You are on page 1of 2

1. Những hợp đồng nào phải có công chứng, chứng thực?

2. Giải thích nguyên tắc giao kết hợp đồng.


3. Trình bày thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Cho ví dụ.
4. Nêu các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Cho ví dụ.
5. Giải thích hợp đồng được thực hiện như thế nào?
6. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Cho ví dụ.
7. Đơn phương chấm dứt hợp đồng và hậu quả pháp lý? Cho ví dụ.
8. Thế nào là thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Giải quyết trường hợp này
ra sao? Cho ví dụ.
9. Thế nào là hợp đồng vô hiệu. Trường hợp nào hợp đồng vô hiệu. Cho ví dụ.
10. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
11. Thế nào là vi phạm hợp đồng? Vi phạm cơ bản là gì? Nêu các trường hợp miễn trách
nhiệm. Cho ví dụ.
12. Nêu các chế tài do vi phạm hợp đồng. Cho ví dụ.
13. Khái niệm, phân loại phá sản. Cho ví dụ.
14. So sánh giữa phá sản và giải thể DN.
15. Phân tích vai trò của pháp luật về phá sản. Cho ví dụ.
16. Nêu các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản.
17. Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết phá sản? Trường hợp nào thì đơn yêu cầu tuyên bố
phá sản được thụ lý?
18. Trường hợp nào thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không được thụ lý?
19. Trường hợp nào thì toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản? Quyết định này phải được
thông báo như thế nào?
20. Hội nghị chủ nợ là gì? Có vai trò gì trong quá trình giải quyết các thủ tục về phá sản?
21. Nêu thành phần của hội nghị chủ nợ, điều kiện hợp lệ, điều kiện thông qua nghị quyết của
hội nghị chủ nợ.
22. Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là gì? Điều kiện để DN/HTX lâm vào tình trạng
phá sản được áp dụng thủ tục này. Chủ thể nào có quyền và nghĩa vụ xây dựng phương
án phục hồi này?
23. Trình bày các trường hợp DN/HTX bị tuyên bố phá sản?
24. Thứ tự phân chia tài sản, thanh toán nợ của DN/HTX bị tuyên bố phá sản?
25. Để bảo toàn tài sản của DN/HTX lâm vào tình trạng phá sản, những giao dịch nào mà
DN/HTX đã thực hiện bị coi là vô hiệu?
26. Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản DN/HTX thì người quản lý DN/HTX có còn
trách nhiệm, nghĩa vụ gì không?
27. Thủ tục phá sản giữa tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp khác có gì khác biệt không?
28. So sánh phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và toà án
29. Giải thích các nguyên tắc xét xử các tranh chấp kinh doanh của toà án
30. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng là những cơ
quan nào, người nào?
31. Thành phần hội đồng xét xử, giải quyết vụ việc tranh chấp về kinh doanh được quy định
như thế nào?
32. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng trong vụ án kinh doanh thương mại là những
biện pháp nào? Ai có thẩm quyền áp dụng/thay đổi/huỷ bỏ. Mục đích của việc áp dụng
những biện pháp này?
33. Trường hợp nào toà án trả lại đơn kiện?
34. Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án kinh doanh thương mại được quy định như thế nào?
35. Trong thời gian chuẩn bị xét xử, việc hoà giải được tiến hành theo những nguyên tắc
nào? Trường hợp nào không được hoà giải, không hoà giải được?
36. Trường hợp nào toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự? Hiệu
lực của quyết định này?
37. Trường hợp nào toà án đình chỉ giải quyết vụ án? Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ?
38. Ai có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm? Việc
kháng cáo, kháng nghị quá hạn có được chấp nhận không? Phạm vi xét xử phúc thẩm?
39. Các căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám
đốc thẩm. Phạm vi giám đốc thẩm?
40. Ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn thực hiện quyền
này?
41. Các căn cứ để kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái
thẩm. Phạm vi tái thẩm?
42. Ai có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm? Thời hạn thực hiện quyền này?
43. Giải thích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
44. Tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại? Căn cứ vào đâu
để trọng tài thương mại có thể tiến hành giải quyết vụ tranh chấp?
45. Trường hợp nào thoả thuận trọng tài vô hiệu? Cho ví dụ
46. Trường hợp nào thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được? (đ.4 01/2014/NQ-HĐTP,
k.3,4 đ.43 LTTTM, đ.17 LTTTM)
47. Thủ tục hoà giải trong tố tụng trọng tài và tố tụng tại toà án có gì khác nhau không?
48. Trường hợp nào thì vụ tranh chấp bị trọng tài thương mại đình chỉ giải quyết? (Lưu ý về
việc thương lượng đc, ko thuộc thẩm quyền, vô hiệu , ko thể t/h đc)
49. Trong tố tụng trọng tài, thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc về ai?
50. Thời hạn thực hiện quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài? Nêu các căn cứ để toà án có
thể huỷ phán quyết trọng tài.
51. Để thi hành phán quyết trọng tài thì cần thủ tục gì?

You might also like