You are on page 1of 59

Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

CHƯƠNG 4. CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thành Vinh


Email: vinhins@neu.edu.vn
Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Hà Nội
1
Nội dung Chương 2

2.1. Bảo hiểm thương mại

2.2. Bảo hiểm xã hội

2.3. Bảo hiểm y tế

2.4. Bảo hiểm thất nghiệp

2.5. Các loại hình bảo hiểm khác


2 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Nội dung
Khái niệm
Đối tượng, phạm vi
Các nghiệp vụ và sản phẩm
Quỹ bảo hiểm thương mại
Kinh doanh BHTM
Đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm
3 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

• Ý: 23/10/1347 HĐBH giữa thương gia


BH
và các chủ tàu
hàng hải • Anh: 1547

BH • Anh: 1583 HĐBH đầu tiên, TK 17 các


công ty BHNT ra đời
nhân thọ

BH • CHLB Đức
• Anh: 1670 thành lập DNBH đầu tiên
Hỏa hoạn

BH • Anh: 1849 thành lập DNBH hành khách


đường sắt
Tai nạn
02/12/2023 4
4 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Khái niệm
 Bảo hiểm thương mại (Commercial insurance) là hoạt
động bảo hiểm được thực hiện bởi các tổ chức kinh
doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại

5 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

Các nghiệp vụ và sản phẩm


Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm thì toàn bộ các loại hình nghiệp vụ
bảo hiểm được chia thành ba nhóm:
- Bảo hiểm tài sản: đối tượng bảo hiểm là tài sản. Khi xảy ra tổn thất
thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH có trách nhiệm bồi thường căn cứ
vào thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo trong hợp đồng;
- Bảo hiểm con người: đối tượng bảo hiểm là tính mạng, thân thể,
sức khỏe của con người. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân
thọ hoặc bảo hiểm tai nạn - sức khỏe.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm
phát sinh theo quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo
hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây
ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu
của chính mình.
6 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Các nghiệp vụ và sản phẩm

BHTS BH.TNDS
BH.TNDS
BHTS --BH.TNDS
BH.TNDSchủ chủxe
xe BHCN
--BH
BHhàng
hànghóa
hóa
--BH.TNDS
BH.TNDSchủ chủsử
sửdụng
dụng
--BH
BHthân
thântàu
tàuthủy
thủy
laođộng
động -BH nhân thọ
--BH
BHvật
vậtchất
chấtxe
xe lao
--BH.TNDS
BH.TNDSchủ chủvật
vậtnuôi
nuôi -BH tai nạn 24/24
--BH
BHcháy
cháynổ
nổ
--BH
BHtrách
tráchnhiệm
nhiệmsản
sản -BH toàn diện học sinh
--BH
BHxây
xâydựng
dựnglắp
lắpđặt
đặt
phẩm -BH tai nạn hành
--BH
BHnông
nôngnghiệp
nghiệp phẩm
--BH
BHtrách
tráchnhiệm
nhiệmnghề
nghề khách
--BH
BHgiếng
giếngdầu
dầu
nghiệp -….
--…
… nghiệp
--…

7 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm xe cơ giới


 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
• Đối tượng bảo hiểm: chiếc xe còn nguyên giá trị và
được phép lưu hành
• Phạm vi bảo hiểm
Các rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xe cơ giới thông thường bao gồm:
 Xe gặp tai nạn, đâm, va, lật, đổ, hoả hoạn, cháy, nổ.
 Tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên:mưa bão, lũ lụt,sét đánh, động đất,
mưa đá, sụt lở.
 Hư hỏng do vật thể từ bên ngoài tác động lên xe.
 Chủ xe bị mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
 Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.

8 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm xe cơ giới


 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
• Phạm vi bảo hiểm
- Các trường hợp loại trừ:
- Các hỏng hóc do sử dụng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc tổn thất do sửa chữa hoặc
trong quá trình sửa chữa (gồm cả chạy thử), hay
- Hao mòn, lão hoá, giảm giá trị do quá trình sử dụng;
- Hư hỏng về điện, các bộ phận thiết bị, máy móc mà không phải do tai nạn;
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị ngập nước;
- Thiệt hại đối với săm lốp trừ khi thiệt hại này xảy ra do cùng nguyên nhân và
đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai nạn;
- Mất cắp bộ phận xe;
- Lái xe hoặc chủ xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ:

9 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm xe cơ giới


 Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
• Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba
• Bảo hiểm TNDS của chủ phương tiện đối với hành
khách
• Bảo hiểm TNDS của chủ phương tiện đối với hàng
hóa

10 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm xe cơ giới


 Khiếu nại bồi thường
Hồ sơ yêu cầu bồi thường thường bao gồm:
 Giấy chứng nhận Bảo hiểm, Đăng ký xe, Sổ kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường
 Giấy Phép lái xe của người điều khiển xe gây tai nạn Bản sao CMND của người điều khiển xe gây tai
nạn (nếu có phát sinh TNDS);
 Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường của NĐBH theo mẫu;
 Bản sao bộ hồ sơ công an (nếu vụ tai nạn do cơ quan công an thụ lý):
 Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba (nếu có);
 Báo giá, hợp đồng và hóa đơn chứng từ liên quan đến việc cứu hộ, sửa chữa xe và các dịch vụ có liên quan
khác;
 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa, văn bản hoặc chứng từ liên quan đến việc xác định nguồn gốc, giá trị
của hàng hóa Các chứng từ liên quan đến thiệt hại về người: chứng từ y tế và các chứng từ liên quan
khác
 Văn bản bảo lưu, thế quyền cho bảo hiểm thu đòi từ bên thứ ba
 Các văn bản, giấy tờ liên quan khác (nếu bảo hiểm yêu cầu).
11 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm tài sản


 Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
• Đối tượng bảo hiểm: tất cả các loại tài sản thuộc quyền
sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị và cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội.
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng.
- Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản
xuất kinh doanh.
- Sản phẩm, bán thành phẩm, vật tư, hàng hoá trong
kho.
- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang.
- Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, nhà hàng,
khách sạn…
12 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm tài sản


 Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt
• Phạm vi bảo hiểm: Theo các điều kiện:
Rủi ro “A”: Hoả hoạn; sét đánh, nổ (Rủi ro chính)
Rủi ro “B”: Nổ
Rủi ro “C”: Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên
phương tiện đó rơi trúng
Rủi ro “D”: Gây rối, đình công, bế xưởng
Rủi ro “E”:Thiệt hại do hành động ác ý
Rủi ro “F”: Động đất hay núi lửa phun
Rủi ro “G”: Giông và bão
Rủi ro “H”: Giông, bão, lụt
Rủi ro “I”: Tràn nước từ các bể và thiết bị chứa nước hay đường ống dẫn nước
Rủi ro “J”: Đâm va do xe cộ và súc vật

13 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm tài sản


 Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
• Đối tượng bảo hiểm: các tài sản cố định, vật kiến trúc (nhà
cửa, kho tàng, văn phòng…), hàng hóa lưu kho, nguyên vật
liệu, tư liệu sản xuất… của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản
xuất, trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ…
• Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm mọi rủi ro tài sản rộng,
là toàn bộ tổn thất vật chất xảy ra bất ngờ đối với tài sản đã
được bảo hiểm, do bất kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ
trong Quy tắc bảo hiểm và vào bất kỳ thời điểm nào trong
thời hạn bảo hiểm.

14 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm tài sản


 Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
• Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là loại hình bảo hiểm
đi kèm với các đơn bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kĩ thuật.
Đối tượng được bảo hiểm là các thiệt hại phát sinh đối
với doanh nghiệp do gián đoạn kinh doanh nguyên nhất
xuất phát từ các thiệt hại về tài sản do rủi ro được bảo
hiểm thuộc các đơn bảo hiểm tài sản, kĩ thuật.

15 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Bảo hiểm con người


 Bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại gồm 2 nhóm
sản phẩm: bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ. Rủi ro
được bảo hiểm là các rủi ro và sự kiện liên quan đến con người,
bao gồm: tai nạn, ốm đau, bênh tật, tử vong.
 Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe phổ biến hiện nay tai Việt Nam bao gồm:
- Bảo hiểm tai nạn 24h/24h;
- Bảo hiểm sinh mạng;
- Bảo hiểm trợ c ấp phẫu thuật và nằm viện;
- Bảo hiểm kết hợp con người;
- Bảo hiểm thân thể hoặc bảo hiểm toàn diện học sinh sinh viên;
- Bảo hiểm du lịch;
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe;
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện.
16 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Quỹ BHTM
 Quỹ BHTM: Quỹ tiền tệ do những người tham
gia bảo hiểm đóng, dùng để bù đắp tổn thất tài
chính do rủi ro gây ra đối với đối tượng được bảo
hiểm

Phí bảo hiểm


Quỹ
Lãi đầu tư
BHTM
Khác
17 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Quỹ BHTM
 Phí bảo hiểm hay còn gọi là giá cả của sản phẩm bảo
hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả
cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước các
rủi ro sẽ chuyển sang cho công ty bảo hiểm.
P=f+d
Trong đó: P: phí bảo hiểm toàn bộ
f: phí thuần
d: phụ phí
P = Sb x R
Sb : Số tiền bảo hiểm
R: Tỷ lệ phí
18 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Quỹ BHTM

Sử dụng quỹ

Chi Chi Chi Chi Chi


Chi đề
bồi quản phòng đầu Thuế.
dự
thường lý hạn tư Chi
phòng chế tổn
thất khác
19 Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Kinh doanh BHTM

Ngành
BHTM

Ngành BHNT Ngành BHPNT


Cung cấp các sản Cung cấp các sản
phẩm bảo hiểm phẩm bảo hiểm
nhân thọ phi nhân thọ

20 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

DN Tái bảo hiểm DN môi giới

Ngành
DN bảo hiểm gốc Đại lý bảo hiểm
BHTM

Công ty định phí Công ty giám định

21 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

 Đặc điểm của ngành BHTM

Sản phẩm kinh doanh đặc thù

Đối tượng khách hàng rộng

Sử dụng đa dạng các nhóm lao động

Các DNBH cạnh tranh và hợp tác sâu

22 Khoa Bảo hiểm


Sản phẩm kinh doanh đặc thù

 Bảo hiểm có đặc điểm chung của sản phẩm


dịch vụ:
 Tính vô hình
 Tính không thể tách rời và không thể cất trữ
 Tính không đồng nhất
 Tính không được bảo hộ bản quyền
 Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm
 Sản phẩm “không mong đợi”
 Sản phẩm của “chu trình hạch toán đảo ngược”
 Sản phẩm có “hiệu quả xê dịch”

23 Khoa Bảo hiểm


Đối tượng khách hàng rộng

 Khách hàng: Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp


 Bảo vệ rộng rãi các rủi ro trong các lĩnh vực
khác nhau:
 Xây dựng
 Sản xuất và kinh doanh
 Logistics: Giao thông vận tải, kho, bến bãi, …
 Sức khoẻ và y tế
 Du lịch
 Tài chính
 …

24 Khoa Bảo hiểm


Sử dụng đa dạng các nhóm lao động

 Nhân viên kinh doanh, tư vấn viên bảo hiểm,


chuyên viên tư vấn tài chính:
 Nhân viên giám định: Ngành kỹ thuật, xây dựng,
kiến trúc, kinh tế, bảo hiểm.
 Nhân viên nghiệp vụ, cán bộ tái bảo hiểm, cán bộ
giám định, bồi thường, đánh giá rủi ro, định phí, ...
 Nhân viên kế toán, nhân viên CNTT, marketing, …
 Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
 Chuyên viên đầu tư: đầu tư, tài chính, ngân hàng,
25
bảo hiểm Khoa Bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm thương mại

Kinh doanh BHTM

26 Khoa Bảo hiểm


2.1. Bảo hiểm thương mại

Kinh doanh BHTM

DNBH

27 Khoa Bảo hiểm


Đồng bảo hiểm – Tái bảo hiểm

ĐỒNG BẢO HIỂM

Người tham gia


bảo hiểm

DNBH A DNBH B DNBH C


x% y% z%

x + y + z = 100 (%)

28 Khoa Bảo hiểm


Bảo hiểm vệ tinh Vinasat-1 năm 2016

ĐỒNG BẢO HIỂM

Vệ tinh Vinasat-1
Viễn thông Quốc tế: VNPT
73 triệu USD

Bảo Việt PTI


30% 70%
29 Khoa Bảo hiểm
Đồng bảo hiểm – Tái bảo hiểm

TÁI BẢO HIỂM Người tham


gia BH

DNBH gốc DNBH A

DN nhận
Tái bảo hiểm DNBH B DNBH C DNBH D

DNBH E

30 Khoa Bảo hiểm


Đồng bảo hiểm – Tái bảo hiểm

So sánh
Đồng bảo hiểm và Tái bảo
hiểm?

31 Khoa Bảo hiểm


2.2. Bảo hiểm xã hội

1 Khái niệm và hình thức BHXH

2
Đối tượng và phạm vi BHXH

3
Quỹ Bảo hiểm xã hội

4
Triển khai chính sách BHXH

32 Khoa Bảo hiểm


2.2.1. Khái niệm và hình thức BHXH

Sự cần thiết khách quan:


 Rủi ro trong quá trình lao động  Nhu cầu của
người lao động
 Nền kinh tế hàng hoá  Giai cấp  Mâu thuẫn
 Nhà nước can thiệp  BHXH

33 Khoa Bảo hiểm


2.2.1. Khái niệm và hình thức BHXH
Năm Quốc gia, Nội dung thực hiện
Khu vực
1838 Phổ Chế độ TNLĐ – BNN
1850,1861 Đức, Bỉ Chế độ trợ cấp ốm đau
1883 Đức Ban hành đạo luật BHXH
1907 Bỉ, Thụy sĩ BH thất nghiệp
1917 Bỉ, Thụy sĩ Chế độ hưu trí
1935 Mỹ Ban hành đạo luật ASXH
Sau chiến LHQ thành lập
tranh TG II ILO thông qua công ước 102
Sau công Châu Á, phi, Xây dựng hệ thống BHXH phù
ước 102 Mỹ la tinh hợp điều kiện KT - XH
34 Khoa Bảo hiểm
2.2.1. Khái niệm và hình thức BHXH

Khái niệm chung: BHXH là tổng thể các mối quan hệ


giữa Nhà Nước, Người lao động, Người sử dụng lao
động; là sự đảm bảo thay thế, bù đắp một phần thu
nhập cho người lao động khi họ gặp phải những biến
cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm
trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, nhằm
góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động
và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
35 Khoa Bảo hiểm
2.2.1. Khái niệm và hình thức BHXH

Khoản 1 điều 3 Luật BHXH 2014: BHXH là sự bảo đảm


thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao
động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội.

36 Khoa Bảo hiểm


2.2.1. Khái niệm và hình thức BHXH

Về hình thức triển khai, BHXH có thể triển khai dưới


hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện.
Thời kỳ đầu, BHXH được triển khai bắt buộc đối với cán
bộ làm công ăn lương Nhà nước. Sau đó dần triển khai
bắt buộc/tự nguyện đối với các nhóm lao động khác.

37 Khoa Bảo hiểm


2.2.2. Đối tượng và phạm vi

BHXH

Đối tượng
Đối tượng
tham gia:
bảo hiểm:
-Người lao động
Thu nhập của
-Người sd lao động
người lao động

38 Khoa Bảo hiểm


2.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội

Khái niệm Chủ thể

Quỹ tài chính độc Người tham gia


lập, tập trung nằm đóng góp:
ngoài ngân sách - Người lao động
Nhà nước - Người sd lao động
- Nhà nước

39 Khoa Bảo hiểm


2.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội

Đặc điểm
Không nhằm mục đích kinh doanh

Phân phối vừa hoàn trả vừa không hoàn trả

Đảm bảo an toàn tài chính quỹ  đầu tư

Quỹ là hạt nhân của tài chính BHXH

Phụ thuộc vào kinh tế, chính trị, xã hội

40 Khoa Bảo hiểm


2.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ
Quỹ BHXH
BHXH bắt
bắt buộc
buộc

Nguồn hình thành

Người lao Người sd Nhà Lãi


Khác
động lao động Nước đầu tư

41 Khoa Bảo hiểm


2.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội

Quỹ
Quỹ BHXH
BHXH tự
tự nguyện
nguyện

Nguồn hình thành

Người lao Nhà Lãi


Khác
động Nước đầu tư

42 Khoa Bảo hiểm


2.2.3. Quỹ bảo hiểm xã hội

Phân loại

1. Theo hình thức triển khai: Bắt buộc và tự nguyện

2. Theo tính chất sử dụng quỹ: Quỹ ngắn hạn và dài hạn

3. Theo các chế độ BHXH: ILO: 9 chế độ (VN: 5 chế độ)

4. Theo đối tượng tham gia BHXH: Công thức NN, lực
lượng vũ trang, nông dân, …

43 Khoa Bảo hiểm


2.3. Bảo hiểm y tế

1 Khái niệm và hình thức BHYT

2
Vai trò của BHYT

3
Quỹ Bảo hiểm Y tế

4
Triển khai BHYT

44 Khoa Bảo hiểm


2.3.1. Khái niệm và hình thức BHYT

Khái niệm: BHYT là loại hình bảo hiểm sức khỏe


nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tham gia bảo
hiểm giúp họ ổn định cuộc sống khi không may bị
ốm đau, bệnh tật phải điều trị, phẫu thuật…

45 Khoa Bảo hiểm


2.3.1. Đối tượng của BHYT

Đối tượng bảo hiểm của BHYT:


- Sức khoẻ của người tham gia
Đối tượng tham gia:
- BHYT Nhà nước: mọi thành viên trong xã hội
- BHYT Tư nhân: Người có nhu cầu
 BHYT chi trả cho người tham gia chi phí chăm sóc y tế
phát sinh khi đi khám chữa bệnh

46 Khoa Bảo hiểm


2.3.1. Khái niệm và hình thức BHYT

Phân loại:
- Bảo hiểm y tế tư nhân: Do các DNBH triển khai
+ Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
+ Đáp ứng được các nhu cầu của người có thu nhập cao
+ Tính xã hội, cộng đồng bị hạn chế
+ Tính công bằng xã hội thấp
- Bảo hiểm y tế Nhà nước: Hoạt động phi lợi nhuận
+ Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
+ Phù hợp với tầng lớp thu nhập thấp, trung bình
+ Hướng tới triển khai BHYT toàn dân
+ Tính xã hội, cộng đồng, tính nhân văn thể hiện rõ
+ Thể hiện tính công bằng xã hội
47 Khoa Bảo hiểm
2.3.2. Vai trò của BHYT

Vai trò của BHYT XH:


- Góp phần thực hiện công bằng xã hội
- Nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân
- Giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y
tế
- Góp phần nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh
- Góp phần gắn kết cộng đồng, chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài
chính
- Thể hiện được vài trò của Nhà nước trong đảm bảo
ASXH

48 Khoa Bảo hiểm


2.3.3. Quỹ BHYT
Khái niệm: Quỹ bảo hiểm y tế là một quỹ tài chính độc lập tập
trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước hình thành từ nguồn đóng
bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để
chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm
y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những
khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.
Nguồn hình thành Mục đích sử dụng
+ Đóng góp của người tham + Chi phí khám chữa bệnh
gia + Chi dự phòng, quản lý
+ Lãi đầu tư + Đầu tư
+ Tài trợ, viện trợ + Hỗ trợ khám, chữa bệnh
+ Khác cho người nghèo; đóng
BHYT; trang thiết bị

49 Khoa Bảo hiểm


2.4. Bảo hiểm thất nghiệp

1 Khái niệm và hình thức BHNT

2
Đối tượng và phạm vi BHTN

3
Quỹ Bảo hiểm Thất nghiệp

4
Triển khai BHTN

50 Khoa Bảo hiểm


2.4.1. Khái niệm và hình thức BHTN

ILO định nghĩa: “BHTN là bảo hiểm bồi thường cho


người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm
nhằm ổn định cuộc sống cho người lao động và giúp họ có
điều kiện tham gia vào thị trường lao động”

Khoản 4 điều 3 Luật việc làm 2013: “Bảo hiểm thất


nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động
học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng
vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.”
51 Khoa Bảo hiểm
2.4.1. Khái niệm và hình thức BHTN

BHTN được thực hiện bắt buộc theo quy định tại Điều 43
Luật việc làm 2013
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ
03 tháng đến dưới 12 tháng.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp
việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá
nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động
quy định tại khoản 1 Điều này.
52 Khoa Bảo hiểm
2.4.2. Đối tượng và phạm vi của BHTN

Đối tượng bảo hiểm của BHTN:


- Thu nhập của người lao động
Đối tượng tham gia:
Người lao động: tùy theo quy định từng nước,
nhưng chủ yếu là những người lao động:
- làm việc ở các doanh nghiệp
- làm việc ở các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị hành
chính sự nghiệp
-…
- có hợp đồng lao động
Người sử dụng lao động:
53 Khoa Bảo hiểm
2.4.2. Đối tượng và phạm vi của BHTN

Phạm vi bảo hiểm


-Rủi ro được bảo hiểm là rủi ro nghề nghiệp, rủi ro việc làm, bị
thất nghiệp do yếu tố khách quan so với người lao động (RR từ
phía chủ lao động, từ ảnh hưởng nền KT  thu hẹp quy mô
sản xuất, phá sản, …
-Điều kiện hưởng:
+ Tham gia trong một thời gian nhất định
+ Thất nghiệp không do lỗi của người lao động
+ Đăng ký thất nghiệp, đăng ký tìm việc làm
+ Sẵn sàng làm việc
+ Có sổ BHTN
- Thời điểm đăng ký BHTN  hồ sơ được xử lý: có thời gian chờ
54 Khoa Bảo hiểm
2.4.3. Quỹ BHTN

Khái niệm: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài
chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước
Nguồn hình thành Mục đích sử dụng
+ Người lao động đóng góp + Chi trả trợ cấp thất nghiệp
+ Người sử dụng lao động + Hỗ trợ học nghề,
đóng góp + Hỗ trợ tìm việc làm,
+ Nhà Nước + Đóng BHYT,
+ Lãi đầu tư + Chi quản lý
+ Khác + Đầu tư

55 Khoa Bảo hiểm


2.4.3. Quỹ BHTN

Mức hưởng BHTN


-Nguyên tắc: mức hưởng thấp hơn tiền lương, tiền
công, nhưng vẫn đảm bảo mức sống tối thiểu
-Cơ sở xác định:
+ Lương tối thiểu
+ Lương bình quân
+ Lương tháng cuối đóng BHTN
-ILO khuyến cáo: trợ cấp BHTN tối thiểu bằng 45%
thu nhập trước khi bị thất nghiệp

56 Khoa Bảo hiểm


2.4.3. Quỹ BHTN

Mức hưởng BHTN


-Phương pháp xác định trợ cấp:
PP1: Xác định một tỷ lệ đồng đều
PP2: Xác định theo tỷ lệ giảm dần của tiền lương
tháng cuối
PP3: Xác định theo tỷ lệ lũy tiến điều hòa

57 Khoa Bảo hiểm


2.4.3. Quỹ BHTN

Mức hưởng BHTN


-Phụ thuộc:
+ Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
+ Kết quả đầu tư, số dư quỹ BHTN
+ Số lượng tham gia, số lượng thất nghiệp
+…
-Thông thường: từ 12-52 tuần
-Thời gian chờ 3-7 ngày

58 Khoa Bảo hiểm


Question?

59 Khoa Bảo hiểm

You might also like