You are on page 1of 23

ÔN TẬP NGHĨA VỤ

A. Cấu trúc đề thi


6 câu nhận định
1 câu phân tích/lý thuyết
1 bài tập tình huống (5đ)
B. Lý thuyết
Chương 1:
1. Nghĩa vụ là gì? Nghĩa vụ dân sự là gì?
2. Đặc điểm của nghĩa vụ dân sự?
3. Căn cứ phát sinh/chấm dứt NVDS?
4. Các loại NVDS?
5. Chuyển giao quyền/nghĩa vụ
Chương 2:
1. Căn cứ phát sinh NVDS?
2. Các nguyên tắc yêu cầu bồi thường
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường
4. Cách thức xác định thiệt hại
5. Căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường
6. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể
ÔN TẬP
1. So sánh BTTH do vượt quá GHPV chính đáng và BTTH do vượt quá
tình thế cấp thiết.
 Giống nhau:
- Mức bồi thường thiệt hại đều là phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu
của thiệt hại cần thiết để phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết cho người bị
thiệt hại.
- Đều lựa chọn hành động không tương xứng để ngăn chặn thiệt hại xảy ra,
làm cho thiệt hại xảy ra lớn hơn thiệt hại vốn dĩ có thể ít hơn nhưng lại ngăn chặn được
thiệt hại cần ngăn ngừa.
-
 Khác nhau:
Tiêu chí Vượt quá giới hạn Vượt quá tình thế cấp
phòng vệ chính đáng thiết
Chủ thể BTTH Người có hành vi gây ra Người có hành vi gây ra
thiệt hại vượt quá thiệt hại vượt quá tình thế
GHPVCĐ. cấp thiết.
Mức độ thiệt hại được Không bắt buộc phải nhỏ Mức độ thiệt hại do người

1
chấp nhận hơn thiệt hại do hành vi thực hiện hành vi trong
xâm phạm gây ra. Mức độ tình thế cấp thiết gây ra
cần thiết có thể là ngang bắt buộc phải nhỏ hơn
bằng hoặc mức độ thiệt thiệt hại cần ngăn ngừa.
hại lớn hơn so với thiệt Người khắc phục tình
hại do hành vi tấn công trạng nguy hiểm trong
gây ra miễn là cần thiết để tình thế cấp thiết phải lựa
loại trừ hành vi tấn công chọn cách khắc phục sự
chứ không quá mức, quá nguy hiểm, cân nhắc đánh
đáng. giá thiệt hại do chính
mình gây ra.

2. Nhận định:
a. Thiệt hại do nhiều người gây ra làm phát sinh trách nhiệm liên đới.
Sai. Điều 587 BLDS 2015 quy định “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại
thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của
mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo
phần bằng nhau.” Do đó, những người cùng gây ra thiệt hại mới phải bồi thường liên
đới.
b. Hành vi bảo vệ lợi ích của người khác trước 1 hành vi tấn công không
phải là PVCĐ.
Đúng. Vì nếu hành vi bảo vệ lợi ích cho một người mà người đó gây thiệt hại cho
người khác. Giúp người đó trốn tránh thực hiện nghĩa vụ hoặc làm điều vi phạm pháp
luật thì không được xem là phòng vệ chính đáng. Khi xem xét một hành vi có được coi
là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:
Thứ nhất, về phía nạn nhân: thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể
là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự
hoặc các lợi ích xã hội khác
Thứ hai, về phía người phòng vệ: thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ
có thể là thiệt hại tính mạng hoặc sức khỏe về cho người có hành vi xâm phạm.
Thứ ba, hành vi chống trả là cần thiết.
c. Khi thẩm phán, KSV, điều tra viên cùng sai lầm dẫn đến oan sai trong tố
tụng làm 1 người bị tử hình. Vậy thẩm phán, KSV, điều tra viên phải liên đới chịu
trách nhiệm.
Sai. Khoản 1 Điều 584 quy định “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác

2
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định khác.” Theo đó thì trong quá trình tố tụng, thẩm phán là người đưa ra quyết
định cuối cùng dẫn đến án oan, sai thì thẩm phán phải bồi thường theo quy định của
Luật trách nhiệm Bồi thường thiệt hại của nhà nước.
d. A và B thuê xe sang lấp mặt bằng (do đất của A và B gần nhau). Trong
quá trình sang lấp, phần đất của B thì C để máy ủi va chạm vào tường nhà M, làm
sập tường nhà M. Vậy A, B phải chịu trách nhiệm liên đới.
Sai. Việc làm sập nhà là hành vi của con người gây ra. Mà trong đó, A, B là chủ và
C là người làm công nên trong tình huống trên được xử lý theo quy định về bồi thường
thiệt hại do con người gây ra tại Điều 600 BLDS 2015. Vậy nên, chủ sở hữu chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra. A và B liên đới BTTH theo Điều
600 BLDS 2015.
3. A lái xe tải để tránh B đang bất thình lình băng ngang đường đã đâm
vào cột điện làm đổ gãy cột điện, ngã vào khu vực cây xăng của C, làm cho cửa hàng
bị cháy và nổ, lượng xăng dầu của cửa hàng tràn xuống mương nước gây ô nhiễm
làm chết cá của D đang nuôi ở mương nước và ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật trên
dòng kênh. Xác định trách nhiệm BTTH.
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Trong giới hạn tình thế cấp thiết:
Trong tình huống trên A chạy đúng tốc độ và việc băng ngang đường của B là
không đúng luật và đột ngột khiến cho A không có lựa chọn nào khác là việc chọn đâm
vào cột điện mà đó là lựa chọn gây ra ít thiệt hại nhất.
Do đó, B phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại
Khoản 2 Điều 595 BLDS “Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra
thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
- Vượt quá giới hạn tình thế cấp thiết
Trong tình huống A chạy xe quá tốc độ và việc băng ngang đường của B là không
đúng luật và đột ngột. Dù vậy nhưng A có nhiều cách để xử lí cho thiệt hại xảy ra thấp
hơn nhưng A đã không chọn mà đưa ra lựa chọn đâm vào cột điện dẫn đến thiệt hại xảy
ra vượt quá tình thế cấp thiết.
Do đó, B chỉ phải bồi thường thiệt hại xảy ra nằm trong giới hạn tình thế cấp thiết
còn A phải chịu thiệt hại còn lại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy
định tại Khoản 1 Điều 595 BLDS 2015 “Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra
do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người bị thiệt hại. ”
Mức bồi thường thiệt hại

3
- Cột đèn ngã có điện là nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng do xe tải đụng ngã
nên không thể áp dụng Điều 601 phải bồi thường nên phía công ty Điện lực không phải
bồi thường.
- Đâm vào cây xăng dẫn đến 1 chuỗi thiệt hại cháy nổ cây xăng => A phải
bồi thường cho cây xăng.
- Xăng nổ rò rỉ ra môi trường (xăng là nguồn nguy hiểm cao độ) căn cứ
Khoản 3 Điều 601 do sự kiện bất khả kháng. Chủ sở hữu cây xăng không phải bồi
thường thiệt hại do cây xăng của mình gây ra.
- Cháy nổ là hệ quả liên tiếp, do đó chính A gây ra hậu quả cây xăng nổ cháy
gây ra ô nhiễm theo Điều 602 BLDS 2015. Trong TH này A phải bồi thường.
- Nếu nằm trong giới hạn tình thế cấp thiết thì B bồi thường, còn vượt quá thì
B chịu phần vượt quá theo Điều 595 BLDS
(Sự lựa chọn của A có phải là lựa chọn ít thiệt hại nhất chưa?
Còn nếu A chạy với tốc độ bình thường, A chỉ có cách đâm vào cột điện.
Nếu trong tình thế cấp thiết thì B phải chịu hoàn toàn.)
ĐỀ THI GIỮA KỲ
A. Nhận định
1.      Anh (chị) hãy đánh giá nhận định sau đây là đúng hay sai? vì sao ?
a.      A lái xe đúng tốc độ và đúng làn đường thì B bất ngờ lao vào đầu xe tự
tử. A không thắng lại kịp và kết quả là B bị thương nặng. Vì A là người có năng lực
hành vi dân sự nên A vẫn phải bồi thường thiệt hại (1điểm).
Nhận định này sai.
Vì theo Khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 quy định “Người gây thiệt hại không phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện
bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác hoặc luật có quy định khác” do đó, A không phải chịu trách nhiệm BTTH cho B vì
trong trường hợp này thì lỗi hoàn toàn thuộc về B.
b.      Người bán hàng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
khuyết tật của hàng hóa mình đã bán cho người tiêu dùng. (1điểm).
Nhận định này sai.
Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định “Tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường
hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài
sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi
trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này”. Như
vậy, người bán phải chịu trách nhiệm BTTH ngay cả khi không biết hoặc không có lỗi
trừ các trường hợp luật định. Trong trường hợp phải BTTH thì người bán phải BTTH

4
theo quy định tại Điều 608 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi
của người tiêu dùng.
c.       Công ty mua thực phẩm cho công nhân của mình dùng thì công ty được
hiểu là người tiêu dùng và được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu công nhân
dùng thực phẩm đã mua bị ngộ độc và bị thiệt hại sức khỏe. (1điểm). 
Nhận định sai.
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định
"Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức." Trong trường hợp này, công ty mua thực
phẩm không phải cho công ty dùng mà cho những công nhân cụ thể trong công ty. Như
vậy, người tiêu dùng trong trường hợp này là những người công nhân, mà không phải là
công ty. 
Nếu công nhân dùng thực phẩm bị ngộ độc và bị thiệt hại về sức khỏe thì có thể
kiện nhà cung cấp thực phẩm với tư cách là người tiêu dùng và sẽ được bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 608 BLD 2015. Còn công ty đã mua thì chỉ
được kiện nhà cung cấp với tư cách là người mua hàng trong quan hệ hợp đồng thông
thường và có thể trở thành đại diện của người tiêu dùng.
d.       A dùng điện để rào vườn cây của mình để chống trộm gây thiệt hại tính
mạng cho B thì A không phải bồi thường cho B nếu A chứng minh được B là người
đột nhập vào vườn cây nhà mình để trộm. (1điểm).
Nhận định này sai
Việc ông A có hành vi sử dụng điện để phòng chống trộm cắp tài sản là hành vi
trái pháp luật theo quy định tại Điều 584 tuy nhiên ông A tiến hành giăng bẫy điện mà
làm chết người thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra quy định tại Khoản 3 Điều 601 BLDS 2015.
2.      Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm của yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại
do hành vi gây ô nhiễm môi trường và trong bồi thường thiệt hại do hành vi trái
pháp luật của cán bộ công chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường (2
điểm).
Tiêu chí Điều 602 Điều 589
Lỗi Không xem xét yếu tố lỗi Xem xét yếu tố lỗi để xác
định mức độ hoàn trả
Chủ thể BTTH Cá nhân/tổ chức trực tiếp gây ra thiệt Cơ quan chủ quản của cán
hại bộ, công chức
Chủ thể vi Chủ thể thường Chủ thể đặc biệt
phạm
3. Tình huống;

5
a. Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 91/2015 quy định về tốc độ và khoảng
cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn
tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp có biển cảnh
báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường. Trong tình huống trên có vật cản là
đống rơm trên đường nhưng C vẫn cho xe chạy qua với tốc độ bình thường là không
đúng.
Xét căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại:
- Có hành vi trái pháp luật: C không tuân thủ quy định trong trường hợp gặp phải
chướng ngại vật.
- Có thiệt hại xảy ra: A chết
- Có quan hệ nhân quả: hành vi không tuân thủ quy định của C dẫn đến việc chạy xe
cán qua A đang nấp dưới đống rơm.
Do đó, C phải chịu trách nhiệm bồi thường cho A trong trường hợp này.
b. Các chủ thể còn lại:
Việc phơi rơm không phải là nguyên nhân trực tiêp gây ra tai nạn cho A nên chủ
đống rơm không phải bồi thường
Cha mẹ của B cũng không phải bồi thường trong trường hợp này do việc B chơi
trốn tìm với A không là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn cho A.
Do đó, ở đây C là chủ thể duy nhất bồi thường và không liên đới với các chủ thể
còn lại.
c. Căn cứ Điều 597 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra thì “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi
thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có
quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy
định của pháp luật.” theo đó, công ty X phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra do xe ô tô, đang trong tình
trạng hoạt động (Điều 601 BLDS 2015)
- Có xảy ra thiệt hại: Thiệt hại về tính mạng A
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: lái
xe gây tai nạn nên thiệt hại về tính mạng của A
- Không thuộc bất kỳ trường hợp miễn trừ bồi thường thiệt hại nào.
- Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại
Đ591 BLDS 2015:
 Chi phí mai táng 
 Chi phí khác

6
 Tổn thất về tinh thần do tính mạng A xâm phạm. (không quá 100 lần mức
lương cơ sở là tối đa 149.000.000đ/người)
NHẬN ĐỊNH ĐỀ THI NĂM TRƯỚC
1.  Công ty X ký hợp đồng với công ty Y để Y cung cấp cơm trưa cho công
nhân của mình. Công nhân của công ty X dùng thực phẩm do công ty Y cung cấp bị
ngộ độc. Vậy công ty Y phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cho công ty X.
Sai. Giữa công ty X và công ty Y tồn tại quan hệ hợp đồng và trách nhiệm của
công ty Y là cung cấp cơm trưa cho nhân viên của công ty X. Do đó, điều khoản về chất
lượng được quy định trong hợp đồng. Nếu không quy định thì theo Luật Thương mại
2005 thì phải được đảm bảo ở mức trung bình. Tuy nhiên, công ty Y cung cấp cơm làm
nhân viên công ty X bị ngộ độc nên công ty Y phải bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
cho công ty X vì nghĩa vụ bảo đảm chất lượng thực phẩm là nghĩa vụ xác lập theo hợp
đồng.
2.  A, B, C cùng gây thiệt hại cho E. Họ chịu trách nhiệm liên đới khi có sự
thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E.
Sai. Theo quy định tại Điều 587 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do nhiều
người cùng gây ra “Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải
liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng
gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác
định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.” Như vậy,
chỉ cần A, B, C cùng gây thiệt hại cho E  thì họ đã phải chịu trách nhiệm liên đới mà
không cần họ có sự thống nhất về ý chí và hành vi gây thiệt hại cho E.
3.  A chuyển giao quyền yêu cầu cho B thì cũng phải chuyển giao tài sản
bảo đảm đi kèm để thực hiện nghĩa vụ.
Sai. Chỉ trong trường hợp chuyển giao quyền yêu cầu cần có biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ thì A mới cần chuyển giao tài sản bảo đảm đi kèm để thực hiện
nghĩa vụ. Ví dụ đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc tất cả những hợp đồng
liên quan đến sở hữu trí tuệ thì không có chuyển giao tài sản. Theo Điều 368 BLDS
2015 quy định về Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
thì “Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc
chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.”
4.  Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là hình thức bồi thường thiệt hại
mà trước đó giữa các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng.
Sai. Vì không phải tất cả các trường hợp đều không tồn tại quan hệ hợp đồng. Có
thể trong trường hợp hai bên có ký kết hợp đồng nhưng tại điều khoản ký kết không quy
định về nội dung này. Khi phát sinh thiệt hại cũng là BTTH ngoài hợp đồng vì không có
trong hợp đồng. Như vậy có nghĩa là trước đó hai bên vẫn tồn tại quan hệ hợp đồng

7
nhưng do hợp đồng không quy định về điều khoản này. Vd: Trường hợp bồi thường
thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong
thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý, bồi thường thiệt hại
do người làm công, người học nghề gây ra, bồi thường thiệt hại do người thi hành công
vụ gây ra, bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì trước đó giữa các bên
có tồn tại quan hệ đồng.
5.  Việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng được tính trên cơ sở chênh lệch giữa giá trị gây thiệt hại và lợi ích cần
bảo vệ.
Sai. Việc xác định mức độ bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng được tính trên cơ sở chênh lệch giữa mức thiệt hại chính đáng để ngăn chặn
hành vi gây ra thiệt hại và mức thiệt hại do người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng gây ra.
6.  Người tiêu dùng bị thiệt hại do hàng hóa mua tại đại lý. Đại lý sẽ là
người bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Sai. Điều 608 BLDS 2015 quy định “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho
người tiêu dùng thì phải bồi thường.” 
Ngoài ra, Điều 173 và Điều 175 Luật Thương mại năm 2005 quy định như sau:
• Bên giao đại lý có nghĩa vụ: "Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại
lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ” (Khoản 2 Điều
173).
• Bên đại lý có nghĩa vụ: "Bảo quản hàng hóa sau khi nhận đối với đại lý bán
hoặc trước khi giao với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa
của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong
trường hợp có lỗi do mình gây ra” (Khoản 5 Điều 175)
Như vậy, theo các quy định trên, chủ thể phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng
hóa trong quan hệ đại lý tùy thuộc vào yếu tố lỗi của mỗi bên. Cụ thể như sau:
 Nếu bên đại lý có lỗi trong việc không bảo quản hàng hóa theo chỉ dẫn của
bên giao đại lý thì bên đại lý và bên giao đại lý cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
 Nếu bên đại lý không có lỗi trong việc bảo quản hàng hóa, tức đã thực hiện
đầy đủ chỉ dẫn của bên giao đại lý nhưng hàng hóa vẫn không đảm bảo chất lượng thì
bên giao đại lý phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Bởi lẽ, bên giao đại lý mới chính là chủ
sở hữu hàng hóa, bên đại lý chỉ bên bán hộ mà bên đại lý lại không có lỗi, do vậy, bên
giao đại lý phải chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng. 
CSPL: Điều 608 BLDS 2015, Điều 173 và Điều 175 Luật Thương mại năm 2005

8
7.  Người bán hàng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
khuyết tật của hàng hóa do mình đã bán cho người tiêu dùng.
Sai. Theo Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không
có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật
này”. Như vậy, người bán phải chịu trách nhiệm BTTH ngay cả khi không biết hoặc
không có lỗi trừ các trường hợp luật định. Trong trường hợp phải BTTH thì người bán
phải BTTH theo quy định tại Điều 608 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do vi phạm
quyền lợi của người tiêu dùng.
8.  Nhà máy điện hạt nhân đã được xây dựng không đảm bảo chất lượng an
toàn kỹ thuật. Sau khi nghiệm thu và đưa vào hoạt động bị rò rỉ phóng xạ gây thiệt
hại cho môi trường và sức khỏe cho người dân trong khu vực thì chỉ được áp dụng
Điều 601 của BLDS 2015 để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Sai. Trong trường hợp nhà máy điện hạt nhân được xây dựng không đảm bảo chất
lượng an toàn kỹ thuật do lỗi của con người gây ra thì có thể áp dụng thêm quy định tại
Điều 602 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường để yêu cầu
bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường như sau “Chủ thể làm ô nhiễm môi
trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường
hợp chủ thể đó không có lỗi.” Hoặc nếu do sai sót hay hành vi vi phạm của cán bộ, công
chức có thẩm quyền trong kiểm tra, đánh giá thì được áp dụng Điều 598 BLDS 2015 về
Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.
9.  A tổ chức tiệc có thuê làm mâm cỗ. Những người ăn cỗ bị ngộ độc thực
phẩm. A phải bồi thường.
Sai. Theo quy định tại Điều 608 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do vi phạm
quyền lợi của người tiêu dùng “Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu
dùng thì phải bồi thường.” Trong trường hợp trên A không phải là cá nhân sản xuất gây
ra thiệt hại nên A không phải bồi thường. Chủ thể phải chịu BTTH ở đây là cá nhân,
pháp nhân nhận làm thuê mâm cỗ cho A vì đã cung cấp thức ăn làm cho những người ăn
cỗ bị ngộ độc.
10. Mọi thiệt hại có liên quan đến công trình xây dựng, nhà cửa trong bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều áp dụng Điều 605 của BLDS 2015.
Sai. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm không được quy định tại Điều 605 mà
được quy định trong Điều 584 BLDS 2015 cho tất cả các trách nhiệm. Theo đó, chủ thể
chịu trách nhiệm BTTH sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp quy

9
định tại Khoản 2 Điều 584 như sau “Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng
hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác”. Hoặc nếu do sai sót hay hành vi vi phạm của cán bộ, công chức có
thẩm quyền trong kiểm tra, đánh giá thì được áp dụng Điều 598 BLDS 2015 về Bồi
thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.
11. Công ty mua thực phẩm cho công nhân của mình dùng thì được hiểu là
người tiêu dùng và được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nếu công nhân dùng
thực phẩm đã mua bị ngộ độc và thiệt hại sức khỏe.
Sai. Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định
"Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức." Trong trường hợp này, công ty mua thực
phẩm không phải cho công ty dùng mà cho những công nhân cụ thể trong công ty. Như
vậy, người tiêu dùng trong trường hợp này là những người công nhân, mà không phải là
công ty. 
Nếu công nhân dùng thực phẩm bị ngộ độc và bị thiệt hại về sức khỏe thì có thể
kiện nhà cung cấp thực phẩm với tư cách là người tiêu dùng và sẽ được bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 608 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do
vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Còn công ty đã mua thì chỉ được kiện nhà cung
cấp với tư cách là người mua hàng trong quan hệ hợp đồng thông thường và có thể trở
thành đại diện của người tiêu dùng.
12. A dùng điện để rào vườn cây của mình để chống trộm gây thiệt hại tính
mạng cho B thì A không phải bồi thường cho B nếu A chứng minh được B là người
đột nhập vào vườn cây nhà mình để trộm.
Sai. Việc ông A có hành vi sử dụng điện là điện để phòng chống trộm cắp tài sản
đã sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nên dù ông A không mong muốn hậu quả chết
người xảy ra nhưng việc dùng nguồn nguy hiểm cao độ để chống trộm gây nguy hiểm
cho người khác gây ra thiệt hại dù không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm BTTH. Do
đó, ông A phải BTTH cho B theo quy định tại Khoản 3 Điều 601 BLDS 2015.
Sai. Hành vi của A là hành vi trái luật theo qui định tại Điều 584 tuy nhiên chủ thể
tiến hành giăng bẫy điện mà làm chết người thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra quy định của pháp luật dân sự tại Khoản 3 Điều
601 BLDS năm 2015.
B. LÝ THUYẾT:
1. So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng
vệ chính đáng và gây thiệt hại do vượt quá tình thế cấp thiết 
 Giống nhau:

10
- Mức bồi thường thiệt hại đều là phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu
của thiệt hại cần thiết để phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết cho người bị
thiệt hại.
- Đều lựa chọn hành động không tương xứng để ngăn chặn thiệt hại xảy ra,
làm cho thiệt hại xảy ra lớn hơn thiệt hại vốn dĩ có thể ít hơn nhưng lại ngăn chặn được
thiệt hại cần ngăn ngừa.
-
 Khác nhau:
Tiêu chí Vượt quá giới hạn phòng Vượt quá tình thế cấp
vệ chính đáng thiết
Chủ thể BTTH Người có hành vi gây ra Người có hành vi gây ra
thiệt hại vượt quá thiệt hại vượt quá tình thế
GHPVCĐ. cấp thiết.
Mức độ thiệt hại được Không bắt buộc phải nhỏ Mức độ thiệt hại do người
chấp nhận hơn thiệt hại do hành vi thực hiện hành vi trong tình
xâm phạm gây ra. Mức độ thế cấp thiết gây ra bắt
cần thiết có thể là ngang buộc phải nhỏ hơn thiệt hại
bằng hoặc mức độ thiệt hại cần ngăn ngừa. Người khắc
lớn hơn so với thiệt hại do phục tình trạng nguy hiểm
hành vi tấn công gây ra trong tình thế cấp thiết phải
miễn là cần thiết để loại trừ lựa chọn cách khắc phục sự
hành vi tấn công chứ không nguy hiểm, cân nhắc đánh
quá mức, quá đáng. giá thiệt hại do chính mình
gây ra.

2. Phân tích khác biệt về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ là
thú dữ gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Tiêu chí Do nguồn nguy hiểm cao độ Do súc vật gây ra

Điều 601 BLDS 2015 Điều 603 BLDS 2015

Điều kiện Thiệt hại do chính nguồn nguy Thiệt hại do súc vật gây ra.
phát sinh hiểm cao độ gây ra.
bồi
thường
thiệt hại

Yếu tố lỗi Lỗi chỉ là yếu tố thứ yếu trong Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử

11
việc xác định trách nhiệm bồi dụng súc vật không cần phải chịu
thường thiệt hại. Chủ sở hữu phảitrách nhiệm BTTH do súc vật gây
BTTH ngay cả trong trường hợp ra nếu chứng minh được rằng
không có lỗi trừ trường hợp người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi
(dù là lỗi vô ý), áp dụng điều 584
Theo điểm a, khoản 3, Điều 601
khoản 2. Ví dụ: người bị thiệt hại
chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử
có hành vi chọc phá, kích động
dụng nguồn nguy hiểm cao độ
súc vật cắn mình.
không phải BTTH nếu thiệt hại
xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của
người bị thiệt hại.

Trách - Chủ sở hữu phải chịu trách - Trách nhiệm bồi thường
nhiệm bồi nhiệm liên đới ngay cả khi thiệt hại chỉ thuộc về
thường không có lỗi. người đang quản lý, chiếm
thiệt hại - Chủ sở hữu, người chiếm hữu.
hữu sử dụng nguồn nguy - Chủ sở hữu không bồi
hiểm cao độ cũng phải chịu thường thiệt hại trường
trách nhiệm nếu lỗi cố ý hợp người thứ 3 hoàn toàn
hoàn toàn thuộc về người có lỗi khoản 2 Điều 603
khác, chứ không phải BLDS.
người bị hại: chủ sở hữu
phải chịu trách nhiệm pháp
lý chặt chẽ tài sản của
mình; để người khác sử
dụng là lỗi về quản lý.

3. Phân tích đặc điểm của yếu tố lỗi trong btth do hành vi gây ô nhiễm môi
trường và trong bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ công chức
trong hoạt động quản lý nn về môi trường.
Tiêu chí Điều 602 Điều 589
Lỗi Không xem xét yếu tố lỗi Xem xét yếu tố lỗi để xác
định mức độ hoàn trả (lỗi
cố ý hoặc vô ý)
Chủ thể BTTH Cá nhân/tổ chức trực tiếp gây ra Cơ quan chủ quản của cán
thiệt hại bộ, công chức
Chủ thể vi phạm Chủ thể thường Chủ thể đặc biệt (cán bộ
công chức có thẩm quyền)

12
4. Những trường hợp phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
được quy định trong chương XX của BLDS 2015 và cho vd minh họa từng loại trách
nhiệm đó.
Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết
Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng
lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác
trực tiếp quản lý
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Điều 606. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
5. Hãy trình bày sự khác biệt giữa BTTH do người gây ra và do vật gây ra
Bồi thường thiệt hại do người gây ra theo Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường,
trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, căn cứ xác
định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”
khi có thiệt hại xảy ra, hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái luật, có mối hệ nhân quả
giữa hành vi và thiệt hại xảy ra. Chủ thể gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm với hành
vi của mình.
Bồi thường thiệt hại do vật gây ra gồm nguồn nguy hiểm cao độ, súc vật, cây cối,
nhà cửa và công trình xây dựng khác. Trong trường hợp thiệt hại này có nguồn gốc từ
tác động tự thân của vật” mà không phải từ hành vi của người. Người chịu trách nhiệm
không nhất thiết là chủ sở hữu đối với vật gây ra thiệt hại mà có thể là người chiếm hữu

13
hoặc người thứ ba khi họ có lỗi để vật gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản
cho cá nhân hoặc các tổ chức khác.
Khác với các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khác, chủ sở hữu
vật, người chiếm hữu, sử dụng vật, người thứ ba gây thiệt hại không trực tiếp bằng hành
vi của mình mà lại thông qua hoạt động của vật và họ bị suy đoán là có lỗi trong quản
lý hoạt động của chúng. Việc gây thiệt hại của vật trong quá trình hoạt động xuất phát từ
nhiều yếu tố khác nhau.
BTTH do con người BTTH do vật
Căn cứ phát sinh Hành vi của con người Tự thân vật
Chủ thể BTTH Người gây ra thiệt hại Chủ sở hữu hoặc người
chiếm hữu
Điều chỉnh Khoản 1 Điều 584 Khoản 3 Điều 584

C. Tình huống
1.      Ngày 01/01/2017 do xe của công ty X phải đi đăng kiểm nên công ty X
thuê xe của công ty Y để chở giám đốc đi gặp đối tác, A là tài xế của công ty X. Trong
lúc chờ đợi giám đốc làm việc tại công ty đối tác. A lái xe đi rửa tại 1 tiệm rửa xe Z
trên đỉnh đồi. Đến nơi rửa xe, A giao xe cho người rửa xe B, B lái xe để trước tiệm,
tắt máy đồng thời cài thắng tay và đi vào trong nhà chờ A ra lấy xe. Khi B vừa quay
vào trong gọi A thì xe bị tuột thắng tay lao xuống đỉnh đồi và lao vào 1 chiếc xe gắn
máy do anh C điều khiển (đúng luật giao thông). Hậu quả của tai nạn đó là C bỏng
nặng. C gãy xương và phải điều trị nội trú tại bệnh viện 1 tuần và điều trị ngoại trú
tại nhà 2 tháng. Xe ô tô của công ty Y cũng bị hư hỏng phải sửa chữa mất 400 triệu.
a.      Xác định chủ thể chịu TN dân sự? Cho biết đó là trách nhiệm gì? Nêu rõ
CCPL áp dụng.
b.      Xác định mức BTTH mà từng chủ thể phải gánh chịu. Biết C là thợ xây
mỗi tháng thu nhập 9 triệu. Khi C nằm viện thì D (vợ của C) phải vào chăm sóc, mỗi
ngày bán vé số tại nhà. D kiếm được 100.000 đồng/ngày. Chi phí thuốc men của C
mất 10 triệu. Trong khi điều trị tại nhà thỉnh thoảng C có giúp D bán vé số.
Giải:
a. Trong trường hợp này, phương tiện cơ giới là chiếc xe ô tô không hoạt
động và ở trạng thái tĩnh nên không là nguồn nguy hiểm cao độ. Do đó, không áp dụng
quy định tại Điều 601 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra.
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp xe bị tuột thắng tay là do B cài thắng không cẩn thận thì sẽ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015,

14
trong trường hợp này “người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường”. Vì B là người làm thuê cho tiệm rửa xe Z nên theo Điều 600
BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra thì tiệm
sửa xe Z có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra và được quyền
yêu cầu B phải hoàn trả một số tiền theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp xe không được bảo dưỡng định kỳ dẫn đến thắng tay bị hỏng
thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Khoản 3
Điều 584 BLDS 2015 “tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Trong trường hợp này xe thuộc sở hữu của
công ty Y gây ra thiệt hại nên công ty Y là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường.
b. Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
 Trường hợp công ty Y là chủ thể bồi thường:
- Chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện 1 tuần và điều trị ngoại trú tại nhà 2
tháng là 10 triệu đồng theo Điểm a Khoản 1 Điều 590 BLDS 2015.
- Thu nhập chính đáng bị mất đi của anh C bao gồm thời gian điều trị nội –
ngoại trú trong 67 ngày là 20.100.000 đồng theo Điểm b Khoản 1 Điều 590 BLDS
2015.
- Thu nhập chính đáng của chị D trong 7 ngày chăm sóc anh C nội trú là
700.000 đồng theo Điểm c Khoản 1 Điều 590 BLDS 2015.
- Bồi thường thiệt hại về tinh thần cho C theo Khoản 2 Điều 590. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được
thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định. (tức không quá 74.5 triệu đồng)
 Trường hợp B là chủ thể bồi thường:
B phải chịu mức bồi thường thiệt hại như trường hợp trên, ngoài ra B phải bồi
thường cho công ty Y chi phí sửa chữa xe là 400 triệu đồng theo Khoản 1 Điều 589
BLDS 2015 trong trường hợp Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
2.  A (thành viên CLB Hiệp sĩ đường phố) phát hiện B đang thực hiện hành
vi cướp xe gắn máy nên tiến hành truy bắt B. Do tắt đường, B chạy trên xe gắn máy
vừa cướp được trên vỉa hè người đi bộ. A lao xe đụng vào xe B đang điều khiển làm
B té xuống đất, xe B đang điều khiển văng vào người đi bộ C trên đường. Xác định
chủ thể bồi thường cho C.
Về phía A:
- Có hành vi trái pháp luật: A lao xe đụng vào xe B đang điều khiển.
- Có thiệt hại xảy ra: B té xuống đất, xe B đang điều khiển văng vào người đi bộ C.

15
- Có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra: do hành vi lao xe vào B nên B bi té
xuống và văng trúng C làm C bị thương.
Trong trường hợp này A dùng xe lao xe vào B khiến B văng vào C, hành vi của A
có mối quan hệ nhân quả đến thiệt hại của C. Do đó, A phải chịu trách nhiệm bồi
thường cho C.
Hành vi của A truy bắt B được xem là phòng vệ chính đáng, tuy nhiên việc A vi
phạm luật giao thông đường bộ lao lên vỉa hè để truy đuổi B gây thiệt hại cho C là vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Do đó A là chủ thể btth cho C theo điều 594 về Bồi
thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Luật cho phép tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về
tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng Luật không cho phép công
dân trong trường hợp này vi phạm luật nên nếu A gây tai nạn giao thông cho dù có bắt
được cướp hay không A đều phải chịu trách nhiệm về tội Vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ vì A có lỗi điều khiển xe lên vỉa hè lao vào B
gây thiệt hại cho C.
Việc A truy đuổi cướp chỉ là tình tiết giảm nhẹ 1 phần trách nhiệm cho A trong
quá trình xử lý vụ án. Việc A bắt hay không bắt được cướp không có ý nghĩa trong việc
xác định trách nhiệm của A mà chỉ là tình tiết xem xét giảm nhẹ hoặc có thể miễn chứ
không phải là A không có lỗi.
3.  Hai đứa bé A (6 tuổi) và B (8 tuổi) chơi trốn tìm. A nấp trong 1 đống rơm
lúa dày 50cm nằm lấn chiếm vào đường giao thông. Do không thấy A nấp trong đống
rơm, C (nhân viên công ty X) lái ô tô chạy thẳng lên đống rơm và kết quả là A chết
ngay tại chỗ.
a. C có phải bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
b. Người chủ đống rơm phơi lấn chiếm đường giao thông có phải bồi
thường không? Tại sao?
c. Giả sử C là nhân viên công ty X đang lái xe đi công tác trên đường gây
tai nạn. Chủ xe là công ty X có phải bồi thường không? Vì sao?
Giải:
a. Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư 91/2015 quy định về tốc độ và khoảng
cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ thì
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn
tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp có biển cảnh
báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường. Trong tình huống trên có vật cản là
đống rơm trên đường nhưng C vẫn cho xe chạy qua với tốc độ bình thường là không
đúng.
Xét căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại:

16
- Có hành vi trái pháp luật: C không tuân thủ quy định trong trường hợp gặp phải
chướng ngại vật.
- Có thiệt hại xảy ra: A chết
- Có quan hệ nhân quả: hành vi không tuân thủ quy định của C dẫn đến việc chạy xe
cán qua A đang nấp dưới đống rơm.
Do đó, C phải chịu trách nhiệm bồi thường cho A trong trường hợp này. Nếu C
đang thực hiện nhiệm vụ do công ty X giao thì công ty X là chủ thể bồi thường thiệt hại
theo quy định tại Điều 597 BLDS 2015.
b. Các chủ thể còn lại:
Việc phơi rơm không phải là nguyên nhân trực tiêp gây ra tai nạn cho A nên chủ
đống rơm không phải bồi thường
Cha mẹ của B cũng không phải bồi thường trong trường hợp này do việc B chơi
trốn tìm với A không là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn cho A.
Do đó, ở đây C là chủ thể duy nhất bồi thường và không liên đới với các chủ thể
còn lại.
c. Căn cứ Điều 597 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra thì “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong
khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì
có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền
theo quy định của pháp luật.” theo đó, công ty X phải có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại.
- Mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm theo quy định tại Điều
591 BLDS 2015:
 Chi phí mai táng 
 Chi phí khác
 Tổn thất về tinh thần do tính mạng A xâm phạm (không quá 100 lần mức
lương cơ sở là tối đa 149.000.000đ/người).
4. Ngày 5/12/2017, Tín 17 tuổi (chưa có giấy phép lái xe moto), lấy xe của cha
là ông Đức để đi dự sinh nhật của bạn. Trên đường về, Tín điều khiển xe moto vượt
mặt xe đạp của anh Hoàng đang đi cùng chiều, và đâm vào xe chị Nga gây ra tai
nạn. Hậu quả chị Nga bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật là 98%. Theo kết luận
của cơ quan điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn là do Tín điều khiển xe moto
không có giấy phép lái xe, vượt xe sai quy định gây ra tai nạn. Về phía nạn nhân, chị
Nga không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe moto theo quy định.
Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 30/11/2018, anh Hưng đại diện cho gia đình bị hại
yêu cầu Tín và gia đình liên đới bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đình anh như
sau:

17
 Thiệt hại về vật chất tổng cộng là: các chi phí cứu chữa cho chị Nga là
250 triệu; chi phí thuê người chăm sóc và cấp dưỡng cho chị Nga mỗi tháng 4 triệu
đồng.
 Tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm là 300 triệu đồng
a. Trong tình huống trên có phát sinh thiệt hại ngoài hợp đồng không? Tại
sao? Nêu CSPL.
b. Chủ thể nào chịu trách nhiệm bồi thường (nếu có)? Tại sao? Nêu CSPL.
c. Xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật trong tình huống
trên (nếu có)? Tại sao? Nêu CSPL.
Giải:
a. Trong trường hợp trên có phát sinh thiệt hại ngoài hợp đồng
Căn cứ Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015:
- Có thiệt hại: chị Nga bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật là 98%. Đây là
thiệt hại về sức khỏe.
- Có hành vi trái pháp luật: Tín điều khiển xe moto không có giấy phép lái
xe, vượt xe sai quy định gây ra tai nạn.
- Có mối quan hệ nhân quả: Trong lúc Tín điều khiển xe thì gây ra tai nạn
cho chị An (thiệt hại 98%).
b. Chủ thể bồi thường thiệt hại:
Căn cứ Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của cá nhân quy định “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây
thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường
thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.” Trong trường hợp
này không phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại theo Điều 587 BLDS vì
cha mẹ Tín không cùng gây thiệt hại với Tín.
Trong trường hợp này Tín đã 17 tuổi, do đó, Tín phải bồi thường bằng tài sản của
mình, nếu không đủ thì cha mẹ Tín sẽ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của
mình.
c. Mức bồi thường:
Căn cứ Điều 584, 586 BLDS 2015:
Thiệt hại về vật chất tổng cộng như sau:
- Chi phí cứu chữa cho chị Nga là 250 triệu phải có hóa đơn chứng minh theo Điểm
a Khoản 1 Điều 590 BLDS 2015.
- Chi phí thuê người chăm sóc và cấp dưỡng cho chị Nga mỗi tháng 4 triệu đồng
theo Điểm c Khoản 1 Điều 590 BLDS 2015.
Thiệt hại về tinh thần được tính:

18
- Bồi thường Thiệt hại về tinh thần theo quy định tại Khoản 2 Điều 590 BLDS
2015: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không
thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm
mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”. Mức lương cơ sở là 1.490.000
đồng/tháng. Vậy nên mức bồi thường thiệt hại tinh thần không quá 74,500,000 đồng. Do
đó, mức bồi thường về tinh thần 300 triệu mà anh Hưng đưa ra là không hợp lý.
Theo Khoản 4 Điều 585 BLDS 2015 quy định “Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc
gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”
Trường hợp này chị Nga có lỗi trong việc gây ra thiệt hại là hành vi không đội mũ
bảo hiểm làm tăng mức độ thiệt hại xảy ra, được xác định là lỗi hỗn hợp. Do đó, Tín
chỉ cần bồi thường mức thiệt hại tương ứng với thiệt hại mình đã gây ra.

5. Ngày 01/2/2017 A tặng cho B quyền sử dụng của thửa đất X mà mình đã khai
phá được trước ngày 15/10/1993. Do thửa đất X chưa được cấp GCN QSDĐ nên A
chỉ bàn giao trên thực địa đất cho B và viết giấy tay chứ không làm thủ tục sang tên
trước bạ. Trên thửa đất X có 1 cây cổ thụ lớn bị sâu mọt đục thân và có khả năng bị
gãy đổ bất cứ lúc nào. Do đó khi bàn giao đất và xác định mốc giới trên thực địa A
kêu B đốn chặt cây đi và đưa cho A phần cành để làm chất đốt. Kể từ đó mỗi ngày B
vẫn phác cỏ trồng rau nhưng vẫn không chặt cây. Ngày 26/4/2017 một ngọn gió thổi
ngang và cây bị đổ làm cho anh C đi đồng về ngang thửa đất X bị tử vong ngay tại
chỗ. Gia đình C yêu cầu B bồi thường nhưng B từ chối vì lập luận rằng cây này vẫn
thuộc quyền của A do chưa sang tên, cây nằm trên đất của A. Hơn nữa khi giao đất
A đã yêu cầu B chặt cây và giao phần đó cho mình đã nói rõ điều đó. A cũng từ chối
bồi thường vì có giấy viết tay hơn nữa C tự đi ké vào đất nên không ai bồi thường.
a. Trường hợp C đi nhờ qua thửa đất X mà không xin phép A và B thì có
được bồi thường hay không? Tại sao? Nếu được bồi thường thì với tư cách là người
tư vấn cho C, hãy phân tích và xác định chủ thể phải bồi thường thiệt hại cho C để
tiến hành khởi kiện ra Tòa án.
b. Giả sử C được bồi thường, C có 1 con nhỏ và mẹ già phải cấp dưỡng.
Tiền cấp dưỡng cho mỗi trẻ hàng tháng là 2 triệu đồng, tiền cấp dưỡng cho mẹ già
đau bệnh là 3 triệu đồng. Chi phí mai táng hợp lý theo tập quán địa phương là 30
triệu đồng. Thời điểm C tử vong con của C vừa tròn 5 tuổi, mẹ C vừa tròn 70 tuổi.
Xác định mức bồi thường thiệt hại.
Giải:
a. Theo tập quán của người dân vùng miền thì người dân có thể đi qua đất
bình thường. Ví dụ, ở miền Tây thì người dân có thể đi nhờ qua đất mà không cần xin
phép. Hành vi đi qua đất của C không phải hành vi trái luật, cũng đồng thời không là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết (do C không biết và không buộc phải biết thân

19
cây rỗng). Do vậy trường hợp C đi nhờ qua thửa đất X mà không xin phép A và B vẫn
được bồi thường.
C;ăn cứ quy định tại Điều 604 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra
thì “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại
do cây cối gây ra.” Do đó, trong trường hợp này mặc dù A là chủ sở hữu mảnh đất trên
giấy tờ nhưng A đã .giao cho B quản lý, do đó B là người quản lý thực tế nên B phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho C
b. Căn cứ Điều 591 BLDS 2015 quy định về bồi thường do thiệt hại tính
mạng bị xâm phạm. Do đó, B phải bồi thường thiệt hại cho C bao gồm các khoản sau:
- Chi phí mai táng hợp lý theo tập quán địa phương là 30 triệu đồng theo Điểm b
Khoản 1 Điều 591 BLDS 2015.
- Tiền cấp dưỡng cho mỗi trẻ hàng tháng là 2 triệu đồng cho đến khi đứa bé đủ 18
tuổi (tức trong vòng 13 năm) theo Điểm c Khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 : 2tr x 12
tháng x 13 năm = 312 triệu đồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Hôn nhân và
Gia đình 2014.
- Tiền cấp dưỡng cho mẹ già của C là 3 triệu đồng mỗi tháng cho đến khi bà mất
theo Điểm c Khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 và Khoản 4 Điều 118 Luật HNGĐ.
- Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 591 BLDS 2015 thì B còn phải bồi
thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho gia đình C. Mức bồi thường
do 2 bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước
quy định. Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng vậy mức bồi thường thiệt hại tinh
thần không quá 74,500,000 đồng cho người thừa kế ở hàng thứ nhất.
Căn cứ Điều 585 BLDS 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định “Thiệt
hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức
bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công
việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.” Do đó, trong trường hợp này thì B có quyền bồi thường 1 lần hoặc chia ra
làm nhiều lần để bồi thường tức sẽ trả tiền cấp dưỡng mỗi tháng hoặc tính vào một lần.

B. LÝ THUYẾT:

So sánh hậu quả pháp lý giữa gây thiệt hại do vượt quá giới hạn pvcđ và gây thiệt hại
do vượt quá tình thế cấp thiết 

Giống nhau:

- Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng hoặc tình thế cấp
thiết thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự/dân sự và phải bồi thường thiệt hại do mình
gây ra. 
CSPL: Điều 594, Điều 595 BLDS 2015.
20
- Thực hiện hành vi với mục đích đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ
quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.
- Đều là tình tiết không được loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nên
trong cả dân sự hay hình sự thì hai trường hợp này đều khiến người gây thiệt hại bị truy
cứu trách nhiệm.

Khác nhau:

Vượt quá GHPVCĐ Vượt quá TTCT


Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt
phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì
người bị thiệt hại. người gây thiệt hại phải bồi thường
CSPL: Điều 594 phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu
Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt cầu của tình thế cấp thiết cho người bị
hại cho chính người có hành vi xâm phạm thiệt hại.
đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết  Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn
(không bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại do đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi
hành vi xâm phạm gây ra). Đây là mức độ thường cho người bị thiệt hại.
đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của CSPL: Điều 595
người tấn công. Mức độ cần thiết có thể là Mức độ thiệt hại do người thực hiện
ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra
so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần
miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn ngăn ngừa. Người khắc phục tình
công chứ không quá mức, quá đáng. trạng nguy hiểm trong tình thế cấp
Để đánh giá mức độ cần thiết cần căn cứ thiết phải lựa chọn cách khắc phục sự
tương quan lực lượng giữa bên tấn công và nguy hiểm, cân nhắc đánh giá thiệt hại
bên phòng chính đáng, căn cứ vào công cụ do chính mình gây ra.
phương tiện được dùng, vào mỗi quyết tâm
của bên tấn công.

BỔ SUNG LÝ THUYẾT (ưu tiên phần trên hơn, này chỉ tham khảo thêm)

Phân tích khác biệt về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ là thú dữ dây
ra và tr/n btth do súc vật gây ra

2.1 Nguồn nguy hiểm cao độ:

Pháp luật quy định, thú dữ gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm BTTH do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra phải đang chịu sự quản lý của một chủ thể nhất định, nếu không có sự
quản lí (ở môi trường tự nhiên, thiên nhiên hoang dã) thì trách nhiệm BTTH không phát
sinh. Trong nhiều trường hợp, như: Voi rừng, Trâu rừng, Báo đốm,…hoang dã vẫn thuộc

21
sở hữu của Nhà nước. Như vậy, trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ trong tự nhiên gây
thiệt hại như thú dữ trong rừng tấn công gây thiệt hại cho người đi rừng, thậm chí chúng
có thể vào tận làng, phá phách nhà cửa của người dân, tấn công người vào ban đêm,… thì
sẽ không ai phải chịu trách nhiệm bồi thường. Đây cũng được xem là một bất cập trong
các qui định của pháp luật, qua đó đặt ra vấn đề cần phải có những biện pháp hợp lý hơn
trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên để bảo vệ quyền lợi của người dân.

Định nghĩa: k1 đ 601

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra

Có thiệt hại xảy ra: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ được
đặt ra khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho những “người xung quanh” - là
những người khi xảy ra thiệt hại không có quan hệ đến nguồn nguy hiểm đó

Thiệt hại do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Thiệt hại do chính nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra, nếu thiệt hại liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ mà không phải
do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh thông thường. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất ngờ, bất khả
kháng chứ không phải do hành vi của con người gây ra và con người cũng không sao
kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả hết được thì không phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại
xảy ra: để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
thì tự thân sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt
hại. Còn trong trường hợp người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà có lỗi trong việc
sử dụng chúng đã gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: Dấu
hiệu quan trọng nhất để xác định trách nhiệm này là hoạt động của nguồn nguy hiểm cao
độ chính là nguyên nhân trực tiếp, là yếu tố quyết định dẫn đến thiệt hại. Hoạt động gây
thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ có thể hoàn toàn không có lỗi của con người hoặc
cũng có thể có một phần lỗi của người quản lý, điều khiển, tuy nhiên lỗi ở đây chỉ đóng
vai trò thứ yếu đối với thiệt hại. Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi, do hành vi của
người điều khiển nguồn nguy hiểm cao độ thì không áp dụng trách nhiệm này.

bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của chủ sở hữu
hoặc người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do hoạt động tự
thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại
kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao
độ không có lỗi.

22
Trách nhiệm btth do súc vật gây ra dược quy định tại Điều 603 BLDS 2015:

Như vậy, bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra là là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng
của chủ sở hữu, người chiếm hữu hoặc người thứ ba khi họ có lỗi để súc vật gây thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe và tài sản cho cá nhân hoặc các tổ chức khác. Đặc điểm pháp lý
của loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là phát sinh theo quy định của pháp luật và
là hậu quả pháp lý nằm ngoài mong muốn của chủ thể mà không có sự thỏa thuận trước
giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, đồng thời bên gây thiệt hại có lỗi.

trên nguyên tắc, chủ sở hữu súc vật phải chịu trách nhiệm bồi thường về thiệt hại do súc
vật thuộc sở hữu của mình gây ra. Tuy nhiên trong trường hợp súc vật được giao cho
người khác chiếm hữu, sử dụng, thì người chiếm hữu sử dụng phải chịu trách nhiệm nếu
súc vật gây thiệt hại cho người khác trong thời gian được đặt dưới sự quản lý của mình.
Trong trường hợp người kiểm soát súc vật bất hợp pháp thì người đó phải chịu trách
nhiệm khi súc vật gây thiệt hại. 

Tuy nhiên tùy đặc điểm của thiệt hại ( về tài sản, tính mạng, sức khỏe,..) người bị thiệt
hại có thể viện dẫn khoản 3 Điều 584 BLDS 2015 và các điều luật có liên quan mà không
nhất thiết phải căn cứ vào Điều 603. Cụ thể trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở
hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thú dữ: Có trường hợp nuôi thú thuộc loại thú dữ, nhưng theo quy định của pháp luật tư
nhân được phép nuôi nhốt tại nhà hoặc tại cơ sở sản xuất kinh doanh với điều kiện tuân
thủ các quy định của pháp luật ví dụ chó dữ hoặc thú dữ được các đoàn xiếc nuôi giữ.
Nguồn thú này được coi là nguồn nguy hiểm cao độ theo Điều 601. Tùy đặc điểm của
thiệt hại (về tài sản, tính mạng, sức khỏe,...) người bị thiệt hại có thể viện dẫn Điều 584
Khoản 3 và các điều luật có liên quan để yêu cầu bồi thường mà không nhất thiết phải
căn cứ vào Điều 603. Cụ thể theo Điều 504 Khoản 3, trường hợp tài sản gây thiệt hại, thì
chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu bồi thường thiệt hại.

23

You might also like