You are on page 1of 8

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN:

LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

ĐỀ BÀI:

HỌ TÊN :

MSSV :

LỚP :

1
Câu 1: Anh(chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành
án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người thi hành án
dân sự là tài sản chung của vợ chông ?
1. Căn cứ pháp lý

 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;


 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng


1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định
tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc
có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung."
2. Kê biên tài sản là tài sản chung của vợ chống
Việc kê biên tài sản là tài sản chung của vợ chồng phải được thực hiện theo
quy định tại Điều 74 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm
2014:

2
"Điều 74. Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án
1. Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng
đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp
hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở
hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài
sản chung hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa
thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tại Điều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận
không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho
người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần quyền sở hữu tài
sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung
theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà người được thi hành án
không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án xác định phần
quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong
khối tài sản chung theo thủ tục tố tụng dân sự.
Chấp hành viên xử lý tài sản theo quyết định của Tòa án.
2. Tài sản kê biên thuộc sở hữu chung đã xác định được phần sở hữu của các chủ
sở hữu chung được xử lý như sau:
a) Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp
cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;
b) Đối với tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm
đáng kể giá trị của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế
đối với toàn bộ tài sản và thanh toán cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài
sản thuộc quyền sở hữu của họ.

3
3. Chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua phần tài sản của người phải thi hành
án trong khối tài sản thuộc sở hữu chung.
Trước khi bán tài sản lần đầu đối với tài sản thuộc sở hữu chung, Chấp hành viên
thông báo và định thời hạn cho chủ sở hữu chung mua phần tài sản của người phải
thi hành án theo giá đã định trong thời hạn 03 tháng đối với bất động sản, 01
tháng đối với động sản; đối với những lần bán tài sản tiếp theo thì thời hạn là 15
ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn ưu tiên mà chủ sở hữu
chung không mua tài sản thì tài sản được bán theo quy định tại Điều 101 của Luật
này”.

Câu 2: Anh(chị) hãy phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật thi hành
án dân sự hiện hành về biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người thi hành án
dân sự đang thế chấp, cầm cố ?
Thi hành án dân sự là quá trình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự của các
đương sự đã được xác định trong các bản án, quyết định được đưa ra thi hành. Do
vậy, việc tự nguyện thi hành án của các đương sự được coi là biện pháp quan trọng
trong hoạt động thi hành án. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người phải thi
hành án mặc dù có đủ điều kiện để thi hành án nhưng vẫn không tự nguyện thi hành
trong thời hạn mà cơ quan thi hành án đã ấn định. Trong những trường hợp này, để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, chấp hành viên có
quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án. Một trong các biện pháp được
sử dụng là kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án.
1. Một số vấn đề chung về kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án
Điều kiện áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành
án, biện pháp kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án chỉ được áp dụng

4
khi có đủ các điều kiện sau:
      Thứ nhất, người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo
bản án, quyết định được đưa ra thi hành.
      Thứ hai, người phải thi hàn án dân sự có tài sản để thi hành nghĩa vụ trả tiền.
      Thứ ba, hết thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự
nguyện thi hành án, hoặc chưa hết thời gian tự nguyện thi hành án nhưng cần ngăn
chặn hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc cố ý trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kê biên và xử lý tài sản của người phải thi
hành án
      Để đảm bảo việc cưỡng chế thi hàn án  có hiệu quả và đúng pháp luật, việc áp
dụng các biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án phải áp dụng
các nguyên tắc sau đây:
      Một là: mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành
án trừ những tài sản không được kê biên theo quy định của pháp luật, bảo quản các
tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản thực sự chung với người khác, kể cả quyền sử
dụng đất hoặc tài sản đang ra người khác giữ.
      Hai là người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án
về tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án. Nếu hai bên không thỏa thuận
được, người phải thi hành án có quyền đề nghị Chấp hành viên kê biên tài sản nào
trước và chấp hành viên phải chấp nhận đề nghị đó nếu xét thấy việc đề nghị đó
không cản trở việc thì hành án
      Ba là với mục đích nhân đạo để đảm bảo cuộc sống bình thường người phải thi
hành án và những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng, điều 87 luật thi hành án dân sự
quy định một số tài sản của người phải thi hành án không được kê biên. Đó là
những tài sản để đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho người phải thi hành án và

5
người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, hay những tài sản liên quan đến lợi ích công
cộng, quốc phòng an ninh.
3. Kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp
Về nguyên tắc cơ quan thi hành án dân sự muốn kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án đang thế chấp cho người khác để đảm bảo thi hành án phải
đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 90 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ
sung năm 2014:
“Điều 90. Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp
1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản
nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn
nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay
cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm
cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của
Luật này.”.
Theo quy định khoản 1 Điều 13 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ
tục thi hành án dân sự thì:
Điều 13. Áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án
1. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; quyết định thi hành án;
tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; yêu
cầu bằng văn bản của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn
việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Chấp
hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án trong

6
trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định
tại Điều 130 Luật Thi hành án dân sự.
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa
vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 4 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài
sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án mà tài sản đó
không thể phân chia được hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản
thì Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế để thi
hành án.
Bên cạnh đó, thời hạn để gia đình bạn thực hiện việc tự nguyện thi hành án
và trường hợp bị cưỡng chế thi hành án được quy định theo Điều 45 và Điều 46
Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014:
“Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án
nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành
án.
Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án
có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.”.
– Việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp được thực hiện trong trường hợp
người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ
để thi hành án. Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi
hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo
đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.

7
– Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay
cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm
cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Luật
THADS.

Ngoài ra, việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp còn được quy định tại
Khoản 2 và 3 Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, cụ
thể:
– Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp đủ điều kiện để kê biên, xử lý mà người
nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi nợ vay theo quy định của
pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm thì Chấp hành viên không thực hiện việc kê
biên, xử lý đối với tài sản đó

– Trường hợp giá của tài sản sau khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ được bảo
đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án thì người có thẩm quyền ra quyết định về thi
hành án có trách nhiệm ra ngay quyết định thu hồi quyết định cưỡng chế, kê biên,
xử lý tài sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Luật THADS.

Lưu ý, trong hai trường hợp trên, chấp hành viên phải có văn bản yêu cầu người xử
lý tài sản cầm cố, thế chấp thông báo ngay kết quả xử lý tài sản cho cơ quan thi
hành án dân sự, giữ lại số tiền còn lại (nếu có) để cơ quan thi hành án dân sự giải
quyết theo quy định của pháp luật.

You might also like