You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM


KHOA TOÁN – TIN HỌC

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG


KIỂM TRA GIỮA HKI

Nhóm sinh viên thực hiện : 22280003 - Phạm Bá Hoàng Anh


22280006 - Tô Gia Bảo
22280022 - Nguyễn Đức Hiệp
22280033 - Phan Văn Hoàng
22280044 - Bành Đức Khánh
22280060 - Võ Duy Nghĩa
22280066 - Nguyễn Lê Lâm Phúc
22280098 - Nguyễn Đức Trường
22280104 – Nguyễn Phạm Anh Văn

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2022


Bài làm
Yêu cầu: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao.
Nhận định 1: Hiến pháp là Đạo luật gốc của một quốc gia
 Trả lời: Nhận định trên là Đúng
Giải thích: Vì ở mọi nước trên thế giới, hiến pháp đều được coi là đạo luật
gốc của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các đạo luật thông thường khác. Mọi
đạo luật thông thường đều nhằm để cụ thể hoá các chế định, quy phạm của hiến
pháp, và vì vậy, không được trái với hiến pháp.
Nhận định 2: Mọi trường hợp vi phạm pháp luật, người vi phạm đều phải gánh
chịu trách nhiệm pháp lý
 Trả lời: Nhận định trên là Sai
Giải thích: Mọi trường hợp vi phạm pháp luật, người vi phạm đều phải
gánh chịu trách nhiệm pháp lý tùy vào tính chất, mức độ thực hiện hành vi. Tuy
nhiên, cũng có những trường hợp mà người vi phạm không phải chịu trách
nhiệm pháp lý:
 Người vi phạm không có năng lực hành vi nhân sự:
 Người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý:
 Miễn trách nhiệm pháp lý
 Hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự
 Thực hiện hành vi do sự kiện bất ngờ
 Thực hiện hành vi do tự vệ chính đáng
 Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết
 Thực hiện hành vi gây thiệt hại khi bắt giữ tội phạm
 Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc
của cấp trên

Nhận định 3: Công dân là người mang quốc tịch của một quốc gia nhất định
 Trả lời: Nhận định trên là Sao
Giải thích: Vì công dân là một cá nhân, một con người cụ thể mang quốc
tịch của một hay nhiều quốc gia có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối
quan hệ giữa công dân và nhà nước đó. 
Theo Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13 tháng 11
năm 2008 của Quốc hội quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ
trường hợp Luật này có quy định khác.
Như vậy trong 1 số trường hợp ngoại lệ, Việt Nam vẫn cho phép công dân
được mang 2 quốc tịch theo Luật quốc tịch.

Nhận định 4: Người mất năng lực pháp luật là người có quyết định của Tòa án
tuyên bố người đó mắc bệnh tâm thần
 Trả lời: Nhận định trên là Sai
Giải thích: Vì "Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết" (khoản 3 Điều 16 Bộ Luật Dân Sự). Với
quy định này, pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc
tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần,
tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản.
Ví dụ: Người bị thiểu năng về trí tuệ cũng có quyền thừa kế như người có
khả năng nhận thức bình thường.

Nhận định 5: Chính phủ là cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra


 Trả lời: Nhận định trên là Sai
Giải thích: Chính phủ là do quốc hội bầu ra vì quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân nên chính phủ là do quốc hội bầu ra.Khi Quốc hội kết
thúc nhiệm kỳ, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện các chức năng, vai trò của mình
cho tới khi có Chính phủ mới thành lập bởi Quốc hội khoá mới. Đứng đầu Chính
phủ là Thủ tướng do Quốc hội bầu ra, các Phó Thủ tướng và các bộ trưởng, thành
viên khác.

Nhận định 6: Quan hệ xã hội là quan hệ pháp luật


 Trả lời: Nhận định trên là Sai

Giải thích: Vì quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật chỉ có một số đặc điểm
tương quan với nhau như trong mối quan hệ xã hội thì có mối quan hệ pháp luật .
Tuy nhiên quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật với
những đặc điểm, yếu tố cấu thành riêng, là quan hệ mang tính ý chí (ý chí của
Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan hệ đó ).Và quan hệ
pháp luật là sự thể hình thức pháp lý của quan hệ xã hội, do khoa học pháp lý
nghiên cứu.  Còn quan hệ xã hội thể hiện các mối quan hệ rộng giữa cá nhân với
cá nhân, cá nhân với tổ chức trong đời sống, sinh hoạt. Quan hệ này tồn tại một
cách khách quan, được điều chỉnh tổng thể bởi các quy phạm đạo đức, quy phạm
xã hội, phong tục tập quán và đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội hoặc biện
pháp đặc thù của các tổ chức. Do đó quan hệ pháp luật không phải là quan hệ xã
hội
Nhận định 7: Quy phạm pháp luật không cần phải có bộ phận chế tài
 Trả lời: Nhận định trên là Sai
Giải thích: Vì chế tài có thể có hoặc không trong QPPL nhưng không thể
không cần chế tài trong QPPL.
Ví dụ: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).

Nhận định 8: Hành vi vi phạm pháp luật phải được thể hiện bằng hành động cụ
thể, xâm phạm đến lợi ích được pháp luật bảo vệ
 Trả lời: Nhận định trên là Sai
Giải thích: Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người , hành vi
đó được thể hiện ra thực tế khách quan và nó là hành vi trái pháp luật và xâm hại
đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Nhưng hành vi vi phạm pháp luật
có thể được thể hiện dưới dạng hành động hay không hành động.

Nhận định 9: Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật không được thừa nhận tại Việt
Nam
 Trả lời: Nhận định trên là Sai
Giải thích: Vì Ở nước ta, tiền lệ pháp đã và đang tồn tại dưới các hình
thức như các nghị quyết hướng dẫn xét xử, trao đổi nghiệp vụ tại các buổi tổng
kết ngành và dễ thấy nhất là thông qua các quyết định giám đốc thẩm được tập
hợp và phát hành. Qua đây, nhiều vướng mắc đã được Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao gỡ vướng và định hướng cho các tòa cấp dưới làm theo.
Theo khoản 3, Điều 45, Bộ luật tố tụng dân sự 2015
“Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã
được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao công bố.”

Nhận định 10: Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có chức năng thực hành
quyền công tố
 Trả lời: Nhận định trên là Đúng
Giải thích: Do theo Điều 107 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013
quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp.” Ngoài Viện kiểm sát, không có cơ quan nào khác giữ chức năng thực
hành quyền công tố tại Tòa án.

You might also like