You are on page 1of 9

Buổi thảo luận Dân sự thứ sáu

Vấn đề 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Câu 1: Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015?
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 584 BLDS 20151.
Quan điểm của nhóm:
Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (thiệt hại
do người gây ra) trong BLDS 2015 là:
+ Phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế:
- Thiệt hại là sự thay đổi theo chiều xấu đi của tài sản, các giá trị nhân thân do
pháp luật quy định.
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (khoản 1 Điều 105 BLDS
2015). Ví dụ A sở hữu căn nhà, B đốt căn nhà của A, trong trường hợp này B đã
gây thiệt hại tài sản đối với A, dẫn đến hậu quả căn nhà của A bị hủy hoại hay nói
cách khác là thay đổi theo chiều xấu đi.
Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao
cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Mỗi chúng ta
đều có những giá trị nhân thân nhất định do pháp luật bảo vệ, ví dụ như: Đối với
pháp nhân giá trị nhân thân là danh dự, uy tín. Đối với cá nhân giá trị nhân thân là
danh dự, uy tín, nhân phẩm, sức khỏe.
- Trong BLDS 2015 quy định 2 loại thiệt hại, đó là thiệt hại về vật chất và tổn
thất về tinh thần.
Thiệt hại về vật chất gồm các loại thiệt hại:
Thứ nhất, thiệt hại về vật chất do tài sản bị xâm phạm (khoản 1 Điều 589
BLDS 2015). Trong trường hợp này, tài sản bị xâm phạm khi bị mất, bị hủy hoại
hoặc bị hư hỏng. Ví dụ: A đốt xe máy của B, dẫn đến xe máy của B bị cháy hoàn
toàn. Lúc này, tài sản của B là chiếc xe máy bị xâm phạm.
Thứ hai, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (khoản 1 Điều 590 BLDS 2015).
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm súc của người bị thiệt hại. Ví
dụ: A đâm B bị thương bằng dao dẫn đến nhập viện, trong quá trình nhập viện thì
phát sinh chi phí điều trị, thuốc men của B thì đó là thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm.
Thứ ba, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (khoản 1 Điều 591 BLDS 2015).
Ví dụ: A đâm B bị thương nhập viện, sau 3 ngày điều trị trong bệnh viện thì B chết.
1
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.
Trong trường hợp này, thời gian 3 ngày nằm viện của B vẫn được hưởng bồi thường
vì là thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Sau đó, khi B chết sẽ phát sinh thêm thiệt
hại mới như là chi phí mai táng cho B, tiền cấp dưỡng cho gia đình của B... Như
vậy, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm có thể là thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm, chi phí mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng. Ngoài ra luật còn quy định một số thiệt hại khác như thiệt hại
do xâm phạm thi thể thì tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2015 quy định: “Thiệt hại do
xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” đều là trách
nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng.
Thứ tư, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại gồm: Chi phí hợp lý
để hạn chế, khắc phục thiệt hại hoặc thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút (khoản 1
Điều 592 BLDS 2015). Ví dụ: A là ca sĩ nổi tiếng, B tung tin giả nói xấu A trên
mạng xã hội, dẫn đến công chúng hiểu lầm A. Công việc của A bị ảnh hưởng, A bị
mất hợp đồng quảng cáo, đóng phim. Trong trường hợp này việc A bị mất hợp đồng
quảng cáo, đóng phim do hành vi của B gây ra là khoảng thu nhập thực tế bị giảm
sút hoặc mất đi. A được bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
hại.
Tổn thất về tinh thần được chia thành 2 trường hợp:
Thứ nhất, thiệt hại tổn thất về tinh thần của cá nhân: Là do sức khỏe bị xâm
phạm mà người bị hại, hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, người
gần gũi nhất của người bị hại phải gánh chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về
tình cảm. Ví dụ: A và B là nữ sinh đại học, A và B tranh cãi với nhau dẫn đến B tạt
axit vào mặt A. B đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của A, B phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại vì đã xâm phạm đến sức khỏe của A. Bồi thường về
những chi phí chữa trị, tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thuốc men là bồi thường thiệt hại
về vật chất. Bên cạnh đó, A bị xâm phạm nặng nề đến khuôn mặt, khiến A sợ hãi, tự
ti với khuôn mặt của mình, không dám tiếp xúc với người ngoài. Trong trường hợp
này, việc A sợ hãi, tự ti, không dám tiếp xúc đã khiến A bị tổn thất về tinh thần rất
nặng nề. Với sự tổn thất tinh thần nặng nề như vậy, pháp luật cho phép A được
hưởng trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Chủ yếu là bồi thường về tổn thất
về tinh thần.
Thứ hai, thiệt hại tổn thất tinh thần của pháp nhân: Thiệt hại do tổn thất về tinh
thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ
chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất
đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản
tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Ví dụ: Công ty X đang kinh doanh bị các
hành vi kinh doanh không lành mạnh của các chủ thể khác bôi nhọ về uy tín công
ty, bôi nhọ lãnh đạo công ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh của công
ty. Theo quy định tại Nghị quyết số 03/2006 của HĐTP Tòa án nhân dân Tối cao thì
trong trường hợp này cũng được xem là tổn thất về tinh thần của pháp nhân. Vậy
pháp nhân cũng được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần.
- Đặc điểm của thiệt hại:
Phải là thiệt hại thực tế: Thiệt hại xảy ra trên thực tế là phải tồn tại một cách có
thực, các bên có thể nhận thức được.
Ví dụ: A đi xe máy bất cẩn tông chết con heo thuộc quyền sở hữu của ông B.
Ông B lập luận rằng A phải bồi thường số tiền cho con heo bị tông chết, ngoài ra
ông B còn yêu cầu A bồi thường thêm với lý do con heo của ông B là giống đực,
chết rồi nên sau này không thể phối giống, B yêu cầu A bồi thường thêm số tiền cho
đàn heo con mà đáng ra trong tương lai sẽ phối giống. Trong trường hợp này, yêu
cầu của B về bồi thường thêm số tiền cho đàn heo con mà đáng ra trong tương lai sẽ
phối giống là vô lý.
Tuy nhiên, có một số trường hợp thiệt hại ngay tại thời điểm thực tế chưa hình
thành và trong tương lai rất gần sẽ hình thành thì vẫn được xem là thiệt hại thực tế.
Ví dụ: A đi xe máy tông chết con heo của ông B, con heo của ông B là heo giống
cái và đang mang thai, chỉ còn vài ngày nữa là đẻ con. Trong trường hợp này, ngoài
giá trị con heo mẹ bị tông chết đó, ông B vẫn được quyền yêu cầu bồi thường một
khoảng tiền nhất định đối với những con heo con đáng lẽ đã được sinh ra trong vài
ngày tới.
Phải có thể được tính thành tiền: Thiệt hại phải được bồi thường bằng tiền,
bằng hiện vật. Giá trị thiệt hại như thế nào thì cũng sẽ được tính toán, quy đổi thành
một số tiền nhất định. Không thể nói đây là một thiệt hại vô giá.
+ Có hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật
- Hành vi trái pháp luật là những xử sử cụ thể của con người được thể hiện
thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật xâm
phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Như vậy, hành vi trái
pháp luật trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải thỏa mãn 2
điều kiện: hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của các chủ thể được pháp luật bảo vệ.
- Hành vi trái pháp luật thể hiện ở 2 dạng, đó là dạng hành động và dạng không
hành động.
Hành vi thể hiện ở dạng hành động: là những hành vi được nhận biết thông qua
những việc làm cụ thể mà một người nào đó thực hiện. Ví dụ: A cầm dao đâm B
gây thiệt hại.
Hành vi thể hiện ở dạng không hành động: là những hành vi có thể được xác
định thông qua ý nghĩ, trạng thái, mục đích hướng tới của một người nào đó. Ví dụ:
A là vận động viên bơi lội, vì có hiềm khích với B nên khi thấy B đang đuối nước ở
hồ bơi, A không cứu giúp dù A có đủ khả năng.
- Tuy nhiên, pháp luật quy định một số những hành vi, mặc dù gây ra thiệt hại
nhưng được xem là hành vi hợp pháp. Điều đó không có nghĩa là thiệt hại xảy ra do
các hành vi hợp pháp này sẽ không được bồi thường. Cụ thể những hành vi đó là:
Hành vi gây thiệt hại trong giới hạn phòng vệ chính đáng. Ví dụ: A vô cớ đánh
B, B đánh trả phòng vệ rồi bỏ chạy.
Hành vi gây thiệt hại phù hợp với yêu cầu của tình thế cấp thiết. Tình thế cấp
thiết là trường hợp một người hy sinh một lợi ích nhỏ hơn để bảo vệ một lợi ích lớn
hơn. Ví dụ: A đang lái xe, chạy đúng tốc độ quy định, đúng làn đường thì bất ngờ
có người lao ra đường. Trong trường hợp này, A vì không muốn tông vào người đi
đường gây thiệt hại về tính mạng nên đã chuyển tay lái tông vào hàng rào nhà ông
B. A rõ ràng gây ra thiệt hại về tài sản cho ông B, tuy nhiên hành vi của A được
xem là không trái pháp luật và không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trường
trường hợp này.
Hành vi gây thiệt hại có sự đồng ý hợp pháp của người bị thiệt hại nhưng phải
phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Ví dụ: A thuê B đến phá khóa nhà
của A vì quên chìa khóa. Trong trường hợp này B tuy đã xâm phạm đến tài sản của
A là chiếc ổ khóa nhưng với sự đồng ý của A và sự đồng ý này không bị pháp luật
cấm. Tuy nhiên, ví dụ trường hợp về việc giúp người bệnh giải thoát bằng “cái chết
êm ái” thì có được sự đồng ý từ bệnh nhân nhưng hiện nay pháp luật Việt Nam
không đồng ý. Nếu bất kỳ ai thực hiện tiêm thuốc độc, hành vi khác dẫn đến cái
chết cho bệnh nhân thì vẫn phải chịu trách nhiệm pháp luật.
Hành vi gây thiệt hại khi thi hành công vụ hoặc thực hiện chức trách nghề
nghiệp phù hợp với điều kiện do pháp luật quy định. Ví dụ: Cảnh sát bắt đối tượng
khi được phép đối với tộ nguy hiểm cần bắt khẩn cấp, bác sĩ cắt bỏ bọ phận trên cơ
thể nạn nhân để cứu tính mạng trong trường hợp cực kỳ nguy cấp theo luật định.
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và
thiệt hại thực tế
Mối quan hệ nhân quả giữa hai cặp phạm trù này được hiểu là thiệt hại xảy ra
phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật
là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Ví dụ: Trời đang mưa làm đường ướt, A phóng nhanh vượt ẩu tông chết B
đang đi bộ trên vỉa hè. Trong trường hợp này, A rõ ràng đã gây ra thiệt hại xảy ra
đối với ông B, hành vi của A là dạng hành động và trái pháp luật (A phóng nhanh
vượt ẩu, dẫn đến thiệt hại do bị xâm phạm đến tính mạng của B). Kết quả trong
trường hợp này là thiệt hại về tính mạng của ông B. Nhưng nguyên nhân là do A
phóng nhanh vượt ẩu, còn “trời mưa làm đường ướt” chỉ là điều kiện kèm theo, bản
thân điều kiện không dẫn đến thiệt hại của ông B mà chính là do A phóng nhanh
vượt ẩu.
Vậy trường hợp này đã tồn tại nguyên nhân “A phóng nhanh vượt ẩu” dẫn đến
kết quả “B chết” thì A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với B.
Câu 2: Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 và khoản 1 Điều 584 BLDS 2015.
Quan điểm của nhóm:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của
nhiệm bồi thường thiệt hại pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh Điều 584. Căn cứ phát sinh trách
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, nhiệm bồi thường thiệt hại
lợi ích hợp pháp khác của cá nhân,
1. Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp pháp khác của người khác mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường, trừ
trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự do hành vi gây ra thiệt
hại phát sinh giữa các chủ thể mà không phụ thuộc vào hợp đồng. So với BLDS
2005, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS 2015 có những điểm mới như
sau.
Thứ nhất, bỏ yếu tố lỗi:
- Theo khoản 1 Điều 604 BLDS 2005, quy định “lỗi” là một trong những yếu tố
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trong nghị quyết số
03 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng nhấn mạnh yếu
tố “lỗi”, cụ thể là “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh
khi có đầy đủ các yếu tố lỗi sau đây: Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây thiệt
hại”. Với quy định nêu trên, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có “hành vi
trái pháp luật” thì cần phải chứng minh thêm người gây thiệt hại phải có lỗi.
Không suy xét những trường hợp không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do luật quy định, việc quy định người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật và
phải có lỗi đã có nhiều bất cập. Nếu trong trường hợp người điên (chưa bị Tòa án
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự) gây ra thiệt hại do hành vi trái pháp luật thì
cũng không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì không có lỗi. Điều này dẫn đến
bất lợi cho người bị thiệt hại.
- Tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 đã khẳng định chỉ cần tồn tại yếu tố có thiệt
hại thực tế xảy ra, có hành vi trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả giữa hành
vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra thì đã làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại mà không cần xem xét người gây thiệt hại có lỗi hay không có lỗi.
Như vậy, so với BLDS 2005, về nguyên tắc BLDS 2015 quy định yếu tố “lỗi”
không còn là điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, trừ trường hợp BLDS và luật khác có quy định. Ngoài ra, việc bỏ
yếu tố “lỗi” của BLDS 2015 là cũng để tránh những bất cập khi so sánh, đối chiếu
với luật khác, ví dụ như tại Điều 303 Luật Thương mại năm 2019 và Điều 7 Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 tiếp tục không quy định lỗi là một
trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Tuy nhiên, về nguyên tắc BLDS 2015 không còn yêu cầu yếu tố “lỗi” là căn cứ
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng “lỗi” vẫn còn
nguyên giá trị trong việc ấn định mức bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, mở rộng phạm vi áp dụng:
- Tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 đã quy định đối với cá nhân có phạm vi áp
dụng trách nhiệm rất rộng. Tuy nhiên, đối với pháp nhân, BLDS 2005 chỉ liệt kê có
ba đối tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy tín, tài sản” trong khi đó đối với cá nhân
còn được liệt kê thêm “quyền, lợi ích hợp pháp khác”. Trong thực tế đã xảy ra
trường hợp chủ thể bị xâm phạm không là cá nhân mà là pháp nhân và đối tượng
của họ bị xâm phạm không là “danh dự, uy tín, tài sản” như việc xâm phạm tới sổ
kiểm định xe.
- BLDS 2015 đã khắc phục nhược điểm này của BLDS 2005, đó là quy định mới
tại khoản 1 Điều 584. Trong quy định này, đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường là “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền,
lợi ích hợp pháp khác của người khác”. Vậy là BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi áp
dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người gây ra và pháp nhân được đối xử
như cá nhân.2

Tóm tắt Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận
2, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: Bà Phan Thị Bích Ngọc.
Bị đơn: Ông Trần Quang Huy.
Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín bị xâm
phạm.
Lý do tranh chấp:
Bà Phan Thị Bích Ngọc và ông Trần Quang Huy là giáo viên môn Ngữ Văn tại
trường THPT Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM. Vào lúc 2 giờ 14 phút ngày 03/3/2017
ông Huy đã đăng dòng trạng thái trên Facebook với những lời lẽ cố ý xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của bà Ngọc. Sau đó bà Ngọc đã nhờ Luật sư tư vấn, hỗ trợ
pháp lý, gửi văn bản yêu cầu ông Huy phải gỡ bỏ những thông tin sai sự thật, đồng
thời xin lỗi bà Ngọc trên Facebook. Tuy nhiên ông Huy không thực hiện. Bà ngọc
kiện yêu cầu ông Huy bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm, số tiền bồi thường là 30.160.000đ (ba mươi triệu một trăm sáu mươi nghìn
đồng), thi hành án một lần ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật, xin lỗi công khai
trên Facebook và trước Hội đồng sư phạm Trường THPT Thủ Thiêm. Ngoài ra, bà
Ngọc không có yêu cầu gì thêm.
Quyết định của Tòa án sơ thẩm: Chấp nhận một phần yêu cầu của bà Phan Thị
Bích Ngọc. Vì căn cứ văn bản 297/GDĐT – TRH ngày 26/01/2018 của Sở Giáo
Dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh và các tài liệu, chứng cứ liên quan khác mà
Tòa án Nhân dân Quận 2 thu thập được, có cở sở để xác định không có sự việc để lộ

2
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học - Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nhà xuất bản Hồng
Đức, tr. 516-518.
đề kiểm tra giữa học kỳ. Xét thấy việc ông Huy đăng các thông tin chưa được kiểm
chứng trên phương tiện thông tin được nhiều người truy cập đã gây ảnh hưởng đến
danh dự của bà Ngọc. Chẳng những vậy, từ thông tin ông Huy đăng tải về việc để lộ
đề thi, những người truy cập thông tin đã đưa ra ý kiến nhận xét, trong số đó có tính
chất phê phán. Hành vi trái pháp luật của ông Huy chính là nguyên nhân dẫn đến
hậu quả gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc.
Buộc ông Trần Quang Huy bồi thường thiệt hại cho bà Ngọc số tiền 19.160.000
đồng. Buộc ông Trần Quang Huy phải xin lỗi công khai đối với bà Ngọc tại trụ sở
Trường THPT Thủ Thiêm.
Không chấp nhận yêu cầu của bà Ngọc về việc buộc ông Huy bồi thường thiệt hại
số tiền 11.000.000 đồng và không chấp nhận việc buộc ông Huy xin lỗi công khai
đối với bà Ngọc trên Facebook và trước Hội đồng Trường THPT Thủ Thiêm.
Câu 3: Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên, theo
Tòa án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015.
Quan điểm của nhóm:
Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng Facebook nêu trên, theo Tòa án,
các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã hội đủ.
Trong bản án, đoạn thể hiện:
“Xét về mặt nội dung, ông Huy không chỉ đăng tải thông tin đề thi bị lộ, mà
còn khẳng định bà Lẽ và bà Ngọc đã cho học sinh của mình chép đề và lời giải
phần Đọc – Hiểu trong đề thi vào hai ngày trước khi thi. Từ cách sử dụng câu, chữ
của ông Huy đủ để người đọc hiểu rằng chính bà Lẽ và bà Ngọc là những người
làm lộ đề thi. Việc ông Huy đăng tải các thông tin chưa được kiểm chứng trên
Facebook đã làm ảnh hưởng danh dự của bà Ngọc. Rõ ràng hành vi trái pháp luật
của ông Huy chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc.”
Vấn đề này đã rơi vào trường hợp tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 quy định về
căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật
này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Có thiệt hại thực tế xảy ra, đó là ảnh hưởng đến danh dự của bà Ngọc. Đây là
thiệt hại có thực và có thể nhận thấy được.
Có hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật, đó là việc ông Huy đăng tải
các thông tin chưa được kiểm chứng trên Facebook. Tòa án đã cho rằng đây là hành
vi trái pháp luật của ông Huy.
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại
thực tế, đó là hành vi trái pháp luật của ông Huy chính là nguyên nhân chính dẫn
đến hậu quả là gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc. Và bà Ngọc bị
thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là kết quả tất yếu, không thể tránh khỏi của
hành vi trái pháp luật mà ông Huy gây ra.
Câu 4: Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh
giá từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
đã được đáp ứng chưa).
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 34, khoản 1 Điều 584, khoản 1 Điều 592 BLDS
20153
Quan điểm của nhóm:
Trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật, căn cứ tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, căn cứ phát
sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm các điều kiện như sau:
Thứ nhất, phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Thứ hai, có hành vi gây ra thiệt hại là
hành vi trái pháp luật. Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế. Ông Huy là chủ thể đã thực hiện hành vi xâm
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín đối với bà Ngọc.
Thứ nhất, phải có thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại của bà Ngọc là thiệt hại về vật
chất thuộc loại thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại được quy định tại
(khoản 1 Điều 592 BLDS 2015). Thiệt hại cụ thể xảy ra đối với bà Ngọc là ảnh
hưởng đến danh dự của bà Ngọc. Việc ông Huy đăng thông tin chưa kiểm chứng lên
Facebook khiến danh dự của bà Ngọc bị bôi nhọ, thậm chí có những bình luận
mang tính chất phê phán, xúc phạm danh dự của bà Ngọc. Đây là thiệt hại có thực
và có thể nhận thức được.
Thứ hai, có hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Việc ông Huy tự ý
đăng các thông tin chưa được kiểm chứng lên Facebook, hành vi của ông Huy là
hành vi thể hiện dưới dạng hành động và hành vi đó không thuộc những trường hợp
được pháp luật quy định là gây ra thiệt hại nhưng được xem là hành vi hợp pháp.
Hành vi của ông Huy đã gây ra thiệt hại thực tế cho bà Ngọc.
Hành vi của ông Huy là hành vi trái pháp luật vì đã xâm phạm đến danh dự, nhân
phẩm, uy tín của bà Ngọc được BLDS 2015 quy định tại khoản 1 Điều 34, khoản 1
Điều 584, khoản 1 Điều 592 BLDS 2015.

3
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và
thiệt hại thực tế: hành vi trái pháp luật của ông Huy chính là nguyên nhân chính dẫn
đến hậu quả là gây thiệt hại danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Ngọc. Và bà Ngọc bị
thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín là kết quả tất yếu, không thể tránh khỏi của
hành vi trái pháp luật mà ông Huy gây ra.
Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy, đã hội đủ các căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp theo BLDS 2015. Bà Ngọc có đủ căn cứ để
yêu cầu ông Huy phải bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín cho bà.

You might also like