You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA LUẬT

Họ tên sinh viên Lê Thúy Hương


Mã số sinh viên E18H0023
Lớp/ môn học 18HE0106/Pháp luật về phá sản và trọng tài
thương mại
Họ tên Giảng viên Nguyễn Công Phú
Tên đề tài
Số chữ
Hạn nộp bài 23h59 ngày 07/11/2021

Cam kết của sinh viên:


Tôi xin cam kết rằng tài liệu đính kèm là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài
liệu được sử dụng để tham khảo đã được ghi nhận và trích dẫn theo đúng quy định.

Chữ ký của sinh viên: ______Hương______


Ngày:___ 07/11/2021_______

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA LUẬT

THANG ĐIỂM
ST TIÊU CHÍ ĐIỂM
T
1 - Hình thức, format bài viết theo đúng 2
yêu cầu
- Cấu trúc bài có thể hiện mở bài, thân
bài, kết luận rõ ràng (lưu ý: SV
không trình bày thành mục và ghi
tiêu đề mục là mở bài, thân bài, kết
luận)
2 - Nội dung chặt chẽ, giải quyết được 7
đề tài
- Nêu rõ được luận điểm, luận chứng,
luận cứ, cơ sở pháp lý có giá trị
3 - Trích dẫn theo yêu cầu 1
- Tài liệu danh mục tham khảo đầy đủ
Tổng 10
* Lưu ý: Xem thêm thông tin yêu cầu cụ thể trong phần hướng dẫn

2
PHẦN NỘI DUNG LÀM BÀI CỦA SINH VIÊN
1. Anh/Chị hãy trình bày các nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán mà theo quy
định của Luật phá sản năm 2014, phải thực hiện bằng hình thức ra quyết định.
Người tiến hành thủ tục phá sản là Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán; Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên; Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản; Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết
phá sản.
Hiện này, nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản được quy định
tại Điều 9 Luật phá sản 2014 với nội dung như sau:
“1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục
phá sản trong trường hợp cần thiết.
2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản.
4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
trong trường hợp cần thiết.
6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau
khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại
diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh.
11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh
toán.
13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình
sự theo quy định của pháp luật.
3
14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo
hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 10 của Luật này.
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
Từ Điều 9 Luật phá sản 2014, quyền hạn, nhiệm vụ của Thẩm phán phải thực hiện bằng
hình thức ra quyết định khi tiến hành thủ tục phá sản hay gọi tắt là Nhóm quyền quyết
định. Quyền quyết định là nhóm quyền thể hiện rõ vai trò trung tâm quan trọng của Thẩm
phán trong quá trình giải quyết phá sản. Nhóm quyền này bao gồm: Quyết định mở hoặc
không mở thủ tục phá sản (Khoản 2); Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên,
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (Khoản 3); Quyết định việc thực hiện kiểm toán
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết (Khoản 5);
Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi
mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản (Khoản 6); Quyết định công nhận Nghị
quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (Khoản 10);
Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản (Khoản 11); Quyết định tuyên bố phá sản
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán (Khoản 12); Áp dụng biện
pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định
của pháp luật (Khoản 13).
Một số lưu ý về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán mà theo quy định của Luật phá sản
năm 2014, phải thực hiện bằng hình thức ra quyết định.
 Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (Khoản 2 Điều 9 Luật Phá sản
2014)
Thẩm phán phải xem xét quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, xác định những
việc cần phải làm khi ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không
mở thủ tục phá sản.

4
Nếu trong quá trình thu thập tài liệu, Thẩm phán thấy chưa đủ căn cứ để ra quyết định mở
hoặc không mở thủ tục phá sản thì triệu tập những người liên quan để thu thập thêm tài
liệu, chứng cứ.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tạm ứng phí phá sản nhưng chủ doanh
nghiệp, hợp tác xã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền  và tài sản khác để
tạm ứng phí phá sản, thì Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá
sản theo quy định tại Điều 105 Luật phá sản 2014.
Sau khi ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải thông báo theo
quy định tại Điều 43 Luật phá sản 2014.

Như vậy, trừ trường hợp thực hiện theo thủ tục rút gọn, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định mở hoặc không
mở thủ tục phá sản.
Quy định về việc thông báo quyết định không mở thủ tục phá sản là quy định mới của
Luật Phá sản năm 2014 so với Luật Phá sản năm 2004. Việc quy định này là rất phù hợp,
vì dù có quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản thì những chủ thể liên quan cũng
cần nhận được một câu trả lời rõ ràng từ phía cơ quan có thẩm quyền.
 Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, Doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản (Khoản 3 Điều 9 Luật phá sản 2014)
- Về thời hạn và thẩm quyền Khoản 1 Điều 45 Luật Phá sản năm 2014 quy định như sau:
“Điều 45. Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm
phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.”
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản,
hoặc quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ được Thẩm phán phụ
trách xử lý việc phá sản chỉ định để quản lý và giám sát các tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã bị mở thủ tục phá sản.
- Về Các trường hợp thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

5
Theo Khoản 1 Điều 46 Luật Phá sản năm 2014, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường
hợp sau:
“- Vi phạm nghĩa vụ, cụ thể nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý
tài sản được quy định Điều 16 Luật Phá sản năm 2014.
- Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không
khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
không thực hiện được nhiệm vụ. “
Khoản 2 Điều 46 Luật Phá sản năm 2014 quy định về Quyết định thay đổi Quản trị
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
“Quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bằng
văn bản, trong đó phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa
án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết
định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chánh án Tòa án
nhân dân xem xét, ban hành một trong các quyết định sau:
- Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh
nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Hủy bỏ quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Từ đó ta thấy, Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân trong trường hợp trên đây là
quyết định cuối cùng.
 Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh (Khoản 10 điều 9 Luật phá sản 2014):

6
Khoản 3 Điều 83 Luật phá sản quy định về thẩm phán có quyền quyết định công nhận
Nghị quyết của Hội nghị: “Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có chữ ký của Thẩm phán,
Quản tài viên, đại diện doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và thông báo trước Hội nghị
chủ nợ”
 Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản (Khoản 11 Điều 9 Luật phá sản 2014).
Quyền quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản của thẩm phán được thực hiện
theo quy định Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản đã được quy định cụ thể tại Điều 86
Luật Phá sản 2014.
2. Trong các quyết định nói trên của Thẩm phán, quyết định nào có ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động bình thường hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp?
Thứ nhất, Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn được tiến hành bình thường,
tuy nhiên phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản dẫn
đến quyền tự do của doanh nghiệp bị hạn chế.
Doanh nghiệp bị cấm các hoạt động theo Điều 48 Luật phá sản
Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 70 Luật phá sản
Các giao dịch của doanh nghiệp bị vô hiệu theo Điều 59 Luật phá sản
Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực theo Điều 61 Luật phá sản
Mọi giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã này đều bị hạn chế tới mức tối thiểu và hầu
hết đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán phụ trách giám sát như cầm cố, thế
chấp, vay tiền, chuyển đổi cổ phần hoặc quyền sở hữu…(điều 49 luật phá sản)
Thứ hai, Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản (Khoản 11 Điều 9 Luật phá sản
2014).
Khi thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản thì thẩm phán có thể ra quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản. Quy định này nhằm bắt buộc các chủ thể nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản phải có trách nhiệm trong quyết định của mình. Nếu các chủ thể có nghĩa
vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà không đến tham dự hội nghị chủ nợ mà không
có lý do chính đáng còn phải chịu chế tài xử phạt hành chính.

7
Thứ ba, Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng
thanh toán (Khoản 12 Điều 9 Luật Phá sản 2014)
Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là quyết định chấm dứt sự
tồn tại về mặt pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã này. Tòa án phải gửi quyết định cho
cơ quan đăng kí kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã khỏi sổ đăng kí kinh
doanh. Quyết định tuyên bố phá sản là căn cứ chấm dứt mọi quan hệ thanh toán nợ đã
được thanh toán hay chưa? doanh nghiệp, hợp tác xã được giải phóng khỏi nghĩa vụ trả
nợ.
Đối với doanh nghiệp là công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì không miễn trừ
nghĩa vụ tài sản đối với chủ DNTN và các thành viên hợp danh, trừ có các thỏa thuận
khác. Đối với những người tại doanh nghiệp hợp tác xã có thể sẽ phải chịu những chế tài
như cấm đảm nhận chức danh quản lý tương tự như các doanh nghiệp khác theo quy định
của điều 108 luật phá sản 2014.
3. Anh/Chị hãy trình bày các điểm khác nhau về quyền giữa các loại chủ nợ trong
quá trình giải quyết phá sản theo quy định của Luật phá sản năm 2014.
Khoản 3 Điều 4 Luật phá sản 2014: " Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu
cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ
không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm."
Như vậy thì chủ nợ có 3 loại là: chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần
và chủ nợ có bảo đảm. Cụ thể, ba loại chủ nợ này được định nghĩa tại Điều này như sau:
- Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp,
hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản
của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
- Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác
xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
- Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh
nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài
sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp
hơn khoản nợ đó.
8
Các điểm khác nhau về quyền giữa các loại chủ nợ trong quá trình giải quyết phá
sản:
Quyền nộp đơn:
Khoản 1 Điều 5 Luật phá sản 2014 quy định: “Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo
đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể
từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh
toán”.
Theo đó, chủ thể là chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ở đây là chủ nợ
không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần. Luật phá sản năm 2014 vẫn giữ
nguyên thành phần chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quy định này
tạo điều kiện cho các chủ nợ không có bảo đảm và các chủ nợ có bảo đảm một phần có cơ
hội lựa chọn thủ tục thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi
doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Quyền ưu tiên thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm:
Một trong những vấn đề quan trọng nhất của thủ tục phá sản là việc phân chia tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản. Theo đó, thứ
tự trả nợ khi phá sản được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản 2014.
Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản quy định thứ tự phân chia tài sản được thực hiện như sau:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ.”

9
Từ đó ta thấy, chủ nợ có bảo đảm được ưu tiên thanh toán nợ. Thứ tự thanh toán cho chủ
nợ có bảo đảm sẽ là trừ vào tài sản bảo đảm, nếu tài sản bảo đảm không đủ thì sẽ tiếp tục
trả sau khi đã trả cho chủ nợ không có tài sản bảo đảm.
Quyền biểu quyết trong hội nghị chủ nợ:
Theo Khoản 2 Điều 81 Luật phá sản 2014: “Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông
qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng
số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có
hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ”
Từ đó cho thấy, Quyền biểu quyết của chủ nợ không có bảo đảm về Nghị quyết của hội
nghị chủ nợ được ưu tiên so với hai chủ nợ còn lại.
Quyền phủ quyết của chủ nợ có bảo đảm:
Chủ nợ bảo đảm có quyền phản đối nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó sử dụng tài sản bảo đảm (Khoản 4
Điều 91 Luật phá sản 2014)
Chủ nợ có bảo đảm được ưu tiên thanh toán nợ trước khi toà án ra quyết định tuyên bố
phá sản đối với doanh nghiệp (Điều 53 Luật phá sản 2014)

Danh mục tài liệu tham khảo:


1. Luật Phá sản 2014
2. Nghị định 22/2015/ NĐ-CP
3. Công văn số 199/TANDTC-PC

10

You might also like