You are on page 1of 21

Bài tập nhóm tháng II.

Lớp N01 – Nhóm 11

MỤC LỤC:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
B. NỘI DUNG...................................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG...............................................1
1. Khái niệm.............................................................................................1
2. Sự cần thiết của việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ
xe cơ giới trong thực tiễn.............................................................................1

II. TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ


ĐỐI VỚI CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ THỰC TẾ HIỆN NAY......................2
1. Những quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
đối với chủ xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay......................................2
2. Thực tế triển khai chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ
giới.....................................................................................................8

III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TẾ TRIỂN KHAI CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM


TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI CHỦ XE CƠ GIỚI.....................13
1. Ưu điểm................................................................................................13
2. Bất
cập...................................................................................................15

IV. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...............................................................16


1. Công tác khai thác.........................................................................16
2. Công tác giám định và bổi thường.....................................................18
3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất..................................................18
C. KẾT LUẬN...............................................................................................19
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................20

Page 1
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, số lượng xe ô tô, xe mô tô ngày càng
tăng lên trong khi cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển theo kịp và ý thức của
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông còn chưa đầy đủ dẫn đến rủi ro
tai nạn có thể đe dọa những người tham gia giao thông. Để giảm thiểu các thiệt hại
tài chính do tai nạn giao thông có thể đến đối với chiếc xe và hoạt động sản xuất
kinh doanh hay chính là để bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia giao thông,
đồng thời đảm bảo chủ phương tiện phải có trách nhiệm đối với việc điều khirn xe
của chính mình. Vậy thực tế của việc thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiêm dân
sự đối với chủ xe cơ giới hiện nay như thế nào. Sau đây là bài tìm hiểu của nhóm
em về đề tài: “Tìm hiểu về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe
cơ giới và thực tế hiện nay, từ đó cho ý kiến đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn
thiện chế độ bảo hiểm này”.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguời bảo hiểm
cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm theo cách thức
và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người tham
gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới được hiểu đơn giản là việc mua
bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, nếu không may gây tai nạn, thiệt hại
cho bên thứ ba (bao gồm người, tài sản) trong khi đang tham gia giao thô, doanh
nghiệp bảo hiểm (nơi mua bảo hiểm) sẽ hướng dẫn, hỗ trợ bạn nhanh chóng giải
quyết sự cố, đồng thời thay bạn trực tiếp chi trả bồi thường các thiệt hại đó.

2. Sự cần thiết của việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ xe
cơ giới trong thực tiễn
Trong công cuộc phát triển về giao thông vận tải đã đem lại sự phồn vinh
cho toàn xã hội nhưng nó lại cũng chính là nguyên nhân gây ra tai nạn, làm thiệt
hại đến tính mạng sức khoẻ, tinh thần, tài sản của con người và của toàn xã hội,
gây nên khó khăn về kinh tế, tình cảm cho người bị nạn.

Page 2
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

Như vậy tai nạn giao thông là mối đe doạ từng ngày từng giờ đối với các
chủ phương tiện, mặc dù nhà nước đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tai
nạn một cách tích cực song vẫn không thể tránh khỏi. Khi tai nạn xảy ra việc cần
thiết phải làm là chữa trị, phục hồi sức khỏe cho người bị nạn, và chủ xe có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, không phải chủ xe nào cũng đủ khả năng
tài chính để bồi thường cho nạn nhân. Trong khi đó nạn nhân nếu không có tiền
khó có thể cấp cứu điều trị kịp thời dẫn đến người bị thương nặng có thể tử vong,
người bị thương nhẹ có thể bị nặng hơn.
Mặt khác cả chủ xe, lái xe, nạn nhân tham gia giao thông bị tai nạn giữa
đường đều xa nhà, xa người thân, không nơi nương tựa vì vậy bảo hiểm trách
nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới được quy định là bắt buộc để bảo vệ quyền và
lợi ích chính đáng của nạn nhân, khắc phục hậu quả tai nạn giao thông kịp thời
nhất. Hiện tại, ở Việt Nam và các nước trên thế giới đều quy định bảo hiểm trách
nhiệm dân sự xe cơ giới là bắt buộc. Nó hướng về bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của nạn nhân, vì sức khỏe, tính mạng của nạn nhân là vô giá, cần được cứu
chữa khi gặp tai nạn giao thông, vì an ninh xã hội và lợi ích cộng đồng.

II. TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI
CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ THỰC TẾ HIỆN NAY
1. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Theo quy định của pháp luật, đối tượng mua BHTNDSCXCG là chủ xe cơ
giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước
CHXHCNVN. Phạm vi áp dụng của loại hình bảo hiểm này bao gồm:
- Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra
thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ ba;
- BHTNDSCXCG đối với thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo
hợp đồng vận chuyển hành khách.
Như vậy, theo quy định trên đây, người được hưởng số tiền bảo hiểm không
phải là bên mua bảo hiểm mà là người bị bên mua bảo hiểm gây thiệt hại. Chính vì
vậy, một nguyên tắc được đặt ra là, nếu bên bị thiệt hại không kiện đòi bên mua
bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại thì trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
không phát sinh. Có hai trường hợp mà DNBH tiến hành bảo hiểm đó là thiệt hại
Page 3
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

do chủ xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba (không phải là hành khách trên
chính chiếc xe đó) và thiệt hại đối với những hành khách trên chính chiếc xe của
chủ xe cơ giới theo hợp đồng vận chuyển hành khách.

1.2. Mức trách nhiệm bảo hiểm:


Trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm ghi trên giấy chứng nhận bảo
hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thanh toán cho chủ xe cơ giới số tiền mà
chủ xe cơ giới phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự về những thiệt hại
đã xảy ra đối với người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe theo hợp đồng
vận chuyển hành khách do việc sử dụng xe cơ giới gây ra gồm:
- Đối với thiệt hại về người: Bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi
dưỡng phục hồi sức khỏe, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, bồi dưỡng chăm
sóc người bị hại trước khi chết, mai táng phí hợp lý... theo mức độ lỗi của chủ xe
cơ giới. 
- Đối với thiệt hại về tài sản: Bồi thường thiệt hại thực tế theo mức độ lỗi của chủ
xe cơ giới. 
- Chi phí hợp lý nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất liên quan đến vụ tai nạn mà chủ
xe cơ giới đã chi ra.
Tổng các khoản bồi thường và chi phí nêu trên không được vượt quá mức
trách nhiệm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm và không vượt quá số tiền thực tế
mà chủ xe cơ giới bồi thường cho nạn nhân theo hòa giải dân sự hoặc quyết định
của tòa án. 
Theo quy định trên đây, DNBH chỉ phải trả tiền bảo hiểm cho người bị thiệt
hại trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm được các bên thỏa thuận và
ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Số tiền này được xác định theo từng vụ tai
nạn mà xe cơ giới gây ra. Theo quy định tại
thì mức bảo hiểm tối đa cho mỗi vụ tai nạn là về người 30triệu đồng/người
(đối với người thứ ba và hành khách vận chuyển trên xe theo hợp đồng vận chuyển
hành khách), về tài sản là 30 triệu đồng/ vụ (đối với người thứ ba). Tuy nhiên,
doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận với chủ xe để bảo hiểm theo biểu
phí và mức trách nhiệm cao hơn (1) (Điều 4 QĐ23/2002/QĐ-BTC). Như vậy,
nếu chủ xe cơ giới gây thiệt hại cho chính hành khách trên xe theo hợp đồng vận
chuyển hành khách thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải trả tiền bảo hiểm cho
những thiệt hại về người mà không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài
sản. 

Page 4
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

Trường hợp thiệt hại thực tế xảy ra lớn hơn số tiền bảo hiểm thì bên mua
bảo hiểm (người gây ra thiệt hại) sẽ phải trả cho bên bị thiệt hại số tiền chênh lệch
giữa thiệt hại thực tế và số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả. Chẳng hạn,
thiệt hại về tài sản mà bên mua bảo hiểm gây ra là 40 triệu đồng/vụ thì doanh
nghiệp bảo hiểm chỉ bồi thường tối đa là 30 triệu, bên mua bảo hiểm sẽ phải trả
cho bên bị thiệt hại 10 triệu đồng còn lại. Nếu chủ xe cơ giới tham gia từ hai hợp
đồng bảo hiểm trở lên cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính
trên một hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm cấp hợp đồng đầu tiên có
trách nhiệm giải quyết bồi thường và thu hồi số tiền bồi thường chia đều cho các
hợp đồng bảo hiểm.

1.3. Phạm vi bảo hiểm:


Trên thực tế, có nhiều ý kiến cho rằng, nếu thiệt hại gây ra do lỗi của chủ xe
cơ giới thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm. Quan điểm này là
không chính xác vì BHTNDSCXCG là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm
là trách nhiệm dân sự của chủ thể mua bảo hiểm đối với người thứ ba. Trách
nhiệm này phát sinh khi người mua bảo hiểm có lỗi gây ra thiệt hại cho người bị
thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Như vậy,
về nguyên tắc, nếu thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp
bảo hiểm và tránh tình trạng trục lợi bất hợp pháp, pháp luật đã đưa ra những
trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 11 QĐ
23/2003/QĐ-BTC (QĐ 23) thì doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau:
- Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe /lái xe, hoặc của người bị thiệt hại;
- Xe không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường (đối với
loại xe yêu cầu phải có);
- Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có
giấy phép lái xe), lái xe có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá quy định của pháp luật
hiện hành, khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc có các chất
kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
- Xe sử dụng để đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau khi sửa chữa (trừ khi
có thỏa thuận khác);
- Xe đi vào đường cấm, khu vực cấm;

Page 5
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

- Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt
hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
- Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;
- Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ
có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Như vậy, loại trừ những trường hợp trên đây thì những thiệt hại còn lại mà
bên mua bảo hiểm gây ra cho bên bị thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm phải có
trách nhiệm bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Căn cứ để doanh nghiệp
bảo hiểm tiến hành bồi thường:
- Thứ nhất, có thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe của bên thứ ba hoặc tính
mạng, sức khỏe của hành khách.
- Thứ hai, chủ xe (lái xe) trong quá trình sử dụng xe cơ giới có gây ra thiệt hại về
người, về tài sản cho bên thứ ba hoặc sức khỏe, tính mạng của hành khách nhưng
không do lỗi cố ý hoặc những rủi ro về mặt kỹ thuật mà chủ xe không lường trước
được.
- Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại của chủ (lái xe)
với những thiệt hại thực tế của người thứ ba hoặc hành khách.
- Thứ bốn, phải có yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới

1.4. Thời gian và hiệu lực bảo hiểm:


Theo quy định của Nghị định 103/2008/NĐ-CP, thời gian ghi trên Giấy
chứng nhận bảo hiểm là một năm, trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có
thể dưới 01 năm:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập tái xuất có thời hạn tham gia giao thông
trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của
pháp luật.
“Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định ghi trên giấy chứng
nhận bảo hiểm” Điều 10 Nghị định 103/2008/NĐ-CP
Hiệu lực bảo hiểm được hiểu là khoảng thời gian làm phát sinh trách nhiệm
bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể trong thời gian có hiệu lực của hợp
đồng bảo hiểm, nếu bên mua bảo hiểm gây thiệt hại thì doanh nghiệp mới có nghĩa
vụ trả tiền bảo hiểm, còn nếu đã hết hiệu lực thì không.

Page 6
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

Trường hợp giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, nếu có sự chuyển
quyền sở hữu xe mà chủ xe cơ giới không yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm thì
mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu lực
đối với chủ xe cơ giới mới.

1.5. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Khi tham gia chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới, các bên ký
kết hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.
Nội dung chính của Giấy chứng nhận bảo hiểm gồm các nội dung: số giấy
chứng nhận bảo hiểm, tên chủ xe, địa chỉ, thời hạn bảo hiểm, tên doanh nghiệp bảo
hiểm, nơi cấp bảo hiểm,...
Về phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo
hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mức trách
nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với
thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ
giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Các
bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm phải thực hiện bảo hiểm theo biểu phí và
mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu do Bộ Tài chính ban hành.
Về vấn đề chuyển nhượng và hủy bỏ hợp đồng: hiệu lực bảo hiểm bắt đầu
và kết thúc theo quy định ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong thời hạn còn
hiệu lực ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe
mà chủ xe cơ giới không có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiển thì mọi
quyền lợi liên quan đến chiếc xe được bảo hiểm vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe
cơ giới.
Trường hợp có yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải
thông bào bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước 15 ngày. Trong
vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hủy bỏ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm
không có ý kiến thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên bị hủy bỏ, doanh nghiệp bảo
hiểm phải haofn lại 70% phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ, trừ trường hợp trong
thời hạn hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan
đến chiếc xe có yêu cầu hủy bỏ bảo hiểm.
* Về trách nhiệm của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm.
- Trách nhiệm của chủ xe cơ giới (Điều 18 Nghị định 103/2008/NĐ-CP)

Page 7
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

Nếu chủ xe cơ giới không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo quy định
của pháp luật thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số
tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới gây ra.
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm: (Điều 20 Nghị định 103/2008/NĐ-CP)

1.6. Vấn đề bồi thường và giải quyết bồi thường trong bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới.
a. Giám định tổn thất.
Vấn đề giải quyết bồi thường sẽ đặt ra khi có đầy đủ căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.
Sau khi xảy ra tai nạn, trong thời hạn 1 năm chủ xe cơ giới phải gửi yêu cầu
bồi thường đến doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân
khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền
phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp
pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên
nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của
các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định.
Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ
thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên thoả thuận chọn cơ quan
giám định độc lập thực hiện việc giám định. Trong trường hợp các bên không thoả
thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu
Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định
độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với
các bên.
Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập.
Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của
doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập.
Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì
doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan
chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và
mức độ thiệt hại.
b. Hồ sơ yêu cầu bồi thường.
Hồ sơ bồi thường do doanh nghiệp bảo hiểm lập bao gồm các tài liệu sau:

Page 8
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

- Tài liệu liên quan đến xe, lái xe;


- Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản như là Giấy chứng
thương của nạn nhân, Phiếu mổ và các giấy tờ liên quan đến các chi phí chăm sóc,
cứu chữa,... Hóa đơn sửa chữa, thay mới tài sả thiệt hại do bị tai nạn,...
- Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn như là bản kết
luận của công an, Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm,...
Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới có trách nhiệm thu thập, cung cấp
các tài liệu liên quan trong hồ sơ bồi thường.

2. THỰC TẾ TRIỂN KHAI CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ


ĐỐI VỚI CHỦ XE CƠ GIỚI:
Bảo hiểm xe cơ giới thường là nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao nhất
trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Doanh thu năm 2012 của thị trường BH xe cơ giới ước đạt là 6.325tỉ đồng tăng
trưởng 2.3%, dẫn đầu nghiệp vụ BH Phi nhân thọ (Doanh thu ước đạt 22.675 tỷ
đồng) (1). Dẫn đầu doanh thu là các doanh nghiệp bảo hiểm có tên tuổi trong “làng”
bảo hiểm như: Bảo Việt, PJICO, PVI, Bảo Minh, PTI, AAA, MIC.

Page 9
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

1. Tham gia kí kết HĐBH của 2 bên


Tỉ lệ tham gia BHTNDS còn thấp chỉ khoảng 30% (8/28 triệu xe) với xe môtô và
90% (1,35/1,5 triệu xe) với xe ôtô, doanh nghiệp bảo hiểm không mặn mà với thị
trường này.
Với lượng xe lưu thông tăng lên chóng mặt cộng thêm cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải không tương xứng, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp làm cho độ an
toàn của xe cơ giới giảm đi và tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam trở nên hết
sức nghiệm trọng. Trong thời gian qua số vụ tai nạn giao thông ngày một tăng lên.
Theo thống kê từ Bộ Tài chính, hàng năm có khoảng 12 nghìn người chết vì tai
nạn giao thông. Hầu hết các tai nạn giao thông liên quan đến xe cơ giới gây tử
vong, thương tích cho nạn nhân đều thuộc trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS
chủ xe cơ giới và được giải quyết bồi thường. Trước tình hình đó, bảo hiểm xe cơ
giới là một biện pháp an toàn để bảo vệ tài sản của chủ phương tiện cũng như là
công cụ hữu ích giúp đỡ về mặt tài chính cho chủ phương tiện giao thông khi có
tai nạn xảy ra. Chính phủ đã ra quy định về việc bắt buộc phải tham gia đối với
bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới và bảo hiểm tự nguyện về vật chất
xe cơ giới với ba gói bảo hiểm tự nguyện phổ biến nhất là: bảo hiểm TNDS của
chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới;
bảo hiểm người ngồi trên xe và tai nạn lái phụ xe. Tuy nhiên, tỉ lệ chủ xe tham gia
bảo hiểm xe cơ giới còn rất thấp.
Do số lượng các vụ tai nạn giao thông rất lớn, lại thêm tình hình thiên tai đã
khiến các nhà bảo hiểm vật chất xe cơ giới “sống dở chết dở” vì tai nạn thiên tai
không đáng có dẫn đến trị giá bồi thường lên tới gần trăm tỷ đồng, tình trạng ngập
lụt thường xuyên ở thành phố lớn mỗi khi mưa to dẫn đến nguy cơ hỏng xe tăng
cao làm các nhà bảo hiểm cũng không “mặn mà” lắm với gói bảo hiểm này, thậm
chí còn tăng phí bảo hiểm khiến khách hàng không được hài lòng lắm trong thời
buổi kinh tế khó khăn như hiện nay.
Để giải thích cho hiện tượng này có thể kể đến một số nguyên nhân như sau:
- Hiểu biết của chủ phương tiện về bảo hiểm xe cơ giới còn thấp. Chủ phương
tiện không hiểu được về quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm
dân sự cũng như bảo hiểm vật chất xe. Nhiều người mua bảo hiểm trách nhiệm
dân sự chỉ vì đó là bắt buộc để đối phó về mặt luật pháp mà không hề biết đó là
bảo hiểm gì và khi tham gia bảo hiểm thì quyền lợi và trách nhiệm của mình đến
đâu. Sự tuyên truyền của các cơ quan nhà nước và công ty bảo hiểm về lĩnh vực
bảo hiểm này còn ít làm cho người dân càng không có hiểu biết về việc này. Thêm

Page 10
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

vào đó, người dân chưa có thói quen tham gia bảo hiểm. Khi có tai nạn xảy ra
nhiều chủ xe không có thói quen hoặc không biết cần phải gọi ngay cho công ty
bảo hiểm để khai báo nên thời gian chờ tiền bồi hoàn đôi khi bị kéo dài, có thể dẫn
đến không được bồi thường tiền bảo hiểm. Thói quen giải quyết tranh chấp của
người Việt Nam cũng dẫn đến tình trạng này. Do không có hiểu biết về quyền lợi
của mình khi đã tham gia bảo hiểm nên hai bên thường tự giải quyết dựa trên
thương lượng mà không hề tìm đến cơ quan bảo hiểm.
- Mức phí bảo hiểm còn thấp so với mức bồi thường. Mới đây, tại Thông tư
151/2012/TT-BTC, mức trách nhiệm bảo hiểm đã được nâng lên đối với cả 3 loại
hình bảo hiểm so với trước đây nhờ đó mà giảm bớt phần nào gánh nặng về kinh
tế của chủ xe giới tham gia vào gói bảo hiểm này. Cụ thể, mức trách nhiệm bảo
hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra và mức trách nhiệm bảo hiểm
đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo… gây ra đều tăng 40% so với trước
đây, từ 50 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn lên 70 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn;
mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô 2 bánh, xe mô
tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự gây ra là 40 triệu đồng/1 vụ
tai nạn (thay vì 30 triệu đồng).
-Mức phạt khi không tham gia bảo hiểm còn thấp làm cho người dân không thấy
“sợ” khi không tham gia bảo hiểm (mức phạt 80.000-120.000đ đối với hành vi
người điều khiển môtô, xe gắn máy không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới(2)).
-Thủ tục rắc rối. Thủ tục giải quyết bồi thường của một số công ty bảo hiểm còn
phức tạp, gây phiền hà chủ xe, phần nào làm mất lòng tin đối với người tham gia
bảo hiểm. Người dân luôn cho rằng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm "làm khó"
khách hàng khi làm thủ tục bồi thường, nhưng thực ra người mua bảo hiểm xe
máy cần thông cảm với các quy định chặt chẽ vì nếu đơn giản quá sẽ tạo thuận lợi
cho hành vi lập tai nạn giả, thiệt hại giả để chiếm đoạt tiền bồi thường.

2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.


Bộ Tài chính đã chỉ đạo kiểm tra giám sát các DNBH thực hiện 151/2012/TT-BTC
Quy tắc điều khoản biểu phí và bảng trả tiền bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ
giới. HHBHVN được giao quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã đưa
Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đi vào hoạt động và đang triển khai các công việc đề
phòng hạn chế tổn thất, tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ nhân đạo, bước đầu mang lại
hiệu quả thúc đẩy phát triển bảo hiểm xe cơ giới.

Page 11
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

Bên cạnh đó, HHBHVN- được coi là ngôi nhà chung của các công ty bảo hiểm đã
phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt tổ chức đào tạo khóa
học giám định phân tích hồ sơ tai nạn giao thông cho hơn 200 cán bộ BH của các
DNBH trong năm 2012.

3. Công tác giám định- bồi thường.


Năm 2012 nhiều DNBH đã quản lý chặt chẽ khâu khai thác và giải quyết bồi
thường phòng chống trục lợi bảo hiểm. Quỹ BH xe cơ giới đã tổ chức cho đại diện
của một số DNBH khảo sát học tập kinh nghiệm BH và phần mềm dữ liệu BH xe
cơ giới tại nhiều nước. HHBHVN phối hợp với Cục cảnh sát giao thông đường bộ
đường sắt đào tạo khóa học giám định phân tích hồ sơ tai nạn giao thông với
khoảng 200 cán bộ. Tuy nhiên, công tác giám định của các công ty bảo hiểm còn
nhiều hạn chế và không có sự phối hợp giữa công ty bảo hiểm và cơ quan công an
trong việc giám định các tai nạn.
Địa bàn bảo hiểm của các công ty bảo hiểm cũng như địa bàn hoạt động của các
phương tiện cơ giới là rất rộng lớn trong khi không phải ở đâu cũng có chi nhánh
của công ty bảo hiểm nên việc giám định tai nạn xảy ra đối với các xe cơ giới gặp
phải khó khăn.
Trình độ của giám định viên còn hạn chế, số lượng ít, điều này cũng làm giảm
chất lượng giám định của các công ty bảo hiểm
Thông thường, khi xảy ra tai nạn, các chủ phương tiện cơ giới chỉ gọi cho công
an mà không gọi cho công ty bảo hiểm để cử nhân viên xuông giám định. Vì vậy,
các nhân viên giám định thường không có mặt tại hiện trường khi có tai nạn xảy
ra, công việc giám định cũng không được hoàn toàn chính xác và có các bằng
chứng xác thực. Giám định viên thường phải thu thập bằng chứng thông qua cơ
quan công an, mà hiện nay việc phối hợp giữa các công ty bảo hiểm và cơ quan
công an không chặt chẽ nên việc lấy bằng chứng của nhân viên giám định cũng có
nhiều khó khăn.
Xảy ra nhiểu hiện tượng gian lận tiền bảo hiểm
Theo số liệu thống kê của các DNBH, trong giai đoạn 2007-2011, tổng số vụ
TLBH phát hiện được tại các DN là khoảng 44.704 vụ, với tổng số tiền tới 411,7
tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực BH phi nhân thọ là 3.973 vụ, BH trách nhiệm xe cơ
giới(3). Hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra phổ biến là thông đồng với người bán bảo
hiểm để hợp thức hoá thời hạn bảo hiểm với thời gian xảy ra tai nạn. Đây cũng là
loại hình mà trục lợi bảo hiểm xảy ra chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các hành vi

Page 12
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

trục lợi bảo hiểm ở các loại hình bảo hiểm xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay và
thường xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Tai nạn rồi mới mua bảo hiểm
+ Tai nạn xảy ra khi hết hiệu lực bảo hiểm
Cả hai trường hợp trên xảy ra khi chủ xe cấu kết với nhân viên, đại lý bán bảo
hiểm hoặc nhân viên đại lý bán bảo hiểm làm việc thiếu trách nhiệm, không tuân
thủ quy trình bán hàng của Công ty đã đề ra.
Sở dĩ hành vi trục lợi bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trở nên phổ biến và khó
kiểm soát là do xuất phát từ các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất do hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua hệ
thống các đại lý. Mối quan hệ ràng buộc giữa Công ty bảo hiểm và các đại lý này
chưa chặt chẽ. Về phía đại lý vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng câu kết với khách
hàng để trục lợi bảo hiểm.
+ Thứ hai, về hệ thống, quy trình bán hàng mặc dù các đơn vị bảo hiểm đã
có quy định cụ thể, đặc biệt là quy trình báo phát sinh khi bán bảo hiểm. Nhưng
các đại lý thường không chấp hành họăc chấp hành không nghiêm túc, đặc biệt là
quy trình kiểm tra xe trước khi cấp bảo hiểm vật chất cho xe. Việc thu tiền và báo
phát sinh sau khi cấp bảo hiểm, các đại lý cũng chấp hành không nghiêm túc.
Thêm vào đó, về phía cơ quan bảo hiểm khi phát hiện các hành vi không chấp
hành quy định bán bảo hiểm của đại lý, các cán bộ quản lý đại lý cũng không xử lý
nghiêm túc, nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng đại lý bảo hiểm đã tạo ra kẻ hở để đại lý
cấu kết với khách hàng hoặc bị khách hàng lừa dối khi mua bảo hiểm. Tiêu biểu là
hành vi cấu kết ghi lùi ngày hiệu lực của bảo hiểm xe máy giữa khách hàng và đại
lý bảo hiểm.
+ Thứ ba, về phía cán bộ giám định phương tiện cơ giới thường ngại đến
hiện trường tai nạn khi vụ tai nạn xảy ra hoặc quá tin tưởng ở lái xe khi hỏi về
mức độ tổn thất, nên đã để cho chủ xe thông báo và chủ động hoàn tất hồ sơ tai
nạn với công an nơi xảy ra tai nạn.
Bên cạnh đó, do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ giám định còn
nhiều hạn chế, việc chấp hành quy trình giám định chưa nghiêm túc dẫn đến việc
giám định thiếu chính xác.
Trong nhiều trường hợp, cán bộ giám định được thông báo tai nạn, có mặt kịp
thời tại hiện trường nhưng lại không đủ trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để tham
gia vào quá trình giám định và lập hồ sơ tai nạn cùng với cơ quan Công an tại hiện

Page 13
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

trường. Thường thụ động chờ đợi vào kết quả lập hồ sơ của Công an để xác định
tổn thất.
+ Thứ tư, về phía xưởng sửa chữa. Nhiều trường hợp sau khi xảy ra tai nạn,
chủ xe tự ý kéo xe về xưởng, tháo dỡ phụ tùng trong khi chưa thông báo và cũng
chưa có ý kiến của cán bộ giám định rồi mới thông báo cho phía cơ quan bảo hiểm
biết thông tin về vụ tai nạn. Khi cán bộ giám định được cử đến để giám định tổn
thất thì lại không lập biên bản xử lý việc làm sai phạm của chủ xe mà thường chỉ
ghi và chụp ảnh lại những tổn thất của các phụ tùng đã được chủ xe kê khai. Do
vậy, không xác định được cụ thể và chính xác các tổn thất thực tế
+ Thứ năm, về phía Công an, nhiều khi thông đồng bắt tay với chủ xe làm sai
lệch hiện trường vụ tai nạn vì mục đích cá nhân. Khi Công ty bảo hiểm điều tra,
phát hiện ra những hành vi trái pháp luật của công an lại không kiến nghị đến cơ
quan có thẩm quyền để xử lý một cách nghiêm minh
+ Thứ sáu, về phía cán bộ duyệt giá sửa chữa, đôi khi không nắm chắc được
giá cả của các phụ tùng thay thế nên việc duyệt giá sửa chữa, thay thế bị phụ thuộc
vào báo giá của các hãng và các xưởng sửa chữa.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TẾ TRIỂN KHAI CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ ĐỐI VỚI CHỦ XE CƠ GIỚI.
1. Ưu điểm
Thủ tục chi trả tiền bồi thường thiệt hại về người cũng đơn giản, thuận tiện
cho chủ xe và nạn nhân cụ thể là:
- Chủ xe chỉ cần cung cấp cho Doanh nghiệp Bảo hiểm giấy tờ liên quan
đến Bảo hiểm (Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm), giấy tờ về xe (đăng ký xe,
đăng kiểm xe), giấy tờ về lái xe (giấy phép lái xe và chứng minh thư) và các giấy
tờ liên quan đến thiệt hại (giấy tờ của bệnh viện). Xác định mức độ thương tích,
thương tật do tai nạn gây ra).
- Doanh nghiệp Bảo hiểm phải thu thập hồ sơ tai nạn từ cơ quan công an
hoặc cơ quan chức năng để xác định nguyên nhân tai nạn và mức độ lỗi các bên
tham gia theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ xe theo lỗi gây ra. Riêng
bồi thường thiệt hại về người không phân biệt lỗi.
- Bồi thường thiệt hại về người theo 2 cách:
Theo phán quyết của Tòa án (nếu xét xử tại tòa), nhưng không vượt quá số
tiền Bảo hiểm (50 triệu đồng/người).
Bồi thường theo bảng trả tiền bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính, phụ
lục đính kèm Thông tư 126.
Page 14
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

Như vậy, nạn nhân khi vào viện điều trị tai nạn chỉ cần cơ sở điều trị được
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam xác định mức độ thương tật, thương tích đối
chiếu với bảng trả tiền Bảo hiểm của Bộ Tài chính quy định là biết được mình
được trả tiền bồi thường là bao nhiêu. Cách làm này vừa công khai minh bạch, vừa
đảm bảo quyền và lợi ích người bị tai nạn bình đẳng với nhau: thương tật như
nhau được bồi thường như nhau không căn cứ vào hóa đơn viện phí, thuốc men và
chi phí điều trị khác.
Ngoài ra, Nghị định 103 còn quy định các Doanh nghiệp Bảo hiểm phải
đóng góp 2% doanh thu vào Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới để đầu tư các công trình đề
phòng hạn chế tổn thất, tuyên truyền đảm bảo trật tự an toàn giao thông và bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân bị từ vong
vì tai nạn giao thông khi lái xe bỏ chạy không đòi được tiền bồi thường hoặc lái xe
có mua bảo hiểm nhưng vi phạm bị doanh nghiệp Bảo hiểm từ chối bồi thường.
Công tác tuyên truyền về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ
xe cơ giới đã được doanh nghiệp bảo hiểm, Hiệp hội Bảo hiểm và các phương tiện
thông tin đại chúng triển khai tích cực. Lực lượng công an thông qua việc tuần tra
xử phạt đã góp phần tuyên truyền giáo dục chủ xe chấp hành nghiêm chế độ bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Lực lượng đăng kiểm cũng góp
phần tuyên truyền, nhắc nhở chủ xe mua bảo hiểm khi tiến hành đăng kiểm. Các
hoạt động trên được triển khai với nhiều nội dung phong phú, thiết thực như trình
diễn các tiểu phẩm, thi lái xe an toàn, tổ chức diễu hành trên đường phố với nhiều
áp phích, khẩu hiệu có nội dung tuyên truyền tai nạn giao thông, văn hóa giao
thông...
Công tác đề phòng hạn chế tai nạn giao thông đã được Quỹ Bảo hiểm xe cơ
giới của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư hiệu
quả, khắc phục điểm đen tai nạn giao thông như mở rộng đường cua tại Đắk Nông,
Lạng Sơn; đường gom và hàng rào đường gom dân sinh tại Tam Điệp - Ninh Bình;
hệ thống tín hiệu giao thông tại Gia Lai, Bắc Kạn, Kon Tum; tấm chống chói sáng
tại Đồng Nai và hàng trăm biển cảnh báo tai nạn giao thông trên các tuyến quốc
lộ... Bảng trả tiền bảo hiểm được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư 126 có tính
công khai minh bạch, các chủ xe và người bị nạn đều thông hiểu vận dụng góp
phần đơn giản hóa thủ tục bồi thường.
Việc quy định doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lấy hồ sơ tai nạn từ cơ
quan công an đã làm giảm khó khăn cho chủ xe và người nhà nạn nhân. Cơ quan

Page 15
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

công an đã tích cực trong việc cung cấp hồ sơ tai nạn phục vụ cho công tác thương
lượng, hòa giải và giải quyết bồi thường cho nạn nhân.
Hệ thống đăng kiểm đã được nối mạng, có kiểm tra xe đã đăng kiểm/chưa
đăng kiểm/xe hết hiệu lực đăng kiểm. 90% các chủ xe ô tô đã tham gia bảo hiểm
đạt tới và đánh giá cao vai trò của bảo hiểm trong trung gian hòa giải và giải quyết
bồi thường.
2. Bất cập
Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, song thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc
trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới vẫn còn một số tồn tại: Còn đến 70% chủ xe mô
tô không mua bảo hiểm. Việc giải quyết bồi thường theo quy định của Bộ Tài
chính cho những nạn nhân bị thương tích nặng, điều trị kéo dài... với số tiền bồi
thường quá ít so với thực tế phải chi trả gây khó khăn cho chủ xe khi thương
lượng, hòa giải. Hầu hết chủ xe kiến nghị nâng mức trách nhiệm bảo hiểm.
Mức bồi thường thấp, đôi khi không đủ để bù đắp tổn thất cho nạn nhân.
Thông tư 151/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC
ngày 22/12/2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức
trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Thông tư
số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử
dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã thu hút hàng trăm
người đến từ các DN bảo hiểm, Hiệp hội ô tô vận tải Việt Nam đã nâng mức bảo
hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra và mức trách nhiệm bảo hiểm
đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo… từ 50 triệu đồng/1 người/1 vụ tai
nạn lên 70 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn; mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt
hại về tài sản do xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ
giới tương tự gây ra là 40 triệu đồng/1 vụ tai nạn (thay vì 30 triệu đồng). Tuy
nhiên, với nhiều thương tích nặng thì mức bồi thường này không thể bù đắp cho
khó khăn của nạn nhân cũng như người nhà của họ.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đôi khi còn làm trái nguyên tắc bồi thường thiệt
hại. Không bồi thường cho những trường hợp không có lỗi của chủ phương tiện
dẫn đến quyền lợi của người được bảo hiểm bị xâm hại, mục đích chia sẻ rủi ro
khi tham gia bảo hiểm không được bảo đảm.
Trong thực tế, có nhiều vụ TNGT không có lỗi của lái xe nhưng để có tiền
bồi thường và hòa giải cho nạn nhân, nhiều lái xe phải làm việc với cơ quan hành
pháp để xin lỗi thuộc về mình, làm việc với cơ quan y tế để có hồ sơ bệnh án phù
hợp nhằm trục lợi BH. Vì vậy có tình trạng, lái xe không có lỗi thì xin có lỗi, lỗi

Page 16
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

nhẹ thì xin tăng nặng, bị tổn thất ít thì xin tổn thất nhiều. Sự thông đồng của lái xe
với nhân viên cơ quan hành pháp, cơ quan y tế lại được tiếp tay của nhân viên BH
đã rút ruột quỹ BHXCG. Đây là hành vi trục lợi BH gây thâm hụt quỹ BH.
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về người không phân biệt lỗi của nạn
nhân cũng gây khó khăn cho chủ xe, nhiều khi lỗi do nạn nhân nhưng họ lại đưa
nhiều yêu sách quá đáng. Nhiều nạn nhân đưa yêu sách đòi chuyển bệnh viện
Trung ương khám (chụp chiếu), điều trị hoặc cố tình nằm viện kéo dài. Nhiều khi
chủ xe phải chờ phán quyết của tòa án để sáng tỏ sự việc, tuy không phải bồi
thường nhưng đã ứng trước một số tiền không nhỏ cho nạn nhân mà không thể đòi
lại được.
Tình hình tai nạn xe khách xảy ra ngày càng nhiều, mức độ nghiêm trọng
ngày càng tăng kéo theo nhiều người tử vong và thương tật làm gia tăng số tiền
bồi thường. Cần xem xét tăng mức phí bảo hiểm (vụ xe khách bị cuốn trôi tại Hà
Tĩnh, Bảo Việt phải bồi thường 2,5 tỷ đồng).
IV. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chế độ bảo hiểm trách nhiệm
dân sự đối với xe cơ giới trong thơi gian tới. Xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như
sau:
1. Công tác khai thác.
Công tác khai thác là điều kiện quyết định để sự thành công hay thất bại khi
triển khai một chế độ bảo hiểm. Để duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được
trong những năm qua thì công tác khai thác cần có sự điều chỉnh. Kết quả của
khâu khai thác lại phụ thuộc phần lớn và lượng khách hang tham gia bảo hiểm
nhiều hay ít. Bởi vậy, qua thời gian qua, một số công ty đã không ngừng tìm giải
pháp, nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm nói chung và trong công tác khai
thác nói riêng:
Cụ thể:
- Mở lớp huyến luyện về nghiệp vụ cho các cộng tác viên, có chương trình đào
tạo phù hợp với thực tế để thực hiện tốt công tác khai thác.
- Chú trọng tạo động lực phát triển khai thác bảo hiểm. Quan tâm đến chế độ và
quyền lợi cho người trực tiếp khai thác, đồng thời xử phạt các cán bộ có hành vi
chục lợi.
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng công an cảnh sát giao thông
trong việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ xe cũng như thu phí bảo hiểm. Bên cạnh

Page 17
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

những biện pháp mà các công ty đã thực hiện trên đã đem lại kết quả nhất định
trong khâu khai thác, Marketing trong hoạt động bảo hiểm là khâu then chốt trong
việc tìm kiếm khách hang ngày một đa dạng phức tạp trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam. Trong những năm qua, mặc dù các công ty đã chú ý và triển khai công
tác này nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Do vậy, xin đưa ra một số chiến lược
Marketing bảo hiểm.
Ta biết rằng chiêu thị là một trong các nội dung của chiến lược Marketing
và hình như cũng là một trong những khó khăn nổi cộm của các doanh nghiệp bảo
hiểm hiện nay ở nước ta. Trong đó, khó khăn đầu tiên là ở khâu tuyên truyền
quảng cáo. Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, sản phẩm trở nên dễ dàng hơn
nếu vấn đề chiêu thị đặc biệt là khâu tuyên truyền quảng cáo được triển khai tốt.
Có một thực tế là việc tuyên truyền quảng cáo bằng phương pháp trực quan
của ngành bảo hiểm tiến hành khó khăn, ít gây được ấn tượng cho khách hang.
Khó khăn đặc thù này của ngành bảo hiểm bắt nguồn từ tính chất đặc thù của sản
phẩm bảo hiểm: nó là một loại dịch vụ là lời hứa nên sản phẩm rất khó phối hợp.
Hơn nữa, dịch vụ bảo hiểm còn là một loại dịch vụ đặc biệt, khác hẳn với
các loại dịch vụ khác. Dịch vụ bảo hiểm sau khi trả tiền, người chỉ nhận được tấm
giấy chứng nhận bảo hiểm như một bản hợp đồng, một lời hứa: bảo hiểm sẽ bồi
thường khi không may gặp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm.
Từ những đặc trưng riêng đó của sản phẩm bảo hiểm ta thấy rằng công tác
chiêu thị nói chung và quảng cáo tuyên truyền nói riêng là rất khó khăn mất nhiều
công phu. Do đó công ty bảo hiểm cần quan tâm hơn nữa đến các vấn đề sau:
- Phục vụ khách hang kịp thời chu đáo không may gặp rủi ro bảo hiểm. Chỉ khi
đó sản phẩm bảo hiểm mới đến tay khách hang và chất lượng của nó mới được
thực hiện. Công ty, các đại lý phải thường xuyên giới thiệu cho khách hang của
mình những con người cụ thể trong những trường hợp cụ thể được nhận bồi
thường của bảo hiểm. Đây là cơ hội tốt để công ty tự tuyên truyền quảng cáo cho
mình, khẳng định vào tạo dựng niềm tin đối với khách hang. Hơn nữa, dịch vụ bảo
hiểm thực chất là một loại dịch vụ tài chính nên doanh nghiệp bảo hiểm cần sớm
đưa tiền đến tay nạn nhân, không chỉ vì lợi ích của họ mà còn nó cũng là lợi ích
của các công ty. Bởi vậy sớm có tiền thì việc triển khai cứu chữa con người, tài
sản mới được kịp thời gian giảm thiệt hại , tức là giảm bớt số tiền doanh nghiệp
phải chi ra.
- Góp phần thúc đầy việc nầng cao dân trí về bảo hiểm bằng: Báo chí, phát
thanh, truyền hình.

Page 18
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

- Bên cạch đó, nên chăng các doanh nghiệp bảo hiểm mở các lớp tập huấn
nghiệp vụ bảo hiểm và các luật không chỉ cho cán bộ khai thác mà cho chính
người bảo hiểm, từ đó họ có ý thức hơn và thấy được trách nhiệm và quyền lợi của
mình khi xảy ra tai nạn.
2. Công tác giám định và bổi thường
Để hoàn thiện hơn về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới thì
chất lượng của công tác giám định và bồi thường ngày càng được chú trọng. Do
đó:
- Bên cạch việc nâng cao trình độ chuyên môn chất lượng phục vụ của các giám
định viên, việc duy trì và mở rộng quan hệ với các tổ chức giám định, đội ngũ
chuyên gia trong lĩnh vực là vô cùng cần thiết. Giúp đánh giá thiệt hại, xác định
nguyên nhân mới nhanh nhạy chính xác.
- Không nên giữ thế độc quyền giám định
- Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên bảo hiểm là rất cần
thiết. Bởi lẽ phục vụ tốt cho khách hàng là hình thức quảng cáo tốt nhất. Do vậy
yêu cầu của giải quyết bồi thường là nhanh đúng có tình, có lý và linh hoạt.
- Công tác bồi thường cần có sự phối hợp giữa các phòng đại diện và các phòng
bồi thường. Đối với những hồ sơ phân cấp, các văn phòng đại diện cung caoas
những chứng cứ ban đầu trên cơ sở đó phòng bồi thường tính toán số tiền bồi
thường cụ thể sau đó thông tin cho các văn phòng bồi thường để tạm ứng ở hai
cấp.
3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.
Chúng ta không nói lại ở đây tầm quan trọng của công tác đề phòng và hạn
chế tổn thất.
Bởi lẽ ai cũng biết, giao thông vận tải nói riêng và giao thông đường bộ nói
chung là vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của mổi người và toàn xã hội. Đề
phòng và hạn chế tổn thất do tai nạn giao thông gây ra là mối quan tâm của mọi
ngà, mọi người.
- Do đó, hơn lúc nào hết, cần đề xuất ý kiến nghị với các ngành giao thông vận
tải, cảnh sát giao thông sửa sang lại đường xá cầu cống, tuy nhiên vấn đề này đòi
hỏi phải có thời giạn.
- Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thì không thể đề cập bảo dến việc đề
phòng và hạn chế tổn thất đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tất nhiên chi
dể thực hiện làm việc lấy từ nguồn phí các chủ xe đóng góp là chính. Nhưng hiện
nay chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới lại được bảo hiểm ở
Page 19
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

nhiều công ty bảo hiểm khác nhau ở Việt nam. Vậy ai sẽ là người gánh vác trách
nhiệm thực hiện công tác đề phòng hạn chế tai nạn này? Nguồn chi phí thực hiện
lấy từ đâu? Thiết nghĩ trong trường hợp này Chính phủ cần thiết lập mối quan hệ
chặt chẽ giữa các công ty bảo hiểm tại Việt Nam với Bộ giao thông vận tải. Hàng
năm các công ty bảo hiểm sẽ trích một tỷ lệ phí nhất định trên doanh thu phí để
hình thành một quỹ tập trung gọi là quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất và quỹ này
sẽ do Bộ giao thông vận tải quản lý. Bộ giao thông sẽ giao cho các sở giao thông
công chính tổ chức thực hiện cho phù hợp với yêu cầu địa bàn mỗi tỉnh.
- Bên cạnh những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất các công ty bảo hiểm
đã làm: xây dựng các biển báo, pano, ap phích… thi tay lái giỏi hay tổ chức tuần
lễ an toàn giao thông, việc thay thế sử dụng giấy phép lưu hành xe bởi “tem kiểm
định an toàn kỹ thuật” sẽ được sử dụng rộng khắp nơi.
- Trong trường hợp lái xa gây tai nạn mà bỏ chạy hoặc chủ xe chưa tham gia bảo
hiểm mà hộ không có khả năng giải quyết trách nhiệm của mình. Đặc biệt là thiệt
hại về con người, khi đó ai sẽ chịu trách nhiệm trước nạn nhân xấu số? Nên chăng
với những trường hợp như vậy bảo hiểm vẫn có thể giải quyết bổi thường theo
đúng chế độ bảo hiểm bằng chính sách bảo trợ bởi những xe đang hoạt động vẫn
chịu sự quản lý của bảo hiểm.
- Trong những trường hợp tai nạn xảy ra không phải do lỗi của chủ xe cũng
không phải do lỗi cố ý của nạn nhân mà do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao
độ: như xe đang chạy bị nổ nồi hơi gây ra tai nận hoặc xe bị nổ lốp lái xe không
thể điều khiển được, đương nhiên sẽ không phát sinh trách nhiệm dân sự. Do vậy
sẽ không phát sinh trách nhiệm bổi thường của bảo hiểm. Nhưng thực tế chủ lái xe
vẫn mất một khoản chi phí lớn để giải quyết hòa giải nên chăng Nhà nước cầ sớm
ban hành bộ luật trách nhiệm dân sự giúp cho việc giải quyết theo luật đúng hơn.
C. KẾT LUẬN
Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) chủ xe cơ giới ra đời với mục
đích bảo vệ quyền và lợi ích của người tham gia giao thông, đồng thời đảm bảo chủ
phương tiện phải có trách nhiệm đối với việc điều khiển xe của chính mình. Vì vậy,
bản thân nó luôn mang nhiều ý nghĩa tích cực.
Trên đây là cách tiếp cận của nhóm chúng em đối với nội dung yêu cầu của đề
bài. Quá trình phân tích, nghiên cứu đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Nhóm chúng em kính mong nhận được ý kiến nhận xét của quý thầy cô để
bài làm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Page 20
Bài tập nhóm tháng II. Lớp N01 – Nhóm 11

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Các văn bản luật có liên quan:


1. Luật Kinh Doanh bảo hiểm _sđ 2010;
2. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11;
3. Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12;
4. Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
5. Thông tư số 151/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số
126/2008/TT-BTC ngày 22-12-2008 của Bộ Tài chính quy định Quy tắc, điều
khoản, biểu phí và mức trách nhiệm BHBBTNDS của chủ XCG và Thông tư số
103/2009/TT-BTC ngày 25-5-2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử
dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm XCG.

 Các bài viết tham khảo tại các trang web:


1. Hiệp hội bảo hiểm VN:
http://www.avi.org.vn/News/103/vi-VN/Default.aspx
2. Phòng thương mại và công nghiệp VN:
http://vcci.com.vn/
3. Thư viện bảo hiểm:
http://thuvienbaohiem.com
4. Trung tâm thông tin bảo hiểm:

http://www.baohiem.pro.vn/

Page 21

You might also like