You are on page 1of 3

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM

1. Khái niệm
- Căn cứ pháp lý:
+ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000 QH10 ký ngày 9/12/2000
+ Căn cứ vào bộ luật dân sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Trách nhiệm sản phẩm là trách nhiệm pháp lý của nhà sản xuất, nhà phân phối, người
bán sỉ, người bán lẻ hoặc người cung cấp một sản phẩm đối với người mua, người sử
dụng hoặc khách hàng.
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là là loại bảo hiểm mà doanh nghiệp mua để bảo vệ
chính mình trước những khoản chi phí có thể phát sinh khi sản phẩm của họ gây ra thiệt
hại cho người tiêu dùng hoặc tài sản của họ. Với bảo hiểm này, doanh nghiệp sẽ được bảo
vệ khỏi những khoản phí bồi thường và chi phí pháp lý có thể phát sinh.
2. Đặc trưng cơ bản
a) Người được bảo hiểm
- Các NSX, nhà phân phối, người bán sỉ, người bán lẻ
- Người cung cấp 1 sản phẩm đối với người mua, người sử dụng hoặc khách hàng trên thị
trường trong và ngoài nước (Trừ MỸ và CANADA)
b) Đối tượng
- Là các sản phẩm được chế tạo với mục đích sử dụng của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc
cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nhà sản xuất và bán lẻ thực phẩm bị khách hàng khiếu nại do sản phẩm của họ
gây ngộ độc cho khách hàng
Nhà sản xuất và bán lẻ bình ga bị khách hàng khiếu nại do sản phẩm của họ không
đảm bảo gây ra thiệt hại về tài sản khi bình ga nổ.
c) Các sản phẩm không được bảo hiểm
- Sản phẩm có Asbestos (hay còn gọi là Amiăng(Tiếng Pháp). Hít phải có thể gây ra
những bệnh nghiêm trọng như ung thư phổi, bệnh bụi phổi và thậm chí có thể gây tử
vong. Một số sản phẩm có chứa Asbestos như vật liệu cách nhiệt, cách âm hoặc vật liệu
xây dựng như xi măng, vật liệu lót sàn, ốp tường, mái nhà.)
- Sản phẩm biến đổi gen
- Nấm độc
- Thuốc lá
- Vũ khí
- Hóa chất độc hại
-…
d) Phạm vi địa lý
- Tùy theo nhu cầu của Người được bảo hiểm và khả năng của Công ty bảo hiểm có thể
bảo hiểm trong lãnh thổ Việt Nam hoặc trên toàn Thế giới (Trừ Mỹ, Canada).
e) Luật áp dụng: Việt Nam
f) Phạm vi bảo hiểm
- Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải trả như tiền
bồi thường cho:
+ Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật, ốm đau)
+ Những thiệt hại bất ngờ về tài sản
- Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng
Ví dụ: Bạn là nhà sản xuất và bán lẻ đồ điện tử và đã mua bảo hiểm trách nhiệm sản
phẩm của mình. Nếu sản phẩm điện tử do bạn bán ra có 1 lỗi kỹ thuật nghiêm trọng làm
nó phát nổ gây thiệt hại về người và tài sản cho khách hàng. Trong trường hợp này thì
bên bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm sẽ bồi thường cho những khoảng tiền mà bạn phải
trả cho những thiệt hại đó.
Hoặc Nếu có vụ kiện pháp lý từ khách hàng thì bảo hiệm trách nhiệm sản phẩm cũng sẽ
chịu trách nhiệm chi trả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng phát sinh trong quá trình
giải quyết vụ kiện.
3. Trường hợp loại trừ
- Hậu quả của 1 hành động hoặc sai sót có chủ tâm của Người được bảo hiểm
- Trách nhiệm mà Người được bảo hiểm chấp nhận theo 1 thỏa thuận
- Trách nhiệm đối với việc gây thương tật, ốm đau cho bất kỳ người nào thực hiện hợp
đồng dịch vụ hay hợp đồng học nghề ký với Người được bảo hiểm.
- Trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản.
- Trách nhiệm về thương tật, ốm đau, tổn thất hay thiệt hại
- Trách nhiệm nảy sinh trực tiếp hay gián tiếp từ thiết kế, bản vẽ, công thức hay tài liệu
kỹ thuật hàng hóa, chỉ dẫn, lời khuyên bảo hoặc các thông tin về đặc tính, cách sử dụng,
lưu kho hay cách áp dụng của cửa hàng hóa.
- Trách nhiệm cho sự khiếm khuyết, tính chất độc hại hoặc tính không thích hợp của hàng
hóa của những hàng hóa do Người được bảo hiểm cung cấp.
- Bất kỳ vụ kiện đòi bồi thường nào được xét xử tại tòa án nước ngoài.
- Mọi trách nhiệm phát sinh từ các nguyên nhân sau:
+ Bức xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nguyên liệu hạt nhân hay chất thải hạt nhân do
đốt cháy nhiên liệu hạt nhân (bao gồm cả quá trình tự đốt cháy hay quá trình phân hủy hạt
nhân)
+ Các thuộc tính phóng xạ, độc hại, nổ hay các thuộc tính nguy hiểm khác của thiết bị nổ
hạt nhân, nguyên liệu vũ khí hạt nhân hay các chất có thành phần cấu tạo hạt nhân.
+ Nhiễm bệnh do chất amiăng hay các bệnh tật có liên quan khác (bao gồm cả ung thư).
- Trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp xảy ra bởi, thông qua do hậu quả của:
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động, hành động thù địch, chiến sự hay các hoạt động
chiến tranh
+ Nội chiến, bạo động, quần chúng nổ dậy có quy mô hoặc có nguy cơ phát triển thành 1
cuộc khởi nghĩa quần chúng, đảo chính.
5. Ví dụ về bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Công ty Bảo hiểm Bảo Việt: là doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam với trên
55 năm kinh nghiệm hoạt động. Các sản phẩm mà công ty Bảo Việt bảo hiểm như là:
+ Bảo hiểm trách nhiệm sản xuất suất ăn cho các trường học, doanh nghiệp,…
+ Bảo hiệm trách nhiệm sản xuất hàng tiêu dùng như mũ bảo hiểm, bình nóng lạnh, đồ
gia dụng,…
+ Bảo hiểm trách nhiệm sản xuất máy móc công nghiệp như: thang máy, cần cẩu,…
- Công ty bảo hiểm PVI: là hãng bảo hiểm đứng thứ 2 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Và không thể không nói đến một trong những sản phẩm uy tín của PVI là loại hình bảo
hiểm trách nhiệm sản phẩm.
- Các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm nổi bật của PVI: Thiết bị điện, sản xuất
bê tông, cung cấp thực phẩm, đồ chơi trẻ em, phương tiện giao thông, dược phẩm,…

You might also like