You are on page 1of 106

Nguyên lý thực hành bảo hiểm

CHƯƠNG
KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA
6 CÔNG TY BẢO HIỂM

MỞ ĐẦU
Khả năng thanh toán là chỉ tiêu tài chính quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp
hoạt động trong nền kinh tế.

Một doanh nghiệp khởi đầu hoạt động kinh doanh đều dựa trên hai nguồn vốn chủ yếu
là vốn chủ sở hữu và nợ. Điều đó có nghĩa là trong suốt thời gian hoạt động doanh
nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Vì vậy khả năng
thanh toán được đề cập như là khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn.

Đối với các công ty bảo hiểm, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là doanh
thu ứng trước, chúng có được từ các hợp đồng cam kết với khách hàng sẽ thực hiện
một dịch vụ tương ứng. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là
khả năng trả các khoản nợ vay mà chính là khả năng thực hiện lời cam kết với khách
hàng. Sự đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp bảo hiểm có khả năng chi trả khi các khiếu nại xảy ra.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sự đảm bảo khả năng thanh toán chính là giữ uy tín
cho công ty. Sản phẩm bảo hiểm chỉ là một lời cam kết với khách hàng, do đó sự tin
tưởng của khách hàng vào tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp là cơ sở để
khách hàng ký kết hợp đồng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không đảm bảo
được khả năng thanh toán đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và đi
dần tới bờ vực phá sản.

Ở một khía cạnh khác, khả năng thanh toán theo nghĩa chung là khả năng công ty đáp
ứng ngay các nghĩa vụ tài chính phát sinh. Đối với công ty bảo hiểm, khả năng thanh
toán mang một ý nghĩa cụ thể hơn, nó đề cập đến khả năng duy trì vốn là lợi nhuận để
lại cao hơn mức tiêu chuẩn tối thiểu về vốn và lợi nhuận để lại theo luật định. Vì mức
tiêu chuẩn tối thiểu này là một yêu cầu mang tính pháp lý, nên khả năng thanh toán của
công ty bảo hiểm đôi khi đựơc gọi là khả năng thanh toán pháp định. Tại một số nứơc
khả năng thanh toán đựơc gọi là tỷ lệ an toàn vốn. Tại Việt Nam, chỉ tiêu này đựơc gọi
là chỉ tiêu khả năng thanh toán. Việc không đáp ứng đựơc tiêu chuẩn này có thể dẫn
219

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
đến việc cơ quan quản lý bảo hiểm của Chính phủ đặt công ty trong tình trạnh bị kiểm
soát. Việc thiếu khả năng duy trì mức tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc về vốn và lợi nhuận
để lại của một công ty bảo hiểm đựơc gọi là mất khả năng thanh toán.

Tiêu chuẩn tối thiểu pháp định về vốn và lợi nhuận để lại thay đổi giữa các công ty bảo
hiểm và được dựa trên cơ sở mức độ rủi ro gắn với các hoạt động đầu tư của các công
ty bảo hiểm và các sản phẩm kinh doanh cụ thể mà công ty bảo hiểm đó cung cấp. Một
công ty thực hiện các hoạt động đầu tư có nhiều rủi ro hơn sẽ có một tiêu chuẩn tối
thiểu pháp định về vốn là lợi nhuận để lại cao hơn so với một công ty bảo hiểm khác.
Bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn về mức vốn và lợi nhuận để lại tối thiểu dựa trên rủi ro
như vậy, kết hợp với quan điểm thận trọng thể hiện trong việc định ra các mức dự trữ
chính sách pháp định, tổ chức quản lý bảo hiểm của chính phủ đã cố gắng đảm bảo
rằng mỗi công ty bảo hiểm có đủ nguồn lực để thanh toán các nghĩa vụ tài chính đúng
hạn.

6.1 CÁC MỤC TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN


Các mục tiêu liên quan đến khả năng thanh toán thường được thể hiện dưới dạng các
kết quả tài chính mang tính mục tiêu, ví dụ như tỷ lệ vốn theo tỷ trọng rủi ro cụ thể.
Một cách đặc trưng, các công ty bảo hiểm thường đặt các chỉ tiêu vốn cao hơn mức tối
thiểu do cơ quan quản lý qui định. Một mục tiêu khác liên quan đến năng lực thanh
toán là duy trì mức xếp hạng của công ty hoặc đạt đến mức xếp hạng cao hơn từ một tổ
chức xếp hạng trong lĩnh vực bảo hiểm. Các tổ chức xếp hạng thường nhấn mạnh đáng
kể vào năng lực thanh toán và sự xếp hạng của tổ chức này thường phản ánh mức độ
an toàn về vốn của các công ty bảo hiểm.

Các Tổ chức xếp hạng

Một số các tổ chức xếp hạng được biết đến nhiều hơn là các tổ chức khác. Mỗi một tổ
chức xếp hạng độc lập quyết định loại thông tin mà tổ chức này sẽ công bố và nguồn
thông tin mà tổ chức đó đã sử dụng. Các tổ chức xếp hạng sau đây nằm trong số những
tổ chức hoạt động tích cực nhất: (1) A.M.Best Company, (2) Conning & Company, (3)
Duff & Phelps, (4) Fitch Investors Service, (5) Moody’s Investors Service, (6)
Standard & Poor’s, (7) Thomson Bank Watch, (8) Townsend & Schupp, (9) TRAC
Insurance Services, Ltd., (10) Ward Financial Group, and (11) Weiss Research.

220

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Sau đây là năm tổ chức xếp hạng lớn và nổi tiếng: A.M.Best, Standard & Poor’s,
Moody’s, Duff & Phelps, và Weiss.

A.M.Best

A.M.Best là tổ chức xếp hạng công ty bảo hiểm lâu đời nhất, đã đưa ra các báo cáo về
các điều kiện tài chính của các công ty bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ từ 1906. Thực
ra cho tới giữa thập niên 80, Best đã thực sự độc quyền về hoạt động xếp hạng công ty
bảo hiểm. Cho tới 1989, Best đã xếp hạng thực tế tất cả các công ty bảo hiểm mà
không hề tính phí. Vào 1989, Best bắt đầu tính một khoản phí nhỏ, và bằng nhau đối
với các công ty bảo hiểm cho hoạt động xếp hạng. Vào 1993, Best thực hiện một hệ
thống tính phí dựa trên quy mô của công ty bảo hiểm. Ngày nay, phần lớn các công ty
bảo hiểm vẫn được Best xếp hạng, dẫu cho một vài công ty chọn lựa không chi trả phí
xếp hạng cho Best.

Standard & Poor’s

Standard & Poor’s (S&P) cung cấp hai loại hình xếp hạng. Loại xếp hạng thứ nhất là
xếp hạng khả năng chi trả các đơn yêu cầu bồi thường. Loại xếp hạng này được cung
cấp cho các nhà bảo hiểm yêu cầu xếp hạng và chi trả khoản phí thích hợp. Loại xếp
hạng thứ hai được cung cấp bởi S&P là sự xếp hạng đủ khả năng thanh toán. S&P đưa
ra công thức cho việc xếp hạng đủ khả năng thanh toán đối với một phần lớn các công
ty bảo hiểm mà không được xếp hạng khả năng chi trả các đơn yêu cầu bồi thường của
S&P. Xếp hạng đủ khả năng thanh toán thì ít chi tiết hơn xếp hạng khả năng chi trả các
đơn yêu cầu bồi thường. Nếu S&P quyết định đưa vào công thức xếp hạng đủ khả
năng thanh toán của một công ty bảo hiểm cá biệt, S&P sẽ thẳng tiến với việc xếp
hạng bất chấp mong muốn của công ty bảo hiểm này. Ngược lại, một số tổ chức cho
phép một công ty bảo hiểm hủy bỏ việc xếp hạng nếu việc xếp hạng được mong chờ
đó không có lợi.

Moody’s, Duff & Phelps

Moody’s Investors Service và Duff & Phelps cả hai tổ chức này đều xếp hạng các công
ty bảo hiểm theo yêu cầu và các công ty bảo hiểm này phải chi trả khoản phí yêu cầu.
Bên cạnh đó, cả hai tổ chức này trước kia đã đưa ra việc xếp hạng các công ty bảo
hiểm mà không hề được yêu cầu.

221

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Weiss Research

Weiss Research xếp hạng thực tế tất cả các công ty bảo hiểm Mỹ có quy mô trên mức
tối thiểu nhất định, bất kể mong muốn của nhà bảo hiểm. Vì vậy, Weiss xếp hạng nhiều
công ty bảo hiểm hơn bất kỳ tổ chức xếp hạng nào khác, bao gồm cả Best. Weiss
không nhận tiền từ các công ty bảo hiểm mà nó thực hiện việc xếp hạng, tất cả doanh
thu của nó có được từ việc kinh doanh các báo cáo và các hướng dẫn xếp hạng của nó.
Bởi vì nó không nhận tiền từ các công ty bảo hiểm, nên Weiss được xem là tổ chức
xếp hạng độc lập nhất trong các tổ chức xếp hạng.

Các tổ chức xếp hạng thực hiện việc xếp hạng các công ty bảo hiểm như thế nào?

Tất cả các tổ chức xếp hạng được nêu tên ở trên thực hiện việc xếp hạng các công ty
bảo hiểm bằng cách định ra một cấp bậc trong hệ thống xếp hạng theo thứ tự số hoặc
chữ cái thuộc quyền sở hữu của họ. Mỗi một tổ chức xếp hạng có hệ thống xếp hạng
hơi khác nhau. Các hệ thống xếp hạng của các tổ chức mà chúng tôi đã đề cập trước đó
được mô tả trong bảng 6.1. Chú ý là không có các xếp hạng nào của một tổ chức nào
hoàn toàn phù hợp với các xếp hạng của tổ chức khác.

Thêm vào việc tự ấn định sự xếp hạng, các tổ chức xếp hạng cũng tạo ra giá trị trên
văn bản của công ty và thường đưa ra lý giải có cơ sở hợp lý sau sự xếp hạng của họ.
Trong khi bản thân việc xếp hạng đưa ra một ý tưởng thoải mái và nhạy cảm về sức
mạnh tài chính của công ty bảo hiểm, thì một số nhà phê bình lại cho rằng hệ thống
xếp hạng này quá đơn giản. Những nhà phê bình này thường khuyên những người sử
dụng dữ liệu của tổ chức xếp hạng cũng phải đọc báo cáo tường thuật của tổ chức xếp
hạng về một công ty bảo hiểm hơn là dựa hoàn toàn vào xếp hạng.

222

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Bảng 6.1. HỆ THỐNG XẾP HẠNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XẾP HẠNG
A.M.Best S&P* Moody’s Duff & Phelps Weiss Research
AAA Aaa AAA
A++ (tốt nhất) A+ (xuất sắc)
(tốt nhất) (đặc biệt) (cao nhất)
A+ AA+ (xuất sắc) Aa1 (xuất sắc) AA+ (rất cao) A
A (xuất sắc) AA Aa2 AA A-
A- AA- Aa3 AA- B+ (tốt)
B++ (rất tốt) A+ (tốt) A1(tốt) A+ (cao) B
B+ A A2 A B-
B (vừa đủ) A- A3 A- C+ (khá)
BBB+
BBB+ Baa1
B- (dưới trung C
(vừa đủ) (vừa đủ)
bình)
C++ (khá) BBB Baa2 BBB C-
C+ BBB- Baa3 BBB- D+ (yếu)
Ba1
C (biên) BB+ BB+ D
(nghi ngờ)
C- BB Ba2 BB D-
D
BB- Ba3 BB- E+ (rất yếu)
(rất nguy hiểm)
B+
E (dưới sự g.sát B1 (kém) B+ E
(nguy hiểm)
của nhà nước)
B B2 B E-
F (phá sản) B- B3 B- F (phá sản)
U (không được
CCC Caa (rất kém) CCC
xếp hạng)
Ca
R (hoạt động (cực kỳ kém)
DD
theo quy định) C (thấp nhất)

* Xếp hạng khả năng chi trả các đơn yêu cầu bồi thường

6.2.CÁC RỦI RO ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TOÁN


Trong qúa trình thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, công ty bảo hiểm gặp phải
những rủi ro nghiêm trọng có thể đe doạ đến khả năng thanh toán của mình. Các rủi ro
này có thể chia ra làm 4 loại, gọi là các rủi ro loại C.

Rủi ro C-1 là rủi ro tài sản (Asset risk: C-1 Risk): đó là rủi ro thua lỗ đầu tư vì lý do
không phải là thay đổi của lãi suất thị trường. Ví dụ về rủi ro C-1 là rủi ro các cổ phiếu
do một công ty bảo hiểm nắm giữ bị mất giá và rủi ro người phát hành các trái phiếu
do công ty bảo hiểm nắm giữ bị phá sản và không trả được các khoản thanh toán trái
phiếu đúng hạn. Các công ty bảo hiểm quản lý rủi ro tài sản bằng cách xếp hạng thận
trọng các hoạt động đầu tư tiềm năng, đầu tư phần lớn tài sản vào các khoản mục đầu
tư chất lượng cao và phân bổ vốn đầu tư vào các danh mục đầu tư đa dạng.
223

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Rủi ro C-2 là rủi ro định giá, cũng được gọi là rủi ro bảo hiểm (Pricing Risk hoặc
Insurance Risk): là loại rủi ro mà công ty bảo hiểm gặp phải khi có sự biến động lớn
trong thực tế về các gải định khi tính phí bảo hiểm, từ đó làm công ty bị thua lỗ khi
bán sản phẩm. Các công ty bảo hiểm quản lý rủi ro C-2 này bằng cách thiết kế và định
gía sản phẩm một cách hợp lý, thực hiện tốt các nghiệp vụ đánh gía rủi ro, tiến hành tái
bảo hiểm, kiểm soát cẩn thận các chi phí.

Rủi ro C-3 là rủi ro lãi suất (Interest-rate Risk: C-3 Risk): là loại rủi ro thua lỗ do
biến động lãi suất thị trường. Các ví dụ về rủi ro lãi suất là khoản lỗ do bán trái phiếu
khi lãi suất thị trường tăng, sự thiếu khả năng của công ty bảo hiểm để đạt được tỷ lệ
lợi tức trên tài sản của công ty bằng hoặc cao hơn lãi suất được đảm bảo trong các hợp
đồng bảo hiểm và sự chuyển hướng đầu tư, là hiện tượng các khách hàng rút tiền từ
một công ty bảo hiểm để chuyển tiền vào một trung gian tài chính khác để thu một
mức lợi tức cao hơn. Các công ty bảo hiểm quản lý các rủi ro C-3 thông qua các
nghiệp vụ quản lý tài sản –nợ (ALM - Asset liabilities Management) một cách hiệu
quả.

Rủi ro C-4 là các rủi ro kinh doanh nói chung (General business Risk: C-4 risk): là
rủi ro thua lỗ do hoạt động kém hiệu quả hoặc các yếu tố môi trường nằm ngoài kiểm
soát của công ty. Ví dụ về loại rủi ro này như quản lý kém hiệu quả, lỗ do tranh chấp,
lừa đảo, những thay đổi trong luật thuế, suy thoái kinh tế và thiên tai. Các công ty bảo
hiểm có thể kiểm soát một số rủi ro C-4 bằng cách sử dụng đội ngũ quản lý có kinh
nghiệm và trình độ cao để kiểm soát các chi phí hoạt động, đưa ra các quyết định quản
1ý hợp lý, khuyến khích hành vi đạo đức, theo dõi các kết qủa tài chính và thực hiện
thường xuyên viêc kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài.

Sự tồn tại của bốn loại rủi ro C giúp giải thích tại sao việc duy trì đủ vốn và lợi nhuận
để lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm. Vốn
và lợi nhuận để lại cung cấp nguồn tài chính dự phòng cho thua lỗ nảy sinh từ những
rủi ro này.

6.3.CÁCH XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM
6.3.1. Theo thông lệ quốc tế

Cộng đồng chung Châu Âu xây dựng một qui định chung về khả năng thanh toán trong
đó đưa ra các yêu cầu tối thiểu cho tất cả các nước thành viên. Mọi cố gắng để xếp
224

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
hạng một cách khoa học về khả năng thanh toán theo yêu cầu cần phải xem xét đến rất
nhiều yếu tố, bao gồm:

- Qui mô của công ty bảo hiểm (phần phí thực giử lại)

- Các loại hình kinh doanh do công ty thực hiện

- Hiệu quả của việc quản lý kiểm soát các khiếu nại, khả năng khai thác bảo hiểm

- Mức độ rủi ro do chênh lệch của tỷ giá hối đoái

Trong bảo hiểm phi nhân thọ có hai cách tính khả năng thanh toán, phương pháp nào
có kết quả cao hơn sẽ được sử dụng.

⮚ Phương pháp dựa vào phí bảo hiểm

Được tiến hành theo cách sau: thu nhập của phí bảo hiểm từ các nguồn của công ty
trong năm được chia cho số tháng của năm tài chính và nhân với 12 tháng theo lịch
hiện hành. Sau đó sẽ thực hiện tính bằng 18% đối với 10.000.000 EUR đầu tiên của
thu nhập phí bảo hiểm và 16% của phần còn lại. Kết quả tính toán trên được cộng với
nhau sau đó nhân với một hệ số (không dưới 50%) thể hiện con số bồi thường thực sau
khi đã đòi được bồi thường từ tái bảo hiểm như một tỉ lệ của tổng bồi thường.

⮚ Phương pháp dựa vào bồi thường

Cộng tất cả các khiếu nại đã xảy ra trong một khoảng thời gian xác định (thường là 3
năm tài chính gần nhất) chia con số này cho số tháng trong khoảng thời gian đã xác
định và nhân với 12. Tính 26% của 7.000.000 EUR đầu tiên, 23% của số còn lại, tổng
kết quả của 2 số trên nhân với tỷ lệ phần trăm không tính phần tái bảo hiểm.

So sánh kết quả chọn được với giới hạn khả năng thanh toán, ta sẽ biết được Công ty
có đủ khả năng thanh toán theo yêu cầu hay không.

Các yếu tố hợp thành giới hạn khả năng thanh toán:

+ Vốn công ty

+ Các khoản dự trữ tài chính

+ Lợi nhuận chuyển qua niên độ sau.


6.3.2. Qui định ở Việt Nam
Theo thời gian, qui định về cách xác định khả năng thanh toán của các công ty bảo
hiểm ngày càng chặt chẽ theo sự phát triển của toàn thị trường. Nhìn chung, các qui
225

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
định này được thể hiện chủ yếu qua các văn bản pháp lý như Thông tư 45, ngày
30/5/1994; Thông tư 72, ngày 28/8/2001; Thông tư 99 ngày 19/10/2004, Thông tư 156
này 20/12/2007 và gần đây nhất là 50/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017. Xem
qua qui định về cách xác định khả năng thanh toán của các văn bản pháp lý này để biết
được mức độ chặt chẽ của các qui định.
Theo Thông tư 45, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán
trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Một doanh nghiệp bảo hiểm được coi là đủ khả năng thanh toán khi tổng các nguồn
vốn sau đây lớn hơn hoặc bằng bằng mức đảm bảo khả năng thanh toán.
_ Vốn điều lệ đã đóng
_ Quỹ dự trữ bắt buộc
_ Lãi của các năm trước chưa sử dụng
Mức đảm bảo khả năng thanh toán được qui định như sau:
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: 20 % tổng phí thực giữ lại trong năm
tài chính trước.
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: 0,1 % tổng số tiền bảo hiểm theo các hợp
đồng bảo hiểm có hiệu lực trong năm tài chính trước.
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành đồng thời bảo hiểm nhân thọ và phi nhân
thọ: bằng kết quả của 2 qui định trên
Theo Thông tư 72
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng
thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:
a) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ bằng 20% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng
thanh toán.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm A
kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có tổng phí bảo hiểm giữ lại là 1.000 tỷ đồng Việt

226

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Nam. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm A = 1.000 tỷ
đồng Việt Nam x 20% = 200 tỷ đồng Việt Nam.
b) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4%
dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm B
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có:
+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở
xuống là 200 tỷ đồng Việt Nam.
+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống
là 20.200 tỷ đồng Việt Nam.
+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là
300 tỷ đồng Việt Nam.
+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là
50.300 tỷ đồng Việt Nam.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm B sẽ bằng: (4% x 200
tỷ đồng) + 0,1%(20.200 tỷ đồng - 200 tỷ đồng) + (4% x 300 tỷ đồng) + 0,3%(50.300 tỷ
đồng - 300 tỷ đồng) = 8 tỷ đồng + 20 tỷ đồng + 12 tỷ đồng + 150 tỷ đồng = 190 tỷ
đồng Việt Nam.
4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị
tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo Thông tư 99
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
43/2001/NĐ-CP ngày 01/8/2001 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với
doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng
thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:

227

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
a) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân
thọ bằng 20% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm xác định biên khả năng
thanh toán.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm A
kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có tổng phí bảo hiểm giữ lại là 1.000 tỷ đồng Việt
Nam. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm A = 1.000 tỷ
đồng Việt Nam x 20% = 200 tỷ đồng Việt Nam.
b) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống bằng tổng của 4%
dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm bằng tổng của 4% dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Ví dụ: Tại thời điểm xác định biên khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm B
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có:
+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở
xuống là 200 tỷ đồng Việt Nam.
+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 10 năm trở xuống
là 20.200 tỷ đồng Việt Nam.
+ Dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là
300 tỷ đồng Việt Nam.
+ Số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 10 năm là
50.300 tỷ đồng Việt Nam.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm B sẽ bằng: (4% x 200
tỷ đồng) + 0,1%(20.200 tỷ đồng - 200 tỷ đồng) + (4% x 300 tỷ đồng) + 0,3%(50.300 tỷ
đồng - 300 tỷ đồng) = 8 tỷ đồng + 20 tỷ đồng + 12 tỷ đồng + 150 tỷ đồng = 190 tỷ
đồng Việt Nam.
4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị
tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm. Các tài sản sau sẽ không
được đưa vào để tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm:
4.1. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp bảo hiểm;
4.2. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật hiện hành;
4.3. Các quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có).
228

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Theo Thông tư 156
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình
hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số
46/2007/NĐ-CP.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng
thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu:
3.1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi
nhân thọ là số lớn hơn của các kết quả tính toán sau:
+ 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
+ 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên
khả năng thanh toán.
Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm không đáp ứng điều kiện về
nhượng tái bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính thì biên khả năng thanh toán tối
thiểu được tính bằng 100% số phí bảo hiểm gốc của những hợp đồng bảo hiểm đó.
3.2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ:
3.2.1. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn 5 năm trở xuống bằng tổng của
4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
3.2.2. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên 5 năm bằng tổng của 4%
dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Số tiền bảo hiểm chịu rủi ro là phần chênh lệch giữa tổng số tiền bảo hiểm của các hợp
đồng bảo hiểm có hiệu lực và tổng dự phòng nghiệp vụ.
4. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị
tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả
năng thanh toán. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán
được xác định như sau:
4.1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:
4.1.1. Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, trái
phiếu chính phủ.
4.1.2. Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên
kết đầu tư.
4.2. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:
229

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
4.2.1. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm;
4.2.2. Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có);
4.2.3. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ
đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng;
4.2.4. Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính;
4.2.5. Chi phí trả trước, cho vay không có bảo lãnh, các khoản tạm ứng, trang thiết bị
và đồ dùng văn phòng, các khoản phải thu nội bộ;
4.2.6. Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên 2 năm sau khi trừ đi
các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật;
4.2.7. Các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy
định tại Điều 4 Luật Doanh nghiệp trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng.
4.3. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán:
4.3.1.Các tài sản đầu tư:
a) Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh: loại trừ 1% giá trị hạch toán;
b) Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh: loại trừ 3% giá trị hạch toán;
c) Cổ phiếu được niêm yết: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
d) Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;
đ) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng: loại trừ 8% giá trị
hạch toán;
e) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản để cho thuê, các khoản cho vay thương mại có bảo
lãnh: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
g) Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm: loại trừ 20% giá trị
hạch toán.
4.3.2. Các khoản phải thu:
a) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 90 ngày đến dưới 1 năm
sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của
pháp luật: loại trừ 30%;
b) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của
pháp luật: loại trừ 50%.
4.3.3. Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính và hàng
tồn kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán.

230

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
4.3.4. Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.
Thông tư 125
Khả năng thanh toán
1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh
bảo hiểm theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.
2. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán thấp hơn biên
khả năng thanh toán tối thiểu.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu
1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi
nhánh nước ngoài:
a) Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi
nhánh nước ngoài là số lớn hơn của các kết quả tính toán sau:
- 25% tổng phí bảo hiểm giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
- 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên
khả năng thanh toán.
b) Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm không đáp ứng điều kiện về
nhượng tái bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính thì biên khả năng thanh toán tối
thiểu được tính bằng 100% số phí bảo hiểm gốc của những hợp đồng bảo hiểm đó.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn năm (05) năm trở xuống bằng tổng
của 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn trên năm (05) năm bằng tổng của
4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.
Số tiền bảo hiểm chịu rủi ro là phần chênh lệch giữa tổng số tiền bảo hiểm của các hợp
đồng bảo hiểm có hiệu lực và tổng dự phòng nghiệp vụ.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức
khoẻ, biên khả năng thanh toán tối thiểu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ, biên khả năng thanh toán
tối thiểu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh cả ba loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo
hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khoẻ, biên khả năng thanh toán tối thiểu bằng
tổng biên khả năng thanh toán tối thiểu đối với từng loại hình nghiệp vụ kinh doanh
quy định tại điểm a và điểm b, khoản 3 Điều này.
Biên khả năng thanh toán
1. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp tái
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ
phải trả tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.
2. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán được xác định
như sau:

231

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2.1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:
a) Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, trái phiếu
chính phủ.
b) Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết
đầu tư.
2.2. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán:
a) Các tài sản đầu tư:
- Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh: loại trừ 1% giá trị hạch toán;
- Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh: loại trừ 3% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu được niêm yết: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;
- Đầu tư vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng: loại trừ 8% giá trị hạch
toán;
- Đầu tư vào bất động sản để cho thuê, các khoản cho vay thương mại có bảo lãnh: loại
trừ 15% giá trị hạch toán;
- Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm: loại trừ 20% giá trị
hạch toán.
b) Các khoản phải thu:
- Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ chín mươi (90) ngày đến
dưới 1 năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy
định của pháp luật: loại trừ 30%;
- Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ một (01) năm đến dưới
hai (02) năm sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo
quy định của pháp luật: loại trừ 50%.
c) Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính và hàng tồn
kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán.
d) Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.
2.3. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:
a) Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp
tái bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có);
c) Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi
các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng;
d) Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính;
đ) Chi phí trả trước, cho vay không có bảo lãnh, các khoản tạm ứng, trang thiết bị và
đồ dùng văn phòng, các khoản phải thu nội bộ;
e) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên hai (02) năm sau khi
trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật;
g) Các khoản đầu tư trở lại cho cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan
quy định tại Khoản 17, Điều 4 Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các tổ chức tín
dụng;
h) Các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng không thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo
đánh giá xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước;
232

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
i) Các khoản đầu tư vào các tài sản vượt quá hạn mức quy định của pháp luật.
3. Trường hợp biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm,
doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thấp hơn biên khả năng thanh toán
tối thiểu quy định tại Điều 15 Thông tư này, doanh nghiệp, chi nhánh phải thực hiện
ngay các quy định tại Điều 78, Điều 79 Luật Kinh doanh bảo hiểm và Điều 19 Nghị
định số 46/2007/NĐ-CP.

Thông tư 50/2017/TT-BTC
Điều 20. Biên khả năng thanh toán
1. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần
chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả năng
thanh toán.
2. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán được xác định
như sau:
2.1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:
a) Các khoản tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, tiền đang
chuyển, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc,
công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được
Chính phủ bảo lãnh;
b) Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết
đầu tư, bảo hiểm hưu trí tự nguyện;
c) Tài sản tái bảo hiểm (trừ tài sản tái bảo hiểm tương ứng với dự phòng bồi thường
nhượng tái bảo hiểm của các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm không tuân thủ quy định
của pháp luật về nhượng tái bảo hiểm);
d) Tạm ứng từ giá trị hoàn lại.
2.2. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán sau khi trừ đi các khoản trích lập
dự phòng và giá trị hao mòn lũy kế theo quy định của pháp luật (nếu có):
a) Các tài sản đầu tư (trừ các khoản đầu tư quy định tại tiết g, điểm 2.3, khoản 2 Điều
này):
- Trái phiếu doanh nghiệp có đảm bảo: loại trừ 1% giá trị hạch toán;
- Trái phiếu doanh nghiệp không có đảm bảo: loại trừ 3% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu được niêm yết, chứng chỉ quỹ: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
- Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;
- Đầu tư vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng: loại trừ 8% giá trị hạch
toán;
- Đầu tư vào bất động sản để cho thuê: loại trừ 15% giá trị hạch toán;

233

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Vốn góp vào các doanh nghiệp khác (trừ vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo
hiểm từ nguồn vốn chủ sở hữu): loại trừ 20% giá trị hạch toán.
b) Các khoản phải thu:
- Phải thu phí bảo hiểm gốc quá hạn từ 90 ngày đến dưới 01 năm: loại trừ 30% giá trị
hạch toán;
- Phải thu phí bảo hiểm gốc quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm sau khi trừ đi các
khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật: loại trừ
50% giá trị hạch toán;
- Phải thu liên quan đến hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm (sau khi bù trừ các
khoản phải thu, phải trả của cùng một tổ chức nhượng, nhận tái bảo hiểm trong cùng
kỳ đối chiếu) quá hạn từ 90 ngày đến dưới 01 năm: loại trừ 30%. Trường hợp kết quả
bù trừ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả âm (-): loại trừ 0%;
- Phải thu liên quan đến hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm (sau khi bù trừ các
khoản phải thu, phải trả của cùng một tổ chức nhượng, nhận tái bảo hiểm trong cùng
kỳ đối chiếu) quá hạn từ 01 năm đến dưới 02 năm: loại trừ 50%. Trường hợp kết quả
bù trừ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả âm (-): loại trừ 0%;
c) Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính, quyền sử
dụng đất và hàng tồn kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán;
d) Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.
2.3. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán sau khi trừ đi các khoản trích lập
dự phòng và giá trị hao mòn lũy kế theo quy định của pháp luật (nếu có):
a) Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở
hữu;
b) Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính, quyền sử dụng đất;
d) Chi phí trả trước, các khoản tạm ứng (trừ tạm ứng từ giá trị hoàn lại), trang thiết bị
và đồ dùng văn phòng, các khoản phải thu nội bộ;
đ) Phải thu phí bảo hiểm gốc quá hạn từ 02 năm trở lên;
e) Phải thu liên quan đến hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm (sau khi bù trừ các
khoản phải thu, phải trả của cùng một tổ chức nhượng, nhận tái bảo hiểm trong cùng
kỳ đối chiếu) quá hạn từ 02 năm trở lên;
g) Các khoản đầu tư trở lại cho cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc người có liên quan
quy định tại Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng;
h) Các khoản đầu tư gián tiếp nước ngoài chưa thu hồi được trong vòng 01 năm kể từ
khi quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có hiệu
lực;

234

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
i) Các khoản đầu tư vào các tài sản vượt quá hạn mức quy định của pháp luật;
k) Tài sản tái bảo hiểm tương ứng với dự phòng bồi thường nhượng tái bảo hiểm của
các hợp đồng nhượng tái bảo hiểm không tuân thủ quy định của pháp luật về nhượng
tái bảo hiểm.
Ví dụ cụ thể về cách xác định khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm

BAÛNG CAÂN ÑOÁI KEÁ TOAÙN


Coâng ty coå phaàn baûo hieåm TTT

Ñôn vò: trieäu VND


TAØI SAÛN 31/12/2007 1/1/2007
A. TAØI SAÛN NGAÉN HAÏN 353.100 239.200
1. Tieàn 42.600 25.500
2. Ñaàu tö taøi chính ngaén haïn 185.000 152.000
3. Phaûi thu 123.000 60.500
4. Haøng toàn kho 2.500 1.200
B. TAØI SAÛN DAØI HAÏN 151.000 100.200
5. TSCÑ 61.600 34.800
- Nguyeân giaù 82.000 47.000
- Hao moøn luõy keá (20.400) (12.200)
6. Ñaàu tö taøi chính daøi haïn 89.400 65.400
TOÅNG COÄNG TAØI SAÛN 504.100 339.400
NGUOÀN VOÁN 31/12/2007 1/1/2007
A. NÔÏ PHAÛI TRAÛ 198.936 157.000
7. Nôï ngaén haïn 71.236 42.000
- Phaûi traû ngöôøi baùn 21.600 20.300
- Thueá phaûi noäp 32.186 11.500
- Phaûi traû CNV 15.950 8.700
- Phaûi traû khaùc 1.500 1.500
8. Nôï daøi haïn - -
9. Döï phoøng nghieäp vuï 127.700 115.000
- Duï phoøng phí 95.300 85.000
- Döï phoøng boài thöôøng 21.900 19.500
- Döï phoøng dao ñoäng lôùn 10.500 10.500
B. VOÁN CHUÛ SÔÛ HÖÕU 305.164 182.400
10. Voán ñaàu tö cuûa chuû sôû höõu 200.000 160.000
11. Thaëng dö voán coå phaàn 14.000 5.000
12. Lôïi nhuaän chöa phaân phoái 86.764 15.500
13. Quyõ khen thöôûng vaø phuùc lôïi 4.400 1.900
TOÅNG COÄNG NGUOÀN VOÁN 504.100 339.400

235

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
BAÙO CAÙO KEÁT QUAÛ HOAÏT ÑOÄNG KINH DOANH NAÊM 2007
Coâng ty coå phaàn Baûo Hieåm TTT
Ñôn vò: trieäu VND
CHÆ TIEÂU NAÊM 2007
1. Thu phí baûo hieåm goác 182.500
2. Thu phí nhaän taùi baûo hieåm 21.300
3. Caùc khoaûn giaûm tröø:
- Phí nhöôïng TBH 51.000
4. Taêng döï phoøng phí phaûi trích trong naêm 10.300
5. Thu hoa hoàng nhöôïng taùi baûo hieåm 5.400
6. Thu khaùc töø hoaït ñoäng KDBH -
7. Doanh thu thuaàn töø HÑKDBH (7= 1+2-3±4+5+6) 147.900
8. Chi boài thöôøng BH goác 75.600
9. Chi boài thöôøng nhaän taùi baûo hieåm -
10. Caùc khoaûn giaûm tröø:
- Thu boài thöôøng nhöôïng TBH -
- Thu haøng ñaõ xöû lyù boài thöôøng 100% -
11. Boài thöôøng thuoäc phaàn tr.nhieäm giöû laïi (11= 8+9-10) 75.600
12. Chi boài thöôøng töø döï phoøng DÑL -
13. Taêng (giaûm) döï phoøng boài thöôõng 2.400
14. Soá trích DPDÑL trong naêm -
15. Chi khaùc HÑKDBH:
- Chi hoa hoàng BH goác 10.900
- Chi giaùm ñònh toån thaát
- Chi ñeà phoøng haïn cheá toån thaát
- Chi ñaùnh giaù ruûi ro
- Chi hoa hoàng nhaän TBH 2.100
16. Toång chi tröïc tieáp HÑKDBH (16=11-12±13 +14+15) 91.000
17. Lôïi nhuaän goäp HÑKDBH (17 = 7 -16) 56.900
18. Chi phí baùn haøng -
19. Chi phí quaûn lyù doanh nghieäp 26.450
20. Lôïi nhuaän thuaàn HÑKDBH (20 = 17-18-19) 30.450
21. Doanh thu hoaït ñoäng taøi chính 78.000
22. Chi hoaït ñoäng taøi chính 6.000
23. Lôïi nhuaän hoaït ñoäng taøi chính (23=21-22) 72.000
24. Thu nhaäp hoaït ñoäng khaùc -
25. Chi phí hoaït ñoäng khaùc -
26. Lôïi nhuaän hoaït ñoäng khaùc (26=24-25) -
27. Toång lôïi nhuaän keá toaùn (27=20+23+26) 102.450
28.Caùc khoaûn ñieàu chænh taêng, giaûm lôïi nhuaän ñeå xaùc ñònh lôïi nhuaän chòu
thueá TNDN
29. Toång lôïi nhuaän tröôùc thueá TNDN 102.450
30. Döï phoøng ñaûm baûo caân ñoái
31. Lôïi nhuaän chòu thueá TNDN 102.450
32. Thueá TNDN phaûi noäp 28.686
33. Lôïi nhuaän sau thueá TNDN 86.764
34. Laõi cô baûn treân coå phieáu (VND) -

Taøi lieäu boå sung:

- Baùo caùo tình hình thöïc hieän nghóa vuï vôùi nhaø nöôùc cho bieát doanh nghieäp
ñaõ noäp thueá trong naêm toång coäng laø 8.000 baèng tieàn maët
- Tieàn löông phaûi thanh toaùn trong naêm cho nhaân vieân laø 18.250.
- Baùo caùo cuûa phoøng ñaàu tö cho bieát trong naêm coâng ty ñaõ chi tieàn ñeå mua
theâm moät soá caùc chöùng khoaùn ngaén haïn vaø daøi haïn trò giaù 57.000.
236

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Caùc khoaûn ñaàu tö taøi chính ngaén haïn chuû yeáu laø caùc khoaûn tieàn gôûi
ngaân haøng coù kyø haïn döôùi 1 naêm. Ñaàu tö taøi chính daøi haïn coù khoaûn
70% laø traùi phieáu chính phuû, 20% traùi phieáu doanh nghieäp coù baûo laõnh
coøn laïi ñaàu tö vaøo coå phieáu nieâm yeát.
- Trong naêm coâng ty taêng voán baèng hình thöùc phaùt haønh coå phieáu thöôøng,
naâng toång soá coå phieáu ñang löu haønh vaøo cuoái naêm laø 20 trieäu coå phieáu.
- Coâng ty döï kieán sang naêm 2008 seõ hoaøn taát hoà sô xin nieâm yeát coå phieáu.
- Tyû leä taêng tröôûng doanh thu thuaàn hoaït ñoäng kinh doanh baûo hieåm naêm
2007 so vôùi naêm tröôùc laø 45%.

- Tyû leä boài thöôøng caùc naêm qua cuûa coâng ty dao ñoäng töø 50 - 55%.

- Trong caùc khoaûn phaûi thu vaøo cuoái naêm 2007 coù 50.000 laø phaûi thu
töø caùc hôïp ñoàng baûo hieåm goác vaø ña soá ñeàu quaù haïn treân 3 thaùng.

Chæ tieâu khaû naêng Nguoàn voán, quyõ xaùc ñònh bieân khaû naêng thanh toaùn
=
thanh toaùn Bieân khaû naêng thanh toaùn toái thieåu

Trong naêm 2007, chæ tieâu khaû naêng thanh toaùn ñöïôc xaùc ñònh nhö sau:
- Bieân khaû naêng thanh toaùn toái thieåu:
25% x (182.500 + 21.300 – 51.000) = 38.200
Hoaëc:
12,5% x (182.500 + 21.300) = 25.475
Choïn giaù trò 38.200 laøm bieân khaû naêng thanh toaùn toái thieåu.
- Nguoàn voán, quyõ xaùc ñònh bieân khaû naêng thanh toaùn:
+ Giaù trò taøi saûn (sau khi ñaõ giaûm tröø giaù trò caùc taøi saûn khoâng coù tính
thanh khoaûn):
504.100 – (50.000 x 30% +73.000 x 15%) – 2.500 x 25% - 61.600 x 25% - (20% x 1%
+ 10% x 15%) x 89.400 = 460.605,2
+ Nguoàn voán, quyõ xaùc ñònh bieân khaû naêng thanh toaùn
460.605,2 – 198.936 = 261.669,2
Chæ tieâu khaû naêng 261.669,2
= = 6,85 laàn
thanh toaùn 38.200

6.4. KẾT LUẬN


Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm không phải là khả năng trả các khoản
nợ vay mà chính là khả năng thực hiện lời cam kết với khách hàng. Sự đảm bảo khả

237

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
năng thanh toán của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm có khả
năng chi trả khi các khiếu nại xảy ra.

Để xác định khả năng thanh toán, các công ty bảo hiểm thường đặt các chỉ tiêu vốn
cao hơn mức tối thiểu do cơ quan quản lý qui định. Một mục tiêu khác liên quan đến
năng lực thanh toán là duy trì mức xếp hạng của công ty hoặc đạt đến mức xếp hạng
cao hơn từ một tổ chức xếp hạng trong lĩnh vực bảo hiểm.

Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sự đảm bảo khả năng thanh toán chính là giữ uy tín
cho công ty. Sản phẩm bảo hiểm chỉ là một lời cam kết với khách hàng, do đó sự tin
tưởng của khách hàng vào tình hình tài chính lành mạnh của doanh nghiệp là cơ sở để
khách hàng ký kết hợp đồng bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không đảm bảo
được khả năng thanh toán đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và đi
dần tới bờ vực phá sản.

238

Chương 6: Khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

235

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

236

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh bảo hiểm; góp phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế
- xã hội, ổn định đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về kinh doanh bảo hiểm,

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
1. Luật này điều chỉnh tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
2. Luật này không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại
bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh.
Điều 2. Áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế.
1. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham
gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
3. Các bên tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không
trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo
đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc
bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi,
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác
để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết
hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của
doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản
phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc
liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua
bảo hiểm.
5. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo
hiểm.
6. Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm
và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng.

237

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
7. Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
8. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm
theo hợp đồng bảo hiểm con người.
9. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài
sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
10. Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà
khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
11. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo
thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
12. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống
hoặc chết.
13. Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một
thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng,
nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
14. Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một
thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng,
nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
15. Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
16. Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất
kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
17. Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống
đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định
kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
18. Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp
vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
Điều 4. Bảo đảm của Nhà nước đối với kinh doanh bảo hiểm.
1. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các
tổ chức kinh doanh bảo hiểm.
2. Nhà nước đầu tư vốn và các nguồn lực khác để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm
phát triển, giữ vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm.
3. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, chính sách ưu đãi đối với
các nghiệp vụ bảo hiểm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chương trình
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Điều 5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Nhà nước thống nhất quản lý, có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi theo hướng đa phương
hóa, đa dạng hóa; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam và tái đầu tư lợi nhuận
thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam; tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tăng cường hợp
tác với nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm.
Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo hiểm.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm
hoạt động ở Việt Nam.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết của
mình đối với bên mua bảo hiểm.

238

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 7. Các loại nghiệp vụ bảo hiểm.
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
ạ) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
c) Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường
không;
d) Bảo hiểm hàng không;
đ) Bảo hiểm xe cơ giới;
e) Bảo hiểm cháy, nổ;
g) Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;
i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
l) Bảo hiểm nông nghiệp;
m) Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
3. Bộ Tài chính quy định danh mục chi tiết các sản phẩm bảo hiểm.
Điều 8. Bảo hiểm bắt buộc.
1. Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo
hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm có nghĩa vụ thực hiện.
Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công
cộng và an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:
a) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận
chuyển hàng không đối với hành khách;
b) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
c) Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Bảo hiểm cháy, nổ.
3. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Chính phủ trình Uỷ ban Thường
vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.
Điều 9. Tái bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác, kể cả doanh
nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài.
2. Trong trường hợp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp
bảo hiểm phải tái bảo hiểm một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh
doanh tái bảo hiểm trong nước theo quy định của Chính phủ.
Điều 10. Hợp tác và cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hợp tác và
cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm.
2. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

239

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm làm tổn
hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên
hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
khác;
c) Khuyến mại bất hợp pháp;
d) Các hành vi cạnh tranh bất hợp pháp khác.
Điều 11. Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được tham gia các tổ
chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo
hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật.

Chương II
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Mục 1.
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm.
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo
đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật Hàng hải; đối với những
vấn đề mà Bộ luật Hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.
4. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp
dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm.
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội
dung khác do các bên thỏa thuận.
Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo,
telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
Điều 15. Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.

240

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng
chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo
hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 16. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không
phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.
3. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý;
b) Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo
hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết
và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 19, khoản
2 Điều 20, khoản 2 Điều 35 và khoản 3 Điều 50 của Luật này;
d) Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo
hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ
trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho
người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của
bên mua bảo hiểm;
b) Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết
hợp đồng bảo hiểm;
c) Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm;
d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường;
đ) Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về
những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
1. Bên mua bảo hiểm có quyền:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy
chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;
c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản
1 Điều 20 của Luật này;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
người được bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

241

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
đ) Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy
định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo
hiểm;
b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm;
c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh
nghiệp bảo hiểm;
d) Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng bảo hiểm;
đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm cung cấp thông tin.
1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ
thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho
bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến
đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác,
trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do
bên mua bảo hiểm cung cấp.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu
phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một
trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo
hiểm hoặc được bồi thường;
b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 của Luật này.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết
hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo
hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc
cung cấp thông tin sai sự thật.
Điều 20. Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm.
1. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được
bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho
thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo
hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải thông báo ngay
bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được
bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp
đồng bảo hiểm. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm thì
doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, nhưng phải
thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
Điều 21. Giải thích hợp đồng bảo hiểm.

242

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải
thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.
Điều 22. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo
hiểm;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý hợp đồng bảo hiểm vô hiệu được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 23. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, hợp đồng bảo hiểm
còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm;
2. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm
theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Điều 24. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật
này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với
thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã
trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật
này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo
hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật
này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí
bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này
không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người.
4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong các trường hợp khác được thực
hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm.
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung phí bảo
hiểm, điều kiện, điều khoản bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Điều 26. Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm.
1. Bên mua bảo hiểm có thể chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm
thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp
bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng
được thực hiện theo tập quán quốc tế.

243

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 27. Trách nhiệm trong trường hợp tái bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng
bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm không được yêu cầu bên mua bảo hiểm trực tiếp đóng phí
bảo hiểm cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm không được yêu cầu doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm trả tiền bảo hiểm
hoặc bồi thường cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 28. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
1. Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm là một năm, kể từ
ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng bên mua bảo hiểm không biết
thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày
bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.
3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua bảo hiểm bồi thường về những thiệt hại
thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận.
Điều 29. Thời hạn trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo
thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thỏa thuận về thời
hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Điều 30. Thời hiệu khởi kiện.
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

Mục 2.
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM CON NGỪƠI
Điều 31. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người.
1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con
người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Điều 32. Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 33. Căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn, sức khỏe con người.
1. Trong bảo hiểm tai nạn con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo
hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong bảo hiểm sức khỏe con người, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
được bảo hiểm trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục
hồi sức khỏe của người được bảo hiểm do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm.
Điều 34. Thông báo tuổi trong bảo hiểm nhân thọ.

244

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo chính xác tuổi của người được bảo hiểm vào thời
điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để làm cơ sở tính phí bảo hiểm.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi
đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua
bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã
có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị
hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm làm giảm số
phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể
được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
a) Yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm đã
thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Giảm số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm
đã đóng.
4. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm dẫn đến tăng
số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có
thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo
hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương
ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
Điều 35. Đóng phí bảo hiểm nhân thọ.
1 Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương
thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc
một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau
thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã
đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác.
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ hai năm trở lên mà doanh
nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm,
trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương đình chỉ
thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn hai năm, kể từ ngày bị đình chỉ và
bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
Điều 36. Không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm.
Trong bảo hiểm con người, nếu bên mua bảo hiểm không đóng hoặc đóng không đủ phí bảo
hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo
hiểm.
Điều 37. Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn.
Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp
hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả
cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm
theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết.

245

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người
khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ
hưởng.
Mọi trường hợp thay đổi người thụ hưởng phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo
hiểm.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của những người sau
đây:
a) Người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng
văn bản;
b) Người đang mắc bệnh tâm thần.
Điều 39. Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo
hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm
hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh
viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những
người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho
bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng
sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được
giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Mục 3.
hợp đồng bảo hiểm tài sản
Điều 40. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá
được bằng tiền và các quyền tài sản.
Điều 41. Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.
Điều 42. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị
trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và
bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng
tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm, sau khi trừ
các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được
bảo hiểm.
Điều 43. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị.
1. Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị
trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo
hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá thị trường của tài
sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

246

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 44. Hợp đồng bảo hiểm trùng.
1. Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với
hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và
sự kiện bảo hiểm.
2. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi
doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa
thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng
số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài
sản.
Điều 45. Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản.
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn
thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 46. Căn cứ bồi thường.
1. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác
định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức
độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Chi phí để xác
định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá
số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm
những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà
người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 47. Hình thức bồi thường.
1. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi
thường sau đây:
a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
c) Trả tiền bồi thường.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về
hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.
3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh
nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ
theo giá thị trường của tài sản.
Điều 48. Giám định tổn thất.
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm
uỷ quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí
giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.
2. Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tổn thất thì có thể
trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một
trong các bên được yêu cầu tòa án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm
chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với
các bên.
Điều 49. Trách nhiệm chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn.
1. Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp
bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển

247

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp
bảo hiểm.
2. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm,
không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm không được yêu cầu cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của
người được bảo hiểm bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người được bảo
hiểm, trừ trường hợp những người này cố ý gây ra tổn thất.
Điều 50. Các quy định về an toàn.
1. Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao
động, vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm an
toàn cho đối tượng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo
hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế
rủi ro.
3. Trong trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho
đối tượng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để người được bảo
hiểm thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn
không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm hoặc đơn phương
đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối
tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 51. Không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm.
Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm,
trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Mục 4.
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN S Ự
Điều 52. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo
hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.
Điều 53. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh nếu người thứ ba yêu cầu người được
bảo hiểm bồi thường thiệt hại do lỗi của người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo
hiểm.
2. Người thứ ba không có quyền trực tiếp yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 54. Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo
thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 55. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
1. Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm
những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi
thường cho người thứ ba.
2. Ngoài việc trả tiền bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn
phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba

248

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn
của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
4. Trong trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho
tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thì theo yêu cầu của người được
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số
tiền bảo hiểm.
Điều 56. Quyền đại diện cho người được bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thay mặt bên mua bảo hiểm để thương lượng với người thứ ba
về mức độ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Điều 57. Phương thức bồi thường.
Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho
người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.

Chương III
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Mục 1.
CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Điều 58. Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
Điều 59. Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm.
Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước;
2. Công ty cổ phần bảo hiểm;
3. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ;
4. Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh;
5. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 60. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
b) Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
c) Giám định tổn thất;
d) Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
đ) Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
e) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm phi nhân thọ, trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo
hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
Điều 61. Nội dung kinh doanh tái bảo hiểm.
Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:
1. Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
khác;

249

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2. Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận
bảo hiểm.
Điều 62. Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
1. Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.
Điều 63. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
2. Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều 64 của Luật này;
3. Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật;
4. Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
Điều 64. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
3. Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp
vụ chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
4. Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của
người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
5. Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn
điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân
đó;
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến
hành.
Điều 65. Thời hạn cấp giấy phép.
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Bộ
Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tài chính phải có văn bản giải thích lý do.
Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 66. Lệ phí cấp giấy phép.
Doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải nộp lệ phí cấp giấy
phép theo quy định của pháp luật.
Điều 67. Công bố nội dung hoạt động.
Sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố nội
dung hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 68. Thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một
trong những trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật;
b) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt
động;
c) Giải thể theo quy định tại Điều 82 của Luật này;
d) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp;

250

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
đ) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và
hoạt động;
e) Không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.
2. Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b,
c, đ và e khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải đình chỉ ngay việc giao kết hợp đồng
bảo hiểm mới, nhưng vẫn có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm và phải thực hiện các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày bị thu
hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
Trong trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại điểm d khoản 1
Điều này, quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm được Bộ Tài
chính công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 69. Những thay đổi phải được chấp thuận.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một
trong những nội dung sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Vốn điều lệ;
c) Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
đ) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
e) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
g) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);
h) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc thay đổi theo quy định tại
khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải công bố các nội dung thay đổi đã được chấp
thuận theo quy định của pháp luật.

Mục 2.
TỔ CHỨC BẢO HIỂM TƯƠNG HỖ
Điều 70. Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo
hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương
hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.
Điều 71. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
1. Tổ chức, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoạt
động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu bảo hiểm đều có quyền tham gia thành lập
tổ chức bảo hiểm tương hỗ với tư cách là thành viên sáng lập.
2. Chỉ các tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với tổ chức bảo hiểm tương hỗ mới có
thể trở thành thành viên của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Điếu 72. Giới hạn trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Tổ chức bảo hiểm tương hỗ chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của tổ chức trong phạm vi tài sản của tổ chức.
Điều 73. Thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ do Chính phủ quy định.

Mục 3.
CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.

251

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa
các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;
c) Theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà
không thỏa thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác
thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.
Điều 75. Điều kiện chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển
giao;
2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi
hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm;
3. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các quỹ và dự phòng
nghiệp vụ liên quan đến toàn bộ hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Điều 76. Thủ tục chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện theo thủ tục sau đây:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có đơn đề nghị chuyển giao hợp
đồng bảo hiểm gửi Bộ Tài chính nêu rõ lý do, kế hoạch chuyển giao, kèm theo hợp đồng chuyển
giao. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi đã được Bộ Tài chính
chấp thuận bằng văn bản;
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo
hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao và thông
báo cho bên mua bảo hiểm bằng văn bản.

Mục 4.
KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN, GIẢI THỂ,
PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Điều 77. Khả năng thanh toán.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự
phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều 96 của Luật này và có biên khả năng thanh toán không
thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
3. Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và
các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm.
Điều 78. Báo cáo nguy cơ mất khả năng thanh toán.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi biên khả năng thanh toán của
doanh nghiệp đó thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định Chính phủ.
2. Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo
ngay Bộ Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh
toán và các biện pháp khắc phục.
Điều 79. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng
thanh toán.
Trong trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện
các biện pháp sau đây:

252

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Lập phương án khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận;
2. Thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khôi phục khả năng thanh toán.
Điều 80. Kiểm soát đối với doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
1. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo
phương án đã được chấp thuận, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng
thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Ban kiểm soát khả năng thanh toán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán
theo phương án đã được chấp thuận;
b) Thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan về việc áp dụng các biện pháp khôi phục
khả năng thanh toán để phối hợp thực hiện;
c) Hạn chế phạm vi và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Đình chỉ những hoạt động có thể dẫn đến việc doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh
toán;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số
nghiệp vụ bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác;
e) Tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành và yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thay thế thành viên
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy
cần thiết;
g) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với
những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án khôi phục khả năng
thanh toán đã được chấp thuận;
h) Kiến nghị với Bộ Tài chính tiếp tục hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh
toán;
i) Báo cáo Bộ Tài chính về việc áp dụng và kết quả của việc áp dụng các biện pháp khôi phục
khả năng thanh toán.
3. Ban kiểm soát khả năng thanh toán phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy
định của pháp luật trong quá trình áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định của Ban kiểm soát
khả năng thanh toán.
Điều 81. Chấm dứt việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.
1. Việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán chấm dứt trong các trường hợp sau
đây:
a) Hết hạn áp dụng biện pháp khôi phục khả năng thanh toán;
b) Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm trở lại bình thường;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm đã được hợp nhất, sáp nhập trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp
khôi phục khả năng thanh toán;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm lâm vào tình trạng phá sản.
2. Việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán được thực hiện theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Quyết định này được thông báo cho các cơ quan có liên
quan.
Điều 82. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
b) Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có
quyết định gia hạn;

253

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
c) Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, đ và e khoản 1
Điều 68 của Luật này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
2. Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Điều 83. Phá sản doanh nghiệp bảo hiểm.
Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn,
sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán
thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản
doanh nghiệp.

Chương IV
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Mục 1.
ĐẠI LÝ BẢO HIỂM
Điều 84. Đại lý bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng
đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 85. Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
2. Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
3. Thu phí bảo hiểm;
4. Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
5. Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Điều 86. Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm.
1. Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam ;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam cấp:
2. Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các
điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người đang bị truy cứu cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc
bị tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết
hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Điều 87. Nội dung hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;
2. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
4. Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;
5. Hoa hồng đại lý bảo hiểm;
6. Thời hạn hợp đồng;
7. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

254

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 88. Trách nhiệm của đại lý bảo hiểm.
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm
về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi
hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho
người được bảo hiểm.
Mục 2:
DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM
Điều 89: Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 90. Nội dung hoạt động môi giới hảo hiểm.
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;
2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều
kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;
3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm;
4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của bên mua bảo hiểm.
Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm: hoa hồng môi giới
bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:
a) Thực hiện việc môi giới trung thực;
b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua
bảo hiểm;
c) Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.
Điều 92. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động
môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam.
Điều 93. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực hiện
theo quy định tại Điều 62, Điều 63, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 64 và các Điều 65, 66, 67, 68 và
69 của Luật này.
Chương V
TÀI CHÍNH, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Điều 94. Vốn pháp định, vốn điều lệ.
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm.
2. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn
duy trì vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định.
Điều 95. Ký quỹ.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng thương
mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Chính phủ quy định mức tiền ký quỹ và cách thức sử dụng tiền ký quỹ.

255

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 96. Dự phòng nghiệp vụ.
1. Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích
thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng
bảo hiểm đã giao kết.
2. Dự phòng nghiệp vụ phải được trích lập riêng cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và phải tương ứng
với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối
với từng nghiệp vụ bảo hiểm.
Điều 97. Quỹ dự trữ.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ
sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hàng năm theo
tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế. Mức tối đa của quỹ này do Chính phủ quy định.
2. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính
theo quy định trong điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 98. Đầu tư vốn.
1. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được
yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư ở Việt Nam trong
các lĩnh vực sau đây:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
c) Kinh doanh bất động sản;
d) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
đ) Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
e) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục đầu tư thuộc các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này
và tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào mỗi danh mục đầu tư nhằm bảo đảm cho doanh
nghiệp bảo hiểm luôn duy trì được khả năng thanh toán.
Điều 99. Thu, chi tài chính.
1. Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được thực
hiện theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với các doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Điều 100. Năm tài chính.
Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày 01
tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép
thành lập và hoạt động và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Điều 101. Chế độ kế toán.
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ kế toán áp dụng
đối với kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kế toán.
Điều 102. Kiểm toán.
Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.
Điều 103. Báo cáo tài chính.

256

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo tài
chính theo các quy định của pháp luật về kế toán và báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ theo
quy định của Bộ Tài chính.
2. Ngoài những báo cáo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải báo cáo Bộ Tài chính trong
những trường hợp sau đây:
a) Khi xảy ra những diễn biến không bình thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khi không bảo đảm các yêu cầu về tài chính theo quy định để thực hiện những cam kết với
bên mua bảo hiểm.
Điều 104. Công khai báo cáo tài chính.
Sau khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
công bố các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương VI
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
VÀ DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 105. Hình thức hoạt động.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại
Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100%
vốn đầu tư nước ngoài.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được đặt văn phòng đại
diện tại Việt Nam. Văn phòng đại diện không được kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.
Điều 106. Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Các điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật này;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp
pháp và trong tình trạng tài chính bình thường;
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động môi
giới bảo hiểm trong lĩnh vực dự kiến tiến hành ở Việt Nam.
Điều 107. Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Điều kiện để được cấp giấy phép đặt văn phòng tại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động năm năm
trở lên;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài có quan hệ hợp tác với
các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Điều 108. Thẩm quyền cấp giấy phép.
Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
Điếu 109. Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
1. Ngoài các nội dung quy định tại Điều 64 của Luật này, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và
hoạt động đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh còn bao
gồm:
a) Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động của các bên tham gia liên doanh;

257

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
b) Hợp đồng liên doanh;
c) Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập
về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
nơi đóng trụ sở chính trong ba năm gần nhất.
Điều 110. Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện:
Hồ sơ xin cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
1. Đơn xin đặt văn phòng đại diện;
2. Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính;
3. Bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính hàng năm có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập
về tình hình hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
trong ba năm gần nhất;
4. Họ, tên, lý lịch của Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam;.
5. Bản giới thiệu về doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài và hoạt
động hợp tác với các cơ quan, tổ chức Việt Nam.
Điều 111. Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động.
Thời hạn cấp giấy phép, lệ phí cấp giấy phép và công bố nội dung hoạt động đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện
của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được thực hiện theo
quy định tại các Điều 65, 66 và 67 của Luật này.
Điều 112. Thu hồi giấy phép.
1. Ngoài các quy định tại Điều 68 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi
giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Văn phòng đại điện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
bị thu hồi giấy phép đặt văn phòng đại diện khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài nơi đóng trụ sở chính bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
Điều 113. Những thay đổi phải được chấp thuận.
Những thay đổi phải được chấp thuận đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Luật này.
Điều 114. Nội dung hoạt động.
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư
nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Điều 115. Vốn, quỹ dự trữ và thu chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Chính phủ quy định mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Việc trích lập quỹ dự trữ bắt buộc và các quỹ dự trữ khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 97
của Luật này.
3. Thu, chi tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư
nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 116. Khả năng thanh toán, ký quỹ, dự phòng nghiệp vụ và đầu tư vốn của doanh nghiệp
bảo hiểm có vốn đầu nước ngoài.

258

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải duy trì khả năng thanh toán theo quy
định tại Điều 77 của Luật này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải ký quỹ, trích lập dự phòng nghiệp vụ
theo quy định tại Điều 95 và Điều 96 của Luật này.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vốn theo quy định tại Điều 98
của Luật này.
Điều 117. Chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài phải thực
hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính theo quy định tại các Điều 101, 102, 103 và
104 của Luật này.
2. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải gửi báo cáo tài chính năm của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cho Bộ Tài chính.
Điều 118. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài được
chuyển ra nước ngoái số lợi nhuận còn lại thuộc ở hữu của mình sau khi đã trích lập các quỹ và
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Bên nước ngoài trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh
được chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận được chia sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm liên doanh đã trích lập các quỹ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài trong doanh nghiệp
bảo hiểm liên doanh; doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài và bên nước
ngoài trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh được chuyển ra nước ngoài số tài sản
còn lại của mình sau khi đã thanh lý, kết thúc hoạt động tại Việt Nam.
4. Việc chuyển tiền và các tài sản khác ra nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 119. Các quy định khác.
Chính phủ quy định cụ thể nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.

Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM
Điều 120. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt
Nam;
2. Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm; giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm;
4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để doanh nghiệp bảo hiểm bảo đảm các yêu cầu về tài chính
và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm;
5. Tổ chức thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm;
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

259

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước
ngoài;
8. Quản lý hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam;
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo
hiểm;
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 121. Cơ quan quản lý nhà nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo
hiểm.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà
nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 122. Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
1. Việc thanh tra hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng
chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật.
Việc thanh tra về tài chính được thực hiện không quá một lần trong một năm đối vôi một doanh
nghiệp. Thời hạn thanh tra tối đa không quá 30 ngày, trong trường hợp đặc biệt thời hạn thanh
tra được gia hạn theo quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền, nhưng thời gian gia hạn
không được quá 30 ngày.
Việc thanh tra bất thường chỉ được thực hiện khi có căn cứ về sự vi phạm pháp luật của doanh
nghiệp.
2. Khi tiến hành thanh tra phải có quyết định của người có thẩm quyền; khi kết thúc thanh tra
phải có biên bản kết luận thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản
và kết luận thanh tra.
3. Người ra quyết định thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng thanh tra để vụ lợi, sách
nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động của doanh nghiệp thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM


Điều 123. Khen thưởng.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong kinh doanh bảo hiểm, phát hiện những hành vi vi phạm
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 124. Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
1. Kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động hoặc không đúng với nội
dung giấy phép thành lập và hoạt động;
2. Vi phạm quy định về cấp giấy phép thành lập và hoạt động, thanh tra, kiểm tra và giám sát của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Cạnh tranh bất hợp pháp;
4. Ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm;

260

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
5. Vi phạm quy định về bảo hiểm bắt buộc;
6. Vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật về thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo
hiểm cung cấp;
7. Cung cấp thông tin, số liệu, báo cáo sai sự thật;
8. Kinh doanh trong điều kiện không bảo đảm yêu cầu về tài chính, vi phạm quy định về vốn
pháp định, dự trữ, ký quỹ, trích lập, quản lý và sử dụng dự phòng nghiệp vụ;
9. Vi phạm quy định về đầu tư vốn;
10. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Điều 125. Xử lý vi phạm.
1. Người nào vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo
quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về cấp giấy phép thành lập và
hoạt động, giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam, quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm và các quy định
khác của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 126. Khiếu nại, khởi kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời gian khiếu nại hoặc khởi kiện, tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính vẫn
phải thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Khi có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thi
hành theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản
án, quyết định của tòa án.
Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 127. Quy định đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng
đại diện được thành lập, hoạt động; hợp đồng bảo hiểm được giao kết trước ngày Luật này có
hiệu lực.
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã thành lập và hoạt động theo
quyết định thành lập, giấy phép thành lập, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và
điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm; văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đã hoạt động theo giấy phép đặt văn phòng đại diện cấp
trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện các thủ tục xin cấp lại giấy phép.
2. Các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực
hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 128. Hiệu lực thi hành.
1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.
2. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Điều 129. Hướng dẫn thi hành.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000./.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)

261

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

Nông Đức Mạnh


HÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/2016/NĐ-CP Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;


Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 24 tháng
11 năm 2010;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo
hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
a) Thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh
nghiệp bảo hiểm), chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (sau đây gọi tắt là
chi nhánh nước ngoài), doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, cung cấp dịch vụ bảo
hiểm qua biên giới, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài và quỹ bảo vệ người được bảo hiểm;
b) Chế độ quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm;
b) Chi nhánh nước ngoài;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
d) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Chính sách phát triển thị trường bảo hiểm

1. Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo
hiểm của nền kinh tế và dân cư; bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng những sản
phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế; tạo lập môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng nhằm
262

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
phát huy tối đa các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành
bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm bảo hiểm và
khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
3. Nhà nước tạo điều kiện để Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp
tăng cường vai trò tự quản trong lĩnh vực bảo hiểm; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh vì quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Điều 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động
môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động
(sau đây gọi tắt là Giấy phép) hoặc đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên
giới theo quy định tại khoản 1 Điều 90 và Điều 91 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và
chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt
động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại
khoản 2, khoản 3 Điều 90 Nghị định này. Không tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái
pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo
hiểm.
Điều 4. Nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm

1. Bảo hiểm nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật kinh doanh bảo
hiểm và khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật kinh doanh bảo
hiểm, khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và
nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh.
Bảo hiểm bảo lãnh là hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo đó doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài chấp nhận rủi ro của người được bảo lãnh, trên cơ sở người được bảo lãnh đóng phí
bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ. Bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Các bên có thể thỏa thuận về việc
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
3. Bảo hiểm sức khỏe gồm các nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo
hiểm quy định trong Giấy phép và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị
định này.
Điều 5. Bảo hiểm bắt buộc

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không
được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trong trường hợp đối tượng bảo hiểm đã đáp ứng đủ điều
kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm
bắt buộc theo quy định pháp luật.

263

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Chương II

CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM,
CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1. CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 6. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:


Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;
b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay,
vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
c) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong
03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm
nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định
phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải
bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp
thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự
kiến được thành lập:

a) Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn
được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại
Điều 10 Nghị định này;
b) Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) phù hợp với
quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;
c) Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định này.
3. Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
Điều 7. Điều kiện thành lập doanh nghiệp bảo hiểm

1. Điều kiện thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, thành viên tham gia góp vốn thành
lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm phải là tổ chức và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đối với tổ chức nước ngoài:
- Là doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép
hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam hoặc công ty con chuyên
thực hiện chức năng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền để góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt
Nam;

264

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành tại Việt Nam;

- Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy phép;
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các
quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền
kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

b) Đối với tổ chức Việt Nam:


- Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;

- Có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng Việt Nam vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị
cấp Giấy phép.
2. Điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
Ngoài các điều kiện chung quy định tại Điều 6 Nghị định này, công ty cổ phần bảo hiểm dự kiến
thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập là tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7
Nghị định này và 02 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần của công ty cổ
phần bảo hiểm dự kiến được thành lập;

b) Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau
sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty cổ phần bảo hiểm.

Điều 8. Điều kiện thành lập chi nhánh nước ngoài

1. Chi nhánh nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước
ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo
đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp
ứng các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
b) Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế về
thương mại, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài tại Việt Nam;
c) Được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài đóng trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động trong
phạm vi các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép kinh doanh, không hạn chế việc
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bổ sung vốn cấp cho chi nhánh tại Việt Nam và
bảo đảm giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

d) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài đóng trụ sở chính đã ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác với Bộ Tài chính Việt Nam
về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh nước ngoài;
đ) Có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam
và có văn bản ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt
Nam về toàn bộ các hoạt động của chi nhánh nước ngoài;

265

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
e) Nguồn vốn thành lập chi nhánh nước ngoài phải là nguồn hợp pháp và không được sử dụng
tiền vay hoặc nguồn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế
đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
Điều 9. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng
các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều
kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này và các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
b) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;

c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm và các
quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền
kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Điều 10. Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm

1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này)
và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo
hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm
vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm
sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc
bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo
hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
4. Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này)
và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo
hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm
vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
5. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái
bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm
sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;

266

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
c) Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm
sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
6. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
a) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu
hạn bảo hiểm

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ,
chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được bổ
nhiệm là Chủ tịch Công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, chuyên gia tính
toán hoặc chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của doanh
nghiệp bảo hiểm.
5. Danh sách thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy tờ kèm theo
sau đây:
a) Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác;
b) Điều lệ công ty;
c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành
lập doanh nghiệp bảo hiểm;
d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp
Giấy phép. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con góp vốn
thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam thì cung cấp cả báo cáo tài chính của công ty con
đó;
e) Văn bản ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài cho công ty con chuyên thực hiện
chức năng đầu tư ra nước ngoài và cam kết cùng công ty con chịu trách nhiệm đối với việc góp
vốn và nghĩa vụ của công ty con trong việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam (đối
với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ủy quyền cho công ty con chuyên thực hiện
chức năng đầu tư ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam).
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai.
7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
8. Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ chức
trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành
viên trở lên).
9. Biên bản họp của các thành viên góp vốn (đối với hồ sơ đề nghị thành lập công ty trách nhiệm
hữu hạn 2 thành viên trở lên) về việc:
a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm, kèm theo danh sách các
thành viên sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;
b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.

267

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
10. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức nước ngoài góp vốn đóng trụ sở
chính xác nhận:
a) Tổ chức nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam. Trường hợp
quy định của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính không yêu cầu phải có văn bản
chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
b) Tổ chức nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động ở Việt Nam;
c) Tổ chức nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định
pháp luật khác của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề
trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

11. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng
các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy
định pháp luật chuyên ngành.
12. Văn bản cam kết của các thành viên góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp
Giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này.
13. Văn bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt thành viên góp vốn để thực
hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.
Điều 12. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty cổ phần bảo
hiểm

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ,
chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được
bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, chuyên gia tính toán hoặc chuyên gia
tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm.
5. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cá nhân:
- Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;
- Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi gửi tại
ngân hàng.
b) Đối với tổ chức:
- Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác; đối với tổ chức nước ngoài thì bản sao phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Điều lệ công ty;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành
lập doanh nghiệp bảo hiểm;
- Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép.

268

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành triển
khai.
7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
8. Biên bản họp của các cổ đông về việc:
a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty cổ phần bảo hiểm kèm theo danh sách các cổ đông
sáng lập;
b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
9. Biên bản về việc ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt cho các cổ đông chịu trách
nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.
10. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng
các điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm theo quy
định pháp luật chuyên ngành.
11. Trường hợp tổ chức nước ngoài là doanh nghiệp bảo hiểm thì phải có văn bản của cơ quan có
thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt
Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không yêu cầu phải
có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt
động tại Việt Nam;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
d) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định
pháp luật khác của nước nơi tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề
trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

12. Văn bản cam kết của các cổ đông đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp Giấy phép theo
quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh nước ngoài

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài đã được doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài phê chuẩn.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư
vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của chi nhánh nước ngoài.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân
hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của người dự kiến được
bổ nhiệm là Giám đốc, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, kế toán trưởng
của chi nhánh nước ngoài.
5. Tài liệu về doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài:
a) Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác có chứng thực của cơ quan nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã đăng ký
không quá 03 tháng trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
b) Điều lệ công ty;
c) Văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyết
định việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam;

269

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
d) Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài;
đ) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp
Giấy phép.
6. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành triển
khai.
7. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn được cấp gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
8. Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở chính xác nhận:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đóng trụ sở
chính không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến
hành hoạt động tại Việt Nam;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định
về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp
đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

9. Văn bản cam kết và giấy ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đáp
ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty theo quy định tại Điều 25 Luật doanh nghiệp.
3. Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép,
trong đó nêu rõ hoạt động đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh của việc thành lập doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm.
4. Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp, lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ của Chủ tịch Công
ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, kế toán
trưởng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
5. Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở lên và các giấy
tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cá nhân:
- Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá
nhân hợp pháp khác; lý lịch tư pháp theo mẫu do pháp luật quy định;
- Xác nhận của ngân hàng về số dư tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do
chuyển đổi gửi tại ngân hàng.
b) Đối với tổ chức:
- Bản sao quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương
khác; đối với tổ chức góp vốn nước ngoài thì bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

270

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 03 tháng trước ngày nộp
hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Điều lệ công ty;
- Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức góp vốn quyết định việc tham gia góp vốn thành
lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;
- Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức góp vốn;
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy
phép;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức Việt Nam góp vốn đáp ứng các
điều kiện an toàn tài chính và được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm theo
quy định pháp luật chuyên ngành.
6. Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn điều lệ gửi tại tài
khoản phong tỏa mở tại ngân hàng.
7. Hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 19 Luật doanh nghiệp (đối với trường hợp tổ
chức trong nước và tổ chức nước ngoài cùng góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2
thành viên trở lên).
8. Biên bản họp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập về việc:
a) Nhất trí góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần môi giới bảo
hiểm kèm theo danh sách các thành viên hoặc cổ đông sáng lập hoặc góp từ 10% vốn điều lệ trở
lên;
b) Thông qua dự thảo Điều lệ công ty.
9. Biên bản về việc ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân góp vốn thay mặt cho cổ đông sáng lập,
thành viên góp vốn chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục đề nghị cấp Giấy phép.
10. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đóng trụ
sở chính xác nhận:
a) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm tại Việt Nam. Trường hợp quy định của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính không
yêu cầu phải có văn bản chấp thuận thì phải có bằng chứng xác nhận việc này;
b) Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;
c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm và các
quy định pháp luật khác của nước tổ chức nước ngoài đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm
liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

11. Văn bản cam kết của tổ chức, cá nhân góp vốn đối với việc đáp ứng điều kiện để được cấp
Giấy phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Điều 15. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép được lập thành 03 bộ trong đó có 01 bộ là bản chính, 02 bộ là
bản sao. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của tổ chức, cá nhân nước ngoài, mỗi bộ gồm 01
bản bằng tiếng Việt và 01 bản bằng tiếng Anh. Các tài liệu có chữ ký, chức danh, con dấu của
nước ngoài tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Các bản sao tiếng
Việt và các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải được cơ quan công chứng Việt Nam
xác nhận theo quy định pháp luật về công chứng. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép phải
chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
2. Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ
sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo.

271

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính
có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.
3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép cho
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Trường hợp từ
chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ
chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến thành lập không đáp ứng
đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
Điều 16. Thủ tục sau khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số báo liên tiếp
về những nội dung chủ yếu như sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm; tên, địa chỉ của chi nhánh nước ngoài;
b) Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
c) Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm; vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài;
d) Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
đ) Số và ngày cấp Giấy phép;
e) Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân
hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Mức tiền ký quỹ bằng 2% vốn pháp định được quy
định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn tất các thủ tục dưới đây để chính thức
hoạt động:
a) Chuyển số vốn gửi tại tài khoản phong tỏa thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);
b) Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định
pháp luật;
c) Thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng yêu
cầu quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
d) Thực hiện các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp
vụ, phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài), phê chuẩn các chức danh quản trị, điều hành;
đ) Ban hành các quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính
và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài).
4. Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 3
Điều này để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.
5. Trong quá trình hoạt động, khi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm có những thay đổi phải được Bộ Tài chính chấp thuận theo khoản 1 Điều 69
Luật kinh doanh bảo hiểm và khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh bảo
hiểm thì phải tiến hành công bố theo quy định tại khoản 1 Điều này.

272

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Mục 2. THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI
GIỚI BẢO HIỂM

Điều 17. Đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm

1. Hồ sơ đổi tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh
nước ngoài) về việc đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh.
2. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 18. Thay đổi vốn điều lệ, vốn được cấp

1. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để tăng vốn điều lệ (đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước
ngoài) bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh
nước ngoài) về việc tăng vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp), trong đó nêu rõ số vốn tăng thêm,
phương thức tăng vốn và thời gian thực hiện.
c) Phương án huy động và sử dụng vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
d) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) dự kiến sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi tăng vốn; tài liệu chứng minh các cổ
đông (hoặc thành viên) này đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này
(tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp). Quy định này không áp dụng đối với các cổ đông
(hoặc thành viên) đã sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm trước khi tăng vốn và không áp dụng đối với trường hợp tăng vốn điều
lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần
niêm yết và đại chúng.
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc để giảm vốn điều lệ (đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước
ngoài) bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị được thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp theo mẫu do Bộ Tài chính quy
định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh
nước ngoài) về việc giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, trong đó nêu rõ số vốn giảm, phương
thức giảm vốn và thời gian thực hiện.
c) Phương án giảm vốn điều lệ hoặc vốn được cấp phải chứng minh được doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về tài
chính theo quy định tại Nghị định này.

273

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận về nguyên tắc. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ
lý do.
4. Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào
bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng, sau khi được Bộ Tài chính chấp
thuận về nguyên tắc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện phát
hành theo quy định của Luật chứng khoán.
5. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị thay
đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm hoàn thành việc thay đổi vốn và nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm:
a) Báo cáo tóm tắt về kết quả thực hiện việc thay đổi vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp) so với
phương án thay đổi vốn đã được Bộ Tài chính chấp thuận;
b) Xác nhận của ngân hàng về việc các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn đã nộp đủ số vốn tăng
thêm cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài đã cấp đủ vốn tăng thêm cho chi nhánh nước ngoài (đối với trường hợp
tăng vốn) vào tài khoản phong tỏa;
c) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã hoàn tất
việc chi trả, thanh toán cho các cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn; chi nhánh nước ngoài đã
chuyển trả doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đủ số vốn giảm (đối với trường hợp
giảm vốn);
d) Các tài liệu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này đối với trường hợp tăng vốn điều lệ
theo phương thức chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm
yết và đại chúng.
6. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
7. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được Bộ Tài chính chấp thuận về nguyên tắc đề nghị thay
đổi vốn điều lệ hoặc vốn được cấp, nếu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm không thực hiện được phương án thay đổi mức vốn đã được chấp
thuận thì phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.
8. Không thực hiện việc giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 19. Mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn mở chi nhánh, văn phòng đại
diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất không thấp hơn mức vốn pháp
định được quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Đáp ứng các quy định về biên khả năng thanh toán;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với tổng số tiền từ
400 triệu đồng trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở chi
nhánh, văn phòng đại diện;
d) Có Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; có bằng chứng về quyền
sử dụng địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
đ) Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều
29 Nghị định này;
e) Có hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành
chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Hồ sơ đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc chuyển đổi văn phòng đại diện thành
chi nhánh bao gồm:

274

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
a) Văn bản đề nghị mở chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp
luật;
c) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng
yêu cầu về vốn chủ sở hữu và biên khả năng thanh toán theo quy định tại điểm a và b khoản 1
Điều này;
d) Lý lịch tư pháp, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác, lý lịch, bản sao văn bằng chứng chỉ chứng minh trình độ,
kinh nghiệm của người dự kiến được bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện;
đ) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
e) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc thành lập chi
nhánh, văn phòng đại diện.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn chấm dứt hoạt động của chi
nhánh, văn phòng đại diện phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại
khoản 4 Điều này;
b) Việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện không gây thiệt hại đến các nghĩa
vụ hiện tại đối với nhà nước, quyền lợi của bên mua bảo hiểm và các đối tượng khác có liên
quan.
4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty về việc chấm dứt hoạt động
chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện trong 03 năm gần nhất.
Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện hoạt động chưa được 03 năm thì báo cáo tình hình
hoạt động từ khi bắt đầu hoạt động;
d) Báo cáo trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và phương án xử lý khi chấm dứt hoạt động chi
nhánh, văn phòng đại diện.
5. Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được chủ
động thành lập hoặc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ ngày quyết định lập hoặc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm gửi thông báo đến Bộ Tài chính.
Nội dung thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm:
a) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Nội dung hoạt động của địa điểm kinh doanh;
c) Họ, tên, nơi cư trú, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
7. Trường hợp mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài,
doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 1,
khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này và quy định pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Điều 20. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh
doanh
1. Hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm các
tài liệu sau:

275

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
a) Văn bản đề nghị thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu
do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh
nước ngoài) về việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bằng chứng về quyền sử dụng địa điểm đặt trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải có văn bản thông báo cho Bộ
Tài chính về thay đổi đó.
Điều 21. Thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn
mở rộng nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép phải đáp ứng các
điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 19 Nghị định này.
b) Người đứng đầu bộ phận nghiệp vụ bảo hiểm đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận đáp ứng tiêu
chuẩn tại Điều 30 Nghị định này.
c) Trường hợp triển khai bảo hiểm hưu trí:
- Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 300 tỷ đồng;
- Sử dụng tối thiểu 200 tỷ đồng từ vốn chủ sở hữu để thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện;
- Có hệ thống công nghệ thông tin theo dõi và quản lý chi tiết từng giao dịch của từng tài khoản
bảo hiểm hưu trí;
- Có tối thiểu 05 cán bộ trực tiếp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện. Mỗi cán bộ có tối thiểu 05 năm
kinh nghiệm quản lý quỹ hưu trí hoặc quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.
d) Trường hợp triển khai bảo hiểm liên kết đơn vị:
- Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 200 tỷ đồng;
- Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát các quỹ liên kết đơn vị một
cách thận trọng và hiệu quả;
- Có khả năng định giá tài sản và các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị một cách khách quan, chính
xác theo định kỳ tối thiểu mỗi tuần 01 lần và công bố công khai cho bên mua bảo hiểm về giá
mua và giá bán đơn vị quỹ.
đ) Trường hợp triển khai bảo hiểm liên kết chung:
- Có biên khả năng thanh toán cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu 100 tỷ đồng;
- Có hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để quản lý và kiểm soát quỹ liên kết chung một cách
thận trọng và hiệu quả.
e) Đối với các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định
thì thực hiện theo các văn bản hướng dẫn đó.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm muốn thu
hẹp nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động được quy định trong Giấy phép phải bảo đảm việc thu
hẹp nội dung, phạm vi, thời hạn hoạt động không gây thiệt hại đến các nghĩa vụ hiện tại đối với
nhà nước, quyền lợi của bên mua bảo hiểm và các đối tượng khác có liên quan.
3. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính
quy định;

276

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh
nước ngoài) về việc thay đổi nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
c) Quy tắc, điều khoản, biểu phí của sản phẩm bảo hiểm mới dự kiến triển khai (nếu có) đối với
trường hợp đề nghị mở rộng nội dung, phạm vi hoạt động;
d) Các tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp mở
rộng nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
đ) Báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
về trách nhiệm, các vấn đề phát sinh và phương án xử lý khi thu hợp nội dung, phạm vi hoạt
động.
4. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 22. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần,
phần vốn góp

1. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và
Nhà nước;
b) Tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan;
c) Có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính (không áp dụng đối với trường hợp chuyển
nhượng dưới 10% vốn điều lệ);
d) Tổ chức, cá nhân dự kiến góp vốn vào doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9
Nghị định này (tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp);
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành
sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn
góp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định này (tương ứng
với từng loại hình doanh nghiệp được thành lập sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển
đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp).
2. Hồ sơ đề nghị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần,
phần vốn góp từ 10% vốn điều lệ trở lên bao gồm:
a) Văn bản đề nghị được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ
phần, phần vốn góp theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với
chi nhánh nước ngoài) về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp;
c) Báo cáo về phương án phân chia, xử lý hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, nghĩa vụ nợ, nghĩa
vụ với Nhà nước, cam kết với người lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua, bán,
chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
d) Danh sách cổ đông (hoặc thành viên) góp vốn, vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ của doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hình thành sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp;

277

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
đ) Bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc về hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng (trừ trường
hợp doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần niêm yết và đại chúng);
e) Ý kiến của cơ quan thẩm định giá, trong đó nêu rõ việc xác định tỷ lệ chuyển đổi cổ phần hoặc
định giá phần vốn góp (đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập); xác định giá trị tài sản phân chia
cho các bên (đối với trường hợp chia, tách);
g) Bản sao công chứng báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm liền kề trước năm đề
nghị hợp nhất, sáp nhập của tổ chức sáp nhập, hợp nhất với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
h) Các tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân góp vốn, người quản trị điều hành và doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập sau khi
chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này;
i) Doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần niêm yết và đại chúng không phải nộp các tài liệu
quy định tại điểm d, điểm đ và điểm h Điều này.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập,
chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo phương án đã được chấp
thuận, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo
cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện. Doanh nghiệp bảo hiểm là công ty cổ phần niêm yết và đại
chúng nộp các tài liệu quy định tại điểm d, điểm đ và điểm h khoản 1 Điều này. Trường
hợp không thực hiện được phương án đã được chấp thuận, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính phương án xử lý.
5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo và các tài liệu kèm theo của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm về kết quả thực
hiện phương án chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, Bộ Tài chính cấp Giấy
phép hoặc Giấy phép điều chỉnh.
Điều 23. Giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chấm dứt hoạt
động chi nhánh nước ngoài

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm giải thể, chi nhánh nước ngoài chấm
dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép mà không đề nghị gia hạn hoặc có đề nghị
gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn;
b) Tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ;
c) Bị thu hồi Giấy phép;
d) Mất khả năng thanh toán theo quyết định của Bộ Tài chính (chỉ áp dụng đối với chi nhánh
nước ngoài);
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bị rút Giấy phép, hết thời hạn hoạt động
hoặc bị giải thể, phá sản (chỉ áp dụng đối với chi nhánh nước ngoài).
2. Hồ sơ giải thể của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chấm dứt hoạt
động của chi nhánh nước ngoài, bao gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh
nước ngoài);
c) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại các điểm a
(đối với trường hợp đề nghị gia hạn nhưng không được tiếp tục gia hạn), điểm c, điểm d và điểm
đ khoản 1 Điều này;

278

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
d) Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm (trong trường hợp tự nguyện giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này) đã thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết không trong quá
trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài, gồm các tài liệu sau:
- Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định pháp luật;
- Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ nợ đối với bên mua bảo hiểm, bao gồm cả việc thanh toán
các nghĩa vụ đến hạn theo hợp đồng bảo hiểm và chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định
(đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài);
- Báo cáo việc thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước và các chủ nợ khác;
- Bản sao công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về
thuế;
- Các tài liệu chứng minh khác (nếu có).
đ) Giấy phép thành lập và hoạt động.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định
giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chấm dứt hoạt động chi nhánh
nước ngoài.
Chương III

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC
NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1. TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH

Điều 24. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm:
a) Trụ sở chính;
b) Chi nhánh, sở giao dịch, hội sở, công ty thành viên hạch toán phụ thuộc (được gọi là Chi
nhánh) trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, có nhiệm vụ thực
hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện
theo ủy quyền;
c) Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích
đó;
d) Địa điểm kinh doanh, phòng giao dịch (được gọi là địa điểm kinh doanh) là nơi mà doanh
nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
2. Chi nhánh nước ngoài không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc tại Việt Nam.
Điều 25. Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Người quản trị, điều hành theo quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty); thành viên Hội
đồng quản trị (thành viên Hội đồng thành viên);
b) Trưởng Ban kiểm soát; Trưởng Ban kiểm toán nội bộ; kiểm soát viên (đối với trường hợp
doanh nghiệp không thành lập Ban kiểm soát);
c) Tổng Giám đốc (Giám đốc); Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);

279

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
d) Trưởng bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; kế toán trưởng; Giám đốc chi nhánh;
Trưởng văn phòng đại diện; người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ; chuyên gia tính toán (đối
với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe); chuyên gia tính toán dự
phòng và khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài).
2. Nguyên tắc phân công đảm nhiệm chức vụ
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được đồng thời làm thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực (bảo hiểm phi nhân
thọ, bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm hoặc môi giới bảo hiểm);
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được đồng thời làm việc cho
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt động
trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam; Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác hoạt
động trong cùng lĩnh vực tại Việt Nam;
c) Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc chi nhánh,
Trưởng Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ
được kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu của tối đa 01 chi nhánh hoặc văn phòng đại diện
hoặc bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Giám
đốc, Phó Giám đốc của chi nhánh nước ngoài chỉ được kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu
của tối đa 01 bộ phận nghiệp vụ của chi nhánh đó;
d) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe,
chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ,
doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác bảo
đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Chuyên gia tính toán,
chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán có quyền độc lập về chuyên môn nghiệp
vụ và không được đồng thời kiêm nhiệm các chức danh Tổng Giám đốc (Giám đốc), kế toán
trưởng.
Điều 26. Tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành

1. Không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18
Luật doanh nghiệp.
2. Trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm:
a) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với hình thức bị
buộc bãi nhiệm chức danh quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc buộc đình
chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài bổ nhiệm;
b) Không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ về khai thác, giám
định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo
hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc quy trình nghiệp vụ môi giới bảo
hiểm, kiểm soát nội bộ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
c) Không trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định pháp
luật tại thời điểm được bổ nhiệm.
Điều 27. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên,
Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ

280

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 05 năm đối với Chủ
tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên; 03 năm đối với các thành viên Hội đồng
quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường
hợp doanh nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát), Trưởng Ban kiểm toán nội bộ hoặc có
kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 03 năm tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo
hiểm, tài chính, ngân hàng.
4. Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần) phải bảo đảm số thành viên
thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
5. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành
lập Ban kiểm soát) phải làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm.
Điều 28. Tiêu chuẩn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện trước pháp luật

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành
lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
4. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng,
trong đó có tối thiểu 03 năm giữ vị trí là người quản trị, điều hành theo quy định tại Điều 25
Nghị định này tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm hoặc trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm.
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Điều 29. Tiêu chuẩn của Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc
chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành
lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
4. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc
lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm.
5. Đối với kế toán trưởng, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3
Điều này, phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản
pháp luật về kế toán và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm về kế toán hoặc kiểm toán trong lĩnh
vực bảo hiểm.
6. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Điều 30. Tiêu chuẩn đối với người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Có bằng đại học hoặc trên đại học.
3. Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm phù hợp với lĩnh vực phụ trách do các cơ sở
đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Đối với người đứng đầu
bộ phận tái bảo hiểm hoặc đầu tư phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về tái bảo hiểm hoặc
đầu tư do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
4. Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn
dự kiến đảm nhiệm.

281

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Điều 31. Tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe

1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và là thành viên (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính
toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc
Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà
tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của
Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế hoặc có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm về tính
toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe kể từ khi là thành viên (Fellow) của
một trong các Hội trên.
3. Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
4. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Điều 32. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

1. Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 26 Nghị định này.
b) Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức
của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc
c) Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng
chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà
tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính
toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã
thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội
trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội;
d) Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được
sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo các hình thức sau:
a) Sử dụng người lao động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài;
b) Thuê chuyên gia tính toán của tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm;

c) Thuê hoặc sử dụng chuyên gia tính toán của chủ đầu tư hoặc công ty mẹ hoặc công ty trong
cùng tập đoàn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài.
Điều 33. Tiêu chuẩn của nhân viên môi giới bảo hiểm

Nhân viên của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trực tiếp thực hiện các nội dung hoạt động môi
giới bảo hiểm quy định tại Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm phải có chứng chỉ đào tạo về bảo
hiểm hoặc môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp
pháp trong và ngoài nước cấp.
Điều 34. Thủ tục bổ nhiệm, thay đổi một số chức danh quản trị, điều hành của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

282

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải được Bộ
Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi bổ nhiệm, thay đổi các chức danh sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty);
b) Tổng Giám đốc (Giám đốc);
c) Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe;
d) Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Hồ sơ bổ nhiệm, thay đổi các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các tài liệu
sau:
a) Văn bản đề nghị bổ nhiệm, thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh
nước ngoài);
c) Lý lịch tư pháp; bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc
chứng thực cá nhân hợp pháp khác; lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ chứng minh trình độ và
năng lực chuyên môn của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi;
d) Văn bản cam kết của người dự kiến được bổ nhiệm hoặc thay đổi sẽ làm việc cho doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi được Bộ Tài
chính chấp thuận.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chịu trách
nhiệm đối với việc bổ nhiệm, thay đổi các chức danh quản trị, điều hành khác ngoài các chức
danh quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 35. Hệ thống công nghệ thông tin

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chủ động thiết
lập, duy trì và vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông
tin đáp ứng quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và quản trị doanh nghiệp.
Điều 36. Kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây
dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện các quy chế phân công trách nhiệm trong nội bộ
doanh nghiệp; quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái
bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), quy trình môi giới bảo hiểm
(đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và các quy trình nghiệp vụ khác theo quy định pháp
luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập hệ
thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ bảo đảm doanh nghiệp, chi nhánh hoạt động an toàn và
đúng pháp luật.
3. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải độc lập với các hoạt động điều hành, hoạt động kinh doanh;
bộ phận kiểm toán nội bộ phải độc lập với bộ phận kiểm soát nội bộ và bảo đảm đánh giá, phát
hiện kịp thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, phản
ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp, chi nhánh để có biện pháp xử lý thích
hợp.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thường
xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ; trực tiếp

283

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ trên tất cả các lĩnh vực tại trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt động
kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
5. Định kỳ hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm phải thực hiện kiểm toán nội bộ đối với các hoạt động của doanh nghiệp, chi nhánh.
6. Kết quả kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Mục 2. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM

Điều 37. Nội dung hoạt động

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép hoạt động theo các nội dung quy
định tại khoản 1 Điều 60 Luật kinh doanh bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không được phép kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm phi
nhân thọ và ngược lại.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe.
4. Chi nhánh nước ngoài chỉ được kinh doanh các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mà doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được kinh doanh theo quy định của nước nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính.
Điều 38. Bán sản phẩm bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được quyền chủ động bán sản phẩm bảo hiểm
dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d) Thông qua giao dịch điện tử;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được bán sản phẩm bảo hiểm phù hợp với
nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được ép buộc các tổ chức, cá nhân mua
bảo hiểm dưới mọi hình thức.
4. Việc mua, bán bảo hiểm thông qua hình thức đấu thầu phải tuân thủ các quy định pháp
luật về đấu thầu và quy định về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm tại Điều 39 Nghị định
này.
Điều 39. Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm

1. Bộ Tài chính ban hành các quy tắc, điều khoản bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
tối thiểu đối với từng loại hình bảo hiểm bắt buộc.
2. Các sản phẩm bảo hiểm do Chính phủ quy định hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thực
hiện theo các văn bản hướng dẫn riêng.
3. Các sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe phải được Bộ Tài chính
phê chuẩn trước khi triển khai.
4. Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Đối với các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký quy tắc, điều khoản, biểu phí với Bộ Tài chính

284

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
trước khi triển khai. Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố mức phí bảo hiểm thuần tương ứng
với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm cơ bản làm căn cứ để xác định phí bảo hiểm;
b) Đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi
nhánh nước ngoài được phép chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
5. Quy tắc, điều khoản, biểu phí do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xây dựng phải
bảo đảm:
a) Tuân thủ pháp luật; phù hợp với thông lệ, chuẩn mực đạo đức, văn hóa và phong tục, tập quán
của Việt Nam;
b) Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản,
dễ hiểu, các thuật ngữ chuyên môn cần được định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm;
c) Thể hiện rõ ràng, minh bạch quyền lợi có thể được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi và
các rủi ro được bảo hiểm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm,
trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, phương thức
trả tiền bảo hiểm, các quy định giải quyết tranh chấp;
d) Phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm
bảo hiểm;
6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm tuân thủ đúng quy tắc, điều
khoản, biểu phí đã được phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính. Trường hợp thay đổi phải
được Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc đăng ký với Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
7. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải công bố các sản phẩm bảo hiểm được
phép triển khai bao gồm: Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, mẫu hồ sơ yêu cầu bảo hiểm
và các tài liệu có liên quan trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm trên cổng
thông tin điện tử của Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài.
Điều 40. Thủ tục phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo hiểm

1. Đối với loại sản phẩm bảo hiểm do Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí quy
định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp
01 bộ hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị phê chuẩn sản phẩm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Công thức, phương pháp và giải trình cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí, dự phòng nghiệp vụ của
sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
d) Mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm, tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng, các mẫu
đơn mà bên mua bảo hiểm phải kê khai và ký khi mua bảo hiểm.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
2. Đối với các sản phẩm bảo hiểm phải đăng ký với Bộ Tài chính trước khi triển khai theo quy
định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp
01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị đăng ký sản phẩm bảo hiểm theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai;
c) Giải trình phương pháp và cơ sở kỹ thuật dùng để tính phí bảo hiểm.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp
thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3. Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê chuẩn, đăng ký sản phẩm bảo
hiểm. Bộ Tài chính trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về sản phẩm bảo hiểm phải thực

285

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có văn bản phê chuẩn sản phẩm,
Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi văn bản phê chuẩn sản phẩm và sản phẩm bảo hiểm đến Bộ
Công Thương để thực hiện đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định
của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 41. Hoa hồng bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép chi trả hoa hồng bảo hiểm cho doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
Mục 3. HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM

Điều 42. Tái bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể chuyển một phần nhưng không được
nhượng toàn bộ trách nhiệm đã nhận bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm cho một hoặc nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, chi nhánh nước ngoài khác.
2. Mức trách nhiệm giữ lại tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10%
vốn chủ sở hữu.

3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhượng tái bảo hiểm theo chỉ định
của người được bảo hiểm, tỷ lệ tái bảo hiểm chỉ định tối đa là 90% mức trách nhiệm bảo hiểm.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể nhận tái bảo hiểm trách nhiệm mà
doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm. Khi nhận tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài phải đánh giá rủi ro để bảo đảm phù hợp với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và không được nhận tái bảo hiểm đối với chính
những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm và mức giữ lại đối với doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 43. Điều kiện của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài

1. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở
chính.
2. Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng
mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo
Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp
hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính
gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
3. Trường hợp tái bảo hiểm cho công ty mẹ ở nước ngoài hoặc các công ty trong cùng tập đoàn
mà công ty này không có đánh giá xếp hạng tín nhiệm theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính văn bản của
cơ quan quản lý bảo hiểm nước ngoài nơi công ty nhận tái bảo hiểm đóng trụ sở chính xác nhận
công ty nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài bảo đảm khả năng thanh toán tại năm tài chính gần nhất
năm nhận tái bảo hiểm.
Mục 4. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI BẢO HIỂM

286

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 44. Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm

1. Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm.
2. Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều
kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo
hiểm.
4. Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của bên mua bảo hiểm.
Điều 45. Những hành vi bị cấm trong hoạt động môi giới bảo hiểm

1. Ngăn cản bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
2. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi
giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm
mới.
4. Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn.
5. Cung cấp cho khách hàng thông tin sai lệch, không phù hợp nội dung điều kiện, điều khoản
bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục 5. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

Điều 46. Đề phòng, hạn chế tổn thất

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để
bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối
tượng bảo hiểm;
d) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
3. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo hướng
dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 47. Giám định tổn thất

1. Việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm. Cơ
quan giám định chịu trách nhiệm về kết quả giám định của mình.
2. Việc giám định tổn thất phải bảo đảm trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác.
3. Kết quả giám định tổn thất phải được thể hiện trong biên bản giám định.
Điều 48. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

287

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài muốn chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm
của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao) phải nộp
Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị chuyển giao theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Kế hoạch chuyển giao gồm các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhận chuyển giao (sau đây
gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao);
- Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
- Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp
đồng được chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi
chuyển giao.
c) Hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Đối tượng của việc chuyển giao;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Phương thức giải quyết tranh chấp.
d) Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.
2. Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính
có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý
do.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo
hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao như sau:
a) Đăng bố cáo về việc chuyển giao trên 02 tờ báo ra hàng ngày trong 05 số liên tiếp bao gồm
các nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao;
- Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
- Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
- Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển
giao.
b) Gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm. Thông
báo gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông
báo, bên mua bảo hiểm được phép hủy hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch
chuyển giao và ngày kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực.
Trường hợp bên mua bảo hiểm hủy hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải hoàn lại
cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã nhận tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng
bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đối với bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm
sức khỏe; số nào lớn hơn giữa phí bảo hiểm đã nhận và giá trị hoàn lại đối với bảo hiểm nhân
thọ.
4. Kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao không
được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm chuyển giao.
5. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh
nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao:
a) Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài
chính phê chuẩn;

288

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
b) Các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo
hiểm được chuyển giao;
c) Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được
chuyển giao và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến
nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao.
6. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao trong
việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng
nghiệp vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và thỏa thuận ngày có hiệu lực
của kế hoạch chuyển giao.
7. Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các
nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa
doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các sự kiện bảo
hiểm đã xảy ra nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản
liên quan tới các quỹ, dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng
tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Chương IV

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, CHI NHÁNH NƯỚC
NGOÀI, DOANH NGHIỆP MÔI GIỚI BẢO HIỂM

Mục 1. VỐN ĐIỀU LỆ, VỐN ĐƯỢC CẤP, VỐN CHỦ SỞ HỮU, KÝ QUỸ VÀ QUẢN LÝ
TÀI SẢN

Điều 49. Vốn điều lệ, vốn được cấp

1. Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là tổng số tiền do
các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá
trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần và được ghi
vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài là số vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam.
Điều 50. Quản lý vốn chủ sở hữu

1. Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu đáp ứng các nguyên tắc sau:
a) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm không thấp hơn mức vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn
biên khả năng thanh toán tối thiểu.
2. Hàng quý, căn cứ vào báo cáo tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phải đánh giá lại nguồn vốn chủ sở hữu. Trường hợp nguồn vốn chủ
sở hữu chưa đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện các thủ tục bổ sung vốn theo quy định
pháp luật trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc quý.
Điều 51. Sử dụng tiền ký quỹ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các
cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài

289

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt
động.
Điều 52. Các quy định khác về quản lý sử dụng vốn, tài sản

Ngoài các quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm phải tuân thủ quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản theo quy định
pháp luật liên quan.
Mục 2. DỰ PHÒNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

Điều 53. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ
theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm tương ứng với trách nhiệm giữ lại của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh
trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách
nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải
quyết;
c) Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có
dao động lớn về tổn thất hoặc tổn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm giữ lại trong năm tài
chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại
chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm giữ lại của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 54. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã
cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời
gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa
khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên
mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm;
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của
doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do
có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
Điều 55. Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sức khỏe

290

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo
hiểm sức khỏe tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm cho những trách nhiệm đã cam kết khi
xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời
gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa
khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do
có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
Điều 56. Dự phòng nghiệp vụ đối với tái bảo hiểm

1. Đối với tái bảo hiểm phi nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng theo quy định tại Điều 53 Nghị
định này.
2. Đối với tái bảo hiểm nhân thọ: Bao gồm các loại dự phòng nghiệp vụ theo quy định tại Điều
54 Nghị định này.
3. Đối với tái bảo hiểm sức khỏe: Bao gồm các loại dự phòng theo quy định tại Điều 55 Nghị
định này.
Điều 57. Mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ

Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể mức trích lập, phương pháp trích lập, cơ sở trích lập dự phòng
nghiệp vụ quy định tại Điều 53, Điều 54 và Điều 55 Nghị định này phù hợp cho từng nghiệp vụ
bảo hiểm.
Điều 58. Thủ tục phê chuẩn việc áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không được thay đổi phương pháp trích lập dự
phòng nghiệp vụ trong năm tài chính. Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng
nghiệp vụ trong năm tài chính kế tiếp, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đề
nghị và được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình và minh họa về các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm dự
kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và biên khả năng thanh
toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài), của chuyên gia tính toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe). Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, tài
liệu giải trình phải chứng minh được phương pháp trích lập mới phản ánh chính xác, đầy đủ hơn
so với phương pháp trích lập cũ về trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Mục 3. ĐẦU TƯ VỐN

291

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 59. Nguyên tắc đầu tư

1. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm bao gồm:
a) Vốn chủ sở hữu;
b) Vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Tuân thủ quy định pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư, bảo đảm tính an toàn,
hiệu quả và thanh khoản;
b) Không được đi vay để đầu tư trực tiếp hoặc ủy thác đầu tư vào chứng khoán, bất động sản và
góp vốn vào doanh nghiệp khác;
c) Không được đầu tư trở lại dưới mọi hình thức cho các cổ đông (thành viên) góp vốn hoặc
người có liên quan với cổ đông (thành viên) góp vốn theo quy định tại Luật doanh nghiệp, trừ
tiền gửi tại các cổ đông (thành viên) là tổ chức tín dụng;
d) Không được đầu tư quá 30% nguồn vốn đầu tư vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay
một nhóm công ty có quan hệ sở hữu lẫn nhau (quy định này không áp dụng đối với việc gửi tiền
vào các tổ chức tín dụng và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức thành lập doanh
nghiệp hoặc thành lập chi nhánh tại nước ngoài);
đ) Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu tư.
Điều 60. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu

1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng với vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán
tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn, được thực hiện theo quy định sau:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm: Thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài
theo quy định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn quy định tại khoản 1
Điều này.
3. Việc đầu tư ra nước ngoài chỉ được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh
doanh nghiệp bảo hiểm ở nước ngoài;
b) Các khoản đầu tư ra nước ngoài khác theo quy định pháp luật
4. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải
tuân thủ theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài,
pháp luật về quản lý ngoại hối, được Bộ Tài chính chấp thuận và thực hiện dưới tên của doanh
nghiệp đó.
5. Thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước
ngoài theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này:
a) Trước khi tiến hành thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) việc đầu tư ra nước ngoài, doanh
nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị
bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;

292

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm) về việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tiến
hành thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu giải trình về việc thực hiện (hoặc điều chỉnh, chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước
ngoài:
Đối với trường hợp tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ: Mục
tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư, dự
kiến hiệu quả đầu tư; hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác (nếu có).
Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư ra nước ngoài, tài
liệu phải nêu rõ tình hình, kết quả thực hiện đầu tư, các khó khăn, thuận lợi (nếu có) và phương
án điều chỉnh.
Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài, tài liệu giải trình phải nêu rõ lý do
chấm dứt, kết quả thực hiện đầu tư, khả năng thu hồi vốn đầu tư và thời hạn dự kiến chấm dứt
hoạt động đầu tư.
b) Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
6. Đối với các trường hợp đầu tư khác theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, có văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng thì thủ tục đề nghị chấp thuận thực hiện (hoặc điều chỉnh,
chấm dứt) hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản đó.
Điều 61. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo
hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên
trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
3. Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Điều 62. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc
thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:
1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc,
trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối
đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc,
trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

293

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm.
3. Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
a) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện
theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm
sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các
quỹ đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài được phép đầu tư theo quy định tại Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Mục 4. KHẢ NĂNG THANH TOÁN VÀ KHÔI PHỤC KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Điều 63. Khả năng thanh toán

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải luôn duy trì khả năng thanh toán trong
suốt quá trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đã
trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn
biên khả năng thanh toán tối thiểu quy định tại Điều 64 Nghị định này.
Điều 64. Biên khả năng thanh toán tối thiểu

1. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước
ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:
a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;
b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng
thanh toán.
2. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo
hiểm sức khỏe:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với
0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
- Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền
bảo hiểm chịu rủi ro;
- Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo
hiểm chịu rủi ro.
3. Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:
a) Tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 65. Biên khả năng thanh toán

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch
giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại

294

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ
toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Điều 66. Nguy cơ mất khả năng thanh toán

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị coi là có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi
biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thấp hơn biên khả
năng thanh toán tối thiểu.
Điều 67. Khôi phục khả năng thanh toán

1. Khi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải
chủ động thực hiện ngay các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán đồng thời báo cáo Bộ
Tài chính về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và
phương án khôi phục khả năng thanh toán.
2. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không tự khôi phục được khả
năng thanh toán thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm những biện pháp sau:
a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;
b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn
bộ hoạt động;
c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;
d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;
đ) Các biện pháp khác.
3. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không khôi phục được khả
năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bộ Tài chính hướng dẫn
việc thành lập và cơ chế hoạt động của Ban Kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện
pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm.
Mục 5. DOANH THU VÀ CHI PHÍ

Điều 68. Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải thu phát sinh trong
kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ sau khi đã trừ
các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ:

a) Số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:


- Thu phí bảo hiểm gốc;
- Thu phí nhận tái bảo hiểm;
- Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Thu phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người
thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%;
- Thu phí giám định tổn thất không kể giám định hộ giữa các đơn vị thành viên hạch toán nội bộ
trong cùng một doanh nghiệp bảo hiểm hạch toán độc lập;
- Thu phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng
bảo hiểm.

295

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
b) Các khoản phải chi để giảm thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
- Hoàn phí bảo hiểm;
- Giảm phí bảo hiểm;
- Phí nhượng tái bảo hiểm;
- Hoàn phí nhận tái bảo hiểm;
- Giảm phí nhận tái bảo hiểm;
- Hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm;
- Giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:

a) Thu hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;
c) Thu lãi trên số tiền ký quỹ;
d) Thu cho thuê tài sản;
đ) Thu khác theo quy định pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:

a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;


b) Các khoản nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
Điều 69. Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài

Chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là số tiền phải chi, phải trích phát sinh
trong kỳ bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ sau
khi đã trừ các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ.
a) Số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao gồm:

- Bồi thường bảo hiểm gốc đối với bảo hiểm phi nhân thọ; trả tiền bảo hiểm đối với bảo hiểm
nhân thọ;
- Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm;
- Trích lập dự phòng nghiệp vụ;
- Chi hoa hồng bảo hiểm;
- Chi cho doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: Chi hoa hồng môi giới bảo hiểm và các
khoản chi khác theo quy định;
- Chi giám định tổn thất;
- Chi phí về dịch vụ đại lý bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người
thứ ba bồi hoàn;
- Chi xử lý hàng bồi thường 100%;
- Chi phí quản lý hợp đồng (leading fee) của công ty bảo hiểm đứng đầu trong trường hợp đồng
bảo hiểm (nếu các bên có văn bản thỏa thuận về khoản chi này);
- Chi quản lý đại lý bảo hiểm bao gồm: Chi đào tạo ban đầu và thi cấp chứng chỉ đại lý, chi đào
tạo nâng cao kiến thức cho đại lý, chi tuyển dụng đại lý, chi khen thưởng đại lý và chi hỗ trợ đại
lý;
- Chi đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Chi đánh giá rủi ro của đối tượng bảo hiểm;
- Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
b) Các khoản phải thu để giảm chi phát sinh trong kỳ bao gồm:

296

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm;
- Thu đòi người thứ ba bồi hoàn;
- Thu hàng đã xử lý, bồi thường 100%.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí hoạt động đầu tư theo quy định tại Mục 3 Chương IV Nghị định này;
b) Thu nhập đầu tư phải trả cho bên mua bảo hiểm theo cam kết tại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
c) Chi phí cho thuê tài sản;
d) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
đ) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Điều 70. Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tách riêng nguồn vốn chủ sở hữu và
nguồn phí bảo hiểm thu được của bên mua bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (sau đây
gọi tắt là quỹ chủ sở hữu và quỹ chủ hợp đồng).
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đăng ký với Bộ Tài chính các nguyên tắc
phân bổ tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chung liên quan đến cả quỹ chủ sở hữu và quỹ
chủ hợp đồng trước khi áp dụng. Hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các nguyên tắc phân bổ dự kiến áp dụng có xác nhận của chuyên gia tính
toán, chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp
thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 71. Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Doanh thu của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải thu phát sinh trong kỳ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Thu hoa hồng môi giới bảo hiểm từ phí bảo hiểm thu được đối với hoạt động hướng dẫn, tư
vấn khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Thu từ các hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 90 Luật kinh doanh bảo
hiểm;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.
2. Doanh thu hoạt động tài chính:

a) Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán;


b) Thu lãi tiền gửi, lãi trên số tiền cho vay;
c) Thu cho thuê tài sản;
d) Thu khác theo quy định pháp luật.
3. Thu nhập hoạt động khác:

a) Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;


b) Các khoản nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Thu khác theo quy định pháp luật.

297

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 72. Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Chi phí của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là số tiền phải chi, phải trích phát sinh trong kỳ bao
gồm:
1. Chi phí hoạt động môi giới bảo hiểm:

a) Chi hoạt động môi giới bảo hiểm;


b) Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
c) Các khoản chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
2. Chi phí hoạt động tài chính:
a) Chi phí cho thuê tài sản;
b) Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
3. Chi phí hoạt động khác:
a) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
b) Chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được;
c) Chi phí, trích lập khác theo quy định pháp luật.
Mục 6. LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

Điều 73. Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm

Lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Lợi nhuận thực hiện trong năm của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm lợi nhuận hoạt động
kinh doanh bảo hiểm, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động khác.
Điều 74. Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 75. Phân phối lợi nhuận

Sau khi đáp ứng các quy định về vốn, khả năng thanh toán, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo
luật định, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm được phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định pháp luật
Điều 76. Phân chia thặng dư trong bảo hiểm nhân thọ

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có chia lãi phải tách,
theo dõi riêng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí có liên quan đến các hợp đồng này (sau đây
gọi là quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi).
2. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể sử dụng một
phần hoặc toàn bộ thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi để phân chia cho các chủ
hợp đồng và chủ sở hữu. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm
bảo đảm tất cả các chủ hợp đồng nhận được không thấp hơn 70% số thặng dư của tổng số lãi thu
được hoặc chênh lệch thặng dư giữa số thực tế và giả định về tỉ lệ tử vong, lãi suất đầu tư và chi
phí, tùy theo số nào lớn hơn.

298

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
3. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải được Bộ Tài chính phê chuẩn phương pháp phân chia
thặng dư của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm có chia lãi trước khi áp dụng.
4. Hồ sơ đề nghị phê chuẩn hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư bao gồm các tài liệu
sau:
a) Văn bản đề nghị áp dụng hoặc thay đổi phương pháp phân chia thặng dư theo mẫu do Bộ Tài
chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về các phương pháp phân chia thặng dư dự kiến áp dụng có xác nhận của
chuyên gia tính toán.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp
thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 77. Quỹ dự trữ bắt buộc

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trích 5%
lợi nhuận sau thuế hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Mức tối đa của quỹ dự trữ bắt buộc
bằng 10% mức vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài.
Mục 7. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN, THỐNG KÊ VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 78. Chế độ kế toán

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện
ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực,
chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
Điều 79. Năm tài chính

Năm tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm dương lịch. Năm
tài chính đầu tiên của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm bắt đầu từ ngày cấp Giấy phép và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó.
Điều 80. Báo cáo tài chính

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có trách
nhiệm lập và gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ định kỳ, đột xuất
theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm phải được tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm
toán và xác nhận trước khi nộp Bộ Tài chính.
Điều 81. Quản trị tài chính

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tự chủ về tài
chính, tự chịu trách nhiệm về quản lý giám sát hoạt động tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh
và thực hiện các nghĩa vụ, cam kết của mình theo quy định pháp luật.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện
công tác quản trị tài chính theo các nguyên tắc, chuẩn mực do Bộ Tài chính quy định.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải xây
dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế đầu tư, quy chế kiểm soát
và kiểm toán nội bộ và các quy trình thủ tục tương ứng.

299

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 82. Công khai báo cáo tài chính

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công
bố công khai báo cáo tài chính theo quy định pháp luật.
2. Thông tin công bố công khai phải phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được tổ chức kiểm toán độc lập kiểm
toán và xác nhận.
Chương V

ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Mục 1. ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 83. Nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy
định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định
tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.
2. Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý.
3. Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm
liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động
đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài.
4. Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của bên mua bảo hiểm;
b) Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc
xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm;
c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên
hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
d) Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
Điều 84. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong hoạt
động đại lý bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có các quyền sau:
a) Lựa chọn đại lý bảo hiểm và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm;
b) Quy định mức chi trả hoa hồng bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định pháp
luật;
c) Nhận và quản lý tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp của đại lý bảo hiểm, nếu có thỏa thuận
trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Yêu cầu đại lý bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm thu được theo thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm;

300

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
e) Được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có nghĩa vụ:
a) Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đại lý phù hợp với quy định pháp luật;
b) Hướng dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt
động đại lý bảo hiểm;
c) Thực hiện các trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký kết;
d) Thanh toán hoa hồng theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
đ) Hoàn trả cho đại lý bảo hiểm khoản tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận;
e) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại hay tổn thất do hoạt động đại lý bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
g) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động do đại
lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện;
h) Thông báo cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam danh sách các đại lý bảo hiểm bị doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chấm dứt hợp đồng đại lý bảo hiểm do vi phạm pháp luật, quy
tắc hành nghề.
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm

1. Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:


a) Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài theo đúng quy định pháp luật;
b) Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức;
c) Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực
hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
d) Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
đ) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế
chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
2. Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài;
b) Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thỏa
thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
c) Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua
bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo
hiểm;
d) Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;
đ) Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
tài chính theo quy định pháp luật.
Điều 86. Đại lý bán sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm theo
Nghị định 67/2014/NĐ-CP

1. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết đơn vị phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề
nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo
hiểm liên kết đơn vị;

301

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
c) Đáp ứng một trong các điều kiện kinh nghiệm sau:

- Là đại lý bảo hiểm và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục;
- Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm làm việc liên tục trong lĩnh vực tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm và có chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Ủy ban chứng khoán nhà
nước cấp;
- Là đại lý bảo hiểm, có ít nhất 06 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm liên tục và có
bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
2. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm liên kết chung phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề
nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

b) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo
hiểm liên kết chung;
c) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm hoặc đã có ít nhất 01 năm làm việc
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoặc đã tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên trong lĩnh
vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

3. Đại lý bảo hiểm bán bảo hiểm hưu trí phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp;
b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề
nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo và chứng nhận hoàn thành khóa học về sản phẩm bảo
hiểm hưu trí.
4. Đại lý bán bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 03 tháng kinh nghiệm hoạt động đại lý bảo hiểm;

b) Không vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đại lý bảo hiểm và quy tắc đạo đức nghề
nghiệp đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm;

c) Được doanh nghiệp bảo hiểm đào tạo tối thiểu 16 giờ về bảo hiểm theo Nghị
định 67/2014/NĐ-CP và cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.
Mục 2. CƠ SỞ ĐÀO TẠO ĐẠI LÝ BẢO HIỂM

Điều 87. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm

1. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chương trình đào tạo quy định tại Điều 88 Nghị định này;
b) Cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm phải có kiến thức chuyên môn về bảo hiểm, kiến thức pháp
luật và kỹ năng sư phạm;
c) Có đủ cơ sở vật chất để bảo đảm cho việc đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải có hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính phê chuẩn chương trình đào
tạo đại lý bảo hiểm bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Tài liệu giải trình về kiến thức của cán bộ đào tạo đại lý bảo hiểm bảo đảm cho việc đào tạo.
Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận.
Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích lý do.

302

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
Điều 88. Chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm

1. Phần kiến thức chung:


a) Kiến thức chung về bảo hiểm;
b) Trách nhiệm của đại lý, đạo đức hành nghề đại lý;
c) Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
d) Kỹ năng bán bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm trong
hoạt động đại lý bảo hiểm.
2. Phần sản phẩm:
a) Nội dung cơ bản của sản phẩm bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được
phép kinh doanh;
b) Thực hành hành nghề đại lý bảo hiểm.
Điều 89. Quản lý đào tạo đại lý bảo hiểm

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm. Trường
hợp cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm không đáp ứng đủ các điều kiện đào tạo đại lý bảo hiểm quy
định tại Nghị định này, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm của cơ sở đào
tạo.
2. Hàng năm, cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm phải báo cáo Bộ Tài chính về số lượng khóa đào tạo
đã tổ chức, số lượng đại lý đã đào tạo, số lượng chứng chỉ đã cấp trong năm.
Chương VI

CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA BIÊN GIỚI

Điều 90. Đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới

1. Đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm qua biên giới (sau đây gọi là cung
cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới) là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc
tế về thương mại trong đó có thỏa thuận về cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt
Nam.

2. Đối tượng sử dụng dịch vụ bảo hiểm cung cấp qua biên giới là doanh nghiệp đã thành
lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ và người nước ngoài
làm việc tại Việt Nam.
3. Các dịch vụ tái bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải quốc tế, bảo hiểm hàng không quốc tế, môi giới
tái bảo hiểm quốc tế, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường
thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành và thông lệ tốt nhất.

4. Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe không áp dụng các quy định về cung cấp và sử dụng
dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Nghị định này.
Điều 91. Các điều kiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm
qua biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Các điều kiện chung:

303

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
a) Có Giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng
trụ sở chính cho phép thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến cung cấp qua biên giới tại Việt
Nam và chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp ít nhất 10 năm tính tới thời điểm
cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ
sở chính cho phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam và xác nhận không vi
phạm các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các quy
định pháp luật khác của nước ngoài trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm cung cấp dịch vụ
bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
2. Các điều kiện về năng lực tài chính:
a) Có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước
ngoài; tối thiểu tương đương 100 triệu đô la Mỹ đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài vào năm tài chính trước năm cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s
hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương
của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính trước năm cung cấp
dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
c) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm cung cấp dịch vụ bảo
hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
3. Các điều kiện về khả năng xử lý tổn thất:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải ký quỹ tối thiểu 100 tỷ đồng Việt Nam tại ngân hàng
được cấp Giấy phép tại Việt Nam và có thư bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đó cam kết thanh
toán trong trường hợp trách nhiệm của các hợp đồng bảo hiểm cung cấp qua biên giới tại Việt
Nam vượt quá mức ký quỹ bắt buộc. Tiền ký quỹ chỉ được sử dụng để đáp ứng các cam kết đối
với bên mua bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mất khả năng thanh toán theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thỏa thuận với ngân hàng nơi ký quỹ. Doanh nghiệp bảo hiểm
nước ngoài được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt trách nhiệm đối với các hợp đồng cung
cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có quy trình giải quyết bồi thường trong đó nêu rõ
thủ tục, trình tự xử lý tổn thất và thời hạn trả tiền bồi thường cho bên mua bảo hiểm tại Việt
Nam. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài hoặc đại diện được ủy quyền
phải có mặt tại nơi xảy ra tổn thất trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được
thông báo tổn thất. Thời hạn giải quyết bồi thường tối đa theo quy định tại Điều 29 Luật kinh
doanh bảo hiểm;
c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp môi
giới bảo hiểm cho trách nhiệm cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam.
Điều 92. Phương thức thực hiện cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam

1. Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt Nam
phải thực hiện thông qua doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy phép tại Việt Nam.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt
Nam phải môi giới cho doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh nước ngoài được cấp Giấy phép
tại Việt Nam.
Điều 93. Trách nhiệm của đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới

1. Cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
được cấp Giấy phép tại Việt Nam có tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên

304

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
giới theo quy định tại Điều 92 Nghị định này các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện cung
cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 91 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, gửi cho Bộ Tài chính báo cáo tài
chính của năm trước liền kề có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập và văn bản nhận xét của
cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính về tình
hình thực hiện các quy định pháp luật của doanh nghiệp.
3. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo
hiểm qua biên giới tại Việt Nam theo quy định pháp luật về thuế.
Điều 94. Trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua
biên giới

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được cấp Giấy
phép tại Việt Nam tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo quy định tại Điều 92
Nghị định này có các trách nhiệm sau:
1. Lưu giữ các tài liệu chứng minh đối tượng cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới tại Việt
Nam mà mình cùng tham gia cung cấp bảo hiểm đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 91
Nghị định này và cung cấp cho cơ quan chức năng khi được yêu cầu.
2. Hàng quý, báo cáo Bộ Tài chính việc tham gia cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới thực
hiện trong kỳ tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Mẫu báo cáo do Bộ
Tài chính quy định.
Chương VII

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM, DOANH NGHIỆP MÔI
GIỚI BẢO HIỂM NƯỚC NGOÀI

Điều 95. Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại
Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài.
Điều 96. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện

1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Làm chức năng văn phòng liên lạc;
b) Nghiên cứu thị trường;
c) Xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài;
d) Thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các dự án do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài tài trợ tại Việt Nam;
đ) Các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Điều 97. Cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới nước ngoài muốn đặt văn phòng đại diện tại
Việt Nam phải gửi Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đặt văn phòng đại diện theo
quy định tại Điều 110 Luật kinh doanh bảo hiểm.

305

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép đặt văn
phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt
Nam. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
3. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, văn phòng đại diện phải chính thức
hoạt động.
Điều 98. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được Bộ Tài chính sửa
đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại diện trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm nước ngoài;
b) Thay đổi tên gọi của văn phòng đại diện;
c) Thay đổi nội dung hoạt động của văn phòng đại diện.
2. Hồ sơ sửa đổi, bổ sung Giấy phép gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc bằng chứng chứng minh những thay đổi
quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 11 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 99. Công bố nội dung hoạt động

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp hoặc sửa đổi, bổ sung Giấy phép đặt văn phòng đại
diện, văn phòng đại diện phải đăng báo hàng ngày nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở chính trong
05 số báo liên tiếp về những nội dung sau:
1. Tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước
ngoài.
2. Tên, địa chỉ trụ sở chính của văn phòng đại diện.
3. Nội dung, thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện.
Điều 100. Thời hạn hoạt động

1. Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam không quá 05 năm và có thể được gia hạn.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài muốn gia hạn hoạt động
của văn phòng đại diện phải đáp ứng các quy định sau:
a) Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam không bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200 triệu đồng trở lên về những vi phạm
trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị
gia hạn hoạt động;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp
pháp tại thời điểm đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện.
3. Hồ sơ gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện:
a) Văn bản đề nghị gia hạn hoạt động của văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tài chính quy
định;
b) Bản sao công chứng Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài;
c) Bản sao công chứng báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh
nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài trong 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;

306

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
d) Lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ
chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người dự kiến giữ chức danh Trưởng văn phòng đại diện
(đối với trường hợp thay đổi Trưởng văn phòng đại diện).
4. Trong thời hạn 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Điều 101. Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện

1. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài;
b) Khi doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài chấm dứt hoạt động;
c) Sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Bộ
Tài chính gia hạn;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài bị thu hồi Giấy phép;
đ) Văn phòng đại diện hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong
giấy phép đặt văn phòng đại diện.
2. Để chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Các bằng chứng chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ với người lao động và các nghĩa vụ với
các tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam;
c) Bản gốc Giấy phép đặt văn phòng đại diện;
d) Các giấy phép, quyết định có liên quan trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 14 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản
chấp thuận việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện.
4. Khi chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài phải thực hiện đầy đủ thủ tục và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Điều 102. Báo cáo hoạt động

1. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
tại Việt Nam nộp Bộ Tài chính báo cáo định kỳ hoạt động của văn phòng theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ thay đổi Trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở và
người làm việc tại văn phòng đại diện, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
nước ngoài thông báo cho Bộ Tài chính. Nội dung thông báo bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Lý lịch, bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ
chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định pháp luật đối với trường hợp thay đổi Trưởng
văn phòng đại diện và người làm việc tại văn phòng đại diện;
c) Bằng chứng chứng minh quyền sử dụng địa điểm đặt văn phòng đại diện đối với trường
hợp thay đổi địa điểm đặt văn phòng đại diện.
Chương VIII

QUỸ BẢO VỆ NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Điều 103. Trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài (trừ doanh nghiệp tái bảo hiểm) phải trích nộp
Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

307

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Bộ Tài chính công bố mức trích nộp Quỹ bảo vệ người
được bảo hiểm áp dụng cho năm tài chính. Mức trích nộp tối đa không vượt quá 0,3% tổng
doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề
của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
3. Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trích nộp
50% số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải hoàn thành nghĩa vụ trích nộp Quỹ của năm tài chính.
4. Việc trích nộp được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đạt 5%
tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe,
chi nhánh nước ngoài và 3% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Điều 104. Quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Bộ Tài chính và được hạch toán,
quản lý, theo dõi riêng đối với từng loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ, bảo
hiểm sức khỏe. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu
riêng.
2. Bộ Tài chính theo dõi việc trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm của các doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài; quản lý và sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm bảo đảm
an toàn vốn và đúng mục đích theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp
luật liên quan.
Điều 105. Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp
dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được, doanh
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm theo
quyết định của Bộ Tài chính về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh
toán;
b) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử
dụng kể từ thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.
2. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng riêng cho loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi
nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền
bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm theo đề nghị của
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm
bị phá sản và thực hiện một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại,
trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm.
Điều 106. Nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chi cho các nội dung sau:
a) Trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm
theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả
năng thanh toán tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện
pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh
nghiệp bảo hiểm bị phá sản (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản);
b) Chi quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, bao gồm chi lương, phụ cấp, chi phí mua sắm,
sửa chữa tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản chi khác.

308

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2. Việc chi trả tiền từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được thực hiện, theo các nguyên tắc sau:
a) Quỹ chỉ chi trả đối với hợp đồng bảo hiểm gốc và chi trả một lần đối với mỗi hồ sơ yêu cầu
trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm;
b) Trường hợp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài khác, số tiền do Quỹ chi trả theo hạn mức quy định tại Điều 107 Nghị định
này được chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhận chuyển giao;
c) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị mất khả năng thanh toán, Quỹ
chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải trả
theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được nhận từ doanh nghiệp bảo hiểm,
chi nhánh nước ngoài;
d) Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, Quỹ chỉ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền
doanh nghiệp bảo hiểm phải trả theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền người được bảo hiểm được
nhận theo quy định pháp luật về phá sản;
đ) Trường hợp người được bảo hiểm có nghĩa vụ trả nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước
ngoài theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật, Quỹ chỉ chi trả phần chênh
lệch giữa số tiền người được bảo hiểm được nhận theo hạn mức quy định tại Điều 107 Nghị định
này và số tiền người được bảo hiểm còn nợ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Điều 107. Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.
Mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tương ứng với từng trường hợp được quy
định như sau:
a) Đối với các hợp đồng đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng chưa được chi trả quyền lợi bảo
hiểm, mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm là quyền lợi bảo hiểm được hưởng theo thỏa
thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Đối với các hợp đồng mang tính tiết kiệm, có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực, mức trách
nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc
phá sản;
c) Đối với các hợp đồng chỉ mang tính bảo vệ, không có giá trị hoàn lại và đang còn hiệu lực,
mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm tương ứng phần phí bảo hiểm đã đóng cho thời
gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
d) Đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư đang còn hiệu lực, mức trách nhiệm của doanh
nghiệp bảo hiểm tương ứng với giá trị tài khoản của khách hàng tại thời điểm cơ quan nhà nước
có thẩm quyền công bố doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc phá sản;
đ) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi
trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này được áp dụng
đối với từng người được bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh
nghiệp bảo hiểm có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.
2. Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
a) Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng;
b) Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm sức khỏe có nhiều người được bảo hiểm, hạn mức chi
trả tối đa của Quỹ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được áp dụng đối với từng người được
bảo hiểm, trừ trường hợp giữa những người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài có thỏa thuận khác tại hợp đồng bảo hiểm.

309

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
3. Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quỹ chi trả tối đa
mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm
theo quy định pháp luật hiện hành;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác theo quy định pháp luật, Quỹ
chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, nhưng
không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.
Điều 108. Thủ tục chi trả từ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ
bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị sử dụng Quỹ theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
b) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về phương án phân chia giá trị tài sản của
doanh nghiệp bảo hiểm đã được thực hiện xong (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị
phá sản);
c) Bảng thống kê danh sách người được bảo hiểm và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, giá trị
hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm
mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài không có khả năng thanh toán; các khoản phải
thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm; thu đòi người thứ ba tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết
định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm đã
thực hiện xong phương án phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh
nghiệp bảo hiểm bị phá sản).
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều
này, Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm;
hoàn phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài để xác định chính xác số
tiền chi trả;
b) Xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường;
c) Thông báo công khai việc chi trả cho người được bảo hiểm trên các báo hàng ngày (ít nhất
trên một tờ báo trung ương hoặc một tờ báo địa phương nơi đặt trụ sở chính, các chi nhánh và
địa điểm giao dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài) bằng tiếng Việt trong 03
số liên tiếp, đồng thời niêm yết danh sách các đối tượng được chi trả tại trụ sở chính, các chi
nhánh, địa điểm giao dịch của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và trang thông tin
điện tử của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Nội dung thông báo
phải nêu rõ địa điểm, thời gian, phương thức chi trả tiền của Quỹ;
d) Thực hiện chi trả Quỹ.
3. Các đối tượng được Quỹ chi trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm;
hoàn phí bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có tên trong bảng thống kê danh sách kèm theo hồ sơ đã được Bộ Tài chính quyết định chi
trả;
b) Có các giấy tờ chứng minh quyền lợi hợp pháp đối với các khoản tiền chi trả của Quỹ bao
gồm: Thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực
cá nhân hợp pháp khác; hợp đồng bảo hiểm; giấy ủy quyền nhận tiền (nếu có).
Điều 109. Hoạt động đầu tư của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

1. Nguồn tiền nhàn rỗi của Quỹ chỉ được thực hiện đầu tư tại Việt Nam để mua trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, gửi tiền tại các ngân hàng thương mại.

310

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
2. Bộ Tài chính tự thực hiện hoặc ủy thác cho một tổ chức thực hiện đầu tư nguồn tiền nhàn rỗi
của Quỹ. Trường hợp ủy thác đầu tư, tổ chức nhận ủy thác đầu tư phải được cơ quan có thẩm
quyền cấp phép thực hiện hoạt động nhận ủy thác đầu tư phù hợp với nội dung nhận ủy thác đầu
tư.
Chương IX

QUẢN LÝ GIÁM SÁT

Điều 110. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; xây dựng các
chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

2. Cấp và thu hồi Giấy phép của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm; cấp và thu hồi Giấy phép đặt Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
3. Ban hành, phê chuẩn, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm.
4. Giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính,
quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Áp dụng các biện pháp cần thiết để
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bảo đảm các
yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm.
5. Tổ chức thông tin, thống kê và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm.
6. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm.
7. Chấp thuận việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoạt động ở nước
ngoài.
8. Quản lý hoạt động của Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
9. Tổ chức việc đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo
hiểm.
10. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
11. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
12. Tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.
13. Quản lý việc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Điều 111. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ

Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chính sách, chế độ liên quan đến hoạt
động kinh doanh bảo hiểm.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Điều 112. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm:

311

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
1. Giải quyết các thủ tục liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp
môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn quản lý, sau khi đã được Bộ Tài chính
cấp Giấy phép.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trong
phạm vi địa bàn quản lý.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Chương X

THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 113. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm

1. Việc thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo Điều 122 của Luật kinh doanh
bảo hiểm và tuân thủ các quy định pháp luật về thanh tra đối với doanh nghiệp.
2. Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện theo quy định sau:
a) Việc kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải được thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm
quyền và tuân thủ quy định pháp luật, không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về
cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất);
b) Khi tiến hành kiểm tra phải có quyết định của người có thẩm quyền, khi kết thúc kiểm tra phải
có biên bản kết luận kiểm tra. Trưởng đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về nội dung biên bản và
kết luận kiểm tra.
3. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau:
a) Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp
bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính thực
hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài
tại Việt Nam như sau:
- Trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi
doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính;
- Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi
doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra cho Bộ Tài chính.
Điều 114. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm thì tùy theo tính chất và
mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định pháp luật.
Chương XI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 115. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng
12 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một

312

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm
số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 68/2014/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2014
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3
năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và
Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ tài
chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hết hiệu lực thi hành kể
từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Điều 116. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đối tượng áp dụng của
Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH
PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân
Phúc

313

Phụ lục 1: Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000


Nguyên lý thực hành bảo hiểm

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ PHÁ SẢN Z VÀ HỆ SỐ KHẢ


NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
TS. Hồ Thủy Tiên
SƠ LƯỢC CHỈ SỐ PHÁ SẢN Z
Vào năm 1968, Ông Edward I. Altman, giáo sư Trường Đại học New York đăng
trên Tạp chí Tài chính số tháng 9, công bố kết quả nghiên cứu của mình về chỉ số dự báo
khả năng phá sản của các công ty niêm yết ngành sản xuất. Thời gian dự báo trong vòng
2 năm với độ tin cậy khoảng 80% và 95% nếu dự báo trong vòng một năm. Trên cơ sở
khảo sát số liệu của 66 công ty trên thị trường chứng khoán của Mỹ, trong đó có 33 công
ty đã nộp đơn phá sản giai đoạn 1946 – 1965 và 33 công ty còn lại vẫn còn đang hoạt
động vào cuối năm 1966, Giáo sư Altman đã đưa ra mô hình chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số
kết hợp như sau:
X1=Tỷ số vốn luân chuyển/Tổng tài sản (Working capitals/Total Assets)
X2= Tỷ số lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản (Retained Earnings/Total Assets)
X3= Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản (EBIT/Total Assets)
X4= Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/Giá trị số sách của tổng nợ (Market
Value of Total Equity/Book values of total Liabilities )
X5=Tỷ số doanh thu /Tổng tài sản (Sales /Total Assets)
Sau khi xử l‎y và chạy mô hình các số liệu trên các báo cáo tài chính của 66 công
ty khảo sát, Altman đã đưa ra các hệ số điều chỉnh tương ứng với từng chỉ số như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,999X5
Kết quả cảnh báo nguy cơ phá sản của các công ty phụ thuộc vào giá trị của chỉ số Z như
sau:
Nếu Z > 2,99: công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
1,8 < Z < 2,99: công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Z < 1,8 : công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Sau khi đưa ra mô hình Z – score áp dụng để đánh giá nguy cơ phá sản của các
công ty niêm yết, Altman tiếp tục nghiên cứu đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty
ngành sản xuất nhưng chưa niêm yết thông qua mô hình Z’. Các hệ số của từng chỉ số
trong mô hình Z’ được điều chỉnh cho phù hợp với các công ty chưa niêm yết như sau:
Z’ = 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5
Kết quả cảnh báo nguy cơ phá sản của các công ty chưa niêm yết ngành sản xuất phụ
thuộc vào giá trị của chỉ số Z’ như sau:
Nếu Z’ > 2,9 : công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
308

Phụ lục 2: Mối tương quan giữa chỉ số phá sản Z và hệ số khả năng thanh toán của Công ty bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm

1,23 < Z’ ≤ 2,9: công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Z’ < 1,21: công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Điều đặc biệt của mô hình Z – score là mô hình này ban đầu được khảo sát và áp
dụng để dự báo nguy cơ phá sản trên thị trường của Mỹ nhưng các nhà kinh tế học ở
Châu Âu sau khi kiểm chứng thì nhận thấy mô hình này cũng đưa ra dự báo chính xác về
nguy cơ phá sản của các công ty trên thị trường các nước Châu Âu. Vì vậy, vào năm 1995,
sau khi phát triển mô hình Z’, Altman cùng với một số tác giả khác như Hatzell và Peck đã
nghiên cứu mô hình để đánh giá nguy cơ phá sản của các công ty nằm ngoài thị trường Mỹ, đặc
biệt là ở các thị trường mới nổi (EMC – emerging markets corporates). Mô hình đánh giá nguy
cơ phá sản cho các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác (ngoài ngành sản xuất) cho thị
trường mới nổi Z’’ được xác định như sau:
Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Kết quả cảnh báo nguy cơ phá sản của các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác phụ
thuộc vào giá trị của chỉ số Z’’ như sau:
Nếu Z” > 2,6 : công ty nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
1,1 < Z” < 2,6: công ty nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
Z”<1,1: công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Điểm khác biệt của mô hình Z’’ là chỉ sử dụng 4 biến số từ X1 đến X4 chứ không
như 5 biến số của mô hình Z ban đầu. Ly do của việc lượt bỏ biến số X5 trong mô hình
Z’’ đó là biến số X5 đề cập đến số vòng quay của tổng tài sản (sales/total assets). Có sự
khác nhau rất lớn của số vòng quay tổng tài sản giữa các ngành, ví dụ trong ngành
thương mại - dịch vụ, doanh thu có thể rất lớn nhưng giá trị các tài sản lại thấp hoặc
ngược lại, có những ngành giá trị tài sản lớn nhưng doanh thu thấp. Cho nên, để tránh
đưa đến kết quả khác biệt của giá trị chỉ số Z’’ nên mô hình này bỏ hẳn biến số X5 thay
vào đó là các hệ số trong các biến số X1 đến X4 cao hơn hẳn so với các hệ số của mô hình
Z. Tuy nhiên nhóm tác giả này cũng bổ sung thêm vào mô hình chỉ số Z’’ một hệ số là
3,25 với mục tiêu chuẩn hóa chỉ số Z’’ so với các chỉ tiêu của tổ chức xếp hạng (trong
nghiên cứu của mình, các tác giả so sánh với tiêu chuẩn xếp hạng của tổ chức xếp hạng
S&P) khi xếp hạng các trái phiếu quốc tế.
Ngoài các mô hình dùng đánh giá nguy cơ phá sản đã trình bày trên đây, Giáo sư
Altman cùng với Haldeman và Narayanan nghiên cứu và đưa ra mô hình Zeta – score bao gồm
7 biến số từ X1 đến X7 vào năm 1977. Mô hình Zeta - score cho phép dự đoán khả năng phá sản
của các công ty trong vòng 5 năm với mức độ tin cậy trên 90%. Một trong những l‎y do của việc
đưa ra mô hình mới Zeta – score đó là đã có sự thay đổi về qui mô các công ty. Nếu như mô hình
Z – score trước đây vào năm 1968 chủ yếu nghiên cứu các công ty có qui mô tài sản không ít
hơn 10 triệu $ thì mô hình Zeta – score nghiên cứu các công ty có qui mô tài sản không ít hơn 20
triệu $.
Trên đây bài viết đã nêu lên một số y chính trong kết quả nghiên cứu của giáo sư Altman
và các cộng sự của mình khi đưa ra mô hình Z – score, tác giả bài viết này xin phép không đi vào
phân tích chi tiết các mô hình cũng như cần phải có những điều chỉnh như thế nào khi áp dụng
309

Phụ lục 2: Mối tương quan giữa chỉ số phá sản Z và hệ số khả năng thanh toán của Công ty bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
mô hình này vào thị trường Việt Nam (rõ ràng cần phải có một nghiên cứu chuyên sâu trên phạm
vi rộng của cả nền kinh tế Việt Nam). Mục đích của tác giả ở đây chỉ nhằm xem xét giữa mô
hình Z - score có đưa ra kết luận giống nhau không so với chỉ số khả năng thanh toán theo qui
định của Bộ Tài chính đối với các công ty bảo hiểm Việt Nam.

HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM
Ở khía cạnh tài chính, các công ty bảo hiểm được xem là một tổ chức tài chính,
được phép huy động vốn và sử dụng số vốn huy động được đầu tư trở lại nền kinh tế.
Nếu các công ty bảo hiểm hoạt động không an toàn (huy động vốn dưới chuẩn và đầu tư
thiếu thận trọng) có thể sẽ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng mà sự
sụp đổ của tập đoàn bảo hiểm AIG năm 2008 là một điển hình. Để tránh điều này, Chính
phủ các nước trong đó có Việt Nam luôn giám sát chặt chẽ mức độ an toàn tài chính của
các công ty bảo hiểm thông qua hệ số khả năng thanh toán.
Theo qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, các công ty bảo hiểm được xem là
có đủ khả năng thanh toán khi có biên khả năng thanh toán không được thấp hơn biên
khả năng thanh toán tối thiểu.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
là số lớn hơn của các kết quả tính toán sau:
🞂 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán,
🞂 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên
khả năng thanh toán.
Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm là phần chênh lệch giữa giá trị
tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả
năng thanh toán. Tính thanh khoản của các tài sản khi tính biên khả năng thanh toán được
xác định như sau:
1. Các tài sản được chấp nhận toàn bộ giá trị hạch toán:
1.1. Các khoản tiền, trái phiếu chính phủ.
1.2. Các tài sản tương ứng với các hợp đồng bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết
đầu tư.
2. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán:
2.1. Các khoản vốn góp để thành lập doanh nghiệp bảo hiểm khác từ nguồn vốn chủ sở
hữu của DNBH;
2.2. Tài sản tương ứng với quỹ khen thưởng, phúc lợi (nếu có);
2.3. Các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của pháp luật sau khi trừ đi
các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng;
2.4. Tài sản cố định vô hình trừ phần mềm máy tính;
2.5. Chi phí trả trước, cho vay không có bảo lãnh, các khoản tạm ứng, trang thiết bị và đồ
dùng văn phòng, các khoản phải thu nội bộ;

310

Phụ lục 2: Mối tương quan giữa chỉ số phá sản Z và hệ số khả năng thanh toán của Công ty bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm

2.6. Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn trên 2 năm sau khi trừ đi các
khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp luật;
2.7. Các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan quy định
tại Điều 4 Luật doanh nghiệp trừ các khoản tiền vay của ngân hàng
3. Các tài sản bị loại trừ một phần giá trị hạch toán:
3.1.Các tài sản đầu tư:
a) Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh: loại trừ 1% giá trị hạch toán;
b) Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh: loại trừ 3% giá trị hạch toán;
c) Cổ phiếu được niêm yết: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
d) Cổ phiếu không được niêm yết: loại trừ 20% giá trị hạch toán;
đ) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản do chính doanh nghiệp sử dụng: loại trừ 8% giá trị
hạch toán;
e) Đầu tư trực tiếp vào bất động sản để cho thuê, các khoản cho vay thương mại có bảo
lãnh: loại trừ 15% giá trị hạch toán;
g) Vốn góp vào các doanh nghiệp khác trừ doanh nghiệp bảo hiểm: loại trừ 20% giá trị
hạch toán.
3.2. Các khoản phải thu:
a) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 90 ngày đến dưới 1 năm sau
khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp
luật: loại trừ 30%;
b) Phải thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm sau
khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng nợ khó đòi tương ứng theo quy định của pháp
luật: loại trừ 50%.
3.3. Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình là phần mềm máy tính và hàng tồn
kho: loại trừ 25% giá trị hạch toán.
3.4. Tài sản khác: loại trừ 15% giá trị hạch toán.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ PHÁ SẢN Z VÀ HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH
TOÁN
Từ số liệu thống kê năm 2009 của Bộ Tài chính đánh giá về thị trường bảo hiểm
Việt Nam, có thể khái quát Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ vào cuối năm 2009 như sau:
Bảng 1. Bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD rút gọn ngành BHPNT VN 31/12/2009 (đơn
vị tỷ đồng)
TÀI SẢN 31/12/2009 Báo cáo KQHĐKD 31/12/2009

311

Phụ lục 2: Mối tương quan giữa chỉ số phá sản Z và hệ số khả năng thanh toán của Công ty bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 18.482 1. Thu PBH gốc 13.661
1. Tiền 236
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 17.372 2. Thu phí nhận TBH -
3. Phải thu 874 3. Phí nhượng TBH 2.365
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 8.393 4.DTT từ HĐKDBH 11.296
4. TSCĐ 6.452
5. Đầu tư tài chính dài hạn 1.941 5. Tổng chi HĐKDBH 7.845
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 26.875 6. LN thuần HĐKDBH 3.451
NGUỒN VỐN 31/12/2009 7. Dthu hđộng tài chính 6.506
A. NỢ PHẢI TRẢ 9.899 8. Chi hđộng tài chính 1.302
6. Nợ ngắn hạn 2.802 9. LN hđộng tài chính 5.204
7. Nợ dài hạn -
8. Dự phòng nghiệp vụ 7.097 10. Tổng lợi nhuận trước 8.655
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 16.976 thuế TNDN
9. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 13.376 11. Thuế TNDN phải nộp 2.164
10. Lợi nhuận chưa phân phối 3.600 (25%)
6.491
TỔNG CỘNG N.VỐN 26.875 12. LN sau thuế TNDN

Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2009 – Bộ Tài chính
Bảng 2. Cơ cấu đầu tư của ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam năm 2009
Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng
- Tiền gởi tại các tổ chức tín dụng 10.148 52,6%
- Trái phiếu chính phủ 825 4,3
- Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh 308 1,6
- Cổ phiếu, TPDN không bảo lãnh 1.876 9,7
- Góp vốn vào doanh nghiệp khác 2.160 11,2
- Kinh doanh bất động sản 502 2,6
- Cho vay 96 0,5
- Ủy thác đầu tư 2.593 13,4
- Khác 805 4,1
Tổng cộng 19.313 100%
Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2009 – Bộ Tài chính
Từ bảng 1, có thể dễ dàng tính được biên khả năng thanh toán tối thiểu ngành BHPNT
vào cuối năm 2009 là: (chọn theo tỷ lệ 25% của phí thực giử lại vì kết quả của cách tính
này cao hơn) 25% x 11.296 = 2.824 tỷ đồng
Còn chỉ tiêu biên khả năng thanh toán được tính toán phức tạp hơn. Căn cứ theo qui định
về tính biên khả năng thanh toán đã trình bày và số liệu của bảng 2, tác giả đã tính và chỉ
ghi lại với kết quả là 14.253 tỷ đồng.
Như vậy hệ số khả năng thanh toán là 14.253/2.824 = 5,04 lần
Đây là một hệ số rất cao, thông thường ở các nước, hệ số này từ 4 lần trở lên là đáp ứng
tốt khả năng thanh toán. Qua đây cho thấy các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
hoàn toàn đủ năng lực tài chính đáp ứng tốt cho các trách nhiệm có thể phát sinh của
mình.

312

Phụ lục 2: Mối tương quan giữa chỉ số phá sản Z và hệ số khả năng thanh toán của Công ty bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm

Vận dụng chỉ số Z vào xác định mức độ an toàn của các công ty bảo hiểm phi nhân
thọ ở Việt Nam
- Trước hết, cần xác định các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số Z. Từ số liệu
của bảng 1 và bảng 2, các chỉ số X được tính toán như sau:
X1= (18.482-2.802)/26.875 =15.680/26.875
X2 = 3.600/26.875
X3 = 8.655/26.875
X4 = 13.376/9.899
X5 = 11.296/26.875
- Tiếp theo, xác định xem các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thuộc loại
hình doanh nghiệp nào. Thực tế hiện nay, các công ty BHPNT Việt Nam đều hoạt
động dưới hình thức là các công ty cổ phần, vậy có thể chọn chỉ số Z áp dụng cho
các công ty đã cổ phần hóa. Nhưng các công ty bảo hiểm PNT không phải là một
doanh nghiệp sản xuất mà là loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, tài chính,
vậy có thể chọn chỉ số Z’’ áp dụng cho loại hình doanh nghiệp khác.
Nếu tính theo chỉ số Z, sử dụng các chỉ số từ X1 đến X5 đã tính toán, thì kết quả là:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 0,999X5
Z = 3,2
Đây là hệ số nằm trong vùng an toàn cao (Z>2,99)
Nếu tính theo chỉ số Z’’, vẫn sử dụng các chỉ số từ X1 đến X4 đã tính toán thì kết quả
là:
Z” = 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4
Z” = 7,8
Đây cũng là hệ số nằm trong vùng an toàn cao (Z’’>2,6)
Như vậy, hệ số khả năng thanh toán và chỉ số phá sản Z hay Z’’đều cho kết luận
như nhau về mức độ an toàn tài chính trong quá trình hoạt động của các công ty bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam
KẾT LUẬN
Để xác định mức độ an toàn tài chính của các công ty bảo hiểm, về phía cơ quan
quản l‎y sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán, chỉ tiêu này khá phức tạp, cần có số
liệu chi tiết về danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm và do vậy sẽ rất khó khăn cho
các nhà đầu tư khi muốn tìm hiểu cũng như tính toán hệ số này, trong khi đó chỉ số phá
sản Z hay Z’’trở nên đơn giản hơn, nhà đầu tư có thể dễ dàng tự mình xác định nguy cơ
phá sản của công ty bảo hiểm bằng việc tính toán chỉ số Z hay Z’’.
Tuy nhiên, các hệ số trong chỉ số Z được đưa ra trên cơ sở số liệu nghiên cứu của
các công ty ở Mỹ, vì vậy khi vận dụng vào thị trường Việt Nam cần có sự điều chỉnh cho
phù hợp. Theo nhận định của tác giả, trong thời gian tới số lượng các công ty bảo hiểm
313

Phụ lục 2: Mối tương quan giữa chỉ số phá sản Z và hệ số khả năng thanh toán của Công ty bảo hiểm
Nguyên lý thực hành bảo hiểm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ càng nhiều hơn, vì vậy cần thiết phải
có một công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu giúp các nhà đầu tư tự mình đo lường mức độ
an toàn tài chính, từ đó dự báo nguy cơ phá sản của các công ty niêm yết. Chỉ số phá sản
Z cần được cơ quan quản l‎‎y nghiên cứu điều chỉnh và vận dụng phù hợp với thực tiễn
Việt Nam không chỉ riêng cho ngành bảo hiểm mà cho tất cả các ngành khác trong nền
kinh tế. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư an tâm hơn khi đưa ra quyết định đầu tư đồng thời
giúp cơ quan quản ly có thêm một công cụ giám sát thị trường chứng khoán chặt chẽ hơn,
an toàn hơn.

Tài liệu tham khảo:

- Altman, E., "Financial Ratios, Discriminant Analysis and the Prediction of Corporate
Bankruptcy," Journal of Finance, September 1968
- Predicting financial distress of companies: Revisiting the Z-score and Zeta® models
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2009 – NXB Tài chính, Hà Nội 2010
- PGS.TS Nguyễn Ngọc Định- TS. Hồ Thủy Tiên, “Tài chính doanh nghiệp bảo
hiểm”, NXB Tài chính, TPHCM 2008

314

Phụ lục 2: Mối tương quan giữa chỉ số phá sản Z và hệ số khả năng thanh toán của Công ty bảo hiểm

You might also like