You are on page 1of 5

I.

Cơ sở lý luận

1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra

Thông thường “trách nhiệm” được hiểu là “phần việc được giao cho hoặc coi như
được giao cho, phải bảo đảm làm tròn nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần
hậu quả”. “Trách nhiệm” trong “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại” được hiểu theo
nghĩa: Là hậu quả pháp lý bất lợi mà pháp luật quy định một chủ thể phải gánh chịu
khi có đủ căn cứ làm phát sinh trách nhiệm.

Còn “bồi thường” là “đền bù bằng tiền những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà
mình phải chịu trách nhiệm”, còn “thiệt hại” là “bị mất mát về người, của cải vật chất
hoặc tinh thần”. Về pháp lý thì “Bồi thường thiệt hại” là “hình thức trách nhiệm dân
sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù
đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất tinh thần cho bên bị thiệt hại”.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra là một
loại trách nhiệm dân sự được quy định trong Bộ luật dân sự, phát sinh khi một người
có hành vi vi phạm nghĩa vụ pháp lý, gây thiệt hại cho người khác và bắt buộc phải bù
đắp những tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà mình đã gây ra.1

2. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra

Thứ nhất, căn cứ phát sinh và chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều 605 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

1
Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa công trình xây dựng khác gây ra,
https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/hoan-thien-phap-luat-ve-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-do-nha-cua-cong-trinh-xay-dung-khac-
gay-ra-2685
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây
thiệt hại thì phải bồi thường”. Tức là, khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt
hại, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng. BLDS năm 2015 không xác định thứ tự
chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Ngoài các chủ thể
trên, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây thiệt hại có thể là người thi công. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
người thi công là quy định hoàn toàn mới trong BLDS năm 2015.

Thứ hai, các trường hợp loại trừ trách nhiệm

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm không được quy định tại Điều 605 mà được quy
định chung trong Điều 584 cho tất cả các trách nhiệm. Theo đó, chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp:
“thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt
hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” (khoản 2 Điều
584).2

II. Giải quyết vấn đề

1. Tóm tắt bản án 08/2018/DS-ST ngày 18/01/2018 về tranh chấp dân sự bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng – bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra.

BẢN ÁN 08/2018/DS-ST NGÀY 18/01/2018 VỀ TRANH CHẤP DÂN SỰ BỒI


THƯỜNG THIỆT HẠI HỢP ĐỒNG – BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA,
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA

Nguyên đơn: Bà Phan Thị Mỹ H

Bị đơn: Ông Ngô Văn T

2
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/phap-luat-ve-boi-thuong-thiet-hai-do-nha-cua-cong-trinh-xay-dung-khac-gay-ra-va-huong-hoan-
thien
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Phan Văn A và Bà Đỗ Thị Cẩm H

Bà H xây dựng nhà cấp 4 vào năm 2011 từ khi ở đến tháng 09/2015 thì nhà cửa bà
không hư hỏng gì. Đến khoảng tháng 9 năm 2015 (AL) ông Ngô Văn T và bà Phan
Thị M kế bên nhà bà tiến hành xây nhà mới. Theo giấy phép xây dựng thì ông T, bà
M chỉ được phép xây dựng căn nhà cấp IV nhưng thực tế vợ chồng ông T, bà M xây
nhà cấp III, có 01 tầng lầu. Khi làm móng và ép cừ thì toàn bộ căn nhà của bà H rung
lắc, bị lún nghiêng về phía tiếp giáp với nhà ông T, bà M, nứt tường nhà, hàng rào và
mái nhà sau bị bể nát. Bà H đã nhiều lần cảnh báo nhưng ông T, bà M vẫn cho thi
công để hoàn tất căn nhà. Bà H có báo cho UBND xã Thoại Giang về việc ông T, bà
M xây dựng nhà làm ảnh hưởng tới nhà bà song không bị cơ quan chức năng nào đến
xem xét đình chỉ thi công. Do ảnh hưởng từ việc thi công của nhà ông T, bà M hiện
nay nhà của bà h bị thiệt hại nghiêm trọng, muốn sửa chữa khắc phục phải tốn tổng số
tiền là 180 triệu đồng. Bà H làm đơn khởi kiện yêu cầu ông T, bà M phải bồi thường
thiệt hại tổng sô tiền là 180 triệu đồng. Tuy nhiên sau khi có kết quả giám định bà M
chỉ yêu cầu ông T, bà M có trách nhiệm thanh toán cho bà chi phí giám định là
21.207.000đ; Chi phí gia cố sửa chữa nhà 27.691.000đ, tổng cộng là 48.898.000đ.

Về phía ông T và bà M trong bản tường trình ngày 30/11/2016 ông bà có trình bày:
vào khoảng tháng 09/2015 ông bà có tiến hành xây nhà cấp 4 trên diện tích đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông bà đứng tên, khi xây dựng ông bà có
xin phép và được cấp giấy phép xây dựng. Trong quá trình xây dựng, bà H không có ý
kiến gì, đến ngày 13/06/2016 thì bà H mới có ý kiến về việc thiệt hại nhà do bị ảnh
hưởng từ việc ông bà cất nhà. Khi bà H qua có ý kiến về việc thiệt hại, ông bà cũng có
ý khắc phục, sửa chữa bồi thường cho bà H là 15.000.000 đồng. Bên phía nguyên đơn
không đồng ý nhận nên ông bà đã không bồi thường. Cho đến ngày hôm nay thì thời
gian trôi qua đã lâu ông, bà không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của nguyên đơn vì
căn nhà của bà H bị nứt không liên quan đến việc ông, bà xây nhà vì từ lúc xây nhà và
sử dụng đến khoảng 10 tháng thì bà H mới phát hiện ra vết nứt. Do vậy ông, bà không
đồng ý bồi thường số tiền  48.898.000đ sửa chữa khắc phục nhà bị hư hỏng vì lỗi
không ở ông, bà xây nhà. Đối với kết quả giám định chất lượng công trình số
15/KĐ.XD ngày 16/10/2017 của Trung tâm tư vấn và kiểm định thuộc Sở Xây dựng
An Giang ông T, bà M cũng không đồng ý với kết quả này vì không đúng thực tế,
không khách quan. Ông T, bà M xác định không yêu cầu cơ quan chuyên môn nào
khác trưng cầu giám định lại vì ông bà không liên quan đến việc này và cũng không
có khả năng chi trả việc trưng cầu giám định. Đối với yêu cầu của bà H đòi chi phí
giám định công trình nhà bị hư hỏng ông, bà cũng không đồng ý trả do không có lỗi
trong sự việc này và việc yêu cầu giám định là do chị H tự yêu cầu thì chị H phải
chịu.

Phán quyết của Tòa án: căn cứ Khoản 6 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, Điều 91,
Điều 147, khoản 2 Điều 161, khoản 1 Điều 162, Điều 165, khoản 1 Điều 227, khoản 1
và khoản 2 Điều 228, khoản 1 Điều 273, Điều 278 và khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015; Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015; Điểm a khoản 7 Điều
27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban
Thường vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án. Nghị quyết số 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn
áp dụng một số qui định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Phan Thị Mỹ H.

Buộc ông Ngô Văn T và bà Phan Thị M có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
về kinh phí sửa chữa nhà ở cho bà Phan Thị Mỹ H số tiền 27.691.000đ (Hai mươi bảy
triệu sáu trăm chín mươi mốt ngàn đồng).

* Về chi phí giám định: Ông Ngô Văn T và bà Phan Thị M có trách nhiệm liên đới trả
lại cho Phan Thị Mỹ H 21.000.000đ (Hai mươi mốt triệu đồng) chi phí giám định.

You might also like