You are on page 1of 60

Nguyên lý thực hành bảo hiểm

CHƯƠNG QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ


5 TRONG CÔNG TY BẢO HIỂM

5.1. MỤC TIÊU HỌAT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
Bất kỳ một công ty kinh doanh trong một lĩnh vực nào cũng đều mong muốn đạt lợi
nhuận tối đa (tối đa hóa giá trị công ty). Muốn vậy, các giám đốc tài chính (CFO) tại
các công ty này phải đưa ra được ba quyết định:

(1) Quyết định đầu tư;

(2) Quyết định tài trợ;

(3) Quyết định phân phối (chính sách cổ tức)

Trong rất nhiều cơ hội đầu tư trên thị trường thì các công ty nên đầu tư vào cơ hội nào?
Điều này thật không đơn giản, bởi vì một quyết định đầu tư được xem là đúng đắn đối
với công ty này nhưng sẽ không đúng đắn chút nào ở một công ty khác vì mỗi công ty
có một tiềm lực vốn khác nhau, khả năng quản lý khác nhau, mức rủi ro khác nhau…
đó là chưa kể ở từng thời điểm khác nhau, mỗi công ty cần phải xem xét lại các quyết
định đầu tư của mình vì những yếu tố của môi trường vĩ mô đã thay đổi nên sẽ tác
động đến các dòng thu và chi của quyết định đầu tư. Đầu tư có thể là đầu tư dài hạn
(còn gọi là đầu tư thực) cũng có thể là đầu tư ngắn hạn (còn gọi là đầu tư tài chính).
Quyết định đầu tư được đề cập ở đây với ý nghĩa chủ yếu là đầu tư dài hạn.

Trong công ty bảo hiểm, quyết định đầu tư thường được biết đến không chỉ là sử dụng
nguồn vốn huy động được thông qua các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư trở lại vào nền
kinh tế bằng việc mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động
sản, cho vay, gởi tiết kiệm… mà quyết định đầu tư còn thể hiện ở việc công ty nên
thiết kế và bán các sản phẩm nào, với mức phí bao nhiêu, thời hạn bao lâu, …. Cũng
như các công ty khác khi đưa ra quyết định đầu tư nên sản xuất sản phẩm nào bằng các
nghiên cứu khảo sát thị trường thì các công ty bảo hiểm để biết được nên thiết kế các
sản phẩm nào, họ cũng có những nghiên cứu rất nghiêm túc về nhu cầu của khách
hàng, tiềm năng thị trường và điều kiện kinh tế – xã hội để có thể tung ra loại sản
phẩm mới. Rõ ràng, các chi phí cho việc thiết kế những sản phẩm này không phải là ít.

158

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Vì vậy, nếu quyết định đầu tư được đưa ra là không đúng đắn thì sản phẩm sẽ không
tiêu thụ hoặc tiêu thụ được rất ít, hâu quả là vốn bỏ ra để đầu tư thiết kế sản phẩm
không thu hồi được thì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà công ty đặt ra cũng sẽ không
đạt được.

Một công ty sau khi sản xuất và bán sản phẩm cho người tiêu dùng thì trách nhiệm của
công ty này xem như kết thúc (giả sử các khách hàng đều hài lòng với sản phẩm mà
công ty cung cấp), đồng thời, kết thúc quá trình sản xuất họ sẽ biết được chính xác chi
phí đã tiêu hao để sản xuất sản phẩm đó là bao nhiêu và khi thu được tiền bán hàng họ
sẽ biết ngay lãi hay lỗ từ quá trình tiêu thụ. Nhưng đối với công ty bảo hiểm, sau khi
bán sản phẩm và thu được tiền, trách nhiệm của công ty bảo hiểm chưa kết thúc mà chỉ
mới bắt đầu. Bởi vì sản phẩm bảo hiểm là cam kết của công ty bảo hiểm sẽ chi trả (bồi
thường) khi có sự kiện bảo hiểm (rủi ro) xảy ra. Như vậy, chỉ sau khi chi trả hết cho
các khiếu nại phát sinh từ những hợp đồng ký kết trong năm tài chính thì lúc này trách
nhiệm của công ty bảo hiểm mới xem như kết thúc và cũng sau khi chi trả hết cho các
khiếu nại phát sinh từ những hợp đồng ký kết trong năm tài chính thì lúc này công ty
bảo hiểm mới xác định được kết quả kinh doanh của mình. Vậy khi nào phát sinh
những khiếu nại và thời điểm phát sinh những khiếu nại có trùng với thời điểm kết
thúc năm tài chính hay không?

Câu trả lời là, đối với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, thời điểm phát sinh các
khiếu nại phát sinh từ những hợp đồng đã ký kết có thể trùng đúng vào năm tài chính
ký kết hợp đồng nhưng cũng thể không trùng vào năm tài chính ký kết hợp đồng, mà
thời điểm khiếu nại sẽ phát sinh vào năm tài chính sau. Đối với các hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ, thì tất cả các hợp đồng đều có thời hạn tối thiểu là 5 năm nên trách nhiệm chi
trả cho các hợp đồng này chắc chắn sẽ phát sinh vào những năm tài chính sau. Từ đây
ta thấy việc xác định kết quả kinh doanh (xác định lãi, lỗ) của công ty bảo hiểm vào
cúôi năm tài chính nào đó chỉ là tạm thời mà kết quả chính xác còn phải xem xét một
giai đoạn nữa trong tương lai.

Do phí bảo hiểm – giá bán sản phẩm bảo hiểm – được thu trước trong năm tài chính
này, chi trả cho những khiếu nại phát sinh trong năm tài chính sau nên để có tiền chi
trả ở những năm sau, công ty bảo hiểm cần phải chuyển một phần phí đã thu trong
năm này sang năm sau, điều này đã hình thành nên dự phòng nghiệp vụ trong các công
ty bảo hiểm. Nhưng từ đây lại có thể phát sinh rủi ro là dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
159

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
trích lập cho năm sau không đủ chi trả cho những khiếu nại xảy ra trong năm sau.
Nguyên nhân của vấn đề này trước hết có thể là do định phí không chính xác, do các
biến động trên thị trường tài chính làm danh mục đầu tư của công ty bị lỗ, hoặc có thể
là dự phòng trích lập không đầy đủ hoặc là do tổn thất quá lớn … hậu quả của vấn đề
này sẽ làm cho công ty bảo hiểm không có khả năng thanh toán cho khách hàng.

Để ngăn ngừa và giải quyết hậu quả của rủi ro này các công ty bảo hiểm đã tiến hành
tái bảo hiểm. Đối với nhiều người, tái bảo hiểm là một lĩnh vực lạ và ít người biết đến
trong ngành bảo hiểm. Tái bảo hiểm có thể xem như là bảo hiểm của các hợp đồng bảo
hiểm, vì vậy nó là một công cụ quan trọng cho quản trị rủi ro lẫn quản trị tài chính. Về
mặt quản trị rủi ro, tái bảo hiểm có thể bảo vệ công ty bảo hiểm khỏi những rủi ro bảo
hiểm mà họ nhận – đó là khả năng sản phẩm của công ty bảo hiểm không tiến hành
được như mong đợi. Về mặt quản trị tài chính, tái bảo hiểm có thể giúp công ty bảo
hiểm ổn định dòng chi bồi thường của họ trong bất cứ một năm nhất định nào, và vì
vậy tái bảo hiểm có thể tác động rất lớn đến khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán
của công ty bảo hiểm. Vấn đề còn lại là nên đưa ra quyết định tái bảo hiểm như thế
nào? Nên chọn những công ty tái bảo hiểm nào? Phương thức tái bảo hiểm nào? Mức
giữ lại là bao nhiêu? Đây cũng là một khía cạnh trong quyết định đầu tư mà các giám
đốc tài chính của các công ty bảo hiểm cần phải lưu tâm.

Như vậy, mục tiêu tài chính của công ty công ty bảo hiểm không chỉ là tối đa hóa lợi
nhuận mà do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh của mình – lĩnh vực kinh doanh rủi ro –
mà mục tiêu tài chính của công ty bảo hiểm còn cần phải hướng đến phải đảm bảo
được khả năng thanh toán cho những cam kết của mình. Thách thức chủ yếu đặt ra
cho giám đốc tài chính tại các công ty bảo hiểm là làm sao đáp ứng đồng thời hai mục
tiêu này vì bản chất của hai mục tiêu này là đối lập nhau. Thực tế đã chứng minh, rất
nhiều công ty bảo hiểm đã và đang hoạt động rất thành công trên thế giới như
Prudential, AIG, … điều này cũng có nghĩa là mặc dù mục tiêu là đối lập nhau nhưng
nếu giám đốc tài chính của các công ty bảo hiểm biết cách quản lý thì các mục tiêu đối
lập này vẫn có thể “chung sống hòa bình” để đưa công ty phát triển.

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán theo nghĩa chung là khả năng công ty đáp ứng ngay các nghĩa vụ
tài chính phát sinh. Đối với công ty bảo hiểm, khả năng thanh toán mang một ý nghĩa
cụ thể hơn, nó đề cập đến khả năng duy trì vốn là lợi nhuận để lại cao hơn mức tiêu
160

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
chuẩn tối tiểu về vốn và lợi nhuận để lại theo luật định. Vì mức tiêu chuẩn tối thiểu
này là một yêu cầu mang tính pháp lý, nên khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm
đôi khi được gọi là khả năng thanh toán pháp định. Tại một số nứơc khả năng thanh
toán được gọi là tỷ lệ an toàn vốn. Tại Việt Nam, chỉ tiêu này được gọi là chủ tiêu khả
năng thanh toán. Việc không đáp ứng được tiêu chuẩn này có thể dẫn đến việc các cơ
quan quản lý bảo hiểm của Chính phủ đặt công ty trong tình trạnh bị kiểm soát. Việc
thiếu khả năng duy trì mức tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc về vốn và lợi nhuận để lại của
một công ty bảo hiểm được gọi là mất khả năng thanh toán.

Tiêu chuẩn tối thiểu pháp định về vốn và lợi nhuận để lại thay đổi giữa các công ty bảo
hiểm và được dựa trên cơ sở mức độ rủi ro gắn với các hoạt động đầu tư của các công
ty bảo hiểm và các sản phẩm kinh doanh cụ thể mà công ty bảo hiểm đó cung cấp. Một
công ty thực hiện các hoạt động đầu tư có nhiều rủi ro hơn sẽ có một tiêu chuẩn tối
thiểu pháp định về vốn là lợi nhuận để lại cao hơn so với một công ty bảo hiểm khác.
Bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn về mức vốn và lợi nhuận để lại tối thiểu dựa trên rủi ro
như vậy, kết hợp với quan điểm thận trọng thể hiện trong việc định ra các mức dự trữ
chính sách pháp định, cơ quan quản lý bảo hiểm của chính phủ đã cố gắng đảm bảo
rằng mỗi công ty bảo hiểm có đủ nguồn lực để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đúng
hạn.

Khả năng sinh lợi

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu với chi phí. Một công ty tạo ra lợi nhuận
ổn định có thể đứng vững trong kinh doanh và hơn thế nữa sẽ tăng trưởng và tăng giá
trị cho công ty. Sự tăng lên giá trị của công ty thể hiện ở việc tăng lên của giá cổ phiếu
công ty và khoản mục vốn và lợi nhuận để lại trên bảng cân đối kế toán. Trái lại, một
công ty gánh chịu những khoản lỗ thường xuyên thì sớm hay muộn cũng sẽ phải
ngừng kinh doanh.

Mặc dù khả năng sinh lợi có thể đạt được và đo lường trong một thời kỳ ngắn hạn,
nhưng các công ty bảo hiểm luôn nổ lực theo đuổi khả năng sinh lời dài hạn khả năng
sinh lời dài hạn giúp cho một công ty bảo hiểm có thể:

- Có các nguồn tài chính để tài trợ đầu tư,

- Trả lãi cho các hợp đồng có chia lãi (đối với bảo hiểm nhân thọ)

161

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Trả cổ tức cho các cổ đông và tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu đối với các nhà
đầu tư.

- Nâng cao xếp hạng từ các Tổ chức xếp hạng tín nhiệm

- Cung cấp nguồn tài chính cho việc phát triển sản phẩm và các kênh phân phối.

- Cung cấp nguồn tài chính để mở rộng và mua lại công ty khác.

Báo cáo thu nhập cung cấp một số thông tin về khả năng sinh lời của công ty bảo
hiểm, ít nhất là trong một kỳ ngắn hạn bởi vì báo cáo thu nhập cho biết lãi hay lỗ của
công ty trong thời kỳ cụ thể. Tuy nhiên báo cáo thu nhập không thể cho biết những
thông tin về khả năng sinh lời của công ty trong dài hạn. Để đánh giá khả năng sinh lời
trong dài hạn, các công ty dựa vào bảng cân đối kế toán.

Thước đo khả năng sinh lời trên vốn và lợi nhuận để lại là tỷ suất sinh lợi trên vốn
(ROE), đây là tỷ lệ so sánh giữa lợi nhuận thu được với vốn đã bỏ ra trong cùng thời
kỳ.

Lợi nhuận đạt được


Tỷ suất sinh lợi trên vốn (ROE) =
Vốn và lợi nhuận để lại (vốn chủ sở hữu)

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu thể hiện công ty bảo hiểm đã sử dụng vốn chủ sở
hữu hiệu quả đến mức nào trong việc tạo ra lợi nhuận. Nhìn chung ROE càng cao thì
công ty sử dụng càng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận.

Các nguồn thu nhập và chi phí của ngành bảo hiểm
Có hai loại nguồn thu chủ yếu của công ty bảo hiểm là thu nhập về phí bảo hiểm và
thu nhập về đầu tư. Một bộ phận nhỏ nhưng đang tăng dần cấu thành thu nhập cho các
công ty bảo hiểm là từ việc cung cấp các dịch vụ cho các công ty bảo hiểm khác để thu
phí. Tiêu biểu cho những dịch vụ này liên quan đến một dịch vụ cung cấp đặc biệt của
công ty bảo hiểm như là xử lý khiếu nại, xử lý dữ liệu cho những công ty bảo hiểm
khác.

Về dòng chi, có ba loại dòng chi chủ yếu trên báo cáo thu nhập của các công ty bảo
hiểm là:
162

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Thanh toán tiền bảo hiểm

- Chi phí đầu tư

- Chi phí hoạt động

Loại lớn nhất của dòng chi của ngành là thanh toán tiền bảo hiểm của hợp đồng.
Thông thường, những khoản thanh toán này chiếm từ 60-70% trong tổng dòng chi của
các công ty bảo hiểm.

Dòng chi có cơ hội tốt nhất để kiểm soát là các chi phí hoạt động của công ty. Các chi
phí họat động chiếm khoảng 15-20% trong tổng dòng chi của các công ty bảo hiểm.

Không giống như hầu hết các ngành khác, các công ty bảo hiểm có dịch vụ thanh toán
cho các khoản nợ rất thấp. Các công ty bảo hiểm phát hành ít hoặc là không có các
khoản nợ truyền thống (trái phiêú công ty). Vì vậy, việc thanh toán lại cho các chủ nợ
về nợ gốc và lãi suất là phần chi phí thường không xuất hiện trong báo cáo dòng chi
của các công ty bảo hiểm. Thực tế thì chủ yếu các công ty bảo hiểm cho các công ty
khác vay. Tuy nhiên, đôi khi các công ty bảo hiểm vay quỹ để mua lại hay hợp nhất
các cơ sở kinh doanh.

Sơ lược về tài sản có và tài sản nợ của ngành bảo hiểm

Những tài sản có chủ yếu của các công ty bảo hiểm là các tài sản tài chính khác nhau
trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm này. Tài sản nợ chủ yếu là các quỹ dự
phòng mà các công ty bảo hiểm phải thiết lập để đảm bảo cho các trách nhiệm theo
hợp đồng đã ký kết với khách hàng

Tình hình đầu tư

Các công ty bảo hiểm là các nhà đầu tư thường xuyên và là nhà cung cấp vốn chủ yếu
trên thị trường vốn. (thị trường vốn là thị trường tài chính cho các quỹ dài hạn). Các tài
sản tài chính mà một công ty có thể nắm giữ bao gồm:

● Chiếm tỷ trọng lớn hơn là các công cụ nợ (trái phiếu công ty, trái phiêú chính
phủ, các khoản thế chấp và hợp đồng cho vay) so với các chứng khoán vốn (cổ phiếu
và tài sản thực). Ở Mỹ trong năm 1994 đầu tư vào chứng vốn khoán chỉ chiếm khoảng
17% trong tổng tài sản có, trong khi đầu tư vào các công cụ nợ khác chiếm trên 77%
trong tổng tài sản. Ở Canada, trong năm 1994 đầu tư vào chứng khoán vốn chiếm
khoảng 19% trong tổng tài sản của các công ty bảo hiểm, trong khi các công cụ nợ
163

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
chiếm 73%. Bởi vì, trách nhiệm của các công ty bảo hiểm nhân thọ thường dài hạn,
các công ty bảo hiểm thông thường nắm giữ các tài sản có dài hạn để đảm bảo cho các
trách nhiệm này.

● Những hợp đồng cho vay theo đơn bảo hiểm được xem như là một loại hình
đầu tư. Đối với các công ty bảo hiểm của Mỹ, những khoản cho vay này chiếm tỷ
trọng hơn 4% trong tổng tài sản đầu tư – một tỷ lệ lớn hơn so với tài sản thực. Ở
Canada, điều này ngược lại, các hợp đồng cho vay theo đơn bảo hiểm chỉ chiếm
khoảng 2% trong tổng tài sản đầu tư, một tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với đầu tư vào tài
sản thực.

Sơ lược về tài sản nợ của ngành

Như chúng ta đã đề cập ở trên, các tài sản nợ chủ yếu của các công ty bảo hiểm
bao gồm hầu hết là các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Bên cạnh dự phòng nghiệp vụ, những
tài sản nợ khác của các công ty bảo hiểm bao gồm lũy kế lợi nhuận chia cho các hợp
đồng, các quỹ dành cho chi trả lợi nhuận cho các hợp đồng trong năm, những chi phí
phải gánh chịu, quỹ dự phòng ủy thác cho những dao động giá trị của các chứng
khoán, khiếu nại chưa thanh toán và các khoản phí bảo hiểm đã trả trước.

5.2. KHÁI NIỆM VỀ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ


Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ có liên quan đến từng nghiệp vụ được trích
lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã
được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. Dự phòng
nghiệp vụ là quỹ đặc trưng riêng có của các công ty bảo hiểm.

Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ có ba đặc trưng sau đây:

● Thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là dài hạn, tối thiểu là 5
năm;

● Rủi ro được đảm bảo bởi các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường thay đổi theo
thời gian, rõ ràng biến cố sống hay tử vong thay đổi theo từng năm;

● Phí bảo hiểm nhân thọ thường được thu san bằng đều trong suốt thời hạn của
hợp đồng.

164

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Do phí bảo hiểm nhân thọ được thu san bằng đều trong suốt thời hạn dài của hợp đồng
trong khi rủi ro lại thay đổi theo từng năm, điều này đã tạo ra khoản chênh lệch về phí
bảo hiểm san bằng hàng năm với phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro mỗi năm, khoản
chênh lệch về phí bảo hiểm này là một số dương (> 0) ở những năm đầu và là một số
âm (< 0) ở những năm sau. Khoản chênh lệch dương về phí bảo hiểm ở những năm
đầu không được xem là lợi nhuận của các công ty bảo hiểm nhân thọ mà khoản chênh
lệch dương này phải được tích lũy lại với mục đích bù đắp cho phần phí bị thiếu hụt ở
những năm sau. Quá trình tích lũy phí ở những năm đầu và sử dụng khoản phí tích lũy
được để bù đắp phí thiếu hụt ở những năm sau đã hình thành nên dự phòng nghiệp vụ
của các sản phẩm bảo hiểm (tử kỳ). Đồ thị 5.1 và 5.2 sau đây sẽ minh họa cho lập luận
này:

165

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Đồ thị 5.1. Phí san bằng (phí quân bình) và phí tương ứng rủi ro mỗi năm (phí tự nhiên) của
sản phẩm bảo hiểm tử kỳ

Đồ thị 5.2. Dự phòng sản phẩm tử kỳ

Các đặc trưng của công ty bảo hiểm phi nhân thọ lại trái ngược với đặc trưng của các
công ty bảo hiểm nhân thọ, đó là:

● Thời hạn của các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường là ngắn hạn, từ một
năm trở lại:

● Rủi ro được đảm bảo bởi các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ xem như không
thay đổi theo thời gian;

● Phí bảo hiểm phi nhân thọ thường được thu hết một lần ngay sau khi ký hợp
đồng.

166

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Do các hợp đồng bảo hiểm được ký kết vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm
với nhiều thời hạn khác nhau nên chắc chắn vào thời điểm kết thúc năm tài chính sẽ
còn nhiều hợp đồng mà hiệu lực của nó chưa kết thúc. Theo yêu cầu của công tác kế
toán, vào thời điểm kết thúc năm tài chính cần phải xác định kết quả kinh doanh
trong năm, lúc này công ty bảo hiểm phi nhân thọ không được tính hết số phí đã thu
vào kết quả của năm tài chính này mà chỉ được tính phần phí tương ứng với thời gian
hiệu lực của năm tài chính này, còn phần phí tương ứng với thời gian hiệu lực kéo
dài trong năm tài chính sau sẽ được chuyển sang năm sau. Tập hợp tất cả các khoản
phí chuyển sang năm sau sẽ hình thành nên dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng
bảo hiểm phi nhân thọ. Dự phòng này được sử dụng để chi trả cho những khiếu nại
có thể phát sinh trong năm tài chính sau từ những hợp đồng được ký kết trong năm
tài chính trước. Đồ thị 5.3 sau đây sẽ minh họa cho lập luận này.

Đồ thị 5.3. Dự phòng phí chưa được hưởng trong công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Thời điểm ký hợp đồng Thời điểm kết thúc năm tài chính Thời điểm đáo hạn

1/3/n 31/12/n 1/3/n+1


10 tháng 2 tháng

Giả sử một hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn cho một ngôi nhà được ký kết vào thời điểm
1/3/n, thời hạn một năm, số phí bảo hiểm thu được ngay sau khi ký hợp đồng cho thời
hạn bảo hiểm một năm là 600$ (đã trừ chi phí phát hành hợp đồng). Nếu đến ngày
31/12/n, rủi ro vẫn chưa xảy ra thì khi xác định kết quả kinh doanh của năm tài chính
n, công ty bảo hiểm chỉ được phép tính vào kết quả kinh doanh của năm này số phí
tương ứng với thời hạn là 10 tháng, cụ thể là:

600$
x 10 tháng = 500$
12 tháng

Và phải chuyển số phí tương ứng với thời gian hiệu lực còn kéo dài trong năm (n+1) là
2 tháng nữa, cụ thể là:

600$
x 2 tháng = 100$
12 tháng

167

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Một chú ý là vào thời điểm 31/12, sẽ có rất nhiều hợp đồng mà thời hạn hiệu lực chưa
kết thúc. Cứ mỗi hợp đồng, công ty bảo hiểm phải xác định số phí tương ứng với thời
hạn hiệu lực còn lại để chuyển sang năm tài chính sau. Tập hơp tất cả các khoản phí
chuyển sang năm sẽ hình thành nên dự phòng nghiệp vụ (trong trường hợp này, cụ thể
là dự phòng phí chưa được hưởng). Nếu trong năm tài chính sau, rủi ro xảy ra từ
những hợp đồng được ký kết trong năm tài chính trước, công ty sẽ lấy khoản dự phòng
này để chi trả bồi thường. Một điểm cần lưu ý nữa trong công thức trên đây, nếu lấy số
phí thu được trong suốt thời hạn một năm của hợp đồng chia (÷) cho 12 tháng, sẽ ra ra
kết quả số phí bình quân mỗi tháng. Nếu phí bảo hiểm mỗi tháng là như nhau, cũng có
nghĩa là rủi ro không thay đổi qua các tháng. Điều này là phù hợp với đặc trưng thứ hai
của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ được đề cập trên đây. Trong thực tế, không phải
lúc nào rủi ro cũng không đổi trong thời hạn bảo hiểm. Ví dụ, trước đây được sử dụng
để sinh hoạt gia đình, nhưng đến tháng 10 năm n, chủ nhà thay đổi mục đích sử dụng
là cho thuê căn nhà này để làm kho chứa hàng và hàng hoá là những vật dễ gây cháy
như vải, đại lý gas… rõ ràng, vào thời điểm này rủi ro hoả hoạn của ngôi nhà đã gia
tăng đáng kể. Nếu công ty bảo hiểm không biết được những thay đổi này và vẫn trích
dự phòng theo số phí thu được ban đầu thì khoản dự phòng này chắc chắn sẽ không đủ
đảm bảo cho trách nhiệm có thể phát sinh. Ngược lại, nếu công ty bảo hiểm biết được
những thay đổi này, thì chắc chắn công ty bảo hiểm phải định lại phí bảo hiểm và phải
tính dự phòng trên cơ sở số phí bảo hiểm mới này.

5.3.PHÂN LOẠI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LẬP QUỸ DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ
5.3.1. Các loại quỹ dự phòng nghiệp vụ
Dự phòng nghiệp vụ bao gồm các loại quỹ khác nhau. Tùy theo tính chất loại hình
kinh doanh của công ty bảo hiểm mà dự phòng nghiệp vụ bao gồm các quỹ cơ bản sau
đây:

● Đối với các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ
bao gồm:

- Dự phòng phí cho trách nhiệm chưa hoàn thành (gọi tắt là dự phòng phí): được sử
dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp
đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo.

168

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (gọi tắt là dự phòng bồi
thường): được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm
bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được
giải quyết.

- Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất (gọi tắt là dự phòng dao
động lớn): được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất
lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự
phòng phí và dự phòng bồi thường không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần
trách nhiệm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm.

● Đối với các công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, dự phòng nghiệp vụ bao
gồm:

- Dự phòng toán học: là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và
giá trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền
bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

- Dự phòng phí chưa được hưởng: áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
có thời hạn dưới 1 năm, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian
còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo.

- Dự phòng bồi thường: được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.

- Dự phòng chia lãi: được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận
với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.

- Dự phòng bảo đảm cân đối: được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật.

5.3.2. Phương pháp trích lập quỹ dự phòng vụ nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
5.3.2.1. Phương pháp trích lập dự phòng phí
Thông thường các hợp đồng do công ty bảo hiểm phát hành nằm rải rác trong
năm. Như vậy thời hạn hiệu lực hợp đồng sẽ vượt quá 31/12 là thời điểm kết thúc năm
tài chính. Trong trường hợp này một phần trong tổng số phí bảo hiểm thu được năm
nay là thuộc về năm sau, do đó trách nhiệm của nhà bảo hiểm vẫn còn kéo dài cho đến
hết hạn hợp đồng. Như vậy nhà bảo hiểm cần phải có khoản dự phòng phí cho các
169

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
trách nhiệm chưa hoàn thành trong năm tài chính. Tuy nhiên có một số hợp đồng bảo
hiểm được công ty phát hành với thời hạn hiệu lực từ 1/1 đến 31/12 của năm tài chính,
trách nhiệm của nhà bảo hiểm đối với loại hợp đồng này chấm dứt trong năm, do đó
không cần phải lập dự phòng.

▪ Nếu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm kết thúc trong thời gian từ 1/1/ đến
31/12, lúc này công ty bảo hiểm không cần lập dự phòng phí

▪ Nếu hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm kết thúc vượt quá thời điểm 31/12: có 2
phương pháp trích lập dự phòng phí theo thông lệ quốc tế:

Phương pháp 36%


Phương pháp này dựa theo thống kê của ngành bảo hiểm Châu Âu. Theo thống kê,
trong 1000 $ phí bảo hiểm sẽ được sử dụng để trang trãi cho các chi phí:

- Hoa hồng: 200 $


- Chi phí thiết lập hợp đồng 80 $
Chi phí phát hành hợp đồng: 280 $
- Phí thuần: 660 $
- Chi phí quản lý liên tục: 60 $

Chi phí thường xuyên trong thời gian hiệu lực: 720 $

Phương pháp này có một giả định là bất kỳ hợp đồng phát hành với một thời hạn
nào đó trong năm thì một nữa thời hạn hiệu lực là của năm tài chính này, còn một nữa
thời hạn hiệu lực là chuyển sang năm tài chính sau. Trên cơ sở giả định này, ta có thể
dễ dàng tính được dự phòng phí cho từng loại hợp đồng như sau:

- Đối với hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực một năm

Do một nữa thời hạn hiệu lực là chuyển sang năm sau nên lẻ ra phải chuyển sang năm
sau 50% phí thu được. Nhưng vì 28% phí bảo hiểm là phải chi ngay khi phát hành hợp
đồng nên chỉ còn một nữa của 72% chuyển sang niên độ sau nghĩa là bảo hiểm chỉ
chịu trách nhiệm cho 36% phần phí bảo hiểm phát hành trong năm. Một cách lý tưởng,
hợp đồng bảo hiểm cần phải được ký kết vào thời điểm 1/7/n, thời hạn 1 năm thì đến
31/12 nếu rủi ro chưa xảy ra thì hiệu lực lúc này đã kéo dài được 6 tháng, 6 tháng hiệu
lực còn lại nằm trong năm tài chính (n+1). Vậy thời điểm 31/12/n công ty bảo hiểm sẽ
trích 36% phí thu được của hợp đồng này để lập dự phòng phí.
170

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Tuy nhiên, không phải tất cả hợp đồng bảo hiểm thời hạn hiệu lực 1 năm đều
được ký kết vào thời điểm 1/7 mà sẽ có những hợp đồng được ký kết vào tháng 1, 2, 3
…hoặc tháng 10, tháng 11, tháng 12. Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết vào tháng 1,
hiệu lực một năm thì sẽ hết hạn vào tháng 1 năm sau, nghĩa là hiệu lực chuyển sang
năm sau chỉ một tháng. Vậy thì dự phòng phí chỉ cần trích lập cho thời hạn một tháng.
Nhưng theo phương pháp này vẫn phải trích lập 36% phí thu được trong tháng 1 để
chuyển sang năm sau cho thời hạn một tháng. Nếu vậy, dự phòng phí sẽ nhiều hơn so
với thời hạn. Nhưng khoản dự phòng phí nhiều hơn này dùng để bù đắp cho dự phòng
của những hợp đồng được ký kết vào tháng 12. Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết
vào tháng 12, hiệu lực một năm thì sẽ hết hạn vào tháng 12 năm sau, nghĩa là hiệu lực
chuyển sang năm sau là 11 tháng. Vậy thì dự phòng phí cần phải trích lập cho thời hạn
mười một tháng. Nhưng theo phương pháp này vẫn phải trích lập 36% phí thu được
trong tháng 12 để chuyển sang năm sau cho thời hạn mười một tháng. Nếu vậy, dự
phòng phí sẽ ít hơn so với thời hạn. Nhưng khoản dự phòng phí bị thiếu hụt này sẽ
được bù đắp bởi dự phòng của những hợp đồng được ký kết vào tháng 1. Tương tự
như thế, dự phòng phí của tháng 2 bù đắp cho phần dự phòng phí bị thiếu hụt của
tháng 11, dự phòng phí của tháng 3 bù đắp cho phần dự phòng phí bị thiếu hụt của
tháng 10…. Một cách tổng quát, để tính dự phòng phí cho các hợp đồng bảo hiểm có
thời hạn một năm, công ty bảo hiểm sẽ lấy phí bảo hiểm của những hợp đồng được ký
kết trong năm, có thời hạn một năm nhưng tính đến thời điểm 31/12 rủi ro vẫn chưa
xảy ra nhân (x) với tỷ lệ phí chuyển sang năm sau là 36%.

Và từ đây ta dễ dàng nhận thấy phương pháp này chỉ được áp dụng phù hợp đối
với các công ty bảo hiểm có tình hình thu phí (hay số hợp đồng ký kết được) không có
sai biệt nhiều giữa các tháng. Nếu một công ty bảo hiểm có số phí thu được tập trung
rất lớn ở những tháng đầu năm và rất thấp ở những tháng cuối năm thì dự phòng phí
trích lập theo phương pháp này sẽ không chính xác, nghĩa là độ lớn của dự phòng phí
trích lập được sẽ nhiều hơn so với trách nhiệm cần phải có và ngược lại.

- Đối với hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực 6 tháng

Những hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 6 tháng nhưng được ký kết vào các thời điểm
tháng 1 đến tháng 6, lúc này công ty bảo hiểm không cần lập dự phòng phí vì trách
nhiệm của công ty bảo hiểm đã kết thúc ngay trong năm tài chính đó. Vậy chỉ cần trích
lập dự phòng phí cho những hợp đồng bảo hiểm bảo hiểm có thời hạn 6 tháng được ký
171

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
kết vào tháng 7 đến tháng 12. Do một nữa thời hạn hiệu lực là của năm tài chính này,
còn một nữa thời hạn hiệu lực là chuyển sang năm tài chính sau nên lý tưởng nhất là
hợp đồng bảo hiểm cần phải ký kết vào thời điểm 1/10 của năm để đến thời điểm kết
thúc năm tài chính, hiệu lực bảo hiểm đã kéo dài được 3 tháng và 3 tháng hiệu lực còn
lại kéo dài trong năm tài chính sau, lúc này ta không chuyển sang năm sau 50% phí thu
được mà chỉ chuyển sang năm sau 36% phí thu được để lập dự phòng phí cho thời hạn
3 tháng.

Tuy nhiên, không phải tất cả hợp đồng bảo hiểm thời hạn hiệu lực 6 tháng đều được ký
kết vào thời điểm 1/10 mà sẽ có những hợp đồng được ký kết vào tháng 7, 8, 9 …hoặc
tháng 10, tháng 11, tháng 12. Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết vào tháng 7, hiệu
lực 6 tháng thì sẽ hết hạn vào tháng 1 năm sau, nghĩa là hiệu lực chuyển sang năm sau
chỉ một tháng. Vậy thì dự phòng phí chỉ cần trích lập cho thời hạn một tháng. Nhưng
theo phương pháp này vẫn phải trích lập 36% phí thu được trong tháng 7 để chuyển
sang năm sau cho thời hạn một tháng. Nếu vậy, dự phòng phí sẽ nhiều hơn so với thời
hạn. Nhưng khoản dự phòng phí nhiều hơn này dùng để bù đắp cho dự phòng của
những hợp đồng được ký kết vào tháng 12. Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết vào
tháng 12, hiệu lực 6 tháng thì sẽ hết hạn vào tháng 5 năm sau, nghĩa là hiệu lực chuyển
sang năm sau là 5 tháng. Vậy thì dự phòng phí cần phải trích lập cho thời hạn 5 tháng.
Nhưng theo phương pháp này vẫn phải trích lập 36% phí thu được trong tháng 12 để
chuyển sang năm sau cho thời hạn 5 tháng. Nếu vậy, dự phòng phí sẽ ít hơn so với thời
hạn. Nhưng khoản dự phòng phí bị thiếu hụt này sẽ được bù đắp bởi dự phòng của
những hợp đồng được ký kết vào tháng 7.

Tương tự như thế, dự phòng phí của tháng 8 bù đắp cho phần dự phòng phí bị thiếu hụt
của tháng 11, dự phòng phí của tháng 9 bù đắp cho phần dự phòng phí bị thiếu hụt của
tháng 10…. Một cách tổng quát, để tính dự phòng phí cho các hợp đồng bảo hiểm có
thời hạn 6 tháng, công ty bảo hiểm sẽ lấy phí bảo hiểm của những hợp đồng được ký
kết trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 12, có thời hạn 6 tháng nhưng tính đến thời
điểm 31/12 rủi ro vẫn chưa xảy ra nhân (x) với tỷ lệ phí chuyển sang năm sau là 36%.

- Đối với hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực 3 tháng

Lập luận tương tự như các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn một năm và 6 tháng, ta sẽ
dễ dàng biết được dự phòng phí cho những hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 3 tháng
được tính theo tỷ lệ 36% phí bảo hiểm của 3 tháng cuối năm.
172

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

- Đối với hợp đồng có hiệu lực 1 tháng

Dự phòng phí sẽ là 36% phí bảo hiểm của tháng 12.

Chú ý: Phương pháp 36 % chỉ đúng với các điều kiện sau:

− Các yếu tố của phí phải phù hợp với cơ cấu phí như trên, nghĩa là phương
pháp này có thể có một tên gọi theo một tỷ lệ khác phụ thuộc vào cơ cấu phí của
nghiệp vụ. Thí dụ, một nghiệp vụ bảo hiểm có cơ cấu phí là 25% – 75%, thì dự
phòng phí được tính theo tỷ lệ 37,5% hoặc một nghiệp vụ khác có cơ cấu phí là 15%
– 85% thì dự phòng phí được tính theo tỷ lệ 42,5%.

− Phân bố phí phải đều trong năm, để đảm bảo dự phòng phí được trích lập
đúng và đủ so với trách nhiệm của công ty bảo hiểm ở năm tài chính sau.

− Phí thuần không thay đổi trong trong suốt kỳ hạn bảo hiểm.

Đồ thị 5.4. Dự phòng phí theo phương pháp 36%

Thời điểm kết thúc năm tài chính


1000

Dự phòng phí

173

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

1/7/n 31/12/n

Phương pháp 1/24

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp thu phí bảo hiểm không phân bố đều
trong năm. Một giả định của phương pháp này là tất cả các hợp đồng phát hành trong
một tháng được phân phối đều đặn cho tháng đó giống như công ty chỉ phát hành có
một hợp đồng với trị giá bằng tổng số phí bảo hiểm trong tháng và ngày phát hành
hợp đồng là ngày 15 của tháng đó. Trên cơ sở giả định này, ta có thể tính được hệ số
của dự phòng phí cho các hợp đồng với những thời hạn khác nhau như sau:

● Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn một năm

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 1: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/1 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 15 ngày, tương đương với 0.5 tháng. Dự phòng phí cho thời
hạn 15 ngày được tính theo hệ số:
0.5 tháng 1
=
12 tháng 24

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 2: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/2 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 45 ngày, tương đương với 1.5 tháng. Dự phòng phí cho thời
hạn 1.5 tháng được tính theo hệ số:
1.5 tháng = 3
174

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
12 tháng 24
- Cứ tiếp tục làm như vậy cho các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong tháng
3,4…

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 12: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/12 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 11.5 tháng. Dự phòng phí cho thời hạn 11.5 tháng được tính
theo hệ số:
11.5 tháng 23
=
12 tháng 24

● Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 6 tháng

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 7: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/1 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 15 ngày, tương đương với 0.5 tháng. Dự phòng phí cho thời
hạn 15 ngày được tính theo hệ số:
0.5 tháng 2
=
6 tháng 24

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 8: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/2 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 45 ngày, tương đương với 1.5 tháng. Dự phòng phí cho thời
hạn 1.5 tháng được tính theo hệ số:
1.5 tháng 6
=
6 tháng 24

- Cứ tiếp tục làm như vậy cho các hợp đồng bảo hiểm phát hành trong tháng 9,
10, 11…

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 12: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/6 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 5.5 tháng. Dự phòng phí cho thời hạn 5.5 tháng được tính
theo hệ số:

5.5 tháng 22
=
6 tháng 24

● Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 3 tháng


175

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 10: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/1 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 15 ngày, tương đương với 0.5 tháng. Dự phòng phí cho thời
hạn 15 ngày được tính theo hệ số:
0.5 tháng 4
=
3 tháng 24

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 11: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/2 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 45 ngày, tương đương với 1.5 tháng. Dự phòng phí cho thời
hạn 1.5 tháng được tính theo hệ số:
1.5 tháng 12
=
3 tháng 24

- Nếu hợp đồng phát hành trong tháng 12: vì xem như phát hành vào ngày 15
nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/3 của năm sau, hay hiệu lực bảo hiểm
chuyển sang niên độ sau 2.5 tháng. Dự phòng phí cho thời hạn 2.5 tháng được tính
theo hệ số:

2.5 tháng 20
=
3 tháng 24

● Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 tháng

- Chỉ tính cho hợp đồng phát hành trong tháng 12: vì xem như phát hành vào
ngày 15 nên hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào ngày 15/1 của năm sau, hay hiệu lực
bảo hiểm chuyển sang niên độ sau 15 ngày, tương đương với 0.5 tháng. Dự phòng phí
cho thời hạn 15 ngày được tính theo hệ số:
0.5 tháng 12
=
1 tháng 24

Ta tính được bảng hệ số dự phòng phí theo phương pháp 1/24 cho các hợp đồng bảo
hiểm có thời hạn 1 năm, 6 tháng, 3 tháng và 1 tháng như sau:

Tháng phát hành


Thời hạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
bảo hiểm
1 năm 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23
6 tháng 2 6 10 14 18 22
176

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
3 tháng 4 12 20
1 tháng 12

Các qui định liên quan tới hai cách tính trên:

- Việc tính toán dự phòng phí phải được áp dụng riêng cho mỗi loại bảo hiểm

- Việc tính dự phòng này không tính đến tái bảo hiểm.

- Các khoản phí bảo hiểm phát hành có hiệu lực trên một năm được tính 100% cho dự
phòng phí bảo hiểm.

177

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Đồ thị 5.5. Dự phòng phí theo phương pháp 1/24
Dự phòng phí

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Thời điểm kết thúc năm tài chính


31/12/n

Ví dụ: Có số liệu về thu nhập phí bảo hiểm của một loại nghiệp vụ trong năm tại công
ty bảo hiểm TTT như sau:
Đơn vị: 1.000 $
Thời hạn
1 năm 6 tháng 3 tháng
Tháng phát hành
1 1.080.000 108.000 12.000
2 240.000 12.000 3.600
3 264.000 36.000 3.600
4 360.000 39.000 18.000
5 180.000 24.000 2.400
6 288.000 36.000 2.400
7 360.000 96.000 13.200
8 120.000 36.000 1.200
9 132.000 24.000 2.400
10 240.000 12.000 13.200
11 180.000 18.000 2.400
12 264.000 13.200 1.200
Tổng cộng 3.708.000 199.200 16.800

Cho biết: nghiệp vụ bảo hiểm này theo thống kê có cơ cấu phí là:
- Chi phí phát hành hợp đồng: 25%
- Chi phí thường xuyên trong thời gian hiệu lực: 75%

178

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
❖ Dự phòng phí theo phương pháp 36%:
(3.708.000 +199.200 +16.800) x 37,5% = 1.471.500 $
❖ Dự phòng phí theo phương pháp 1/24:
Phí chuyển sang niên độ sau:
1.398.500 + 59.600 + 4.400 = 1.462.500 $
Trong đó:

- Phí của hợp đồng bảo hiểm thời hạn một năm:

(1080.000 x 1) + (240.000 x 3) + ... + (264.000 x 23)


= 1.398.500$
24

- Phí của hợp đồng bảo hiểm thời hạn 6 tháng:


(96.000 x 2) + (36.000 x 6) + … + (13.200 x 22)
= 59.600$
24

- Phí của hợp đồng bảo hiểm thời hạn một năm:
(13.200 x 4) + (2.400 x 12) + (1.200 x 20)
= 4.400$
24

Dự phòng phí: 1.462.500 x 75% = 1.096.875 $

Như vậy ta chọn kết quả theo phương pháp 37,5%

Chú ý: trong trường hợp giả định phát hành hợp đồng bảo hiểm vào giữa tháng thì ta
có phương pháp tính dự phòng phí 1/24. Nếu hợp đồng bảo hiểm được giả định phát
hành vào giữa quí, ta có phương tính dự phòng phí 1/8 và nếu tính theo từng ngày ta
có phương pháp tính dự phòng phí là 1/365.

Trên cơ sở cách tính dự phòng phí theo thông lệ quốc tế, ta sẽ dễ dàng theo dõi được
qui định về các phương pháp tính dự phòng phí cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ
của Việt Nam.

Qui định về phương pháp trích lập dự phòng phí cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ của
Việt Nam
❖ Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm
+ Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển,
đường sông, đường sắt và đường không: bằng 25% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc
năm tài chính của nghiệp vụ bảo hiểm này.
+ Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác: bằng 50% của tổng phí bảo hiểm giữ lại thuộc
179

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
năm tài chính của các nghiệp vụ bảo hiểm này.
❖ Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm
+ Phương pháp 1/8: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng bảo
hiểm phát hành trong một quý của doanh nghiệp bảo hiểm phân bố đều giữa các tháng
trong quý, hay nói một cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một quý cụ thể
được giả định là có hiệu lực vào giữa quý đó. Dự phòng phí chưa được hưởng sẽ được
tính theo công thức sau:
Dự phòng phí chưa được Phí bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa
= X
hưởng giữ lại được hưởng
Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012 được tính như sau:
Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày
31/12/2012:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu Tỷ lệ phí


lực bảo hiểm
Năm Quý chưa đượ
c hưởng
2013 I 1/8
II 3/8
III 5/8
IV 7/8

Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được
hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính
bằng số năm) nhân với 8. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012
của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2012 được
tính như sau:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực Tỷ lệ phí
Năm Quý bảo hiểm
chưa được
hưởng
2013 I 1/16
II 3/16
III 5/16
IV 7/16
2014 I 9/16
II 11/16
III 13/16
IV 15/16

+ Phương pháp 1/24: Phương pháp này giả định phí bảo hiểm thuộc các hợp đồng
bảo hiểm phát hành trong một tháng của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi
nhánh nước ngoài phân bổ đều trong tháng, hay nói cách khác, toàn bộ hợp đồng bảo

180

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
hiểm của một tháng cụ thể được giả định là có hiệu lực vào giữa tháng đó. Dự phòng
phí chưa được hưởng được tính theo công thức sau:
Dự phòng Tỷ lệ phí bảo
Phí bảo
phí hiểm
= hiểm X
chưa đượ chưa được
giữ lại
c hưởng hưởng

Ví dụ: Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012 được tính như sau:
Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 1 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2012:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo
Năm Tháng hiểm
chưa được
hưởng
1 1/24
2 3/24
3 5/24
4 7/24
5 9/24
6 11/24
2013
7 13/24
8 15/24
9 17/24
10 19/24
11 21/24
12 23/24

Đối với hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 1 năm: Tỷ lệ phí bảo hiểm chưa được
hưởng theo công thức trên sẽ có mẫu số bằng thời hạn của hợp đồng bảo hiểm (tính
bằng số năm) nhân với 24. Dự phòng phí chưa được hưởng tại thời điểm 31/12/2012
của hợp đồng bảo hiểm có thời hạn 2 năm và còn hiệu lực vào ngày 31/12/2012 được
tính như sau:

Thời điểm hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực Tỷ lệ phí bảo
Năm Tháng hiểm
chưa được
hưởng
1 1/48
2 3/48
3 5/48
4 7/48
5 9/48
6 11/48
2013
7 13/48
8 15/48
9 17/48
181

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
10 19/48
11 21/48
12 23/48
1 25/48
2 27/48
3 29/48
4 31/48
5 33/48
6 35/48
2014
7 37/48
8 39/48
9 41/48
10 43/48
11 45/48
12 47/48
❖ Phương pháp trích lập dự phòng phí theo từng ngày
Phương pháp này có thể được áp dụng để tính dự phòng phí chưa được hưởng đối với
hợp đồng bảo hiểm thuộc mọi thời hạn theo công thức tổng quát sau:

Dự phòng phí chưa Phí bảo hiểm giữ lại x Số ngày bảo hiểm còn lại của HĐBH
=
được hưởng Tổng số ngày bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm

❖ Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường


Ngoài các tổn thất đã bồi thường trong năm tài chính tại thời điểm kết thúc năm tài
chính, công ty bảo hiểm cần đánh giá tổng số tiền sẽ phải trả trong năm tài chính sau
cho những tổn thất đã xảy ra trong năm tài chính này nhưng chưa được bồi thường.
Các khoản tổn thất này bao gồm:
- Các khoản tổn thất đã giải quyết nhưng chưa trả.
- Các tổn thất đã khiếu nại nhưng chưa giải quyết.
- Những tổn thất chưa được biết tới: là những tổn thất chưa được khiếu nại vào
cuối năm tài chính này mà có thể sẽ đựơc khiếu nại trong năm tài chính sau.

Thông lệ quốc tế có các phương pháp tính như sau:


Phương pháp tính theo từng hồ sơ
Theo phương pháp này dự phòng cần lập bao gồm hai khoản:
+ Tổng số tổn thất phải trả: bằng cách duyệt lại tất cả hồ sơ và liệt kê theo từng nghiệp
vụ và theo niên độ xảy ra tổn thất, sẽ ước tính được con số phải bồi thường.
+ Chi phí quản lý: theo kinh nghiệm công ty bảo hiểm sẽ ước tính được khoản chi phí
này.

Phương pháp chi phí trung bình

182

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Theo phương pháp này, công ty bảo hiểm sẽ xác định theo từng niên độ giá bình quân
các khoản tổn thất từng loại:

Giá bình quân tổn thất năm Bồi thường đã trả + bồi thường còn phải trả
= Số tổn thất phát sinh trong năm trước
trước

Dự phòng bồi thường Giá bình quân Số tổn thất


= x
năm nay tổn thất năm trước phát sinh năm nay

Phương pháp nhịp độ thanh toán


Đối với mỗi thể loại bảo hiểm, qua kết quả thống kê, việc thanh toán tổn thất được sắp
xếp theo thời gian khá đều đặn.
Giả sử trong một công ty bảo hiểm có số liệu thống kê sau: Cứ trong tổng số tổn thất
(100%) đánh giá xảy ra ở năm n sẽ có x% trả trong năm n, y% trả trong năm n+1, z%
trả trong năm n+2, t% trả trong năm n+3.

183

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Ta có mô hình nhịp độ thanh toán như sau:

Tổn Giải quyết năm


thất xảy ra năm n n+1 n+2 n+3
N x% y% z% t%
n-1 y% z% t% -
n-2 z% t% - -
n-3 t% - - -

Ví dụ: Một công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhận thấy trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa
hoạn, cứ 100$ tổn thất đánh giá xảy ra có 30$ được trả ngay trong năm, 35$ trả trong
năm sau, 25$ trả sau 2 năm và 10$ trả sau 3 năm.
Giả sử vào năm n, tổng thiệt hại đã bồi thường là 113.600$, trong đó thiệt hại thuộc:
- Năm n được bồi thường là: 39.000 $
- Năm n- 1 được bồi thường là: 37.100 $
- Năm n- 2 được bồi thường là: 30.000 $
- Năm n- 3 được bồi thường là: 7.500 $
Tổng cộng 113.600 $

Ta có bảng nhịp độ thanh toán sau:


Thiệt hại xảy Giải quyết trong năm
ra trong năm n n+1 n+2 n+3
n 30% 35% 25% 10%
n-1 35% 25% 10% -
n-2 25% 10% - -
n-3 10% - - -

Như vậy tổng thiệt hại xảy ra trong niên độ:


39.000 x 100
n: = 130.000 $
30

37.100 x 100
n - 1: = 106.000 $
35

30.000 x 100
n - 2: = 120.000 $
25

7.500 x 100
n - 3: = 75.000 $
10

Vậy ta có bảng thanh toán bồi thường như sau:


Thiệt hại đã Dự phòng phải
n n+1 n+2 n+3 lập cuối năm n
184

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Thiệt hại trả năm xảy ra
năm
N 39.000 45.500 32.500 13.000 91.000
n-1 37.100 26.500 10.600 - 37.100
n-2 30.000 12.000 - - 12.000
n-3 7.500 - - - -
Tổng cộng 113.600 84.000 43.100 13.000 140.100

Dự phòng bồi thường phải lập cuối niên độ n:


140.100 $ + chi phí quản lý
Để sát với thực tế, trong cách tính toán cần chú ý đến lạm phát bằng cách nhân các
tổng số dự phòng với tỷ lệ lạm phát trung bình trong các năm sau.

Qui định về phương pháp trích lập dự phòng bồi thường cho các công ty bảo hiểm phi nhân
thọ của Việt Nam
a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi
thường
Theo phương pháp này, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phải trích lập
2 loại dự phòng:
+ Dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa được giải quyết: được
trích lập cho từng nghiệp vụ bảo hiểm theo phương pháp ước tính số tiền bồi thường
cho từng vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm đã thông báo hoặc đã yêu cầu đòi bồi
thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết.
+ Dự phòng bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm
nhưng chưa thông báo hoặc chưa yêu cầu đòi bồi thường: được trích lập cho từng
nghiệp vụ bảo hiểm theo công thức sau:

Tổng số tiền BT cho tổn


Dự phòng Số tiền Doanh thu thuần Thời gian chậm
thất đã phát sinh chưa
BT cho tổn BT hoạt động kinh yêu cầu đòi BT
thông báo hoặc chưa
thất đã phát phát doanh của năm TC bình quân của năm
yêu cầu đòi BT của 3
sinh chưa sinh hiện tại TC hiện tại
năm TC trước liên tiếp
thông báo = x của x x
hoặc chưa năm
yêu cầu đòi TC Doanh thu thuần Thời gian chậm
Tổng số tiền BT phát
BT cho năm hiện hoạt động kinh yêu cầu đòi BT
sinh của 3 năm TC
TC hiện tại tại doanh bảo hiểm của bình quân của năm
trước liên tiếp
năm TC trước TC trước

Trong đó:
- Số tiền bồi thường phát sinh của một năm tài chính bao gồm số tiền bồi thường thực
trả trong năm cộng với dự phòng bồi thường cho các yêu cầu đòi bồi thường chưa
được giải quyết tại thời điểm cuối năm.
- Thời gian chậm yêu cầu đòi bồi thường bình quân là thời gian bình quân từ khi tổn
185

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
thất xảy ra tới khi doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất hoặc hồ sơ yêu
cầu đòi bồi thường (tính bằng số ngày).

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường
Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thường cho từng nghiệp vụ
bảo hiểm dựa trên nguyên lý sử dụng số liệu bồi thường trong quá khứ để tính toán các
hệ số phát sinh bồi thường nhằm dự đoán số tiền doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
phi nhân thọ phải bồi thường trong tương lai. Để tính toán dự phòng bồi thường theo
phương pháp này, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ cần phân tích các
dữ liệu quá khứ để đảm bảo rằng việc thanh toán bồi thường qua các năm tuân theo
các quy luật ổn định và không có sự bất thường.

Ví dụ: Tính dự phòng bồi thường theo phương pháp hệ số phát sinh bồi thường cho
một nghiệp vụ bảo hiểm nhất định tại thời điểm 31/12/2012:
- Bước 1: Thống kê toàn bộ các khoản thanh toán bồi thường thực trả tới thời điểm
31/12/2012 phân theo năm xảy ra tổn thất và năm bồi thường theo bảng sau (số liệu
chỉ mang tính minh họa):

Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy Năm bồi thường


ra tổn
thất 1 2 3 4 5 6 7 8
2005 5.445 3.157 2.450 1.412 600 352 431 185
2006 5.847 3.486 1.366 848 1.045 1.054 369
2007 5.981 4.854 1.948 2.554 1.680 489
2008 7.835 4.453 3.888 3.335 2.088
2009 9.763 6.517 3.563 3.984
2010 10.745 6.184 4.549
2011 14.137 8.116
2012 15.162
Theo bảng thống kê bồi thường nêu trên (dòng 2005):
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2005 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất
xảy ra trong năm 2005 là 5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2006 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất
xảy ra trong năm 2005 là 3.157 triệu đồng.
Số tiền bồi thường thực trả trong năm 2007 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất
xảy ra trong năm 2005 là 2.450 triệu đồng.
..................
Việc thống kê số tiền bồi thường trong các năm tiếp theo cho các tổn thất xảy ra trong
năm 2005 được tiến hành tương tự như trên cho tới khi không còn khoản tiền bồi
thường nào phát sinh thêm nữa. Ở ví dụ này, sau năm 2012 (năm bồi thường thứ 8)
không còn khoản tiền bồi thường nào phải thanh toán cho các tổn thất xảy ra trong
năm 2005.
Việc thống kê số tiền bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ 2006 đến
2012 được thực hiện tương tự như năm 2005. Số năm quá khứ cần thống kê số liệu bồi
thường sẽ tùy thuộc vào độ dài thời gian từ khi tổn thất xảy ra tới khi tổn thất được bồi
thường hết. Thông thường, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm có số năm quá khứ
cần thống kê số liệu bồi thường nhiều hơn là các nghiệp vụ bảo hiểm khác.
186

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Bước 2: Chuyển bảng thống kê số liệu bồi thường theo từng năm đã lập ở trên thành
bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế, trong đó số liệu bồi thường luỹ kế của mỗi
năm là tổng các khoản bồi thường thực trả của năm đó và các năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng

Năm xảy ra Năm bồi thường


tổn thất
1 2 3 4 5 6 7 8
2005 5.445 8.602 11.052 12.464 13.064 13.416 13.847 14.032
2006 5.847 9.333 10.699 11.547 12.592 13.646 14.015
2007 5.981 10.835 12.783 15.337 17.017 17.506
2008 7.835 12.288 16.176 19.511 21.599
2009 9.763 16.280 19.843 23.827
2010 10.745 16.929 21.478
2011 14.137 22.253
2012 15.162
Theo bảng thống kê số liệu bồi thường luỹ kế nêu trên (dòng năm 2005):
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2005 (năm bồi thường thứ 1) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2005 là 5.445 triệu đồng.
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2006 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2005 là 3.157 triệu đồng + 5.445 triệu đồng = 8.602 triệu đồng.
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2007 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2005 là 2.450 triệu đồng + 8.602 triệu đồng = 11.052 triệu đồng.
..................
- Bước 3: Tính hệ số phát sinh bồi thường qua các năm bằng cách chia số liệu bồi
thường luỹ kế của năm sau cho năm trước đó.
Đơn vị: triệu đồng
Hệ số phát sinh bồi thường
Năm xảy ra tổn thất
2/1 3/2 4/3 5/4 6/5 7/6 8/7
2005 1.580 1.285 1.128 1.048 1.027 1.032 1.013
2006 1.596 1.146 1.079 1.090 1.084 1.027
2007 1.812 1.180 1.200 1.110 1.029
2008 1.568 1.316 1.206 1.107
2009 1.668 1.219 1.201
2010 1.576 1.269
2011 1.574
Hệ số phát sinh BT bình quân 1.625 1.236 1.163 1.089 1.047 1.030 1.013

Sau đó tính hệ số phát sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2, từ năm
thứ 2 qua năm thứ 3, từ năm thứ 3 qua năm thứ 4,... bằng cách tính giá trị trung bình
của hệ số phát sinh bồi thường của từng cột trong bảng trên.
- Bước 4: Sử dụng hệ số phát sinh bồi thường bình quân tính được ở bước 3 để ước
tính số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ
2005 đến 2012 (phần in đậm trong bảng dưới đây):
Đơn vị: triệu đồng
Năm xảy ra Năm bồi thường
tổn thất 1 2 3 4 5 6 7 8
2005 5.445 8.602 11.052 12.464 13.064 13.416 13.847 14.032
2006 5.847 9.333 10.699 11.547 12.592 13.646 14.015 14.197

187

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2007 5.981 10.835 12.783 15.337 17.017 17.506 18.031 18.266
2008 7.835 12.288 16.176 19.511 21.599 22.614 23.293 23.595
2009 9.763 16.280 19.843 23.827 25.948 27.167 27.982 28.346
2010 10.745 16.929 21.478 24.979 27.202 28.481 29.335 29.716
2011 14.137 22.253 27.505 31.988 34.835 36.472 37.566 38.055
2012 15.162 24.638 30.453 35.417 38.569 40.382 41.593 42.134

Theo bảng trên (dòng năm 2012):


Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2013 (năm bồi thường thứ 2) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2012 là 15.162 triệu đồng x 1,625 = 24.638 triệu đồng (1,625 là hệ số phát
sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 1 qua năm thứ 2).
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2014 (năm bồi thường thứ 3) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2012 là 24.638 triệu đồng x 1,236 = 30.453 triệu đồng (1,236 là hệ số phát
sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 2 qua năm thứ 3).
Số tiền bồi thường luỹ kế năm 2015 (năm bồi thường thứ 4) cho các tổn thất xảy ra
trong năm 2012 là 30.453 triệu đồng x 1,163 = 35.417 triệu đồng (1,163 là hệ số phát
sinh bồi thường bình quân từ năm thứ 3 qua năm thứ 4).
.........................
Số tiền bồi thường luỹ kế của từng năm cho các tổn thất xảy ra trong năm 2011,
2010,..., 2005 tính tương tự như năm 2012.
- Bước 5: Ước tính dự phòng bồi thường:
Dự phòng bồi thường tại thời điểm 31/12/2012 được ước tính bằng cách lấy tổng số
tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm 2005 đến
năm 2012 trừ đi tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất đó tính tới ngày
31/12/2012, trong đó:
Tổng số tiền ước tính phải bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm từ năm
2005 đến năm 2012 chính là số tiền bồi thường luỹ kế ở năm bồi thường thứ 8 của
bảng trên.
Tổng số tiền đã bồi thường cho các tổn thất xảy ra trong các năm 2005, 2006,..., 2012
tính tới thời điểm 31/12/2012 chính là số tiền bồi thường luỹ kế nằm dọc theo đường
chéo của bảng trên.
Đơn vị: triệu đồng
Năm bồi thường Tính toán dự phòng BT tại 31/12/2012
Tổng số tiền Tổng Dự phòng
Năm ước tính số tiền đã bồi
xảy ra tổn 1 2 3 4 5 6 7 8 phải BT BT tới ngày thường ước
thất 31/12/12 tính
2005 14.032 14.032 14.032 0
2006 14.015 14.197 14.197 14.015 182
2007 17.506 18.266 18.266 17.506 760
2008 21.599 23.595 23.595 21.599 1.996
2009 23.827 28.346 28.346 23.827 4.519
2010 21.478 29.716 29.716 21.478 8.238
2011 22.253 38.055 38.055 22.253 15.802
2012 15.162 42.134 42.134 15.162 26.972
TỔNG CỘNG 208.341 149.872 58.469

Như vậy, với số liệu thống kê bồi thường như trên, dự phòng bồi thường ước tính của nghiệp vụ bảo
hiểm tại thời điểm 31/12/2012 là 58.469 triệu đồng.
188

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
❖ Phöông phaùp trích laäp döï phoøng dao ñoäng lôùn
Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất được trích lập hàng năm cho đến khi khoản
dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính của công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Tỷ lệ trích lập phụ thuộc vào qui định của mỗi công ty bảo hiểm. Ở Việt Nam, qui định mức trích
lập tối đa hàng năm được áp dụng theo tỷ lệ từ 1% đến 3% phí bảo hiểm giữ lại theo từng nghiệp
vụ bảo hiểm
5.3.3. Phương pháp trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ
5.3.3.1. Khái quát về các sản phẩm và định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hiện nay trên thế giới vô cùng phong phú và đa
dạng. Có thể khái quát thành ba nhóm sản phẩm chính như sau :

- Bảo hiểm nhân thọ trường hợp sống: đến thời kỳ ấn định trong hợp đồng, nếu
người được bảo hiểm còn sống, công ty bảo hiểm sẽ trả một khoản tiền bảo hiểm hoặc
một khoản trợ cấp, sản phẩm bảo hiểm này còn được gọi là bảo hiểm sinh kỳ.

- Bảo hiểm nhân thọ trường hợp tử vong: bảo đảm trong trường hợp người được
bảo hiểm chết, công ty bảo hiểm sẽ trả một khoản tiền, sản phẩm bảo hiểm này còn
được gọi là bảo hiểm tử kỳ.

- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp: công ty bảo hiểm bảo đảm trả một số tiền bảo hiểm
nếu người được bảo hiểm chết trước (hoặc còn sống) vào thời điểm ấn định của hợp
đồng.

Ví dụ minh họa bảo hiểm nhân thọ trường hợp sống (đơn vị: $)

Một người ở tuổi 40 ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ để nhận 1.000 ở tuổi 65.
Giả sử xác suất một người ở tuổi 40 còn sống ở tuổi 65 là 88%.

Nếu công ty bảo hiểm nhân thọ cam kết với 100 người ở tuổi 40 thì số tiền trung bình
phải trả vào năm 65 tuổi sẽ là:

88 x 1.000 = 88.000

❖ Tác động của nhân tố tuổi thọ con người

Như vậy số phí mỗi người được bảo hiểm phải nộp toàn bộ vào thời điểm anh ta ở
tuổi 40 là:

88.000 = 880

189

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
100

(Giả sử ở đây không có chi phí quản lý, không có lợi nhuận, không có hao hụt). Sau
khi nhập quỹ các khoản phí, công ty bảo hiểm phải giữ lại trong két sắt trong suốt 25
năm mà không làm sinh lời số tiền này là:

880 x 100 = 88.000

và đây cũng chính là số tiền mà công ty bảo hiểm phải chi trả sau 25 năm.

Như vậy mỗi người được bảo hiểm đều có lời do ảnh hưởng của tuổi thọ con người và
sẽ nhận được khoản tiền là 1.000 trong khi chỉ phải trả phí 880 nếu họ còn sống đến
tuổi 65.

❖ Tác động của nhân tố tài chính

Công ty bảo hiểm cần yêu cầu mỗi người được bảo hiểm tuổi 40 phải nộp một khoản
phí là 880 để trả 1.000 cho những người còn sống sau 25 năm và công ty bảo hiểm giữ
nguyên số phí này trong suốt 25 năm.

Thực tế, công ty bảo hiểm không giữ nguyên số phí này trong suốt 25 năm, mà công ty
bảo hiểm sẽ đưa số tiền này đi đầu tư: cho nhà nước vay, mua cổ phiếu, trái phiếu...
nhằm thu lời. Số lời này cho phép công ty bảo hiểm giảm các khoản phí.

+ Giả thiết đầu tiên về đầu tư tài chính: nếu công ty bảo hiểm có thể đầu tư số phí
thu được với lãi suất 3,5%/năm, trong suốt 25 năm thì công ty bảo hiểm chỉ cần yêu
cầu mỗi người được bảo hiểm ở tuổi 40 nộp số phí:
880
= 372
(1 +3,5%)25

là đủ. Khoản phí được nộp một lần này gọi là khoản phí duy nhất (phí nộp một lần)

+ Giả thiết thứ 2 về đầu tư tài chính: nếu công ty bảo hiểm có thể đầu tư số phí thu
được với lãi suất là 5%/năm trong suốt 25 năm thì phí phải nộp duy nhất ở tuổi 40 sẽ
là:

880
= 260
(1 + 5%)25

190

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

❖ Tác động kết hợp của nhân tố “tuổi thọ” và “tài chính”:

Như vậy, một người ở tuổi 40 muốn có 1.000 ở tuổi 65 phải:

- Tiết kiệm 1.000, nếu người này giữ lại số tiền mà không đưa đi đầu tư.

- Nộp một khoản phí 880 cho công ty bảo hiểm nếu công ty bảo hiểm không làm số
tiền này sinh lời.

- Nộp khoản phí 372 cho công ty bảo hiểm nếu công ty bảo hiểm đầu tư với lãi suất
3,5%/năm trong suốt 25 năm.

- Nộp khoản phí 260 cho công ty bảo hiểm nếu công ty bảo hiểm đầu tư với lãi suất
5%/năm trong suốt 25 năm.

Ở đây, ta không xét trường hợp một người ở tuổi 40 tự anh ta đem số tiền cần thiết
nhằm sinh lời để có 1.000 ở tuổi 65. Nếu anh ta tự đầu tư với lãi suất 3,5%/năm, khoản
tiền này sẽ là:

1.000
= 423
(1 + 3,5%)25

trong khi số phí của công ty bảo hiểm đã tính ở cùng một lãi suất là 372, bởi vì ở đây
có tính đến yếu tố tử vong của con người. Sự quản lý ngoài bảo hiểm làm mất đi quyền
được hưởng sự tử vong của người được bảo hiểm.

Các kết luận rút ra từ ví dụ

- Lợi tức tài chính và khái niệm lãi suất kỹ thuật: trong ví dụ trên chúng ta thấy
rằng: nếu trong suốt 25 năm công ty bảo hiểm chắc chắn đầu tư ở lãi suất 5%/năm, số
phí 260 sau 25 năm sẽ là:

260 x (1 + 5%) 25 = 880

Nhưng nếu không may, công ty bảo hiểm chỉ đầu tư được số phí này ở mức lãi suất
3,5%/năm thì sau 25 năm nó sẽ là:

191

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
260 x (1 + 3,5%)25 = 614

Trong khi công ty bảo hiểm lại cần mỗi suất phí 880 và công ty bảo hiểm phải trả
1.000 cho 88 người tương đương 88.000, nhưng ở đây anh ta chỉ có:

614 x 100 = 61.4000

Như vậy, công ty bảo hiểm phải gánh chịu một khoản lỗ:

88.000 - 61.400 = 26.600

Từ đây cho thấy, công ty bảo hiểm sẽ tính toán số phí trên cơ sở nó chỉ được đầu tư với
lãi suất nhỏ và nhỏ hơn rất nhiều so với lãi suất chắc chắn của các khoản đầu tư. Lãi
suất được sử dụng để tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ gọi là lãi suất kỹ thuật.

Ở nhiều nước, không cho phép các công ty bảo hiểm đưa ra lãi suất kỹ thuật vượt quá
lãi suất cho vay của ngân hàng nhà nước (ở Pháp lãi suất kỹ thuật được xác định là
75% lãi suất cho vay của nhà nước và không vượt quá 4,5%).

Một số công ty bảo hiểm chọn cách chia thêm lãi cho các hợp đồng nếu đã có thỏa
thuận trước trong trường hợp công ty làm ăn có lãi. Điều này nhằm giúp công ty bảo
hiểm chọn lựa mức lãi suất kỹ thuật đảm bảo an toàn, đồng thời vẫn giữ được một sự
hấp dẫn cho sản phẩm của mình.

- Xác suất còn sống (hay xác suất tử vong) khi tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ: trong ví dụ trên, công ty bảo hiểm giả định xác suất còn sống của một người 40
tuổi còn sống vào năm 65 tuổi là 88%. Cơ sở nào để công ty bảo hiểm đưa ra mức xác
suất này? Đó là dựa trên số liệu thống kê dân số của một quốc gia và đã được điều
chỉnh theo tính toán của công ty bảo hiểm. Bảng thống kê dân số được điều chỉnh dùng
để tính phí trong các côn ty bảo hiểm nhân thọ được gọi là bảng tử vong. Là bảng cho
phép tính toán xác suất tử vong và xác suất còn sống ở tất cả các lứa tuổi trong một
thời kỳ nhất định.

192

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Theo thống kê người ta nhận thấy có sự chênh lệch giữa tuổi thọ trung bình của nam
và nữ. Thường ở các quốc gia trên thế giới, nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn nam.
Tuy nhiên có một số quốc gia thì điều này ngược lại. Do đó người ta lập các bảng tử
vong riêng cho nam và nữ để giải quyết sự chênh lệch này. Sự khác biệt về tỷ lệ tử
vong ở những độ tuổi khác nhau tác động rất lớn đến việc định phí sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ.

Tuổi thọ con người ngày càng tăng do sự tiến bộ của các hệ thống chăm sóc y tế, chăm
sóc vệ sinh, điều kiện đất nước, khí hậu, nghề nghiệp, cách sống,... .Tỷ lệ tử vong của
những năm qua sẽ phản ảnh tỷ lệ tử vong của tương lai. Song tỷ lệ tử vong của quá
khứ lại không tương thích với tỷ lệ tử vong của tương lai. Vì vậy để đảm bảo nguyên
tắc thận trọng, công ty bảo hiểm tính tỷ lệ tử vong áp dụng bao giờ cũng điều chỉnh
theo hướng sau:

- Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm tử vong: các giả thiết về tử vong phải cao hơn thực
tế.

- Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm trong trường hợp sống: các giả thiết về tử vong phải
nhỏ hơn thực tế.

Cơ cấu phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

– Phí thuần: là khoản phí mà người ký kết phải nộp để đảm bảo các cam kết mà
công ty bảo hiểm hứa sẽ trả một số tiền bảo hiểm hay một khoản trợ cấp cho người
được hưởng.

– Phí thương mại: số tiền mà người được bảo hiểm phải trả ngoài phí thuần còn bao
gồm các khoản chi phí.

Phí thương mại = Phí thuần + Các chi phí

Các chi phí này bao gồm:

+ Chi phí hoa hồng cho người mang đến hợp đồng: chi phí này khá lớn và thường
được chi trả ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng của năm nghiệp vụ đầu tiên.

+ Chi phí quản lý hợp đồng: quản lý trong thời gian thu phí, trong thời gian không
còn thu phí nữa và các chi phí khi chi trả các khoản tiền khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

193

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Khi định phí sản phẩm bảo hiểm, thông thường các công ty bảo hiểm sẽ định ra phí
thuần trên cơ sở bảng tỷ lệ tử vong và lãi suất kỹ thuật. Còn các chi phí sẽ được tính
thêm một tỷ lệ phần trăm trên phí thuần để ra phí thương mại.

Các nguyên tắc định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được xác định dựa trên Nguyên lý cân bằng giữa tổng
số thu và tổng số chi của công ty bảo hiểm nhân thọ.

TỔNG SỐ THU = TỔNG SỐ CHI

Điều kiện khi áp dụng Nguyên lý cân bằng:

- Trước hết phải chọn một thời điểm cụ thể làm cân bằng số thu và chi. Có hai thời điểm
thường được sử dụng, đó là thời điểm tham gia bảo hiểm hay thời điểm đáo hạn của
hợp đồng bảo hiểm.

- Giả sử tổng số thu chỉ bao gồm thu về phí bảo hiểm (phí rủi ro hay phí thuần), và tổng
số chi chỉ là chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm đã cam kết như sống
hoặc tử vong.

- Khi qui đổi các khoản thu phí bảo hiểm và chi trả tiền bảo hiểm, cần phải tính đến yếu
tố giá trị tiền tệ theo thời gian, sử dụng lãi kép.

Từ nguyên lý cân bằng, phí bảo hiểm nhân thọ có thể được xác định theo phương trình
kinh tế sau:

● Tại thời điểm tham gia bảo hiểm:

Giá trị hiện tại của tổng thu phí Giá trị hiện tại của tổng chi trả
=
bảo hiểm quyền lợi bảo hiểm

● Tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm:

Giá trị đáo hạn của tổng thu phí Giá trị đáo hạn của tổng chi trả
=
bảo hiểm quyền lợi bảo hiểm

Sau đây là một minh họa cụ thể trong việc định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dựa theo
nguyên lý cân bằng

194

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Trích số liệu trong bảng tử vong của một công ty bảo hiểm nhân thọ TTT:

ĐỘ TUỔI SỐ SỐNG SỐ TỬ VONG ĐỘ TUỔI SỐ SỐNG SỐ TỬ VONG


30 97.931 84 36 97.370 115
31 97.847 85 37 97.255 124
32 97.762 89 38 97.131 134
33 97.673 95 39 96.997 147
34 97.578 101 40 96.850 162
35 97.477 107 41 96688 179

Xác định phí thuần cho các hợp đồng sau (đơn vị: triệu $), biết rằng số tiền bảo hiểm
100, lãi suất kỹ thuật 4%/năm, trường hợp tử vong xảy ra vào cuối năm, thời hạn của
hợp đồng 10 năm, bắt đầu vào năm 30 tuổi.

1. Hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất


Gọi Psk là phí duy nhất hợp đồng sinh kỳ
Số thu: 97.931 x Psk
Số chi:
96850 x 100
(1 + 4%)10

Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi


96850 x 100
97931 x Psk =
(1 + 4%)10
Suy ra: Psk = 66,8107
2. Hợp đồng sinh kỳ, phí san bằng
Gọi psk là phí san bằng hợp đồng sinh kỳ
Số thu:
97847 x psk 97762 x psk 96997 x psk
97931 x psk + + +…+
(1 + 4%)1 (1 + 4%)2 (1 + 4%)9
Số thu = 822.741,34 x psk
Số chi:
96850 x 100
(1 + 4%)10

Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi


96850 x 100
822.741,34 x psk =
(1 + 4%)10
Suy ra : psk = 7,9525

195

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
3. Hợp đồng tử kỳ, phí duy nhất
Gọi Ptk là phí duy nhất hợp đồng tử kỳ
Số thu: 97.931 x Ptk
Số chi:
84 x 100 85 x 100 89 x 100 147 x 100
+ + +…+
(1 + 4%)1 (1 + 4%)2 (1 + 4%)3 (1 + 4%)10
Số chi = 85.871,2564
Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi
97.937 x Ptk = 85.871,2564
Suy ra: Ptk = 0,8768
4. Hợp đồng tử kỳ, phí san bằng
Gọi ptk là phí san bằng hợp đồng tử kỳ
Số thu:
97847 x ptk 97762 x ptk 96997 x ptk
97931 x ptk + + +…+
(1 + 4%)1 (1 + 4%)2 (1 + 4%)9
Số thu = 822.741,34 x ptk
Số chi:
84 x 100 85 x 100 89 x 100 147 x 100
+ + +…+
(1 + 4%)1 (1 + 4%)2 (1 + 4%)3 (1 + 4%)10
Số chi = 85.871,2564
Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi
822.741,34 x ptk = 85.871,2564
Ptk = 0,104372
5. Hợp đồng tử kỳ, phí đóng tương ứng rủi ro mỗi năm
- Năm 30 tuổi:
Số thu: 97.931 x P30tk
Số chi:
84 x 100
(1 + 4%)1

Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi


84 x 100
97931 x P30tk =
(1 + 4%)1
P30tk = 0,0824756
- Năm 31 tuổi:
196

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Số thu: 97.847 x P31tk
Số chi:
85 x 100
(1 + 4%)1

Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi


85 x 100
97847 x P31tk =
(1 + 4%)1
P31tk = 0,083529
Tính tương tự cho các năm 32 tuổi.... 38 tuổi
- Năm 39 tuổi:
Số thu: 96.997 x P39tk
Số chi:
147 x 100
(1 + 4%)1

Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi


147 x 100
96.997 x P39tk =
(1 + 4%)1
P39tk = 0,145722
Nếu biểu diễn phí tương ứng rủi ro mỗi năm và phí san bằng hàng năm của hợp đồng
tử kỳ ta có đồ thị 5.6 và 5.7.

Nhận xét: nếu để ý, ta sẽ thấy đồ thị 5.6 chính là đồ thị 5.1 đã được đề cập trong phần
đầu của chương này và ta đã biết số liệu được sử dụng để lập đồ thị này được xác định
như thế nào.

Đồ thị 5.6. Biểu diễn phí tương ứng rủi ro mỗi năm hợp đồng tử kỳ

197

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

Đồ thị 5.7. Biểu diễn phí tương ứng rủi ro mỗi năm và phí san bằng hàng năm hợp đồng tử
kỳ.

6. Hợp đồng hỗn hợp, phí duy nhất


Gọi Phh là phí duy nhất hợp đồng hỗn hợp
Số thu: 97.931 x Phh
Số chi:
84 x 100 85 x 100 147 x 100 96850 x 100
+ +…+ +
(1 + 4%)1 (1 + 4%)2 (1 + 4%)10 (1 + 4%)10
Số chi:
96850 x 100
85.871,2564 +
(1 + 4%)10
Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi
96850 x 100
97931 x Phh = 85.871,2564 +
(1 + 4%)10
Suy ra Phh = 0,8768 + 66,8107
Phh = 67,6875
7. Hợp đồng hỗn hợp, phí san bằng
Gọi phh là phí san bằng hợp đồng hỗn hợp
Số thu:
97847 x phh 97762 x phh 96997 x phh
97931 x phh + + +…+
(1 + 4%)1 (1 + 4%)2 (1 + 4%)9
Số thu = 822.741,34 x phh
Số chi:
198

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
84 x 100 85 x 100 147 x 100 96850 x 100
+ +…+ +
(1 + 4%)1 (1 + 4%)2 (1 + 4%)10 (1 + 4%)10
Số chi:
96850 x 100
85.871,2564 +
(1 + 4%)10
Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi
96850 x 100
822.741,34 x phh = 85.871,2564 +
(1 + 4%)10
Suy ra phh = 0,104372 + 7,9525
Phh = 8,056872
Chú ý: phí của hợp đồng hỗn hợp chính là phí của hợp đồng sinh kỳ kết hợp với phí
của hợp đồng tử kỳ.

8. Hợp đồng hỗn hợp, phí đóng tương ứng rủi ro mỗi năm
- Năm 30 tuổi
P30hh = P30sk + P30tk
Ta đã xác định P30tk ở câu số 5, vì vậy ta chỉ cần đi tính P30sk
Số thu: 97.931 x P30sk
Số chi: 0
Bởi vì, hết năm 30 tuổi, nếu người được bảo hiểm vẫn còn sống, công ty bảo hiểm
nhân thọ vẫn chưa trả tiền cho biến cố sống vào cuối năm thứ nhất của hợp đồng nên
số chi là 0 (mà chỉ cam kết trả tiền nếu người được bảo hiểm còn sống nếu hết thời hạn
bảo hiểm là vào cuối năm thứ 10).

Suy ra P30sk = 0
Vậy: P30hh = P30sk + P30tk
P30hh = 0 + P30tk
P30hh = 0,0824756
- Năm 31 đến năm 38 tuổi
Làm tương tự như năm 30 tuổi, ta dễ dàng xác định phí của hợp đồng hỗn hợp đóng
tương ứng cho rủi ro từ năm 31 đến năm 38 tuổi chỉ là phí của hợp đồng tử kỳ đóng
tương ứng cho rủi ro từ năm 31 đến năm 38 tuổi vì phí của hợp đồng sinh kỳ đóng
tương ứng cho rủi ro trong thời gian này đều bằng 0.

- Năm 39 tuổi
P39hh = P39sk + P39tk
Ta đã xác định P39tk ở câu số 5, vì vậy ta chỉ cần đi tính P39sk
199

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Số thu: 96997 x P39sk
Số chi:
96850 x 100
(1 + 4%)1

Theo nguyên lý cân bằng: Số thu = Số chi


96850 x 100
96997 x P39sk =
(1 + 4%)1
P39sk = 96,0081
Vậy: P39hh = P39sk + P39tk
P39hh = 96,0081 + 0,145722
P39hh = 96,153822
Trên đây đã hướng dẫn một cách khái quát cách thức định phí một sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ. Trong thực tế, các công ty bảo hiểm nhân thọ đã mô hình hoá phí sản phẩm
bảo hiểm nhân thọ bằng các công thức toán học và lập trình, chương trình sẽ tự động
tính toán và đưa ra biểu phí cho tất cả ở các độ tuổi với một đơn vị số tiền bảo hiểm
nào đó tương ứng với mức rủi ro trung bình. Một cách cụ thể về các mô hình toán học
của công thức định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ sẽ được hướng dẫn chi tiết trong
giáo trình Định phí sản phẩm bảo hiểm.
5.3.3.2. Phương pháp trích lập quỹ dự phòng toán học
Dự phòng toán học là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền bảo hiểm và giá
trị hiện tại của phí bảo hiểm sẽ thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo
hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hay nói một
cách khác đó chính là sai biệt giữa cam kết của công ty bảo hiểm và người được bảo
hiểm. Để hiểu rõ hơn về bản chất của quỹ dự phòng toán học, ta xem xét cụ thể cách
thức hình thành thể hiện qua mô tả dự phòng toán học của sản phẩm nhân thọ sinh kỳ
sau đây.

Mô tả quỹ dự phòng toán học

Từ ví dụ đầu tiên của chương này, nếu công ty bảo hiểm chắc chắn có thể đầu tư ở lãi
suất 3,5%/năm, trong suốt 25 năm, lúc này mỗi người được bảo hiểm ở tuổi 40 phải
nộp khoản phí 372 $ là đủ. Khoản phí được nộp một lần này gọi là khoản phí duy nhất
hay nói một cách khác khoản phí này được gọi là giá trị hiện tại của số tiền 1.000 sau
25 năm vào ngày ký hợp đồng.
200

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
❖ Sai biệt giữa các cam kết

Ngay giai đoạn đầu tiên của hợp đồng, sau khi mỗi người đã trả cho công ty bảo hiểm
372, đã có sự cân bằng các cam kết của hai bên. Thật vậy, những người được bảo
hiểm đã trả một lần tất cả số phí cho công ty bảo hiểm và không phải trả gì nữa trong
suốt 25 năm. Trái lại, công ty bảo hiểm sẽ trả 1.000 cho mỗi người còn sống sau 25
năm (trung bình có 88 người trong số 100 người còn sống).

Như vậy, ngay khi hợp đồng diễn ra, các cam kết chung về các thanh toán tương lai
của công ty bảo hiểm đối với người được bảo hiểm là cao hơn các cam kết về trả phí
của người được bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm. Trong trường hợp này, các cam kết
của người được bảo hiểm thậm chí đã được thực hiện xong, trong khi đó những cam
kết của công ty bảo hiểm tăng lên theo thời gian. Công ty bảo hiểm có thể giải quyết
các cam kết của mình sau 25 năm, nhờ việc đưa khoản phí thu được vào đầu tư và làm
sinh lời cho dù những người được bảo hiểm không hề trả thêm phí.

Sự chênh lệch giữa các cam kết của công ty bảo hiểm đối với những người được bảo
hiểm và các cam kết của những người được bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm tăng
lên theo thời gian. Ở mọi thời điểm, giá trị của khoản tiền mà công ty bảo hiểm phải
trả cho người được bảo hiểm cao hơn giá trị của phí người được bảo hiểm trả cho công
ty bảo hiểm. Ta xem xét đồ thị 5.8 sau:

Đồ thị 5.8. Sự tiến triển quỹ dự phòng toán học hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất

Trong đó: A : Giá trị hiện tại của các cam kết của công ty bảo hiểm
B : Giá trị hiện tại của các cam kết của người được bảo hiểm
201

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
PM : A - B: dự phòng toán học.
- Vào thời điểm hợp đồng được ký kết: giá trị hiện tại của cam kết 1000 của công ty
bảo hiểm sau 25 năm là 372, cũng vào thời điểm này người được bảo hiểm đã đóng số
phí duy nhất 372, vì vậy cam kết trong tương lai của người được bảo hiểm bằng 0. Số
dư giữa cam kết của nhà bảo hiểm so với các cam kết của mỗi người được bảo hiểm là:

372 - 0 = 372

- Sau 1 năm, nếu có 1 trong 100 người được bảo hiểm bị tử vong và cam kết của nhà
bảo hiểm trả 1.000 cho mỗi người còn sống sót hiện tại là 24 năm chứ không phải là
25 năm như lúc ký hợp đồng, giá trị hiện tại của cam kết hợp đồng đã tăng lên là:

88/99 x 1.000
= 389
( 1+ 3,5% )24

Nhưng không có một ai trong số 99 người còn sống lại phải trả phí thêm cho công ty
bảo hiểm. Như vậy, số dư về giá trị các cam kết của nhà bảo hiểm so với các cam kết
của người được bảo hiểm là:

389 - 0 = 389
- Cứ tiếp tục làm như vậy …
- Vào cuối thời hạn của hợp đồng, sau 25 năm, cam kết đối với mỗi người còn sống sẽ
là 1.000, vì vậy số dư của các cam kết là:
1.000 - 0 = 1.000
Trường hợp người được bảo hiểm yêu cầu trả phí làm nhiều lần (phí san bằng): người
được bảo hiểm phải trả hàng năm cho công ty bảo hiểm số phí là: 22,6. Dự phòng toán
học trong trường hợp này được biểu diễn qua đồ thị 5.9 như sau:

Đồ thị 5.9. Sự tiến triển quỹ dự phòng toán học hợp đồng sinh kỳ phí san bằng

202

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

Trong trường hợp này:


- Cam kết của công ty bảo hiểm tăng lên theo đường biểu diễn A
- Cam kết của người được bảo hiểm lại giảm dần theo đường biểu diễn B.
- Quỹ dự phòng toán học là chênh lệch giữa A và B.
Phương pháp trích lập quỹ dự phòng toán học

Có hai phương pháp được sử dụng để xác định quỹ dự phòng toán học, đó là phương
pháp quá khứ và phương pháp tương lai.

❖ Phương pháp quá khứ: phương pháp này căn cứ vào các khoản đã thu và đã chi
của công ty bảo hiểm nhân thọ trong quá khứ tính đến thời điểm lập dự phòng (cuối
mỗi năm hợp đồng). Điều này cũng có nghĩa cần phải tìm giá trị tương lai của các
khoản đã thu và đã chi vào thời điểm lập dự phòng. Ta thấy trong quá khứ khoản phí
đã thu lớn hơn khoản tiền bảo hiểm đã trả, vì thế dự phòng toán học theo phương pháp
quá khứ được xác định bằng cách lấy số tiền luỹ tích từ số phí bảo hiểm đã thu trừ đi
số tiền luỹ tích của các khoản tiền bảo hiểm đã trả.

Dự phòng toán học Giá trị luỹ tích Giá trị luỹ tích
= -
(phương pháp quá khứ) của phí bảo hiểm đã thu của tiền bảo hiểm đã trả

❖ Phương pháp tương lai: phương pháp này căn cứ vào các khoản còn phải thu và
còn phải chi trong tương lai của công ty bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm lập dự
phòng. Điều này cũng có nghĩa cần phải tìm giá trị hiện tại của các khoản còn phải thu
và còn phải chi trong tương lai vào thời điểm lập dự phòng. Một điều có thể nhận thấy
203

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
là trong tương lai các khoản còn phải chi nhiều hơn các khoản còn phải thu, vì thế dự
phòng toán học theo phương pháp tương lai được xác định bằng cách lấy tổng hiện giá
của các khoản còn phải chi trừ đi tổng hiện giá của các khoản còn phải thu.

Tổng hiện giá của


Dự phòng toán học Tổng hiện giá của phí
= tiền bảo hiểm còn -
(phương pháp tương lai) bảo hiểm còn phải thu
phải trả

Một điểm cần chú ý là hai phương pháp này sẽ cho kết quả là như nhau nếu như các
giả định lãi suất kỹ thuật và bảng tỷ lệ tử vong trong định phí bảo hiểm và tính dự
phòng toán học là như nhau, bởi vì, tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm,
Nguyên lý cân bằng đều đúng.

Sau đây là một minh họa cụ thể trong việc xác định quỹ dự phòng toán học sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ dựa theo phương pháp quá khứ và phương pháp tương lai

Trong ví dụ ngay trên đây, ta đã xác định phí duy nhất và phí san bằng của các hợp
đồng nhân thọ sinh kỳ, tử kỳ, hỗn hợp. Sử dụng các kết quả này, ta sẽ lần lượt tính dự
phòng toán học cho từng loại hợp đồng.

1. Đầu tiên ta sẽ đi xác định dự phòng toán học cho hợp đồng tử kỳ, phí san bằng.
Các thông số kỹ thuật: (đơn vị: $)
- Thời hạn: 10 năm
- Phí thuần san bằng ptk: 104.372
- Lãi suất kỹ thuật: 4%
- Số tiền bảo hiểm: 100.000.000
- Tử vong: xảy ra vào cuối năm
Gọi Vt là dự phòng toán học vào cuối năm hợp đồng thứ t
- Vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm:
V0 = 0
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 1:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97.931 x 104.372 x 1,04 = 10.630.104.505,28
CHI: 84 x 100.000.000 = 8.400.000.000
V1 = THU – CHI
204

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
10.630.104.505,28 – 8.400.000.000
V1 =
97847
V1 = 22.792
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 2:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97.931 x 104.372 x 1,042 + 97847 x 104.372 x 1,04
= 21.676.295.252,851
CHI: 84 x 100 x 106 x 1,04 + 85 x 100 x 106 = 17.236.000.000
V2 = THU – CHI
21.676.295.252,851 - 17.236.000.000
V2 =
97762
V2 = 45.419
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 3:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97.931 x 104.372 x 1,043 + 97847 x 104.372 x 1,042 + 97.762 x 104.372 x
1,04 = 33.155.107.145,525
CHI: 84 x 100 x 106 x 1,042 + 85 x 100 x 106 x 1,04 + 89 x 100 x 106 =
26.825.440.000
V3 = THU – CHI
33.155.107.145,525 - 26.825.440.000
V3 =
97673
V3 = 64.805
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 8:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 97.131 x 104.372 + 96.997 x 104.372 x 1,04-1 = 19.872.151.812,769
CHI: 134 x 100 x 106 x 1,04-1 + 147 x 100 x 106 x 1,04-2
= 26.475.591.715,975
V8 = CHI – THU
26.475.591.715,975 - 19.872.151.812,769
V8 =
97131
V8 = 67.985
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 9:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 96.997 x 104.372 = 10.123.770.884
CHI: 147 x 100 x 106 x 1,04-1 = 14.134.615.384,615
V9 = CHI – THU

205

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
14.134.615.384,615 - 10.123.770.884
V9 =
96997
V9 = 41.350
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 10:
V10 = 0

CHÚ Ý: đối với hợp đồng tử kỳ vào cuối thời hạn của hợp đồng dự phòng toán học
bao giờ cũng bằng 0 (Vn = 0)

2. Tiếp theo, ta đi xác định dự phòng toán học hợp đồng tử kỳ, phí duy nhất
Các thông số kỹ thuật: (đơn vị: $)
- Thời hạn: 10 năm
- Số tiền bảo hiểm: 100.000.000
- Phí duy nhất: 876.855
- Lãi suất kỹ thuật: 4%
- Tử vong: xảy ra vào cuối năm
Gọi Vt là dự phòng toán học vào cuối năm hợp đồng thứ t
- Vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm:
V0 = 876.855
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 1:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97.931 x 876.855 x 1,04 = 89.306.138.485,2
CHI: 84 x 100.000.000 = 8.400.000.000
V1 = THU – CHI
89.306.138.485,2 – 8.400.000.000
V1 =
97847
V1 = 826.864
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 2:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97.931 x 876.855 x 1,042 = 92.878.384.024,608
CHI: 84 x 100 x 106 x 1,04 + 85 x 100 x 106 = 17.236.000.000
V2 = THU – CHI
92.878.384.024,608 - 17.236.000.000
V2 =
97762
V2 = 773.741
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 2:

206

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Sử dụng phương pháp tương lai
THU: 0 (bởi vì đây là hợp đồng đóng phí duy nhất vào năm 30 tuổi, nên
không còn khoản phải thu nào trong tương lai)
CHI: tại thời điểm cuối năm thứ 2, trong tương lai công ty bảo hiểm nhân thọ còn
phải chi trả tiền tử vong vào cuối năm thứ 3, thứ 4,… đến cuối năm thứ 10. Qui đổi các
khoản còn phải chi này về thời điểm cuối năm thứ 2, được xác định như sau:

89 x 100 x 106 x 1,04-1 + 95 x 100 x 106 x 1,04-2 +… + 134 x 100 x 106 x 1,04-7 + 147 x
100 x 106 x 1,04-8 = 96.210.322.246,674
V2 = CHI – THU
75.642.350.955,167 - 0
V2 =
97762
V2 = 773.739,8
Ta thấy, dự phòng toán học của hợp đồng tử kỳ phí duy nhất theo phương pháp quá
khứ và tương lai có kết quả như nhau, một sai số nếu có do các số lẻ làm tròn trong
quá trình tính toán.

- Vào cuối năm hợp đồng thứ 8:


Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 0
CHI: 134 x 100 x 106 x 1,04-1 + 147 x 100 x 106 x 1,04-2
= 26.475.591.715,975
V8 = CHI – THU
26.475.591.715,975 - 0
V8 =
97131
V8 = 272.576
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 9:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 0
CHI: 147 x 100 x 106 x 1,04-1 = 14.134.615.384,615
V9 = CHI – THU
14.134.615.384,615 – 0
V9 =
96997
V9 = 145.722
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 10:
V10 = 0

207

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Nếu tính toán đầy đủ dự phòng toán học vào cuối mỗi năm hợp đồng cho hai sản phẩm
tử kỳ đóng phí san bằng và tử kỳ đóng phí duy nhất, ta có kết quả thể hiện qua bảng
sau đây:

Bảng so sánh dự phòng toán học của hợp đồng tử kỳ

DỰ PHÒNG TOÁN HỌC (Phí


duy nhất)

NĂM DỰ PHÒNG TOÁN HỌC (Phí


HỢP ĐỒNG san bằng)

0 0 876.855
1 22.792 826.864

208

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2 45.419 773.740
3 64.805 714.303
4 78.757 646.249
5 87.037 569.172
6 89.394 484.753
7 83.509 384.354
8 67.985 272.576
9 41.350 145.722
10 0 0

Từ số liệu của bảng so sánh này ta dễ dàng vẽ được đồ thị biểu diễn sự tiến triển của
dự phòng toán học hợp đồng tử kỳ phí đóng san bằng và hợp đồng tử kỳ phí đóng duy
nhất như đồ thị 5.2 ở đầu chương này.

3. Tiếp theo ta sẽ xác định dự phòng toán học cho hợp đồng sinh kỳ phí san bằng
Các thông số kỹ thuật: (đơn vị: triệu $)
- Thời hạn: 10 năm
- Phí san bằng: 7, 9525
- Số tiền bảo hiểm: 100
- Lãi suất kỹ thuật: 4%
Gọi Vt là dự phòng toán học vào cuối năm hợp đồng thứ t
- Vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm:
V0 = 0
209

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 1:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97.931 x 7,9525 x 1,04 = 809.948,1286
CHI: 0 (đây là hợp đồng sinh kỳ, công ty bảo hiểm không trả tiền nếu
người được bảo hiểm còn sống sau 1 năm mà chỉ trả tiền nếu người được bảo hiểm
còn sống vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng, vào cuối năm thứ 10)
V1 = THU – CHI
809.948,1286 – 0
V1 =
97847
V1 = 8,278
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 1:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 97847 x 7,9525 + 97762 x 7,9525 x 1,04-1 + … + 97131 x 7,9525 x 1,04-7 +
96997 x 7,9525 x 1,04-8 = 5.994.427,847
CHI: 96850 x 100 x 1,04-9 = 6.804.552,534
V1 = CHI – THU
6.804.552,534 – 5.994.427,847
V1 =
97847
V1 = 8,279
Có một sai số nhỏ về dự phòng toán học hợp đồng sinh kỳ phí san bằng giữa hai
phương pháp quá khứ và tương lai do làm tròn số.
Dự phòng toán học cho những năm còn lại tính tương tự. Ở đây, ta chỉ tính tiếp dự
phòng toán học hợp đồng sinh kỳ phí san bằng vào cuối năm thứ 9 và 10 của hợp
đồng.
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 9:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 96997 x 7,9525 = 771.368,6425
CHI: 96850 x 100 x 1,04-1 = 9.312.500
V9 = CHI – THU
9.312.500 – 771.368,6425
V9 =
96997
V9 = 88,056
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 9:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97931 x 7,9525 x 1,049 + 97847 x 7,9525 x 1,048 + ... + 97255 x 7,9525 x
1,042 + 97131 x 7,9525 x 1,041 = 8.541.147,768
CHI: 0

210

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
V9 = THU – CHI
8.541.147,768 – 0
V9 =
96997
V9 = 88,056
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 10:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97931 x 7,9525 x 1,0410 + 97847 x 7,9525 x 1,049 + ... + 97131 x 7,9525 x
1,042 + 96997 x 7,9525 x 1,041 = 9.685.017,07
CHI: 0
V10 = THU – CHI
9.685.017,07 – 0
V10 =
96850
V10 = 100
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 10:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 0
CHI: 96850 x 100 = 9.685.000
V10 = CHI – THU
9.685.000 – 0
V10 =
96850
V10 = 100
CHÚ Ý: đối với hợp đồng sinh kỳ, vào cuối thời hạn của hợp đồng dự phòng toán học
bao giờ cũng bằng với số tiền bảo hiểm.
4. Tiếp theo ta sẽ xác định dự phòng toán học cho hợp đồng sinh kỳ phí duy nhất
Các thông số kỹ thuật: (đơn vị: triệu $)
- Thời hạn: 10 năm
- Phí duy nhất: 66, 8107
- Số tiền bảo hiểm: 100
Lãi suất kỹ thuật: 4%
Gọi Vt là dự phòng toán học vào cuối năm hợp đồng thứ t
- Vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm:
V0 = 66,8107
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 1:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97931 x 66,8107 x 1,04 = 6.804552,208
CHI: 0
211

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
V1 = THU – CHI
6.804552,208 – 0
V1 =
97847
V1 = 69,543
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 2:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97.931 x 66,8107 x 1,042 = 7.076.734,2965
CHI: 0
V2 = THU – CHI
7.076.734,2965 – 0
V2 =
97762
V2 = 72,3874
Tính tiếp cho các năm còn lại.
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 9:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 0
CHI: 96850 x 100 x 1,04-1 = 9.312.500
V9 = CHI – THU
9.312.500 – 0
V9 =
96997
V9 = 96,008
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 9:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97931 x 66,8107 x 1,049 = 9.312.499,554
CHI: 0
V9 = THU – CHI
9.312.499,554 – 0
V9 =
96997
V9 = 96,008
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 10:
Sử dụng phương pháp quá khứ:
THU: 97931 x 66,8107 x 1,0410 = 9.685.017,07
CHI: 0
V10 = THU – CHI
9.685.017,07 – 0
V10 =
96850
212

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
V10 = 99,9999 # 100
- Vào cuối năm hợp đồng thứ 10:
Sử dụng phương pháp tương lai:
THU: 0
CHI: 96850 x 100 = 9.685.000
V10 = CHI – THU
9.685.000 – 0
V10 =
96850
V10 = 100

Nếu tính toán đầy đủ dự phòng toán học vào cuối mỗi năm hợp đồng cho hai sản phẩm
sinh kỳ đóng phí san bằng và sinh kỳ đóng phí duy nhất, ta có kết quả thể hiện qua
bảng sau đây:

Bảng so sánh dự phòng toán học của hợp đồng sinh kỳ


DỰ PHÒNG TOÁN HỌC (Phí
duy nhất)

NĂM DỰ PHÒNG TOÁN HỌC (Phí


HỢP ĐỒNG san bằng)

0 0 66,8107
1 8,278 69,543
2 16,894 72,3874
3 25,864 75,3515
4 35,203 78,4418
5 44,929 81,664
6 55,057 85,024

213

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
7 65,607 88,529
8 76,5996 92,188
9 88,056 96,008
10 100 100

TTừ số liệu của bảng so sánh này ta dễ dàng vẽ được đồ thị biểu diễn sự tiến triển của
dự phòng toán học hợp đồng sinh kỳ phí đóng san bằng và hợp đồng sinh kỳ phí đóng
duy nhất như đồ thị 5.8 và 5.9 của của chương này.

5.3.3.3. Dự phòng toán học vào cuối năm tài chính


Dự phòng nghiệp vụ nói chung và dự phòng toán học nói riêng về bản chất là các
khoản nợ mà công ty bảo hiểm nhân thọ cam kết trả cho khách hàng khi xảy ra các sự
kiện bảo hiểm đã thỏa thuận trên hợp đồng. Theo yêu cầu của công tác kế toán và của
cơ quan quản lý, vào cuối mỗi năm tài chính, công ty bảo hiểm cần thể hiện các khoản
nợ này trên bảng cân đối kế toán. Thông thường, năm hợp đồng của các đơn bảo hiểm
và năm tài chính thường không trùng nhau, do đó dự phòng toán học vào cuối năm
hợp đồng không thể được dùng trực tiếp làm dự phòng vào cuối năm tài chính mà cần
có sự điều chỉnh trên cơ sở dự phòng cuối năm hợp đồng để xác định dự phòng toán
học vào cuối năm tài chính.

Dự phòng toán học vào cuối mỗi năm tài chính (31/12) giữa năm hợp đồng thứ t và
(t+1) được xác định theo công thức sau:

214

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

Vt( 31/12 ) = Vt + (Vt +1 – Vt)


Trong đó :
-m : là khoảng thời gian kể từ ngày ký hợp đồng thứ t đến 31/12 (tính tròn
tháng);

- Vt, Vt +1 : dự phòng toán học của hợp đồng vào ngày ký hợp đồng của năm hợp đồng
thứ t, (t+1).

Ví dụ: hợp đồng sinh kỳ thời hạn 10 năm có số phí đóng duy nhất là 66,8107 triệu $,
được ký kết và bắt đầu có hiệu lực vào thời điểm 10/4/2006. Xác định dự phòng toán
học vào thời điểm 31/12/ 2007 cho hợp đồng này.

Năm hợp đồng Cuối năm tài chính Cuối năm tài chính

V0 V1 V1(31/12) V2

10/4/06 31/12/06 10/4/07 31/12/07 10/4/08

Dựa vào số liệu của bảng so sánh dự phòng toán học hợp đồng sinh kỳ trên đây, ta xác
định được dự phòng vào thời điểm 31/12/2007 như sau:

V1( 31/12/07 ) = V1 + (V2 – V1)

V1( 31/12/07 ) = 69,543 + (72,3874 – 69,543)


V1(31/12/07) = 71,4393
5.3.3.4. Qui định trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

⮚ Dự phòng toán học:

a) Phương pháp trích lập: theo phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi
hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh dùng để tính
dự phòng không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được.

b) Nguyên tắc tính dự phòng: dự phòng toán học theo phương pháp phí bảo hiểm
thuần được điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo hiểm tính theo nguyên tắc sau:

215

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

Giá trị hiện tại của tổng số Giá trị hiện tại của tổng số phí bảo hiểm
Dự phòng
= tiền bảo hiểm sẽ phải trả - thuần điều chỉnh Zillmer 3% số tiền bảo
toán học
trong tương lai hiểm sẽ thu trong tương lai

c) Cơ sở tính dự phòng: doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ sử dụng các cơ
sở sau đây để tính dự phòng toán học:

+ Bảng tỷ lệ tử vong là Bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980.

+ Lãi suất kỹ thuật tối đa bằng 80% lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại
thời điểm gần nhất trước thời điểm trích lập dự phòng.

d) Dự phòng toán học được coi là bằng 0 trong trường hợp tính theo phương pháp và
cơ sở nêu trên cho ra kết quả là số âm.

⮚ Dự phòng phí chưa được hưởng: được áp dụng như đối với các hợp đồng bảo
hiểm phi nhân thọ.

⮚ Dự phòng bồi thường: được trích theo phương pháp từng hồ sơ với mức trích
lập được tính trên cơ sở thống kê số tiền bảo hiểm phải trả cho từng hồ sơ đã
yêu cầu đòi bồi thường doanh nghiệp bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính
chưa được giải quyết.

⮚ Dự phòng chia lãi: chỉ áp dụng với những hợp đồng có lãi chia được tích lũy
qua các năm hợp đồng bảo hiểm và được tính theo công thức sau:

Tổng lãi công bố chia cho Giá trị tích lũy của lãi đã công bố chia cho
Dự phòng
= chủ hợp đồng trong năm tài - chủ hợp đồng trong các năm tài chính trước
chia lãi
chính nhưng chưa chi trả

⮚ Dự phòng bảo đảm cân đối: được trích lập hàng năm cho đến khi khoản dự
phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh
nghiệp bảo hiểm. Mức trích lập hàng năm là 1% từ lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp bảo hiểm.

5.5. KẾT LUẬN

216

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Dự phòng nghiệp vụ là khoản nợ mà một công ty bảo hiểm duy trì để đáp ứng trách
nhiệm kinh doanh trong tương lai. Hầu hết các khoản dự phòng nghiệp vụ phản ánh
trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với các chủ hợp đồng, tuy nhiên một số quỹ dự
phòng nghiệp vụ liên quan đến vấn đề đầu tư của công ty bảo hiểm và số khác thì liên
quan đến các chính sách khác.

Mức độ trong giá trị dự phòng nghiệp vụ liên quan đến khả năng thanh toán công nợ
cũng như khả năng sinh lời của công ty bảo hiểm. Dự phòng của công ty bảo hiểm
càng cao thì công ty càng có khả năng chi trả nợ cao. Tuy nhiên, dự phòng cao có thể
có ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lời và phát triển của công ty.

Chương này đã cung cấp khá chi tiết cách thức hình thành, các loại quỹ dự phòng cũng
như phương pháp trích lập từng loại quỹ dự phòng trong từng loại hình công ty bảo
hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Dự phòng nghiệp vụ là một minh chứng cho
khả năng chi trả cho các trách nhiệm sẽ phát sinh trong tương lai của các công ty bảo
hiểm, đồng thời dự phòng nghiệp vụ còn là nguồn vốn quan trọng để các công ty bảo
hiểm tiến hành các hoạt động đầu tư khác nhau để tăng cường hơn nữa khả năng thanh
toán và khả năng sinh lợi của các công ty bảo hiểm. Vấn đề là các công ty bảo hiểm sẽ
đầu tư như thế nào để đáp ứng được hai mục tiêu trên. Nội dung chương tiếp theo sẽ
phân tích chi tiết về vấn đề đã được đặt ra.

217

Chương 5: Quản trị tài sản nợ trong công ty bảo hiểm

You might also like