You are on page 1of 3

BẢO HIỂM CHÁY NỔ VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT

1. Khái niệm

Bảo hiểm cháy nổ là một loại bảo hiểm tài sản bồi thường cho những thiệt hại hoặc tổn thất
về tài sản được bảo hiểm do nguyên nhân cháy, nổ gây ra. Không chỉ bảo vệ chủ sở hữu nhà và tài
sản bên trong, mà còn bao gồm việc bồi thường chi phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựng các tài
sản cụ thể được nêu trong hợp đồng bảo hiểm.

Đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có
nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.

2. Đặc điểm và phân loại bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt:
 Đặc điểm:

Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt là loại hình bảo hiểm định danh, bồi thường cho
những thiệt hại vật chất ngẫu nhiên, bất ngờ, không lường trước được gây ra bởi rủi ro cháy, nổ và
các rủi ro được nêu rõ trong Quy tắc bảo hiểm.

 Đối tượng được bảo hiểm:

Nhà cửa, công trình kiến trúc

Các trang thiết bị, máy móc thiết bị

Hàng hoá, vật tư

 Phân loại rủi ro cháy nổ

Bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm do những rủi ro sau gây
ra:

Rủi ro “A”: Hoả hoạn; sét đánh, nổ


Rủi ro “B”: Nổ
Rủi ro “C”: Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên
phương tiện đó rơi trúng
 Rủi ro “D”: Gây rối, đình công, bế xưởng
 Rủi ro “E”:Thiệt hại do hành động ác ý
 Rủi ro “F”: Động đất hay núi lửa phun
 Rủi ro “G”: Giông và bão
 Rủi ro “H”: Giông, bão, lụt
 Rủi ro “I”: Tràn nước từ các bể và thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước
 Rủi ro “J”: Đâm va do xe cộ và súc vật
3. Phân tích các điều khoản bảo hiểm:
 Nội dung được bảo hiểm là những mặt hàng, tài sản, hoặc rủi ro mà một công ty bảo hiểm
đồng ý bồi thường cho chủ sở hữu khi xảy ra các sự kiện không mong muốn như tai nạn, tổn
thất, hoặc thất thoát. Có nhiều loại nội dung có thể được bảo hiểm, bao gồm:

Tài sản cá nhân: Bao gồm nhà cửa, đồ đạc, phương tiện vận chuyển (xe ô tô, máy bay, tàu
hỏa), và các vật dụng cá nhân.

Doanh nghiệp và tài sản kinh doanh: Các loại bảo hiểm doanh nghiệp bao gồm bảo hiểm tài
sản, bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm rủi ro doanh nghiệp.
Người: Bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tử vong.

Rủi ro chuyên ngành: Như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm
hàng hải.

Trách nhiệm pháp lý: Bảo hiểm chịu trách nhiệm về các vấn đề pháp lý hoặc các yêu cầu bồi
thường từ các bên thứ ba.

 Nội dung loại trừ của bảo hiểm cháy nổ, rủi ro đặc biệt:

Bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cháy, nổ trong các trường hợp sau:

Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên;

Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra;

Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng
nhiệt.

Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ;

Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ;

Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực
tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ
nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh;

Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy
định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ;

Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính;

Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất
đai.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở
được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

4. Phương pháp tính số bảo hiểm và phí bảo hiểm

• Phí bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tùy theo loại bảo hiểm, khả năng bồi
thường của từng loại, khu vực và hành vi của người được bảo hiểm, mức độ cạnh tranh để tính phí
bảo hiểm. Loại phí này phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro trong bảo hiểm: Khả năng xảy ra rủi ro bảo
hiểm càng cao thì phí đóng bảo hiểm càng nhiều.

• Các doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau có mức phí khác nhau và được các chuyên gia tính
toán kỹ lưỡng. Bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn cách đóng phí mà bên doanh nghiệp bảo hiểm
cung cấp như đóng theo quý, theo nửa năm hoặc theo năm.

• Doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng phí người mua bảo hiểm đóng để chi trả các khoản nợ
và đầu tư để tạo ra lợi nhuận.

• Bên cạnh đó, doanh nghiệp bảo hiểm cần duy trì một khoản tiền dự trữ nhất định theo yêu
cầu của cơ quan quản lý để đảm bảo về khả năng chi trả, bồi thường bảo hiểm cho các bên liên quan.
• Để hiểu được công thức tính tỷ lệ phí bảo hiểm, trước hết bạn phải nắm rõ khái niệm số
tiền bảo hiểm là gì. Số tiền bảo hiểm là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho bên
được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là số tiền cố định, được doanh nghiệp bảo hiểm
chấp thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

• Trong bảo hiểm nhân thọ, một số doanh nghiệp sẽ dùng cụm từ mệnh giá bảo hiểm để
thay thế cho số tiền bảo hiểm. Tuy tên gọi khác nhau nhưng thực chất hai khái niệm này là một. Tùy
theo khả năng tài chính của mình để khách hàng lựa chọn số tiền bảo hiểm phù hợp để đóng phí. Số
tiền này phải được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận và được ghi vào hợp đồng, giấy chứng nhận
bảo hiểm.

• Tỷ lệ phí bảo hiểm là tỷ lệ giữa phí bảo hiểm mà người mua phải đóng và số tiền bảo hiểm
mà doanh nghiệp chi trả khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ được
doanh nghiệp tính toán tỷ lệ phí bảo hiểm khác nhau. Tỷ lệ này mang tính độc lập giữa các loại bảo
hiểm khác nhau.

• Công thức: Tỷ lệ phí bảo hiểm = Phí bảo hiểm : Số tiền bảo hiểm (Mệnh giá bảo hiểm)

• Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm có tính ràng buộc lẫn nhau: Phí bảo hiểm tăng thì số tiền
bảo hiểm cũng tăng lên và ngược lại.

• Mỗi loại hợp đồng bảo hiểm của mỗi doanh doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau sẽ có phí
khác nhau. Mức phí của từng gói bảo hiểm tại Generali được tính toán kỹ lưỡng nhằm đảm bảo
quyền lợi của cả khách hàng và Generali. Để nắm rõ hơn về phí bảo hiểm, hãy liên hệ với chúng tôi
để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.

• Phương pháp tính số bảo hiểm và phí bảo hiểm thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao
gồm:

a) Tuổi:Người trẻ thường có phí thấp hơn do ít khả năng gặp rủi ro sức khỏe. Người có tuổi cao
thường phải trả phí cao hơn.
b) Giới Tính: Phụ nữ và nam có thể có giá phí khác nhau dựa trên thống kê về độ dài tuổi thọ và
mức độ rủi ro.
c) Sức Khỏe: Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng lớn đến phí. Người có sức khỏe tốt có thể có phí
thấp hơn. Người có sức khỏe kém có thể phải trả phí cao hơn hoặc không được chấp nhận.
d) Lối Sống: Hút thuốc lá, uống rượu, và các hoạt động nguy hiểm có thể tăng phí bảo hiểm.
e) Số Tiền Bảo Hiểm: Số tiền bạn muốn đảm bảo càng lớn, phí càng cao.
f) Thời Hạn Bảo Hiểm: Bảo hiểm có thể có thời hạn cố định hoặc trọn đời, và mỗi loại sẽ có phí
khác nhau.
g) Loại Bảo Hiểm:Bảo hiểm tạm thời (term life) thường có phí thấp hơn so với bảo hiểm toàn
diện (whole life).
h) Quyền Lợi Bảo Hiểm:Các tính năng bổ sung như bảo vệ trước bệnh nặng có thể làm tăng phí.
i) Mức độ bảo hiểm: Số tiền bạn muốn đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp đến phí bảo hiểm.
j) Loại bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, v.v.
k) Thời kỳ bảo hiểm: Thời gian bạn muốn đảm bảo cũng ảnh hưởng đến phí.

5. Kết luận :

Để bảo hiểm cháy nổ phát huy đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của nó, không chỉ là trách
nhiệm của riêng cơ quan nhà nước mà còn nằm ở chính ý thức của người dân trong việc tự nâng cao
ý thức của mình về mức độ rủi ro và thiệt hại do cháy nổ để từ đó hình thành suy nghĩ coi đây là một
loại bảo hiểm thiết yếu, cần phải mua.

You might also like