You are on page 1of 6

1.

Tính chất bồi thường của hợp đồng hàng hoá xuất nhập khẩu
1.1. Nội dung của tính chất bồi thường
Khi tổn thất xảy ra do các rủi ro được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi
thường cho người được bảo hiểm nhằm khôi phục lại vị thế tài chính của họ.
Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi thường
như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm có vị trí tái chính như trước
khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không được lợi dụng bảo
hiểm để trục lợi. Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục lại một phần hoặc
toàn bộ tình trạng tài chính như trước khi xảy ra tổn thất cho người được bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường đảm bảo người được bảo hiểm không thể nhận được số tiền
chi trả nhiều hơn giá trị tổn thất mà họ gánh chịu. Trách nhiệm bồi thường của công
ty bảo hiểm cũng chỉ phát sinh khi có thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra.
1.2. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng khi xảy ra tổn thất.
* Đối với người được bảo hiểm:

+ Người được bảo hiểm phải tiến hành một cách khẩn trương và mẫn cán
những biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo
hiểm, nếu không người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường.
+ Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại lý
củahọ biết, để người bảo hiểm cử người đến giám định. Việc thông báo kịp
thời tình trạng tổn thất của hàng hóa còn tạo điều kiện để người bảo hiểm
phối hợp thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất.
+ Bảo lưu quyền khiếu nại đối vơi người chuyên chở, người bốc dỡ hay bất kỳ
người thứ ba nào khác.
+ Nộp đầy đủ các giấy tờ chứng minh tổn thất theo qui định.
* Đối với người bảo hiểm:

+ Có trách nhiệm giải quyết khiếu nại bồi thường tổn thất cho người được bảo
hiểm.
+ Bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.
1.3. Nguyên tắc bồi thường tổn thất.
Sau khi lập được biên bản giám định, người bảo hiểm tiến hành giám định bồi
thường. Đây là công đoạn rất quan trọng và nhạy cảm vì nó gắn liền với lợi ích của
cả người được bảo hiểm và người bảo hiểm vì vậy việc giám định bồi thường phải
đáp ứng được một số nguyên tắc sau.
– Nhanh chóng, kịp thời: để giúp khách hàng nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh
doanh một cách hiệu quả nhất.
– Kết quả chính xác: Phải tuân theo những điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo
hiểm và thực tế thiệt hại.
– Công bằng, trung thực: Phải dựa trên tình huống tai nạn, quan hệ hợp tác mà giám
định bồi thường linh hoạt, thoả mãn những yêu cầu hợp lý của khách hàng.
Ngoài ra, trong quá trình giám định cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
– Tờ trình bồi thường phải thực hiện đầy đủ chi tiết về khiếu nại, nguyên nhân phạm
vi tổn thất, số tiền khiếu nại và số tiền bồi thường cùng ý kiến nhận xét của cán bộ
thường về toàn bộ khiếu nại.
– Trong trường hợp mỗi Công ty tính toán tổn thất đánh giá khiếu nại thì hai biên bản
giám định của Công ty tính toán tổn thất sẽ là cơ sở cho việc giải quyết bồi thường.
– Nếu số tiền bồi thường vượt quá phân cấp, phải thông báo và xin ý kiến chỉ đạo
của Tổng công ty trước khi giải quyết bồi thường.
2, Là một hợp đồng tín nhiệm (contract of goodfaith)
2.1. Nội dung của hợp đồng tín nhiệm :
Khi ký kết thực hiện hợp đồng bảo hiểm, các bên phải trung thực tối đa, Điều 17
Marine Insurance Act 1906 quy định bảo hiểm mang tính chất là sự tin cậy cao nhất
và có nghĩa vụ phải nói hết sự thật. Một HĐBH hàng hải là một hợp đồng dựa trên
nghĩa vụ trung thực tuyệt đối và nếu một bên không tuân theo nghĩa vụ trung thực
tuyệt đối thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực đối với bên kia.
Trước khi một hợp đồng được giao kết, người được bảo hiểm phải khai tất cả các
sự kiện cần thiết mà mình biết, hoặc phải biết, trừ ra những gì được quy định không
khai nếu không có yêu cầu. Nghĩa vụ của người được bảo hiểm về việc tiết lộ và
cung cấp thông tin được quy định trong Điều 18 khoản 1 và Điều 20 khoản 1 – MIA
gồm Khai báo bởi người được bảo hiểm và khai báo của người được bảo hiểm trong
quá trình thỏa thuận hợp đồng:
+ Đối tượng bảo hiểm được quy định trong điều khoản này, trước khi hợp đồng bảo
hiểm được kí kết, ngườ được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết tất
cả các chi tiết cần thiết mà người được bảo hiểm đã biết hoặc cần phải biết mang
tính thông thường trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu người được bảo hiểm
không thực hiện việc thông báo như trên thì người bảo hiểm có thể không phải thực
hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
+ Mọi sự cung cấp thông tin cần thiết của người được bảo hiểm hoặc đại lý của
người đó đối với người bảo hiểm trong quá trình thỏa thuận trong hợp đồng và trước
khi hợp đồng được ký kết phải đúng sự thật. Nếu có sự gian trá thì người bảo hiểm
sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp động.
Những trường hợp nếu không có yêu cầu thì không cần thiết phải khai báo
thông tin cho người được bảo hiểm được quy định trong khỏn 3 Điều 1 MIA:
+ Bất kì trường hợp nào làm giảm độ rủi ro
+ Bất kì trường hợp nào được biết hoặc có thể biết bởi người bảo hiểm ( những tin
xấu phổ biến, thông tin về nghiệp vụ của mình..)
+ Bất kì trường hợp nào thông tin do người bảo hiểm từ bỏ
+ Bất kì trường hợp nào thông tin không cần thiết tiết lộ bởi từ bất kỳ cam kết minh
thị hoặc cam kết mặc nhiên nào.
2.2. Nghĩa vụ trung thực tuyệt đối của người được bảo hiểm:
- Phải khai báo đầy đủ, trung thực, không giấu diếm, không cố ý làm thiệt hại cho
người bảo hiểm
- Khai đầy đủ mọi sự việc cần biết hoặc coi như đã biết, đối với người được bảo
hiểm hoặc người môi giới của người được bảo hiểm, thành ra không chỉ các bên
cùng một phía mà ngay cả người bảo hiểm cũng được biết mọi thông tin cần thiết để
họ có thể đánh giá trong việc hận hay từ chối bảo hiểm và tính giá phí bảo hiểm
- Khai báo bổ sung khi có thay đổi về đối tượng bảo hiểm rủi ro
2.3. Nghĩa vụ trung thực tuyệt đối của người bảo hiểm:
- Phải công khai tất cả các điều kiện, nguyên tắc, thể lệ, thời hạn, phí bảo hiểm cho
người mua biết
- Không nhận bảo hiểm và thu phí bảo hiểm khi biết đối tượng đến nơi an toàn
2.4. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối sau khi hợp đồng được thiết lập:
+ Thứ nhất, bất cứ sự vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối _ Điều 17 MIA sẽ tự
động cho phép người bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng. Người bảo hiểm có thể
tránh tất cả các nghĩa vụ của mình và có hiệu lực trở về trước. Người bảo hiểm
được miễn tất cả các nghĩa vụ theo khiếu nại đang giải quyết theo HĐ kể cả khiếu
nại được đưa ra trước hoặc sau khi có vi phạm và bất chấp bất cứ nguyên nhân có
liên quan đến vi phạm hoặc khiếu nại hay không
+ Thứ hai, học thuyết về thay đổi rủi ro, tạo cho người bảo hiểm được bảo vệ trước
những sự kiện sau khi ký kết hợp đồng, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm
khai báo một các trung thực cho người bảo hiểm những sự kiện ảnh hưởng đến mức
độ rủi ro.
+ Thứ 3, nguyên tắc trung thực tuyệt đối giúp người bảo hiểm có sự bảo vệ bổ sung
được quy định trong hợp đồng như sự thay đổi về mức độ rủi ro.
Hợp đồng bảo hiểm coi như được ký kết khi người bảo hiểm chấp nhận văn bản.
Văn bản đó là đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Chúng là chứng từ
có thể lưu thông được (Negotiable) và có thể chuyển nhượng được cho người khác
bằng cách ký hậu.
1. Tính chất chuyển nhượng của hợp đồng bảo hiểm (đơn bảo hiểm)
1.1. Các quy định chung.
Chuyển nhượng đơn bảo hiểm được hướng dẫn tại Điều 314 Bộ luật hàng hải Việt
Nam 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017), theo đó Đơn bảo hiểm hàng hải có thể
được chuyển nhượng, trừ trường hợp trong đơn bảo hiểm có thỏa thuận về
cấm chuyển nhượng. Đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng trước hoặc sau khi
tổn thất xảy ra với đối tượng bảo hiểm.
Về mặt lý luận, việc thay đổi bên mua bảo hiểm luôn phải đảm bảo nguyên tắc không
làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa là, bên nhận
chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm cũng phải thỏa mãn đầy đủ điều kiện của bên
mua bảo hiểm như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có quyền lợi có thể được
bảo hiểm. Điều này cũng được quy định tại Điều 235 Bộ luật Hàng hải: “người
không có quyền lợi trong đối tượng bảo hiểm thì không được chuyển nhượng
đơn bảo hiểm hàng hải”
Việc chuyển nhượng đơn bảo hiểm phải được thực hiện trước khi người được
bảo hiểm từ bỏ quyền lợi có thể bảo hiểm hoặc trước khi điều khoản “đương
nhiên chấm dứt bảo hiểm có hiệu lực”.
1.2. Cách thức chuyển nhượng đơn bảo hiểm:
Chuyển nhượng đơn bảo hiểm được thực hiện như sau: Người xuất khẩu sẽ mua
bảo hiểm và thực hiện ký hậu vào mặt sau của Đơn bảo hiểm, gửi cho nhà nhập
khẩu – người được hưởng số tiền bồi thường bảo hiểm khi tổn thất xảy ra.
1.3. Ký hậu đơn bảo hiểm:
Việc ký hậu Đơn bảo hiểm như một hình thức cam kết cho người nhập
khẩu/bên khác được hưởng những bồi thường thiệt hại đã được đơn vị bảo
hiểm thanh toán.
- Điều kiện để ký hậu chuyển nhượng:
Ở mục “The insured” – “Người được bảo hiểm” trên Đơn bảo hiểm sẽ ghi tên
của người XK. Trên tất cả nội dung còn lại trên Đơn bảo hiểm, không hề xuất
hiện bất cứ thông tin nào của người NK.
Sau khi người XK nhận được Đơn bảo hiểm này từ công ty bảo hiểm, trước khi gửi
cho người NK theo bộ chứng từ lô hàng, người XK phải lật mặt sau của Đơn bảo
hiểm để ký tên, đóng dấu (ký hậu). {Nếu người bán không ký hậu đơn bảo hiểm, thì
người NK/hoặc bất kỳ bên nào khác, đều không thể thụ hưởng tiền hồi thường thiệt
hại (nếu có tổn thất xảy ra), và chỉ có người XK mới thụ hưởng được mà thôi.}
- Các cách ký hậu vào đơn bảo hiểm:
Việc ký hậu vào đơn bảo hiểm có thể được thực hiện theo 03 kiểu (ký hậu để
trống, ký hậu theo lệnh và ký hậu đích danh) và 02 cách (ký hậu miễn truy đòi
và ký hậu có truy đòi):
- Nếu người XK ký hậu để trống, chỉ cần người XK gửi Đơn bảo hiểm này cho
người NK, Người NK sẽ trở thành người thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại
(nếu có tổn thất xảy ra). Người NK có thể tiếp tục việc ký hậu để chuyển
nhượng Đơn bảo hiểm này theo các hợp đồng buôn bán sau đó.
- Nếu người XK ký hậu đích danh (đích danh người NK), thì chỉ có người NK
mới là người thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại (nếu có tổn thất xảy ra).
Người NK không thể tiếp tục việc ký hậu để chuyển nhượng Đơn bảo hiểm
này theo các hợp đồng buôn bán sau đó.
- Nếu người XK ký hậu theo lệnh (thường là theo lệnh của người NK) thì người
NK có quyền quyết định ai là người thụ hưởng tiền bồi thường thiệt hại (nếu
có tổn thất xảy ra).

Người XK thông thường muốn kiểu Đơn bảo hiểm: ghi tên người được bảo hiểm là
[tên của của XK] và sau đó người XK sẽ ký hậu để trống. Vì, trong trường hợp xấu
nhất, nếu người NK không thanh toán hoặc không lấy hàng, thì người XK khi bán lại
lô hàng này cho người khác sẽ rất dễ dàng, thông tin trên Đơn bảo hiểm sẽ không bị
vướng mắc (vì ký hậu để trống là người nào cầm được Đơn Bảo hiểm là người đó
được thụ hưởng tiền bồi thường).

You might also like