You are on page 1of 10

A.

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CÔNG CỘNG


1. Khái niệm:
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng là loại hình bảo hiểm bồi thường cho bên thứ
3 những tổn thất vật chất bất ngờ hoặc bệnh tật về người, những tổn thất về tài
sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh xảy ra trong thời gian bảo hiểm và trong
phạm vi địa lý quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
- Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn bồi hoàn các chi phí kiện tụng và tổn thất cho
bên được bảo hiểm khi phát sinh và liên quan đến sự kiến bảo hiểm. Bồi hoàn
tất cả chi phí khi bên nguyên đơn chống lại người được bảo hiểm.
2. Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm công cộng
- Đối tượng bảo hiểm: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng áp dụng cho các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong các ngành nghề như xây dựng,
vận tải, du lịch, giáo dục, y tế và các hoạt động đòi hỏi phải đảm bảo an toàn
cho cộng đồng.
- Phạm vi bảo hiểm:
 Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý
phải bồi thường đối với:
o Những tổn thất và/ hoặc thiệt hại bất ngờ về người (chết, thương
tật hoặc ốm đau);
o Những tổn thất và/ hoặc thiệt hại bất ngờ về tài sản;
 Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng:
o Bồi hoàn cho bên nguyên đơn chống lại Người được bảo hiểm;
o Đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của Công ty bảo hiểm.
3. Những trường hợp bị loại trừ trong bảo hiểm trách nhiệm công cộng
- Hành động hoặc sai sót có tính chất cố ý của Người được bảo hiểm
- Trách nhiệm mà Người được Bảo hiểm chấp nhận theo một thoả thuận, trừ khi
Người được Bảo hiểm đương nhiên phải chịu trách nhiệm đó cho dù không có
thỏa thuận đó.
- Những thương tật, ốm đau cho bất kỳ người thực hiện hợp đồng dịch vụ hay
hợp đồng học nghề với Người được bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với những thiệt hại:
 Thuộc sỡ hữu của người được bảo hiểm.
 Thuộc quyền cai quản hay kiểm soát của Người được bảo hiểm hay
người làm công hay người đại diện của họ.
 Cháy nổ thiết bị, dụng cụ đốt nóng sử dụng gắn với nồi hơi hay các thiết
bị hơi nước khác hoạt động bằng áp lực bên trong của hơi nước và thuộc
quyền sở hữu, quyền cai quản, quyền kiểm soát, của người được bảo
hiểm hay người đại lý hoặc người làm thuê của họ.
- Trách nhiệm đối với những thiệt hại về người (thương tật, ốm đau) và về tài
sản (mất mát, hư hại) gây nên bởi phát sinh từ hoặc có liên quan đến:
 Thang máy, thang nâng, băng tải hoặc cần cẩu thuộc quyền sở hữu,
quyền cai quản, quyền sử dụng hay quyền quản lý của người được bảo
hiểm.
 Việc người được bảo hiềm hay người đại diện cho họ sở hữu, chiếm hữu
hoặc sử dụng:
+ Xe cơ giới hay máy móc tự hành cùng rơ moóc theo xe, bao gồm:
* Xe chạy bằng bánh xe hay bánh xích.
* Có giấy phép lưu hành trên công lộ hoặc bắt buộc phải có giấy
chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới.
* Việc bốc xếp hay dỡ hàng.
* Việc giao hàng, nhận hàng trong phạm vi giới hạn của tuyến
đường chuyên chở hay trên công lộ.
+ Bất cứ tàu thuyền nào không được quy định cụ thể, bao gồm cả việc
bốc xếp và dỡ hàng từ cả phương tiện đó.
 Tư vấn về chuyên môn hay tư vấn về các lĩnh vực khác hoặc điều trị (trừ
trường hợp điều trị cấp cứu) do Người được bảo hiểm thực hiện điều
hành hay bỏ qua.
 Bất kỳ hàng hoá hay công-ten-nơ chứa hàng hoá mà người được bảo
hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, tân trang, cho thuê hay xử lý và không
còn thuộc quyền sử dụng hay kiểm soát của Người được bảo hiểm.
 Tai nạn xảy ra với tàu, thuyền do hậu quả của điều kiện hay tình trạng
không phù hợp của bến cảng, bến tàu, bến đỗ.
- Thiệt hại về người và tài sản do chấn động hay dịch chuyển hoặc suy yếu của
vật chống đỡ gây ra.
- Trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi hoặc thông qua hoặc do hậu quả
của việc ô nhiễm hay nhiễm bẩn.
- Mọi trách nhiệm pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp gây
ra bởi hay được quy kết cho hoặc được phát sinh từ nguyên nhân sau:
 Bức xạ ion hóa hoặc nhiễm phóng xạ:
+ Từ năng lượng hạt nhân hoặc chất thải hạt nhân.
+ Do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân (bao gồm cả quá trình tự đốt cháy
hoặc quá trình phân hủy hạt nhân).
 Thuộc tính nguy hiểm:
+ Của thiết bị nổ hạt nhân.
+ Nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân.
+ Chất có thành phần có chứa hạt nhân.
 Nhiễm độc amiăng:
+ Do chất amiăng hoặc các bệnh tật có liên quan khác (bao gồm cả ung
thư).
+ Phát sinh từ quá trình sản xuất, mua bán, phân phối, lưu kho hoặc sử
dụng: Chất amiăng, Sản phẩm amiăng, Vật có thành phần amiăng.
- Trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp xảy ra bởi, thông qua do hậu quả của:
 Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự hay
các hoạt động chiến tranh (dù có tuyên chiến hay không tuyên chiến).
 Nội chiến, khởi nghĩa, bạo động của quần chúng có quy mô hoặc cá thể
phát triển thành khởi nghĩa của quần chúng, binh biến, đảo chính cách
mạng, âm mưu, tiếm quyền.
 Thiết quân luật hay công bố tình trạng khẩn cấp hay bất kỳ một sự kiện
hoặc nguyên nhân nào dẫn đến việc công bố hay duy trì tình trạng thiết
quân luật hay tình trạng khẩn cấp.
 Hành động của bất kỳ người nào thay mặt hay có liên quan đến một tổ
chức có những hành động nhằm trực tiếp lật đổ bằng vũ lực chính phủ
hợp hiến hay chính phủ thực tại hay tác động đến chính phủ đó bằng
khủng bố, vũ lực, cướp phá hay cướp bóc có liên quan đến những sự
kiện nói trên.
4. Một số ví dụ về trách nhiệm công cộng
- Chủ cửa hàng phải bồi thường cho thương tích của khách hàng khi bị hàng hóa
trên giá rơi trúng người
- Cơ sở đào tạo phải bồi thường khi quạt trần rơi trúng đầu thí sinh dự thi,
- Chủ khách sạn phải bồi thường thiệt hại trong sự cố thang máy,
- Người trông coi bãi đỗ xe có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đèn xe vỡ …
5. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm
- Giới hạn trách nhiệm: Là số tiền do Người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm thỏa thuận, thông thường dựa vào tài sản và người xung quanh của bên
thứ ba.
- Phí bảo hiểm: Phí BH = Giới hạn trách nhiệm x Tỷ lệ phí
6. Bảo hiểm trách nhiệm công cộng có bắt buộc không?
- Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì hình thức bảo hiểm trách nhiệm này
hoàn toàn không bắt buộc, nhưng đang được khuyến khích các đơn vị cá nhân,
doanh nghiệp, tòa nhà công cộng, nhà thầu tham gia.
- Bởi khi sở hữu một doanh nghiệp thì không thể tránh khỏi những rủi ro hay
những sự cố xảy ra ngoài ý muốn đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của
bên thứ 3. Xác suất bị kiện do các sự cố ngoài ý muốn không thể dự đoán trước
và mức độ tốn kém cũng khó dự đoán khi xảy ra kiện tụng.
- Hiện nay loại hình bảo hiểm trách nhiệm này khá phổ biến, chi phí khá thấp
nên nó thường được thêm tự động, đi kèm trong các bảo hiểm khác như bảo
hiểm tài sản và trong các gói bảo hiểm kinh doanh. Đây cũng là một trong
những cách bảo vệ cá nhân và doanh nghiệp ở mức cao nhất.
- Đối với các doanh nghiệp lớn và các tổ chức lớn họ sẽ mua bảo hiểm trách
nhiệm này ở mức riêng biệt chứ không gói gọn, hay đi kèm trong các hợp đồng
bảo hiểm khác.
 Vậy bạn có cần bảo hiểm trách nhiệm công cộng không?
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng được thiết kế đặc biệt cho các công ty, cá
nhân có thể chịu trách nhiệm pháp lý, chịu trách nhiệm về việc thanh toán
thương tật hoặc các thiệt hại liên quan khác gây ra cho bên thứ ba.
- Hơn nữa, nếu công việc kinh doanh của bạn liên quan đến tiêu chí sau thì bạn
cần cân nhắc mua bảo hiểm nhằm tránh những ảnh hưởng không mong muốn:
 Thường xuyên tương tác, gặp gỡ với khách hàng
 Đang giữ vị trí pháp nhân kinh doanh, có quyền truy cập vào bất kỳ tài
sản nào của khách hàng.
 Nếu bạn là đại diện cho doanh nghiệp của khách hàng
 Nếu bạn đang sử dụng trang web của bên thứ ba cho nhu cầu kinh doanh
của mình.
B. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM
- Trách nhiệm sản phẩm: Là trách nhiệm pháp lý của nhà SX, nhà phân phối,
người bán sỉ, người bán lẻ hoặc người cung cấp 1 SP đối với người mua, người
sử dụng hoặc KH.
- Căn cứ pháp lý:
+ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ký ngày 9/12/2000
+ Căn cứ Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng Hoá Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam.
- Quyền lợi bảo hiểm cho người đuược BH đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi
Người được bảo hiểm phải bồi thờng và thuộc phạm vi BH.
1. Người được bảo hiểm
- Nhà SX, nhà phân phối, nhà bán sỉ, bán lẻ.
- Người cung cấp một sản phẩm đối với người mua, ngời sử dụng hoặc khách
hang trên thị trường trong và ngoài nước ( trừ Mỹ, Canada).
2. Đối tượng bảo hiểm
- Là các sản phẩm
- Một số ví dụ về trách nhiệm sản phẩm:
 Thiết bị điện – Sử dụng sai vật liệu hoặc lắp đặt sai làm người sử dụng
bị thương tật, chết hoặc gây hỏa hoạn.
 Nhà cung cấp thực phẩm – Thức ăn hoặc uống bị nhiễm bẩn hoặc chế
biến bằng vật liệu không phù hợp gây ngộ độc cho thực khách.
 Nhà sản xuất đồ chơi trẻ em – Các bộ phận của đồ chơi gây thương tích
cho trẻ em hoặc do không có khuyến cáo về độ tuổi có thể chơi.
- Các sản phẩm không đuược bảo hiểm theo SP trách nhiệm SP:
o SP có Asbestos
o Trách nhiệm thu hồi SP, bảo hành SP
o Trách nhiệm có liên quan đến điện từ trờng
o SP biến đổi gen
o Trách nhiệm liên quan SP thịt có nhiễm khuẩn bò điên
o Nấm độc
o ….. (tham khảo thêm SGK trang 140).
3. Phạm vi địa lý: Tuỳ theo nhu cầu của Người đuược bảo hiểm và khả năng
của công ty bảo hiểm có thể bảo hiểm trong lãnh thổ VN và/hoặc trên Toàn
thế giới (loại trừ Mỹ, Canada)
4. Luật áp dụng: Việt Nam
5. Phạm vi bảo hiểm
- Tất cả khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải trả như
tiền bồi thuờng cho:
+ Những thiệt hại bất ngờ về người
+ Thiệt hại bất ngờ về tài sản
- Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng.
 LOẠI TRỪ
- Hậu quả của 1 HĐ hoặc sai sót có chủ tâm của người được BH
- Trách nhiệm mà Người được BH chấp nhận theo 1 thoả thuận.
- Trách nhiệm đối với việc gây thương tật, ốm đau cho bất kỳ người nào thực
hiện đối hợp đồng dịch vụ ký với người được BH.
- Trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản thuộc sở hữu hoặc thuộc quyền cai
quản, kiểm soát của người được bảo hiểm.
- Trách nhiệm về thương tật, ốm đau, tổn thất hay thiệt hại:
+ Bởi một vật nào được BH mua theo những điều kiện theo luật phổ thông
+ Bởi bất kỳ hàng hoá nào thuộc quản lý của nguời BH
- Trách nhiệm này sinh trực tiếp hay gián tiếp từ thiết kế, công thức hay tài liệu
kỹ thuật hàng hoá, chỉ dẫn, lời khuyên bảo,…của cửa hàng hoá.
- Trách nhiệm cho sự khiếm khuyết, tính chất độc hại,…của HHH do người BH
cung cấp.
- Trách nhiệm phát sinh từ các nguyên nhân:
+ Bức xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nguyên liệu hạt nhân hay chất thải hạt
nhân do đốt cháy nhiên hạt nhân.
+ Các thuộc tính phóng xạ, độc hại, nổ hay các thuộc tính nguy hiểm khác.
+ Nhiễm bệnh do chất amiang hay các bệnh tật liên quan khác
- Trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp xảy ra bởi, thông qua do hậu quả của chiến
tranh, xâm lược, nội chiến, bạo động, đảo chính,….
- Bất kỳ kiện đòi bồi thường nào được xét xử tại toà án nước ngoài.
6. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm
- Giới hạn trách nhiệm: Là số tiền do Người được bảo hiểm và DNBH thoả
thuận.
- Phí bảo hiểm: Phí BH = Doanh thu x Tỷ lệ phí
7. Một số công ty bảo hiểm về trách nhiệm sản phẩm:
- Bảo hiểm PVI ( Bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý của Người được bảo hiểm
đối với thương tật thân thể, kể cả chết và thiệt hại tài sản của bên thứ ba xảy ra
do khiếm khuyết của sản phẩm hoặc của hang hoá mà Nguoi đuược bảo hiểm
cung cấp, bán, lắp đặt, xử lý…).
- Công ty Bảo Hiểm Quốc MIC (cung cấp dịch bảo hiểm trách nhiệm cho các
sản phẩm dầu nhờn: dầu xe máy, dầu động cơ, dầu thuỷ lực, dầu số hộp bánh
rang, dầu công nghiệp).
- Bảo hiểm Bảo Việt (suất ăn công nghiệp)
C. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP
1. Khái niệm: là hợp đồng bảo hiểm bảo vệ quyền lợi cho những người đang
đảm nhiệm một nghề nghiệp mà có nguy cơ xảy ra rủi ro cho khách hàng.
2. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm về nghề nghiệp
- Sản phẩm bảo hiểm này mang lại rất nhiều quyền lợi cho người tham gia. Nổi
bật nhất là bảo vệ về mặt tài chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân đối mặt với
vấn đề bồi thường sẽ được bảo hiểm hỗ trợ chi trả, bồi thường các khoản đúng
như trong Hợp Đồng.
- Đồng thời, khi bên thứ 3 xảy ra các thiệt hại do sử dụng dịch vụ hay sản phẩm
của doanh nghiệp cũng sẽ được bảo vệ. Việc nhận được sự hỗ trợ tài chính từ
bảo hiểm, doanh nghiệp có thể nhanh chóng khắc phục tình hình cũng như
nhận được lòng tin từ Khách Hàng, Đối Tác.
- Bảo hiểm cũng tạo được sự an tâm hơn cho người đang làm việc. Khi đó họ sẽ
tập trung toàn lực vào công việc, không cần suy nghĩ quá nhiều về các rủi ro
pháp lý hay tài chính có thể xảy ra. Cũng nhờ vậy mà hiệu suất công việc được
nâng cao hơn.
- Một quyền lợi đặc biệt nữa mà bảo hiểm về trách nhiệm cho nghề nghiệp mang
lại chính là hỗ trợ về mặt pháp lý. Người tham gia vào bảo hiểm có quyền yêu
cầu trợ giúp về mặt pháp lý từ công tư bảo hiểm. Những hướng dẫn chuẩn xác
về các vấn đề trách nhiệm hay quyền lợi cũng sẽ được cung cấp đầy đủ.
3. Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Hiện nay các đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
được chia thành 2 loại:
 Đối tượng bắt buộc tham gia: Theo các văn bản quy định hiện hành
đang thì hiện tại có 7 loại hình nghề nghiệp bắt buộc tham gia bảo hiểm
trách nhiệm này bao gồm: Nghề nghiệp y bác sĩ; các văn phòng công
chứng; văn phòng, công ty thẩm định giá; công ty kế toán độc lập; nghề
nghiệp luật sư; môi giới bảo hiểm; chứng khoán.
 Đối tượng tự nguyện: Ngoài ra các ngành nghề khác liên quan đến tư
vấn và có nguy có xảy ra rủi ro cho khách hàng được khuyến khích tham
gia như: Các công ty, văn phòng tư vấn du học, các công ty bất động sản,
các công ty thiết kế, chuyển giao hay các công ty thực hiện các dịch vụ
chuyên nghiệp liên quan đến khách hàng,...
4. Các điều khoản cơ bản của bảo hiểm trách nhiệm về nghề nghiệp
Khi xảy ra sự kiện pháp lý, bảo hiểm sẽ dựa trên các cơ sở sau để xác định
trách nhiệm:
 Lỗi phát sinh phải xuất phát từ sự bất cẩn, sai sót chứ không phải cố ý
gây ra lỗi. Có thể là những lỗi quên không thực hiện đúng các thao tác
nghiệp vụ dẫn đến thiệt hại cho khách hàng. Và cá nhân doanh nghiệp
đó phải có trách nhiệm bồi thường.
 Lỗi phát sinh khi thực hiện các dịch vụ chuyên môn của mình như khi
đăng ký theo bảo hiểm.
 Phải có trường hợp khiếu nại phát sinh mới được bồi thường.
 Trường hợp thiệt hại được bồi thường phải là từ một bên thứ 3 không
liên quan. Còn nếu thiệt hại là người được bảo hiểm hay nhân viên sẽ
không được tính.
 Phải nằm trong thời gian còn hiệu lực hồi tố. Có nghĩa là khi xảy ra tổn
thất nhưng phải nằm sau thời gian bắt đầu hiệu lực. Còn nếu xảy ra trước
sẽ không thuộc phạm vi bảo hiểm.
5. Các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm của bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp
- Thực hiện các công việc chuyên môn không phù hợp với tiêu chuẩn nghề
nghiệp và gây ra thiệt hại
- Các công việc thực hiện đúng lĩnh vực nhưng lại vượt quá chuyên môn ví dụ
như luật sư tư vấn thuế nhưng lại đi tư vấn về bên thừa kế, nếu phát sinh thiệt
hại sẽ không được bảo hiểm.
- Các loại tiền phạt đối doanh nghiệp sẽ phải tự chi trả, bên bảo hiểm chỉ chi trả
đối với những tổn thất mà bên thứ 3 phải chịu.
6. Một số ví dụ
- Bác sĩ chẩn đoán sai bệnh cho bệnh nhân.
- Luật sư tư vấn sai cho khách hàng.
- Kế toán viên lập báo cáo tài chính sai lệch.
7. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo hiểm
- Giới hạn trách nhiệm: bao gồm giới hạn bồi thường cho mỗi khiếu nại và giới
hạn bồi thường tổng cộng cho toàn bộ thời hạn bảo hiểm. Các mức này do
Người được bảo hiểm lựa chọn tuy nhiên mức giới hạn trách nhiệm này không
được vượt quá giá trị công trình của từng dự án.
- Phí bảo hiểm: Phí BH = Tỉ lệ phí x Phí dịch vụ (của nhà tư vấn hưởng từ công
việc liên quan)
CÁC CÂU HỎI CỦNG CỐ:
Câu 1: Loại hình bảo hiểm trách nhiệm công phổ biến nhất là gì?

A. Bảo hiểm trách nhiệm công cộng.

B. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm.

C. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

D. Bảo hiểm trách nhiệm vận chuyển.

Đáp án: A

Câu 2: Bảo hiểm trách nhiệm công cộng là gì?

A. Loại hình bảo hiểm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp khỏi các rủi ro.

B. Loại hình bảo hiểm bảo vệ sức khỏe của nhân viên doanh nghiệp.

C. Loại hình bảo hiểm bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro về trách nhiệm pháp lý
phát sinh từ việc gây thiệt hại cho người thứ ba trong phạm vi hoạt động kinh doanh.

D. Loại hình bảo hiểm bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro về tài chính.

Đáp án: C
Câu 3: Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
A. Hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ người được bảo hiểm khỏi rủi ro tài chính do
trách nhiệm pháp lý mà họ phải gánh chịu do hành vi sai sót hoặc thiếu sót trong quá
trình hành nghề.
B. Hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ người được bảo hiểm khỏi rủi ro tài chính do tai
nạn hoặc thương tích xảy ra trong quá trình hành nghề.
C. Hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ người được bảo hiểm khỏi rủi ro tài chính do
mất mát hoặc hư hỏng tài sản trong quá trình hành nghề.
Đáp án: A
Câu 4: Loại trừ trách nhiệm của bảo hiểm trách nhiệm công cộng bao gồm những gì?

A. Thiệt hại do cố ý gây ra.

B. Thiệt hại do chiến tranh, xâm lược, bạo loạn.

C. Thiệt hại do vi phạm pháp luật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 5: Khi mua bảo hiểm trách nhiệm công cộng, doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

A. Lựa chọn mức độ bảo hiểm phù hợp với nhu cầu.

B. Lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín.

C. Đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm trước khi ký kết.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 6: Những rủi ro nào được bảo hiểm trách nhiệm công cộng chi trả?

A. Rủi ro về tài sản.

B. Rủi ro về sức khỏe.

C. Rủi ro về trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc gây thiệt hại về người và tài sản
cho người thứ ba trong phạm vi hoạt động kinh doanh.

D. Rủi ro về tài chính.

Đáp án: C

You might also like