You are on page 1of 8

Tóm tắt bản án số 08/2017/DS-ST.

Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Nhị,


Bị đơn: Anh Vũ Minh Hiếu
Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị
xâm phạm
Lí do tranh chấp: Anh Hiếu đánh bà Nhị gây thương tích nên bà Nhị yêu cầu anh phải
bồi thường thiệt hại cho bà với số tiền là 80.440.000 đồng, nếu anh Hiếu không đủ tài sản
để chi trả thì người đại diện hợp pháp của anh sẽ phải trả thay. Anh Hiếu, ông Dư và bà
Huyền không đồng ý bồi thường vì cho rằng anh Hiếu không đánh bà Nhị.
Hướng giải quyết của Tòa: Buộc anh Hiếu phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm cho bà Nhị với tổng số tiền là 80.440.000 đồng. Trường hợp anh Hiếu không
đủ tài sản bồi thường thì bố mẹ anh phải bồi thường phần còn thiếu cho bà Nhị.
Tóm tắt bản án số 26/2017/HSST.
Bị cáo: Nguyễn Văn A
Bị hại: Anh Chu Văn D
Nội dung vụ án: Do biết phạm nhân D lấy một chiếc quần cộc của phạm nhân Trần
Hữu G nên A gọi D đến ngồi ở nền sàn ngủ tầng 1 để hỏi lỗi. Do D không nhận ngay từ
đầu nên A dùng chân đá vào ngực D làm D bất tỉnh. Sau khi vào viện, vì sức khỏe yếu
nên D đã tử vong. Hành vi của A đã phạm vào tội “cố ý gây thương tích” theo Điều 104
BLHS 1999, xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người khác nên A phải bồi
thường thiệt hại cho gia đình D. Đồng thời, A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con chưa
thành niên của D đến khi đủ 18 tuổi.
Hướng giải quyết của Tòa: Tuyên bị cáo Nguyễn Văn A phạm tội “cố ý gây thương
tích”. Buộc A phải bồi thường chi phí mai táng, tổn thất tinh thần cho gia đình D và thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của D.
Tóm tắt bản án số 31/2019/HS-PT.
Bị cáo: Ksor Y Ký, sinh ngày 01/01/2000.
Bị hại: Kpá Hờ Miên, sinh ngày 01/11/2003.
Nội dung vụ án: Ký đã thực hiện hành vi giao cấu với Miên mặc dù Miên không cho
phép. Biết được vụ việc, gia đình Miên đã làm đơn tố cáo hành vi của Ký. Tòa tuyên Ký
phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và buộc Ký phải bồi thường thiệt hại cho Miên
do sức khỏe bị xâm phạm trong đó đã bao gồm khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần.
Hướng giải quyết của Toà: Tòa tuyên bị cáo Ký phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16
tuổi”, bị phạt tù và buộc Ký phải bồi thường thiệt hại cho Miên do sức khỏe bị xâm
phạm, trong đó đã bao gồm khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần.
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần
được bồi thường?
Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được bồi
thường:
Thứ nhất, có sự thay đổi về chủ thể. Nếu như BLDS 2005 xác định đối tượng bồi
thường là “người xâm phạm” thì BLDS 2015 lại không phân biệt đối tượng bằng việc
quy định người bồi thường là “người chịu trách nhiệm bồi thường”. Tức là BLDS 2015
đã mở rộng đối tượng phải bồi thường tổn thất, không chỉ người gây ra tổn thất mới phải
bồi thường mà trường hợp tài sản nếu gây tổn thất thì chủ sở hữu sẽ là người chịu trách
nhiệm bồi thường.
Thứ hai, BLDS 2015 đã bổ sung quy định “thiệt hại khác do luật quy định” tại điểm d
khoản 1 Điều 590, điều này đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và góp phần bảo vệ quyền lợi
của người bị xâm phạm.
Thứ ba, BLDS 2015 đã có sự thay đổi về mức bồi thường tổn thất khi các bên không
có thỏa thuận tại khoản 2 Điều 590, khoản 2 Điều 591 theo hướng tăng mức bồi thường
tổn thất lên. Quy định này ngoài để bảo vệ người bị xâm phạm còn nhằm mục đích nâng
cao tinh thần răn đe của pháp luật.

Câu 2: Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong
một
hệ thống pháp luật nước ngoài.
- Ở Pháp bên cạnh chấp nhận bồi thường thiệt hại về vật chất, trong nhiều trường hợp
Tóa án cũng buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần. trong vụ
việc Cheval Lunus vào năm 1962, lần đàu tiên Tòa án tối cao Pháp đã chấp nhận bồi
thường tổn thất về tinh thần đối với chủ sở hữu một súc vật (con ngựa) bị xâm phạm. Từ
đó đến nay, án lệ Pháp ổn định đối với việc người làm chết động vật gần gũi với con
người như là chó, ngựa đua và được mở rộng cho cả những trường hợp xâm phạm tới tài
sản không lá súc vật. Tòa án Pháp đã chấp nhận bồi thường tổn thất về tinh thần khi một
người phải rời bỏ căn nhà và một công ty được bồi thường tổn thất về tinh thần khi quần
áo họ sản xuất được sử dụng trong một bộ phim kích dục.
- Ở Canada: Khi nghiên cứu tổn thất về tinh thần trong trường hợp tài sản bị xâm phạm,
một học giả người Canada đã khẳng định rằng “việc mất mát một tài sản, bên cạnh yếu tố
vật chất cần được bồi thường, có thể kéo theo cho người bị thiệt hại một tổn thất về tinh
thần được thể hiện bởi những mất mát phi tiền tệ. Ví dụ: việc mất đi một vật nuôi có thể
là bắt nguồn của sự buồn bã, buồn phiền, bối rối. Tương tự, thiệt hại thường được yêu
cầu để đền bù những bất tiện và mất khả năng sử dụng liên quan đến hệ quả của việc phá
hủy một tài sản”
Câu 3: Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm
cóđược bồi thường không? Vì sao?
- Căn cứ theo Điều 589 về thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
- Như vậy, BLDS 2015 không có quy định rõ khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần
khi tài sản bị xâm phạm. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 204 Luật sở
hữu trí tuệ năm 2005 về thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ “Thiệt hại về
tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn
thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây
trồng”.

Câu 4: Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn
thất
tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?
- Tại bản án số 08/2017/DS – ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện La Grai
tỉnh Gia Lai: theo quy định tại khoản 2 Điều 590 BLDS 2015 quy định: “…Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì
mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở
do nhà nước quy định. Và đoạn “Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 156 của luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật hội đồng xét xử sẽ áp dụng quy định tại khoản 2 Điều
590 BLDS 2015 để xác định mức bù đắp tổn thất về tinh thần.”
- Tại bạn án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc thì
“Áp dụng điều 42 bộ luật hình sự năm 1999 điều 584, điều 585, Điều 586, điều 589, điều
591 BLDS 2015 buộc bị cáo Nguyễn Văn A bồi thường chi phí mai táng phí đối với
người bị hại bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm do gia đình
người bị hại Chu Văn D là 151.000.000đ. Xác nhận gia đình bị cáo Nguyễn văn A đã bồi
thường cho gia đình người bị hại Chu Văn D số tiền 23.000.000đ; do vậy số tiền còn lại
bị cáo Nguyễn Văn A phải bồi thường là 128.000.000đ.”

- Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Yên căn cứ
vào đoạn: “Về trách nhiệm bồi thường dân sự áp dụng Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015;
Điều 590 BLDS 2015. Ghi nhận sự yêu cầu của người bị hại Kpá Hờ Miên và sự tự
nguyện bồi thường của bị cáo Ksor Y Ký. Buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm cho bị hại số tiền 71.100.000 đồng. Bị cáo đã bồi thường 15.000.000,
nên phải tiếp tục bồi thường số tiền còn lại là 56.100.000 đồng.”

Câu 5. Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005 mà
áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.
- Tòa án áp dụng BLDS 2015 vì ở Điều 590 đã được mở rộng chi tiết hơn so với điều luật
cũ ở BLDS 2005 cụ thể ở khoản 1 Điều 590: “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao
gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất,
bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế
của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu
nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có
người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.”
Từ đó có thể xác định rõ các mục cần phải bồi thường và số tiền tương ứng.
Câu 6. Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức
khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?
- Đoạn thể hiện người bị hại vừa bị xâm phạm về sức khỏe vừa bị xâm phạm về danh dự,
nhân phẩm là:
[2.1] về hình phạt: “Hành vi của bị báo cáo không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe
danh dự, nhân phẩm của người người bị hại; mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình phát
triển tâm sinh tự nhiên của trẻ em, là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ,
nên cần xử nghiêm…”
Câu 7. Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt
hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không?
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có
được kết hợp với nhau vì: Theo như bản án, tòa án xét xử đã nhận định ở đoạn [2.2] “Về
phần bồi thường thiệt hại: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng trinh của
người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm phạm đến sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Trong trường hợp này, theo quy định tại
Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị
thiệt hại các khoản, gồm: Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe;
chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người
bị hại gánh chịu…”
“Mặt khác, ngoài quy định mức bồi thường thiệt hại một khoản tiền tại Điều 590 Bộ luật
Dân sự năm 2015 như trên, thì bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm phạm cho người bị hại một khoản tiền tại Điều 592 Bộ luật Dân sự
năm 2015 quy định nhưng không quá mười lần mức lương cơ sở.”
Câu 8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31
về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể
cùng bị xâm phạm.
- Dù pháp luật chưa quy định về việc kết loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một
chủ thể cùng bị xâm phạm. Nhưng trên thực tế, đã có trường hợp tòa án chấp nhận giải
quyết yêu cầu về bồi thường tổn thất về tinh thần khi vật chất bị xâm phạm (bản án
23/2018/DS-PT UBND tỉnh Bình Dương). Những tổn thất về tinh thần không thể xác
định được một cách chính xác hoặc tương đối chính xác như thiệt hại về vật chất. Vì thế
việc toàn án kết hợp vấn đề bồi thường vật chất và tinh thần lại với nhau ở Điều 590 và
592 BLDS 2015 là hoàn toàn hợp lý.

Tham khảo:
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng – Bản án và bình luận bản án, tập
1, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2016, tr. 397.
- Cass. 1re civ., 16 janv. 1962: JCP G 1962, II, 12557, note P. Esmein; D. 1962, jurispr.
P. 199, note R. Rodière: RTD civ. 1962, p. 316, obs. A. Tunc.

Cụ thể, vào tháng 8/1952, Daille – chủ của con ngựa đua Lunus, đã cho huấn luyện viên
Henri của X thuê con ngựa này. Henri đã di chuyển Lunus đến Langon để tham gia cuộc
đua được tổ chức bởi công ty đua ngựa Langon, vào hai ngày 26 – 27/7/1953. Giám đốc
công ty, Fabre đã cung cấp cho mỗi huấn luyện viên một khu để giữ ngựa của họ trong
chuồng ngựa của Fabre. Sáng ngày 27/7/1953, con vật này đã bị mắc vào dây điện của
đèn lưu động và bị điện giật chết. Chủ của con ngựa – ông Daille, đã kiện công ty đua
ngựa Langon, cá nhân ông Fabre và X để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Không kể đến
thiệt hại về vật chất, cái chết của vật nuôi cũng có thể gây nên cho chủ của chúng những
thiệt hại “chủ quan” và thiệt hại về tình cảm và những thiệt hại này có thể cần được bồi
thường một cách đặc biệt. Các thẩm phán có thể định giá những thiệt hại từ cái chết của
con ngựa đua không chỉ giới hạn ở chi phí cần thiết để mua một con khác với những đặc
điểm/ chất lượng tương tự, mà khi tính số tiền bồi thường, thẩm phán còn cần phải tính
toán một khoản bồi thường để bù vào phần thiệt hại từ việc mất con vật đó gây nên.
11

You might also like