You are on page 1of 15

Vấn đề 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Tóm tắt bản án số 20/2018/DS-ST


+ Nguyên đơn: bà Phan Thị Bích Ngọc
+ Bị đơn: ông Trần Quang Huy
+ Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm
phạm
+ Nội dung tranh chấp: Ông Huy đã đăng dòng trạng thái lên tài khoản Facebook cá
nhân của ông với nội dung ám chỉ cho rằng bà Ngọc đã làm lộ đề thi môn Ngữ
văn. Bên cạnh đó, ông Huy cũng đã gắn thẻ một vài tài khoản Facebook khác có
liên quan làm xuất hiện thêm nhiều lời lẽ xúc phạm thiếu căn cứ, ảnh hưởng đến
danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc. Bà Ngọc đã khởi kiện yêu cầu ông Huy bồi
thường thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và số tiền bồi
thường là 30.160.000 đồng. Quyết định của Tòa án chấp nhận một phần yêu cầu
của bà Ngọc, buộc ông Huy bồi thường 19.160.000 đồng và xin lỗi bà Ngọc công
khai tại trụ sở trường học
Tóm tắt bản án số 99/2021/HS-ST
+ Nguyên đơn: UBND Tỉnh Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Đắk Lắk
+ Bị đơn: Nguyễn Quang Trọng và các nguyên đơn dân sự
+ Vấn đề tranh chấp:
+ Nội dung tranh chấp:
- Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015?
+ Phải có thiệt hại xảy ra
● Thiệt hại về vật chất: do tài sản bị xâm hại theo quy định tại Điều 589
BLDS 2015. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền
với việc sử dụng tài sản, khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút; các chi
phí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; thiệt hại do luật khác có quy
định.
● Thiệt hại do tổn thất về tinh thần: là các thiệt hại do sự xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân mà những người
thân thích với nạn nhân cũng phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về
tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do hiểu
lầm,...Những chủ thể bị thiệt hại do tổn thất về tinh thần cần được bồi
thường một khoản tiền để bù đắp thiệt hại đó.
+ Hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật
● Hành động hoặc không hành động
● Trái với quy định của pháp luật
+ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra (Thiệt
hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi
trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.)
- Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
+ Theo BLDS năm 2015, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH là “hành vi xâm phạm
của người gây thiệt hại”. Theo quy định trước đây tại Điều 604 BLDS năm 2005,
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý
hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có
hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại
có lỗi. BLDS năm 2015 đã quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho người bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm
BTTH phát sinh khi có các điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là
hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt
hại xảy ra.
+ Như vậy, BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng. Nếu như BLDS 2005 quy định đối với cá nhân có phạm vi áp dụng trách
nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân thì chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là
“danh dự, uy tín, tài sản (khoản 1 Điều 604) thì tại Điều 584, BLDS 2015 quy định
đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm BTTH của cá nhân và pháp
nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền,
lợi ích hợp pháp khác”.
+ Ngoài ra, BLDS năm 2015 đã quy định phạm vi điều chỉnh trong trường hợp đối
tượng tài sản gây ra thiệt hại. Các quy định của BLDS 2015 đã khái quát các
trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài sản đó là súc vật, cây cối, nhà cửa,
công trình xây dựng và nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu gây ra thiệt hại thì trách
nhiệm BTHT sẽ được áp dụng dựa trên căn cứ là tài sản gây thiệt hại chứ không
phải là hành vi trái pháp luật.
- Trong Bản án số 20 (về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên),
theo Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?
● Trong bản án về BTTH do dùng facebook nêu trên, theo Toà án, các căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đã hội đủ. Bởi vì:
+ Bài đăng của ông Huy trên trang cá nhân facebook nói về việc đề thi bị lộ và
khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc đã cho học sinh của mình chép đề và lời giải phần
đọc hiểu trong đề thi vào 2 ngày trước khi kì thi giữa kì II. Bên cạnh đó, cách dùng
từ của ông hướng cho người đọc hiểu rằng chính bà Lẽ và bà Ngọc làm lộ đề thi.
Tuy nhiên, việc ông Huy đăng những thông tin chưa được kiểm chứng này lên
facebook đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới danh dự của bà Ngọc.
+ Từ đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 548 BLDS 2015, quy định về căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác
của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ Luật này,
luật khác có liên quan quy định khác."
- Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá
từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã
được đáp ứng chưa).
● Theo Đ584 BLDS 2015, có ba căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng: phải có thiệt hại xảy ra trên thực thế; có hành vi gây ra thiệt
hại là hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp
luật gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế. Trong vụ việc trên đã hội tụ đủ các căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc bị xâm
phạm. Nhưng ở đây bà Ngọc chưa đưa ra được các căn cứ để chứng minh được
những thiệt hại mà bà gánh chịu khi danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà bị xâm
phạm (danh tiếng của bà trong cộng đồng, trong lĩnh vực công việc, hoặc ảnh
hưởng đến cuộc sống cá nhân của bà).
+ Có hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật: theo khoản 1 Điều 34 BLDS
2015 "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ". Việc ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm chứng và bình luận
với những lời lẽ thiếu căn cứ cho rằng bà Ngọc làm lộ đề thi là hành làm xâm
phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc là hành vi trái pháp luật.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại
thực tế: hành vi đăng những thông tin không được xác thực của ông Huy và gắn
thẻ người khác vào bài viết làm thu hút nhiều người xem và có những bình luận
phản cảm, ác ý làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín bà Ngọc.

- Trong Bản án số 99 (về covid 19), các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?
● Trong Bản án số 99 về Covid 19, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là đã đủ:
+ Thứ nhất, hành động trên của anh Trọng là có thiệt hại thực tế xảy ra. Cụ thể, đã
có chùm dịch bệnh Covid 19 xảy ra kéo dài từ ngày 08/07/2021 đến ngày
11/9/2021 và số lượng bệnh nhân ảnh hưởng đến cả các tỉnh Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế, Đắk Lắk, Quảng Nam.
+ Thứ hai, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người
khác). Cụ thể ở hành động trên, thiệt hại mà anh Trọng gây ra chủ yếu về mặt sức
khoẻ, khi đã lây lan dịch bệnh Covid 19 qua nhân viên và từ đó lan rộng ra các cá
nhân khác.
+ Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Cụ
thể, phía công ty của anh Trọng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid 19 đầu
tiên và sau đó làm ảnh hưởng đến nhân viên cùng công ty và các cá nhân khác.
+ Thứ tư, có lỗi của người thực hiện hành vi gây hại. Cụ thể, khi tổ chức buổi họp tại
công ty từ đầu buổi, tất cả các nhân viên đều tuân thủ theo quy tắc 5K, tức có đeo
khẩu trang xuyên suốt buổi họp cho đến khi anh Trọng đưa ra yêu cầu bắt buộc tất
cả nhân viên phải tháo gỡ khẩu trang và cùng nêu to khẩu hiệu trong 5 đến 10
phút.
- Việc Tòa án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại trong Bản án số 99 có thuyết phục không? Vì sao?
● Việc Toà án xác định Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
hợp lý.
● Căn cứ vào Điều 48 Bộ luật hình sự và Điều 584, 589 Bộ luật dân sự, Toà án Toà
án quyết định buộc bị cáo Nguyễn Quang Trọng có trách nhiệm bồi thường đối với
các chủ thể được liệt kê như trong quyết định của bản án. Quyết định này là phù
hợp bởi hành vi của bị cáo Nguyễn Quang Trọng đã hội tụ đủ các căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cụ thể:
+ Có hành vi trái pháp luật cụ thể là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ
của người khác: vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo điểm c
khoản 3 Điều 295 Bộ luật Hình sự như Bản cáo trạng của VKSND thành
phố Đà Nẵng đã truy tố đối với bị cáo
+ Có thiệt hại xảy ra, được ghi nhận trong Bản án cụ thể như dưới đây: "Về
thiệt hại xảy ra:
● Về thiệt hại xảy ra: 1. Ngày 11/9/2021, Sở y tế thành phố Đà Nẵng
có văn bản số 4270 xác định tổng số tiền thiệt hại xảy ra tại thành
phố Đà Nẵng liên quan đến Công ty Amida là: 8.388.827.240
đồng,...Tổng số tiền thiệt hại liên quan đến chùm ca dịch bệnh
Covid-19 tại đường Phan Chu Trinh thành phố Đà Nẵng là
11.823.302.738 đồng (mười một tỷ, tám trăm hai mươi ba triệu, ba
trăm lẻ hai nghìn, bảy trăm ba mươi tám đồng).
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi của Nguyễn Quang Trọng đã trực tiếp gây
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho những người có liên quan cũng như
gây thiệt hại về kinh tế.

Vấn đề 2: Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường

Tóm tắt: Bản án số 08/2017/DS-ST

- Nguyên đơn: Bà Vũ Thị Nhị - Người đại diện: Ông Phạm Ngọc Quang
- Bị đơn: Anh Vũ Minh Hiếu - Người đại diện: Ông Vũ Kim Dư và bà Nguyễn Thị
Huyền (cha, mẹ của bị đơn)
- Nội dung: Bà Vũ Thị Nhị yêu cầu anh Vũ Minh Hiếu phải bồi thường thiệt hại cho
bà Vũ Thị Nhị số tiền 80.440.000 đồng. Trong trường hợp anh Hiếu không đủ tài
sản để bồi thường thì cha mẹ anh Hiếu là ông Vũ Kim Dư và bà Nguyễn Thị
Huyền. Chứng cứ thu thập được của Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện Ia
Grai về vụ cố gây thương tích ngày 11/10/2015 xác định sự việc anh Hiếu đã dùng
gậy đánh trúng vào tay trái của bà Nhị khiến bà bị gãy tay, phải điều trị tại Bệnh
viện Quân y 15. Xét lời khai của anh Hiếu, cha mẹ cho rằng anh không đánh bà
Nhị gây thương tích nên bên gia đình anh Hiếu không đồng ý với yêu cầu khởi
kiện của bà Nhị. Tòa tuyên xử chấp nhận yêu cầu của bà Nhị, buộc anh Vũ Minh
Hiếu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Bản án số 26/2017/HSST

- Nguyên đơn: Ông Chu Đăng Đ


- Bị cáo: Nguyễn Văn A (A Cong) sinh 1997
- Bị hại: Anh Chu Văn D sinh năm 1997 (đã chết, có con chưa thành niên là Chu
Đức P sinh năm 1999) - Người đại diện: Ông Chu Đăng Đ sinh năm 1955 (bố
người bị hại D) và bà Trần Thị E sinh năm 1957 (mẹ người bị hại Bình
- Nội dung: Khoảng 17h30p ngày 23/10/2016 tại buồng giam B3 Trại tạm giam
Công an tỉnh Vĩnh Phúc, xuất phát từ việc anh Chu Văn D lấy 1 chiếc quần cộc
của phạm nhân Trần Hữu Sáu. Do anh D không nhận ngay việc lấy quần phải để
các phạm nhân khác đến làm chứng, đối chất. Vì cho rằng anh D có lỗi mà không
nhận lỗi sớm nên anh Nguyễn Văn A dùng chân trái đá một cái trúng ngực anh D
bất tỉnh dẫn đến tử vong. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử anh A phải bồi thường thiệt
hại cho gia đình anh D bao gồm: Tiền chi phí mai táng, tiền bồi thường tổn thất về
tinh thần do tính mạng bị xâm phạm, tiền cấp dưỡng con chưa thành niên. Tòa
phúc thẩm tuyên án anh A bị phạt 17 năm tù, buộc bị cáo bồi thường thiệt hại cho
gia đình anh D với những phí bồi thường như trên.

Tóm tắt bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/06/2019 cuả Tòa án Nhân dân tỉnh Phú
Yên.
- Bị đơn: Ksor Y Ký (có kháng cáo)
- Nguyên đơn: Kpá Hờ Miên
- Nội dung vụ án: Kpá Hờ Miên bị Ksor Y Ký thực hiện hành vi giao cấu dù
Kpá Hờ Miên đã nói là không cho và còn đe dọa Kpá Hờ Miên không được nói
chuyện này cho ai biết, nếu không là sẽ có chuyện. Sau đó Ksor Y Ký đi về nhà
ngủ. Kpá Hờ Miên đã gặp Rô Hờ Nhang và kể cho Rô Hờ Nhang về việc Ksor
Y Ký đã hiếp dâm mình. Ngày hôm sau. Rô Hờ Nhang đã đến nhà Kpá Hờ
Miên và nói lại sự việc đó cho gia đình của Kpá Hờ Miên. Và gia đình của Kpá
Hờ Miên đã làm đơn tố cáo hành vi của Ksor Y Ký. Sau khi bị bắt thì Ksor Y
Ký đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Toà tuyên Ksor Y Ký
phạm tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, không nhận kháng cáo của bị cáo, giữ
nguyên bản án sơ thẩm. Buộc bị cáo phải bồi thường cho bị hại số tiền
71.100.000 đồng về khoản bồi thường thiệt hại vì sức khoẻ bị xâm phạm, phạt
bị cáo 7 năm 6 tháng tù giam.

2.1 Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được
bồi thường

● BLDS 2005 ghi nhận một cách minh thị khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần
khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và thi thể bị xâm phạm. Giữa
BLDS 2015 và BLDS 2005 có một số điểm khác biệt rõ ràng về chủ thể thực hiện
việc bồi thường, đặc biệt là mức bồi thường tối đa tổn thất về mặt tinh thần cho
người bị thiệt hại.
- Thứ nhất, xét về mặt chủ thể, người bồi thường ở BLDS 2005 là “người
xâm phạm” đã được thay bằng “người chịu trách nhiệm bồi thường”. Sự
thay đổi này đã mở rộng các đối tượng phải bồi thường, bao hàm cả các đối
tượng không phải là người xâm hại nhưng lại là đối tượng phải chịu trách
nhiệm bồi thường trên thực tế. Ví dụ như việc cha mẹ chịu trách nhiệm bồi
thường cho con cái chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự (Điều 606
BLDS 2005, Điều 586 BLDS 2015) hoặc trong trường hợp pháp nhân phải
bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi đang thực hiện
nhiệm vụ được pháp nhân giao (Điều 618 BLDS 2005, Điều 597 BLDS
2015). Đặc biệt, sự thay đổi này còn bao hàm cả vấn đề trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do tổn thất tinh thần được gây ra khi chủ thể gây thiệt hại
không phải “người xâm phạm” mà là do tài sản, vật nuôi, cây cối, công
trình xây dựng, nguồn nguy hiểm cao độ… thì chủ sở hữu là người phải
chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần. Với
hướng mới này, người chịu trách nhiệm bồi thường có thể là người trực tiếp
xâm phạm tới các lợi ích vừa nêu, là chủ sở hữu của tài sản gây thiệt hại đối
với các lợi ích đó hay là một chủ thể khác người trực tiếp xâm phạm tới.
- Thứ hai, BLDS 2005 đã ghi nhận về các trường hợp được bồi thường tổn
thất về tinh thần khi sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín và thi
thể bị xâm phạm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khác thì BLDS
không quy định rõ như trường hợp tài sản bị xâm phạm hay mồ mả bị xâm
phạm. Thực tiễn xét xử tại Tòa án địa phương về chủ đề này cũng không
thực sự thống nhất. Đối với trường hợp mồ mả bị xâm phạm khoản 3 Điều
607 BLDS 2015 đã ghi nhận khả năng bồi thường bằng một khoản tiền “để
bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng
thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có người này thì người trực tiếp
nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.”
- Thứ ba, về mức bồi thuờng. BLDS 2005 theo hướng ấn định mức tối đa khi
các bên không đạt được thỏa thuận, Cụ thể, mức tối đa được xác định trên
cơ sở “tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Nhưng ở BLDS 2015
đã thay thế bằng “mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”. Mức bồi
thường thiệt hại ở các trường hợp đều có chiều hướng tăng lên nhằm nâng
cao sự mạnh mẽ và tính răn đe của pháp luật. Cụ thể, mức phạt bồi thường
khi các bên không có sự thỏa thuận có sự thay đổi:
+ Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về sức khỏe bị xâm
phạm được nâng lên từ “mức tối đa không quá ba mươi tháng lương
tối thiểu do Nhà nước quy định” đến “mức tối đa không quá năm
mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”;
+ Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về tính mạng bị
xâm phạm được nâng lên từ “mức tối đa không quá sáu mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định” đến “mức tối đa cho một
người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định”;
+ Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do thiệt hại về danh dự, nhân
phẩm, uy tín bị xâm hại được nâng lên từ “mức tối đa không quá
mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” đến “mức tối đa
cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không
quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
- Việc thay đổi căn cứ tính mức bồi thường thiệt hại là “mức lương tối thiểu” ở
BLDS 2005 bằng “mức lương cơ sở” ở BLDS 2015 chỉ thay đổi về câu từ nhưng
xét về tính chất thì hai mức trên chỉ là căn cứ dựa vào để tính mức bồi thường thiệt
hại cụ thể. Mức lương cơ sở hiện nay được quy định là 1,49 triệu đồng.

2.2 Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài

- Pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, theo Khoản 1 Điều 823 BLDS cũng quy
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ 4 yếu tố:
“Người nào, cố ý hoặc bất cẩn mà gây thiệt hại cho tính mạng, cơ thể, sức khỏe,
tự do, tài sản hoặc quyền của người khác thì có trách nhiệm bồi thườn cho người
bị thiệt hại đối với thại hại phát sinh từ hành vi đó.”
- Hệ thống pháp luật Alaska cho phép bồi thường khi người bị thiệt hại rơi vào các
trường hợp sau đây: “Mất hoặc giảm thu nhập; mất thu nhập trong tương lai; chi
phí y tế; tổn thương thể chất, thua lỗ trong tổ chức,...” và đặc biệt là có quy định
về người bị tổn thất về tinh thần có khả năng nhận được bồi thường.
- Pháp luật tiểu bang Alabama cũng công nhận về các thiệt hại về kinh tế, phi kinh
tế và thiệt hại trong trường hợp tổn thất về thân thể, sức khỏe. Tổn thất về tinh
thần được xếp vào tổn thẩn phi kinh tế.
- Bộ luật Dân sự Cộng Hòa Pháp quy định ba yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi
thường ngoài hợp đồng: yếu tổ lỗi, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả và kể từ năm
1880 Bộ luật dân sự đã quy định về trách nhiệm dân sự mà không cần yếu tố lỗi.
Từ điều 1382 đến Điều 1286 Bộ luật dân sự Pháp quy định về việc xác định thiệt
hại, mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả.

2.3 Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có được
bồi thường hay không? Vì sao?

- Các quy định bồi thường tổn thất về tinh thần không được nhắc đến ở phần liên
quan đến tài sản bị xâm phạm trong BLDS 1995 (Điều 612) và BLDS 2005 (Điều
589). Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được quy định tại Điều 589 BLDS
2015 bao gồm:

“1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

- Riêng Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có đề cập đến vấn đề bồi thường tổn thất về
tinh thần khi có việc xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ (một loại tài sản). Cụ thể,
theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 204 Luật sở hữu trí tuệ 2005 về thiệt hại
do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: “thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn
thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần
gây ra cho tác giả của các tác phẩm văn học…giống cây trồng”

=> Như vậy, từ góc độ văn bản, BLDS năm 2015, không quy định rõ khả năng bồi
thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ 2005
đã bước đầu ghi nhận khả năng bồi thường loại tổn thất này.”1

2.4 Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về tổn thất tinh
thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên.

- Bản án số 08/2017/DS-PT
+ “Xét thấy, sau khi bị Vũ Minh Hiếu đánh gây thương tích, tinh thần của bà
Nhị bị khủng hoảng do bị thương tích, phải đi bệnh viện cấp cứu và trải
qua thời gian điều trị tại Bệnh viện Quân y 15. Sau khi điều trị thì bà Nhị
không đi làm việc được do vết thương chưa phục hồi hoàn toàn, ảnh hưởng
đến thói quen sinh hoạt của bà Nhị và gia đình vì vậy Hội đồng xét xử nhận
thấy yêu cầu về mức bù đắp tổn thất về tinh thần của bà Nhị yêu cầu là
24.200.000 đồng tương đương 20 tháng lương tối thiểu là có căn cứ”
- Bản án số 26/2017/HSST
+ Xét thấy: “Về trách nhiệm dân sự, …Nguyễn Văn A phải bồi thường cho
gia đình bị hại Chu Văn D bao gồm: tiền chi phí mai táng cho gia đình
người bị hại; tiền bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm
phạm cho gia đình người bị hại; tiền cấp dưỡng con chưa thành niên của
người bị hại Chu Văn D.”
+ Và trong phần Quyết định: “Áp dụng Điều 42 bộ luật hình sự năm 1999;
Điều 584; Điều 585; Điều 586; Điều 589 và Điều 591 BLDS 2015: ...,

1 Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm - kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài: Tạp chí khoa học
pháp lý số 08 (111)/2017 - Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Buộc bị cáo bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm cho
gia đình bị hại Chu Văn D là 151.000.000đ.”

2.5 Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà áp
dụng BLDS 2015 trong các vụ việc liên quan đến tổn thất tinh thần.

- Việc Tòa án không áp dụng BLDS 2005 mà áp dụng BLDS 2015 cho các vụ việc
liên quan đến tổn thất tinh thần thuyết phục. BLDS 2015 xác định bức bồi thường
tối đa trên cơ sở “mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” còn ở BLDS 2005 là
“không quá tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Việc thay đổi này có ý
nghĩa tăng mức bồi thường thiệt hại để đảm bảo quyền lợi cho người bị xâm phạm
bởi vì mức lương tối thiểu quá thấp để làm cơ sở cho việc xác định bồi thường
thiệt hại; bảo vệ tốt hơn cho nhân thân của người bị xâm phạm được bồi thường;
đối với những đối tượng khác trong xã hội thì việc này làm tăng tính răn đe của
pháp luật, đánh vào tâm lý người gây thiệt hại để tăng cường ý thức tuân thủ đúng
các quy định của pháp luật.

2.6 Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức
khỏe vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?

- Trong Bản án số 31, đoạn trong phận “Nhận định” mục [2.1] cho thấy người bị hại
vừa bị xâm phạm về sức khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm:
“Hành vi của bị cáo không chỉ xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của người bị hại; mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển tâm sinh lý tự nhiên
của trẻ em, là đối tượng được pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ nên cần xử lý
nghiêm.”

2.7 Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không?

- Theo Tòa án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau. Cụ thể, tại mục [2.2]
phần nhận định của Tòa: Bị cáo đã thực hiện hành vi hiếp dâm làm rách màng
trinh của người bị hại, khi người bị hại mới 14 tuổi 02 tháng 25 ngày; là đã xâm
phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại…Mặt khác, ngoài quy
định mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm tại Điều 590 BLDS 2015
như trên, thì bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị
xâm phạm cho người bị hại một khoản tiền tại Điều 592 BLDS 2015 quy định,
nhưng không quá mười lần mức lương cơ sở.

2.8 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Bản án số 31 về
khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng
bị xâm phạm

- Xét thấy, hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án số 31 về khả năng kết hợp các
loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ thể cùng bị xâm phạm là hợp
lý. Tòa án đã kết hợp thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm bị xâm phạm một cách linh hoạt. Việc này xuất phát từ yêu cầu bồi
thường thiệt hại của người bị hại khi không yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định tại Điều 592 BLDS 2015
mà chỉ yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cùng khoản tiền tổn
thất tinh thần được quy định tại Điều 590 BLDS 2015.
- Cách này vừa đáp ứng được yêu cầu của người bị hại mà vẫn đảm bảo được quyền
lợi của họ được bảo vệ theo hướng tốt nhất. Đồng thời cho thấy sự khoan hồng của
Tòa án đối với bị cáo trên cơ sở có lợi cho bị cáo khi không yêu cầu bị cáo phải
bồi thường tất cả các thiệt hại có trên thực tế là thiệt hại sức khỏe và thiệt hại danh
dự, nhân phẩm.

Vấn đề 4: Xác định người có trách nhiệm bồi thường (cùng gây thiệt hại)
Tóm tắt bản án 226:
● Tại vụ kiện ngày 11/5/2006, bản án 125/2006/DSST, Bà Hộ yêu cầu bị đơn ( bà
Lan và các đồng phạm) bồi thường với mức cuối cùng là 227.734.150 đồng. Bà
Lan thừa nhận do bản thân bà đánh, nhưng các đồng bị đơn khác không có đánh và
đồng thời yêu cầu bệnh viện đa khoa Châu Đốc (từ đây gọi là bệnh viện) phải chịu
1 phần thiệt hại.
● Tại bản án sơ thẩm 125/2006 (7/7/2006), TAND thị xã CHâu Đốc quyết định bà
Lan phải bồi thường 7.659.500 đồng và bác yêu cầu của Bà Hộ về yêu cầu các
đồng bị đơn bồi thường và bác yêu cầu của bà Lan về yêu cầu đòi bệnh viện bồi
thường.
● Ngày 30/11/2006, sau nhiều lần kháng cáo, rút kháng cáo,.. TAND An Giang có
quyết định đình xử xét phúc thẩm.
● 26/2/2008, Chánh án TAND An Giang ra quyết định kháng nghị số 07/2008/DS-
KN.GĐT với nội dung: Bà Hộ bị thương tật 45% nên bà Lan bồi thường 25% là
chưa phù hợp nên hủy án sơ thẩm, yêu cầu TAND xã Châu Đốc xét xử lại. TAND
tỉnh An Giang cũng tương tự với quyết định trên.
● Tại bản án 135/2008/DSST (4/12/2008), xác định bà Lan phải bồi thường cho bà
Hộ 23.778.000 đồng, nhưng do cũng có một phần lỗi do bà Hộ gây ra (chửi gia
đình bà Lan) nên bà Hộ phải chịu 20% viện phí. Bà Lan phải bồi thường 80% viện
phí. Quyết định buộc bà Lan bồi thường 21.182.400 đồng. Bà Hộ lại kháng cáo.
(15/12/2008)
● Tại phiên phúc thẩm số 64/2009/DSPT (9/3/2009), TAND tỉnh Quảng Nam nhận
định bà Hộ bị đánh hư mắt trái nên phải tăng khoản bù đắp lên = 30 tháng lương
cơ sở. Do đó, buộc bà Lan bồi thường 26.582.400 đồng, các quyết định còn lại giữ
nguyên hiệu lực. Bà Hộ lại khiếu nại đơn phúc thẩm.
● Tại quyết định kháng nghị 63/2012/KN-DS (6/3/2012), Chánh án TAND tối cao
đã kháng nghị với nhận định:
+ Bà Hộ chửi ông Bảo (cha chồng bà Lan) nên kêu các con đi đánh bà Hộ. Đó là
hành vi trái pháp luật gây ra việc bà Hộ bị chột 1 mắt. Vì thế, ông Bảo cũng phải
chịu liên đới với bà Lan.
+ Theo NQ 03/2006/NQ-HĐTP (8/7/2006), thiệt hại phải bồi thường toàn bộ. Việc
bà Hộ chửi bà Lan ko phải là lỗi gây ra thiệt hại về thương tích cho bà Hộ, không
như nhận định của Tòa sơ thẩm & phúc thẩm là bà Hộ phải chịu lỗi một phần cũng
như tự chịu 20%
=> Quyết định: Chấp nhận kháng nghị . (63/2012/KN/DS) ngày 6/3/2012 của Chánh án
TAND tối cao. Hủy bản án phúc thẩm 64/2009/DS-PT (9/3/2009) và án sơ thẩm
135/2008/DS-ST (4/12/2008). Giao cho TAND thị xã Cháu Đốc xét xử sơ thẩm lại.

· Tóm tắt Bản án số 19:

- Nguyên đơn:

Trương Thị Thu Hiền – 1973

Nguyễn Thị Kim Khánh – 67 tuổi

- Bị đơn:

Ngô Văn Lễ - 1960

Nguyễn Thị Thanh Hà – 1963

Nguyễn Nam Hải – 1971


- Nội dung vụ án:

+ Ngày 23/2/2001, 17h15p do chị Trương Thị Tám bán hàng và xả rác bừa bãi trước của
nhà nên vợ chồng anh Ngô Văn Lễ có yêu cầu chị Tám dọn sạch rác, chị Tám không
nghe còn thái độ xúc phạm, nên hai bên xảy ra xô xát, giằng co, lúc này chị Hiền( chị
ruột chị Tám) thấy vậy chạy lại dùng đá đập vào cửa sát nhà anh Lễ bỏ chị Tám ra. Sau
đó, Trương Đàm Khuê (em trai chị Hiền và Tám) đi làm về thấy việc nên có lời qua tiếng
lại với anh Lễ sau đó thì hai bên ai về nhà nấy.

+ 18h cùng ngày, anh Hải với chị Tám và chị Hiền xô xát với nhau do anh Hải, làm bể
một số trứng và gãy hai ghế gỗ của nhà bà Khánh.

+ Ngày 3/3/2001 chị Hiền vào viện điều trị đến ngày 12/3/2001 thì xuất viện và tiếp tục
điều trị tại nhà, tổng thiệt hại chị Hiền đưa ra là 13.200.000đ và yêu cầu bồi thường.
Ngoài ra, bà Khánh còn yêu cầu bồi thường 800.000đ do thiệt hại về tài sản trong quá
trình xô xát.

- Quyết định của toà án:

+ Bác bỏ toàn bộ yêu cầu của chị Trường Thị Thu Hiền về việc kiện đòi anh Ngô Văn Lễ,
chị Hà, và anh Hải phải bồi thường 13.200.000đ thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.

+ Buộc anh Hải phải bồi thường cho bà Khánh số tiền 267.000đ do thiệt hại về tài sản.

+ Bác bỏ yêu cầu của bà Khánh về việc kiện đòi anh Hải bồi thường số tiền còn lại là
533.000đ

+ Kể từ ngày bà Khánh có đơn yêu cầu thi hành án, cho đến khi thi hành xong, hàng
tháng anh Hải còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi
suất cơ bản do NH nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án

- Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS,
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường
hợp nào?
Trách nhiệm liên đới trong bồi thường hợp đồng phát sinh là do hành vi gây thiệt hại của
nhiều chủ thể. Nhiều chủ thể ở đây là cùng gây thiệt hại khi họ có cùng ý chí, hành vi và
hậu quả. Nhưng không bắt buộc phải cùng đồng thời thực hiện, các hành vi có thể nối
tiếp nhau, giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau, hành vi sau là hậu quả tất yếu
cho hành vi liền trước.
- Trong Bản án số 19, bà Khánh bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định
chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?
+ Bà Khánh bị thiệt hại về tài sản khi anh Hải, chị Tám và chị Hiền xảy ra giằng co, xo
xát thể hiện trong bản án có được: “… hai bên đôi chối qua lại dẫn đến xô xát, giằng co
với nhau và có bể một số trứng và gãy hai chiếc ghế gỗ của bà Khánh”

+ Vì thiệt hại do 3 người trên nên không thể xác định chính xác người gây thiệt hại về tài
sản cho bà Khánh, mà cả ba người phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho
bà Khánh

- Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền và
anh Hải liên đới bồi thường?
“Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu cầu 324.000đ ( ba trăm hai mươi bốn
ngàn đồng), nhưng sau đó yêu cầu…anh Hải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh
bằng 1/3 số tiền mà bà yêu cầu là 267000đ( hai trăm sáu mươi bảy ngàn đồng).
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm liên
đới.

- Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ?
Trong bản án sơ thẩm số 125/2006/DSST, bà Lan thừa nhận chính bà là người gây ra. Lời
khai đó được giữ nguyên .
- Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ?
Theo nhận định của Toàn giám đốc thẩm của TAND tối cao, ông Bảo (ba chồng của bà
Lan), có hành vi kêu các con mình đi đánh bà Hộ do bà Hộ chửi ông Bảo. Đó là hành vi
trái pháp luật, gây thiệt hại cho sức khỏe của bà Hộ. Nên ông Bảo sẽ phải chịu trách
nhiệm liên đới với bà Lan.
- Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu tóm tắt
tiền lệ đó.
- hướng giải quyết trong quyết định số 226 đã có tiền lệ: Đó là Quyết định số
114/2006/DS-GĐT ngày 26/5/2006 của Toà án dân sự TAND tối cao.
- tóm tắt quyết định số 114/2006/DS-GĐT ngày 26/5/2006 như sau: Căn cứ tài liệu có
trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở để kết luận ông An là người chủ mưu, khởi xướng, rủ rê
con cháu cùng cùng gây thương tích cho Hiền. tại đơn khởi kiện, anh Hiền yêu cầu ông
An phải bồi thường thiệt hại. Do đó, theo quy định của BLDS thì ông An là người cố ý có
lỗi gây thiệt hại nên phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho anh Hiền. Anh Hiền có thể
khởi kiện yêu cầu một trong những người cùng gây thiệt hại phải bồi thường
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm liên đới.
Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa là phù hợp, Vì cả bản án sơ thẩm (135/2008/DSST)
và bản án ;phúc thẩm (64/2009/DSPT) đều đánh giá việc bà Hộ là có lỗi một phần, nên
đã tính rằng ông Bảo kêu các con đánh là phù hợp. Dẫn đến đã không xác định đúng tội
liên đới với ông Bảo. Nên việc TAND tối cao quyết định đưa TAND thị xã Châu Đốc xét
xử lại vụ án sơ thẩm là hợp lí.
- Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi
thường?
Về phần thiệt hại tài sản, bà Khánh trước đây yêu cầu 324.000đ, nhưng sau đó bà yêu cầu
800000đ và yêu cầu anh Hải phải bồi thường bà toàn bộ số tiền này
- Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?
Anh Hải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà kháng bằng 1/3 số tiền bà yêu cầu là
267000đ
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải.

Hướng giải quyết của Toà án là hoàn toàn thuyết phục và có căn cứ pháp lý.

Những thiệt hại về tài sản của bà Khánh là 2 chiếc ghế gỗ và các loại bánh, trứng … là do
hậu quả của quá trình xô xát, giằng co giữa ba người gây ra theo khoản 1 Điều 288 BLDS
2015. Nên việc toà xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của ba người là chị
Tám, chị Hiền và anh Hải là hợp lí.

Tuy nhiên bà Khánh là bên có quyền yêu cầu mỗi anh Hải bồi thường thiệt hại cho bà,
nên anh Hải sẽ bồi thường 1/3 số tiền bà Khánh yêu cầu bồi thường

You might also like