You are on page 1of 8

Thông thường khi trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HD đc hình thành thì nó

sẽ là trách nhiệm của 1 người.


VD: A gây thiệt hại cho B => A bồi thường cho B
Tuy nhiên bên cạnh trách nhiệm bồi thường 1m khi vừa nêu thì đôi khi vẫn có bồi
thường của nhiều người theo nghĩa liên đới.
a) Căn cứ làm phát sinh liên đới bồi thường:
- Trong phần bồi thường thiệt hại ngoài HĐ có 1 số TH mà nhiều người phải liên
đới chịu trách nhiệm bồi thường. Một số TH đc quy định trong phần bồi thường
thiệt hại cụ thể.
TH chung nhất: Điều 587
Để làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thì đây phải là TH cùng gây thiệt
hại. Tuy nhiên BLDS và nghị quyết số 22 không cho biết trong TH nào thì đc coi là
cùng gây thiệt hại.
Lưu ý: Cùng gây thiệt hại khác đều gây thiệt hại.
VD: A vào nhà B phá cây mít, C cũng vào nhà B phá cây mít => Đều gây thiệt hại.
=> Kh phát sinh bồi thường liên đới.
VD: Trong thực tiễn xét xử tòa án có xu hướng hiểu “cùng gây thiệt hại” theo
nghĩa rộng. A mâu thuẫn với B. A rủ C đánh B. Khi gặp B, A kh đánh B mà C đánh
B. Vậy A và C có cùng gây thiệt hại cho B không. => A và C cùng gây thiệt hại =>
Liên đới => mà C chết suy ra có thể chọn A để chịu bồi thường toàn bộ.
=> Có lợi cho người bị hại.
b) Cơ chế vận hành của phát sinh liên đới bồi thường:
- Bồi thường liên đới vận hành theo trách nhiệm liên đới. Điều 288.
- Giữa những người liên đới với nhau, phần giữa từng người bao nhiêu rất quan
trọng. Nếu có 1 người bị yêu cầu bồi thường toàn bộ thì có thể yêu cầu những
người còn lại bồi hoàn.
- Theo điều 587 phần của từng người đc xác định theo mức độ lỗi của từng người
=> Do đó phải xác định mức độ lỗi cho để xác định mức bồi thường.
- Trong TH kh xác định đc phần lỗi của từng người thì BLDS theo hướng chia đều.
V. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường: Điều 585 BLDS 2015 , Điều 6 NQ
02/2022
- Người gây thiệt hại có thể là người đã thành niên hoặc chưa. Khả năng bồi
thường của họ là khác nhau.
=> BLDS đã có những quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
( Thay đổi theo độ tuổi ).
a) Thành niên:
- Về nguyên tắc người đủ 18 tuổi phải tự bồi thường ( Khoản 1 Điều 586 ).
Được hiểu như sau: không ai phải thực hiện thay, chính họ phải chịu trách
nhiệm bồi thường và bằng chính tài sản của họ.
- Ngoại lệ: Trong 1 số TH người đã thành niên gây thiệt hại thì có thể nghĩ tới
quy trách nhiệm cho người khác khi đó là người đã thành niên nhưng được
giám hộ ( Khoản 3 điều 586 ). Trong TH này thì việc bồi thường vẫn bằng tài
sản của người được giám hộ nhưng người đc giám hộ kh đủ tài sản thì sẽ xem
xét người giám hộ. Trách nhiệm của người giám hộ là trách nhiệm có điều điện
là khi người giám hộ có lỗi trong khi quản lý người được giám hộ.
b) Người chưa thành niên:
- Có thể có cha mẹ hoặc được giám hộ.
* Người chưa thành niên kh đc giám hộ:
- Cha mẹ phải chịu trách nhiệm với điều kiện:
+ Nếu người chưa thành niên chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm
bồi thường thay. Nếu cha mẹ kh đủ tài sản mà con đủ thì dùng tài sản của con
bồi thường phần còn thiếu.
+ Đã đủ 15, bồi thường bằng tài sản của mình , nếu tài sản kh đủ mới dùng của
cha mẹ. Trong thực tế, người đủ 15 gây thiệt hại chưa đi làm nên kh có tài sản
=> Cha mẹ bồi thường hộ.
* Được giám hộ: Cơ chế giống người thành niên được giám hộ.
VI. Thời hiệu khởi kiện về yêu cầu bồi thường thiệt hại: Điều 588 BLDS 2015
- Kh áp dụng thời hiệu : Điều 155
- Trong TH yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự uy tín => áp
dụng điều 155.
- Đối với thời hiệu áp dụng khởi kiện, BLDS 2015 khác trước đây:
+ Thời hạn của thời hiệu: 3 năm ( trước đây 2 năm ).
+ Thời điểm bắt đầu thời hiệu: tính từ thời điểm xâm phạm nhưng BLDS 2015
tính từ thời điểm biết hoặc phải biết xâm phạm.
Phần 2: Bồi thường thiệt hại trong những TH cụ thể. Điều 594 trở đi để giải
quyết những yêu cầu về bồi thường thiệt hại trong những TH đặc biệt.
- Nhóm 1: Thiệt hại do hành vi chính mình gây ra.
- Nhóm 2: Bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
- Nhóm 3:
Nhóm 1: Do người gây ra.

Điều 594:
Nếu người bị tấn công phòng vệ chính đánh thì người đó kh phải bồi thường
thiệt hại do mình phòng vệ.
TH2: Phòng vệ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì vẫn phải chịu trách
nhiệm bồi thường. Phần vượt quá chính là hành vi xâm phạm nên gây thiệt hại.
Lưu ý: Một số tài liệu cho rằng trong trường hợp này thì phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại nhưng khi xét xử thì ngược lại. Hướng xử lý của tòa án thuyết phục hơn
do nếu có phòng vệ thì có nghĩa đã có sự tấn công => A là người có lỗi ( Điều
585 )
b) Thiệt hại phát sinh trong TH tình thế cấp thiết: Điều 595.
VD: Nhà A cháy, để dập cháy nhà A thì cứu hỏa phải phá bức tường nhà B để
vào nhà A => gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Trong TH này người gây thiệt
hại kh phải chịu trách nhiệm bồi thường vì kh coi hành vi cứu hỏa là xâm phạm
tuy nhiên người tạo ra tình thế cấp thiết đó phải chịu trách nhiệm bồi thường
(A).
Lưu ý: Nếu gây thiệt hại do vượt quá phòng vệ chính đáng thì phải chịu trách
nhiệm bồi thường. VD: Chỉ cần phá 3m nhưng phá hết cả bức tường.
c) Thiệt hại do dùng chất kích thích gây ra: Điều 596
Theo khoản 1: Người dùng chất kích thích mà mất nhận thức mà gây thiệt hại thì
vẫn chịu trách nhiệm bồi thường.
=> Kh có nhận thức nhưng kh ảnh hưởng tới trách nhiệm bồi thường.
Theo khoản 2: Có 2 chủ thể là người kh có khả năng làm chủ nhận thức do chất
kích thích và người làm cho người đó rơi vào tình trạng như vậy.
VD: A ép B dùng chất kích thích, B mất nhận thức nên gây thiệt hại cho C.
=> A sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Bên cạnh việc quy trách nhiệm cho A
thì C có thể quy trách nhiệm cho B không => Kh rõ ràng nên kết hợp với khoản
1 => C có thể yêu cầu cả B bồi thường.
d) Bồi thường thiệt hại do người khác gây ra:
- Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp 1 người gây thiệt hại nhưng người khác
phải bồi thường: Điều 597 và Điều 600.
- Hai điều luật này bàn về 2 TH khác nhau nhưng triết lý là giống nhau chỉ khác
nhau người quản lý người người gây thiệt hại. Ở nước ngoài thì dùng từ chung là
người lệ thuộc.
- Điều kiện để quy trách nhiệm bồi thường:
+ Đây là thiệt hại do người gây ra.
+ Gây thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc được giao.
Lưu ý: Cái thiệt hại ở đây phải là thiệt hại ngoài hợp đồng. Bởi điều 597 và 600
nằm trong BTTH ngoài HĐ.
VD: A thực tập ở doanh nghiệp B và khi đến thực tập thì A gửi xe tại 1 bộ phận
giữ xe của B do C đảm nhiệm. Thực tế C làm mất xe của A do sơ suất. Ở đây có
thiệt hại do người gây ra. Nếu doanh nghiệp B là 1 công ty thì C là người của
pháp nhân, nếu B là doanh nghiệp tư nhân thì C là người làm công tuy nhiên
thiệt hại ở đây là thiệt hại trong HĐ nên kh áp dụng đc điều 597 và 600.
Sau khi bồi thường thì hệ quả tiếp theo là gì?
- Hệ quả sau khi bồi thường:
+ Sau khi người bồi thường cho người bị thiệt hại có đòi người gây thiệt hại bồi
hoàn hay không. Chỉ khi người gây thiệt hại có lỗi nhưng khi nào họ có lỗi thì
chưa rõ ràng.
VD: A là nhân viên của B được B giao vận chuyển 15 tấn hàng, thông thường
được vận chuyển thành 3 chuyến nhưng lần này A vận chuyển trong 2 chuyến và
do quá tải nên gây thiệt hại cho C. Thiệt hại cho C trong khi thực hiện nhiệm vụ
được giao. B muốn đòi A thì phải chứng minh A có lỗi.
=> Lỗi nên được xem xét giữa A và B.
=> Cái hành vi vi phạm của người gây thiệt hại kh phải lúc nào cũng có lỗi so
với người giao việc.
Phân tích điều 599:
TH1: Người gây thiệt hại chưa đủ 15 tuổi trong thời gian trường học trực tiếp
quản lý thì trường học phải chịu trách nhiệm bồi thường. Chẳng hạn trong giờ ra
chơi em A đánh em B bị thương thì A gây thiệt hại trong thời gian nhà trường
trực tiếp quản lý. BLDS 2015 đã có sự thay đổi về đk để quy trách nhiệm cho
nhà trường. Trước đây thì xem là thời gian học tại trường ( khái niệm hẹp ) còn
bây giờ là thời gian trường trực tiếp quản lý.
VD: A học tại trường B. Quan hệ giữa B và A. Hàng ngày B đón A tại bến xe
gần nhà và trả tại đó. Một lần sau khi A dời xe xuống bến thì gia đình A chưa kịp
đón thì A tự về nhà và trong thời gian này thì A tranh thủ đốt nhà hàng xóm =>
trường có phải chịu trách nhiệm không.
Lưu ý: Khi người ch đủ 15 tuổi gây thiệt hại ở thời gian trường trực tiếp quản lý
nhưng nếu trường chứng minh được kh có lỗi trong quản lý thì cha mẹ sẽ chịu
trách nhiệm bồi thường. So với pháp luật trước đây thì đã có thay đổi về mqh
giữa trường và cha mẹ. BLDS 1995 theo hướng cha mẹ và trường chia sẻ trách
nhiệm nhưng từ 2005 thì chỉ có 1 bên chịu trách nhiệm.
TH 2: Thiệt hại do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Họ thuộc diện
được giám hộ nhưng người chịu trách nhiệm là bệnh viện / pháp nhân trực tiếp
quản lý.
Điều 598:
Nhóm 2: Thiệt hại do tài sản gây ra.
TH 1: BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Điều 601
a) Phạm vi áp dụng:
- Phải có sự xuất hiện của nguồn nguy hiểm cao độ.
- Định nghĩa nguồn cao độ: trong luật
- Trong thực tiễn, hệ thống tải điện xuất hiện nhiều nhất, vận tải cơ giới.
- Thiệt hại ở đây phải do nguồn nguy hiểm gây ra.
- Trong thực tiễn, thiệt hại kh phải nguồn mà do con người gây ra nhưng vẫn áp
dụng do nguồn gây ra. Đa phần áp dụng theo cách này=> Cho người thiệt hại dễ
được bồi thường.
VD: A cho B mượn xe, B lái ẩu gây thiệt hại cho C. Nếu áp dụng điều 601 thì C
có thể yêu cầu cà A và B liên đới bồi thường.
VD: A điều khiển xe moto. A bốc đầu gây thiệt hại cho B.
b) Căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường:
- Khoản 2.
VD: A là chủ xe, A cho B thuê xe để B chạy taxi. Trong TH này nếu xe gây thiệt
hại thì A kh phải chịu trách nhiệm. Trong 1 số TH chúng ta vẫn do dự trong việc
có giao hay kh nguồn. A thuê B để B lái xe cho mình, trong quá trình B lái xe
gây thiệt hại. Tòa tối cao theo hướng A ch đc coi đã giao cho B mà chỉ là người
lái xe hộ.
- Khoản 4.
Nếu nguồn bị chiếm hữu trái PL thì người chiếm hữu, sử dụng phải chịu trách
nhiệm bồi thường. Chẳng hạn: A kh có bằng lái mà điều khiển xe vượt ẩu thì A
chịu trách nhiệm bồi thường.
VD: A cho B mượn xe trong khi đó B kh có bằng lái, trong quá trình điều khiển
xe B gây thiệt hại cho C. Có thể liên đới cho A không => Tòa xem A có lỗi do
giao cho người ch có bằng lái.
TH 2: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Điều 603
1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm:
- Để làm phát sinh trách nhiệm, phải là thiệt hại do súc vật gây ra:
+ Yếu tố súc vật:
Không có khái niệm súc vật là gì. Một số tài liệu có đưa ra định nghĩa về súc vật
nhưng chỉ mang tính tham khảo cá nhân. Dựa vào thực tiễn xét xử, khi trâu bò gây
thiệt hại thì tòa áp dụng chế định này => tòa hiểu trâu bò là súc vật => hiểu những
thứ tương tự là súc vật : ngựa lừa hưu nai, ... Khi chó gây thiệt hại, đặc biệt là chó
cắn người thì tòa án áp dụng điều này => coi chó là súc vật => coi những thứ
tương tự là súc vật: mèo, chuột, .... Trong thực tiễn xét xử khi ngỗng gây thiệt hại
thì tòa cũng áp dụng => tương tự: gà, chim, vịt, ...
Ta hiểu súc vật kh đc định nghĩa nhưng thực tiễn xét xử áp dụng theo nghĩa rất
rộng.
+ Yếu tố thiệt hại: có đặc thù so với người: kh xâm phạm danh dự nhân phẩm. So
với thiệt hại do người gây ra thì khó xác định => chỉ có thể gián tiếp suy đoán.
2. Chủ thể chịu trách nhiệm:
- BLDS theo hướng chủ sở hữu chịu trách nhiệm.
- Trong xét xử về cho mượn trâu để làm đồng. Tòa theo hướng người đc giao chịu
trách nhiệm bồi thường trong giao đoạn đc giao đấy. Nếu người đc giao và chủ sở
hữu cùng có lỗi thì liên đới.
- Chiếm hữu trái pháp luật thì người chiếm hữu trái pháp luật chịu TNDS.
TH3: Do cây cối gây ra => Điều 604
1. Căn cứ:
- Thiệt hại do căn cứ gây ra.
- Phải có sự hiện diện của cây cối.
- Kh có địng nghĩa cây cối.
- Kh có thiệt hại danh dự nhân phẩm.
- BLDS 2005: chỉ có 2 TH cây đổ, cây gẫy.
- Kh còn trường hợp lỗi của người gây thiệt hại và bất khả kháng => Do đã chuyển
xuống khoản 3 Điều 584.
2. Chủ thể:
- Theo hướng chủ sở hữu, người chiếm hữu, người đc giao quản lý.
- Gặp khó khăn theo hướng xử lý do kh tìm đc chủ sở hữu do nhà nước quản lý.
TH4: Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình khác => Điều 605

You might also like