You are on page 1of 2

4.3.4 .

Giám định và bồi thường


a) Tai nạn và giám định

1 Khi xảy ra tai nạn, Công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm có quyền phải làm việc cùng
chủ xe, người lái và bên thứ ba để thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và
mức độ tổn thất. Kết quả phải được ghi chép và ký tên bởi các bên liên quan. Chi phí giám định
do công ty bảo hiểm chi trả.

2 Nếu các bên không đồng ý về việc giám định, họ có thể yêu cầu một giám định viên độc lập.
Trong trường hợp không đồng ý về việc chọn giám định viên độc lập, một bên có thể yêu cầu tòa
án chỉ định. Kết quả của giám định viên độc lập là bắt buộc đối với các bên.

3 Nếu kết quả giám định viên độc lập khác với của công ty bảo hiểm, công ty phải trả chi phí.
Nếu kết quả giống nhau, chủ xe hoặc người lái phải trả.

4 Trong trường hợp không thể thực hiện giám định do lý do khách quan, công ty bảo hiểm có thể
dựa vào các tài liệu chính thức để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.\
b) Hồ sơ bồi thường

Khi tai nạn xảy ra, chủ xe (lái xe) phải gửi hồ sơ khiếu nại bồi thường cho Công ty bảo hiểm,
trong hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận bảo hiểm;

- Biên bản khám nghiệm hiện trường;

- Tờ khai tai nạn của chủ xe;

- Bản kết luận điều tra tai nạn của chủ xe;

- Biên bản hòa giải (nếu trong trường hợp có hòa giải);

- Quyết định của tòa án (nếu có);

- Các chứng từ có liên quan đến thiệt hại của người thứ ba, bao gồm thiệt hại ề con người, thiệt
hại về tài sản. (hợp lệ.)

c) Xác định thiệt hại thực tế của bên thứ ba

Thiệt hại của bên thứ ba bao gồm:

(1) Thiệt hại về tài sản bao gồm: mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại, thiệt hại liên quan đến việc sử
dụng tài sản và các chỉ phí hợp lý để ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại về tài sản lưu động được xác định theo giá trị thực tế (giá thị trường) tại thời điểm tổn
thất còn đối với tài sản cố định, khi xác định giá trị thiệt hại còn phải tính đến khẩu hao. Cụ thể:

Giá trị thiệt hại = Giá trị mua mới (nguyên giá) – Mức khẩu hao.

(2) Thiệt hại về con người bao gồm thiệt hại về sức khỏe và thiệt hại về tính mạng.
- Thiệt hại về sức khỏe bao gồm:

+Chi phí y tế: Bao gồm các chi phí cấp cứu, điều trị và phục hồi sức khỏe như thuốc men, dịch
truyền, chi phí chụp X-quang và các dịch vụ y tế khác.

+Thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh nhân: Bao gồm mức thu nhập mà người chăm sóc
bệnh nhân mất do phải chăm sóc người bệnh, và cũng bao gồm chi phí cung cấp dưỡng cho
người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi dưỡng.

+Thu nhập bị giảm sút của bệnh nhân: Là sự chênh lệch giữa thu nhập trước và sau khi điều trị
do tai nạn, hoặc dựa trên mức lương tối thiểu nếu không xác định được mức thu nhập cụ thể.

+Bồi thường tinh thần: Đối với tổn thất tinh thần, bao gồm chi phí chăm sóc và mai táng người
thứ ba trước khi qua đời.

+Tiền trợ cấp cho gia đình người thứ ba: Bao gồm tiền trợ cấp cho vợ, chồng, con cái của người
thứ ba, đặc biệt trong trường hợp người thứ ba là người chủ cố định trong gia đình. Số tiền này
tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia, có thể tăng thêm nếu gia đình đang gặp khó khăn.

- Toàn bộ thiệt hại của bên thứ ba:

Thiệt hại thực tế của bên thứ ba = Thiệt hại về tài sản + Chi phí về nạn nhân + Thu nhập giảm sút

(3) Việc xác định STBT được xác định dựa trên hai yếu tố: thiệt hại thực tế của bên thứ ba và
mức độ lỗi của chủ xe trong vụ tai nạn.

Số tiền bồi thường = Lỗi của chủ xe x Thiệt hại của bên thứ ba

(4) Nếu còn lỗi của người khác nữa:


Số tiền bồi thường = (Lỗi của chủ xe + Lỗi khác) x Thiệt hại bên thứ ba
Sau khi bồi thường, Công ty bảo hiểm được quyền đòi lại người khác số thiệt hại do họ gây ra
theo mức độ lỗi của họ. Cần nhắc lại rằng, Công ty bảo hiểm bồi thường theo thiệt hại thực tế
nhưng STBT tối đa không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm của bảo hiểm.

You might also like