You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CÙNG ACV

Phần I. BTN

Câu 1: Việc các bên thỏa thuận giao vật đặc định chỉ có thể phát sinh trách
nhiệm giao đúng vật đó.

Câu 2: Nghĩa vụ bổ sung luôn là loại nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở luật định.

Câu 3: Trong mọi trường hợp, khi nghĩa vụ được chuyển giao thì biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ đó chấm dứt.

Câu 4: Khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ
trong quan hệ nghĩa vụ liên đới thì đây là căn cứ chấm dứt quan hệ nghĩa vụ
này.

Câu 5: Tài sản bảo đảm có thể không thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

Câu 6: Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản.

Câu 7: Tài sản bảo đảm được bán đấu giá để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa
vụ nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được
nghĩa vụ trước bên có quyền.

Câu 8: Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm
nghĩa vụ.

Câu 9: Sự im lặng của bên được đề nghị luôn không được coi là chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng.

Câu 10: Địa điểm giao kết hợp đồng không phải lúc nào cũng do các bên thỏa
thuận.

Câu 11: Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều
khoản đó phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá
trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.

Câu 12: Sự vô hiệu của hợp đồng phụ luôn làm chấm dứt hợp đồng chính.
Câu 13: Trong hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ
mà các bên đều không có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ vẫn có
quyền yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Câu 14: Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi suất thì bên cho
vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ bất cứ lúc nào.

Câu 15: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được và
không vi phạm điều cấm của luật.

Câu 16: Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia
công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình
nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

Câu 17: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ.

Câu 18: Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được
hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu thì tùy từng người sẽ được nhận phần
thưởng.

Câu 19: Bên gây thiệt hại được giảm mức bồi thường nếu là người có nhược
điểm về thể chất, tinh thần hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại.

Câu 20: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh giữa
những người chưa từng có quan hệ hợp đồng.

Câu 21: Trong kí túc xá Học viện Tòa Án, do bất cẩn bạn A đã vô tình làm bén
lửa vào đồ đạc gây nổ cục sạc dự phòng, để ngăn chặn lửa tiếp tục cháy hết
phòng kí túc xá, A đã chạy ra rút toàn bộ chăn bông đang phơi trên dây để dập
tắt lửa, kết quả chăn bông của các bạn khác bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này
A không phải bồi thường do đã cứu phòng khỏi nguy cơ cháy. (* đây chỉ là tình
huống giả định)

Câu 22: Trâu đực nhà B thấy con trâu cái nhà A đang đi trên đê liền phóng đuổi
theo, trâu nhà A thấy vậy phóng chạy đi, cả hai con đã quần nát ruộng lúa của
nhà C. B phải bồi thường thiệt hại.
Câu 23: Bão làm đổ cây và gây thiệt hại thì chủ sở hữu cây không phải bồi
thường.

Câu 24: Giả định, sau khi đi nhậu từ Phúc Sinh về, bạn A vì say rượu gây ra
thiệt hại thì bạn A phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Câu 25: Muốn áp dụng trách nhiệm bồi thường, người bị thiệt hại phải chứng
minh lỗi của người gây thiệt hại.

Phần II. Bài tập tình huống:

Bài 1: A cho B vay 600 triệu đồng trong thời gian 3 năm với lãi suất là 1,5
%/tháng (B cần trả cả gốc lẫn lãi cùng lúc).

Tính tổng:

a. Đến hạn trả nợ, B chỉ trả được ½ số tiền gốc cho A. Số tiền còn lại B
trả quá hạn 8 tháng.
b. Đến hạn trả nợ, B trả đủ lãi, gốc trả chậm 6 tháng.
c. Đến hạn trả nợ, B chưa trả đủ cả gốc lẫn lãi, gốc trả quá hạn 2 tháng,
lãi trả quá hạn 7 tháng.

Bài 2: Ngày 3/5/2022, A vay B 300 triệu với lãi suất 36%/năm. A trả lãi
hàng tháng, gốc trả sau 1 năm (đã thỏa thuận). Hết thời hạn, A trả đủ lãi nhưng
gốc chưa trả được. Ngày 3/11/2023, B khởi kiện A ra tòa để yêu cầu A trả đủ số
nợ.

Tổng số tiền A phải trả B tại thời điểm khởi kiện là bao nhiêu?

Bài 3: A thế chấp cho B tài sản X, sau đó A lại đem đi cầm cố cho C. Hai
giao dịch bảo đảm này lại không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo
quy định của pháp luật. Sau khi nhận cầm cố, C đăng ký giao dịch bảo đảm tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hỏi xử lý tài sản này ra sao nếu A mất khả năng thanh toán?

Bài 4:
B là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, đến công ty đòi gặp giám đốc.
Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấy B đang trong tình trạng say rượu
nên A – bảo vệ công ty đã ngăn chặn không cho vào. B chửi bới, dùng những lời
lẽ xúc phạm và cố tình xông vào công ty. Không kiềm chế nổi, A dùng dùi cui
đánh túi bụi vào lưng B cho đến khi B ngã quy. Kết quả B bị trấn thương nặng.

Hỏi

a. Hành vi của A có phải là phòng vệ chính đáng không?


b. B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ không?
c. Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho B và trách nhiệm bồi thường
được giải quyết như thế nào?

Bài 5: P và Q (16 tuổi) là học sinh lớp 10 cùng đi học về bằng chiếc xe đạp
nam gióng ngang. P ngồi trên yên và đạp pê-đan; Q ngồi trên gióng ngang điều
chỉnh tay lái. Khi đang nghênh ngang phóng xe đạp trên vỉa hè, do mải cười đùa,
họ đã đâm xe vào cụ T – 79 tuổi đang đi bách bộ, làm cụ ngã, gãy cột sống. Mặc
dù đã được điều trị nhưng kết quả cụ T do bị trấn thương nặng nên phải nằm
liệt, không đi lại được.

Hỏi:
- Ai có trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm bồi thường được xác định
như thế nào?
– Thiệt hại về sức khoẻ được bồi thường trong vụ việc này?

You might also like