You are on page 1of 18

BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH

08/01/2024
- Dự trữ để dự phòng
- Dự trữ để đầu cơ
Hình thức bảo hiểm đầu tiên là bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm hoạt động như thế nào? (Giải thích hình): Quy luật số đông, ném tiền là phí
bảo hiểm vào chung 1 chỗ => Góp của nhiều người chia cho một vài người, bù đắp về
mặt tài chính
Điều kiện tồn tại của bảo hiểm:
- Phải có đủ số rủi ro cùng tồn tại: cái rủi ro đó trong quá khứ đã tồn tại và xác suất
rủi ro đó đủ lớn (COVID-19 không phải là rủi ro đủ cùng tồn tại vì trước đó chưa
từng xuất hiện và rủi ro gần như bằng 0). Bảo hiểm hàng hóa trong hàng hải có
A,B,C
- Rủi ro có thể tính toán được xác suất
- Việc xảy ra tổn thất phải là ngẫu nhiên
- Phải có lợi ích bảo hiểm
- Tổn thất phải không quá lớn
I. Một số khái niệm cơ bản
1. Bảo hiểm
1.1. Khái niệm
Bảo hiểm là một chế độ cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo
hiểm phải đóng góp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo
hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã được quy định, còn người bảo hiểm có trách
nhiệm bồi thường những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã bảo hiểm
gây ra.
 Chứng thư bảo hiểm:
Insurance Policy
Insurance Certificate
 Người bảo hiểm: (Insurer/Underwriter)
- Bảo Việt, Bảo Minh, Việt Tín,… (công ty bảo hiểm và điều kiện thành lập?)
- Lloyd’s
 Người được bảo hiểm (Insured/assured): Là người tham gia, người ký kết,
người có tên trên hợp đồng bảo hiểm và là người được bồi thường khi có tổn
thất xảy ra.
Nhóm C: người bán đi mua nhưng tên người mua ở mục được bảo hiểm
 Đối tượng được bảo hiểm (Subject matter insured): Là khách thể của hợp đồng
bảo hiểm, là đối tượng mà vì nó người ta phải ký kết hợp đồng bảo hiểm
 Giá trị bảo hiểm (Insurance value) (V): Là giá trị của đối tượng bảo hiểm cộng
với các chi phí hợp lý khác (cơ bản vẫn là giá trị của đối tượng bảo hiểm)
Tàu mới thì dựa vào hợp đồng mua bán, hợp đồng đóng tàu. Tàu cũ thì giá trị
mua bán trừ khấu hao.
V = giá trị con tàu + phí bào hiểm
Số tiền bảo hiểm (A): bảo hiểm dưới giá trị, ngang giá trị, trên giá trị (trục lợi BH)
Phí bảo hiểm: I = R x A. Tổn thất xảy ra 100% thì bồi thường đúng A.
Tỷ lệ phí bảo hiểm (R): dựa vào mức độ rủi ro và xác suất xảy ra tổn thất
Bài tập:
1. Công ty XNK Thành Công xk lô hàng gỗ mỹ nghệ trị giá 1 triệu USD. Công ty mua
BH cho lô hàng trên tại công ty bảo hiểm PVI Hải Phòng. Công ty chỉ mua bảo
hiểm cho lô hàng là 900,000 USD và nộp cho công ty bảo hiểm số tiền là 180 USD.
Hãy xác định đâu là người được bảo hiểm, người bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, giá
trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm?
 Tái bảo hiểm (Re-Insurance): Là việc hai hay nhiều công ty bảo hiểm chia nhau
bảo hiểm những rủi ro lớn, mỗi công ty nhận trách nhiệm về một phần nhất
định của tổn thất và nhận một phần tương xứng trong số phí bảo hiểm
VD: Insured -> A (1,5tr) -> B (3tr). Khi chi trả bồi thường thì A vẫn trả 1,5tr để
Insured nhận đủ 3tr. A thực hiện nghiệp vụ tái bảo hiểm khi thấy giá trị quá lớn,
A đi chia sẻ rủi ro cho 1 công ty khác thông qua 1 hợp đồng bảo hiểm khác
(IP2). Insured không cần biết sự tồn tại của B
 Bảo hiểm trùng (Double Insurance): Là việc một đối tượng bảo hiểm được mua
bảo hiểm hai hay nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và rủi ro.
VD: Hai bảo hiểm hoàn toàn độc lập với nhau:
+ A: IP1: 3tr => 3/6 x tổn thất
+ B: IP2: 3tr
Có 2 trường hợp: bị phát hiện và không bị phát hiện. Không bị phát hiện thì chả
sao. Bị phát hiện thì chia tỷ lệ bồi thường
 Đồng bảo hiểm (Co-Insurance): Là hình thức bảo hiểm trong đó nhiều công ty
bảo hiểm cùng đứng ra bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm
Insured chỉ có 1 nhưng Insurer có 2, chỉ 1 bộ chứng từ. VD: A: 2tr; B: 1tr thì
khi bồi thường vẫn theo tỷ lệ. Tất cả các bên biết nhau
2. Tính chất của bảo hiểm
- Rủi ro là gì?
- Có phải tất cả rủi ro đều được bảo hiểm ko?
- Có những cách nào đối phó với rủi ro?
- Những ngành nào ngoài bảo hiểm là ngành kinh doanh theo quy luật số đông?
10/01/2024
Rủi ro
 Là một điều ko may mắn, không lường trước được
 Là những biến cố có khả năng dẫn đến tổn thất cho một hoặc nhiều đối tượng.
Có phải tất cả rủi ro đều được bảo hiểm không? Không, phải là ngẫu nhiên, không
lường trước được còn nếu chắc chắn không xảy ra thì không bảo hiểm được hoặc nếu
đó là rủi ro loại trừ, do bản chất của hàng hóa, rủi ro xảy ra rồi mới mua cũng không
được bảo hiểm.
Các biện pháp đối phó với rủi ro
 Tránh rủi ro: biết được rủi ro đó sẽ xảy ra thì tránh làm
 Ngăn ngừa rủi ro: giảm thiểu tổn thất phát sinh
 Chấp nhận rủi ro: chuẩn bị cho rủi ro xảy ra, chấp nhận khi lợi nhuận cao hơn so với
giải quyết tổn thất, vấn đề
 Chuyển giao rủi ro: chuyển rủi ro sang cho người khác, công ty bảo hiểm
1.2. Tính chất của bảo hiểm
Bảo hiểm ra đời và tồn tại là do có sự tồn tại khách quan của rủi ro. Tác dụng của bảo
hiểm là bù đắp về mặt tài chính để khắc phục hậu quả của rủi ro chứ không ngăn chặn
được rủi ro.
Tiền bồi thường chính là số phí bảo hiểm thu được, nên thực chất của bảo hiểm là sự
phân chia rủi ro của một hay một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm
cùng gánh chịu.
Bảo hiểm là sự phân chia rủi ro hay chia nhỏ tổn thất.
Bảo hiểm là lấy số đông bù số ít (kinh doanh dựa trên qui luật số lớn)
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh rủi ro nhưng nhận được sự đầu tư lớn
+ Đối tượng kinh doanh:
+ Thu
+ Chi
+ Lợi nhuận
Ngành xổ số là lấy số đông bù cho số ít
Công ty bảo hiểm có nhiều lợi nhuận khi có rất nhiều người cùng tham gia bảo hiểm
II. Tác dụng của bảo hiểm
Tác dụng tập trung vốn
Tác dụng bồi thường
Tác dụng đề phòng và hạn chế tổn thất: có mức miễn thường để tránh trục lợi
Tác dụng tăng thu giảm chi cho Ngân sách nhà nước:
Tăng thu và giảm chi ngoại tệ: xuất khẩu bảo hiểm ra nước ngoài
Tác dụng tạo ra tâm lý an tâm trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội
 Nghiệp vụ chính của ngân hàng là kinh doanh tiền, bảo hiểm là kinh doanh rủi
ro. Ngân hàng giữ tiền đi đầu tư sau đó thanh toán lại cho khách hàng còn bảo
hiểm thì dùng tiền đó để bồi thường khi có rủi ro xày ra
Bảo hiểm thanh toán: có những trường hợp đưa hàng qua những không được thanh
toán nên có bảo hiểm thanh toán
III. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Cách trả lời câu hỏi
- Tên nguyên tắc
- Phân tích nguyên tắc
- Ý nghĩa của nguyên tắc
- Cho ví dụ
1. Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn (fortuity not for
certainty)
 Rủi ro bảo hiểm là những đe doạ nguy hiểm mà con người không lường trước
được, là nguyên nhân gây nên tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
 Công ty bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho những sự cố, tai nạn, tai hoạ, xảy ra
một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người chứ không bảo
hiểm cho những rủi ro chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra, có thể lường trước
được.
Chắc chắn trong tương lai nhưng vẫn có bảo hiểm: chết. Chắc chắn sẽ chết
nhưng không chắc chắn được khi nào mình chết
 Chỉ có những rủi ro không lường trước được mới được bồi thường
Ý nghĩa của nguyên tắc:
- Đối với người bảo hiểm: tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm, tổn thất chưa xảy ra
mới được bảo hiểm
- Đối với người được bảo hiểm: đảm bảo an tâm, thay vì tránh rủi ro thì chuyển
giao rủi ro cho người khác
Ví dụ: nhà bên bờ sông, dễ bị sạt lở nên ông này đi mua bảo hiểm. Công ty bảo
hiểm xuống điều tra thì thấy điều này chắc chắn xảy ra trong tương lai nên
không bán bảo hiểm
2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)
 Người bảo hiểm và người được bảo hiểm phải tuyệt đối trung thực với nhau,
tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Nếu một trong hai bên vi phạm thì
hợp đồng bảo hiểm không có hiệu lực:
 Người bảo hiểm phải công khai tuyên bố các điều kiện, nguyên tắc,
thể lệ, giá cả bảo hiểm cho người được bảo hiểm biết; không được nhận bảo
hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã đến nơi an toàn.
 Người được bảo hiểm phải:
 Khai báo chính xác các chi tiết có liên quan đến đối tượng bảo hiểm;
 Phải thông báo kịp thời những thay đổi có liên quan đến đối tượng bảo hiểm,
về rủi ro, về những mối đe doạ nguy hiểm hay làm tăng thêm rủi ro… mà mình
biết được hoặc đáng lẽ phải biết được cho người bảo hiểm;
 Không được mua bảo hiểm khi biết đối tượng bảo hiểm đã bị tổn thất
Ý nghĩa nguyên tắc:
- Giảm thiểu chi phí và thời gian đánh giá rủi ro
- Ràng buộc nghĩa vụ giữa hai bên về nghĩa vụ thông báo, khai báo,…
3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest)
 Người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm.
 Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi có liên quan đến, gắn liền với hay
phụ thuộc vào, sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm
Chúng ta có quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền đối với
tính mạng của mình, quyền của các người thân trong gia đình
Ý nghĩa nguyên tắc:
- Hỗ trợ cho con cái trong tương lai (nhân văn?)
- Tránh trục lợi bảo hiểm liên quan đến việc mình không có lợi ích gì cho mình
nhưng vẫn mua bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho đối tượng đó hay bảo
hiểm trùng
4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity)
 Người bảo hiểm phải bồi thường để khôi phục lại khả năng tài chính (Chỉ áp
dụng đối với tài sản, trách nhiệm dân sự không áp dụng đối với con người) ban
đầu cho người được bảo hiểm ngay sau khi tổn thất xảy ra, không hơn không
kém (đầy đủ và kịp thời)
Không hơn không kém: đòi đúng số tiền đã tổn thất theo số tiền bảo hiểm
Đầy đủ và kịp thời cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh tổn thất (người được
bảo hiểm), bồi thường đầy đủ phạm vi bảo hiểm cho đối tượng (người bảo
hiểm), đưa ra quy tắc phải có thời hạn và kịp thời trong thời gian bảo hiểm đó
Ý nghĩa nguyên tắc:
 Đảm bảo nhận bồi thường tổn thất bằng giá trị tổn thất
 Tránh trục lợi bảo hiểm nhận tiền bồi thường từ nhiều bên khác nhau
5. Nguyên tắc thế quyền (subrogation) (đòi nợ thuê)
 Thế quyền là quyền của một người, sau khi bồi thường cho một người khác
theo bổn phận pháp lý, có thể thay thế vị trí của người đó, cũng như được
hưởng mọi quyền lợi hợp pháp của người đó để đòi người thứ ba có trách
nhiệm bồi thường cho mình.
 Chỉ áp dụng với bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự; không áp dụng bảo
hiểm con người
Ý nghĩa nguyên tắc: thông qua công ty bảo hiểm để giảm bớt công việc
Ví dụ:
Có thêm những nguyên tắc:
 Nguyên tắc chia sẻ rủi ro: 1 đối tượng bảo hiểm có giá trị cao, công ty có quyền
bảo hiểm hoặc đồng bảo hiểm cho bảo hiểm đó
 Nguyên tắc từ nguyên nhân trực tiếp
 Nguyên tắc từ nguyên nhân gần
? Sét đánh hàng hóa gây ra cháy thì rủi ro là sét đánh hay là cháy
IV. Phân loại bảo hiểm
1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm:
- Bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm thương mại
 so sánh sự khác biệt?
2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm:
- Bảo hiểm nhân thọ:
+) Bảo hiểm trọn đời
+) Bảo hiểm sinh kỳ: mua bảo hiểm và dự định sống tiếp 30 năm, sau 30 năm chưa
chết thì công ty bảo hiểm trả lại tiền  giống bảo hiểm tích lũy
+) Bảo hiểm tử kỳ: mua bảo hiểm 20 năm chết, nếu không chết thì mất tiền
+) Bảo hiểm hỗn hợp
+) Bảo hiểm trả tiền định kỳ…
- Bảo hiểm phi nhân thọ
+) Bảo hiểm sức khoe và bảo hiểm tai nạn con người
+) Bảo hiểm hàng hải +) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
+) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, đường không
+) Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
+) Bảo hiểm hàng không
+) Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt
+) Bảo hiểm dầu khí
+) Bảo hiểm xe cơ giới
+) Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận
+) Bảo hiểm trách nhiệm chung và bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
+) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
+) Bảo hiểm nông nghiệp
+) Bảo hiểm du lịch
+) Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
- Bảo hiểm tài sản
- Bảo hiểm trách nhiệm
- Bảo hiểm con người
4. Theo quy định của pháp luật
– Theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2022, có hiệu lực ngày 1/1/2023
– Có những loại hình bảo hiểm bắt buộc nào? Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của hãng
hàng không, bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xây
dựng
5. Các loại bảo hiểm khác
- Bảo hiểm sắc đẹp
- Bảo hiểm hôn nhân
V. Thị trường bảo hiểm Việt Nam
15/01/2024
Chương 2. BẢO HIỂM HÀNG HẢI
- Lỗi xếp hàng
- Cháy
- Container thất lạc (do chạy tránh bão, gây tổn hại cho hàng hó khác)
- Mắc cạn
I. Khái quát chung về bảo hiểm hàng hải
1. Khái niệm
 Bảo hiểm hàng hải là những nghiệp vụ bảo hiểm có liên quan đến hoạt động của con
tàu, con người hoặc của hàng hoá được vận chuyển trên biển hay những nghiệp vụ bảo
hiểm những rủi ro trên biển, trên bộ, trên sông có liên quan đến hành trình đường
biển
 Bảo hiểm hàng hải chiếm một vị trí tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong nền ngoại
thương. Vì nó cung cấp bảo vệ các tổn thất bất ngờ nên bảo hiểm giúp cho tất cả các
bên liên quan yên tâm bỏ vốn ra kinh doanh.
2. Các loại hình bảo hiểm hàng hải
• Bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển: đối tượng bảo hiểm là hàng
hoá XNK được vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan. A.B,C: C là loại ít rủi
ro nhất
• Bảo hiểm thân tàu: đối tượng bảo hiểm là vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu và các chi
phí hợp lý (chi phí dọc hành trình, một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong
trường hợp hai tàu đâm va nhau)
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu: bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách
nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển đối với người
khác
Xác định các thông tin liên quan đến bảo hiểm
1. Người bảo hiểm:
Là người nhận trách nhiệm về những rủi ro:
Được hưởng tiền phí bảo hiểm;
Phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
Người bảo hiểm thường là các công ty bảo hiểm:
 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt
 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh
 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex
 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
 Công ty cổ phần bảo hiểm AAA
 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Long
 Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội…
Các công ty BH thường chỉ BH cho 1 hoặc 1 vài loại
2. Người được bảo hiểm:
Là bên có tài sản hoặc quyền lợi chịu rủi ro hàng hải. Nghĩa là họ có thể phải gánh
chịu thiệt hại về tài chính nếu tài sản của họ gặp rủi ro. Vì vậy họ cần bảo hiểm cho
tài sản hay quyền lợi ấy
P&I thì người được bảo hiểm là chủ tàu (BH trách nhiệm dân sự của chủ tàu)
3. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm trong hàng hải là bất kỳ quyền lợi vật chất nàoliên quan đến
các hoạt động hàng hải mà có thể qui ra tiền bao gồm:
-Phương tiện vận chuyển;
-Hàng hóa;
-Tiền cước vận chuyển; (trong trường hợp cước trả sau, bồi thường cho chủ tàu)
-Trách nhiệm dân sự…
4. Quyền lợi có thể bảo hiểm?
Một người có một quyền lợi có thể bảo hiểm khi họ có bất kỳ quan hệ pháp lý và
hợp lý với phiêu trình hoặc với bất kỳ tài sản nào có thể bảo hiểm đang chịu rủi ro
trong phiêu trình đó, và họ có thể hưởng lợi khi tài sản đó về tới đích an toàn hoặc
thích đáng, hay họ có thể bị phương hại bởi tài sản đó bị tổn thất hoặc hư hỏng, hay
bị cầm giữ hoặc có thể phải gánh chịu trách nhiệm đối với tài sản đó
Vì vậy, muốn mua bảo hiểm thì phải có quyền lợi có thể bảo hiểm.
Quyền lợi có thể bảo hiểm là quyền lợi đã có hoặc sẽ có
Quyền lợi có thể bảo hiểm không nhất thiết phải có khi ký kết hợp đồng bảo hiểm,
nhưng nhất thiết phải có khi xảy ra tổn thất
Sẽ là phạm luật nếu cố tình ký kết hợp đồng bảo hiểm khi không có quyền lợi có
thể bảo hiểm và không có mục tiêu hợp lý trong việc hưởng lợi từ quyền lợi có thể
bảo hiểm đó
 Nếu là chủ tàu thì show giấy tờ, nếu thuê định hạn thì đưa hợp đồng. Nếu
chủ sở hữu hàng hóa thì có giấy tờ như BL có ghi tên consignee,…
 Trường hợp mua đi bán lại hàng hóa nhiều lần thì mình có thể có quyền lợi
BH trong tương lai
5. Phiêu trình hàng hải
Thứ nhất, để có bảo hiểm hàng hải thì phải có phiêu trình hàng hải. Đây chính là cơ
sở của quyền lợi có thể BH. Có nghĩa là phải có tàu, có hàng, tài sản hay các quyền
lợi có thể bảo hiểm. Có nghĩa là phải có tàu, có hàng, tài sản hay các quyền lợi
khác trong tình thế có thể gặp rủi ro hàng hải.
Thứ hai, phiêu trình hàng hải phải là hợp pháp. Tức là hành trình hàng hải không
trái với trật tự công cộng và không bị ngăn cấm.
Nếu
6. Giá trị bảo hiểm
Trong bảo hiểm tài sản, giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị bằng tiền của tài sản,
7. Số tiền bảo hiểm
8. Phí bảo hiểm
9. Mức miễn thường
Là giá trị được biểu hiện
- Miến thường có khấu trừ: trừ ra mức miễn thường (3000-2000=1000)
- Miễn thường không khấu trừ: miễn thường 3000
Ý nghĩa mức miễn thường
- Giảm bớt công việc
 Hàng hao hụt tự nhiên do bản chất hàng hóa: trái cây, hàng dầu (theo trọng
lượng chứ không theo thể tích do có dãn nở), các mặt hàng bay bụi (bột, xi
măng,…). Mức hao hụt của các mặt hàng dựa vào kinh nghiệm, xếp dỡ, vận
chuyển hàng hóa
10. Tái bảo hiểm
II. Rủi ro, tổn thất trong bảo hiểm hàng hải
1. Rủi ro – Risk
1.1. Định nghĩa
- Rủi ro là những đe doạ nguy hiểm không lường trước được, là nguyên nhân gây nên
tổn thất cho đối tượng bảo hiểm
- Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra trên biển, của biển, liên quan đến một hành
trình hàng hải
 Phân biệt trên biển, của biển:
- Trên biển: thiên tai xảy ra trên mặt nước
- Của biển: bản chất phát sinh từ biển: đá ngầm, mắc cạn
Rủi ro trên biển, của biển:
- Đâm va
- Mắc cạn
- Chìm đắm
- Cháy, nổ
- Cướp biển
- Chiến tranh
Người ta chia thành:
- Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm: rủi ro chính, rủi ro phụ. Bởi vì cty BH căn cứ
vào nghiệp vụ để phân chia các gói bảo hiểm, tính tiền phí bảo hiểm
- Căn cứ vào nguyên nhân: thiên tai, tai nạn bất ngờ, hành động chính trị xã hội,
hành động riêng lẻ của con người, nguyên nhân khác
+ Thiên tai: là hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, con người không can thiệp
được: sóng thần, sét, núi lửa phun trào, lốc xoáy, bão, biển động, gió từ cấp 8
trở lên. Mua theo điều kiện B trở lên mới được bồi thường thiên tai.
+ Tai nạn bất ngờ/tai họa của biển: mắc cạn, đá ngầm, đâm va
+ Rủi ro do chính trị XH: đình công, chiến tranh, khủng bố
+ Hành động riêng lẻ của con người:
Rủi ro do lỗi của người được bảo hiểm (không được bồi thường)
Thủy thủ đoàn gây ra lỗi cũng là hành động riêng lẻ nhưng được bảo
hiểm
Rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của đố tượng bảo hiểm, rủi ro
do chậm trễ
 Ẩn tỳ: hư hỏng bẳng mắt thường không nhìn thấy được nhưng dùng lâu dài mới
phát hiện được
 Nội tỳ: tính chất tự nhiên của hàng hóa. VD: hoa quả hư thối: trái chuối luôn
chín
 ẩn tỳ và nội tỳ là rủi ro loại trừ, không được bồi thường
 Chậm trễ: giao hàng chậm  hậu quả: hoa quả hư, ảnh hưởng tàu, ảnh hưởng
kinh doanh
1.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm
1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm
Gồm 3 nhóm:
 Rủi ro chính: 6 nhóm chính
• Mắc cạn (stranding): : là hiện tượng tàu đi vào chỗ nước nông, đáy tàu chạm với
đáy biển hoặc nằm trên một chướng ngại vật khác làm cho hành trình của tàu bị gián
đoạn và muốn thoát được phải nhờ đến ngoại lực; rủi ro mắc cạn bao gồm cả rủi ro
mắc kẹt. Mắc cạn vào san hô, đá ngầm. Phải do sự cố, nguyên nhân bất ngờ, ngẫu
nhiên gây ra
Đa phần mắc cạn là do tránh bão. EverGiven qua Suez gặp gió mạnh nên nằm ngang
bị kẹt
Nguyên nhân mắc cạn: khách quan, chủ quan
Biện pháp xử lý:
Tổn thất:
• Chìm đắm (sinking): là hiện tượng tàu hoặc phương tiện vận chuyển bị chìm hẳn
xuống nước, đáy tàu chạm với đáy biển làm cho hành trình bị huỷ bỏ
 Tàu chở gỗ bị đâm va làm nước biển tràn vào nhiều nhưng tàu vẫn nổi bập bềnh trên
mặt nước, không chìm xuống đáy. Trường hợp này có gọi là đắm không?  không
phải chìm đắm vì vẫn còn nổi nhưng vì hàng gỗ nổi nên vẫn tính
• Đâm va (Collision): là hiện tượng phương tiện vận chuyển đâm hoặc va với bất kỳ
vật nào ở bên ngoài trừ nước (bao gồm cả nước đá)
Trách nhiệm đâm va: trách nhiệm đối với bên thứ ba, liên quan đến tàu khác, hàng
khác
 Không ai có lỗi
 Một bên có lỗi
 Cả hai bên có lỗi: Both to blame collision clause. Hai bên bồi thường cho nhau như
thế nào? Hàng hóa xử lý như thế nào?
Đâm va thường xuất phát từ mất lái
• Cháy (Fire): là hiện tượng ô xy hoá hàng hoá hay vật thể khác trên tàu có toả nhiệt
lượng cao:
+) Cháy bình thường: do nguyên nhân từ bên ngoài hay do những nguyên nhân khách
quan như thiên tai, sơ suất của người không phải người được bảo hiểm, buộc phải
thiêu huỷ để tránh bị địch bắt hoặc tránh lây lan dịch bệnh…
+) Cháy nội tỳ: do bản thân hàng hoá tự bốc cháy mà người bảo hiểm chứng minh
được là do quá trình bốc xếp hàng hoá lên tàu không thích hợp hoặc do bản chất tự
nhiên của hàng hoá.
 Mặt hàng than, pin, dầu mỏ, gas, khí đốt, gai đay,… có khả năng tự bốc
cháy cao
 Phần lớn không được bồi thường do nội tỳ. Có hợp đồng BH riêng cho xăng
dầu, than
Bảo hiểm bồi hay không?
1. Hàng tự bốc cháy không được bồi thường nhưng lô hàng bị cháy lan thì được
bồi thường
2. Tổn thất do chữa cháy gây ra đối với hàng hóa vẫn được bồi thường
3. Nổ do hạt nhân, nguyên nhân bị từ chối bồi thường do nằm ngoài phạm vi,
được xem như thảm họa, tổn thất quá lớn
4. Không bồi thường do lỗi của thủy thủ
5. Thuyền trưởng đốt hàng tránh bị bắt hoặc bệnh truyền nhiễm được bồi thường
6. Không được bồi thường
7. Không được bồi thường
8. Không được bồi thường
Cháy thì kiểm soát được còn hỏa hoạn không kiểm soát được
• Vất hoặc ném hàng xuống biển (Jettision): là hành động vất một phần hàng hoá
hoặc trang thiết bị của tàu xuốngbiển nhằm mục đích cứu tàu và hành trình của tàu.
 Gây ra tổn thất chung
 Được phân bổ cho các quyền lợi được cứu
 VD:
 Tàu mắc cạn, thuyền trưởng ra lệnh vứt bớt một số hàng để làm nhẹ tàu cho tàu nổi
lên
 Tàu bị bão đổ nghiêng sang một bên, thuyền trưởng ra lệnh vứt bớt một số hàng để
lấy lại cân bằng tàu và tiếp tục hành trình
? Trong quá trình di chuyển, sóng đánh, tàu lắc, một vài kiện rơi xuống biển thì được
tính vào rủi ro này hay không
 Bảo hiểm A,B thì trường hợp trên được bồi thường, còn C thì không được.
• Rủi ro mất tích (missing): là trường hợp tàu không đến được cảng như quy định của
hợp đồng và sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày hành trình bị mất tin tức
về tàu và hàng hoá trên tàu.
+) Pháp: 6 tháng đối với hành trình ngắn và 12 tháng đối với hành trình dài
+) Anh và các nước theo luật Anh: thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành
trình nhưng không nhỏ hơn 2 tháng và không lớn hơn 6 tháng
+) Việt nam: thời gian tuyên bố tàu mất tích bằng 3 lần hành trình của tàu nhưng
không nhỏ hơn 3 tháng
 Rủi ro phụ: chia ra chính và phụ vì chính là rủi ro thuần túy của biển, phụ là do bản
chất của hàng hóa
Các rủi ro phụ: là những rủi ro ít xảy ra, chỉ được bảo hiểm trong các điều kiện bảo
hiểm rộng nhất: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây bẩn, lây bệnh, va
đập vào hàng hoá khác, hành vi ác ý, trộm cắp, cướp, nước mưa, móc cẩu, giao thiếu
hàng hoặc không giao hàng…
- Hàng bao kiện: rách, vỡ, va đập, móc cẩu (hàng muối, đường, phân bón, café)
- Sắt, thép: gỉ, hấp hơi
- Hàng gỗ: bẹp, cong, vênh
- Nông sản: hấp hơi
- Café, trà, nước hoa, bia, rượu: mất mùi
- Hành vi ác ý, trộm cắp, cướp (bao gồm cả cướp biển)
- Nước mưa: là loại bảo hiểm chỉ được bồi thường ở rủi ro phụ, chỉ có A mới bồi
thường
- Giao thiếu hàng, không giao hàng
- Lây bẩn, lây bệnh, lây hại
- Nóng, ẩm do khí hậu thay đổi đột ngột hoặc do thông gió không hoạt động
2. Rủi ro bảo hiểm riêng (rủi ro loại trừ tương đối) (2): là những rủi ro loại trừ đối với
các
điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn, nếu muốn được bảo hiểm thì phải mua riêng:
- Rủi ro chiến tranh (War Risk- WA): khủng bố
 Là hậu quả của biến động chính trị, xã hội, dùng bạo lực để chấn áp, có hành động
đối địch, thù địch lẫn nhau
 Bao gồm:
 Nội chiến, cách mạng, xung đột dân sự
 Chiếm, bắt giữ, khởi nghĩa, cầm giữ, tịch thu tài sản
 Bị trúng mìn, thủy lôi, bom…
 Lưu ý
 Giới hạn của bảo hiểm chiến tranh chỉ ở phạm vi “trên mặt nước”.
 Trách nhiệm BH mặc nhiên chấm dứt khi: chiến tranh nổ ra giữa 5 nước: Anh, Mỹ,
Pháp, Nga, Trung Quốc… hoặc có vũ khí hạt nhân, nguyên tử.
- Rủi ro đình công, bạo loạn, bạo động dân sự (SRCC- strike, riots & civil
commodition): Bao gồm:  Việc công nhân phá hủy hàng hóa  Đình công gây gián
đoạn hoạt động của tàu…
Công ty bảo hiểm không bồi thường với chiến trang, đình công, cty bh sẽ ghi rõ.
Tương đối thì công ty bảo hiểm vẫn bán BH cho các trường hợp này
3. Rủi ro loại trừ (loại trừ tuyệt đối) (8): là những rủi ro không được bảo hiểm đối
với bảo hiểm hàng hải trong mọi trường hợp:
- Buôn lậu (Contraband)
- Lỗi của người được bảo hiểm (Insured’s fault)
- Tàu không đủ khả năng đi biển (Unseaworthiness)
- Tàu đi chệch hướng (Deviation)
- Nội tỳ (Inherent Vice)
- Ẩn tỳ (Latent Defect)
- Mất khả năng tài chính của chủ tàu
- Hao hụt tự nhiên do bản chất của hàng hóa
 nội tỳ thường hư hỏng sau 1 thời gian, hao hụt có thể bay hơi, bay bụi
2. Tổn thất (Loss/Damagae/Average)
2.1. Khái niệm
- Tổn thất là những hư hại, mất mát của đối tượng bảohiểm do những rủi ro được bảo
hiểm gây nên - VD: Tàu chở hàng gặp bão => tàu bị đắm + hàng bị mất
2.2. Phân loại tổn thất
Căn cứ theo mức độ tổn thất
Tổn thất bộ phận (partial loss): là một phần đối tượng bảo hiểm bị tổn thất, mất mát,
hư hỏng. Tổn thất này có thể xảy ra về trọng lượng, sốlượng, phẩm chất.
 Gạo bị ngấm nước giảm giá trị TM 20%
 5 container thì 1 container bị nước cuốn trôi
 Xăng dầu đựng trong thùng phi bị rò rỉ…
Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual total loss): là việc toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo
một HĐBH bị hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như
lúc mới hay bị mất đi hoặc tước đoạt không lấy lại được.
VD: hàng hóa, tàu bị hủy hoại hoàn toàn (hàng rơi xuống biển không lấy lại được)
 Hàng hóa, tàu bị tước đoạt không lấy lại được (cướp biển lấy mất)
 Hàng hóa trên tàu mà tàu bị mất tích
 Hàng hóa không còn là vật thể bảo hiểm (xi măng bị ướt  đông cứng không còn là
vật thể bảo hiểm)
VD:
 Lô hàng sữa bột bị ngấm nước và được giám định ghi giảm giá trị TM 100%
 Hhhhh
 Hhhhh
Tổn thất toàn bộ ước tính:
Có tổn thất toàn bộ ước tính khi đối tượng được bảo hiểm được từ bỏ một cách hợp lý
trên cơ sở xét thấy tổn thất toàn bộ thục tế là không thể tránh khỏi, hoặc phải bỏ ra một
khoản chi phí cứu vớt lớn hơn giá trị cứu vãn được của đối tượng ấy
 Phải có thông báo tuyên bố từ bỏ
VD:
 Hành động từ bỏ hàng: là hành động của người được bảo hiểm từ bỏ mọi quyền lợi
của mình đối với hàng hóa cho người bảo hiểm trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước
tính để được bồi thường toàn bộ.
Tuyên bố từ bỏ trong hôm nay thì được bảo hiểm giải quyết sớm, được bồi thường và
có thể quay vòng vốn, đối với người bảo hiểm thì họ trở thành chủ sỡ hữu lô hàng, có
thể bán tháo, vd tàu chìm thì vớt tàu bán sắt vụn
 Khi từ bỏ đối tượng bảo hiểm phải tuân theo nguyên tắc:
 Làm tuyên bố từ bỏ gửi cho công ty bảo hiểm (Notice of abandonment) bằng văn
bản
 Khi từ bỏ đã được chấp nhận thì không thay đổi được nữa  nếu không được công
ty bảo hiểm trả lời thì vẫn không tính là đồng ý, một khi đã được chấp nhận thì không
được đổi ý
 Chỉ được từ bỏ khi đối tượng bảo hiểm còn ở dọc đường và chưa bị tổn thất toàn bộ
thực tế
? Đối với con người thì bao nhiêu được coi là tổn thất toàn bộ  80%
Ví dụ
VD1: Tàu chở ngũ cốc trên đường về cảng đích thì gặp biển động, sóng lớn phải ghé
vào cảng lánh nạn. Ngũ cốc bị ngấm nước. Phải mất 1 tháng để tàu đến cảng đích
VD2: con tàu được định giá và bảo hiểm là 1.5 triệu USD, con tàu bị tổn thất và nếu
sửa chữa thì chi phí sửa chữa là 1.6 triệu USD
VD3: Tàu chở sắt từ Kobe về Hải Phòng thì gặp nạn phải ghé vào cảng để sửa chữa.
Các chi phí lưu kho, dỡ hàng, bốc hàng chở tiếp vượt quá giá trị lô hàng.
Căn cứ vào trách nhiệm và quyền lợi đối vói tổn thất
Nếu mua thì mới được bồi thường và phải được thuộc điều kiện được bồi thường
Người được BH phải chịu, nếu có BH thì mới chịu

Tổn thất chung


a) Khái niệm tổn thất chung
Theo York – Antwerp rules:
- Tổn thất chung là những thiệt hại xảy ra do những chi phí và hy sinh đặc biệt được
tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu tàu, hàng hoá và cước phí khỏi bị tai hoạ
trong một hành trình chung trên biển.
- Muốn có tổn thất chung phải có hành động tổn thất chung: có và chỉ có hành động
tổn thất chung khi và chỉ khi có một sự hy sinh hoặc chi phí bất thường(extraordinary)
được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm bảo tồn tài sản khỏi bị tai hoạ trong một
hành trình chung trên biển
? So sánh 2016 và 2004
Hành động tổn thất chung: Là hành động hy sinh tự nguyện, có chủ ý của con người
nhằm đem lại sự an toàn chung cho toàn bộ hành trình
 Phải là hành động hợp lý
 Thiệt hại trong tổn thất chung phải là thiệt hại đặc biệt
 Nguy cơ đe doạ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế
 Tổn thất chung phải vì an toàn chung
 Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất
chung
 Xảy ra trên biển
 Đặc trưng của tổn thất chung
Hành động tổn thất chung tồn tại khi nào?
 Tàu gặp bão phải ném bớt hàng và vào cảnglánh nạn trú ẩn
 Hàng trên tàu bị cháy phải bơm nước dậplửa, hoặc ném hàng cháy tránh lây lan
 Thuyền trưởng mới có quyền ra lệnh ném bớt hàng
 Hy sinh tổn thất chung (General Average Sacrifices): là sự hy sinh tài sản để cứu
các tài sản còn lại. Là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của hành động
TTC
 Chi phí TTC: là chi phí hậu quả hành động tổnthất chung hoặc chi phí liên quan
đến hành độngtổn thất chung, là chi phí trả cho người thứ 3 trong việc cứu tàu, cứu
hàng, cước phí thoát nạnhoặc làm cho tàu tiếp tục hành trình
• Chi phí cứu nạn, cứu hộ
• Chi phí tạm thời sửa chữa tàu
• Chi phí tại cảng lánh nạn
• Chi phí tăng thêm về lương của sỹ quan thuỷ thủ và nhiên liệu
• Tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất chung, với lãi suất là 7%/năm
được tính đến hết 3 tháng sau ngày phát hành bản phân bổ tổn thất chung (G/A
adjustment)  đọc Antwerp 2016 xem tiền lãi có gì thay đổi không?
Tàu bị mắc cạn  tổn thất riêng
Thủ tục, giấy tờ liên quan đến TTC
* Khi xảy ra tổn thất chung, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải tiến hành một số công
việc sau đây:
Tuyên bố tổn thất chung (Notice of GA)
Mời giám định viên đến để giám định tổn thất của tàu vàhàng
Gửi cho các chủ hàng bản cam đoan đóng góp tổn thất chung(average bond), giấy
cam đoan đóng góp tổn thất chung(average guarantee) để chủ hàng và người bảo hiểm
điềnvào và xuất trình khi nhận hàng
Chỉ định một nhân viên tính toán, phân bổ tổn thất chung
Lập kháng nghị hàng hải (Sea Protest) nếu cần * Chủ hàng phải làm những việc sau:
- Kê khai giá trị hàng hoá - Nhận average bond và average guarantee

You might also like