You are on page 1of 19

CHƯƠNG 4: NHỮ NG ĐƠN VỊ RỦ I RO (EXPOSURES)

Bảo hiểm cung cấp bồi hoàn cho các yêu cầu bồi thường có tổn thất nằm trong giới hạn quy định bởi hợp
đồng bảo hiểm. Đơn vị rủi ro là đơn vị cơ sở đo lường mức độ gặp phải tổn thất của hợp đồng bảo hiểm
(policy’s exposure to loss). Vì vậy, đó là sự hợp lý khi đơn vị rủi ro làm cơ sở cho tính phí bảo hiểm. Tỷ
lệ phí cơ sở (base rates), được nhắc đến ở Chương 2, thường được xem là tỷ lệ phí cho một đơn vị rủi ro.
Phí bảo hiểm được tính bằng tỷ lệ phí cơ sở nhân với số lượng đơn vị rủi ro, sau đó được điều chỉnh thêm
tác động của các biến tính phí (rating variables) và một số loại chi phí khác.

Chương này sẽ thảo luận:

● Các tiêu chí cần cân nhắc khi lựa chọn cơ sở đơn vị rủi ro (exposure base)
● Cách xử lý riêng đối với đơn vị rủi ro thuộc nhóm rủi ro thương mại lớn.
● Các phương pháp tổng hợp những đơn vị rủi ro (theo năm dương lịch, năm khai thác) và các dạng
thức của đơn vị rủi ro (cấp đơn, được hưởng, chưa được hưởng, và còn hiệu lực)
● Thảo luận ngắn về việc đo lường các xu hướng của những cơ sở cho đơn vị rủi ro, nhạy cảm với
yếu tố lạm phát (inflation-sensitive exposure bases).

CÁC TIÊU CHÍ CHO CƠ SỞ ĐƠN VỊ RỦI RO (CRITERIA FOR


EXPOSURE BASES)
Một cơ sở đơn vị rủi ro tốt cần đáp ứng ba tiêu chí sau: tỷ lệ thuận với tổn thất kỳ vọng, có tính thực tế, và
cần cân nhắc các cơ sở đơn vị rủi ro được dùng trước đây trong ngành bảo hiểm.

Tỷ lệ thuận với tổn thất kỳ vọng (Proportional to Expected Loss)


Cơ sở đơn vị rủi ro được lựa chọn nên tỷ lệ thuận trực tiếp với tổn thất kỳ vọng. Nói cách khác, trong
cùng một điều kiện, tổn thất kỳ vọng của hợp đồng bảo hiểm có hai đơn vị rủi ro (exposure) phải gấp đôi
tổn thất kỳ vọng của hợp đồng tương tự nhưng có một đơn vị rủi ro. Tuy nhiên, điều này không đồng
nghĩa, cơ sở đơn vị rủi ro là tác nhân duy nhất làm thay đổi tổn thất. Nhìn chung, tổn thất kỳ vọng biến
thiên do nhiều yếu tố, và các yếu tố này nên được dùng làm biến tính phí, hoặc biến cấp đơn để phản ánh
thêm các khác biệt trong mức độ rủi ro. Yếu tố có quan hệ trực tiếp nhất đối với tổn thất nên được chọn
làm cơ sở đơn vị rủi ro. Việc này còn giúp khái niệm cơ sở đơn vị rủi ro dễ hiểu hơn với người được bảo
hiểm.

Ví dụ như bảo hiểm nhà tư nhân. Trực giác, tổn thất kỳ vọng của một ngôi nhà được bảo hiểm trong hai
năm, sẽ là gấp đôi tổn thất kỳ vọng của ngôi nhà tương tự được bảo hiểm trong một năm. Tổn thất của
ngôi nhà sẽ biến thiên do rất nhiều đặc tính khác nhau, trong đó có số lượng tham gia bảo hiểm (amount
of insurance). Trong khi tổn thất kỳ vọng cho ngôi nhà trị giá $200,000 cao hơn ngôi nhà có giá trị
$100,000, nhưng không nhất thiết phải cao gấp đôi. Do đó, với tiêu chí yếu tố tỷ lệ thuận nhất với tổn thất
kỳ vọng nên được chọn làm cơ sở đơn vị rủi ro, số lượng năm nhà (number of house years) được ưu tiên
làm cơ sở đơn vị rủi ro, còn số lượng tham gia bảo hiểm nên được dùng làm biến tính phí.7

7
Tại Anh Quốc và một số quốc gia, một số công ty bảo hiểm nhà tư nhân sử dụng số lượng tham gia bảo hiểm,
hoặc số phòng ngủ làm cơ sở đơn vị rủi ro (dễ hiểu hơn với người mua bảo hiểm), và điều chỉnh các thuật toán
tính phí liên quan để thể hiện quan điểm các biến này không tỷ lệ thuận với tổn thất kỳ vọng.
Nếu cơ sở đơn vị rủi ro có tỷ lệ thuận với tổn thất kỳ vọng, thì cơ sở đơn vị rủi ro cần phản ứng nhanh
nhạy với bất kỳ thay đổi nào trong mức độ rủi ro. Một ví dụ nữa có thể mô tả rõ hơn cách cơ sở đơn vị rủi
ro của một số sản phẩm rất nhạy với các thay đổi dù rất nhỏ của đơn vị rủi ro. Bảng lương là cơ sở đơn vị
rủi ro thường được dùng trong bảo hiểm người lao động. Khi số lượng người lao động tăng (giảm) hoặc
số giờ làm trung bình tăng (giảm), bảng lương và rủi ro phát sinh tổn thất tăng (giảm) tương ứng. Do đó,
cơ sở đơn vị rủi ro (như bảng lương) sẽ di chuyển tỷ lệ thuận với tổn thất kỳ vọng, và tương ứng, phí bảo
hiểm sẽ thay đổi do các thay đổi của cơ sở đơn vị rủi ro.

Tính thực tế (Practical)


Cơ sở đơn vị rủi ro cần có tính thực tế. Nói cách khác, cơ sở được chọn cần khách quan, và việc thu thập
và kiểm tra thông tin theo cơ sở này phải dễ dàng và ít tốn kém. Nếu đáp ứng các tiêu chí này, cơ sở đơn
vị rủi ro sẽ được đo lường một cách nhất quán.

Một cơ sở đơn vị rủi ro được định nghĩa tốt và có tính khách quan cũng sẽ ngăn được việc chủ hợp đồng
bảo hiểm, bộ phận bán hàng/cấp đơn thao túng thông tin đơn vị rủi ro, qua đơn tiếc lộ cố ý không trung
thật ể(intentional dishonest disclosure), để trục lợi bảo hiểm. Ví dụ, khi yêu cầu chủ hợp đồng bảo hiểm
xe cá nhân khai báo thông tin dặm lái ước tính hàng năm, thì chủ hợp đồng sẽ có cơ hội khai báo không
thành thật nhiều hơn khi sử dụng số lượng năm xe (car-years). Tình huống này gọi chung là mố nguy đạo
đức (moral hazard). Tuy nhiên, các tiến bộ trong công nghệ, có thể thay đổi cách lựa chọn cơ sở đơn vị
rủi ro cho bảo hiểm xe cá nhân. Các thiết bị chuẩn đoán gắn vào xe có thể theo dõi chính xác cách lái xe
của tài xế và chuyển thông tin này về công ty bảo hiểm. Khi các công nghệ này trở nên phổ biến, công ty
bảo hiểm xe cá nhân có thể cân nhắc sử dụng số dặm lái làm cơ sở đơn vị rủi ro. Trong thực tế, một số
hãng bảo hiểm vận tải thương mại đường dài đã áp dụng số dặm lái làm cơ sở đơn vị rủi ro.

Đối với bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm, cơ sở đơn vị rủi ro dễ hiểu và tỷ lệ thuận nhất với tổn thất kỳ
vọng là số lượng hàng đang được sử dụng. Mặc dù, nhà bảo hiểm thường biết lượng hàng được bán ra
trong một khoảng thời gian cụ thể, nhưng rất khó, để biết chính xác số lượng hàng thực tế đang được sử
dụng trong thời gian hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực. Vì vậy, số lượng hàng đang được sử dụng
không được coi là cơ sở đơn vị rủi ro đáp ứng tính thực tế. Do đó, trong bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm,
tổng doanh thu được chọn làm cơ sở đơn vị rủi ro, vì đây là yếu tố đại diện phù hợp và thực tế cho số
lượng hàng đang được sử dụng. Đương nhiên, đối với các mặt hàng tiêu dùng nhanh (như cốc cà phê),
chọn tổng doanh thu làm cơ sở đơn vị rủi ro sẽ có tính đại diện tốt hơn so với dùng tổng doanh thu làm cơ
sở đơn vị rủi ro cho các mặt hàng sử dụng lâu dài (như máy cắt cỏ).

Quyền ưu tiên lịch sử (Historical Precedence)


Theo thời gian, ngành bảo hiểm có thể sẽ phát hiện thêm các cơ sở đơn vị rủi ro chính xác và thực tế hơn
cơ sở đang được dùng (như số dặm lái nhắc ở mục trước). Mặc dù lợi ích có thể rất rõ ràng, mọi thay đổi
về cơ sở đơn vị rủi ro cần được cân nhắc rất kỹ trước khi áp dụng vì một số lý do sau. Trước tiên, việc
thay đổi cơ sở đơn vị rủi ro có thể dẫn đến chênh lệch lớn trong phí bảo hiểm cho các đối tượng bảo hiểm.
Thứ hai, thay đổi cơ sở đơn vị rủi ro kéo theo thay đổi trong thuật toán tính phí, và tùy trường hợp, sẽ tốn
rất nhiều công sức để điều chỉnh hệ thống, hướng dẫn tính phí, v.v. Thứ ba, phân tích định phí thường dựa
trên dữ liệu từ một số năm, thay đổi cơ sở đơn vị rủi ro có thể dẫn đến việc điều chỉnh lại rất nhiều dữ liệu
để sử dụng cho các phân tích sắp tới.

Trước đây, bảo hiểm người lao động thường dùng bảng lương làm cơ sở đơn vị rủi ro. Vào thập niên
1980, trước sức ép thay đổi cơ sở đơn vị rủi ro của phạm vi bảo hiểm y tế thành số giờ làm, nhằm giải
quyết các cảm nhận bất cập khi dùng bảng lương làm cơ sở đơn vị rủi ro cho những công ty có liên hiệp
với thang lương cao hơn. Mặc dù yếu tố số giờ làm có tính trực quan, tại thời điểm đó, cơ sở đơn vị rủi ro
vẫn không được thay đổi. Một trong các lý do chính được đưa ra là những lo ngại về quá trình chuyển
đổi. Thay vào đó, các biến tính phí và thuật toán tính phí được điều chỉnh để giải quyết các bất cập nói
trên. Và các tranh luận về lựa chọn cơ sở đơn vị rủi ro cho bảo hiểm người lao động tiếp tục nổ ra.

Bảng sau đưa ra một số cơ sở đơn vị rủi ro đang được sử dụng ở các nghiệp vụ khác nhau. Khi tính phí,
các hợp đồng bảo hiểm gói và đa rủi ro như bảo hiểm trách nhiệm chung cho ngành thương mại sẽ chọn
từng cơ sở đơn vị rủi ro khác nhau cho từng khía cạnh khác nhau của hợp đồng gói.
4.1 Những cơ sở đơn vị rủi ro thường dùng
Sản phẩm Những cơ sở đơn vị rủi ro thường dùng
Bảo hiểm xe cá nhân (Personal Automobile) Năm ô tô được hưởng
Bảo hiểm nhà tư nhân (Homeowners) Năm nhà được hưởng
Bảo hiểm người lao động (Workers Compensation) Bảng lương
Bảo hiểm trách nhiệm chung cho ngành thương mại Doanh thu bán hàng, Bảng lương, Chiều dài theo thước
(Commercial General Liability) vuông, Số lượng đơn vị
Bảo hiểm tài sản kinh doanh cho ngành thương mại Số lượng tham gia bảo hiểm
(Commercial Business Property)
Bảo hiểm trách nhiệm hành nghề bác sĩ (Physician's Số năm hành nghề bác sĩ
Professional Liability)
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (Professional Số lượng chuyên gia (như số luật sư hay số kế toán
Liability) viên)
Bảo hiểm vật dụng/vật phẩm trong nhà (Personal Số lượng vật dụng/vật phẩm.
Articles Floater)

ĐƠN VỊ RỦI RO CHO BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI LỚN (EXPOSURES


FOR LARGE COMMERCIAL RISKS)
Rủi ro thương mại lớn tạo ra những trở ngại riêng khi định phí, cũng như để áp dụng các cơ sở đơn vị rủi
ro thông thường. Do đó, định phí cho các rủi ro thương mại lớn thường được thực hiện bằng cách tính phí
tổng hợp (composite rating), hoặc tính phí tổng hợp trên cơ sở tổn thất (loss-rated composite rating).

Tính phí tổng hợp cho rủi ro thương mại lớn được áp dụng khi khó có thể theo dõi số lượng đơn vị rủi ro
trong suốt thời hạn bảo hiểm của hợp đồng. Ví dụ, một số hợp đồng bảo hiểm thương mại đa hiểm họa sử
dụng các lường đơn vị rủi ro khác nhau cho từng phạm vi bảo hiểm (như doanh thu bán hàng cho phạm vi
trách nhiệm chung, số lượng tham gia bảo hiểm hay giá trị tài sản cho phạm vi tài sản kinh doanh). Phí
bảo hiểm ban đầu toàn hợp đồng được đưa ra dựa trên các ước tính cho từng cơ sở đơn vị rủi ro kết hợp
với thuật toán tính phí của từng phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với những đơn vị rủi ro riêng biệt này,
các giá trị ước tính có thể sẽ thay đổi trong suốt thời hạn bảo hiểm. Thay vì kiểm tra lại từng cơ sở đơn vị
rủi ro, một lường đại diện (proxy measure) sẽ được chọn để đánh giá chung các thay đổi của đơn vị rủi ro
đối với tổn thất. Ví dụ, nếu giá trị tài sản được chọn làm lượng đại diện, tăng 20% giá trị tài sản vào giữa
thời hạn bảo hiểm, sẽ kích hoạt một điều chỉnh phí bảo hiểm 20% cho toàn hợp đồng.

Đối với tính phí tổng hợp trên cơ sở tổn thất, phí bảo hiểm được tính dựa trên kinh nghiệm tổn thất lịch sử
của từng rủi ro bảo hiểm (tức không áp dụng thuật toán tính phí tiêu chuẩn). Trong trường hợp này, rủi ro
bảo hiểm được ngầm hiểu là cơ sở đơn vị rủi ro (implicit exposure base) được chọn. Các thảo luận về kỷ
thuật tính phí này sẽ được đi sâu hơn trong Chương 15.
TỔNG HỢP ĐƠN VỊ RỦI RO (AGGREGATION OF EXPOSURES)
Những phương pháp tổng hợp cho các thời hạn bảo hiểm một năm
(Methods of Aggregation for Annual Terms)
Như đã thảo luận trong Chương 3, có bốn phương pháp tổng hợp dữ liệu hay được sử dụng: theo năm
dương lịch, theo năm tổn thất, theo năm khai thác, và theo năm thông báo. Trong bối cảnh tổng hợp các
đơn vị rủi ro, chỉ hai phương pháp ở trên được dùng: theo năm khai thác, và theo năm dương lịch (cũng là
giống với cách tổng hợp theo năm tổn thất khớp năm dương lịch).

Các hợp đồng ví dụ nằm ở bảng dưới sẽ được dùng để minh họa các khái niệm trên. Để đơn giản hóa, các
hợp đồng (bảo hiểm nhà tư nhân) sẽ có thời hạn bảo hiểm một năm, mỗi hợp đồng chỉ có một đơn vị rủi
ro; các ví dụ khác cho thời hạn bảo hiểm nửa năm sẽ được thảo luận ở những mục sau của chương này.
4.2 Hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng Ngày bắt Ngày kết thúc Đơn vị
đầu hiệu hiệu lực
(Policy) lực (Expiration rủi ro
(Effective Date) (Exposur
Date) e)
A 10/01/10 09/30/11 1.00
B 01/01/11 12/31/11 1.00
C 04/01/11 03/31/12 1.00
D 07/01/11 06/30/12 1.00
E 10/01/11 09/30/12 1.00
F 01/01/12 12/31/12 1.00

Các hợp đồng nói trên có thể được minh họa bằng đồ thị (xem Hình 4.3). Trục x thể hiện thời gian, trục y
thể hiện hiệu lực đã qua của thời hạn bảo hiểm theo tỷ lệ phần trăm. 8 Mỗi đường chéo đại diện cho một
hợp đồng. Ở điểm bắt đầu hợp đồng, nằm tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng trên trục x dưới cùng; phần
hiệu lực đã qua là 0%. Ở điểm kết thúc hợp đồng, nằm tại ngày kết thúc hiệu lực hợp đồng trên trục x trên
cùng; phần hiệu lực đã qua là 100%. Đường chéo nối hai điểm trên biểu diễn phần trăm hiệu lực đã qua,
tính tại từng ngày thuộc thời hạn bảo hiểm.

4.3 Hợp đồng bảo hiểm minh họa

100%

% Hiệu
lực đã qua A B C D E F
của thời50%
hạn bảo
hiểm

0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13

Tổng hợp theo năm dương lịch, và tổng hợp theo năm tổn sẽ thống kê tất cả đơn vị rủi ro nằm trong
một năm dương lịch tròn-mười-hai-tháng, và bất kể ngày cấp đơn của hợp đồng bảo hiểm; số liệu đơn vị
rủi ro tổng hợp theo năm dương lịch và theo năm tổn thất thường giống nhau9, tài liệu này gọi chung là

8
Giả định rằng hợp đồng bảo hiểm sẽ được hưởng đều trong suốt thời hạn bảo hiểm. Một vài sản phẩm (như
bảo hành) có hợp đồng bảo hiểm không được hưởng đều.
9
Trong một số trường hợp đặc biệt, các đơn vị rủi ro tổng hợp theo năm dương lịch và theo năm tổn thất sẽ không
tương đương với nhau. Hợp đồng bảo hiểm đang được kiểm tra (policies undergo audits) sẽ được thảo luận ở mục
Diễn tiến Phí bảo hiểm ở Chương 5
đơn vị rủi ro theo năm dương lịch. Ở cuối năm dương lịch, tất cả các đơn vị rủi ro sẽ bất biến. Vì tổng
hợp theo năm dương lịch bao gồm những giao dịch xảy ra vào/sau ngày đầu tiên của năm dương lịch,
nhưng vào/trước ngày cuối cùng của năm dương lịch, từng năm dương lịch được minh họa bằng từng ô
vuông ở hình dưới.

4.4 Tổng hợp theo năm dương lịch

CY 10 CY 11 CY 12
100%

% Hiệu D E AF B
lực đã qua C
của thời 50%
hạn bảo
hiểm

0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13

Tổng hợp theo năm khai thác hay tổng hợp theo năm cấp đơn, sẽ cân nhắc tất cả đơn vị rủi ro của hợp
đồng bảo hiểm có ngày bắt đầu hiệu lực trong năm. Do đó, mỗi năm hợp đồng được minh họa bằng một
hình bình hành bắt đầu bằng hợp đồng bảo hiểm được cấp vào ngày đầu tiên của năm hợp đồng, và kết
thúc bằng hợp đồng được cấp vào ngày cuối cùng của năm hợp đồng.

4.5 Tổng hợp theo năm hợp đồng

PY 10 PY 11 PY 12
100%

% Hiệu
lực đã qua A B C D E F
của thời 50%
hạn bảo
hiểm
0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13

Như minh họa ở đồ thị trên, năm hợp đồng cần thời gian lâu hơn để đóng so với năm dương lịch. Do đó,
hầu hết các phân tích định phí tập trung vào các đơn vị rủi ro theo năm dương lịch.

Ngoài việc tổng hợp theo năm dương lịch hay năm hợp đồng, các đơn vị rủi ro có thể nằm ở bốn dạng
thức khau nhau: cấp đơn, được hưởng, chưa được hưởng, và còn hiệu lực.

Số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn (written exposures) là toàn bộ đơn vị rủi ro sinh ra từ các hợp đồng bảo
hiểm phát hành (hay cấp đơn) trong một khoảng thời gian nhất định như quý dương lịch (calendar
quarter) hay năm dương lịch. Ví dụ, đơn vị rủi ro cấp đơn theo Năm Dương Lịch 2011 bằng tổng đơn vị
rủi ro của tất cả các hợp đồng có ngày hiệu lực trong năm 2011. Như minh họa ở Bảng 4.6, hợp đồng B,
C, D, E đều có ngày hiệu lực (những đánh dấu tròn lớn ở trục x) rơi vào năm 2011, và toàn bộ đơn vị rủi
ro thuộc bốn hợp đồng này được tính vào số liệu đơn vị rủi ro cấp đơn theo Năm Dương Lịch 2011.
Ngược lại, hợp đồng A và F có ngày bắt đầu hiệu lực trong năm 2010 và 2012, và không góp phần vào số
liệu đơn vị rủi ro cấp đơn theo Năm Dương Lịch 2011.
4.6 Đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm dương lịch

CY 10 CY 11 CY 12
100%

% Hiệu
lực đã qua D A E B F C
của thời 50%
hạn bảo
hiểm
0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13

Bảng sau tổng hợp phân phối của đơn vị rủi ro cấp đơn cho từng năm dương lịch:

4.7 Đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm dương lịch tính đến 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro (Written Exposures)
(Policy) (Effective thúc (Exposu
Date) hiệu lực re)
CY CY
(Expirati CY 2010 2011 2012
on
Date)
A 10/01/10 09/30/1 1.00 1.00 0. 0.00
1 00
B 01/01/11 12/31/1 1.00 0.00 1. 0.00
1 00
C 04/01/11 03/31/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
D 07/01/11 06/30/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
E 10/01/11 09/30/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
F 01/01/12 12/31/1 1.00 0.00 0. 1.00
2 00
Tổ 6.00 1.00 4. 1.00
ng 00

Trong ví dụ này, cần chú ý, đơn vị rủi ro cấp đơn của một hợp đồng chỉ nằm trong một năm dương lịch.
Nếu hợp đồng bị hủy trước thời hạn, và ngày hủy nằm ở khác năm dương lịch với ngày bắt đầu hiệu lực
gốc, hợp đồng sẽ đóng góp số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn cho hai năm dương lịch khác nhau. Ví dụ, nếu
hợp đồng D bị hủy vào ngày 31 tháng 3 năm 2012 (tức đã qua 75% hiệu lực bảo hiểm), hợp đồng D sẽ có
một đơn vị rủi ro cấp đơn nằm ở Năm Dương Lịch 2011 và -0.25 đơn vị rủi ro cấp đơn năm ở Năm
Dương Lịch 2012.

Đồ thị dưới đây minh họa đơn vị rủi ro cấp đơn khi tổng hợp theo năm khai thác.

4.8 Đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm hợp đồng

PY 10 PY 11 PY 12
100%

% Hiệu
lực đã qua A B C D E F
của thời 50%
hạn bảo
hiểm
0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13

Bảng sau tổng hợp phân phối của đơn vị rủi ro cấp đơn cho từng năm khai thác:

4.9 Đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm khai thác tính đến 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro (Written Exposures)
(Policy) (Effective thúc (Exposu
Date) hiệu lực re)
PY PY
(Expirati PY 2010 2011 2012
on
Date)
A 10/01/10 09/30/1 1.00 1.00 0. 0.00
1 00
B 01/01/11 12/31/1 1.00 0.00 1. 0.00
1 00
C 04/01/11 03/31/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
D 07/01/11 06/30/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
E 10/01/11 09/30/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
F 01/01/12 12/31/1 1.00 0.00 0. 1.00
2 00
Tổ 6.00 1.00 4. 1.00
ng 00

Vì số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm khai thác được tổng hợp dựa trên ngày bắt đầu hiệu lực hợp
đồng, đơn vị rủi ro cấp đơn gốc, và đơn vị rủi ro cấp đơn phát sinh khi hủy hợp đồng, được ghi vào cùng
một năm hợp đồng. Như đã đề cập ởA trên, cách
B tổngChợp này D khác với
E cáchFtổng hợp theo năm dương
lịch, khi đơn vị rủi ro cấp đơn gốc, và đơn vị rủi ro phát sinh khi hủy hợp đồng, có thể nằm ở hai năm
dương lịch khác nhau tùy vào ngày hủy hợp đồng.

Số lượng đơn vị rủi ro được hưởng (earned exposures) đại diện phần đơn vị rủi ro cấp đơn tương ứng
với phần hiệu lực bảo hiểm đã được cung cấp tại một thời điểm nhất định. Ví dụ này ngầm giả định là xác
suất của một bồi thường được phân phối đều trong năm. Ví dụ, nếu tất cả hợp đồng được cấp vào ngày 1
tháng 1 và có thời hạn bảo hiểm một năm, thì đơn vị rủi ro được hưởng tại ngày 31 tháng 5 sẽ bằng 5/12
đơn vị rủi ro cấp đơn.

Để làm rõ hơn khác biệt giữa đơn vị rủi ro được hưởng theo năm khai thác và năm dương lịch, trước tiên,
hãy xem xét minh họa sau đây cho trường hợp theo năm dương lịch:

4.10 Đơn vị rủi ro được hưởng theo năm dương lịch

CY 10 CY 11 CY 12
100%

% Hiệu
lực đã qua D A E B F C
của thời 50%
hạn bảo
hiểm
0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13
Hợp đồng C được hưởng 75% hiệu lực bảo hiểm trong năm 2011, và 25% còn lại được hưởng trong năm
2012; do đó, hợp đồng C đóng góp 0.75 (=75% x 1.00) đơn vị rủi ro được hưởng cho Năm Dương Lịch
2011, và 0.25 đơn vị rủi ro được hưởng cho Năm Dương Lịch 2012. Bảng sau tổng hợp phân phối của
đơn vị rủi ro được hưởng theo từng năm dương lịch:

4.11 Đơn vị rủi ro được hưởng theo năm dương lịch tại 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro được
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro hưởng
(Policy) (Effective thúc (Exposu (Earned Exposures)
Date) hiệu lực re)
(Expirati CY CY
on CY 2010 2011 2012
Date)
A 10/01/10 09/30/1 1.00 0.25 0. 0.00
1 75
B 01/01/11 12/31/1 1.00 0.00 1. 0.00
1 00
C 04/01/11 03/31/1 1.00 0.00 0. 0.25
2 75
D 07/01/11 06/30/1 1.00 0.00 0. 0.50
2 50
E 10/01/11 09/30/1 1.00 0.00 0. 0.75
2 25
F 01/01/12 12/31/1 1.00 0.00 0. 1.00
2 00
Tổ 6.00 0.25 3. 2.50
ng 25

Mặt khác, hình sau minh họa đơn vị rủi ro được hưởng khi tổng hợp theo năm khai thác.

4.12 Đơn vị rủi ro cấp đơn tổng hợp theo năm khai thác

PY 10 PY 11 PY 12
100%

% Hiệu
lực đã qua A B C D E F
của thời 50%
hạn bảo
hiểm
0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13

Như có thể được thấy ở hình trên, tất cả đơn vị rủi ro được hưởng của một hợp đồng, nằm hoàn toàn trong
năm cấp đơn của hợp đồng đó, và có giá trị được hưởng tăng dần theo trục thời gian. Khi hợp đồng chấm
dứt hiệu lực (24 tháng sau ngày bắt đầu hiệu lực bảo hiểm, nếu hợp đồng có thời hạn một năm), số lượng
đơn vị rủi ro cấp đơn và đơn vị rủi ro được hưởng tương đương nhau. Khác với đơn vị rủi ro được hưởng
theo năm dương lịch, đơn vị rủi ro của một đơn bảo hiểm không thể được hưởng ở hai năm khai thác khác
nhau. Bảng sau tổng hợp đơn vị rủi ro được hưởng theo năm khai thác tại 31 tháng 12 năm 2012, cho các
năm hợp đồng 2010, 2011, 2012.

4.13 Đơn vị rủi ro được hưởng theo năm khai thác tại 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro được
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro hưởng
(Policy) (Effective thúc (Exposu (Earned Exposures)
Date) hiệu lực re)
(Expirati
PY 2010 PY PY
on 2011 2012
Date)
A 10/01/10 09/30/1 1.00 1.00 0. 0.00
1 00
B 01/01/11 12/31/1 1.00 0.00 1. 0.00
1 00
C 04/01/11 03/31/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
D 07/01/11 06/30/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
E 10/01/11 09/30/1 1.00 0.00 1. 0.00
2 00
F 01/01/12 12/31/1 1.00 0.00 0. 1.00
2 00
Tổ 6.00 1.00 4. 1.00
ng 00

A các hợp
Cho một số sản phẩm bảo hiểm, giả định B đồngC được hưởng
D E trong Fnăm không còn đúng, ví dụ
đều
bảo hiểm bảo hành, và các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi biến động theo mùa vụ trong cấp đơn (như bảo
hiểm tàu cá nhân). Trong tình huống này, định phí gia thường đưa ra các giả định khác về mô hình được
hưởng dựa trên kinh nghiệm quá khứ.

Đơn vị rủi ro chưa được hưởng (unearned exposures) đại diện cho phần đơn vị rủi ro cấp đơn tương
ứng với phần hiệu lực bảo hiểm chưa được cung cấp tại một thời điểm nhất định. Định nghĩa này được áp
dụng cho từng hợp đồng bảo hiểm riêng biệt, cũng như một nhóm các hợp đồng bảo hiểm. Đối với một
đơn bảo hiểm riêng biệt, công thức sau mô tả quan hệ giữa đơn vị rủi ro được hưởng, chưa được hưởng,
cấp đơn tại một thời điểm nhất định:

Số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn = Số lượng đơn vị rủi ro được hưởng + Số lượng đơn vị rủi ro
chưa được hưởng

Đối với một nhóm các hợp đồng bảo hiểm, công thức phụ thuộc vào cách tổng hợp dữ liệu được chọn.
Nếu tổng hợp theo năm khai thác tại một thời điểm nhất định, thì công thức trên vẫn mô tả đúng mối quan
hệ. Tuy nhiên, khi tổng hợp theo năm dương lịch, cần cân nhắc thêm các đơn vị rủi ro chưa được hưởng
tại đầu năm dương lịch và tại cuối năm dương lịch, cụ thể theo công thức sau:

Đơn vị rủi ro chưa được hưởng theo năm dương lịch = Đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm dương
lịch – Đơn vị rủi ro được hưởng theo năm dương lịch + Đơn vị rủi ro chưa được hưởng tại thời
điểm đầu năm dương lịch.

Số lượng đơn vị rủi ro có hiệu lực (in-force exposures) là số lượng đơn vị bảo hiểm (insured units) có
khả năng phát sinh bồi thường tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác, các đơn vị rủi ro có hiệu lực
đại diện cho rủi ro phát sinh tổn thất ở một thời điểm, và không quan tâm đến toàn thời hạn của đơn vị rủi
ro. Đơn vị rủi ro có hiệu lực tại 15 tháng 6 năm 2011, bằng tổng các đơn vị bảo hiểm có ngày bắt đầu hiệu
lực vào/trước ngày 15 tháng 6 năm 2011, và ngày kết thúc hiệu lực sau ngày 15 tháng 6 năm 2011. Định
nghĩa “đơn vị bảo hiểm” không giống nhau giữa các nhà bảo hiểm. Đa số nhà bảo hiểm định nghĩa các
đơn vị bảo hiểm là số lượng đối tượng có thể gặp phải tổn thất tại một thời điểm. Ví dụ, nhà bảo hiểm xe
cá nhân cấp hợp đồng bảo vệ cho ba xe, tại một thời điểm, hợp đồng này có thể đóng góp ba đơn vị rủi ro
có hiệu lực. Hoặc, một số nhà bảo hiểm định nghĩa đơn vị bảo hiểm theo số lượng hợp đồng bảo hiểm
(với định nghĩa này, ở ví dụ xe vừa nêu sẽ có một đơn vị rủi ro có hiệu lực), hoặc định nghĩa theo đơn vị
rủi ro cấp đơn (ở ví dụ xe vừa nêu, nếu mỗi xe có thời hạn bảo hiểm một năm thì hợp đồng có ba đơn vị
rủi ro có hiệu lực, nếu mỗi xe có thời hạn bảo hiểm nửa năm thì hợp đồng có 1.5 đơn vị rủi ro có hiệu
lực).

Ở hình dưới, một đường thẳng đứng được vẽ tại ngày đánh giá (valuation date) và cắt các hợp đồng vẫn
còn hiệu lực tại ngày đánh giá. Như có thể được thấy ở Hình 4.14, hợp đồng A, B, C đều còn hiệu lực tại
ngày 15 tháng 6 năm 2011, và đóng góp vào số lượng đơn vị rủi ro có hiệu lực tại ngày đó.

4.14 Đơn vị rủi ro có hiệu lực

100%

% Hiệu
A
lực đã qua B C D E F
của thời 50%
hạn bảo
hiểm
0%
1/1/10 1/1/11 6/15/11 1/1/12 1/1/13
Giả định rằng, “đơn vị bảo hiểm” (“insured unit”) được định nghĩa là số lượng ngôi nhà có khả năng phát
sinh tổn thất, bảng dưới đây đưa ra đơn vị rủi ro có hiệu lực của từng hợp đồng tại ba ngày đánh giá khác
nhau:

4.15 Đơn vị rủi ro có hiệu lực theo ngày


Hợp Ngày bắt Ngày Số Số lượngđơn vị rủi ro có hiệu lực
đồng đầu hiệu lực kết lượng tính tại ngày
(Policy) (Effective thúc ngôi (In-Force Exposure a/o)
Date) hiệu lực nhà
(Expirati được
on bảo
Date) 06/15/ 01/01/
hiểm 01/01/11 11 12
(Number
of House
Insured)
A 10/01/10 09/30/1 1.00 1.00 1. 0.00
1 00
B 01/01/11 12/31/1 1.00 1.00 1. 0.00
1 00
C 04/01/11 03/31/1 1.00 0.00 1. 1.00
2 00
D 07/01/11 06/30/1 1.00 0.00 0. 1.00
2 00
E 10/01/11 09/30/1 1.00 0.00 0. 1.00
2 00
F 01/01/12 12/31/1 1.00 0.00 0. 1.00
2 00
Tổ 6.00 2.00 3. 4.00
ng 00

Thời hạn bảo hiểm khác một năm (Policy Terms Other Than Annual)
Các ví dụ trên đã minh họa khái niệm đơn vị rủi ro cấp đơn, được hưởng, chưa được hưởng, có hiệu lực
với giả định hợp đồng bảo hiểm có thời hạn một năm. Nếu thời hạn bảo hiểm ngắn hoặc dài hơn một năm,
cách tổng hợp số liệu cho từng dạng thức của đơn vị rủi ro sẽ khác biệt. Ví dụ, nếu các hợp đồng bảo
hiểm đều có thời hạn bảo hiểm sáu tháng, thì mỗi hợp đồng đại diện một phần hai đơn vị rủi ro cấp đơn.
Các bảng và đồ thị sau đây tổng hợp đơn vị rủi ro theo năm dương lịch và năm hợp đồng cho các đơn bảo
hiểm có thời hạn sáu tháng.

4.16 Các hợp đồng có thời hạn bảo hiểm sáu tháng
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro
(Policy) (Effective thúc (Exposure)
Date) hiệu lực
(Expirati
on
Date)
A 10/01/10 03/31/1 0.50
1
B 01/01/11 06/30/1 0.50
1
C 04/01/11 09/30/1 0.50
1
D 07/01/11 12/31/1 0.50
1
E 10/01/11 03/31/1 0.50
2
F 01/01/12 06/30/1 0.50
2

4.17 Minh họa các hợp đồng bảo hiểm

100%

% Hiệu A B C D
lực đã qua E F
của thời
hạn bảo
50%

0%
1/1/10 1/1/11 1/1/12 1/1/13
4.18 Đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm dương lịch tại 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro (Written Exposures)
(Policy) (Effective thúc (Exposu
Date) hiệu lực re)
CY CY
(Expirati CY 2010 2011 2012
on
Date)
A 10/01/10 03/31/1 0.50 0.50 0. 0.00
1 00
B 01/01/11 06/30/1 0.50 0.00 0. 0.00
1 50
C 04/01/11 09/30/1 0.50 0.00 0. 0.00
1 50
D 07/01/11 12/31/1 0.50 0.00 0. 0.00
1 50
E 10/01/11 03/31/1 0.50 0.00 0. 0.00
2 50
F 01/01/12 06/30/1 0.50 0.00 0. 0.50
2 00
Tổ 3.00 0.50 2. 0.50
ng 00

4.19 Đơn vị rủi ro được hưởng theo năm dương lịch tại 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro được
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro hưởng
(Policy) (Effective thúc (Exposu (Earned Exposures)
Date) hiệu lực re)
(Expirati CY CY
on CY 2010 2011 2012
Date)
A 10/01/10 03/31/1 0.50 0.25 0. 0.00
1 25
B 01/01/11 06/30/1 0.50 0.00 0. 0.00
1 50
C 04/01/11 09/30/1 0.50 0.00 0. 0.00
1 50
D 07/01/11 12/31/1 0.50 0.00 0. 0.00
1 50
E 10/01/11 03/31/1 0.50 0.00 0. 0.25
2 25
F 01/01/12 06/30/1 0.50 0.00 0. 0.50
2 00
Tổ 3.00 0.25 2. 0.75
ng 00

4.20 Đơn vị rủi ro cấp đơn theo năm khai thác tại 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro cấp đơn
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro (Written Exposures)
(Policy) (Effective thúc (Exposu
Date) hiệu lực re)
PY PY
(Expirati PY 2010 2011 2012
on
Date)
A 10/01/10 03/31/1 0.5 0.50 0. 0.00
1 0 0
0
B 01/01/11 06/30/1 0.5 0.00 0. 0.00
1 0 5
0
C 04/01/11 09/30/1 0.5 0.00 0. 0.00
1 0 5
0
D 07/01/11 12/31/1 0.5 0.00 0. 0.00
1 0 5
0
E 10/01/11 03/31/1 0.5 0.00 0. 0.00
2 0 5
0
F 01/01/12 06/30/1 0.5 0.00 0. 0.50
2 0 0
0
Tổ 3.0 0.50 2. 0.50
ng 0 0
0

4.21 Đơn vị rủi ro được hưởng theo năm khai thác tại 12/31/12
Hợp Ngày bắt Ngày Đơn vị Số lượng đơn vị rủi ro được
đồng đầu hiệu lực kết rủi ro hưởng
(Policy) (Effective thúc (Exposu (Earned Exposures)
Date) hiệu lực re)
(Expirati PY PY
on PY 2010 2011 2012
Date)
A 10/01/10 03/31/1 0.5 0.50 0. 0.00
1 0 0
0
B 01/01/11 06/30/1 0.5 0.00 0. 0.00
1 0 5
0
C 04/01/11 09/30/1 0.5 0.00 0. 0.00
1 0 5
0
D 07/01/11 12/31/1 0.5 0.00 0. 0.00
1 0 5
0
E 10/01/11 03/31/1 0.5 0.00 0. 0.00
2 0 5
0
F 01/01/12 06/30/1 0.5 0.00 0. 0.50
2 0 0
0
Tổ 3.0 0.50 2. 0.50
ng 0 0
0

Giả định rằng, “đơn vị bảo hiểm” được định nghĩa là số lượng ngôi nhà đang được bảo vệ tại một thời
điểm, thì mỗi đơn bảo hiểm có thời hạn sáu tháng sẽ đóng góp một đơn vị rủi ro có hiệu lực.
4.22 Đơn vị rủi ro có hiệu lực theo ngày
Hợp Ngày bắt Ngày Số lượng ngôi Đơn vị rủi ro có hiệu lực
đồng đầu hiệu lực kết nhà được bảo tại ngày
(Policy) (Effective thúc hiểm (In-Force Exposure a/o)
Date) hiệu lực (Number of
(Expirati Housse Insured) 01/01/1 06/15/ 01/01/
on 1 11 12
Date)
A 10/01/10 03/31/1 1.00 1.00 0.0 0.00
1 0
B 01/01/11 06/30/1 1.00 1.00 1.0 0.00
1 0
C 04/01/11 09/30/1 1.00 0.00 1.0 0.00
1 0
D 07/01/11 12/31/1 1.00 0.00 0.0 0.00
1 0
E 10/01/11 03/31/1 1.00 0.00 0.0 1.00
2 0
F 01/01/12 06/30/1 1.00 0.00 0.0 1.00
2 0
Tổ 6.00 2.00 2.0 2.00
ng 0

Tính toán những khối lượng của các đơn vị rủi ro


Các mục trước đã minh họa kỹ thuật chuyển đổi tổng số đơn vị rủi ro của từng hợp đồng thành đơn vị rủi
ro cấp đơn, được hưởng, chưa được hưởng, và còn hiệu lực. Tiến bộ trong sức mạnh điện toán cho phép
các kỹ thuật nói trên được áp dụng cho từng hợp đồng riêng lẻ. Mặt khác, một số nhà bảo hiểm tổng hợp
thông tin hợp đồng theo tháng hoặc quý, và thực hiện các tính toán liên quan đến đơn vị rủi ro cho một
khối hợp đồng theo số liệu tổng hợp này. Khi đó, người thực hiện tính toán thường giả định các hợp đồng
bảo hiểm trong cụm được cấp vào giữa mỗi kỳ tổng hợp. Ví dụ, nếu dữ liệu được tổng hợp theo tháng, tất
cả các hợp đồng bảo hiểm được giả định cấp tại ngày 15 của tháng. Cách này còn được gọi là quy tắc
“ngày 15 của tháng” (15th of the month) hoặc phương pháp “phần 24” (“24ths” method). Giả định này
được xem là ước lượng tốt nếu trong từng kỳ tổng hợp, các hợp đồng được cấp theo phân phối đều. Nếu
áp dụng cách tiếp cận này cho các kỳ tổng hợp dài hơn (như theo quý hoặc theo năm), giả định các hợp
đồng được cấp trong từng kỳ có phân phối đều sẽ mất dần sự hợp lý.

Để làm rõ hơn cách áp dụng quy tắc nêu trên, hãy xem xét ví dụ sau khi một nhà bảo hiểm cấp các hợp
đồng có thời hạn bảo hiểm một năm bắt đầu ở năm 2010, mỗi tháng cấp ra 240 đơn vị rủi ro.

4.23 Bảng tính đơn vị rủi ro còn hiệu lực ở cấp độ tổng hợp
Số lượng đơn vị rủi ro
Tháng Đơn vị Ngày bắt đầu có hiệu lực tại ngày
(In-force Exposures
cấp đơn rủi ro hiệu lực giả định a/o)
(Written (Exposur (Assumed 07/01/ 01/01/11 07/01/

month) e) Effective Date) 10 11

T1-10 240 01/15/10 240 24 0


0
T2-10 240 02/15/10 240 24 0
0
T3-10 240 03/15/10 240 24 0
0
T4-10 240 04/15/10 240 24 0
0
T5-10 240 05/15/10 240 24 0
0
T6-10 240 06/15/10 240 24 0
0
T7-10 240 07/15/10 0 24 240
0
T8-10 240 08/15/10 0 24 240
0
T9-10 240 09/15/10 0 24 240
0
T10-10 240 10/15/10 0 24 240
0
T11-10 240 11/15/10 0 24 240
0
T12-10 240 12/15/10 0 24 240
0
Tổng 2,880 1,4 2,8 1,4
40 80 40

Số lượng đơn vị rủi ro có hiệu lực đại


diện toàn bộ đơn vị rủi ro của những
hợp đồng còn hiệu lực tại một thời
điểm. Ví dụ tại tháng 7, vẫn phù hợp
nếu giả định có một số đơn vị rủi ro
được cấp vào ngày đầu tiên của tháng
trong tổng số 240 đơn vị rủi ro cấp ra
trong tháng. Tuy nhiên, quy tắc
“ngày 15 của tháng” ngầm định
không có đơn vị rủi ro nào cấp ở
tháng 7 được đưa vào số lượng đơn
vị rủi ro có hiệu lực tại ngày 1 tháng
7 năm 2010. Vì quy tắc này giả định
toàn bộ hợp đồng cấp trong tháng 7
được cấp tại ngày 15 tháng 7. Bảng
4.23 tổng hợp các đơn vị rủi ro còn
hiệu lực tại ngày 1 tháng 7, 2010;
ngày 1 tháng 1, 2011; và ngày 1
tháng 7, 2011.
Như đã được thảo luận trước, số lượng đơn vị rủi ro được hưởng đạ diện phần đơn vị rủi ro cấp đơn tương
ứng với phần hiệu lực bảo hiểm được cung cấp tại một thời điểm nhất định. Quy tắc “ngày 15 của tháng”
giả định rằng, toàn bộ đơn bảo hiểm được cấp vào ngày 15 của các tháng. Do đó, số lượng rủi ro cấp đơn
của các hợp đồng có thời hạn bảo hiểm một năm sẽ được hưởng trong khung thời gian 13 tháng dương
lịch: 1/24 đơn vị rủi ro cấp đơn sẽ được hưởng ở nửa sau của tháng đầu tiên mà tại đó đơn vị rủi ro được
cấp, 1/12 (hay 2/24) đơn vị rủi ro cấp đơn sẽ được hưởng ở 11 tháng kế tiếp (tức tháng thứ 2 đến tháng
thứ 12), cuối cùng, 1/24 đơn vị rủi ro cấp đơn sẽ được hưởng ở nửa đầu của tháng thứ 13. Bảng 4.24 tổng
hợp phân phối của rủi ro được hưởng cho từng năm dương lịch 2010 và 2011.

4.24 Bảng tính đơn vị rủi ro được hưởng theo từng kỳ tổng hợp
(4) (5) (6) (7)
(1) (2) (3)
Tỷ lệ Đơn vị rủi ro
Đơn vị Ngày
được được hưởng
Tháng bắt đầu hưởng (Earned Exposure)
rủi ro
(Earning
hiệu lực
cấp đơn cấp đơn Percenta
giả định ge)
(Written (Exposur
month) (Assume
e
d
Written)
Effective 2010
2011 2010 2011
Date)
Jan-10 240 01/15/1 23/ 1/2 23 10
0 24 4 0
Feb-10 240 02/15/1 21/ 3/2 21 30
0 24 4 0
Mar-10 240 03/15/1 19/ 5/2 19 50
0 24 4 0
Apr-10 240 04/15/1 17/ 7/2 17 70
0 24 4 0
May-10 240 05/15/1 15/ 9/2 15 90
0 24 4 0
Jun-10 240 06/15/1 13/ 11/ 13 110
0 24 24 0
Jul-10 240 07/15/1 11/24 13/ 11 130
0 24 0
Aug-10 240 08/15/1 9/24 15/ 90 150
0 24
Sep-10 240 09/15/1 7/24 17/ 70 170
0 24
Oct-10 240 10/15/1 5/24 19/ 50 190
0 24
Nov-10 240 11/15/1 3/24 21/ 30 210
0 24
Dec-10 240 12/15/1 1/24 23/ 10 230
0 24
Total 2,88 1, 1,4
0 44 40
0

(4) = Phần đơn vị rủi ro được hưởng trong năm dương lịch 2010.

(5) = Phần đơn vị rủi ro được hưởng trong năm dương lịch 2011.

(6) = (2) x (4)

(7) = (2) x (5)


Các ví dụ trên minh họa quy tắc “ngày 15 của tháng” khi tổng hợp dữ liệu theo năm dương lịch, tuy
nhiên, nguyên lý tương tự vẫn có thể áp dụng khi tổng hợp dữ liệu theo năm khai thác.

Xu hướng đơn vị rủi ro (Exposure Trend)


Như sẽ được thảo luận ở các chương sau, tại thời điểm áp dụng tỷ lệ phí, phương trình định phí cơ bản
yêu cầu thu nhập (phí bảo hiểm) phải bằng phí tổn bỏ ra (tổn thất, chi phí giảm định tổn thất, chi phí cấp
đơn) cộng lợi nhuận kỳ vọng. Sẽ có một số chương về phí bảo hiểm và tổn thất thảo luận các quy trình dự
phóng xu hướng (trending procedures) nhằm hiệu chỉnh số liệu lịch sử đến mức kỳ vọng trong tương lai.

Cơ sở đơn vị rủi ro sử dụng trong một số nghiệp vụ sẽ nhạy cảm với những ảnh hưởng liên quan đến thời
gian như lạm phát. Ví dụ, bảng lương và doanh thu hàng bán bị tác động rất mạnh bởi áp lực lạm phát.
Đối với những nghiệp vụ này, việc đo lường xu hướng thời gian của những đơn vị rủi ro trong quá khứ để
dự đoán những mức độ của đơn vị rủi ro ở tương lai là rất quan trọng. Những xu hướng này có thể được
đo lường dựa trên dữ liệu nội bộ của công ty (như bảng lương của bảo hiểm người lao động), hoặc thông
qua các chỉ số ngành (như chỉ số lương bình quân). Cách thức mà xu hướng đơn vị rủi ro tác động lên tính
toán về chỉ báo của mức phí tổng thể phụ thuộc vào một số yếu tố như, phương pháp tỷ lệ tổn thất hay
phương pháp phí bảo hiểm thuần được sử dụng, và cách xu hướng tổn thất được đo lường. Chi tiết sẽ
được thảo luận sâu hơn trong Chương 5 và 6.

TỔNG QUAN (SUMMARY)


Đơn vị rủi ro là đơn vị cơ sở để đo lường rủi ro bảo hiểm. Vì vậy, tỷ lệ phí được xem là giá cho một đơn
vị rủi ro. Cơ sở đơn vị rủi ro được chọn cho một sản phẩm bảo hiểm nên có tỷ lệ thuận với tổn thất và có
tính thực tế khi sử dụng. Hơn nữa, điều mong muốn là cơ sở đơn vị rủi ro nên nhất quán theo thời gian.

Đơn vị rủi ro có thể nằm ở các dạng thức cấp đơn, còn hiệu lực, được hưởng, chưa được hưởng, và được
tổng hợp theo năm dương lịch hoặc năm khai thác. Đơn vị rủi ro cấp đơn được hiểu là số lượng đơn vị rủi
ro của những hợp đồng được cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị rủi ro còn hiệu lực là số
lượng đơn vị rủi ro của những hợp đồng còn hiệu lực tại một ngày nhất định. Đơn vị rủi ro được hưởng là
phần đơn vị rủi ro cấp đơn tương ứng với phần bảo hiểm đã hết hạn tại một thời điểm nhất định. Đơn vị
rủi ro chưa được hưởng là phần đơn vị rủi ro cấp đơn tương ứng với phần bảo hiểm chưa hết hạn tại một
thời điểm nhất định. Đơn vị rủi ro thực tế được sử dụng phụ thuộc vào loại phân tích được thực hiện. Nếu
dữ liệu hợp đồng đã được tổng hợp trước theo tháng hoặc theo quý, số liệu đơn vị rủi ro có thể được ước
lượng dựa trên giả định hợp đồng được cấp vào thời điểm giữa mỗi kỳ tổng hợp (như quy tắc “ngày 15
của tháng” đối với dữ liệu tổng hợp theo tháng). Cuối cùng, khi sử dụng các cơ sở đơn vị rủi ro nhạy cảm
với yếu tố lạm phát, cần dự phóng mức độ đơn vị rủi ro trong tương lai, các chương sau sẽ thảo luận sâu
hơn các kỹ thuật dự phóng.
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG CHƯƠNG 4 (KEY CONCEPTS IN
CHAPTER 4)

1. Định nghĩa đơn vị rủi ro

2. Các tiêu chí cho một cơ sở đơn vị rủi ro tốt


a. Tỷ lệ thuận với tổn thất kỳ vọng
b. Tính thực tế
c. Cân nhắc quyền ưu tiên lịch sử

3. Cơ sở đơn vị rủi ro cho bảo hiểm thương mại lớn

4. Tổng hợp đơn vị rủi ro (Exposure aggregation)


a. Theo năm dương lịch và theo năm khai thác
b. Ở dạng cấp đơn, được hưởng, chưa được hưởng, còn hiệu lực

5. Tổng hợp đơn vị rủi ro theo khối lượng (áp dụng quy tắc “ngày 15 của tháng”)

6. Xu hướng đơn vị rủi ro

You might also like