You are on page 1of 2

KHÁI NIỆM BẢO HIỂM

Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của Người BH đối với Người được BH về những
thiệt hại, mất mát của đối tượng BH do một rủi ro đã được thỏa thuận gây ra, với điều kiện
Người được BH đã thuê BH cho đối tượng BH đó và nộp một khoản tiền gọi là phí BH.
• Người bảo hiểm (insurer, underwriter)
• Người được bảo hiểm (insured)
• Đối tượng bảo hiểm (subject-matter insured)
• Rủi ro được bảo hiểm (risk insured against)
• Phí bảo hiểm (premium)
• Nếu đối tượng BH của Người được BH bị tổn thất do một rủi ro được BH gây nên thì sẽ
được Người BH bồi thường.
• Khoản tiền bồi thường lấy từ phí BH của tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp
Bản chất của BH là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những
người tham gia BH cùng chịu.
• BH chỉ hoạt động được trên cơ sở luật số đông.
• Càng có nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro càng nhỏ và BH càng có lãi
VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM
• Sử dụng hiệu quả các khoản tiền nhàn rỗi.
• Bù đắp thiệt hại, mất mát nhằm khắc phục hậu quả và ổn định SXKD và đời sống XH.
• Tăng cường đề phòng và hạn chế tổn thất trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.
• Tạo ra tâm lý an tâm trong hoạt động kinh tế và đời sống XH.
• Tăng thu và giảm chi cho cán cân thanh toán quốc gia.
• Bổ sung ngân sách bằng lãi bảo hiểm
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM
• BH một rủi ro, không BH một sự chắc chắn:
- Chỉ BH sự cố, tai nạn, tai họa, xảy ra bất ngờ ngẫu nhiên.
- Không BH thiệt hại chắc chắn xảy ra, đương nhiên xảy ra.
• Nguyên tắc Trung thực tuyệt đối:
- Người BH và người được BH phải tuyệt đối trung thực, không được lừa dối nhau.
- Nếu một trong hai bên vi phạm thì HĐ BH trở thành không có hiệu lực.
• Nguyên tắc Lợi ích BH:
- Muốn mua BH phải có lợi ích BH.
- Khi xảy ra tổn thất, Người được BH đã phải có lợi ích BH rồi, mới được bồi thường
• Nguyên tắc Bồi thường
- Người BH phải bồi thường để đảm bảo Người được BH có vị trí tài chính như trước khi tổn
thất xảy ra.
- Các bên không được lợi dụng BH để trục lợi.
• Nguyên tắc Thế quyền
- Sau khi bồi thường cho Người được BH, Người BH có quyền thay mặt cho Người được BH
đòi Người thứ ba có trách nhiệm, bồi thường cho mình
PHÂN LOẠI BẢO HIỂM
• Căn cứ vào cơ chế hoạt động:
- BH xã hội: Là chế độ BH của nhà nước, của đoàn thể XH hoặc của các công ty nhằm trợ
cấp các viên chức nhà nước, người làm công…trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết
hoặc bị tai nạn trong khi làm việc về hưu. Là loại BH bắt buộc.
- BH thương mại: Là loại BH mang tính chất kinh doanh, kiếm lời. Là loại BH không bắt
buộc.
• Căn cứ vào tính chất:
- BH nhân thọ: là loại nghiệp vụ BH cho trường hợp Người được BH sống hoặc chết. - BH
phi nhân thọ: là loại nghiệp vụ BH tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ BH khác
không thuộc BH nhân thọ.
• Căn cứ vào đối tượng BH:
- BH tài sản: đối tượng BH là tài sản, của tập thể hay cá nhân bao gồm vật có thực, tiền, giấy
tờ có giá.
- BH trách nhiệm: đối tượng BH là trách nhiệm dân sự của Người được BH đối với Người
thứ ba hay đối với sản phẩm,…
- BH con người: đối tượng BH là con người hay các bộ phận của cơ thể con người hay các
vấn đề liên quan.
• Căn cứ quy định pháp luật:
- BH bắt buộc: là loại BH do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí BH, số tiền
BH tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia BH và DN BH có nghĩa vụ thực hiện.
- BH tự nguyện: là loại BH không mang tích chất bắt buộc

You might also like