You are on page 1of 5

Phần 4: Quy trình bồi thường khi gặp sự cố

4.1 Cách tổn thất và bồi thường.


4.1.1. Xác định số tiền bồi thường tổn thất.
Số tiền bồi thường = Số tiền thiệt hại thực tế + Chi phí hợp lý – Mức
khấu trừ.
- Số tiền thiệt thực tế dựa trên mức độ thiệt hại thực tế của hội viên
và được xác định như sau:
+ Đối với hàng hoá: Số tiền thiệt hại thực tế được xác định dựa
trên cơ sở xem xét các chứng từ liên quan, bao gồm: hoá đơn, đơn
bảo hiểm hàng hoá, bảng chi tiết tính bồi thường của người bảo
hiểm hàng hoá hoặc giấy yêu cầu bồi thường của người khiếu nại,
biên bản giám định, biên bản đổ vỡ hàng hoá (COR) hoặc biên bản
kết toán giao nhận (ROROC) nếu hàng hoá thiếu nguyên kiện, biên
bản đánh giá mức độ giảm trị thương mại có sự tham gia của các
bên có liên quan (Đại diện chủ hàng, đại diện chủ tàu, đại diện bảo
hiểm) biên bản xử lý thanh lý hàng hoá bị hư hỏng có sự tham gia
của các bên vv…
+ Đối với tổn thất đâm va cầu cảng, vật cố định: Bản dự toán sử
chữa và kết toán sữa chữa, biên bản giám định tổn thất, báo cáo về
quá trình giám sát sữa chữa.
+ Đối với ô nhiễm dầu: Quyết định phạt tiền của chính quyền, hoá
đơn về chi phí tẩy rửa môi trường và các chi phí khác, biên bản
giám định.
+ Về di chuyển xác tàu: Các hợp đồng hoá đơn về việc di chuyển
xác tàu (có sự tham gia và chấp nhận của người bảo hiểm) toàn bộ
chi phí để thực hiện việc di chuyển xác tàu trừ đi giá trị của xác tàu
hoặc các bộ phận của xác tàu thu hồi được (nếu có).
+ Đối với rủi ro thương tật, ốm đau: Các hoá đơn viện phí, thuốc
men, các chi phí thực tế và hợp lý đã chi ra để chữa trị cho nạn
nhân và chi phí ma chay trong trường hợp tử vong (có hợp đồng
hoặc hoá đợn mai tang….).
- Người bảo hiểm cũng tính toán các chi phí hợp lý thuộc trách
nhiệm bảo hiểm như: chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi phí
giám định, thuê luật sư tranh chấp (có sự thoả thuận trước của
người bảo hiểm…) Các chi phí mà người được bảo hiểm đã chi ra
một cách hợp lý và/hoặc người được bảo hiểm chập nhận trước sẽ
được xem xét đưa vào số tiền bồi thường.
- Mức khấu trừ được xác định căn cứ theo mức khấu trừ được quy
định trong quy tắc của hội P&I mức khấu trừ được xác định trong
đơn bảo hiểm.
4.1.2. Bồi thường tổn thất
Người bảo hiểm khi xem xét giải quyết bồi thường chỉ dựa trên cơ
sở trách nhiệm thực hiện phát sinh của chủ tàu đối với tổn thất do
lỗi của chủ tàu gây ra. Trách nhiệm là trách nhiệm theo luật định
hoặc phát sinh theo hợp đồng giữa chủ tàu và người thứ bà.
4.2. Quy trình đòi lại bồi thường từ P&I Clubs
Quy trình đòi lại bồi thường từ hiệp hội bảo hiểm P&I có thể được
phân thành các bước chính như sau:
1. Gửi yêu cầu bồi thường: Bước đầu tiên là gửi yêu cầu bồi
thường đến hiệp hội bảo hiểm P&I. Cung cấp thông tin về sự cố,
thiệt hại, và yêu cầu bồi thường mong muốn.
2. Xác minh và điều tra: Hiệp hội bảo hiểm P&I sẽ tiến hành xác
minh thông tin và điều tra vụ việc liên quan để đảm bảo tính hợp lệ
của yêu cầu.
3. Giải quyết đàm phán: Sau khi hoàn thành việc xác minh và
điều tra, hiệp hội bảo hiểm P&I sẽ tham gia vào đàm phán với
người gửi yêu cầu bồi thường để thỏa thuận về mức đền bù.
4. Tuyên bố bồi thường: Nếu các bên đàm phán đạt được thỏa
thuận, hiệp hội bảo hiểm P&I sẽ tuyên bố về việc bồi thường và
thực hiện quy trình trả tiền bồi thường theo thỏa thuận đã đạt được.
5. Tranh chấp và phàn nàn: Trong trường hợp không đạt được
thỏa thuận, người gửi yêu cầu bồi thường có thể kháng cáo và nộp
phàn nàn đến phòng tranh chấp của hiệp hội bảo hiểm P&I. Quy
trình giải quyết tranh chấp và phàn nàn sẽ được thực hiện theo quy
định của hiệp hội.
Lưu ý rằng quy trình chi tiết có thể thay đổi phụ thuộc vào điều
khoản và điều kiện cụ thể của hợp đồng bảo hiểm và quy định của
hiệp hội bảo hiểm P&I. Để biết rõ hơn, người gửi yêu cầu bồi
thường nên liên hệ trực tiếp với hiệp hội bảo hiểm P&I để được tư
vấn và hướng dẫn chi tiết.
4.3. Tài liệu và biểu mẫu có liên quan đến quy trình bồi
thường.
1. Biểu mẫu thông báo sự cố (Incident Report Form): Thông tin
về sự cố, thương tích, và mức độ thiệt hại.

2. Biểu mẫu yêu cầu bồi thường (Claim Form): Thông tin chi tiết
về sự cố, nguyên nhân, và các chi phí liên quan.
3. Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy): Bản sao của hợp đồng
bảo hiểm P&I, trong đó mô tả các điều kiện và quy định về bồi
thường.
4. Biểu mẫu giảm thiểu thiệt hại (Letter of Undertaking): Đôi khi
được sử dụng thay vì thanh toán ngay lập tức, là cam kết của bên
gây hậu quả để thanh toán sau.
5. Tài liệu hỗ trợ (Supporting Documents): Bao gồm các hóa đơn,
chứng từ, bảng báo giá, và tất cả các giấy tờ khác liên quan đến chi
phí và thiệt hại.
6. Biểu mẫu thoả thuận thanh toán (Settlement Agreement): Nếu
có, biểu mẫu này mô tả thoả thuận chính thức về mức đền bù

You might also like