You are on page 1of 9

 Nguyên tắc thế quyền hợp pháp:

- Áp dụng NTTQ khi xuất hiện người thứ 3 có lỗi và do đó có trách


nhiệm đối với thiệt hại của người được bảo hiểm
- Theo nguyên tắc này, sau khi trả tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ được thay quyền của người được bảo hiểm để thực hiện việc
truy đòi trách nhiệm của người thứ ba có lỗi
- NTTQHP nhằm đảm bảo quyền lợi của người được bảo hiểm, chống
lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người t3 có lỗi, đồng thời đảm bảo
cả nguyên tắc bồi thường
 Khiếu nại bảo hiểm: là kết quả thực tế của bảo hiểm. Mọi người sẽ
chỉ đánh giá hiệu quả của bảo hiểm thông qua cách thức giải quyết
khiếu nại, cho đù là khiếu nại theo bảo hiểm cá nhân hay bảo hiểm
thương mại.
 Phát sinh khi nào: trong nhiều trường hợp, người hưởng bảo hiểm
nhân thọ qua đời là lý do phát sinh khiếu nại

 Trách nghiệm và quyền lợi của các bên khiếu nại:


 Trách nghiệm:
- Trách nghiệm thông báo khiếu nại:
- Phương thức thông báo khiếu nại hoặc biên bản tai nạn đối với bảo
hiểm xe cơ giới
- Người khiếu nại phải chứng minh được giá trị tổn thất: rằng bản thân
đã chịu tổn thất rủi ro để được hưởng bảo hiểm
- Được thanh toán bồi thường
 Khi giải quyết khiếu nại, công ty bảo hiểm phải đảm bảo:
- Hợp đồng còn hiệu lực khi tổn thất xảy ra
- Người khiếu nại phải là người hưởng bảo hiểm
- Rủi ro thuộc phạm vi của hợp đồng bảo hiểm
- Người hưởng bảo hiểm đã thực hiện những công việc cần thiết để hạn
chế tổn thất
- Tất cả các điều kiện đã được tuân thủ
- Không thể áp dụng được các loại trừ
- Giá trị tổn thất đã đưa ra là hợp lí
 Mức miễn thường là số tiền mà tổn thất trong khoản đó không được
bồi thường. Nói một cách khác, mức miễn thường chính là sự chia sẻ
trách nhiệm giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm.
 So sánh mức miễn thường có khấu trừ và không có khấu trừ:
- Mức miễn thường có khấu trừ là số tiền của khiếu nại không được
bảo hiểm trong đơn bảo hiểm. Mức miễn thường này được áp dụng
phổ biến trong bảo hiểm xe. Một số người được bảo hiểm thường chủ
quan rằng mình mua bảo hiểm xe rồi thì không cần quan tâm đến an
toàn, cứ va quẹt thoải mái vì trước sau cũng được bồi thường.
Ví dụ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm ô tô với mức miễn thường có
khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe và chi phí khắc
phục tổn thất là 500.000 đồng trở xuống thì khách hàng phải tự thanh
toán chi phí.Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục tổn thất trên
500.000 đồng (ví dụ 10.000.000 đồng), khách hàng sẽ phải tự thanh toán
500.000 đồng, công ty bảo hiểm phải thanh toán chi phí còn lại
(9.500.000 đồng).
- Với mức miễn thường không khấu trừ, tổn thất vượt mức miễn
thường sẽ được bồi thường toàn bộ. Nói một cách khác, công ty bảo
hiểm chia sẻ toàn bộ trách nhiệm bồi thường khi số tiền đó cao hơn
mức miễn thường

Ví dụ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm ô tô với mức miễn thường không
khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra cho xe và chi phí khắc
phục 500.000 trở xuống thì khách hàng phải tự thanh toán chi phí. Khi
có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục lớn hơn 500.000 đồng (ví dụ
10.000.000 đồng), khách hàng sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào, công
ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí khắc phục tổn thất (5.000.000
đồng).
Như vậy ngoài phí bảo hiểm, mức miễn thường cũng là tiêu chí để đánh
giá mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm

 Các lợi ích của Bảo hiểm:


- Chuyển giao rủi ro: Bảo hiểm vận hành giống như một cơ chế chuyển
giao rủi ro. Cùng với việc đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm
đã chuyển giao những hậu quả rủi ro về tài chính sang công ty bảo
hiểm.
Ví dụ: Một người mua một chiếc ôtô trị giá 500 triệu đồng. Đây là
sự đầu tư lớn nhất từ trước đến nay của anh ta. Một người lạc quan
nhất cũng nhận ra rằng việc đầu tư trên có thể gặp rủi ro. Bằng
cách tham gia bảo hiểm, chủ xe đã chuyển giao rủi ro sang công ty
bảo hiểm. Khi đó nếu có những tổn thất, thiệt hại xảy ra, công ty
bảo hiểm sẽ thực hiện bồi thường. Chủ xe có thể an tâm vì những
tổn thất đó đã được chia sẻ.
- San sẻ tổn thất: Bảo hiểm có tác dụng san sẻ tổn thất tài chính của
một số ít người cho số đông nhiều người. Đây là tác dụng hết sức
quan trọng của bảo hiểm
Ví dụ: Khi số đông tham gia bảo hiểm, không phải tất cả mọi
người tham gia đều gặp phải rủi ro tổn thất mà chỉ một số ít người
trong đó không may gặp phải rủi ro. Do đó, thông qua việc đóng
góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm không những
được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính (nếu có) mà còn góp
phần hỗ trợ, giúp đỡ những người không may khác.
- Giảm thiểu tổn thất, thiệt hại:
Thực hiện hỗ trợ các công cụ phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất
ở mức thấp nhất có thể
Ví dụ: Các công ty bảo hiểm tài trợ việc lắp đặt gương phản chiếu
giao thông; xây dựng đường lánh nạn tại những tuyến đường nguy
hiểm, thường xảy ra tai nạn; yêu cầu những đối tượng khi tham gia
bảo hiểm phải thực hiện những biện pháp đề phòng hạn chế tổn
thất như lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy

Giải quyết hậu quả kịp thời giúp khách hàng nhanh chóng ổn định
kinh doanh và cuộc sống
Ví dụ: Khi xảy ra rủi ro với đối tượng được bảo hiểm, các công ty
bảo hiểm nhanh chóng thực hiện cứu hộ, khôi phục, sửa chữa tài
sản thiệt hại, nhanh chóng chi trả, giải quyết quyền lợi cho bên
mua bảo hiểm
- Ổn định chi phí: Bằng việc đóng những khoản phí bảo hiểm (rất nhỏ
so với những thiệt hại, tổn thất khi rủi ro xảy ra), khách hàng sẽ được
đảm bảo an toàn bởi các công ty bảo hiểm.
 Ví dụ: Một công ty chuyên sản xuất kinh doanh đồ chơi cho trẻ
em. Trong trường hợp lạc quan nhất, vị giám đốc đó cũng nhận
thấy rằng rủi ro có thể đến bất kỳ lúc nào đối với doanh nghiệp của
anh ta như mất cắp, hoả hoạn,... Nếu điều đó xảy ra, sẽ gây tổn thất
cho công ty, làm gia tăng chi phí, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất
kinh doanh. Bằng cách tham gia bảo hiểm, chi phí đầu vào của
doanh nghiệp sẽ gia tăng nhưng thay vào đó, họ đã chuyển phần
rủi ro cho công ty bảo hiểm, góp phần ổn định chi phí, thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- An tâm về mặt tinh thần: Tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm
đã chuyển phần rủi ro của mình sang công ty bảo hiểm nên đã giải toả
được nỗi sợ hãi và lo lắng về những tổn thất có thể xảy ra.
Ví dụ:
Với một cá nhân: Một người là trụ cột một gia đình với hai con
nhỏ, thu nhập của anh khoảng 10 triệu đồng một tháng. Với rất
nhiều công việc phải lo toan trong cuộc sống.Bằng cách tham gia
bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp cho mình với số tiền bảo hiểm 100
triệu đồng, anh sẽ được an tâm về tinh thần, giải toả những lo lắng
đối với gia đình nếu không may những rủi ro thường trực xảy ra.
Với một cơ sở sản xuất: Nếu người giám đốc quan tâm, tham gia
bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm hỗn hợp cho cán bộ công nhân viên
thì không chỉ lãnh đạo đơn vị mà mọi thành viên sẽ yên tâm làm
việc, phát triển sản xuất kinh doanh
- Kích thích tiết kiệm: Bảo hiểm ra đời đã tạo ra một hình thức tiết
kiệm linh hoạt, tác động đến tư duy của các cá nhân, hộ gia đình, chủ
doanh nghiệp, góp phần hình thành nên một ý thức, thói quen về tiết
kiệm một phần thu nhập để có một tương lai an toàn hơn. Ví dụ:
Bảo hiểm nhân thọ có những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vừa mang
tính bảo vệ, vừa mang tính tiết kiệm. Khi không có rủi ro xảy ra,
khoản phí bảo hiểm khách hàng đóng có tính chất như những khoản
tiền được tích lũy định kỳ.
- Đầu tư phát triển kinh tế: Các công ty bảo hiểm có một quỹ tiền tệ tập
trung khá lớn. Lượng vốn này sẽ được các công ty bảo hiểm tính toán
đầu tư sao cho có hiệu quả bởi lẽ khả năng cạnh tranh của mỗi công
ty bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động đầu tư. Trên cơ
sở của kết quả đầu tư, các công ty sẽ có điều kiện giảm phí để từ đó
thu hút khách hàng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Các
tổ chức bảo hiểm đầu tư vào nền kinh tế theo nhiều kênh khác nhau,
trong đó có thị trường bất động sản, thị trường vốn và đặc biệt là thị
trường chứng khoán.
Ví dụ: Bảo Việt hàng năm đã thực hiện đầu tư dưới nhiều hình
thức trên thị trường tài chính Việt Nam: Bảo Việt tham gia đầu tư
trên thị trường chứng khoán qua công ty cổ phần chứng khoán Bảo
Việt; tham gia góp vốn vào Công ty vui chơi giải trí Hồ Tây, Ngân
hàng thương mại cổ phần hàng hải, Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu; mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước...
- Tạo công ăn việc làm: Xét trên bình diện vĩ mô, bảo hiểm đã góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Ví dụ: Ở Pháp, hoạt động bảo hiểm thu hút khoảng 1% dân số đất
nước. Điều đó chứng tỏ hoạt động bảo hiểm là lĩnh vực thu hút lao
động xã hội không nhỏ. Ngoài ra, thông qua đầu tư dưới nhiều
hình thức, bảo hiểm còn gián tiếp tạo thêm nhiều việc làm cho các
ngành khác. 
 Vai trò của bảo hiểm:
 Vai trò kinh tế:
- Ổn định tài chính cho người tham gia
- Đảm bảo các khoản đầu tư
- Kênh huy động vốn hữu hiệu
- Vốn tín dụng
 Vai trò xã hội của bảo hiểm:
- Góp phần đảm bảo ASXH
- Giúp xã hội an toàn, trật tự hơn
- Chỗ dựa tinh thần cho người dân
- Tạo thêm công ăn việc làm
 Ngày ân hạn: những trường hợp phí bảo hiểm chưa được thanh
toán vào ngày tái tục nhưng người được bảo hiểm vẫn có ý định tái
tục. Ngày ân hạn thường kéo dài đến dưới ba mươi ngày sau ngày
tái tục. Tuy nhiên, ngày ân hạn không phải là việc mở rộng thời
hạn hợp đồng
 Ý nghĩa ngày ân hạn: Thời gian ân hạn cho phép khách hàng bảo
hiểm có thể trì hoãn việc thanh toán trong một khoảng thời gian
ngắn sau ngày đến hạn. Trong thời gian này, không tính phí trả
chậm, và việc chậm trễ không thể dẫn đến hủy bỏ hợp đồng bảo
hiểm.
 Giấy chứng nhận bảo hiểm: chứng minh rằng đơn bảo hiểm đang
có hiệu lực, chứng minh sự tuân thủ quy định của pháp luật về bảo
hiểm bắt buộc. Thông tin trong giấy chứng nhận bảo hiểm do luật
pháp quy định. Được dùng chủ yếu trong BHTNDS chủ xe cơ giới
với người thứ ba, bào hiểm trách nghiệm của chủ lao động
 Đơn bảo hiểm tạm thời: chỉ khẳng định rằng việc bảo hiểm đang
có hiệu lực và nêu một số chi tiết tóm tắt về hợp đồng bảo hiểm 
mang tính chất tạm thời và được thay thế khi đơn bảo hiểm chính
thức được cấp  người được bảo hiểm cần phải chứng minh cho
bên thứ ba về hiệu lực của bảo hiểm
 Bảo hiểm trùng là việc một tài sản được mua bảo hiểm 2 hoặc
nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và có cùng một rủi ro. Nói
cách khác, bảo hiểm trùng là việc mua bảo hiểm nhiều lần cho
cùng một quyền lợi bảo hiểm.
Ví dụ: Xe ô tô của bạn có giá thị trường là 50,000 USD và bạn đã
mua bảo hiểm vật chất xe của công ty bảo hiểm A tuy nhiên sau đó
thư ký của bạn không biết lại đi mua bảo hiểm vật chất xe của
công ty bảo hiểm B (giả thiết điều kiện bảo hiểm của hai công ty
bảo hiểm là như nhau). Như vậy là xe ô tô của bạn đã mua bảo
hiểm trùng với tổng số tiền bảo hiểm tư hai công ty là 100,000
USD. Khi xảy ra tổn thất, mỗi công ty bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường
cho tổn thất đó tối đa là 50,000/100,000 USD.
 Xử lý khi gặp bảo hiểm trùng: Hiện nay trong nhiều trường hợp có
các điều khoản “Bảo hiểm trùng” trong hợp đồng bảo hiểm được
thiết kế để “thay đổi hoặc giới hạn trách nhiệm của công ty bảo
hiểm khi có thêm hợp đồng bảo hiểm để bảo vệ cho cùng một tổn
thất”. Trường hợp hai hoặc nhiều công ty bảo hiểm “cung cấp
trách nhiệm bảo hiểm đồng thời cho cùng một rủi ro với cùng điều
kiện”, tòa án sẽ dựa vào các điều khoản bảo hiểm trùng để xác
định liệu các công ty bảo hiểm có phải chia sẻ trách nhiệm bảo
hiểm hay không.Nhìn chung, nếu các điều khoản bảo hiểm trùng
mâu thuẫn, tòa án sẽ coi các điều khoản này là xung khắc với nhau
và yêu cầu các công ty bảo hiểm chia sẻ trách nhiệm bảo hiểm, dựa
trên các quy định pháp luật tùy theo thẩm quyền của tòa án.
 So sánh BHXH và BHTM:
BHXH BHTM
Tổ chức - Nhà nước Các tổ chức kinh doanh bảo
thực hiện - Các nghiệp đoàn, các hội hiểm
tương tế,… của NN
Người - Người sử dụng lao động Người từ 16 tuổi trở lên
TGBH - Người làm công hưởng
lương
Người Người lao động hưởng lương Người ĐBH có tên trong
đóng bảo HĐBH
hiểm
Người Theo luật định Người ĐBH, người thụ
thụ hưởng ghi trên HĐBH,
hưởng người thụ hưởng theo pháp
luật quy định
Mức phí Theo tỷ lệ %lương của người Phí bảo hiểm đóng theo mức
bảo hiểm lao động và có sự bảo hộ của đảm bảo đã chọn
NN
Các đảm - Chi phí y tế ( ở mức tối Chi phí y tế, trợ cấp thương
bảo và thiểu ) tật và bổ sung thu nhập theo
mức độ - Trợ cấp ốm đau, thai sản, mức đảm bảo đã thoả thuận
đảm bảo TNLĐ và BNN, hưu trí, và mức phí đã đóng
tử tuất,… ( theo lương tối
thiểu, lương bình quân
hoặc lương thực tế )
Phương Trực tiếp hoặc gián tiếp, Trả tiền trực tiếp cho người
thức trong đó gián tiếp là phổ được bảo hiểm hoặc người
thanh biến thụ hưởng
toán

 So sánh bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ:


- Bảo hiểm nhân thọ: bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng,
cuộc sống và tuổi thọ con người
- Bảo hiểm phi nhân thọ: các nghiệp vụ bảo hiểm thường độc lập với
tuổi thọ con người
BHNT BHPNT
Hình Theo tháng, quý hay năm Đóng phí một lần sau khi kí hợp
thức đồng
đóng
phí
Nguyên Theo hình thức khoán một cách theo hình thức đóng góp theo
tắc chi độc lập hình thức thế quyền.
trả
Người Người thân của người được bảo là nạn nhân trực tiếp hoặc gián
thụ hiểm chính, người cùng huyết tiếp của sự cố
hưởng thống hoặc không có cùng huyết
thống với người được bảo hiểm
chính
Chi trả Khách hàng được chi trả quyền Chỉ được bồi thường tổn thất do
quyền lợi bảo hiểm trong các trường các rủi ro gây ra trong giới hạn
lợi bảo hợp sau (Tùy vào hợp đồng bảo hợp đồng.
hiểm hiểm bạn đóng phí): Đáo hạn
hợp đồng, ung thư hoặc mắc
bệnh hiểm nghèo, nằm viện nội
trú, thương tật vĩnh viễn hoặc tử
vong,…
Phạm Bảo vệ đối với con người gồm: Bảo vệ đối với con người, tài sản
vi - Trợ cấp nằm viện, phẫu thuật, và trách nhiệm dân sự.
cấp cứu.
- Chi trả bệnh hiểm nghèo, bênh Bảo vệ con người liên quan đến
lý nghiêm trọng. bệnh; khám ngoại trú theo hóa
- Thương tật. đơn, theo định mức; bảo lãnh
- Tử vong do bệnh tật, tai nạn. viện phí; tử vong (chi trả thường
ít hơn bảo hiểm nhân thọ).
 Phí bảo hiểm: là số tiền mà người được bảo hiểm hoặc người ký
kết hợp đồng bảo hiểm phải đóng để đổi lấy sự cam kết sẽ chịu
trách nhiệm đối với rủi ro của DNBH
 Trong bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm đủ để chi trả cho các
khoản chi phí và các khoản tiền bảo hiểm, đồng thời mang lại
lợi nhuận cho công ty

- Phí bảo hiểm cơ bản: Là khoản phí đóng cho sản phẩm chính và
được ghi trong trang hợp đồng hoặc xác nhận thay đổi hợp đồng
(nếu có). Phí bảo hiểm cơ bản sau khi trừ phí ban đầu trong bảo
hiểm nhân thọ được phân bổ vào tài khoản cơ bản.
- Phí bảo hiểm bổ trợ: Là khoản phí đóng cho (các) sản phẩm bảo
hiểm bổ trợ mà khách hàng mua kèm với sản phẩm chính.
- Phí bảo hiểm định kỳ: Là tổng phí bảo hiểm cơ bản và phí bảo
hiểm bổ trợ theo định kỳ đóng phí đã chọn. Khách hàng có thể
lựa chọn kỳ hạn đóng phí như: Đóng định kỳ hàng tháng, hàng
quý, nửa năm hoặc một năm. Tuy nhiên, bạn nên chọn định kỳ
đóng phí theo năm vì phí bảo hiểm sẽ được ưu đãi hơn.
- Phí bảo hiểm đóng thêm: Là khoản phí do bên mua bảo hiểm
đóng thêm ngoài phí bảo hiểm cơ bản theo quy định của hợp
đồng.
- Phí bảo hiểm cơ bản được phân bổ: Là phần còn lại của phí bảo
hiểm cơ bản sau khi khấu trừ phí ban đầu.
- Phí bảo hiểm đóng thêm được phân bổ: Là phần còn lại của phí
bảo hiểm đóng thêm sau khi khấu trừ phí ban đầu.

You might also like