You are on page 1of 17

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................................2
I. Khái quát về cơ chế người ĐDTPL của doanh nghiệp..........................2
1. Khái niệm về người đại diện.................................................................2
2. Điều kiện về người ĐDTPL của doanh nghiệp....................................4
3. Người ĐDTPL trong từng loại hình Doanh nghiệp theo pháp luật
Việt Nam.......................................................................................................5
3.1. Người ĐDTPL của CTTNHH một thành viên...................................5
3.2. Người ĐDTPL của CTTNHH hai thành viên....................................6
3.3. Người ĐDTPL của công ty cổ phần..................................................6
3.4. Người ĐDTPL của công ty hợp danh................................................7
II. Bình luận các quy định của pháp luật về cơ chế người ĐDTPL của
doanh nghiệp....................................................................................................8
1. Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2014...................................8
1.1. Khái niệm về người ĐDTPL của doanh nghiệp..............................8
1.2. Số lượng người ĐDTPL...................................................................9
1.3. Cách thức xử lí trường hợp người ĐDTPL của doanh nghiệp
vắng mặt...................................................................................................10
2. Những quy định chưa phù hợp...........................................................11
2.1. Quy định về điều kiện cư trú của người ĐDTPL của doanh
nghiệp.......................................................................................................11
2.2. Sự mâu thuẫn giữa khoản 1 với khoản 6 Điều 13 Luật Doanh
nghiệp năm 2014, và với Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017)12
3. Những vấn đề phát sinh.......................................................................13
4. Các quy định còn thiếu, chưa rõ ràng................................................15
III. Một số giải pháp hoàn thiện................................................................15
KẾT LUẬN.....................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................17
2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ


LDN Luật doanh nghiệp
ĐDTPL Đại diện theo pháp luật
CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN Doanh nghiệp tư nhân

MỞ ĐẦU

Luật Doanh nghiệp năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014 và
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, với những cải cách mạnh mẽ và
sâu rộng, đặc biệt là cải cách về người đại diện theo pháp luật đã tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh và
tiệm cận hơn với các chuẩn mực của quốc tế. Vậy quy định về người đại diện
theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp 2014 có đặc điểm gì, em xin chọn Đề
HK – 17: Bình luận các quy định của pháp luật về cơ chế người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp.

NỘI DUNG

I. Khái quát về cơ chế người ĐDTPL của doanh nghiệp


1. Khái niệm về người đại diện

Đại diện là chế định quan trọng. Theo từ điển pháp luật, đại theo pháp
luật được hiểu là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền
quyết định.1

Pháp luật Việt Nam quy định: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây
gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp
nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự. 2

1
Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp (1990), 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Tp.HCM, tr,13
2
Khoản 1 Điều 134 Bộ Luật dân sự 2015
3

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng kỹ kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.3

Luật dân sự chia người đại diện ra làm hai loại là ĐDTPL của cá nhân
hoặc ĐDTPL của pháp nhân. Doanh nghiệp có thể có hoặc không có tư cách
pháp nhân (DNTN không được coi là pháp nhân). Nếu là pháp nhân, doanh
nghiệp là pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự
2015. Trên lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, pháp luật ở các nước có nền kinh
tế thị trường phát triển đều quan tâm điều chỉnh vấn đề đại diện của doanh
nghiệp. Bản thân doanh nghiệp không thể tự hành động cho chính mình mà
chỉ có thể hành động thông qua những con người cụ thể.Ý chí của thành viên
pháp nhân thống nhất qua người đại diện. Vì vậy, doanh nghiệp luôn cần có
người đại diện trong giao dịch để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình.4 Đại diện của pháp nhân có thể là người đại diện theo ủy quyền
hoặc ĐDTPL.

Khái niệm người ĐDTPL của doanh nghiệp được chính thức đưa vào
Luật Doanh nghiệp 2014, quy định chi tiết tại Điều 13: “Người ĐDTPL của
doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh
nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật.”.

Như vậy, nếu như so sánh 2 khái niệm về người đai diện theo pháp luật
của doanh nghiệp có thê thấy được sự tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014
khi đưa ra khái niệm chính thức từ đó quy định rõ ràng hơn về quyền và nghĩa
vụ của người đại diện.
3
Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014
4
Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, (04), tr.11-18
4

2. Điều kiện về người ĐDTPL của doanh nghiệp

Từ cơ sở khải niệm, người ĐDTPL của doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

Một là, người ĐDTPL phải là cá nhân ( căn cứ theo Khoản 1 Điều 13
Luật doanh nghiệp), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Từ Luật Doanh
nghiệp năm 1999, năm 2005 đến năm 2014, và cả những văn bản dưới luật,
các hồ sơ, giấy tờ đăng ký doanh nghiệp đều thừa nhận chủ thể có tư cách
ĐDTPL là cá nhân. Yêu cầu về năng lực hành vi dân sự mặc dù không được
quy định trực tiếp trong Luật Doanh nghiệp nhưng nó được quy định gián tiếp
thông qua Khoản 5 Điều 13: “ Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người
ĐDTPL ….bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng
lực hành vi dân sự thì chủ ở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản
trị cử người khác làm người ĐDTPL của công ty”. Tức nghĩa là, người
ĐDTPL của doanh nghiệp nếu như không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
sẽ bị thay thể bởi người khác. Quy định như vậy hoàn toàn phù hợp vì người
đại diện là người sẽ nhân danh người được đại diện để xác lập quan hệ với
người thứ ba, vì lợi ích của người được đại diện. Như vậy, quy định người đại
diện phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự mới đảm bảo được quyền và lợi
ích chính đáng của người được đại diện mà ở đây là doanh nghiệp.

Hai là, người ĐDTPL của doanh nghiệp phải cư trú tại Việt Nam.
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người ĐDTPL cư trú tại Việt
Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người ĐDTPL thì người đó phải
cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện
quyền và nghĩa vụ của người ĐDTPL khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường
hợp này, người ĐDTPL vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ đã ủy quyền. Quy định này là để đảm bảo doanh nghiệp luôn luôn có
người đại diện, luôn sẵn sàng bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp bất cứ
lúc nào.
5

Ba là, điều kiện về trình độ chuyên môn hoặc chứng chỉ hành
nghề.Người đại diện chính là truyền tải những thống nhất trong nội bộ của
doanh nghiệp đối với bên ngoài và tiếp nhận những thông tin chính thức từ
bên ngoài vì lợi ích của doanh nghiệp. người sẽ nhân danh doanh nghiệp xác
lập các mối quan hệ, các giao dịch với người thứ ba, vì lợi ích của doanh
nghiệp. Ví dụ như việc làm người ĐDTPL cho doanh nghiệp nhà nước cũng
như các yêu cầu đòi hỏi thực tiễn về các lĩnh cực, các yêu cầu về bằng cấp, kỹ
năng ngôn ngữ, chuyên môn kỹ thuật… Hay một số ngành nghề kinh doanh
yêu cầu trình độ chuyên môn nhất định, được pháp luật thừa nhận và cho
phép đại diện quản lý doanh nghiệp như người đại diện theo văn phòng luật
phải là luật sư, có chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp. Để làm được
điều này, bên cạnh điều kiện về năng lực hành vi dân sự, trình độ cũng là một
tiêu chí tiên quyết.

Bốn là, Người ĐDTPL của Doanh nghiệp không thuộc các đối tượng bị
cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp. Quy định về đối tượng bị cấm thành
lập và quản lý doanh nghiệp cũng không thể loại trừ người ĐDTPL của doanh
nghiệp, vì vị trí này đóng vai trò rất quan trọng chi phối tới hoạt động của
doanh nghiệp. Những trường hợp cấm này được quy định là để đảm bảo hoạt
động quản lý doanh nghiệp của nhà nước có hiệu quả, phòng chống lộng
quyền, lạm quyền, tham những, hạn chế mặt tiêu cực của doanh nghiệp.

3. Người ĐDTPL trong từng loại hình Doanh nghiệp theo pháp
luật Việt Nam

ĐDTPL thường giữ những chức vụ quan trọng của công ty như Chủ tịch Hội
Đồng Thành viên hoặc Hội Đồng Quản trị , Tổng Giám đốc hay thậm chí là
chủ doanh nghiệm tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có 1 hình thức
người đại diện được quy định khác nhau.

3.1. Người ĐDTPL của CTTNHH một thành viên


6

CTTNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc do cá


nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ti); có sở hữu công ti
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty.5

CTTNHH một thành viên được chia thành 2 mô hình: Chủ tịch công ty,
Giám đốc hoặc Tổng giám đóc và Kiểm soát viên hoặc Hội đồng thành viên,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp điều lệ không
có quy định cụ thể thì Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ
là người ĐDTPL của công ty.6

3.2. Người ĐDTPL của CTTNHH hai thành viên

CTTNHH hai thành viên trong Luật Doanh nghiệp 2014 bên cạnh những
điểm kế thừa Luật Doanh nghiệp 2005 như nếu thành viên của công ty là cá
nhân làm đại diện theo pháp luật của công ty “bị tạm giam, kết án tù, trốn
khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa
án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái
phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình
sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của
công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại
diện theo pháp luật của công ty.”7

Bên cạnh đó Luật doanh nghiệp 2014 cũng bổ sung quy định về cho phép
nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.

3.3. Người ĐDTPL của công ty cổ phần

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014: “Trường hợp
chỉ có một người ĐDTPL, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc là người ĐDTPL của công ty; trường hợp Điều lệ không
5
Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014
6
Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014
7
Khoản 6 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014
7

có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người ĐDTPL của công
ty. Trường hợp có hơn một người ĐDTPL, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người ĐDTPL của công ty.”

Quy định này kế thừa các quy định trước đây đều quy định Chủ tịch hội
đồng quản trị , Tổng giám đôc hoặc Giám đôc là người ĐDTPL. như ở Luật
Doanh nghiệp 2005 cũng đều quy định Chủ tích Hội đồng thành viên hoặc
tổng giám đốc là người ĐDTPL của công ty cổ phần.8

Tuy nhiên, ở Luật Doanh nghiệp 2014, có sự khác biệt “trường hợp chỉ
cố một người ĐDTPL”, “trường hợp có hơn một người đại diện” tức là công
ty cổ phần có thể có nhiều người ĐDTPL, trong trường hợp muốn có thêm
người thứ ba ĐDTPL thì có thể chọn và ghi cụ thể về số lượng chức danh
quản lý và quyền, nghĩa cụ của người ĐDTPL trong điều lệ của công ty.

3.4. Người ĐDTPL của công ty hợp danh

Cơ cấu của công ty hợp danh bao gồm: Hội đồng thành viên (tất cả
thành viên trong công ty bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp
vốn), trong Hội đồng có Chủ tịch Hội đồng thành viên, là người đại diện cho
công ty tham gia các quan hệ với nhà nước, đại diện là nguyên đơn hoặc bị
đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc tranh chấp khác.

Như vậy, trong quan hệ kinh doanh, thương mại thông thường, bất cứ
thành viên hợp danh nào của công ty cũng có thể làm người đại diện theo
pháp luật còn trong quan hệ với nhà nước, chủ tịch Hội đồng thành viên là
người đại diện theo pháp luật.9

3.5. Người ĐDTPL của DNTN

8
Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005
9
Nguyễn Thị Anh Đào (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp
2014, Luận án Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
8

DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 10 Loại
hình doanh nghiệp này đặc biệt không phải là pháp nhân do không có sự tách
bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp
có mọi quyền và nghĩa vụ với DNTN. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp cũng có
thể thuê người khác quản lý điều hoành doanh nghiệp, tuy nhiên trách nhiêm
của chủ doanh nghiệp vẫn không thay đổi. Trong mọi trường hợp trên, chủ
DNTN đều là người ĐDTPL.

II. Bình luận các quy định của pháp luật về cơ chế người ĐDTPL
của doanh nghiệp
1. Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp 201411

Luật doanh nghiệp 2014 được coi là bước cải cách mạnh mẽ và sâu
rộng, đặc biệt là cải cách về người ĐDTPL nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động kinh doanh và tiệm cận hơn
với chuẩn mực quốc tế. Những quy định mới bao gồm: Khái niệm về người
ĐDTPL của doanh nghiệp; số lượng người ĐDTPL; căn cứ pháp lý xác lập
quyền đại diện; cách thức xử lí trường hợp người ĐDTPL của doanh nghiệp
vắng mặt ở Việt Nam hoặc không có khả năng thực hiện nhiệm vụ.12

1.1. Khái niệm về người ĐDTPL của doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2005 không đưa ra khái niệm cụ thể về người
ĐDTPL của doanh nghiệp mà chỉ nằm rải rác ở các điều luật quy định về cơ
cấu tổ chức, quản lý của các loại hình doanh nghiệp.

Ở Luật doanh nghiệp 2005 mới dừng lại ở việc liệt kê những người
ĐDTPL, cụ thể bao gồm: i) Cha mẹ đối với con chưa thành niên; ii) Người
10
Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014
11
Vũ Thị Lan Anh (2016), Quy định mới của Luật doanh nghiệp năm 2014 về người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp, Tạp chí Luật học (04), Đại học Luật Hà Nội
12
Vũ Thị Lan Anh(2016), Quy định mới của luật doanh nghiệp năm 2014 về người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp, Tạp chí luật học (04), Đại học Luật Hà Nội, tr.3
9

giám hộ đối với người được giám hộ; iii) Người được Tòa án chỉ định đối với
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; iv) Người đứng đầu pháp nhân theo
quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; v) Chủ hộ gia đình đối với hộ gia đình; vi) Tổ trưởng tổ hợp tác
đối với tổ hợp tác; vii) Những người khác theo quy định của pháp luật 13. Tuy
nhiên việc quy định theo hình thức liệt kê đã bộc lộ khuyết điểm rằng có thể
có trường hợp bỏ sót, chỉ quy định chung chung, không cụ thể mặc dù vấn đề
này có nhiều tranh luận và thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau, như vậy sẽ
tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp luật.14

Ngoài ra khái niệm mới này cũng ghi nhận thêm chức năng ĐDTPL
trong tố tụng, đồng thời cũng được quy định từ Điều 85 đến Điều 90 của Bộ
luật Tố tụng Dân sự năm 2014.

1.2. Số lượng người ĐDTPL

Điểm mới về số lượng người đại diện mặc dù quy định của DNTN và
công ty hợp danh không có gì thay đổi so với Luật doanh nghiệp năm 2005,
chủ DNTN vẫn là đại diện duy nhất theo pháp luật của DNTN 15, tất cả thành
viên hợp danh là đại diện hợp pháp theo pháp luật của CTHD16

Riêng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn ghi
nhuận doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người ĐDTPL. Quy định mới
này của Luật Doanh nghiệp ghi nhận sự tiến bộ của trình độ lập pháp, cũng
như có ý nghĩa đặc biệt với các doanh nghiệp lớn hoặc có nhiều hoạt động
trong kinh doanh, hạn chế việc ủy quyền nhiều lần, giúp “giảm tải” trách
nhiệm lên một người đại diện theo pháp luật. Bởi người đại diện sẽ là người

13
Điều 141 Bộ luật dân sự 2005
14
Cầm Thị Lai (2010), Luật Doanh nghiệp 2005 về người đại diện theo pháp luật, Luận án tốt nghiệp, Trường
Đại học Luật Hà Nội, tr.4
15
Khoản 4 Điều 185 Luật Doanh nghiệp năm 2014
16
Khoản 1 Điều 179 Luật Doanh nghiệp năm 2014
10

phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối mọi hoạt động của doanh nghiệp,
mặc dù có quy định ủy quyền nhưng

Quy định nhiều người đại diện kết hợp với quy định ghi nhận chức
năng ĐDTPL trong tố tụng khi người đại diện pháp luật thoái thác trách
nhiệm bằng cách bỏ trốn mà các thành viên hay cổ đông cố tình không làm
thủ tục cử người ĐDTPL vì lợi ích của công ty. 17

Tuy nhiên mặc dù vậy, vẫn có trường hợp ngoại lệ Điều 3 Luật Doanh
nghiệp có quy định: “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thì về
việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan
của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó”. Ví dụ như là Tổ chức
tín dụng, chỉ có thể có duy nhất 1 người đại diện.. Người đại diện cũng không
ngoại lệ, trong Ngân hàng thương mại ưu tiên áp dụng Luật các Tổ chức tín
dụng: 18

1.3. Cách thức xử lí trường hợp người ĐDTPL của doanh


nghiệp vắng mặt
a. Trường hợp người ĐDTPL luôn vắng mặt tại Việt Nam

Như đã đề cập, doanh nghiệp bắt buộc luôn phải có 1 người ĐDTPL cư trú
Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện theo pháp luật
thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho
người khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người ĐDTPL. Quy định này
so sánh với quy định ở Luật Doanh nghiệp 2005 có phần chặt chẽ hơn khi luật
cũ chỉ quy định cần ủy quyền khi người ĐDTPL vắng mặt trên 30 ngày19.

17
Bùi Đức Giang (2015),Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo pháp luật của Luật Doanh nghiệp
2014, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (06), tr.18-22
18
Nguyễn Thị Nền (2019), Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp năm
2014 – Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Bắc Á, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr.38
19
Điều 46, Điều 67, Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005
11

b. Trường hợp người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà
không có ủy quyền hoặc không thể, không có khả năng
thực hiện

Chủ sở hữu công ty, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị có quyền cử
người khác làm người ĐDTPL của công ty thuộc 1 trong các trương hợp quy
định tại Khoản 5 và Khoản 5 Luật Doanh nghiệp 2014.

Những điểm mới trên của Luật Doanh nghiệp 2014 so với các văn bản
trước đó đã cho thấy bước tiến mới, tiến bộ của nhà lập pháp khi đã có những
thay đổi quy định về người ĐDTPL phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh
nghiệp, với bối cảnh thế giới, tạo điều kiện linh hoạt hết mức để doanh nghiệp
phát triển.

2. Những quy định chưa phù hợp


2.1. Quy định về điều kiện cư trú của người ĐDTPL của
doanh nghiệp
- Sự bất hợp lý trong quy định

LDN 2014 quy đinhh doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất một
người ĐDTPL cư trú tại Việt Nam và nếu doanh nghiệp chỉ có một người
ĐDTPL, thì khi xuất cảnh mới thực hiện ủy quyền. Trường hợp có nhiều
người đại diện thì phải đảm bảo có 1 người cư trú tại Việt Nam. Quy định như
vậy về mặt pháp lý là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo doanh nghiệp luôn có
người đại diện. Tuy nhiên thực tế áp dụng, luôn luôn có sự biến phát sinh, đối
với trường hợp có nhiều người đại diện, cùng vì 1 lý do phải xuất cảnh cùng
một lúc, doanh nghiệp lại không được ủy quyền hoặc thời gian ủy quyền đã
hết, thì cũng không được phép kéo dài thời hạn đại diện 20. Quy định này
tưởng chừng như là để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có

20
Khoản 3 và khoản 4 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014
12

những hạn chế và đôi khi là phản tác dụng, đi ngược lại với mục đích của điều
luật, không chỉ không tạo điều kiện cho doanh nghiệp mà còn gây bất lợi.

- Mâu thuẫn với Bộ luật TTHS

Quy định “người ĐDTPL của doanh nghiệp trốn khỏi nơi cư trú”
không thống nhất với Bộ luật TTHS. Bởi lẽ, Bộ luật TTHS không quy định về
trường hợp “trốn khỏi nơi cư trú” mà quy định trường hợp “đi khỏi nơi cư
trú mà không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho
phép”;Sự mâu thuẫn giữa khoản 6 với khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp
năm 2014 không phù hợp với Bộ luật Hình sự năm 201521

2.2. Sự mâu thuẫn giữa khoản 1 với khoản 6 Điều 13 Luật


Doanh nghiệp năm 2014, và với Bộ luật hình sự 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Khoản 6 Điều 13 LDN năm 2014 có quy định: “Đối với CTTNHH có
hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người ĐDTPL của công ty
bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu,
làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác
theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm
người ĐDTPL của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành
viên về người ĐDTPL của công ty”

Quy định này cho thấy, đối với CTTNHH có hai thành viên trở lên có
thể có thành viên là tổ chức làm người đại diện. Trong khi, khái niệm được
quy định tại Khoản 1 Điều 13 LDN 2014 thì chỉ có cá nhân mới được làm
người ĐDTPL của doanh nghiệp. Vậy tổ chức có được làm người ĐDTPL
của DN hay không?

21
Đỗ Đức Hồng Hà, Lê Thị Hương Giang (2020), Hoàn thiện dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Tạp chí
nghiên cứu lập pháp (02+03).
13

Quy định “người ĐDTPL của doanh nghiệp bị tước quyền hành
nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép” không
thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật
Xử lý VPHC), BLHS và Bộ luật TTHS. Bởi lẽ, Luật Xử lý VPHC chỉ quy
định hình thức xử phạt là “Tước quyền sử dụng giấy phép”; BLHS chỉ quy
định hình phạt bổ sung “cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”; Bộ
luật TTHS cũng không quy định “tước quyền hành nghề” là biện pháp ngăn
chặn. Bên cạnh đó, BLHS đã bỏ tội “kinh doanh trái phép” và chỉ quy định
tội “sản xuất hàng giả”.22

3. Những vấn đề phát sinh

Quy định nhiều người ĐDTPL cũng bộc lộ một số hạn chế: không phân
định rõ thẩm quyền. sự chồng chéo trách nhiệm giữa những người đại diện
phân định trách nhiệm giữa doanh nghiệp và người đại diện.

Trên thực tế, quy định về trao quyền tự quyết về số lượng người đại
diện theo pháp luật có thể giải quyết được các phát sinh trong doanh nghiệp,
tuy nhiên nó chỉ phát huy tốt nhất hiệu quả khi bổ sung thêm chức danh quản
lý, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện. Mặc dù có việc trao quyền cho
doanh nghiệp nhưng LDN 2014 chưa có cơ chế để xử lý vụ việc phát sinh do
phân định thẩm quyền giữa các người đại diện theo pháp luật chưa rõ ràng.

Khi một công ty có nhiều người địa diện theo pháp luật thì sự phân
công thẩm quyền đại diện giữa những người này sẽ diễn ra như thế nào, cơ
chế giám sát lẫn nhau giữa những người đại diện sẽ diễn ra ra sao, phân định
trách nhiệm liên đới hay riêng lẻ? 23Bởi vì thẩm quyền của người Đ DTPL của
Doanh nghiệp đã được trao quyền tự quyết về số sượng NĐ DTPL. Tuy nhiên
Điều lệ Doanh nghiệp là một văn bản nội bộ, không có tính công khai như
22
Đỗ Đức Hồng Hà, Lê Thị Hương Giang (2020), Hoàn thiện dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Tạp chí
nghiên cứu lập pháp (02+03).
23
Nguyễn Thị Thanh, Người Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp , Tạp chí Dân chủ và pháp luật (Số
chuyên đề về doanh nghiệp)
14

Luật nên trường hợp xác lập giao dịch với bên thứ 3 rất dễ tiềm ẩn nguy cơ
pháp lý khi người đại diện không ký đúng thẩm quyền.

Một ví dụ về nguy cơ pháp lý là gần đây, vụ án xét xử Huỳnh Thị


Huyền Như, nguyên là Phó phòng Quản lý rủi ro của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh thành phố Hồ Chí
Minh. Lợi dụng chức vụ của mình trong ngân hàng, Huyền Như đã mở tài
khoản của khách hàng tại Vietinbank và đã giả chữ ký và con dấu của khách
hàng để lấy tiền của khách chi tiêu riêng. Tuy nhiên, đại diện Vietinbank đã
khẳng định Huyền Như không phải là người đại diện của Ngân hàng.
Vậy,giữa Vietinbank và Huyền Như có phát sinh quan hệ đại diện hay
không ? Đối chiếu với quy định của BLDS, Huyền Như không phải là người
đại diện của Vietinbank và cũng không được người đại diện theo pháp luật
của Vietinbank uỷ quyền nên việc Vietinbank từ chối trách nhiệm của mình
trong việc gây thiệt hại cho khách hàng của mình là có căn cứ. Tuy nhiên, xét
tất cả các tình tiết và các văn bản pháp luật vẫn đang được áp dụng thì kết
luận rằng Vietinbank không có trách nhiệm đến việc gây thiệt hại là chưa
thuyết phục. Theo nguyên tắc, bên thứ ba không thể biết quyền đại diện của
bên đại diện mà việc đảm bảo hoạt động đại diện này là trách nhiệm của
doanh nghiệp và bên đại diện. Theo đó, quyền đại diện bề ngoài sẽ phát sinh
khi hành động của doanh nghiệp và bên đại diện làm cho khách hàng tin
tưởng một cách hợp lý bên đại diện có quyền đại diện. 24

Người bất lợi nhất trong vụ việc này xét đến cùng vẫn là người thứ ba –
khách hàng, mà nguyên nhân xuất phát từ việc không rõ ràng, minh bạch
trong việc xác định ai là người có thẩm quyền đại diện hợp pháp đặc biệt với

24
.Nguyễn Hữu Phúc (2019) , Vấn đề quyền đại diện trong công ty qua thực tiễn hoạt động của các ngân

hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (08)
15

những doanh nghiệp được phép có hơn hai ĐDTPL trở lên, ý nghĩa của việc
xác định càng quan trọng.

Thứ hai, việc có quá nhiều người đại diện theo pháp luật cũng khiến
cho xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông, người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp, không có sự thống nhất trong hoạt động.

4. Các quy định còn thiếu, chưa rõ ràng

Mặc dù Luật doanh nghiệp 2014 ghi nhận sự bổ sung quy định về khái
niệm người ĐDTPL của doanh nghiệp, nhưng khái niệm mới chỉ dừng lại ở
việc đề cập “thực hiện” giao dịch nhân danh doanh nghiệp mà chưa đề cập
đến chức năng “xác lập” giao dịch nhân danh doanh nghiệp – vốn là chức
năng cơ bản, quan trọng nhất của người ĐDTPL. Mặc dù quyền xác lập giao
dịch của người ĐDTPL được quy định gián tiếp thông qua “các quyền và
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”.Tuy nhiên, việc quy định chung
chung quyền xác lập giao dịch nhân danh doanh nghiệp – một quyền vô cùng
quan trọng vào quyền và nghĩa vụ khác chưa thực sự hợp lý, có một số trường
hợp còn dẫn đến việc hiểu sai, nhiều cách hiểu, bỏ sót quyền cơ bản này của
người đại diện.

III. Một số giải pháp hoàn thiện

Thứ nhất,Doanh nghiệp nên công bố công khai thông tin cho bên thứ ba
bằng văn bản nội dung phân công quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện
trước pháp luật của doanh nghiệp, khi thành lập doanh nghiệp hoặc khi thay
đổi NĐDTPL. Tuy nhiên việc công bố thông tin phải đảm bảo kịp thời, nhanh
chóng.

Thứ hai, doanh nghiệp cũng cần quan tâm hơn đến điều lệ công ty, nhất
là trong vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, các
chức danh đặc biệt quan trọng trong quá trình tồn tại của doanh nghiệp.
16

Thứ ba, khi giao kết hợp đồng với các doanh nghiệp khác, trong trường
hợp doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật thì cần kiểm tra kỹ
và đối chiếu với điều lệ của doanh nghiệp đó để xác định chính xác người đại
diện để tránh các trường hợp rủi ro pháp lý.

KẾT LUẬN

Pháp luật mỗi nước sẽ quy định về người đại diện khác nhau, ở đâu
cũng tồn tại những ưu điểm và hạn chế. Vì vậy trước mắt việc cải cách quy
định về người đại diện được coi là bước tiến vượt bậc của Luật Doanh nghiệp
2014, là bước tiền đề để hoàn thiện hơn quy định về người đại diện theo pháp
luật của doanh nghiệp sau này.
17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Luật Dân sự 2015


2. Luật Doanh nghiệp 2014
3. Luật Doanh nghiệp 2005
4. Nguyễn Hữu Phúc (2019) , Vấn đề quyền đại diện trong công ty qua
thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp (08)

5. Đỗ Đức Hồng Hà, Lê Thị Hương Giang (2020), Hoàn thiện dự thảo
Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Tạp chí nghiên cứu lập pháp (02+03).
6. Nguyễn Thị Thanh, Người Đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp ,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật (Số chuyên đề về doanh nghiệp)
7. Bùi Đức Giang (2015),Hành lang pháp lý mới về người đại diện theo
pháp luật của Luật Doanh nghiệp 2014, Tạp chí Nhà nước và pháp luật
(06), tr.18-22
8. Nguyễn Thị Nền (2019), Người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp theo luật doanh nghiệp năm 2014 – Thực tiễn tại Ngân hàng
TMCP Bắc Á, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội
9. Cầm Thị Lai (2010), Luật Doanh nghiệp 2005 về người đại diện theo
pháp luật, Luận án tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
10.Vũ Thị Lan Anh (2016), Quy định mới của Luật doanh nghiệp năm
2014 về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, Tạp chí Luật
học (04), Đại học Luật Hà Nội
11.Nguyễn Thị Anh Đào (2016), Người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luận án Thạc sĩ Luật học, Đại
học Luật Hà Nội.

You might also like