You are on page 1of 12

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền

Câu 1: Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?


Trả lời: Điều 574 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định: “Thực hiện công
việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng
đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”

Câu 2: Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền lại là căn cứ phát sinh
nghĩa vụ?
Trả lời: Trong thực tế, không phải lúc nào một người thực hiện công việc cho
người khác cũng đều dựa trên sự thỏa thuận, có giao kết hợp đồng với nhau. Trong một
số trường hợp, người thực hiện công việc đã tự nguyện, tự giác, giúp đỡ, thực hiện công
việc không có ủy quyền cho bên có công việc. Nhằm khuyến khích, khích lệ, động viên
tinh thần tự nguyện, tương thân tương ái của bên thực hiện công việc, đồng thời bảo
đảm quyền lợi của bên thực hiện công việc không có ủy quyền; pháp luật dân sự Việt
Nam quy định thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

Câu 3: Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định
“thực hiện công việc không có ủy quyền”.
Trả lời:
Điều 594 BLDS 2005 quy định: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc
một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công
việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không
biết hoặc biết mà không phản đối”.
Hiện tại Điều 574 BLDS 2015 có quy định: “Thực hiện công việc không có ủy
quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện
thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này
không biết hoặc biết mà không phản đối”.
Sự khác biệt giữa hai điều luật này rất dễ nhận thấy, đó là Điều 574 BLDS 2015
đã bỏ đi yếu tố “hoàn toàn” trong vấn đề thực hiện công việc vì lợi ích của người có
công việc.

Câu 4: Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Trả lời: Căn cứ Điều 574 BLDS 2015: Thực hiện công việc không có ủy quyền

1
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối”.
Theo đó, các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy
quyền” gồm1:
- Việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên thỏa thuận
hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có ủy quyền. Tuy
nhiên, để nâng cao ý thức trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của mỗi bên, pháp luật dân
sự quy định nghĩa vụ cho người thực hiện công việc và người có công việc được thực
hiện.
- Việc thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện,
mà không phải vì lợi ích cá nhân của người thực hiện công việc.
- Người có công việc được thực hiện không biết việc có người khác đang thực
hiện công việc cho mình hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện công việc đó. Từ
đó, nếu công việc được thực hiện tốt thì người có công việc được thực hiện phải chi trả
các chi phí để thực hiện công việc đó cho người thực hiện (Điều 576 BLDS năm 2015).

Câu 5: Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu
C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định
của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không?
Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Trả lời:
*Trong tình huống nêu trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định
“thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015.
*Vì có đủ các yếu tố để xác định nhà thầu C đã thực hiện công việc không có ủy
quyền đối với bên có công việc là chủ đầu tư A:
- Thứ nhất, việc xây dựng công trình công cộng hoàn toàn không phải là nghĩa vụ
do nhà thầu C và chủ đầu tư A thỏa thuận (mà do Ban quản lý dự án B ký hợp đồng với
C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A);
việc xây dựng công trình công cộng này cũng không do luật định đối với C là bên thực
hiện công việc không có ủy quyền.
- Thứ hai, việc xây dựng công trình công cộng đó là vì lợi ích của người có công
việc được thực hiện là A.

1
Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương I, tr. 36.

2
- Thứ ba, chủ đầu tư A không biết hoặc biết mà không phản đối việc nhà thầu C
xây dựng công trình công cộng. Theo quan điểm của nhóm em là A biết mà không phản
đối, bởi vì việc xây dựng công trình công cộng của C là hiện hữu, có tiến độ thi công
hàng ngày, chứ không đơn thuần là việc mua bán hay giao kết một hợp đồng.
* Cơ sở pháp lý của việc xác định nhà thầu C đã thực hiện công việc không có
ủy quyền là điều 574 BLDS 2015. Nếu đã xác định được C thực hiện công việc không
có ủy quyền thì C hoàn toàn có thể yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ của bên có công việc
theo điều 576 BLDS 2015.

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền).


Tóm tắt Quyết định số 15/2018/DS- GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội:
Quyết định trên đề cập đến vụ việc tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng
chuyển nhượng căn nhà cấp bốn hai gian và quyền sử dụng 188,6m2 diện tích đất (thuộc
thửa đất số 49 có diện tích 1010m2, Tờ bản đồ số 13 tại số 49A phố Trần Hưng Đạo, thị
trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh) giữa cụ Ngô Quang Bảng (nguyên
đơn) với bà Mai Hương (bị đơn) và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm:
bà Phạm Thị Sáu, cụ Nguyễn Thị Tần. Theo như đơn khởi kiện ngày 03/6/2014 cụ Bảng
yêu cầu nếu bà Hương không thanh toán bằng tiền thì phải trả lại 1/5 diện tích đất mà
bà chưa thanh toán, tương đương với 188,6m2 trong tổng diện 1010m2 tại thửa đất đã
chuyển nhượng. Phía bà Hương xác định chỉ nợ cụ Bảng 1.000.000 đồng nên đồng ý
trả cho cụ số tiền này và tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản của nhà nước, bà không đồng
ý với yêu cầu khởi kiện của cụ Bảng. Còn bà Phạm Thị Sáu cho rằng việc chuyển
nhượng nhà, đất của bà với bà Hương là hợp pháp nên bà không đồng ý trả lại 1/5 diện
tích đất cho cụ Bảng. Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2015/DS-ST ngày 08/6/2015,
Toà án nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và Bản án dân sự phúc thẩm số
38/2015/DS-PT ngày 22/9/2015 Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đều quyết định: buộc
bà Hương phải trả cho cụ Bảng tổng số tiền 2.710.000 đồng trong đó tiền nợ gốc là
1.000.000 đồng, tiền lãi là 1.710.00 đồng. Cụ Bảng đề nghị xem xét lại Bản án dân sự
phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm. Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại
Hà Nội đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm và đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án
nhân dân cấp tại Hà Nội xét xử giám đốc thẩm huỷ toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm
và sơ thẩm nói trên; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. Còn phía đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
tại Hà Nội đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tại Hà Nội chấp nhận kháng
nghị của Chánh án Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, sửa Bản án phúc thẩm, buộc bà

3
Hương phải trả cho cụ Bảng bằng số tiền tương đương 1/5 giá trị quyền sử dụng đất
nhận chuyển nhượng theo định giá của Toà án cấp sơ thẩm. Uỷ ban Thẩm phán Toà án
nhân dân cấp tại Hà Nội chấp nhận với kháng nghị nêu trên của Chánh án Toà án nhân
dân cấp cao tại Hà Nội.

Câu 1: Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán
như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
Trả lời: * Thông tư 01/ TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành
án về tài sản cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như sau:
“1. Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền
lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền
truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:
a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-
1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm
xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra
gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời
điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá
gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và
chịu án phí theo số tiền đó.
b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc
tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt
hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay
tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc
bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi
thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá
hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm
xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự , trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử toà án chỉ
quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1 nói
trên.
3. Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của
các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước
quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp toà án đều không phải quy đổi các
khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán số

4
tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi
hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
4. Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn) ở
ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó cũng đã được bảo
đảm thông qua việc chịu lãi của bên vay tài sản, cho nên trong mọi trường hợp toà án
đều không phải quy đổi số tiền đó ra gạo, mà chỉ buộc người vay phải trả số tiền nợ gốc
chưa trả cùng với số tiền lãi chưa trả.
Trong việc tính tiền lãi cần phân biệt các trường hợp như sau:
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 1-7-1996 thì chỉ tính số
tiền lãi chưa trả theo quy định của Bộ luật dân sự; đối với khoản tiền lãi đã trả thì không
phải giải quyết lại.
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết từ ngày 1-7-1996 trở đi thì việc tính
lãi phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự, số tiền lãi đã trả cũng phải được giải
quyết lại, nếu mức lãi suất mà các bên thoả thuận cao hơn mức lãi suất được quy định
tại khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự .
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì lãi suất được tính như sau:
a) Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài nguyên tắc tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, các bên có thể thoả thuận
về việc nhận lãi vào nợ gốc để tính lãi của thời hạn vay tiếp theo. Tuy nhiên, để tránh
tình trạng bên cho vay có thể lợi dụng thoả thuận này để thu lợi trái pháp luật, thì toà
án chỉ chấp nhận việc nhập lãi vào nợ gốc một lần đối với loại vay có kỳ hạn giữa các
bên ở ngoài tổ chức Ngân hàng, tín dụng tại thời điểm đến hạn trả nợ mà người vay
không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình. Các trường hợp khác đều phải tính theo
lãi suất nợ quá hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự.
b) Nếu mức lãi suất do các bên thoả thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do
Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà án
áp dụng khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi bằng 150% mức lãi
suất cao nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng.
c) Nếu mức lãi suất không vượt quá 50% mức lãi suất cao nhất của loại vay
tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm vay, thì toà án buộc bên vay
phải trả lãi theo đúng mức lãi suất mà hai bên đã thoả thuận tại thời điểm này.
d) Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay nhưng
không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết kiệm
có kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm
xét xử sơ thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 473 Bộ luật dân sự.

5
5. Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lãi suất chỉ được
chấp nhận khi Ngân hàng Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất không phân biệt
như các trường hợp đã nêu tại khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằng mức lãi suất do Ngân
hàng Nhà nước quy định.”
* Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán qua trung
gian là gạo - theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (gọi tắt là "giá gạo").

Câu 2: Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lí khi trả lời.
Trả lời: Ngày 15/11/1973, ông Quới nhận của bà Cô tiền thế chân là 50.000 đồng.
Giá gạo vào năm 1973 là 137 đồng/kg, thì số lượng gạo được quy đổi là gần bằng 365
kg (50.000 đồng). Giá gạo tại thời điểm này là 9.000 đồng/kg, thì ông Quới phải trả cho
bà Cô số tiền là 3.285.000 đồng (365 kg x 9000 đồng/ kg = 3.285.000 đồng).
Cơ sở pháp lý: Điểm a, Khoản 1, Mục I trong Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997
của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính
thống nhất hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản.

Câu 3: Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng
chuyển nhượng bất động sản như trong QĐ số 15/2018/DS-GĐT không? Tại sao?
Trả lời: Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 không điều chỉnh thanh toán tiền
trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản như trong QĐ số 15/2018/DS-GĐT. Thông
tư này điều chỉnh nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng và hiện vật chứ không phải là
quyền sử dụng đất. Nên không có điều chỉnh thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản.

Câu 4: Đối với tình huống trong QĐ số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng
cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Trả lời: Số tiền bà Hương phải thanh toán là 339.552.000đ.
- Đối với tình huống trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cụ
Bảng và vợ chồng bà Hương là 5.000.000đ. Bà Hương đã thanh toán được 4/5 giá trị
hợp đồng, số tiền còn nợ tương đương là 1/5 giá trị nhà, đất.
- Tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP có
nói: “… Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện
tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Tòa án buộc bên nhận chuyển
nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận

6
chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết
hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ
thẩm..”. Vì vậy, bà Hương phải trả số tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo
định giá tại thời điểm xét xử sơ thẩm.
- Lúc này giá trị nhà, đất là 1.697.760.000đ. Tức là, 1/5 giá trị hợp đồng mà bà
Hương phải trả cho cụ Bảng được tính bằng 1/5 giá trị hiện tại nhà, đất: 339.552.000đ.

Câu 5: Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ
chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?
Trả lời: Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ.
Ta có thể xem xét một tiền lệ sau đây: Quyết định số 09/HĐTP-DS ngày 24/02/2015 có
đoạn được trích dẫn“…trong trường hợp có đủ căn cứ xác định việc mua bán chuyển
nhượng nhà và quyền sử dụng đất là hợp pháp và công nhận hợp đồng mua bán nhà đất
giữa các bên thì phải lấy giá nhà, đất thỏa thuận trong hợp đồng trừ đi số tiền nợ gốc và
lãi; trường hợp còn thiếu bên mua chưa trả đủ thì phần cần thiết tính theo tỷ lệ phần
trăm giá trị nhà đất bên mua phải thanh toán cho bên bán theo giá thị trường tại địa
phương ở thời điểm xét xử sơ thẩm lại”.

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận.


Tóm tắt Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/7/2007 của Tòa án nhân dân thị xã
Châu Đốc, tính An Giang:
Bà Phượng vay tiền từ bà Tú. Sau đó thì cho hai người chị của Phượng vay lại
gồm: bà Ngọc vay 465.000.000đ và bà Loan cùng chồng là ông Thạnh vay
150.000.000đ. Trong lần vay này thì bà Tú đã lập hợp đồng vay với bà Ngọc và vợ
chồng bà Loan. Nhưng sau đó phía bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh không trả vốn lẫn
lãi cho bà Tú. Bà Tú kiện bà Phượng nhưng bà Phượng không chấp nhận yêu cầu kiện
của bà Tú và bà cho rằng bà chỉ làm trung gian cho ba người kia vay tiền của bà Tú.
Theo các biên nhận do bà Tú cung cấp thì có thể xác định được bà Phượng là người xác
lập quan hệ vay tiền với bà Tú. Xét theo hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng và bà Tú,
phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú,
lẽ ra phía bà Phượng có trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, bằng việc lập hợp đồng vay
với bà Ngọc và vợ chồng bà Loan thì bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao
nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh. Vậy việc bà Tú yêu cầu bà Phượng
có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ pháp luật. Tòa án quyết định
buộc bà Ngọc có trách nhiệm trả cho bà Tú số tiền 651.981.000đ.

7
Câu 1: Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
Trả lời: Điểm giống:
- Đều làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ theo đó chấm dứt tư cách chủ
thể của chủ thể đã chuyển giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao.
- Hình thức chuyển giao: bằng văn bản hoặc lời nói.
Điểm khác:
Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ
- Đối tượng có quyền chuyển giao: - Đối tượng có quyền chuyển giao:
bên có quyền. bên có nghĩa vụ.
- Không cần sự đồng ý của bên có - Cần phải có sự đồng ý của bên có
nghĩa vụ tuy nhiên phải thông báo bằng quyền, khi người có quyền đồng ý việc
văn bản có bên có nghĩa vụ biết (Khoản 2 chuyển giao mới có thể thực hiện (Khoản
Điều 365 BLDS 2015). 1 Điều 370 BLDS 2015).
- Chuyển giao cả biện pháp đảm bảo - Biện pháp bảo đảm chấm dứt trừ
(Điều 368 BLDS 2015). trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 371
BLDS 2015).

Câu 2: Thông tin nào của bán án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh
toán cho bà Tú?
Trả lời: Bản án đã nêu: “Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì
chính bà Phượng là người trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền
555.000.000đ và theo biên nhận ngày 27/4/2004 thì thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê
Thị Nhan số tiền 615.000.000đ. Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác
định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng
thì vào tháng 4 năm 2004, do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả
cho bà Tú để trả vốn vay ngân hang nên bà đã cùng với bà Tú vay nóng bên ngoài để
có tiền trả cho ngân hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà
Tú.”

Câu 3: Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã
được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh?
Trả lời: Đoạn thể hiện nội dung trên trong bản án là: “Như vậy, kể từ thời điểm
bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ của
bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan, ông
Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký.”

8
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Trả lời: Việc Toà án thừa nhận việc bà Phượng không còn nghĩa vụ trả nợ cho
bà Tú, nghĩa vụ đó đã được chuyển giao cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh là hợp lí và
đúng với những gì mà BLDS 2015 quy định ở điều 370:
“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu
được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa
vụ.”
Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ với người thứ ba
(người thế nghĩa vụ) trên cơ sở sự đồng ý của bên mang quyền, theo đó người thế nghĩa
vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ mới, thực hiện nghĩa vụ trước bên mang quyền. Việc
chuyển giao nghĩa vụ dân sự buộc phải được sự đồng ý của bên có quyền. Bởi lẽ, khi
bên có nghĩa vụ thay đổi thì bản thân bên có quyền sẽ phải quan tâm đến quyền lợi của
mình thông qua việc đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên thể nghĩa vụ.
Trong trường hợp này, bà Tú là bên có quyền đã đồng ý cho bà Phượng chuyển
giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạch bằng việc lập hợp đồng cho bà Ngọc
vay số tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ
vào ngày 12/5/2005.
Khi đã chuyển giao nghĩa vụ thì bà Phượng không phải chịu trách nhiệm về hành
vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ của bên thế nghĩa vụ là bà Ngọc, bà Loan
và ông Thạnh trước bà Tú là bên có quyền.

Câu 5: Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trả lời: Theo văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu không còn có trách nhiệm với
người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao.
Cơ sở pháp lí: Theo điều 370 BLDS 2015 quy định: “Bên có nghĩa vụ có thể
chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý”. Đồng
thời, điều 370 cũng quy định: “Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ
trở thành bên có nghĩa vụ”.
Trong trường hợp này, bà Phượng có thỏa thuận cho 02 người chị của mình là:
Phùng Thị Bích Ngọc và Phùng Thị Bích Loan cùng chồng là Trần Phú Thạnh vay tiền.
Khi bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc thì bà Tú có biết và đã chấp
nhận. Bà Tú lập hợp đồng cho bà Ngọc vay 465.000.000đ và cho bà Loan, ông Thạnh

9
vay 150.000.000đ vào ngày 12/05/2007. Như vậy hợp đồng vay đó đã trở thành hợp
đồng vay trực tiếp giữa 2 bên. Giữa bà Tú và bà Phượng không có thỏa thuận nào về
việc bà Phượng phải chịu trách nhiệm khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao. Đối với hợp đồng vay xác lập với bà Loan và ông Thạnh, phía bà Tú
không có yêu cầu tranh chấp nên Tòa án không xem xét đến. Theo những lẽ trên, bà
Phượng đã không còn có nghĩa vụ trả nợ vay với bà Tú kể từ thời điểm bà Tú xác lập
hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh. Đồng thời bà Phượng không có trách
nhiệm khi bà Ngọc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay với bà Tú.

Câu 6: Nhìn từ góc độ quan điểm của các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu
có còn trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị
biết.
Trả lời: Theo quan điểm của tác giả Chế Mĩ Phương Đài trong giáo trình Pháp
luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của trường đại học Luật
TP.HCM thì: “Người có nghĩa vụ không chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ
của người thế nghĩa vụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Tác giả cũng phân
tích thêm “Người có nghĩa vụ chấm dứt toàn bộ mối quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền.
Sau khi việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền chỉ được phép yêu cầu
người thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nên người đã chuyển giao nghĩa vụ không phải
chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ”.
Như vậy, theo tác giả Chế Mĩ Phương Đài, người có nghĩa vụ ban đầu không có
trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao.

Câu 7: Đoa ̣n nào của bản án cho thấ y Tòa án có theo hướng người có nghiã
vu ̣ ban đầ u không còn trách nhiêm ̣ đố i với người có quyề n?
Trả lời: Đoa ̣n của bản án cho thấ y Tòa án có theo hướng người có nghiã vu ̣ ban
đầ u không còn trách nhiê ̣m đố i với người có quyề n là: “Kể từ thời điể m bà Tú xác lâ ̣p
hơ ̣p đồ ng vay với bà Ngo ̣c, bà Loan và ông Tha ̣nh thì nghiã vu ̣ trả nơ ̣ vay của bà Phươ ̣ng
và bà Tú đã chấ m dứt, làm phát sinh nghiã vu ̣ của bà Ngo ̣c, bà Loan và ông Tha ̣nh đố i
với hơ ̣p đồ ng vay tiề n đã ki.́ Viê ̣c bà Tú yêu cầ u bà Phươ ̣ng có trách nhiê ̣m thanh toán
nơ ̣ cho bà là không có căn cứ chấ p nhâ ̣n. “Viê ̣c của bà Tú giữ chứng minh Hải quan của
bà Phươ ̣ng theo thỏa thuâ ̣n. Phiá bà Phươ ̣ng không có nghiã vu ̣ trả nơ ̣ cho bà Tú, buô ̣c
bà Tú hoàn trả la ̣i cho bà Phươ ̣ng giấ y chứng minh Hải quan”.

10
̣ của pháp luâ ̣t nước ngoài đố i với quan hê ̣ giữa người
Câu 8: Kinh nghiêm
có nghiã vu ̣ ban đầ u và người có quyề n.
Trả lời: Mối quan hệ giữa người có quyền và người thế nghĩa vụ rất phức tạp
trong khi đó BLDS không có quy định nào về vấn đề này.
- Chẳng hạn như người thế nghĩa vụ có thể viện dẫn mối quan hệ của mình với
người có nghĩa vụ ban đầu để đối kháng với người có quyền hay không? Theo Bộ
nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thì người có nghĩa vụ mới không thể viện dẫn mối
quan hệ của mình với người có nghĩa vụ ban đầu để đối kháng với người có quyền. Ở
đây, quy phạm này bảo vệ bên có quyền và được áp dụng ngay cả khi bên có quyền biết
rằng mối quan hệ giữa người thế nghĩa vụ và người có nghĩa vụ ban đầu có khả năng
vô hiệu.
- Ví dụ: A bán cho C một tác phẩm nghệ thuật được các bên coi là tác phẩm nghệ
thuật Trung Quốc thời Trung cổ với giá là 20.000 euro và thỏa thuận rằng C thay thế A
với tư cách là người có nghĩa vụ đối với Ngân hàng B. Sau khi nhận được thông báo
của A, Ngân hàng B đồng ý việc thế nghĩa vụ này. Nhưng ít lâu sau, có chứng cứ rõ
ràng A đã bán cho C tác phẩm nghệ thuật giả. Theo quy định của Bộ nguyên tắc châu
Âu về hợp đồng thì sự việc này không làm ảnh hưởng đến việc chuyển giao nghĩa vụ.
- Thiết nghĩ chúng ta cũng nên theo hướng này nhằm đảm bảo quyền lợi của người
có quyền. Bởi lẽ, theo BLDS thì trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo
đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt. Để bù trừ việc chấm dứt
các biện pháp bảo đảm này, chúng ta không nên cho phép viện dẫn mối quan hệ giữa
người có nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới để cản trở hiệu lực của việc chuyển
giao nghĩa vụ.
- Như đã nói ở trên, nội dung của nghĩa vụ được chuyển giao không bị thay đổi
mặc dù người thực hiện nghĩa vụ thay đổi. Do vậy, mặc dù BLDS hiện hành không có
quy định rõ ràng, chúng ta nên cho phép người có nghĩa vụ mới viện dẫn những đối
kháng mà người có nghĩa vụ ban đầu có thể viện dẫn để đối kháng với người có quyền.
Ở đây, chuyển giao nghĩa vụ thì chuyển giao cả những nghĩa vụ và quyền gắn liền với
nghĩa vụ này. Chẳng hạn, nếu trước đây, người có nghĩa vụ ban đầu có quyền tạm đình
chỉ hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền trên cơ sở áp dụng các biện
pháp phòng vệ (Ví dụ: do người có quyền không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình) thì
người có nghĩa vụ mới cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ đó đối với người
có quyền.

Câu 9: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án

11
Trả lời: Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa án là chính xác. Việc chuyển
giao nghĩa vụ dân sự là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ, bên thế nghĩa vụ và bên có
quyền. Người thứ ba thay thế người có nghĩa vụ trước đó trở thành người có nghĩa vụ
mới và việc chuyển giao nghĩa vụ đó phải được sự đồng ý của bên có quyền. Sau khi
việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực thì bên có quyền chỉ được quyền yêu cầu người
thế nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Người đã chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa
vụ không có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.

Câu 10: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện
pháp bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo
lãnh có chấm dứt không. Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
Trả lời: Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp
bảo lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh cũng
chấm dứt. Theo khoản 1 điều 335 BLDS 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây
gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu
khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ.”
Biện pháp bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Do vậy trường
hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm
dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Cơ sở pháp lí: Điều 371 BLDS 2015.

12

You might also like