You are on page 1of 15

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆ U ĐỊNH PHÍ

Dữ liệu đóng vai trò quan trọng khi thực hiện công tác định phí. Chất lượng và kích cỡ dữ liệu sử dụng
tác động đáng kể đến chất lượng của tỷ lệ phí sau cùng.

Hầu hết tác vụ định phí liên quan đến việc đánh giá tính cân bằng của tỷ lệ phí đối với các sản phẩm bảo
hiểm hiện hữu. Trong trường hợp này, nhà bảo hiểm thường dùng dữ liệu lịch sử nội bộ hoặc của ngành
để dự phóng khả năng sinh lời trong tương lai. Để có cơ sở đánh giá tốt, nhà bảo hiểm phải thu thập và
duy trì các dữ liệu lịch sử một cách phù hợp và nhất quán. Khi tính phí cho sản phẩm mới, định phí gia
cần tìm các thông tin nội bộ có mối liên hệ với sản phẩm mới hoặc thu thập dữ liệu liên quan từ các
nguồn bên ngoài.

Chương này đưa ra những đặc tả chung cho dữ liệu định phí, giới thiệu các phương pháp tổng hợp dữ liệu
(data aggregation methods) và cung cấp một vài nhận định về dữ liệu từ nguồn bên ngoài. Trong thực tế,
định phí gia thường phải tính phí với dữ liệu hạn chế hơn nhiều so với những điểm được thảo luận ở
chương này. Khi đối mặt với những tình huống này, định phí gia cần phải hiểu rõ tác động do thiếu thông
tin chi tiết, và nên tiến hành phân tích độ nhạy của kết quả tính phí đặt trong nhiều giả định khác nhau.
Với sự am hiểu này và dữ liệu sẵn có, định phí gia có thể xác định những đặc tả cho dữ liệu, theo hướng
giảm thiểu các sai lệch đối với kết quả tính phí.

DỮ LIỆU NỘI BỘ (INTERNAL DATA)


Yêu cầu về dữ liệu phụ thuộc vào kiểu phân tích định phí được thực hiện. Ví dụ, khi đánh giá tổng thể
tính cân đối về tỷ lệ phí của một sản phẩm, không nhất thiết cần thông tin đặc tính riêng của từng hợp
đồng bảo hiểm hay đơn vị rủi ro. Ngược lại, khi phân tích phân nhóm đa biến (multivariate classification)
toàn diện, cần dữ liệu lịch sử rất chi tiết cho từng đối tượng được tính phí (ví dụ: một rủi ro riêng lẻ, một
đơn bảo hiểm hay một nhóm đơn bảo hiểm).

Thông thường, các phân tích định phí được thực hiện cho các sản phẩm hiện hữu, và chủ yếu dùng dữ liệu
lịch sử nội bộ để dự phóng khả năng sinh lời trong tương lai. (Đôi khi, nguồn dữ liệu bên ngoài được lấy
làm chuẩn, để cung cấp bối cảnh cho dữ liệu nội bộ, khi dữ liệu nội bộ có sự rời rạc hay thiếu ổn định).
Có hai loại dữ liệu nội bộ thường được dùng trong phân tích định phí. Đầu tiên là thông tin về rủi ro bảo
hiểm, như những đơn vị rủi ro, phí bảo hiểm, số vụ bồi thường, tổn thất, và những đặc tính diễn giải cho
hợp đồng bảo hiểm hoặc bồi thường. Loại thông tin thứ hai là thông tin kế toán, như chi phí cấp đơn
(underwriting expense), chi phí giám định tổn thất chưa phân bổ (ULAE), mà thường chỉ có sẵn ở dạng
tổng hợp.

Quy trình thu thập dữ liệu phục vụ phân tích định phí rất khác giữa các công ty. Một số định phí gia có
thể truy cập vào kho dữ liệu thiết kế chuyên biệt cho mục đích định phí. Số khác phải truy cập dữ liệu
chung chứa những giao dịch rất chi tiết của công ty, và cần tùy biến lại dữ liệu cho phù hợp với tác vụ
phân tích định phí. Có vô số tình huống nằm giữa hai cực trị này.

Các mục dưới đây sẽ phác thảo một bộ cụ thể cho những chi tiết của kho dữ liệu về thông tin rủi ro bảo
hiểm, và thông tin kế toán. Những đặc tả này không nhằm mục đích đưa ra khuyến nghị, hay hướng dẫn
cho kho dữ liệu, nên xem đây là ví dụ về những thứ định phí gia có thể bắt gặp khi thu thập dữ liệu của
công ty để phục vụ định phí. Định phí gia nên cân nhắc các sắc thái của từng sản phẩm bảo hiểm và các
phân tích định phí cần thiết, để đưa ra kết luận về tính phù hợp của đặc tả dữ liệu hiện hành. Ngoài ra,
định phí gia cần xem xét sự phù hợp của dữ liệu đối với mục đích sử dụng, tính hợp lý và toàn diện của
các phần tử dữ liệu (data element). Thông tin chi tiết hơn, về trách nhiệm của định phí gia đối với chất
lượng dữ liệu được nêu trong “Chuẩn mực hành nghề định phí Số 23, Chất lượng dữ liệu” (Hội đồng tiêu
chuẩn Định Phí thuộc Viện Định Phí Hoa Kỳ). (“Actuarial Standard of Practice No. 23, Data Quality”
(Actuarial Standards Board of the American Academy of Actuaries)).

Dữ liệu về rủi ro bảo hiểm (Risk Data)


Việc phân tích định phí chính yếu cần thông tin về đơn vị rủi ro và phí bảo hiểm được gắn với thông tin
tương đương về bồi thường và tổn thất. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu trong công ty thường lưu trữ hai nhóm
thông tin này ở hai cơ sở dữ liệu riêng biệt: cơ sở dữ liệu hợp đồng (policy database), và cơ sở dữ liệu bồi
thường (claim database).

Cơ sở dữ liệu hợp đồng (Policy Database)


Cơ sở dữ liệu hợp đồng được định nghĩa bằng bản ghi (record) (ví dụ: những hợp đồng bảo hiểm riêng
biệt, hoặc phân tách nhỏ hơn của hợp đồng bảo hiểm) và trường (fields) (ví dụ: chứa thông tin diễn giải
chi tiết về bản ghi). Đối với một sản phẩm, cách định nghĩa bản ghi trong cơ sở dữ liệu hợp đồng phụ
thuộc vào cách xác định đơn vị rủi ro (exposure) và cách phí bảo hiểm thường được tính toán. Dưới đây
là một số ví dụ về cách cấu tạo cơ sở dữ liệu hợp đồng cho các sản phẩm khác nhau:

● Đối với bảo hiểm Nhà tư nhân, một bản ghi có thể là, một ngôi nhà có thời hạn hợp đồng 1 năm.
● Đối với bảo hiểm người lao động ở Hoa Kỳ, việc định phí dựa trên bảng lương theo phân loại liên
quan trong ngành, do đó các bản ghi riêng thường được duy trì ở cấp độ nhóm.6
● Đối với bảo hiểm xe cá nhân, mỗi phạm vi bảo hiểm, thường được tạo một bản ghi riêng – dù có
thể cũng được xử lý theo từng trường riêng cho từng phạm vi bảo hiểm. Nếu nhiều xe cùng được
bảo hiểm trong một hợp đồng, có thể tạo bản ghi riêng cho mỗi xe; thậm chí, có thể tách bản ghi
riêng cho từng người lái mỗi chiếc xe. Tổng kết, nếu một hợp đồng bảo vệ 2 xe, được lái chung
bởi 2 tài xế, mỗi xe tham gia 6 phạm vi bảo hiểm thì có thể cần 24 bản ghi (hoặc cần 4 bản ghi
nếu tạo trường riêng cho từng phạm vi bảo hiểm).

Ngoài các cách phân tách trên, bản ghi có thể được phân tách dựa trên những thay đổi của rủi ro bảo hiểm
trong suốt chu kỳ hợp đồng. Nếu hợp đồng được sửa đổi trong kỳ hạn hiệu lực, những bản ghi riêng có
thể được tạo cho từng giai đoạn, trước và sau khi thực hiện sửa đổi. Các mục sau sẽ cung cấp thêm ví dụ
minh họa rõ hơn cho yêu cầu này.

Các bản ghi trong cơ sở dữ liệu hợp đồng thường có các trường sau đây:

● Mã định danh hợp đồng (policy identifier)


● Mã định danh rủi ro bảo hiểm (risk identifier): Như đã được đề cập trước đây, hợp đồng bảo
hiểm của một số sản phẩm chỉ bảo vệ một rủi ro duy nhất, và chỉ cần mã định danh hợp đồng là
đủ. Một số sản phẩm khác có nhiều rủi ro bảo hiểm cùng được bảo vệ trong một hợp đồng, thì
buộc phải có những mã định danh rủi ro bảo hiểm. Ở ví dụ trên, đối với cơ sở dữ liệu xe cá nhân,
thông tin về mã số xe hoặc mã số người lái có thể cần được ghi nhận.
● Các ngày liên quan (relevant dates): Mỗi bản ghi chứa thông tin về ngày ban đầu hiệu lực và
ngày kết thúc hiệu lực cho hợp đồng bảo hiểm, hoặc phạm vi bảo hiểm bên trong một hợp đồng.
Nếu tách thêm bản ghi cho từng rủi ro hoặc/và phạm vi bảo hiểm, thì ngày bắt đầu hiệu lực (start
date) cho mỗi rủi ro/phạm vi bảo hiểm cần được ghi ra. Ví dụ, khi thêm phạm vi bảo hiểm đâm va
của một xe mới vào hợp đồng ô tô hiện tại, một bản ghi chứa thông tin ngày bắt đầu áp dụng
tương ứng sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, nếu duy trì những bản ghi riêng cho các sửa
đổi bổ

6
Mộ t số nhà bả o hiểm ngườ i lao độ ng ghi lạ i thô ng tin dữ liệu tại mứ c riêng cho mỗ i nhâ n viên, nhưng điều
nà y khô ng phổ biến.

sung thực hiện giữa thời hạn bảo hiểm (ví dụ: thay đổi về mức khấu trừ), ngày sửa đổi sẽ được
lưu ở bản ghi này.

● Phí bảo hiểm (Premium): Đây thường là doanh thu phí bảo hiềm cấp đơn (written premium)
được lưu tại mỗi bản ghi. Nếu nghiệp vụ có nhiều phạm vi bảo hiểm, thông tin phí cấp đơn được
ghi nhận theo từng phạm vi bảo hiểm (có thể tách bản ghi riêng cho mỗi phạm vi, hoặc tạo trường
riêng cho từng phạm vi). Ví dụ: cơ sở dữ liệu bảo hiểm xe cá nhân có thể theo dõi phí bảo hiểm
riêng cho từng phạm vi bảo hiểm toàn diện (comprehensive), đâm va (collision), trách nhiệm về
tài sản (property damage), chấn thương về người (bodily injury), v.v. Phí được hưởng (earned
premium) và phí bảo hiểm còn hiệu lực (in-force premium) có thể được tính dựa trên thông tin
lưu tại từng bản ghi.
● Đơn vị rủi ro (Exposure): Đây thường là đơn vị rủi ro cấp đơn (written exposure) được lưu tại
mỗi bản ghi. Nếu nghiệp vụ có nhiều phạm vi bảo hiểm, thông tin sẽ được ghi nhận theo từng
phạm vi bảo hiểm.
● Những đặc tính (Characteristics): Những đặc tính bao gồm các biến tính phí (rating variables),
các biến cấp đơn, và bất kỳ thông tin có sẵn nào khác liên quan đến rủi ro bảo hiểm đang được
thể hiện trên bản ghi. Một số đặc tính chứa thông tin chung của hợp đồng (như năm đầu tiên bắt
đầu hợp đồng), và có giá trị giống nhau, ở mỗi bản ghi gắn với một hợp đồng cụ thể và thời hiệu
đơn vị rủi ro (period of exposure). Các đặc tính khác miêu tả sự riêng biệt của những đơn vị rủi ro
(ví dụ: hãng/hiệu xe), và do đó có giá trị đặc tính khác nhau giữa các bản ghi trong cùng một hợp
đồng.

Khi những bản ghi được tạo ra cho các sửa đổi bổ sung giữa thời gian hiệu lực hợp đồng, giá trị của đặc
tính áp dụng tại từng thời hiệu đơn vị rủi ro được ghi nhận tương ứng trên bản ghi (ví dụ: khi tách bản ghi
để thể hiện thay đổi trong mức khấu trừ, thì bản ghi đầu tiên lưu thông tin về mức khấu trừ ban đầu,
(những) bản ghi sau đó lưu thông tin về mức khấu trừ mới).

Thông tin về đặc tính rủi ro thường được lưu ở nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau của công ty, và gây ra một
số khó khăn khi lấy và hợp nhất dữ liệu. Đối với một số đặc tính tính phí (rating characteristic), đây là sự
thuận lợi nếu lưu lại được một dữ liệu bất biến mà từ đó đặc tính tính phí có thể được suy ra. Ví dụ, tuổi
tài xế là một trong những biến số tính phí hay gặp; tuy nhiên, trên bản ghi, nên lưu ngày sinh của tài xế vì
giá trị này không thay đổi trong suốt thời hạn bảo hiểm của hợp đồng (policy period), còn tuổi tài xế có
thể thay đổi.

Ví dụ sau đây của các hợp đồng bảo hiểm nhà tư nhân có thể giúp làm rõ hơn cách xây dựng cơ sở dữ liệu
hợp đồng:

● Hợp đồng bảo hiểm A được cấp vào ngày 1 tháng 1 năm 2010, với phí năm là $1,000. Ngôi nhà
nằm trong Khu vực 1, và áp dụng mức khấu trừ $250. Hợp đồng bảo hiểm giữ nguyên điều khoản
cho đến cuối thời hạn bảo hiểm.
● Hợp đồng bảo hiểm B được cấp vào ngày 1 tháng 4 năm 2010, với phí năm là $600. Ngôi nhà
nằm trong Khu vực 2, và áp dụng mức khấu trừ $250. Hợp đồng bảo hiểm bị hủy vào 31 tháng 12
năm 2010.
● Hợp đồng bảo hiểm C được cấp vào ngày 1 tháng 7 năm 2010, với phí năm là $1,000. Ngôi nhà
nằm trong Khu vực 3, và áp dụng mức khấu trừ $500. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2011, mức khấu
trừ được hạ xuống thành $250. Tổng phí năm cập nhật sau khi thay đổi mức khấu trừ là $1,200.

Hợp đồng A hết hiệu lực tại ngày kết thúc hiệu lực gốc và không có thay đổi nào nên toàn bộ hợp đơn có
thể được ghi nhận với một bản ghi.

Hợp đồng B được hủy trước ngày kết thúc hiệu lực gốc, thể hiện qua hai bản ghi. Bản ghi đầu tiên lưu
thông tin ban đầu khi nhận hợp đồng (tức một đơn vị rủi ro và doanh thu phí bảo hiềm cấp đơn $600).
Bản ghi thứ hai lưu một đều chỉnh do việc hủy hợp đồng, và cần đảm bảo khi tổng hợp với bản ghi đầu
tiên sẽ cho ra một kết quả, tịnh của động tác hủy hợp đồng. Vì hợp đồng B hủy sau khi hiệu lực bảo hiểm
đã đi được 75% tổng thời hạn bảo hiểm, giá trị đơn vị rủi ro của bản ghi thứ 2 là –0.25 và giá trị doanh
thu phí bảo hiềm cấp đơn được lưu là -$150 (=25% x -$600).

Hợp đồng C hết hiệu lực tại ngày kết thúc hiệu lực gốc, nhưng có sửa đổi bổ sung giữa thời hạn bảo hiểm;
thể hiện qua ba bản ghi. Bản ghi đầu tiên lưu thông tin ban đầu khi nhận hợp đồng. Bản ghi thứ hai âm lại
phần chưa được hưởng của dữ liệu ban đầu tính đến thời điểm thực hiện sửa đổi bổ sung (là -0.5 đơn vị
rủi ro, -$500 phí bảo hiểm, mức khấu trừ $500). Bản ghi thứ ba thể hiện thông tin tương ứng với phần
thời hạn bảo hiểm còn lại của hợp đồng sau khi áp dụng mức khấu trừ mới (là +0.5 đơn vị rủi ro, $600 phí
bảo hiểm, mức khấu trừ $250).

Bảng 3.1 minh họa cơ sở dữ liệu hợp đồng cho ba đơn bảo hiểm nêu trên.

3.1 Cơ sở dữ liệu hợp đồng


Hợp Ngày Ngày kết Ngày giao MK Kh Các Đơn vị Phí cấp
đồng bắt thúc hiệu dịch có T u trườ rủi ro đơn
(Policy) đầu lực gốc hiệu lực (De vực ng cấp (Written
hiệu (Original (Transacti d) (Te khác đơn Premiu
lực gốc Terminatio on rr) (Ot (Writt m)
(Origin n Date) Effective her en
al Date) Cha Exposu
Effecti rs) re)
ve
Dat
e)
A 01/01/1 12/31/10 01/01/10 $250 1 … 1.00 $1,100
0
B 04/01/1 03/31/11 04/01/10 $250 2 … 1.00 $600
0
B 04/01/1 03/31/11 12/31/10 $250 2 … -0.25 -$150
0
C 07/01/1 06/30/11 07/01/10 $500 3 … 1.00 $1,000
0
C 07/01/1 06/30/11 01/01/11 $500 3 -0.50 -$500
0
C 07/01/1 06/30/11 01/01/11 $250 3 … 0.50 $600
0
*Vớ i mụ c đích minh họ a, dữ liệu đượ c xếp theo hợ p đồ ng chứ khô ng phả i ngà y giao dịch có hiệu lự c.

Ở các kho dữ liệu tinh vi hơn, thông tin của hợp đồng B có thể được gộp thành một bản ghi với giá trị đơn
vị rủi ro “cộng dồn” là 0.75 và phí cấp đơn “cộng dồn” là $450. Tương tự, thông tin của hợp đồng C có
thể được gộp thành hai bản ghi thể hiện số liệu trước và sau khi thay đổi mức khấu trừ. Bản ghi đầu tiên
thể hiện giai đoạn áp dụng mức khấu trừ $500 và có giá trị đơn vị rủi ro “cộng dồn” là 0.5, cùng phí cấp
đơn cộng dồn là $500. Bản ghi thứ hai thể hiện giai đoạn áp dụng mức khấu trừ $250, và có thông tin
tương tự như bản ghi thứ ba của hợp đồng C ở Bảng 3.1, với giá trị đơn vị rủi ro là 0.5 cùng phí cấp đơn
là $600. Tổng hợp giao dịch theo cách này là bắt buột để thực hiện các phân tích định phí mang tính
thống kê (statistical ratemaking analysis) như các mô hình tuyến tính tổng quát (generalized linear model
- GLM) (sẽ được thảo luận sâu hơn ở Chương 10).

Cơ sở dữ liệu bồi thường (Claim Database)


Hầu hết các nhà bảo hiểm sẽ duy trì một cơ sở dữ liệu riêng để thu thập các thông tin về những bồi
thường của một hợp đồng bảo hiểm cụ thể. Trong một cơ sở dữ liệu bồi thường, mỗi bản ghi thường đại
diện cho một giao dịch thuộc một bồi thường cụ thể (như một chi trả tổn thất, hoặc một thay đổi trong dự
phòng bồi thường). Các trường dữ liệu sẽ chứa thông tin về các ngày và các thông tin khác diễn giải của
bồi thường. Tương tự với cơ sở dữ liệu hợp đồng, có thể tách các phạm vi bảo hiểm hoặc nguyên nhân
tổn thất của bồi thường thành những bản ghi riêng, hoặc thông qua các trường chỉ báo.

Các bản ghi trong cơ sở dữ liệu bồi thường thường có các trường sau đây:

● Mã định danh hợp đồng (policy identifier)


● Mã định danh rủi ro bảo hiểm (risk identifier): Nếu thích hợp, cơ sở dữ liệu bồi thường cần có
một cách để nhận diện rủi ro bảo hiểm nào phát sinh bồi thường. Điều này sẽ cần thiết để ghép
bồi thường với bản ghi tương ứng ở cơ sở dữ liệu hợp đồng.
● Mã định danh bồi thường (claim identifier): Cơ sở dữ liệu bồi thường cần có mã định danh cho
một bồi thường, và mã này không được trùng giữa các bồi thường. Mã định danh riêng biệt này
sẽ được sữ dụng nếu có những bản ghi cho nhiều giao dịch liên quan đến tổn thất này.
● Mã định danh người đòi bồi thường (claimant identifier): Cơ sở dữ liệu bồi thường cần có mã
định danh độc nhất cho từng người đòi bồi thường của một bồi thường.
● Các ngày liên quan đến tổn thất (relevant loss dates): Bản ghi trong cơ sở dữ liệu bồi thường
cần có các trường về ngày tổn thất (date of loss), ngày tổn thất được thông báo cho nhà bảo hiểm
(như ngày thông báo), và ngày diễn ra các giao dịch tổn thất (như ngày chi trả tổn thất, thay đổi
dự phòng, thay đổi trạng thái bồi thường).
● Trạng thái bồi thường (claim status): Trường này dùng để theo dõi bồi thường đang mở (bồi
thường vẫn đang hoạt động) hay đóng (đã xử lý xong). Đối với một số sản phẩm, việc mở lại bồi
thường hay xảy ra. Lúc này, sẽ thuận tiện hơn cho việc theo dõi nếu bổ sung thêm các giá trị phân
loại trạng thái như mở lại (re-opened), hoặc tái đóng (re-closed).
● Số vụ bồi thường (claim count): Trường này giúp xác định số vụ bồi thường theo phạm vi bảo
hiểm của tổn thất xảy ra. Ngoài ra, nếu bản ghi, hoặc một tập bản ghi xác định được một bồi
thường theo phạm vi bảo hiểm, thì việc tổng hợp số vụ bồi thường có thể được tính trực tiếp mà
không cần phải thiết lập trường này.
● Tổn thất đã trả (paid loss): Trường này ghi nhận giá trị các khoản thanh toán đã thực hiện cho
từng bản ghi bồi thường tương ứng. Nếu có nhiều phạm vi bảo hiểm, loại rủi ro hay loại tổn thất,
có thể tạo trường riêng để theo dõi, hoặc tách thành nhiều bản ghi. Ngoài ra, nếu sản phẩm có khả
năng phát sinh tổn thất thảm họa (catastrophe losses) (như thiệt hại về tài sản do bão), thì các
khoản chi trả tổn thất thảm họa nên được theo dõi ở một bản ghi riêng, hoặc tạo trường riêng để
ghi nhận.
● Mã định danh sự kiện bồi thường (event identifier): Trường này ghi nhận mã định danh cho
các sự kiện bồi thường có tính chất bất thường (như thảm họa) của một bồi thường cụ thể.
● Dự phòng bồi thường theo hồ sơ (case reserve): Trường này thể hiện dự phòng bồi thường theo
hồ sơ, hoặc thay đổi của dự phòng bồi thường theo hồ sơ tại thời điểm ghi nhận giao dịch tổn
thất. Ví dụ, khi khoản thanh toán $500 được thực hiện tại một ngày chi tiết, đồng thời dẫn đến
thay đổi trong dự phòng bồi thường theo hồ sơ, một bản ghi được thiết lập cho giao dịch này và
các trường cho tổn thất đã trả và dự phòng bồi thường theo hồ sơ sẽ được điền theo phù hợp.
Tương tự tổn thất đã trả, nếu thích hợp, dự phòng bồi thường theo hồ sơ có thể được theo dõi ở
những trường riêng, hoặc tách thành từng bản ghi, theo phạm vi bảo hiểm/loại rủi ro/loại tổn
thất/thảm họa hay tổn thất thông thường.
● Chi phí giám định tổn thất đã phân bổ (allocated loss adjustment expense): Các chi phí phát
sinh liên quan đến việc giải quyết bồi thường gọi là chi phí giám định tổn thất (LAE) và thường
được chia thành hai loại: chi phí giám định tổn thất đã phân bổ (ALAE) và chi phí giám định tổn
thất chưa phân bổ (ULAE). Chi phí giám định tổn thất đã phân bổ (ALAE) là các chi phí có thể
gắn trực tiếp với một bồi thường cụ thể và được thêm vào cơ sở dữ liệu bồi thường. Nếu có thể
tách ALAE thành các khoản mục chi tiết hơn, cần tạo thêm những trường tương ứng để sung bổ
thông tin. Chi phí giám định tổn thất chưa phân bổ (ULAE) không thể gắn trực tiếp vào một bồi
thường cụ thể và được ghi nhận ở cơ sở dữ liệu khác. Đối với nhiều sản phẩm, nhà bảo hiểm
không trích dự phòng ALAE mà chỉ ghi nhận trên cơ sở dữ liệu các khoản thanh toán đã thực
hiện liên quan đến loại chi phí này. Nếu nhà bảo hiểm trích lập dự phòng cho ALAE, thì cơ sở dữ
liệu sẽ duy trì các khoản này. Tương tự như tổn thất, nếu thích hợp, dự phòng các khoản chi phí
này có thể được theo dõi ở trường riêng, hoặc tách thành từng bản ghi, theo phạm vi bảo
hiểm/loại rủi ro/loại tổn thất/thảm họa hay tổn thất thông thường.
● Bán cứu vớt/Thu đòi bên thứ ba (salvage/subrogation): Những nhà bảo hiểm có thể bù lại một
số khoản thanh toán đã chi trả cho người được bảo hiểm. Khi thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài
sản mới, quyền sở hữu đối với tài sản thiệt hại xem như thuộc về nhà bảo hiểm. Tài sản này có
thể được cải tạo lại và bán, để cấn trừ bớt cho các khoản chi trả tổn thất đã thực hiện; các khoản
thu này gọi là bán cứu vớt. Khi chi trả tổn thất cho người được bảo hiểm, nhà bảo hiểm sẽ có
quyền thu đòi bên thứ ba (như thu đòi các tổn thất gây ra do lỗi hoặc một phần lỗi của bên thứ
ba). Tất cả các khoản bán cứu vớt hoặc thu đòi bên thứ ba được cấn trừ vào tổn thất cần được
theo dõi và gắn với bồi thường gốc, nếu có thể.
● Các đặc tính bồi thường (claim characteristics): Nhà bảo hiểm có thể thu thập các đặc tính của
bồi thường (như loại tai nạn, thông tin bác sĩ). Nếu có thông tin này, nên thêm vào cơ sở dữ liệu
bồi thường ở mức độ phù hợp với mong muốn của nhân viên phân tích đặc tính bồi thường. Tuy
nhiên, cần lưu ý, dù việc nghiên cứu tác động từ những đặc tính của kích thước bồi thường trung
bình có thể tốt cho một số mục đích nhất định (như đánh giá dự phòng tổn thất), chỉ những đặc
tính biết rõ đối với các chủ hợp đồng bảo hiểm hiện tại/tiềm năng khi chào giá mới có giá trị sử
dụng cho các thuật toán tính phí.

Ví dụ sau đây minh họa rõ hơn các yêu cầu dữ liệu nêu trên:

● Hợp đồng bảo hiểm A: Ngày 10 tháng 1 năm 2010, phát sinh tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.
Ngày 15 tháng 1 năm 2010, bồi thường được thông báo cho nhà bảo hiểm, và dự phòng bồi
thường theo hồ sơ $10,000 được mở. Ngày 1 tháng 3 năm 2010, khoản thanh toán đầu tiên $1,000
được thực hiện, đồng thời làm giảm dự phòng bồi thường theo hồ sơ $1,000. Ngày 1 tháng 5 năm
2010, khoản thanh toán cuối cùng $9,000 được thực hiện, sau đó bồi thường được đóng.
● Hợp đồng bảo hiểm B: Không phát sinh bồi thường
● Hợp đồng bảo hiểm C: Ngày 1 tháng 10 năm 2010, phát sinh tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.
Ngày 15 tháng 10 năm 2010, bồi thường được thông báo cho nhà bảo hiểm, và dự phòng bồi
thường theo hồ sơ $18,000 được mở. Ngày 15 tháng 12 năm 2010, khoản thanh toán $2,000 được
thực hiện, và dự phòng bồi thường theo hồ sơ được điều chỉnh còn $17,000. Ngày 1 tháng 3 năm
2011, khoản thanh toán tiếp theo $7,000 được thực hiện và dự phòng bồi thường theo hồ sơ được
điều chỉnh còn $15,000. Ngày 1 tháng 3 năm 2012, khoản thanh toán cuối cùng $15,000 được
thực hiện, đồng thời thu $1,000 bán cứu vớt nhờ bán tài sản bị thiệt hại, sau đó bồi thường được
đóng.
● Hợp đồng bảo hiểm C: Ngày 1 tháng 2 năm 2011, phát sinh tổn thất thứ hai thuộc phạm vi bảo
hiểm. Ngày 15 tháng 2 năm 2011, bồi thường được thông báo cho nhà bảo hiểm, và dự phòng bồi
thường theo hồ sơ $15,000 được mở. Ngày 1 tháng 12 năm 2011, nhà bảo hiểm chi trả chi phí
pháp lý $1,000 cho công ty luật để hỗ trợ xử lý bồi thường. Cùng ngày, bồi thường được đóng và
không có khoản chi trả tổn thất nào phát sinh.

Cần tạo ba bản ghi cho các bồi thường gắn với hợp đồng bảo hiểm A: một bản ghi khi bồi thường được
thông báo và dự phòng tổn thất ban đầu được mở, một bản ghi khi thực hiện khoản thanh toán đầu tiên, và
một bản ghi khi thực hiện khoản thanh toán cuối cùng. Hợp đồng B không có bản ghi nào bởi không có
bồi thường nào được thông báo. Hợp đồng C phát sinh hai bồi thường độc lập. Bồi thường đầu tiên cần
bốn bản ghi: một tại thời điểm bồi thường được thông báo và dự phòng tổn thất ban đầu được mở, và ba
bản ghi tương ứng cho từng ngày thực hiện các khoản thanh toán và điều chỉnh dự phòng tổn thất. Bồi
thường thứ hai cần một bản ghi khi bồi thường được thông báo và dự phòng tổn thất ban đầu được mở, và
một bản ghi tại ngày đóng bồi thường.

Bảng 3.2 minh họa cơ sở dữ liệu bồi thường cho các giao dịch bồi thường thuộc ba hợp đồng nêu trên.

3.2 Cơ sở dữ liệu bồi thường


Hợp STT Ngày Ngày Ngày giao Trạn Đặc Chi Dự AL Bán cứu
đồng bồi tai thô dịch g thái tính trả tổn phòn AE vớt/Thu đòi
bảo thườn nạn ng (Transacti bồi bồi thất g tổn đã bên thứ 3
hiểm g (Accid báo on thườn thườn (Loss thất trả (Salvage/
(Poli (Clai ent (Repo Date) g g khác Paymen (Ca (Pa Subrogation)
cy) m Dat rt (Clai (Claim t) se id
Numb e) Dat m Chars) Reser ALA
er) e) Status ve) E)
)
A 1 01/10/10 01/15/10 01/15/10 Open … $ - $10,0 $ $ -
00 -
A 1 01/10/10 01/15/10 03/01/10 Open … $1,000 $9,000 $ $ -
-
A 1 01/10/10 01/15/10 05/01/10 Closed … $9,000 $ $ $ -
- -
C 2 10/01/10 10/15/10 10/15/10 Open … $ - $18,0 $ $ -
00 -
C 2 10/01/10 10/15/10 12/15/10 Open … $2,000 $17,0 $ $ -
00 -
C 2 10/01/10 10/15/10 03/01/11 Open … $7,000 $15,0 $ $ -
00 -
C 2 10/01/10 10/15/10 03/01/12 Closed … $15,00 $ $ $
0 - - 1,000
C 3 02/01/11 02/15/11 02/15/11 Open … $ - $15,0 $ $ -
00 -
C 3 02/01/11 02/15/11 12/01/11 Closed … $ - $ $1,0 $ -
- 00
*Nhằ m mụ c đích minh họ a, cá c bả n ghi đượ c sắ p xếp thứ tự theo cộ t hợ p đồ ng bả o hiểm thay vì ngà y giao dịch.

Dữ liệu kế toán (Accounting Information)


Một số dữ liệu cần thiết khi định phí không gắn liền với một hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp nhà bảo
hiểm bán nhiều sản phẩm, một số dữ liệu thậm chí không gắn liền với sản phẩm nào. Lương của CEO là
một ví dụ trực quan về các chi phí không thể phân bổ vào một dòng nghiệp vụ hay hợp đồng bảo hiểm cụ
thể. Tổng quát hơn, các chi phí cấp đơn (underwriting expense) và chi phí giám định tổn thất chưa phân
bổ (ULAE) sẽ thuộc nhóm dữ liệu này và cần được theo dõi ở cấp độ tổng hợp.

Chi phí cấp đơn là chi phí phát sinh khi cấp hợp đồng bảo hiểm và thực hiện các hợp đồng đó. Các chi
phí này bao gồm chi phí chung (general expenses), các chi phí khai thác khác (acquisition expenses), hoa
hồng và môi giới phí (commissions and brokerage), và thuế, giấy phép, lệ phí. Hầu hết các chi phí trên
không thể ghi nhận cho một hợp đồng cụ thể, ngoại trừ một số ít chi phí — như hoa hồng. Ví dụ, các chi
phí chung (general expense) có khoản mục chi phí liên quan đến văn phòng công ty, hay nhóm chi phí
khai thác khác có khoản mục như chi phí quảng cáo.

Chi phí giám định tổn thất (LAE) là các chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết bồi thường.

Chi phí giám định tổn thất đã phân bổ (ALAE) được ghi nhận trực tiếp vào một bồi thường cụ thể, và
sẽ được thu thập khi xuất dữ liệu bồi thường.

Chi phí giám định tổn thất chưa phân bổ (ULAE), ngược lại, chi phí này không thể ghi nhận vào một
bồi thường cụ thể. ULAE bao gồm các khoản mục như lương của những nhân viên theo dõi bồi thường
hoặc chi phí thuê văn phòng cho trung tâm giám định. Vì ULAE không thể gắn vào một bồi thường cụ
thể, nên sẽ được theo dõi ở cấp độ tổng hợp.

Nhìn chung, nhà bảo hiểm theo dõi các chi phí cấp đơn và chi phí giám định tổn thất chưa phân bổ đã
thanh toán trong năm dương lịch. Việc phân tách các khoản chi phí này theo dòng nghiệp vụ hoặc tiểu
bang chỉ mang tính ước lượng. Số liệu tổng hợp của các chi phí này có thể được dùng để xác định các
khoản dự phòng chi phí khi thực hiện công tác định phí.

TỔNG HỢP DỮ LIỆU (DATA AGGREGATION)


Cơ sở dữ liệu hợp đồng, bồi thường, kế toán nêu trên cần được tổng hợp lại trước khi dùng để phân tích
định phí. Khi cơ sở dữ liệu được lưu trữ một cách chi tiết, số liệu có thể được tổng hợp theo nhiều phương
pháp để phục vụ các phân tích khác nhau được miêu tả trong tài liệu này. Mục này đưa ra một số kiến
thức cơ bản về tổng hợp dữ liệu và đi sâu hơn ở các chương sau.

Khi tổng hợp dữ liệu cho mục đích định phí, cần nhắm đến ba mục tiêu chung:

● Tổn thất và phí bảo hiểm của một hợp đồng phải được gắn với nhau một cách chính xác
● Sử dụng dữ liệu mới nhất sẵn có
● Tối thiểu hóa các chi phí liên quan đến việc thu thập và truy xuất dữ liệu

Bốn phương pháp tổng hợp dữ liệu thường gặp là theo Năm Dương Lịch, theo Năm Tổn Thất, theo Năm
Khai Thác, và theo Năm Thông Báo. Mỗi phương pháp khác nhau ở mức độ đáp ứng tốt các mục tiêu nói
trên. Lưu ý, từng phương pháp được thảo luận trên cơ sở kỳ kế toán năm, mặc dù một số khung thời gian
khác (như tháng, quý) cũng có thể được sử dụng. Trừ phương pháp tổng hợp dữ liệu theo Năm Dương
Lịch, các phương pháp còn lại có thể quy định khung năm (annual period) theo năm tài chính (như từ 1
tháng 7 đến 30 tháng 6) thay vì sử dụng khung năm theo năm dương lịch (như từ 1 tháng 1 đến 31 tháng
12).

Tổng hợp theo năm dương lịch (calendar year aggregation) là phương pháp thống kê phí bảo hiểm và
giao dịch tổn thất diễn ra trong một năm dương lịch tròn-mười-hai-tháng, bất kể ngày cấp đơn của hợp
đồng bảo hiểm, ngày tai nạn, hay ngày thông báo tổn thất. Phí được hưởng theo năm dương lịch (calendar
year earned premium) và đơn vị rủi ro được hưởng theo năm dương lịch được hiểu là phí bảo hiểm và đơn
vị rủi ro được hưởng trong mười hai tháng của năm dương lịch. Vì vậy, khi kết thúc năm dương lịch, giá
trị của phí bảo hiểm và đơn vị rủi ro không thay đổi nữa. Tổn thất đã trả theo năm dương lịch (calendar
year paid losses) là toàn bộ tổn thất được chi trả trong năm dương lịch, và không quan tâm đến ngày phát
sinh, ngày thông báo của tổn thất. Tổn thất đã thông báo theo năm dương lịch bằng tổn thất đã thanh toán
trong năm dương lịch, cộng thay đổi của dự phòng bồi thường theo hồ sơ trong năm dương lịch tròn-
mười-hai-tháng. Cuối năm dương lịch, toàn bộ tổn thất đã thông báo không thay đổi nữa.
Dữ liệu sẽ sẵn sàng ngay sau khi năm dương lịch kết thúc là điểm mạnh của phương pháp tổng hợp theo
năm dương lịch. Thông thường, các dữ liệu này đã được thu thập để lập báo cáo tài chính, nên không mất
thêm chi phí khi tổng hợp dữ liệu cách này để phục vụ mục đích định phí. Điểm bất lợi của phương pháp
này là số liệu phí bảo hiểm và tổn thất không khớp nhau về khung thời gian. Số liệu phí được hưởng trong
năm dương lịch được tổng hợp từ các hợp đồng còn hiệu lực trong năm (có thể được cấp trong năm hiện
hành, hoặc được cấp từ năm trước). Nhưng, số liệu tổn thất, có thể bao gồm các khoản chi trả tổn thất và
thay đổi trong dự phòng thuộc các bồi thường của hợp đồng được cấp từ rất nhiều năm trước. Trong phân
tích định phí, phương pháp tổng hợp theo năm dương lịch phù hợp nhất đối với nghiệp vụ hay phạm vi
bảo hiểm có tổn thất được thông báo và xử lý nhanh chóng, như bảo hiểm nhà tư nhân.

Tổng hợp theo năm tổn thất (accident year aggregation) chi phí bảo hiểm và đơn vị rủi ro tuân theo
cùng quy tắc như phương pháp tổng hợp theo năm dương lịch — và thực tế, phương pháp này còn gọi là
tổng hợp theo năm tổn thất khớp năm dương lịch (calendar-accident year) hay tổng hợp theo năm tổn thất
khớp năm tài chính (fiscal-accident year). Bồi thường được tổng hợp theo năm tổn thất, bằng cách, thống
kê toàn bộ tổn thất của những bồi thường có ngày tai nạn rơi vào khung năm (mười hai tháng) được chọn,
bất kể khi nào hợp đồng được cấp hay bồi thường được thông báo. Bồi thường đã thanh toán trong năm
tổn thất (accident year paid losses), chỉ bao gồm những thanh toán tổn thất cho các bồi thường phát sinh
trong năm. Tương tự, bồi thường đã thông báo theo năm tổn thất (accident year reported losses) bằng
những thanh toán tổn thất, cộng dự phòng bồi thường theo hồ sơ của những bồi thường thường phát sinh
trong năm. Vào cuối năm tổn thất, bồi thường đã thông báo vẫn có thể và thường thay đổi khi có thêm bồi
thường được thôngi báo, được trả, hay dự phòng thay đổi.

Phương pháp tổng hợp theo năm tổn thất sẽ khớp phí bảo hiểm vời tổn thất, tốt hơn phương pháp tổng
hợp theo năm dương lịch. Tổn thất từ những tai nạn phát sinh trong năm được so sánh với phí bảo hiểm từ
các hợp đồng được hưởng trong cùng một năm. Vì năm tổn thất chưa được đóng vào cuối năm, nên, cần
ước tính các diễn tiến trong tương lai của các tổn thất đã biết này. Chọn ngày đánh giá (valuation date) ở
thời điểm vài tháng sau khi kết thúc năm cho phép sự phát sinh của diễn tiến dữ liệu, và do đó có thể cải
thiện các ước lượng về tổn thất sau cùng (ultimate losses).

Tổng hợp theo năm khai thác (policy year aggregation), hay tổng hợp theo năm cấp đơn (underwriting
year aggregation) thống kê phí bảo hiểm và giao dịch tổn thất của các hợp đồng cấp ra trong khung năm
(mười hai tháng) được chọn, bất kể khi nào bồi thường xảy ra, được thông báo, được mở dự phòng, hay
được chi trả. Số liệu phí bảo hiểm và đơn vị rủi ro được hưởng từ các hợp đồng có ngày cấp đơn trong
khung năm đã chọn được coi là phần của phí bảo hiểm và đơn vị rủi ro được hưởng trong năm khai thác
đó. Số liệu này vẫn biến thiên, cho tới khi, tất cả hợp đồng có ngày cấp đơn trong khung năm hết hiệu lực.
Bồi thường đã trả theo năm khai thác (policy year paid losses) bao gồm những thanh toán cho các bồi
thường thuộc các hợp đồng được cấp đơn trong năm. Tương tự, bồi thường đã thông báo theo năm khai
thác bao gồm những thanh toán cộng dự phòng bồi thường theo hồ sơ của những bồi thường thuộc hợp
đồng có ngày cấp đơn trong khung năm đã chọn. Vào cuối năm khai thác, tổn thất vẫn có thể và thường
thay đổi khi có thêm bồi thường phát sinh, được trả, hay dự phòng thay đổi.

Tổng hợp theo năm khai thác là phương pháp khớp nhất giữa phí bảo hiểm và tổn thất. Toàn bộ số liệu
tổn thất của các hợp đồng bảo hiểm cấp trong khung năm, được so sánh với toàn bộ số liệu phí được
hưởng của chính các hợp đồng đó. Trong trường hợp, các đơn vị rủi ro cấp trong năm khai thác chưa
được hưởng đầy đủ cho đến cuối năm hợp đồng, thời gian để dữ liệu diễn tiến sẽ lâu hơn phương pháp
tổng hợp theo năm dương lịch hay năm tổn thất (ví dụ, các hợp đồng có thời hạn bảo hiểm một năm, được
cấp rải rác trong năm hợp đồng, thì các đơn vị rủi ro thuộc những hợp đồng này, chỉ được hưởng đầy đủ
tại thời điểm 24 tháng sau cuối năm khai thác).
Tổng hợp theo năm thông báo (report year aggregation) là phương pháp thứ tư và tương đồng với
phương pháp tổng hợp năm tổn thất khớp năm dương lịch (calendar-accident year), trừ việc, số liệu tổn
thất được tổng hợp dựa trên ngày thông báo thay cho ngày tai nạn. Phương pháp này thường áp dụng cho
các sản phẩm thuộc nhóm hợp đồng bảo hiểm đền bù trên cơ sở khai báo (claims-made policies) (như bảo
hiểm do sơ suất hành nghề y), loại hợp đồng này sẽ được đi sâu hơn ở Chương 16.

Sẽ có từng chương riêng để thảo luận chi tiết hơn về việc thống kê số liệu đơn vị rủi ro, phí bảo hiểm,
dưới nhiều dạng thức khác nhau (như phí cấp đơn và phí được hưởng; bồi thường đã thanh toán và bồi
thường đã thông báo) theo từng phương pháp tổng hợp trên.

Phân tích tổng quát so với phân loại (Overall versus Classification
Analysis)
Nếu mục đích của sự phân tích định phí là để đánh giá lại tính cân đối của mức phí tổng phát, dữ liệu có
thể được tổng kết chung ở mức độ cao. Nói chung, phí bảo hiểm, tổn thất, đơn vị rủi ro, có thể được tổng
hợp theo năm (như năm dương lịch, năm tổn thất, năm khai thác, năm thông báo) cho từng sản phẩm hoặc
địa điểm (như tiểu bang) cần phân tích.

Ngược lại, nếu thực hiện phân tích phân loại (classification analysis), dữ liệu phải ở cấp độ chi tiết hơn.
Đối với phân tích phân loại đơn biến (univariate classification analysis) thông thường, dữ liệu có thể được
tổng hợp theo năm (thường là năm tổn thất hoặc năm khai thác) cho từng mức của biến tính phí (rating
variable) đang được phân tích. Ví dụ, khi phân tích theo khu vực, phí bảo hiểm, tổn thất, đơn vị rủi ro nên
được tổng hợp theo năm cho từng khu vực. Đối với phân tích đa biến (mutivariate analysis) (tức phân tích
cùng lúc nhiều biến số), dữ liệu nên được thể hiện ở cấp độ hợp đồng bảo hiểm, hay rủi ro bảo hiểm.
Hoặc, có thể tổng hợp dữ liệu theo năm, cho từng tổ hợp độc nhất của các biến tính phí đang được phân
tích. Nếu có quá nhiều biến tính phí phải cần được xem xét, sự tổng hợp có thể quá cực thiểu và phân tích
không đáng được thực hiện.

Dữ liệu hạn chế (Limited Data)


Định phí gia có khi phải thực hiện các phân tích định phí trong bối cảnh khi thiếu các dữ liệu mong muốn
được mô tả ở các phần trên. Trong tình huống này, định phí gia buộc phải làm việc với dữ liệu sẵn có và
sử dụng các phán đoán định phí (actuarial judgment) để khắc phục vấn đề thiếu sót dữ liệu. Ví dụ cho bảo
hiểm xe cộ, phí được hưởng theo khu vực thường được dùng để phân tích tương quan giữa các khu vực
khác nhau. Nếu nhà bảo hiểm không có sẵn phí được hưởng theo khu vực, định phí gia có thể sử dụng phí
bảo hiểm còn hiệu lực (in-force premium) để ước tính phí được hưởng theo khu vực.

DỮ LIỆU BÊN NGOÀI (EXTERNAL DATA)


Khi tính phí cho sản phẩm mới, có thể cần sử dụng dữ liệu bên ngoài. Ngay cả khi tính phí cho các sản
phẩm hiện hữu, việc bổ sung dữ liệu nội bộ với dữ liệu bên ngoài thường có hữu ích. Các nguồn dữ liệu
bên ngoài hay được dùng như các kêu gọi nộp dữ liệu (data calls), dữ liệu theo biểu mẫu thống kê
(statistical plan data), các dữ liệu tổng hợp của ngành, giải trình phí của các công ty đối thủ, hoặc dữ liệu
từ bên thứ ba ngoài ngành. Tương tự dữ liệu nội bộ, trước khi sử dụng dữ liệu bên ngoài, định phí gia có
trách nhiệm lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng về tính hợp lý, phù hợp, toàn diện cũng như các tiêu chuẩn
khác được nêu trong “Chuẩn mực hành nghề định phí Số 23, Chất lượng dữ liệu” (Hội đồng tiêu chuẩn
Định Phí thuộc Viện Định Phí Hoa Kỳ). (“Actuarial Standard of Practice No. 23, Data Quality”
(Actuarial Standards Board of the American Academy of Actuaries)).

Biểu mẫu thống kê (Statistical Plans)


Dữ liệu ngoài việc phục vụ mục đích nội bộ của nhà bảo hiểm (như phân tích định phí) cũng được yêu
cầu bởi các cơ quan quản lý nhà nước. Tại Hoa Kỳ, bảo hiểm phi nhân thọ được quản lý ở cấp độ tiểu
bang, và cơ quan quản lý thường yêu cầu nhà bảo hiểm nộp dữ liệu thống kê định kỳ theo biểu mẫu đã
quy định. Thông thường, cơ quan quản lý ở tiểu bang không cần dữ liệu chi tiết để phục vụ mục tiêu quản
lý thị trường, do đó, biểu mẫu thống kê bắt buột chỉ ở mức độ tổng hợp (summary-based plan).

Một ví dụ về biểu mẫu thống kê là Biểu Mẫu Thống Kê Xe Cá Nhân Bang Texas, ban hành bởi Ủy Ban
Bảo Hiểm Texas. Nhiều năm qua, Texas áp dụng hệ thống phí chuẩn để tính phí bảo hiểm cho xe cá nhân.
Bang Texas đặt ra mức phí chuẩn, từ đó các nhà bảo hiểm có thể điều chỉnh xung quanh mức phí này. Phí
chuẩn được xác định bằng cách phân tích dữ liệu thống kê nộp bởi các công ty bán bảo hiểm xe cá nhân
tại Texas. Cơ quan quản lý tại Texas yêu cầu dữ liệu thống kê tổng hợp theo khu vực, mức khấu trừ và
phân loại tài xế. Ngoài việc được sử dụng để làm cơ sở cho sự thiết lập phí chuẩn, dữ liệu nêu trên được
công bố rộng rãi và được các nhà bảo hiểm sử dụng để bổ sung vào các phân tích nội bộ của doanh
nghiệp.

Để tuân thủ yêu cầu dữ liệu tổng hợp giữa các tiểu bang khác nhau và cũng đáp ứng nhu cầu về dữ liệu
tổng kết cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong ngành, một số tổ chức bảo hiểm được thành lập và thu thập
dữ liệu tổng hợp từ các công ty bảo hiểm tham gia tổ chức và cùng cấp đơn cho một sản phẩm. Ví dụ, Hội
đồng Quốc gia về Bảo hiểm Bồi thường (National Council for Compensation Insurance - NCCI) và Văn
phòng Dịch vụ Bảo hiểm (Insurance Services Office, Inc – ISO) là hai đơn vị đáp ứng tốt các nhu cầu về
dữ liệu tổng hợp của ngành bảo hiểm Hoa Kỳ. Ngoài việc thu thập và tổng kết lại dữ liệu, các tổ chức này
còn tiến hành phân tích dữ liệu có được, và công bố kết quả phân tích cho các công ty bảo hiểm thành
viên. Ngược lại, các công ty bảo hiểm thành viên cũng có thể yêu cầu dữ liệu từ các tổ chức nói trên để
thực hiện các phân tích riêng của mình.

Các biểu mẫu thống kê kiểu này có xu hướng thu thập dữ liệu đến cấp độ từng giao dịch, để được sử dụng
trong các phân tích định phí chi tiết; nhờ vậy, các tổ chức bảo hiểm sẽ có sự linh hoạt khi tiến hành các
phân tích chuyên sâu ở cả cấp độ tổng quát và phân khúc.

Ngoài biểu mẫu thống kê, để phục vụ các nhu cầu riêng, cơ quan quản lý tiểu bang có thể khởi đầu các
kêu gọi nộp dữ liệu đột xuất. Thông thường, thông tin này sẽ được công bố rộng rãi và được xem là
nguồn dữ liệu tính phí bổ sung tốt đối với các công ty. Ví dụ, một số cơ quan quản lý tiểu bang yêu cầu
nộp thông tin về các bồi thường đã đóng liên quan đến bảo hiểm sơ suất hành nghề y, và nhà bảo hiểm
cung cấp sản phẩm cũng có thể yêu cầu dữ liệu từ cơ quan quản lý để bổ sung vào dữ liệu của mình.

Các dữ liệu tổng hợp khác của ngành (Other Aggregated Industry Data)
Nhiều nhà bảo hiểm tự nguyện báo cáo dữ liệu cho các tổ chức khác nhau, và dữ liệu này có thể được
tổng hợp để sử dụng trong ngành bảo hiểm, và trong một số trường hợp, được sử dụng bởi các cơ quan
quản lý, các cơ quan hoạch định chính sách công, hay công chúng. Ví dụ, nhiều công ty bán sản phẩm
bảo hiểm cá nhân tại Hoa Kỳ sẽ báo cáo dữ liệu tổn thất lên “Hệ Thống Giám Sát Nhanh” (Fast Track
Monitoring System), báo cáo tổng hợp từ hệ thống này thường được các nhà bảo hiểm và cơ quan quản lý
ở tiểu bang sử dụng để phân tích xu hướng của tổn thất.
Một ví dụ khác về những tổ chức thu thập, tổng hợp, và phân tích dữ liệu là Viện Thông Tin Tổn thất
Đường Cao Tốc (Highway Loss Data Institute – HLDI). Được tài trợ bởi một số công ty bán bảo hiểm xe
cá nhân, tổ chức này có nhiệm vụ phân tích dữ liệu được gửi lên từ các công ty thành viên, và chuyển lại
các thông tin tổn thất chi tiết theo loại xe cho các công ty thành viên, và các cơ quan hoạch định chính
sách công. HLDI còn cung cấp các thông tin có tính tổng hợp cao và hữu ích đối với các nhà bảo hiểm
cũng như các cơ quan hoạch định chính sách công. Ví dụ như, thương tích người ngồi xe hay xảy ra nhất
ở hãng/hiệu xe nào.

Một số tổ chức khác có thể kể tên như Hội Đồng Nghiên Cứu Bảo Hiểm (Insurance Research Council –
IRC), Viện Kinh Doanh và An Toàn Nhà Cửa (Institute for Business and Home Safety – IBHS), và Sở
Tội phạm Bảo hiểm Quốc Gia (National Insurance Crime Bureau – NICB). Danh sách đầy đủ các tổ chức
cung cấp dữ liệu tổng hợp ngành nằm ngoài phạm vi của tài liệu này.

Hồ sơ giải trình phí/Tài liệu hướng dẫn tính phí của công ty đối thủ
(Competitor Rate Filings / Manual)
Tùy vào quyền hạn pháp luật, các hồ sơ giải trình phí có thể được công bố cho công chúng. Ví dụ, tại Hoa
Kỳ, khi thay đổi tỷ lệ phí hoặc cấu trúc tính phí của một số sản phẩm bảo hiểm, các nhà bảo hiểm có thể
được yêu cầu gửi hồ sơ giải trình phí tới các cơ quan pháp lý liên quan. Giải trình phí thường bao gồm
những lập luận định phí giải thích cho việc thay đổi tỷ lệ phí, và những trang tài liệu mô tả cách tính phí
cho một hợp đồng bảo hiểm.

Ở tình huống đơn giản nhất, hồ sơ giải trình thay đổi tỷ lệ phí chỉ liên quan đến việc điều chỉnh phí cơ sở
(base rate). Ngay cả trong trường hợp này, hồ sơ giải trình phí có thể đính kèm các thông tin hữu ích về
mức chi phí tổn thất chỉ bảo (indicated loss cost levels), xu hướng của tổn thất và chi phí. Tuy nhiên, nếu
nhà bảo hiểm điều chỉnh những quan hệ khác nhau của biến số tính phí (như các tương quan tuổi tài xế,
các tương quan khu vực, các tương quan khoảng trách nhiệm bảo hiểm), thì hồ sơ giải trình phí cần đính
thêm những thông tin về quan hệ chỉ bảo (indicated relationship) giữa các mức độ khác nhau của mỗi biến
số tính phí đang được điều chỉnh.

Nhà bảo hiểm có thể được yêu cầu bổ sung những trang tài liệu hướng dẫn tính phí vào hồ sơ giải trình.
Như đã nhắc ở Chương 2, tài liệu hướng dẫn cần nêu rõ các những quy định, cấu trúc tính phí, thuật toán
tính phí sử dụng bởi nhà bảo hiểm. Thông tin này có thể được phân tích để ước tính tổng quan mức phí
trung bình của công ty, và các chênh lệch về phí do các đặc điểm khác nhau. Thông thường, nhà bảo hiểm
khó lấy được bản sao đầy đủ tài liệu hướng dẫn tính phí của đối thủ. Trước tiên, nhà bảo hiểm không cần
nộp hướng dẫn tính phí đầy đủ cho mỗi điều chỉnh, chỉ cần nộp các trang được cập nhật; do đó, có thể cần
thu thập nhiều hồ sơ giải trình phí để ghép được bản hướng dẫn tính phí hoàn chỉnh. Thêm nữa, nhà bảo
hiểm thường quy định các lớp khai thác khác nhau (underwriting tiers), nhiều định chế không yêu cầu nhà
bảo hiểm phải nộp các quy tắc dùng để chỉ định rủi ro bảo hiểm thuộc lớp cấp đơn nào. Vì những quy
định về các lớp khai thác thường tác động đáng kể lên phí bảo hiểm cuối, tài liệu hướng dẫn tính phí
không kèm các quy tắc khai thác được xem là thông tin chưa hoàn chỉnh.

Kể cả khi có thông tin hoàn chỉnh, nhà bảo hiểm vẫn phải rất cẩn trọng khi sử dụng các thông tin ở hồ sơ
giải trình phí của đối thủ. Các công ty bảo hiểm sẽ có các rủi ro bảo hiểm, những mục tiêu, các mức chi
phí, cách vận hành khác nhau. Nếu các khác biệt này lớn, thì thông tin của đối thủ sẽ không thích hợp. Ví
dụ, công ty bảo hiểm xe cá nhân chuyên cấp đơn cho nhóm tài xế ưu tiên (preferred driver) hoặc rất ưu
tiên (super-preferred driver) thường có tỷ lệ phí, và biến số tính phí rất khác so với các nhà bảo hiểm xe
cá nhân không tiêu chuẩn (non-standard). Ở một số tình huống cực đoan hơn, các sản phẩm thương mại
thường có cách tính phí, và quy định khai thác tùy nghi, dẫn đến việc ước tính chính xác phí bảo hiểm
cuối của đối thủ trở nên khó khăn hơn.

Dữ liệu khác từ bên thứ ba (Other Third-Party Data)


Các phân tích định phí hay sử dụng thêm dữ liệu từ bên thứ ba ngoài ngành bảo hiểm. Các dữ liệu thường
dùng của bên thứ ba như dữ liệu kinh tế và địa lý kết hợp nhân khẩu học, hoặc một số dữ liệu khác.

Dữ liệu nội bộ của nhà bảo hiểm có thể không đủ để dự phóng chính xác các xu hướng chi phí, phí bảo
hiểm, tổn thất. Nếu gặp phải tình huống này, nhà bảo hiểm có thể sử dụng những nguồn như Chỉ Số Giá
Tiêu Dùng (Consumer Price Index – CPI) để bổ sung dữ liệu nội bộ. Nhà bảo hiểm có thể tham chiếu CPI
ở cấp độ chi tiết hơn (như CPI của giá y tế và giá xây dựng) để tìm các xu hướng liên quan đến sản phẩm
bảo hiểm đang cần được tính phí.

Nhà bảo hiểm có thể nghiên cứu dữ liệu địa lý kết hợp nhân khẩu học (như đặc tính chung của một khu
vực). Ở Hoa Kỳ, dữ liệu điều tra dân số thường được bổ sung vào dữ liệu bảo hiểm. Ví dụ, mật độ dân số
có thể là chỉ báo quan trọng về tần suất của tai nạn. Các ví dụ khác về dữ liệu địa lý kết hợp nhân khẩu
học có thể hữu ích như: chỉ số dự báo thời tiết, chỉ số trộm cắp, số dặm lái trung bình mỗi năm.

Một ví dụ cơ bản khác về dữ liệu từ bên thứ ba được sử dụng bởi công ty bảo hiểm là dữ liệu về điểm tín
dụng. Từ thập niên chín mươi, các nhà bảo hiểm dòng sản phẩm cá nhân bắt đầu đánh giá kinh nghiệm
bồi thường bảo hiểm của các rủi ro với điểm tín dụng khác nhau. Họ nhận ra, điểm tín dụng là một dự báo
quan trọng, và bắt đầu thay đổi tỷ lệ phí tương ứng cho từng nhóm điểm tín dụng. Gần đây, các nhà bảo
hiểm dòng thương mại cũng phân tích dữ liệu tương tự, sẵn có cho các doanh nghiệp. Ngoài điểm tín
dụng, có rất nhiều thông tin liên quan đến các sản phẩm bảo hiểm khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về
dữ liệu bên thứ ba cho các sản phẩm bảo hiểm khác nhau:

● Bảo hiểm xe cá nhân: đặc điểm xe, hồ sơ lưu của phương tiện tại cục xe cơ giới
● Bảo hiểm nhà tư nhân: khoảng cách tới trung tâm cứu hỏa
● Bảo hiểm động đất: loại đất
● Bảo hiểm sơ suất hành nghề y: các đặc điểm của bệnh viện nơi bác sỹ đang thực hành
● Bảo hiểm trách nhiệm chung thương mại: phân loại sở hữu (chủ sở hữu, cổ phần)
● Bảo hiểm người lao động: dữ liệu giám sát của Cục quản lý sức khỏe và an toàn lao động
(OSHA)

TỔNG QUAN (SUMMARY)


Phải có dữ liệu để thực hiện tất cả các phân tích định phí, và chất lượng của kết quả tính phí phụ thuộc rất
lớn vào chất lượng dữ liệu được sử dụng. Với các sản phẩm bảo hiểm hiện hữu, việc theo dõi các dữ liệu
hợp đồng và bồi thường ở cấp độ từng hợp đồng bảo hiểm riêng, rủi ro bảo hiểm, hay nhóm rủi ro bảo
hiểm là rất quan trọng. Nếu làm được việc này, nhà bảo hiểm sẽ có sự linh hoạt khi tổng hợp dữ liệu theo
nhiều phương pháp (như năm dương lịch, năm tổn thất, năm khai thác, năm thông báo), và khi đánh giá
độ chi tiết cần có cho dữ liệu, tùy theo loại phân tích cần được thực hiện (như phân tích tổng quan tỷ lệ
phí, hay phân tích phân loại).

Dữ liệu bên ngoài, nếu có, thường được nhà bảo hiểm cân nhắc sử dụng. Cụ thể hơn, nhà bảo hiểm có thể
khám xét dữ liệu từ các biểu mẫu thống kê, những kêu gọi nộp dữ liệu, các dữ liệu bảo hiểm tổng hợp
khác, hồ sơ giải trình phí của đối thủ, và dữ liệu từ nguồn của các bên thứ ba. Các loại dữ liệu này có thể
trở nên hữu ích khi tính phí cho dòng sản phẩm mới hoặc bổ trợ cho dữ liệu nội bộ.
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG CHƯƠNG 3 (KEY CONCEPTS IN
CHAPTER 3)

1. Dữ liệu nội bộ (Internal data)


a. Cơ sở dữ liệu hợp đồng (Policy database)
b. Cơ sở dữ liệu bồi thường (Claim database)
c. Dữ liệu kế toán (Accounting data)

2. Tổng hợp dữ liệu (Data aggregation)


a. Theo năm dương lịch (Calendar year)
b. Theo năm tổn thất (Accident year)
c. Theo năm khai thác (Policy year)
d. Theo năm thông báo (Report year)

3. Dữ liệu bên ngoài (External data)


a. Những kêu gọi nộp dữ liệu và biểu mẫu thống kê (Data calls and statistical plans)
b. Các dữ liệu tổng hợp khác của ngành (Other insurance industry aggregated data)
c. Thông tin của đối thủ (Competitor information)
d. Dữ liệu khác từ bên thứ ba (Other third-party data)

You might also like