You are on page 1of 4

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là gì?

Đây có thể nói là bảo hiểm cho những mất mát về lợi nhuận do sự giảm sút về
doanh thu. Hay cũng có thể áp dụng cho việc gia tăng về chi phí kinh doanh.
Chủ yếu bảo hiểm này được sử dụng do việc gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Những gián đoạn có thể kể đến được bảo hiểm chi trả. Khoản chi trả chính là do
các rủi ro được thiệt hại vật chất gây ra.
Nói dễ hiểu hơn thì khi kinh doanh của bạn gặp khó khăn và không thể hoạt
động. Đây sẽ là cứu cánh dành cho bạn. Bạn sẽ được chi trả một số tiền để cầm
cự hoạt động công ty. Nhưng hãy nhớ rằng điều này sẽ không kéo dài lâu đâu
nhé
Bạn nên mua gói bảo hiểm này trước khi mở hoạt động kinh doanh. Ông bà ta
từng nói “Phòng còn hơn tránh”. Với bảo hiểm này có thể bạn sẽ tránh được một
tình cảnh kinh tế ảm đạm với doanh nghiệp. Nó như một cái phao cứu sinh cứu
bạn khỏi những rắc rối vậy
Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, chính là những thiệt hại về lợi
nhuận và các chi phí cố định không được bù đắp khi doanh nghiệp bị đình trệ
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những thiệt hại về lợi nhuận và chi phí cố định được tính trong quãng thời gian
kể từ khi doanh nghiệp bị tổn thất phải xây dựng lại nhà xưởng và lắp đặt lại các
trang thiết bị máy móc và khoản lợi nhuận bị mất trong quãng thời gian mà
doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa đạt
được mức lợi nhuận nh thời điểm trước khi xảy ra tổn thất. Ngoài ra các chi phí
phụ thêm nhằm hạn chế những thiệt hại về lợi nhuận do tổn thất gây ra, cũng là
đối tượng của nghiệp vụ bảo hiểm này. Như vậy đối tượng bảo hiểm của nghiệp
vụ này bao gồm:
1 – Lợi nhuận trong sản suất kinh doanh của người được bảo hiểm;
2 – Các chi phí cố định bắt buộc;
3 – Các chi phí cố định phát sinh (tiền thuê nhà tạm để thay thế trong thời gian
chờ xây dựng lại nhà xưởng)
Đối tượng được hưởng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Để có thể được hưởng loại bảo hiểm này, bạn cần đáp ứng một vài yêu cầu
chính như sau. Hãy nắm kĩ những điều sau đây để được hưởng bảo hiểm. Và
phần nào đó tránh những sai lầm về điều khoản bảo hiểm trong tương lai
Bạn sẽ được hưởng bảo hiểm nếu bạn là chủ sở hữu tài sản. Hoặc bạn cũng có
thể hưởng bảo hiểm khi có quyền sử dụng tài sản. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến
như: Bạn là chủ xí nghiệp hay chủ nhà máy,…. Nhưng bạn sẽ chỉ thực sự được
hưởng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Với điều kiện đã tham gia bảo hiểm cháy
nổ và rủi ro đặc biệt hoặc rủi ro về mặt tài sản
Phạm vi bồi thường của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Với loại bảo hiểm này, phạm vi bồi thường của nó được quy định ở những thông
tin sau đây. Hãy chú ý thật kỹ những phạm vi này nhằm tránh nhầm lẫn.
Bạn sẽ được bồi thường khi mất “lợi nhuận kinh doanh” và “ chi phí cố định” 
Người được hưởng bảo hiểm phải tiếp tục chi trả khi hoạt động kinh doanh bị
đình trệ, cản trở do các thiệt hại vật chất bất ngờ. Quy định này xảy ra đối với
những tài sản được bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm sẽ nhận được: Lợi nhuận kinh doanh và chi phí cố định là yếu
tố kiên quyết tạo ra số tiền bảo hiểm.
Ngoài ra bảo hiểm sẽ bồi thường thêm cho người mua bảo hiểm các chi phí
thêm vào. Điều này là để giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh bị
ảnh hưởng. Ví dụ có thể nói đến là: Chi phí tạm thuê nhà xưởng máy móc, cước
phí vận chuyển khẩn cấp,…
Trong trường hợp các chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất của việc gián
đoạn kinh doanh. Thì doanh nghiệp sẽ chỉ được bồi thường nếu có thỏa thuận
riêng.
Các chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất của việc gián đoạn kinh doanh
chỉ được bồi thường nếu có thỏa thuận riêng
Thời hạn để được bồi thường và bảo hiểm kéo dài bao lâu
Về những vấn đề này thì bạn nên tham khảo nội dung ngay dưới đây. Bạn nên
xem xét liệu bảo hiểm của mình có khác biệt gì với nội dung này không. Đề
phòng việc bị lừa đảo hay mất những lợi ích trong điều khoản
Thời hạn mà bảo hiểm có hiệu lực: Thông thường hợp đồng bảo hiểm có thời
hạn là 1 năm. Nhưng thời hạn có thể dài hoặc ngắn hơn. Điều này phụ thuộc
theo yêu cầu của người hưởng bảo hiểm.
Thời hạn bồi thường: Điều này sẽ phụ thuộc vào tổn thất, thời gian bảo hiểm còn
hiệu lực, những điều khoản riêng trong hợp đồng và sự đồng thuận đến từ hai
bên. Hãy nhớ một điều rằng là khoản được chi trả sẽ không vượt quá số tiền tối
đa được bồi thường trong hợp đồng. Hãy ghi nhớ điều này để có lợi trên bàn
đàm phán.
Có thể nói rằng hai điều này ấn định không rõ ràng lắm. Nó sẽ phục thuộc nhiều
vào sự đồng thuận của hai bên. Vì vậy nên hãy đàm phán sao cho mình là bên có
lợi nhiều nhất. Nhưng cũng đừng nên cố để mình có những lợi ích quá lố. Lúc
đó nếu bạn bị bên bảo hiểm phản bác lại thì rất đáng lo đó. Họ có đủ kiến thức
về lĩnh vực này nên việc tiến đến thỏa thuận chung sẽ là rất khó khăn cho đôi
bên
Các điểm trừ
THỜI HẠN BỒI THƯỜNG VÀ THỜI HẠN BẢO HIỂM
–    Thời hạn bảo hiểm: Thông thường hợp đồng bảo hiểm có thời hạn là 12
tháng nhưng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo yêu cầu của Người được bảo
hiểm.
–    Thời hạn bồi thường: Là khoảng thời gian gián đoạn kinh doanh mà Người
bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho Người được bảo hiểm lợi nhuận kinh
doanh và các chi phí cố định (nếu có) mà Người được bảo hiểm bị mất trong
khoảng thời gian gián đoạn kinh doanh được tính từ thời điểm xảy ra tổn thất
cho đến thời điểm mà hoạt động kinh doanh/sản xuất của Người được bảo hiểm
trở lại hoạt động bình thường nhưng không vượt quá thời hạn bồi thường tối đa.
Số tiền bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
–    Đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh chỉ được cấp sau đơn thiệt hại vật chất.
–    Số tiền bảo hiểm được tính dựa trên cơ sở “lợi nhuận kinh doanh” mà Người
được bảo hiểm đã có thể đạt được nếu không có tổn thất vật chất và gián đoạn
kinh doanh.
–    Số tiền bảo hiểm ít nhất phải bằng “lợi nhuận kinh doanh” của 01 năm (ngay
cả khi thời hạn bồi thường nhỏ hơn 01 năm).
–    Nếu thời hạn bồi thường lớn hơn 01 năm thì số tiền bảo hiểm là “lợi nhuận
kinh doanh hàng năm” được nhân theo tỷ lệ tương ứng.
–    Số tiền bảo hiểm được tính dựa vào số liệu hiện có được và dự đoán khuynh
hướng kinh doanh của doanh nghiệp và cũng có xét đến khuynh hướng kinh
doanh của năm tiếp theo do tổn thất có thể xảy ra vào ngày cuối cùng của hiệu
lực đơn bảo hiểm
THỦ TỤC BỒI THƯỜNG
Hồ sơ yêu cầu bồi thường
–    Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm;
–    Giấy chứng nhận bảo hiểm;
–    Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh
nghiệp bảo hiểm ủy quyền;
–    Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;
–    Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại;
–    Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Công ty bảo hiểm (nếu có).
Thời hạn yêu cầu bồi thường và thanh toán tiền bảo hiểm
–    Thời hạn yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm là một (01) năm kể từ
ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách
quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
–    Thời hạn thanh toán tiền bồi thường của Công ty bảo hiểm là mười lăm (15)
ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp phải tiến hành
xác minh hồ sơ, thời hạn thanh toán tiền bồi thường không quá bốn mươi lăm
(45) ngày.
–    Trường hợp từ chối bồi thường, Công ty bảo hiểm phải thông báo bằng văn
bản cho bên mua bảo hiểm biết lý do trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ yêu cầu bồi thường.
Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm cơ bản giống như phí bảo hiểm tài sản và phụ thuộc vào các yếu tố
như:
Phạm vi gián đoạn/ đình trệ kinh doanh theo sau thiệt hại tài sản ( các rủi ro
được bảo hiểm, các mở rộng bảo hiểm, thời hạn bồi thường, mức miễn bồi
thường).
Các rủi ro liên quan đến việc kinh doanh
Khả năng bị gián đoạn kinh doanh
Các biện pháp hạn chế có thể được áp dụng

You might also like