chi phí QTV, DN quản lý, thanh lý TS được thanh toán từ giá trị TS của DN, HTX mất
khả năng thanh toán. Chi phí QTV, DN quản lý, thanh lý TS bao gồm thù lao QTV, DN
quản lý, thanh lý TS và chi phí khác.
2. Thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Thời gian QTV sử dụng để thực hiện nhiệm vụ;
b) Công sức của QTV trong việc thực hiện nhiệm vụ;
c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của QTV.
3. Thù lao được tính dựa trên một hoặc các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của QTV;
b) Mức thù lao trọn gói;
c) Mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm tổng giá trị TS của DN, HTX bị tuyên bố phá sản
thu được sau khi thanh lý.
4. Mức thù lao được xác định cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
theo quy định tại Điều 86 của LPS thì mức thù lao do Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
và QTV, DN quản lý, thanh lý TS thỏa thuận trên cơ sở xem xét, áp dụng căn cứ quy định
tại Khoản 2 và phương thức quy định Khoản 3 Điều này;
b) Đối với trường hợp DN, HTX bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 80,
Khoản 4 Điều 83, Khoản 7 Điều 91 của LPS thì mức thù lao được xác định như sau:
Tổng giá trị TS thu được
TT Mức thù lao
sau khi thanh lý

1 Dưới 100 triệu đồng 5% tổng giá trị TS thu được sau khi thanh lý
21

5 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp luật


về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên
Từ 100 triệu đồng đến 500
2 chức và lực lượng vũ trang + 4% của phần giá trị
triệu đồng
TS thu được sau khi thanh lý vượt quá 100 triệu
đồng

20 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp


luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức,
Từ trên 500 triệu đồng đến 1
3 viên chức và lực lượng vũ trang + 3% của phần
tỷ đồng
giá trị TS thu được sau khi thanh lý vượt quá 500
triệu đồng

36 tháng lương cơ sở theo quy định của pháp


luật về lương cơ sở đối với cán bộ, công chức,
Từ trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ
4 viên chức và lực lượng vũ trang + 2% của phần
đồng
giá trị TS thu được sau khi thanh lý vượt quá 1
tỷ đồng

Mức thù lao đối với tổng giá trị TS thu được sau
khi thanh lý đến 10 tỷ đồng xác định theo mục 4
5 Từ trên 10 tỷ đến 50 tỷ đồng
của Bảng này + 0,5% của phần giá trị TS thu
được sau khi thanh lý vượt quá 10 tỷ đồng

Mức thù lao đối với tổng giá trị TS thu được sau
khi thanh lý đến 50 tỷ đồng xác định theo mục 5
6 Từ trên 50 tỷ đồng
của Bảng này + 0,3% của phần giá trị TS thu
được sau khi thanh lý vượt quá 50 tỷ đồng.

c) Đối với trường hợp DN, HTX bị tuyên bố phá sản theo quy định tại Điểm b hoặc Điểm
c Khoản 1 Điều 95 của LPS thì thù lao bao gồm mức thù lao được xác định theo từng
trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này cộng với thù lao giám sát hoạt động
kinh doanh của DN trong quá trình DN, HTX mất khả năng thanh toán thực hiện phương
án phục hồi kinh doanh. Thù lao giám sát hoạt động kinh doanh của DN do Thẩm phán và
22

QTV, DN quản lý, thanh lý TS thỏa thuận trên cơ sở căn cứ quy định tại Khoản 2 và
phương thức quy định tại Khoản 3 Điều này;
d) Đối với trường hợp DN, HTX thuộc trường hợp thực hiện xong phương án phục hồi
kinh doanh quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 95 của LPS thì mức thù lao do Thẩm phán
tiến hành thủ tục phá sản và QTV, DN quản lý, thanh lý TS thỏa thuận trên cơ sở căn cứ
quy định tại Khoản 2 và phương thức quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trong trường hợp Hội nghị chủ nợ và QTV hoặc DN quản lý, thanh lý TS có thỏa thuận
khác về mức thù lao quy định tại Khoản 4 Điều này thì mức thù lao được áp dụng theo
thỏa thuận đó.
6. Trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Chương VIII của LPS thì
thù lao QTV, DN quản lý, thanh lý TS được xác định theo quy định tại Điểma, Điểm b
Khoản 4 Điều này.
7. Chi phí khác của QTV, DN quản lý, thanh lý TS bao gồm tiền tàu xe, lưu trú và các chi
phí hợp lý khác cho việc thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý TS. Việc thanh, quyết toán
chi phí khác của QTV, DN quản lý, thanh lý TS được thực hiện theo quy định của pháp
luật hiện hành.
8. Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản căn cứ vào từng vụ việc cụ thể quyết định mức tạm
ứng chi phí QTV, DN quản lý, thanh lý TS. QTV, DN quản lý, thanh lý TS nhận chi phí
tạm ứng thực hiện việc thanh, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
23

Phụ lục 5. Danh mục tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Điều 64. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (LPS 2014)
1. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm:
a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân
quyết định mở thủ tục phá sản;
b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục
phá sản;
c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã
phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;
d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định
của pháp luật về đất đai;
đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;
g) Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mất khả năng thanh toán gồm:
a) Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào
hoạt động kinh doanh; trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài
sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp
danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên
quan.
3. Trường hợp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản không chia được thực
hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
24

Phụ lục 6. Giao dịch bị coi là vô hiệu


Điều 59. Giao dịch bị coi là vô hiệu (LPS 2014
1. Giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06
tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu
thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng TS không theo giá thị trường;
b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
bằng TS của DN, HTX;
c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với
số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;
d) Tặng cho TS;
đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của DN, HTX;
e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán TS của DN, HTX.
2. Giao dịch của DN, HTX mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được
thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân
ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.
3. Những người liên quan quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý
đối với công ty con;
b) Công ty con đối với công ty mẹ; DN do HTX thành lập đối với HTX;
c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý
DN, HTX đối với hoạt động của DN, HTX đó;
d) Người quản lý DN, HTX đối với DN, HTX;
đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của
người quản lý DN, HTX hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần
chi phối;
e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ
khoản này;
g) DN trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu
đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở DN đó;
25

h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích
ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.
4. QTV, DN quản lý, thanh lý TS có trách nhiệm xem xét giao dịch của DN, HTX mất khả
năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đề
nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.

You might also like