You are on page 1of 124

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Đồng chủ biên:


TS. Nguyễn Thị Hải Đường - TS. Nguyễn Thị Chính

QUẢN LÝ RỦI RO
VÀ BẢO HIỂM

NHÀ XUẤT BẢN XÃ HỘI


HÀ NỘ I - 2016
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1 5
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1. Quản lý rủi ro trong cuộc sống xã hội 5
1.1.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro 5
1.1.2. Vai trò của quản lý rủi ro 7
1.2. Rủi ro và phân loại rủi ro 10
1.2.1. Rủi ro và các khái niệm liên quan 10
1.2.2. Phân loại rủi ro 13
1.2.3. Chi phí của rủi ro và sự không chắc chắn 16
1.3. Giới thiệu chung về quan lý rủi ro 17
1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro 17
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý rủi ro 19
1.4. Các bước trong một qui trình quản lý rủi ro 22
1.5. Mối quan hệ giữa quản lý rủi ro và các chức năng quản 26
trị khác
1.5.1. Liên hệ với chức năng quản trị kế toán 26
1.5.2. Liên hệ với chức năng quản trị tài chính 26
1.5.3. Liên hệ với chức năng marketing 27
1.5.4. Liên hệ với chức năng quản trị sản xuất 27
1.5.5. Liên hệ với chức năng quản trị nhân sự 27
Chương 2. 29
NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
2.1. Nhận dạng rủi ro 29
2.1.1. Các nguồn rủi ro 30
2.1.2. Các tổn thất tiềm năng 33
2.2. Phương pháp nhận dạng rủi ro 35
2.2.1. Phiếu điều tra rủi ro 35
2.2.2. Phương pháp phân tích các báo cáo tài chính 36
2.2.3. Phương pháp lưu đồ 39
2.2.4. Phương pháp phân tích hợpd dồng 42
2.2.5. Phương pháp điều tra hiện trường 44
2.2.6. Phương pháp trao đổi (với các bộ phận trong và ngoài 45
doanh nghiệp)
2.2.7. Phân tích các bản báo cáo tổn thất 45
2.2.8. Phân tích môi trường 45
2.2.9. Phân tích hiểm họa và tổn thất 46
2.3. Đo lường rủi ro 47
Chương 3. 55
CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO
3.1. Giới thiệu chung về các công cụ quản lý rủi ro 55
3.2. Các biện pháp kiểm soát rủi ro 58
3.2.1. Né tránh rủi ro 58
3.2.2. Kiểm soát tổn thất 61
3.2.3. Phân chia rủi ro 77
3.2.4. Kết hợp rủi ro 78
3.2.5. Chuyển giao rủi ro 78
3.3. Các công cụ tài trợ rủi ro 80
3.3.1. Lưu giữ tổn thất 80
3.3.2. Bảo hiểm 89
Chương 4. 90
CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM
4.1. Bảo hiểm xã hội 90
4.1.1. Cơ sở pháp lý của BHXH 90
4.1.2. Nội dung cơ bản của BHXH 91
4.2. Bảo hiểm y tế 98
4.2.1. Cơ sở pháp lý của bảo hiểm y tế nhà nước 98
4.2.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm y tế nhà nước 98
4.3. Bảo hiểm thương mại 106
4.3.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm thương mại 106
4.3.2. Bảo hiểm xe cơ giới 107
4.3.3. Bảo hiểm tài sản 113
4.3.4. Bảo hiểm con người 130
Chương 5. 132
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
5.1. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm 132
5.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm 132
5.1.2. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm 137
5.1.3. Áp dụng các nguyên tắc bảo hiểm trong hợp đồng 137
bảo hiểm
5.2. Kết cấu và nội dung hợp đồng bảo hiểm 148
5.2.1. Kết cấu hợp đồng bảo hiểm 148
5.2.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm 149
5.3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng 153
bảo hiểm
5.3.1. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người được bảo hiểm 153
5.3.2. Nghĩa vụ và quyền lợi của người bảo hiểm 154
5.4. Hiệu lực, đình chỉ, hủy bỏ và chuyển nhượng hợp đồng 155
bảo hiểm
5.4.1. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm 155
5.4.2. Đình chỉ hợp đồng 156
5.4.3. Hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn 156
5.5. Các loại hợp đồng bảo hiểm
Chương 6. 160
XÂY DỰNG QUẢN LÍ CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM
6.1. Xác định rủi ro và nhu cầu bảo vệ của cá nhân, tổ chức 160
và doanh nghiệp
6.1.1. Rủi ro của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp 160
6.1.2. Xác định phạm vi bảo hiểm 164
6.2. Lập kế hoạch bảo hiểm 167
6.2.1. Khái niệm kế hoạch bảo hiểm 167
6.2.2. Các cơ sở lập kế hoạch bảo hiểm 168
6.2.3. Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm cho doanh nghiệp 171
6.2.4. Lập bảng liệt kê nhu cầu bảo hiểm ban đầu 176
6.3. Thu xếp bảo hiểm 181
6.3.1. Lựa chọn phương thức tham gia bảo hiểm 182
6.3.2. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm 182
6.3.3. Đàm phán thu xếp bảo hiểm 184
6.4. Quản lý chương trình bảo hiểm 185
6.4.1. Quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất 185
nghiệp trong doanh nghiệp
6.4.2. Quản lý các hợp đồng bảo hiểm thương mại 186
Tài liệu tham khảo 187
LỜ I MỞ ĐẦ U

ủi ro và sự bất định là các yếu tố tự nhiên của một môi trường động, tuy nhiên chúng có thể lại là các nguyên nhân dẫn đến tổn thất cho một
R cá nhân, một tổ chức hay doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế luôn vận động và phát triển, cạnh tranh diễn ra gay gắt ở hầu hết các
lĩnh vực thì việc kiểm soát hoặc giảm thiểu các tổn thất do rủi ro và sự bất định xảy ra sẽ giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, chắc chắn hơn và nhất là giúp họ kiểm soát tốt hơn hoạt động của mình. Để làm được điều này, bên cạnh các phương thức sản xuất
kinh doanh hợp lý các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp cần có một chương trình quản lý rủi ro hiệu quả.
Quản lý rủi ro là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi của cuốn sách chuyên khảo “Quản lý
rủi ro và bảo hiểm” đề cập đến quản lý các rủi ro thuần tuý của mỗi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Nội dung cuốn sách cung cấp những kiến
thức cơ bản, có hệ thống về phân loại, đánh giá, nhận dạng và quản lý rủi ro của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giúp người đọc có được
kiến thức cơ bản về các biện pháp quản lý, đối phó với các rủi ro thuần túy, xây dựng và quản lý một chương trình bảo hiểm.
Sách chuyên khảo “Quản lý rủi ro và bảo hiểm” do TS. Nguyễn Thị Hải Đường và TS. Nguyễn Thị Chính đồng chủ biên. Cuốn sách bao
gồm 6 chương:
Chương 1. Giới thiệu chung về quản lý rủi ro
Chương 2. Nhận dạng rủi ro và đánh giá rủi ro
Chương 3. Các công cụ quản lý rủi ro
Chương 4. Các loại hình bảo hiểm
Chương 5. Hợp đồng bảo hiểm
Chương 6. Xây dựng và quản lý chương trình bảo hiểm
TS. Nguyễn Thị Chính viết chương 1, chương 4 và chương 5, TS. Nguyễn Thị Hải Đường viết chương 2, chương 3 và chương 6.
Cuốn sách lần đầu xuất bản nhưng đã bao quát khá đầy đủ các vấn đề về quản lý rủi ro và bảo hiểm như:
- Làm rõ sự cần thiết của quản lý rủi ro và bảo hiểm, giải thích tại sao quản lý rủi ro là một chức năng quản lý và mối quan hệ giữa quản
lý rủi ro với các chức năng quản lý và các công việc khác trong một tổ chức, doanh nghiệp;

3 4
- Phân biệt sự khác nhau giữa rủi ro thuần tuý và rủi ro đầu cơ, xác định các chi phí kinh tế của các rủi ro thuần tuý;
- Trang bị kiến thức cơ bản về phân loại, nhận dạng và đánh giá rủi ro đối với các rủi ro thuần túy;
- Các biện pháp quản lý rủi ro thuần túy theo tiêu trí kiểm soát rủi ro hoặc tài trợ rủi ro, bao gồm: né tránh rủi ro, đề phòng hạn chế rủi
ro, chuyển giao rủi ro (không qua bảo hiểm), dự phòng, chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm,...
- Quản lý rủi ro thông qua bảo hiểm: trình bày các loại hình bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, thiết lập và quản lý một chương trình bảo hiểm
cho mỗi cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách có ích cho những ai quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro và bảo hiểm; là cẩm nang để các tổ chức, các doanh
nghiệp và mỗi cá nhân yên tâm khi tham gia vào các lĩnh vực sôi động nhưng đầy sự bất định trong nền kinh tế thị trường. Chúng tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!

5 6
Chương 1
GIỚI THIỆ U CHUNG VỀ QUẢ N LÝ RỦ I RO

Chương này cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản liên quan đến:
- Khái niệm và vai trò của quản lý rủi ro trong đời sống kinh tế - xã hội
- Các khái niệm về rủi ro, sự bất định, hiểm họa, nguy cơ
- Khái quát các bước trong một quá trình quản lý rủi ro

1.1. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CUỘC SỐNG XÃ HỘI


1.1.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro
Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn phải đối đầu với những điều không chắc chắn, những rủi ro, thảm họa xảy ra bất ngờ. Chẳng
hạn, dịch tả tại châu Âu vào thế kỷ thứ 13 làm chết gần 1/3 dân số của châu lục này; Trận động đất xảy ra vào tháng 8 năm 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ
làm chết hơn 14 nghìn người và thiệt hại hàng trăm triệu đô la Mỹ; Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ làm hàng nghìn người thiệt mạng, thiệt
hại hàng trục tỉ đô la Mỹ; Dịch cúm gia cầm tại các nước châu Á từ năm 2003 và lan rộng sang cả châu Âu và châu Mỹ, kéo dài đến nay làm thiệt
hại hàng tỉ đô la Mỹ, tác động đến cuộc sống hàng triệu người dân; Sóng thần ngày 26/12/2005 tại Đông Nam Á ảnh hưởng đến nhiều quốc gia,
làm chết trên 26.000 người và thiệt hại hàng tỉ đô la Mỹ, động đất tại Nhật Bản năm 2011 gây ra thảm họa hạt nhân,... và hàng loạt các rủi ro
thảm họa thiên tai, tai nạn xảy ra hàng ngày. Hậu quả mà rủi ro gây ra không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân mà còn làm điêu đứng hàng loạt các
doanh nghiệp, các tập đoàn lớn xuyên quốc gia và hơn nữa Ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của một hoặc nhiều quốc gia hoặc tác
động xấu trên phạm vi toàn cầu.
Để đối phó với các hiểm họa, rủi ro, ngay từ xa xưa con người đã thực hiện một cách thụ động hoặc chủ động các biện pháp có tính chất
quản lý rủi ro. Người ta đã tìm thấy các dấu tính về các kho lúa, lương thực dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp từ thời tiền sử, cổ đại, trung
đại và cận đại. Hay cách đây 3.000 năm trước Công nguyên các thương gia Trung quốc đó thực hiện việc phân chia rủi ro với hàng hóa vận
chuyển trên sông Dương Tử, một con sông nổi tiếng với các thác nghềnh và đá ngầm nối tiếp nhau, khỏi các nguy cơ chìm đắm bằng việc chia

7 8
nhỏ hàng hóa của mỗi chủ hàng, mỗi con thuyền chở hàng của nhiều người để nếu có tổn thất thì mỗi chủ hàng chỉ mất một phần nhỏ. Các hoạt
động tài trợ rủi ro thông qua bảo hiểm xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ 13 cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và hàng hải.
Tại các nước phát triển quản lý rủi ro thường mang tính hệ thống, mỗi thành viên của xã hội đều có kế hoạch đảm bảo cho mình và gia
đình. Tuy nhiên tại các nước kém hoặc đang phát triển, quản lý rủi ro còn bị coi nhẹ, rất ít các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức đối phó với
các hiểm họa, rủi ro và tổn thất tiềm năng mà rủi ro có thể gây ra một cách có kế hoạch và hệ thống.
Thực tế cho thấy khi có chương trình quản lý rủi ro phù hợp, mọi người thường có thái độ thoải mái, bình tĩnh hơn trước các nguy cơ rủi ro
gây tổn thất, việc khắc phục hậu quả nhanh chóng hơn. Xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế sản xuất hàng hóa ngày càng phức tạp thì quản lý
rủi ro càng trở nên cần thiết không thể thiếu, góp phần tạo ra sự ổn định cho mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội.
1.1.2. Vai trò của quản lý rủi ro
Một chương trình quản lý rủi ro hiệu quả có thể ngăn chặn hoặc giảm các tổn thất và chi phí không cần thiết do vậy góp phần tăng các
khoản lợi nhuận (đối với các tổ chức công cộng hoặc phi lợi nhuận nó có thể giúp tăng hiệu quả hoạt động). Quản lý rủi ro sẽ giới hạn sự không
chắc chắn ở những mức độ có thể chấp nhận được, góp phần giảm các chi phí phát sinh mà sự không chắc chắn có thể gây ra.
Lợi ích của quản lý rủi ro đối với các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và xã hội được thảo luận chi tiết dưới đây.
- Lợi ích đối với các tổ chức, doanh nghiệp
Lợi ích của quản lý rủi ro đối với các tổ chức, doanh nghiệp có thể được phân ra làm năm loại chính. Các đóng góp của quản lý rủi ro trong từng
trường hợp cụ thể phụ thuộc vào các mục tiêu đặt ra.
Thứ nhất, quản lý rủi ro có thể tạo ra sự khác biệt giữa duy trì hoạt động và sai lầm. Một số tổn thất, như các tổn thất lớn về trách nhiệm
hay tài sản, có thể là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp phải đóng cửa, quản lý rủi ro có kế hoạch, hiệu quả sẽ giảm được nguy cơ xảy ra điều
này.
Thứ hai, các khoản lợi nhuận có thể được cải thiện rất nhiều khi các khoản chi phí do bất định giảm, do vậy, quản lý rủi ro có thể đóng
góp trực tiếp vào lợi nhuận kinh doanh. Có thể nói như vậy bởi vì thông qua quản lý rủi ro, doanh nghiệp có thể giảm bớt các tổn thất cững như
chuyển giao các tổn thất thông qua việc bảo hiểm với chi phí thấp hơn.
Thứ ba, quản lý rủi ro có thể đóng góp gián tiếp đến lợi nhuận kinh doanh ít nhất theo nhiều cách khác nhau, như:
+ Nếu một doanh nghiệp quản trị thành công các rủi ro thuần tuý mà họ phải đương đầu, thì họ sẽ rảnh tay hơn trong việc đối phó xử lý

9 10
các rủi ro đầu cơ và từ đó tạo điều kiện cho họ mở hoạt động kinh doanh cũng như tìm kiếm các thị trường mới.
+ Quản lý rủi ro có thể giảm các dao động trong lợi nhuận và các luồng tiền hàng năm giúp các nhà đầu tư xem xét vấn đề một cách dễ
dàng hơn khi lựa chọn hạng mục đầu tư.
+ Thông qua hoạt động quản lý rủi ro, các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động của mình mặc dù gặp phải tổn thất, giúp doanh
nghiệp duy trì sự tăng trưởng.
+ Các ngân hàng, các khách hàng và các nhà cung cấp có thể đóng góp cho doanh nghiệp/tổ chức mà không lo sợ các rủi ro thuần tuý,
công nhân gắn bó hơn với doanh nghiệp…
Thứ tư, sự thanh thản mang lại từ việc quản lý thành công rủi ro thuần tuý chính là tài sản phi kinh tế nhận được nhờ góp phần cải thiện sức
khỏe và tinh thần của các nhà quản lý và chủ doanh nghiệp/tổ chức.
Thư năm, các chương trình quản lý rủi ro góp phần quan trọng trong việc mang lại lợi ích ổn định cho người lao động cũng như giúp doanh
nghiệp làm tròn trách nhiệm của họ đối với xã hội.
- Lợi ích đối với cá nhân, hộ gia đình
Quản lý rủi ro cung cấp cho các cá nhân/hộ gia đình năm lợi ích chính:
Giúp các cá nhân/hộ gia đình chống lại các tổn thất mang tính thảm họa như tổn thất về nhà cửa, chi phí y tế, … hay cho phép họ tiếp tục
cuộc sống và thói quen của mình trước các nguy cơ rủi ro xảy ra gây tổn thất.
Một chương trình quản lý rủi ro hợp lý cho phép một cá nhân/hộ gia đình giảm các chi tiêu về bảo hiểm mà không giảm đi sự bảo vệ của
nó.
Nếu một cá nhân/hộ gia đình được sự bảo vệ tương đối đầy đủ đối với các rủi ro như: tử vong, sức khỏe yếu/chi phí y tế hay thiệt hại về tài
sản hoặc trách nhiệm thì họ càng mong muốn có được sự an toàn hơn trong đầu tư hay công việc.
Các thành viên trong gia đình được giải phóng khỏi các áp lực về vật chất cũng như về tinh thần.
Các cá nhân/hộ gia đình có thể được lợi hoặc cảm thấy thỏa mãn từ chương trình quản lý rủi ro khi các chương trình này hỗ trợ cho những
người khác cũng như chính họ hoặc cải thiện sự tưởng tượng của họ.
- Lợi ích đối với xã

11 12
Các cá nhân, doanh nghiệp được hưởng lợi từ hoạt động quản lý rủi ro và họ cũng là thành viên của xã hội, chính vì vậy các lợi ích mà
quản lý rủi ro đem lại cho các cá nhân/hộ gia đình hay các tổ chức/doanh nghiệp cũng là các lợi ích mang lại cho xã hội. Ngoài ra việc các doanh
nghiệp/tổ chức, cá nhân/ hộ gia đình sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực sẽ góp phần làm giảm các chi phí xã hội,giảm những nỗi bất hạnh
của các doanh nghiệp/tổ chức, cá nhân/hộ gia đình.

1.2. RỦI RO VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO


1.2.1. Rủi ro và các khái niệm liên quan
1.1. Rủi ro và các khái niệm liên quan
1.1.1. Rủi ro
Có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro. Trong giáo trình “Bảo hiểm: Nguyên tắc và Thực hành” của David Bland (1998) một
loạt các định nghĩa về rủi ro được đưa ra: “Rủi ro là khả năng xảy ra một số sự cố không mong may”’ “rủi ro là sự kết hợp các nguy
cơ”, “rủi ro là sự không thể đoán trước một khuynh hướng dẫn đến kết quả thực khác với kết quả dự đoán”, “rủi ro là sự không chắc
chắn về tổn thất”, hay rủi ro là khả năng xảy ra tồn thất”. Williams & Heins (1989) cũng cho rằng có rất nhiều giáo trình và tác giả
đưa ra các định nghĩa khác nhau về rủi ro, và theo họ “rủi ro là sự sai lệch trong các kết quả có thể xảy ra sau một thời gian cụ thể của
một tình huống cụ thể”. Một số tác giả khác như Frank Knight: "rủi ro là sự bất chắc có thể đo lường được", Irving Preffer thì cho
rằng: "rủi ro là tổng hợp những sự ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất" còn theo Allan Wilett thì "rủi ro là sự bất chắc cụ
thể liên quan đến việc xuất hiện một biết cố không mong đợi"… Nhìn chung hầu hết các tác giả đều ám chỉ rủi ro nói tới sự không
chắc chắn về kết quả của một tình huống nhất định.
Trong cuộc sống hàng ngày khái niệm rủi ro luôn thay đổi, nó được sử dụng để miêu tả bất cứ tình huống nào mà tại đó có sự
không chắc chắn của kết quả. Trong xác suất thống kê, quản lý tài chính hay quản lý đầu tư, thuật ngữ rủi ro thường xuyên được sử
dụng để chỉ ra khả năng có thể về một kết quả xấu xung quanh một số giá trị kỳ vọng.
1.1.2. Hiểm họa và nguy cơ
- Hiểm họa (Peril)
Hiểm họa chỉ nguyên nhân dẫn đến một tình huống rủi ro hay là một/nhiều nhân tố cụ thể có thể dẫn đến tổn thất, ví dụ như: tai
nạn, bão, lũ, lụt, động đất, cháy, nổ,... Hiểm họa thường nằm ngoài sự kiểm soát của những người có liên quan.
Hiểm hoạ có thể xuất phát từ môi trường tự nhiên mà điển hình là các thiên tai, hiểm hoạ cũng có thể xuất phát từ yếu tố con
người với các hành vi bất cẩn, đãng trí hay cố tình gây ra các tai nạn. Hiểm hoạ từ môi trường kinh tế xã hội là các yếu tố bạo động,

13 14
chiến tranh, khủng bố.
- Nguy cơ (Hazard)
Nguy cơ là các nhân tố tạo ra hoặc tăng khả năng dẫn đến tổn thất. Trên thực tế, nguy cơ không phải là nguyên nhân dẫn đến tổn
thất mà là các điều kiện có thể làm tăng mức độ tổn thất do hiểm họa gây ra. Nguy cơ được chia thành ba loại:
Nguy cơ vật chất: Là các điều kiện về vật chất làm tăng cơ hội tổn thất. Ví dụ sương mù làm tăng cơ hội xảy ra tai nạn giao
thông, hệ thống PCCC kém hoặc sai sót làm tăng nguy cơ cháy, hệ thống an ninh sơ suất làm tăng nguy cơ mất trộm, hoạt động bảo
dưỡng kém dẫn tăng nguy cơ hỏng hóc, tai nạn.
Nguy cơ tinh thần: Xuất phát từ yếu tố con người, là sự thiếu cẩn thận hoặc thờ ơ, bàng quan đối với tổn thất do đã có bảo hiểm,
hoặc các biện pháp bảo vệ. Một số người được bảo hiểm có thể không cẩn thận hoặc bàng quan đối với tổn thất vì họ đã tham gia bảo
hiểm. Ví dụ bỏ quên chìa khóa trong xe ô tô hoặc quên không khóa cửa từ đó làm tăng hiểm họa mất trộm.
Nguy cơ đạo đức: Là sự gian dối trong mỗi cá nhân mà có thể làm tăng tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Ví dụ
giả mạo tai nạn để đòi tiền bảo hiểm, lập khiếu nại gian trá hoặc thổi phồng qui mô khiếu nại,...
- Sự khác nhau giữa rủi ro, hiểm họa và nguy cơ
Hầu hết mọi người sử dụng “rủi ro”, “hiểm họa”, “nguy cơ” như một thuật ngữ đồng nhất. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt ý
nghĩa khác nhau của các thuật ngữ này: “Hiểm họa” được hiểu là nguyên nhân, mối đe doạ dẫn đến tổn thất; “nguy cơ” muốn nói đến
chi tiết/tình huống/môi trường/các điều kiện làm tăng khả năng xảy ra tổn thất từ hiểm họa. Hai thuật ngữ này ám chỉ “khả năng có
thể xảy ra” hơn là đề cập đến “sự nguy hiểm”.
Ví dụ, một trong những hiểm họa có thể gây thiệt hại trong tai nạn xe cơ giới là sự va chạm. Điều kiện làm tăng khả năng va
chạm là đường bị đóng băng trong đó đường bị đóng băng chính là nguy cơ. Trong trường hợp này, sự va chạm là hiểm họa. Vào mùa
đông khả năng xảy ra và chạm gia tăng do đường bị đóng bang - đây chính là nguy cơ liên quan đến môi trường vật chất/tự nhiên. Rủi
ro trong tình huống này là sự không chắc chắn về việc có thể xảy ra tai nạn/va chạm hay không hay nói cách khác là sự không chắc
chắn về tình huống có thể phát sinh đối với việc lưu hành xe trong điều kiện đường trơn trượt đóng băng.
1.1.3. Sự không chắc chắn (uncertainty)
Sự không chắc chắn là ý thức của con người về kết quả có thể xảy ra trong một tình huống cụ thể cho trước hay đó là sự nghi
ngờ của con người có liên quan đến khả năng của họ về việc tiên đoán điều gì sẽ xảy ra trong hàng loạt các kết quả có thể. Một người
có thể rất bấp bênh về tương lai trong một tình huống rủi ro nhỏ, nói cách khác, người này có thể rất tin tưởng vào khả năng của anh
ta trong việc tiên đoán tương lai khi trên thực tế tương lại là rất không chắc chắn. Không giống như rủi ro, sự không chắc chắn không
thể xác định được bởi bất cứ tiêu chuẩn so sánh cụ thể nào.

15 16
Chi phí của rủi ro và sự không chắc chắn
"Cuộc sống nếu thiếu vắng rủi ro và sự không chắc chắn nó sẽ thiếu sự thi vị và con người có lẽ sẽ không cảm thấy thật sự thư
giãn" (C. A. Williams, J.R. Richard M. Heins, 1989). Thật vậy, cuộc sống sôi động hàng ngày sẽ thi vị hơn, hoạt bát hơn khi con
người phải đối mặt và chạy đua với các rủi ro và sự không chắc chắn. Tuy nhiên, để có được sự thi vị và sôi động đó họ cũng phải
chấp nhận và đôi khi phải đánh đổi rất nhiều và đó chính là các chi phí kinh tế của rủi ro.
- Các tổn thất không mong muốn
Hàng ngày, mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức phải đối đầu với các tổn thất trong các tình huống rủi ro thuần tuý như cháy
nhà, nổ làm thiệt hại về nhà cửa, cơ sở sản xuất, các tài sản… và đôi khi chúng có thể làm họ bị thiệt hại về kinh doanh do việc đình
trệ sản xuất. Nói chung các chi phí của các tổn thất không mong muốn đối với các tổ chức kinh doanh, các hộ gia đình, các đơn vị
kinh tế và các tổ chức do các yếu tố sản xuất, giá cả, thuế hay các khoản phúc lợi phải thanh toán thường được báo trước hoặc chấp
nhận còn các tổn thất do các rủi ro thuần tuý thường không bao giờ được mong đợi và rất khó chấp nhận chúng.
- Các chi phí của bản thân sự không chắc chắn
Chi phí đầu tiên là sự căng thẳng về vật chất và tinh thần do hoảng sợ và lo lắng. Trên nguyên lý thống kê, con người có thể
ước lượng được phân phối xác suất, có các đánh giá nhận xét của họ về các rủi ro có liên quan hay sự không chắc chắn của mình và cách
phản ứng của họ đối với rủi ro. Một số ít chơi bạc, cá cược, chấp nhận và cảm thấy thư giãn với các vụ cá cược của mình, hưởng thụ sự lôi
cuốn từ các hoạt động đó. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều lo lắng trước các nguy cơ xảy ra của các rủi ro thuần tuý. Mặt khác thực tế
nhiều khi xảy ra khác xa với dự đoán của con người.
Chi phí thứ hai của sự không chắc chắn là sự biết dạng, sai lệch (distortion) trong việc sử dụng các nguồn lực (đất, lao động,
vốn, …) dẫn đến các kết quả thu được không hiệu quả, vượt cung của một số mặt hàng và dịch vụ nhưng lại vượt cầu ở một số mặt
hàng, dịch vụ khác hay đẩy giá cả sản phẩm, dịch vụ tăng cao.
Tóm lại, các chi phí của sự không chắc chắn, rủi ro có thể làm giảm hiệu quả hoặc không đạt được kết qủa tối ưu của một hoạt động,
công việc, dự án, chương trình do yếu tố hoang mang hoảng sợ hay lo lắng. Chính vì các yếu tố này mà các doanh nghiệp, tổ chức hay các
hộ gia đình càng có lý do và động lực mạnh hơn để quản lý các rủi ro có kế hoạch.
Trên thực tế, trong bất kì tình huống rủi ro nào, các yếu tố rủi ro, hiểm hoạ, nguy cơ, sư không chắc chắn đều cần phải được xem xét
nhận dạng để có thể đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp nhất.
1.2. Phân loại rủi ro
1.2.1. Phân loại rủi ro theo tính chất của rủi ro

17 18
- Rủi ro thuần tuý
Rủi ro thuần tuý là các rủi ro chỉ có thể dẫn đến hai khả năng tổn thất (loss) hoặc không được gì khi nó xảy ra. Ví dụ một người
nông dân có thể mất toàn bộ hoa mầu khi bão xảy ra hay một người lái xe có thể bị thiệt hại về phương tiện hoặc may mắn hơn không
bị tổn thất khi tai nạn xảy ra. Cả hai người này không thể được lợi trong các tình huống đã nêu. Trong cuộc sống hàng ngày các rủi ro
thuần tuý có thể dẫn đến các tổn thất về tài sản, trách nhiệm hay thiệt hại về thân thể con người hoặc làm mất hoặc giảm thu nhập và
chúng có thể tách biệt như sau:
+ Các rủi ro do thiên tai như: bão, lũ, lụt, động đất, núi lửa, sét đánh,...
+ Các rủi ro do hành động bất cẩn của con người: các rủi ro do tai nạn bất ngờ, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, …
+ Các rủi ro ốm đau, bệnh tật;
+ Các rủi ro khác.
Nhóm rủi ro thuần tuý chính là đối tượng của bảo hiểm hay nói cách khác chính là các rủi ro có thể được bảo hiểm.
- Rủi ro đầu cơ
Khác với rủi ro thuần tuý, rủi ro đầu cơ là rủi ro mà khi nó xảy ra có thể dẫn đến khả năng được lợi hoặc tổn thất. Ví dụ việc
tham gia đầu cơ một loại hàng hóa để kinh doanh và phụ thuộc vào giá cả hay hành động đánh bạc. Các rủi ro thuần tuý luôn không
được mong đợi trong khi các rủi ro đầu cơ có thể có một sự cuốn hút nào đó với một số người. Trong kinh tế học, những người ưa
thích các rủi ro đầu cơ, mạo hiểm thường có đường cong thỏa dụng (utility curve) lồi lên trong khi những người sợ rủi ro thường có
đường thỏa dụng lõm xuống. Chính sự khác biệt này sẽ dẫn đến các ứng xử khác nhau trong cuộc sống hoặc trong các quyết định
trước mỗi một hoạt động, công việc.
Rủi ro thuần tuý và rủi ro đầu cơ song song tồn tại. Ví dụ một hãng sản xuất cùng lúc đứng trước nguy cơ hoả hoạn xảy ra gây
thiệt hại và nguy cơ giá trị tài sản của công ty cũng có thể tăng hoặc giảm do sự biết động của nền kinh tế, giá cả trên thi trường.
Trong tình huống liên quan đến rủi ro đầu cơ, xã hội có thể được lợi cả khi một hoặc một vài cá nhân hay doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Nhưng trong tình huống rủi ro thuần tuý thì xã hội thường gặp ảnh hưởng xấu khi bất cứ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào bị tổn thất.
Bất kì nhà kinh doanh hay quản lý nào cũng đều phải đưa ra các quyết định liên quan đến cả hai loại rủi ro do cả hai loại rủi ro có thể
cùng ảnh hưởng trong một sự kiện.
Đối phó với rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ rất khác nhau. Đối với rủi ro thuần túy, để quản trị hiệu quả rủi ro này cần các kỹ
năng thống kê đặc biệt và một số công cụ như bảo hiểm hoặc các chương trình an toàn công nghiệp, …
1.2.2. Phân loại rủi ro trên khía cạnh kinh doanh

19 20
Rủi ro có thể được phân loại theo đặc tính của chúng liên quan đến việc làm tăng hoặc giảm luồng tiền và hoạt động kinh doanh.
Khi phân loại theo cách này, rủi ro được chia thành rủi ro giá cả, rủi ro tín dụng, rủi ro thuần tuý.
- Rủi ro giá cả
Rủi ro giá cả đề cập đến sự không chắc chắn đối với các luồng tiền và liên quan đến khả năng có thể thay đổi trong giá cả của
các sản phẩm hoặc các đầu vào. Rủi ro về giá cả sản phẩm liên quan đến rủi ro làm tăng hay giảm giá cả mà nhà sản xuất có thể gặp
phải đối với hàng hóa và dịch vụ của họ. Rủi ro giá cả của đầu vào đề cập đến các rủi ro làm thay đổi giá lao động, nguyên liệu và các
đầu vào khác trong quá trình sản xuất. Việc phân tích các rủi ro giá cả kết hợp với việc sản xuất và bán hàng trong hiện tại và tương
lai giữ một vai trò trung tâm trong quản lý chiến lược.
Ba loại rủi ro cơ bản trong rủi ro giá cả là rủi ro giá hàng hóa, rủi ro về tỉ giá hối đoái và rủi ro về lãi suất. Rủi ro giá hàng
hóa phát sinh do các dao động trong giá cả của các hàng hóa. Trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hóa thì các dao động trong
tỉ giá hối đoái ảnh hưởng đến rất nhiều hoạt động sản xuất và kinh doanh của các nhà sản xuất, kinh doanh,... Rủi ro lãi suất ảnh
hưởng đến các hoạt động tài chính do nó tác động nên hoạt động tín dụng, vay mược.
- Rủi ro tín dụng
Rủi ro này chủ yếu ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng tài chính như các ngân hàng thương mại, ..., các tổ chức này đứng
trước các nguy cơ là bên đi vay rơi vào trường hợp không có khả năng thanh toán hoặc phá sản, khả năng thanh khoản mất kiểm
soát.
- Rủi ro thuần tuý
Như đó đề cập, rủi ro thuần tuý là những rủi ro mang tính chất bất ngờ, thường do điều kiện khách quan mang lại. Đó là các rủi
ro cháy, nổ, bão lũ hay các rủi ro do sự bất cẩn, ...
.
1.2.3. Chi phí của rủi ro và sự không chắc chắn
"Cuộc sống nếu thiếu vắng rủi ro và sự không chắc chắn nó sẽ thiếu sự thi vị và con người có lẽ sẽ không cảm thấy thật sự thư giãn" (C.
Arthur Williams, J.R. Richard M. Heins, 1989). Thật vậy, cuộc sống sôi động hàng ngày sẽ thi vị hơn, hoạt bát hơn khi con người phải đối mặt
và chạy đua với các rủi ro và sự không chắc chắn. Tuy nhiên, để có được sự thi vị và sôi động đó họ cũng phải chấp nhận và đôi khi phải đánh
đổi rất nhiều và đó chính là các chi phí kinh tế của rủi ro.
- Các tổn thất không mong muốn

21 22
Hàng ngày, mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức phải đối đầu với các tổn thất trong các tình huống rủi ro thuần tuý như cháy nhà, nổ
làm thiệt hại về nhà cửa, cơ sở sản xuất, các tài sản… và đôi khi chúng có thể làm họ bị thiệt hại về kinh doanh do việc đình trệ sản xuất. Nói
chung các chi phí của các tổn thất không mong muốn đối với các tổ chức kinh doanh, các hộ gia đình, các đơn vị kinh tế và các tổ chức do các
yếu tố sản xuất, giá cả, thuế hay các khoản phúc lợi phải thanh toán thường được báo trước hoặc chấp nhận còn các tổn thất do các rủi ro thuần
tuý thường không bao giờ được mong đợi và rất khó chấp nhận chúng.
- Các chi phí của bản thân sự không chắc chắn
Chi phí đầu tiên là sự căng thẳng về vật chất và tinh thần do hoảng sợ và lo lắng. theo lý thuyết xác suất thống kê, con người có thể ước
lượng được phân phối xác suất, có các đánh giá nhận xét của họ về các rủi ro có liên quan hay sự không chắc chắn của mình và cách phản ứng của
họ đối với rủi ro. Một số ít chơi bạc, cá cược, chấp nhận và cảm thấy thư giãn với các vụ cá cược của mình, hưởng thụ sự lôi cuốn từ các hoạt động đó.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều lo lắng trước các nguy cơ xảy ra của các rủi ro thuần tuý. Mặt khác thực tế nhiều khi xảy ra khác xa với dự đoán của
con người.
Chi phí thứ hai của sự không chắc chắn là sự biết dạng, sai lệch (distortion) trong việc sử dụng các nguồn lực (đất, lao động, vốn, …) dẫn
đến các kết quả thu được không hiệu quả, vượt cung của một số mặt hàng và dịch vụ nhưng lại vượt cầu ở một số mặt hàng, dịch vụ khác hay đẩy
giá cả sản phẩm, dịch vụ tăng cao.
Tóm lại, các chi phí của sự không chắc chắn, rủi ro, các chi phí phát sinh theo các tổn thất làm giảm tính hiệu quả do các sự hoảng sợ hay lo lắng
và hoạt động sản xuất có thể nhỏ hơn mức tối ưu. Chính vì các yếu tố này mà các doanh nghiệp, tổ chức hay các hộ gia đình càng có lý do và động lực
mạnh hơn để quản lý các rủi ro có kế hoạch.

1.3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO


1.3.1. Khái niệm quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro liên quan đến việc ứng dụng các khỏi niệm quản trị chung trong một lĩnh vực cụ thể. Theo Henri Fayol, một chuyên gia
trong lĩnh vực quản trị chung thì: “Quản trị là việc dù đoán và lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, phối hợp và kiểm soát. Dù đoán trước và lập kế
hoạch ám chỉ việc xác định tương lai và đưa ra kế hoạch hành động” (Williams & Heins, 1989). Tổ chức muốn nói đến việc xây dựng cơ cấu về
vật chất và con người để thực hiện kế hoạch hành động. Thực hiện nói đến việc duy trì hoạt động giữa các nhân sự. Phối hợp muốn nói đến việc
kết hợp, thống nhất và làm hoà hợp các hoạt động và nỗ lực với nhau. Kiểm soát ám chỉ việc quan sát tất cả mọi việc xảy ra trong cộng đồng theo
quy tắc đã được thiết lập và mệnh lệnh đã được đưa ra.

23 24
Quản lý rủi ro liên quan đến tất cả các hoạt động vừa nêu.
Henri Fayol cho rằng tất cả các hoạt động có thể phát sinh đối với một ngành hoặc lĩnh vực có thể được chia thành sáu chức năng cơ bản
(Williams & Heins, 1989):
 Các hoạt động kỹ thuật (sản xuất, chế biết, lắp ráp)
 Các hoạt động thương mại (mua, bán, trao đổi)
 Các hoạt động tài chính (tìm sự tối ưu trong việc sử dụng vốn)
 Các hoạt động an toàn (bảo vệ tài sản và con người)
 Các hoạt động kế toán (lập báo cáo về doanh thu, vốn, tài chính, thống kê)
 Các hoạt động quản trị (lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, phối hợp và kiểm soát)
Quản lý rủi ro chính là việc thực hiện tốt chức năng an toàn trong một ngành, một lĩnh vực hoặc một tổ chức.
Trên thực tế tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý rủi ro, mỗi quan điểm có một khái niệm cụ thể như:
“Quản lý rủi ro là hình thức quản trị nhằm tối thiểu hóa các tổn thất và tối đa hóa các khoản lợi nhuận bằng các công cụ thích hợp thông
qua xác định nguyên nhân của tổn thất”.
“Quản lý rủi ro là việc xác định, đánh giá và sử lý các tình huống xảy ra rủi ro thuần tuý gây thiệt hại về tài sản, trách nhiệm và con người”.
“Quản lý rủi ro là việc xác định đo lường và kiểm soát về kinh tế đối với các rủi ro đe doạ đến các tài sản, các khoản thu nhập hoặc các
dịch vụ của một cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức” (Wilkinsson, 1996).
Qua các khái niệm trên có thể đúc kết lại: quản lý rủi ro là quá trình xác định nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm năng mà rủi ro có thể gây
ra, tìm kiếm các biện pháp thích hợp để tối thiểu hóa các chi phí mà rủi ro gây ra.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của quản lý rủi ro
- Chức năng và nhiệm vụ của quản lý rủi ro
Tất cả mọi người, mọi tổ chức đều thực hiện hoạt động quản lý rủi ro hàng ngày, hàng giờ, trong cuộc sống, trong công việc, tại gia đình,
trong khi vui chơi và ở bất cứ đâu một các thụ động hoặc chủ động. Trên thực tế hầu như ai cũng có một số kỹ năng quản lý rủi ro nhất định và
các kỹ năng này thường thay đổi phù hợp với bản thân các rủi ro. Mặt khác một số người thích nói về rủi ro trong khi một số khác thì không

25 26
thích. Chính các kỹ năng và thái độ đối với rủi ro này quyết định việc chủ động hay thụ động khi lập và thực hiện chương trình quản lý rủi ro.
Trong quản trị điều hành hiện đại có rất nhiều chức năng quản trị khác nhau: chức năng kỹ thuật: sản xuất, chức năng thương mại: mua,
bán và trao đổi, chức năng tài chính: sự tiếp cận để đạt được việc sử dụng vốn tối ưu, chức năng kế toán: ghi lại và phân tích các giao dịch tài
chính, chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức chung, kết hợp và kiểm soát, chức năng an toàn: bảo vệ tài sản và con người. Ngày nay, con
người đã thừa nhận ý nghĩa quan trọng của năm chức năng đầu tiên trong quản lý điều hành. Tuy nhiên, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp vẫn chưa
có sự nhận thức đúng đắn về vị trí của chức năng cuối cùng: chức năng an toàn, bất chấp vai trò của nó trong việc đảm bảo an toàn cho sự phát
triển về tài chính trong dài hạn của bất cứ tổ chức nào. Trên thực tế cả sáu chức năng đều có vai trò quan trọng trong quản trị điều hành. Tầm
quan trọng của các chức năng có thể thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động và qui mô của tổ chức, doanh nghiệp.
Việc quản lý một doanh nghiệp, dù nhỏ hay lớn, là một công việc phức tạp liên quan đến nhiều chức năng quản lý khác nhau. Quản lý
rủi ro là một trong các chức năng đó và liên quan đến tất cả các hoạt động trong đời sống xã hội. Ví dụ, nó liên quan đến các hoạt động kỹ
thuật (sản xuất, chế biết, lắp ráp), các hoạt động thương mại (mua, bán, trao đổi), các hoạt động tài chính (sử dụng vốn một cách tối ưu),
các hoạt động kế toán (thống kê, chi phí, báo cáo tài chính), hoạt động an ninh (bảo vệ tài sản, con người), hay các hoạt động quản lý (lập
kế hoạch, tổ chức, phối hợp, điều hành).
Trên thực tế, chức năng của quản lý rủi ro chính là việc tạo ra sự an toàn cho tài sản, con người chống lại các hiện tượng trộm cắp, hoả
hoạn, lũ lụt,... và giúp con người tránh khỏi sự nguy hiểm hay rắc rối do trách nhiệm pháp lý phát sinh trong cuộc sống và hoạt động kinh doanh
hàng ngày hay đảm bảo cho các chi phí tài chính khi ốm đau bệnh tật, tai nạn, tử vong xảy ra.
- Nhiệm vụ của quản lý rủi ro
Để thực hiện được chức năng quản lý rủi ro, nhà quản lý rủi ro có nhiệm vụ:
 Giúp cho doanh nghiệp nhận dạng được rủi ro;
 Thực hiện các chương trình ngăn chặn và kiểm soát tổn thất trên cơ sở lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro phù hợp;
 Xem xét các hợp đồng và các tài liệu liên quan nhằm mục đích thực hiện tốt kế hoạch quản lý rủi ro;
 Xây dựng và tiến hành thực hiện các chương trình an toàn lao động;
 Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi đối với người lao động theo qui định của cơ quan quản lý hoặc tự nguyện;
 Quản lý các khiếu nại và làm việc, đàm phán với các đại diện pháp lý khi có kiện tụng.

27 28
- Mục tiêu của quản lý rủi ro
Với chức năng đảm bảo an toàn, mỗi chương trình quản lý rủi ro có thể có một hoặc nhiều mục tiêu khác nhau như:
 Duy trì hoạt động của doanh nghiệp:Đề cập đến vấn đề sống sót của doanh nghiệp, duy trì các chi phí ở mức đảm bảo sự sống sót và phát
triển của doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra gây tổn thất.
 Kinh tế: Kết hợp với các mục tiêu khác, giữ tổng chi phí quản lý rủi ro ở mức thực tế hợp lý nhất.
 Giữ/duy trì lo lắng hoảng sợ ở mức độ chấp nhận được hay còn gọi là sự thanh thản, yên tĩnh trong giấc ngủ.
 Các khoản thu nhập ổn định.
 Các hoạt động không bị gián đoạn.
 Duy trì sự tăng trưởng.
 Có mối quan hệ tốt với mọi người hay nói cách khác là có trách nhiệm đối với xã hội.
 Thỏa mãn các áp lực từ phía bên ngoài: Đề cập đến các đòi hỏi bắt buộc phải duy trì do sức ép từ phía bên ngoài doanh nghiệp.
Các mục tiêu này có thể thay đổi hoặc đánh đổi cho nhau về vị trí ưu tiên khi chương trình quản lý rủi ro được thực hiện tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh môi trường hoặc sự thay đổi trong chiến lược sản xuất kinh doanh, trong hoạt động, cuộc sống.

1.4. CÁC BƯỚC TRONG MỘT QUI TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO


Rủi ro là một trong những vấn đề mà mọi người và các tổ chức phải đương đầu. Một số rủi ro có thể tạo ra lợi nhuận, nhưng tất cả đều có
thể dẫn đến tổn thất. Chính vì vậy vấn đề đặt ra với mỗi người và các tổ chức là làm sao có thể:

 Xác định các rủi ro mà họ có thể phải đương đầu;

 Đối phó giải quyết thế nào với các rủi ro trên để tối đa hóa bất cứ khoản lợi nhuận nào có thể có;

 Tối thiểu hóa bất cứ tổn thất nào có thể xảy ra do rủi ro, trước khi bất cứ khoản tổn thất nào xảy ra. Đây chính là bản chất của quản lý rủi
ro, đó là việc lập kế hoạch và quyết định sử dụng công cụ quản lý rủi ro phù hợp.
Về mặt lý thuyết, quá trình quản lý rủi gồm sáu bước:

29 30
Bước 1: Xác định mục tiêu quản lý rủi ro
Xác định các mục tiêu mà doanh nghiệp/tổ chức, cá nhân/gia đình mong muốn đạt được từ quá trình quản lý rủi ro. Các mục tiêu này bao
gồm việc duy trì sau tổn thất có tính thảm họa, các khoản thu nhập ổn định, các chi phí trong dài hạn thấp, ổn định trong ngắn hạn. Sự đánh đổi
giữa các mục tiêu này là cần thiết và các mục tiêu có thể được duy trì khi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân thực hiện tốt năm bước khác trong
quá trình quản lý rủi ro, đặc biệt là bước thứ tư. Các mục tiêu quản lý rủi ro tổng thể nên được đưa ra bởi ban giám đốc/chủ doanh nghiệp/người
trụ cột trên cơ sở dữ liệu thông tin cụ thể do người quản lý rủi ro cung cấp.
Bước 2: Xác định các rủi ro, hiểm họa, nguy cơ
Khi các mục tiêu ban đầu của quá trình quản lý rủi ro được xác định, nhà quản lý rủi ro phải xác định các rủi ro, hiểm họa, nguy cơ có thể
dẫn đến tổn thất cho doanh nghiệp, tổ chức hay hộ gia đình. Việc xác định rủi ro có lẽ là chức năng khó khăn nhất mà doanh nghiệp, tổ chức hay
cá nhân phải thực hiện. Nếu có sai sót trong khâu này họ sẽ không có cơ hội để đối phó với những khả năng dẫn đến tổn thất không lường trước.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Sau khi xác định được các rủi ro tiềm năng, bước quan trọng tiếp theo của quá trình quản lý rủi ro là đánh giá tầm quan trọng của rủi ro
theo các tiêu thức như tần suất, khả năng và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Bước này gồm hai việc:
- Xác định xác suất hoặc cơ hội các tổn thất sẽ xảy ra;
- Xác định ảnh hưởng của các tổn thất này có thể gây ra đối với các nỗ lực tài chính của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân khi chúng xảy
ra;
- Xác định khả năng tiên đoán các tổn thất thực tế có thể xảy ra.
Quá trình định lượng này giữ một vai trò quan trọng vì nó chỉ ra các khả năng có thể dẫn đến tổn thất và đòi hỏi sự lưu ý đặc biệt.
Bước 4: Đối phó với rủi ro
Đối phó với rủi ro là việc ngăn chặn, giảm thiểu khả năng xảy ra của rủi ro hoặc tối thiểu hóa tổn thất bằng các công cụ kiểm soát hoặc tài
trợ như:

 Né tránh rủi ro

 Giảm rủi ro

31 32
 Ngăn chặn và giảm tổn thất

 Phân tán rủi ro

 Bồi thường tổn thất


Khi khả năng dẫn đến tổn thất được xác định và định lượng, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân phải lựa chọn tập hợp các công cụ tài trợ
rủi ro tốt nhất cho việc đối phó với vấn đề phải đương đầu. Các công cụ này cơ bản bao gồm:

 Tránh né khả năng rủi ro xảy ra gây tổn thất

 Chấp nhận rủi ro

 Ngăn chặn tổn thất

 Giảm tổn thất


 Chuyển giao rủi ro
Việc chuyển giao rủi ro bao gồm cả việc mua bảo hiểm. Để lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro hợp lý cần xác định được các chi phí của
việc sử dụng các công cụ này. Ngoài ra, cũng phải xem xét khả năng tài chính hiện tại của mình và cân đối với các mục tiêu của chương trình
quản lý rủi ro đặt ra.
Bước 5: Thu xếp các công cụ quản lý rủi ro
Sau khi quyết định chọn chọn các công cụ để đối phó với rủi ro, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân phải thực hiện quyết định lựa chọn đó.
Ví dụ, nếu mua bảo hiểm, việc xác định phạm vi bảo hiểm thích hợp, thỏa thuận được các tỉ lệ phí hợp lý và lựa chọn nhà bảo hiểm là một phần
của quá trình thực hiện.
Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh chương trình quản lý rủi ro
Các kết quả của các quyết định đưa ra việc thực hiện chúng trong năm bước đầu tiên của một chương trình quản lý rủi ro phải được giám sát để
định giá sự sáng suốt của các quyết định và xác định các giải pháp khác nếu có sự thay đổi trong các điều kiện ban đầu.
Quản lý rủi ro là một quá trình diễn ra liên tục và nó có thể thay đổi rất nhanh tuỳ thuộc vào các điều kiện tài chính, sản xuất, đặc thù
và qui mô của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân cũng như tuỳ thuộc vào các điều k iện kinh tế - xã hội.

33 34
Doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân phải hết sức nhanh nhạy với sự thay đổi của các điều kiện bên trong và bên ngoài.

1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN LÝ RỦI RO VÀ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ KHÁC
Phần này chú trọng vào mối liên hệ giữa quản lý rủi ro và sáu chức năng quản trị khác, bao gồm: kế toán, tài chính, marketing, sản xuất,
bảo dưỡng và ứng dụng khoa học, quản trị nhân sự.
1.5.1. Liên hệ với chức năng quản trị kế toán
Bộ phận kế toán thực hiện rất nhiều hoạt động quản lý rủi ro quan trọng. Thông qua việc kiểm soát các báo cáo kế toán nội bộ khác nhau,
bộ phận kế toán có thể giảm các cơ hội sai sót của người lao động. Chẳng hạn như việc so sánh các hóa đơn thương mại với các lệnh mua, kiểm
tra các khoản chi tiêu so với các hạn mức cho phép, so sánh các hóa đơn thanh toán bằng tiền mặt nhận được với các thông báo về các tài khoản
của khách hàng. Thông qua các tài khoản tài sản có bộ phận kế toán có thể xác định các nguy cơ tổn thất về tài sản, thông qua các tài khoản phát
sinh phát hiện các khoản nợ xấu; Hay thông qua việc phân phối các chi phí quản lý rủi ro giữa các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, bộ phận
kế toán giúp người quản lý rủi ro giám sát việc thực hiện chương trình quản lý rủi ro và tách biệt các vấn đề ở các phạm vi khác nhau. Việc phân
tích các báo cáo tài chính do bộ phận kế toán thực hiện càng là một trong những cơ sở để xác định mức tổn thất giữ lại của doanh nghiệp.
1.5.2. Liên hệ với chức năng quản trị tài chính
Bộ phận tài chính đưa ra rất nhiều các quyết định ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro. Thứ nhất, thông thường người quản lý rủi ro phải
báo cáo lên phó giám đốc phụ trách tài chính. Chính vì lý do này mà quản lý rủi ro có thể được coi là một phần của quản trị tài chính. Thứ hai,
bộ phận tài chính sử dụng các thông tin kế toán, phân tích ảnh hưởng của các gián đoạn về lợi nhuận và lưu thông tiền tệ.
1.5.3. Liên hệ với chức năng marketing
Liên quan cơ bản của bộ phận marketing là tạo ra các tổn thất tiềm năng, nhận dạng các tổn thất tiềm năng và các nỗ lực kiểm soát tổn thất
được thiết kế để tối thiểu các ảnh hưởng của chúng. Ví dụ, trong marketing sản phẩm và dịch vụ, bộ phận đóng gói có thể sử dụng bao bì có thiếu
sót dẫn đến các khiếu nại về trách nhiệm.
1.5.4. Liên hệ với chức năng quản trị sản xuất
Trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ, bộ phận sản xuất thường phải đương đầu với các tai nạn lao động dẫn đến các
tổn thất về con người hoặc các thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại xảy ra cho người thứ ba. Bộ phận sản xuất cần xác định và đánh giá các mối
nguy hiểm liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ cũng như quá trình sản xuất. Các quá trình về sản xuất an toàn, các hoạt động thắt chặt kiểm

35 36
soát chính là minh chứng cho nỗ lực kiểm soát tổn thất kết hợp với bộ phận sản xuất.
1.5.5. Liên hệ với chức năng quản trị nhân sự
Bộ phận nhân sự có thể có rất nhiều trách nhiệm liên quan đến quản lý rủi ro. Minh chứng rõ nhất cho mối liên hệ này là các chương trình
phúc lợi dành cho người lao động. Mặc dù tại một số doanh nghiệp, tổ chức chức năng thu xếp các chương trình phúc lợi dành cho người lao
động thuộc trách nhiệm của bộ phận kế hoạch, tuy nhiên hầu hết doanh nghiệp tổ chức qui định bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm toàn bộ đối với
các chương trình phúc lợi dành cho người lao động. Thông thường, bộ phận nhân sự đàm phán về các phúc lợi mà người lao động được hưởng
với tổ chức công đoàn, thiết lập các trách nhiệm bắt buộc và các phúc lợi bổ sung sau đó người phụ trách lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và
thỏa thuận về phạm vi bảo hiểm hoặc quản lý kế hoạch tài chính cũng như kế hoạch giữ lại tổn thất.
Chức năng quản trị nhân sự giữ vai trò quan trọng trong việc lựa chọn và đào tạo người lao động, kiểm soát các bệnh nghề nghiệp và các
tổn thương liên quan đến người lao động. Trong rất nhiều trường hợp, bộ phận này giữ vai trò quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của
người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động.
Trên thực tế, để hoạt động quản lý rủi ro có hiệu quả luôn cần sự trao đổi thông tin hai chiều giữa bộ phận quản lý rủi ro và các bộ phận
chức năng khác trong doanh nghiệp để đảm bảo thông tin được phản hồi và luôn cập nhật và được xử lý điều chỉnh kịp thời.

37 38
Chương 2.
NHẬ N DẠ NG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦ I RO

Nội dung chương 2 cung cấp các kiến thức cơ bản phục vụ cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro:
- Nhận dạng các nguồn rủi ro, các loại rủi ro
- Các phương pháp nhận dạng rủi ro
- Các tổn thất tiềm năng mà rủi ro có thể gây ra
- Đo lường và đánh giá rủi ro

2.1. NHẬN DẠNG RỦI RO


Nhận dạng rủi ro là một quá trình trong đó doanh nghiệp xác định một cách có hệ thống và liên tục các tổn thất tiềm năng về con người,
trách nhiệm và tài sản một cách sớm nhất trước khi chúng xảy ra. Người quản lý rủi ro cần xác định tất cả các tổn thất tiềm năng mà doanh
nghiệp phải đương đầu, bởi họ sẽ không có bất cứ một cơ hội nào để đối phó với các rủi ro không được phát hiện. Doanh nghiệp sẽ giữ lại một
cách không có ý thức các rủi ro này và đây không phải là việc làm tốt nhất. Để xác định tất cả các tổn thất tiềm năng người quản lý rủi ro trước
tiên cần xác định tất cả các tổn thất có thể xảy ra đối với bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Thứ hai, người quản lý rủi ro cần tiếp cận
một cách có hệ thống để phát hiện các tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt được đưa ra trong bảng liệt kê các danh mục cần
kiểm tra. người quản lý rủi ro có thể tiến hành trên phương diện cá nhân hai bước này hoặc dựa vào các dịch vụ của đại lý bảo hiểm, môi giới
hoặc nhà tư vấn.
2.1.1. Các nguồn rủi ro
Để xác định chính xác các rủi ro phải đối mặt, trước tiên phải xác định và hiểu rõ các nguồn hay nói cách khác là các môi trường có thể
dẫn đến rủi ro, bao gồm: môi trường vật chất, môi trường xã hội, môi trường chính trị, môi trường pháp luật, môi trường hoạt động, môi trường
kinh tế, vấn đề nhận thức.
- Môi trường vật chất (hay còn được họi là môi trường tự nhiên)
Đây chính là môi trường tự nhiên xung quanh ta và cũng là nguồn rủi ro cơ bản nhất đối với bất cứ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào.

39 40
Các sự bất thường, thay đổi của môi trường tự nhiên như động đất, núi lửa, bão, lũ, lụt, hạn hán,… luôn là hiểm họa gây ra các tổn thất cho con
người. Sự thiếu ý thức của con người trong sản xuất, sinh hoạt dẫn đến chặt phá rừng không kiểm soát, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm khí thải
làm cho nguy cơ thiên tai gia tăng, khó kiểm soát cũng như làm gia tăng các bệnh tật liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ của con người (ung thư,
các bệnh về hô hấp, tiêu hóa,…). Sự thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, đặc biệt là
những lĩnh vực như nông nghiệp, du lịch... Một thực tế cần khẳng định là các rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng và sức tàn phá của chúng ngày
càng khốc liệt, con người gần như bất lực với chúng.
- Môi trường xã hội
Môi trường xã hội phụ thuộc vào cấu trúc xã hội, các định chế xã hội, chuẩn mực xã hội và hành vi của con người. Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng,
mỗi địa phương môi trường xã hội thường có sự khác biệt. Chẳng hạn, ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, người dân thường sống kín đáo hơn, tôn
thờ đạo Phật; Tại Ấn Độ đối với những người theo đạo Hindu họ tôn thờ một số loài vật và không ăn thịt chúng; Tại Châu Âu và Bắc Mỹ, ở một số
nước xảy ra tình trạng kỳ thị chủng tộc; Hay như ngay trong một quốc gia như Việt Nam, thói quen tiêu dùng, tiết kiệm của người dân ba miền càng
khác nhau… Việc hiểu rõ các định chế, chuẩn mực xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực sẽ giúp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệptìm ra hướng đi đúng
cho mình, có cách ứng phó kịp thời với các thay đổi của xã hội.
- Môi trường chính trị
Môi trường chính trị là nhân tố quyết định đối với sự ổn định nền kinh tế nói chung, doanh nghiệp, tổ chức hay mỗi cá nhân nói riêng.
Trong một quốc gia, mỗi thể chế chính trị có phương thức quản lý riêng, ảnh hưởng đến toàn bộ bộ máy cầm quyền từ trung ương đến địa
phương. Sự thay đổi về chính sách tiền tệ, tài khóa, chi tiêu của Chính phủ cho các lĩnh vực giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, tái đầu tư vào nền
kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thể chế chính trị của quốc gia. Trên phương diện quốc tế, thể chế chính trị nhiều khi ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tác động đến các chính sách cho vay của các tổ chức quốc tế như IMF, WB,… Nhìn chung, quốc
gia nào có thể chế chính trị ổn định thường có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, giảm thiểu được một số hiểm họa.
- Môi trường pháp luật
Hệ thống pháp luật chính là các chuẩn mực và các biện pháp trừng phạt khi ai đó vi phạm các chuẩn mực, nó được xây dựng để đảm bảo
rằng nền kinh tế được vận hành theo các chuẩn mực qui định. Có thể coi hệ thống pháp luật là khung xương sống của nền kinh tế. Tuy nhiên, nền
kinh tế luôn vận động và các chuẩn mực mà pháp luật đề ra có thể không tiên liệu hết. Chẳng hạn ở Việt Nam, hệ thống pháp luật đang trong quá
trình hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở và những điểm chưa nhất quán. Chính yếu tố này làm khó khăn thêm cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân,
gây khó khăn cho Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Các quốc gia đều bị cuốn vào quá trình toàn cầu hóa, việc hiểu

41 42
rõ pháp luật của mỗi quốc gia và quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức và mỗi cá nhân bảo vệ mình và phát triển. Xét trên khía cạnh
quản lý rủi ro, các luật và văn bản dưới luật điều tiết sự thận trọng, an toàn là cơ sở giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình.
- Môi trường hoạt động
Hoạt động của doanh nghiệp có thể liên quan đến rất nhiều khâu, nhiều khía cạnh như nhân sự, sản xuất, kinh doanh, khách hàng, các nhà
cung cấp,… mỗi khâu, mỗi khía cạnh đều có thể phát sinh các khiếu nại liên quan đến trách nhiệm hoặc tổn thất về tài sản, con người, cũng như
tổn thất về trách nhiệm do ô nhiễm, tai nạn lao động, thiệt hại về tài sản do hoả hoạn, mất mát,...
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế thường phụ thuộc vào môi trường chính trị.Tuy nhiên xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra một môi trường kinh tế chung
toàn cầu, sự thay đổi chính sách của một nước (đặc biệt là những nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, EU) thậm chí có thể ảnh hưởng đến kinh tế
toàn cầu. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không quốc gia nào kiểm soát nổi. Xu
hướng toàn cầu hóa, tự do hóa mậu dịch ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát
triển. Trong trường hợp của Việt Nam - một thành viên mới được kết nạp vào WTO, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa sẽ có cả ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực đến nền kinh tế. Sự phát triển sẽ phụ thuộc vào bản thân mỗi doanh nghiệp - họ chuẩn bị được đến đâu khi phải đương đầu với cạnh tranh phi
thuế quan, không bảo hộ? Các rủi ro trong quá trình kinh doanh hoạt động không chỉ giới hạn trong các rủi ro thị trường mà nó còn có thể là môi
trường phát sinh các nguy cơ về đạo đức, nguy cơ tinh thần gia tăng khả năng dẫn đến tổn thất hay trục lợi từ bảo hiểm.
- Vấn đề nhận thức, năng lực
Yếu tố con người luôn quyết định đối với sự thành công của bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Năng lực của một người quản lý rủi ro trong
việc hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá không phải là hoàn hảo. Nhận thức là vấn đề quyết định trong việc nhận dạng và phân tích rủi ro trên cơ
sở trả lời các câu hỏi: “sự bất định ảnh hưởng thế nào đến doanh nghiệp?”, “vấn đề được nhận dạng có đúng với thực tế không?”
Hiểu rõ các nguồn gốc của rủi ro sẽ giúp cho người quản lý rủi ro xác định được tối đa các rủi ro doanh nghiệp, tổ chức có thể phải đương đầu
và hữu ích cho việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
2.1.2. Các tổn thất tiềm năng
Sự hiện hữu của rủi ro, các hiểm họa và nguy cơ sẽ kéo theo các mối đe doạ về các tổn thất của tài sản, con người hoặc trách nhiệm pháp
lý. Thực chất, các tổn thất tiềm năng chính là các đối tượng của rủi ro.

43 44
- Tổn thất tiềm năng về tài sản
Các tổn thất tiềm năng về tài sản bao gồm các thiệt hại có thể xảy ra đối với các tài sản hữu hình (nhà xưởng, phương tiện, máy móc,...) và
tài sản vô hình (quyền tác giả, danh tiếng, ….), các tổn thất tiềm năng có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, gồm các thiệt hại hữu hình (các
chi phí sửa chữa phục hồi tài sản,…) và thiệt hại vô hình (sự mất giá của tài sản).
- Tổn thất tiềm năng về trách nhiệm pháp lý
Các tổn thất tiềm năng về trách nhiệm pháp lý được xác định theo qui định của luật dân sự. Tổn thất tiềm năng về trách nhiệm thường liên
quan đến các giao dịch, các mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân với bên ngoài hoặc với người lao động. Các tổn thất về trách
nhiệm pháp lý phức tạp, liên quan đến nhiều bên và việc giải quyết đòi hỏi về thời gian và công sức. Cùng một vấn đề phát sinh nhưng mức trách
nhiệm phát sinh sẽ khác nhau giữa các quốc gia do sự khác nhau về hệ thống luật mà mỗi quốc gia áp dụng.
- Tổn thất tiềm năng về con người
Tổn thất tiềm năng về con người là các tổn thất có thể xảy ra liên quan đến tình trạng sức khỏe, sinh mạng của con người. Các tổn thất tiềm
năng về con người liên quan đến các tổn thất về tinh thần, thiệt hại về thu nhập, các chi phí tìm kiếm người thay thế, chi phí phục hồi chức năng,
chi phí y tế, chi phí do rủi ro tử vong,...

2.2. PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG RỦI RO


2.2.1. Phiếu điều tra rủi ro
Phiếu điều tra rủi ro là một bảng hỏi, nó được thiết kế để phục vụ cho việc thu thập thông tin. Phiếu điều tra rủi ro là một cách hệ thống
hóa để tập hợp thông tin về các hiểm họa, nguy cơ và tổn thất tiềm năng của một doanh nghiệp, tổ chức và cán nhân cụ thể. Phiếu điều tra rủi
ro rất hữu dụng cho việc đối phó các tổn thất tiềm năng cũng như xác định chúng. Ví dụ, câu hỏi điều tra có thể hỏi có hay không doanh
nghiệp có một tổn thất tiềm năng cụ thể như một toà nhà xây dựng, và chi phí hiện tại của các toà nhà tương ứng.
Phiếu điều tra rủi ro thường được ứng dụng trong tất cả các phương pháp nhận dạng rủi ro, giúp người quản lý rủi ro nhận dạng một cách
dễ dàng và chính xác nhất các rủi ro và tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thể phải đương đầu.
Kết cấu của phiếu điều tra rủi ro thường bao gồm ba phần:
Phần mở đầu: Thường bao gồm các thông tin cơ bản về tổ chức hoặc cá nhân thực hiện điều tra và được điều tra, như tên, địa chỉ, điện

45 46
thọai, địa chỉ email; Tên phiếu điều tra: thể hiện mục đích của phiếu điều tra.
Phần chính: Phần này chính là các câu hỏi phục vụ cho việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối tượng điều tra: vị trí, đặc điểm, tính
chất công việc, khả năng tài chính, các môi trường rủi ro, các hiểm họa và nguy cơ,... Các thông tin này giúp cho người quản lý rủi ro nhận
dạng và đánh giá rủi ro đối với từng đối tượng cụ thể. Nhìn chung, mỗi đối tượng (tài sản, con người) cần có những câu hỏi đặ c thù phục vụ
cho mục đích cụ thể của cuộc điều tra.
Phần kết luận: Thường là cam kết về tính trung thực của các thông tin được cung cấp của bên được điều tra; chữ ký xác nhận của người đi
điều tra, đại diện bên được điều tra hoặc cả người làm chứng; thời gian thực hiện điều tra.
Phiếu điều tra rủi ro được ứng dụng trong hầu hết các phương pháp nhận dạng rủi ro và giữ vai trò quan trọng trong việc tìm, nhận dạng rủi
ro phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro.
2.2.2. Phương pháp phân tích các báo cáo tài chính
Một phương pháp nhận dạng rủi ro thường được áp dụng đối với doanh nghiệp, tổ chức là phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Đây là
phương pháp do A.H. Criddle đề xuất năm 1962 (Williams & Heins, 1989). Thông qua việc phân tích bảng cân đối tài sản, các báo cáo hoạt động, báo
cáo hỗ trợ, Criddle cho rằng người quản lý rủi ro có thể xác định tất cả các tổn thất tiềm năng về tài sản, con người, trách nhiệm của doanh nghiệp. Do
các hoạt động của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình luân chuyển tiền tệ và sử dụng tài sản nên người quản lý rủi ro có thể xem xét kết hợp giữa
các bản báo cáo này với các dự báo về tài chính và dự toán ngân sách để có thể phát hiện các tổn thất tiềm năng trong tương lai.
Theo phương pháp này, mỗi tài khoản sẽ được nghiên cứu kỹ để có thể phát hiện các rủi ro tiềm năng. Các phát hiện được lập và báo cáo theo
từng tài khoản. Người quản lý rủi ro có thể thông qua xem xét sự biết động về chi phí, tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho,… để phát hiện các bất
thường. A.H. Criddle cho rằng phương pháp này là đáng tin cậy, khách quan, thuận tiện khi dựa trên số liệu sẵn có, có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng
và có thể sử dụng được cho bộ phận quản lý rủi ro và các nhà tư vấn chuyên nghiệp. Việc phân tích rủi ro dựa trên các báo cáo tài chính còn chuyển
việc nhận dạng rủi ro thành các thuật ngữ tài chính quen thuộc và dễ chấp nhận hơn đối với các nhà quản lý trong các doanh nghiệp, tổ chức cũng như
các nhà cung cấp. Phương pháp này còn được coi là hữu ích cho việc đo lường tổn thất và đưa ra cách quản lý tốt nhất cho các đối tượng rủi ro.
Cũng theo A.H. Criddle, người quản lý rủi ro cần phải bổ sung các nguồn thông tin khác vào các hồ sơ tài chính. Chẳng hạn như biên bản kiểm
tra, điều tra về các tài sản, các tài liệu pháp lý. Dưới đây là minh họa về việc phân tích rủi ro từ một tài khoản kế toán.
Tên tài khoản Tài sản, nhân sự, hoạt động cụ thể Tổn thất tiềm năng Hiểm họa
Hàng hóa tồn kho Nguyên liệu:

47 48
Còn ở người cung cấp Tổn thất về tài sản Lửa, bão, mưa đá, trộm cắp, các hiểm
Đang vận chuyển đến kho Trực tiếp họa khác do con người
Kho bãi Gián tiếp
Đang vận chuyển đến nhà máy
Nhà máy
Thành phẩm: Sự lơ đễnh, các vi phạm về bảo hành,
Nhà máy Tổn thất về pháp lý phát sinh từ phương bảo dưỡng, tai nạn lao động
Đang chuyển đến kho: tiện, đất đai, nhà cửa kho bãi, sản phẩm,
+ Bằng phương tiện của nhà máy tai nạn của nhân viên.
+ Bằng phương tiện đi thuê
Kho bãi: Chết, bệnh tật, thất nghiệp, về hưu.
+ Đang chuyển đến người bán lẻ Tổn thất về nhân sự.
+ Bằng phương tiện của nhà máy
+ Bằng phương tiện đi thuê
+ Kho của người bán lẻ

Ngoài ra, người quản lý rủi ro có thể dựa vào một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, chỉ tiêu đánh giá cấu trúc nguồn vốn và chỉ tiêu
đánh giá khả năng sinh lợi để nhận dạng các rủi ro của doanh nghiệp, tổ chức và đánh giá độ an toàn của doanh nghiệp hay tổ chức đó.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, bao gồm:
Tài sản lưu động
Tỉ số thanh toán hiện tại =
Nợ ngắn hạn
TS để chuyển thành tiền
Tỉ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Giá vốn hàng bán
Hệ số quay vòng hàng tồn kho =
Tồn kho trung bình
Chu kỳ quay vòng Số ngày trong chu kỳ
=
hàng tồn kho Hệ số quay vòng hàng tồn kho
Hệ số quay vòng Doanh thu thuần
=
các khoản phải thu Trung bình các khoản phải thu
Chu kỳ quay vòng = Số ngày trong kỳ

49 50
các khoản phải thu Hệ số quay vòng các khoản phải thu
EBIT
Khả năng đáp ứng tiền lãi =
Tiền lãi

Các chỉ tiêu đánh giá cấu trúc nguồn vốn, bao gồm:
Tổng nợ/tổng tài sản
Tổng nợ/Tổng vốn chủ sở hữu
Nợ dài hạn /Tài sản cố định
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi, bao gồm:
Lợi suất theo doanh thu
Lợi tức gộp
Lợi tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi tức thuần
Lợi suất của tổng tài sản = lợi tức thuần/tổng tài sản
Hệ số quay vòng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản
Lợi suất của vốn chủ sở hữu = Lợi tức thuần/Vốn chủ sở hữu
2.2.3. Phương pháp lưu đồ
Dựa vào các khâu của một quá trình sản xuất kinh doanh, người quản lý rủi ro có thể nhận dạng rủi ro ở mỗi khâu trong qui trình. Trên thực
tế, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh có thể đầy đủ các khâu dưới đây hoặc
chỉ bao gồm một số khâu nhất định. Tại mỗi khâu của quá trình việc, liệt kê các tổn thất tiềm năng được thực hiện đối với từng hoạt động và
thường bao gồm:
- Các tổn thất tiềm năng về tài sản: Thay thế hay sửa chữa phương tiện, nhà xưởng, máy móc, công cụ, bán thành phẩm,...

51 52
- Các tổn thất tiềm năng về trách nhiệm: Trách nhiệm đối với khách hàng khi phát sinh tổn thất về tài sản, con người của người tiêu dùng
khi sử dụng sản phẩm, trách nhiệm chủ phương tiện, trách nhiệm đối với người lao động,...
- Các tổn thất về người: Các tai nạn gây tổn thương, thương tật, tử vong trong quá trình lao động, các tổn thất đối với thừn nhân của người
lao động khi họ gặp rủi ro,...

Nhà c. cấp 1 Kho Nhà máy kho Phân phối 1


1

Nhà c. cấp 2 Phân phối 2 Ng. TD
kho Nhà máy kho
Nhà c. cấp 3 2 Phân phối 3

Sơ đồ 1. Quá trình sản xuất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

53 54
 Thiếu, nhiễu thông tin
Nghiên cứu thị trường  Năng lực bộ phận nghiên cứu thị trường
 Rủi ro trong khâu ký hết hợp đồng
Ký kết hợp đồng
 Nguồn nguyên liệu không ổn định
 Giá cả, chất lượng nguyên liệu, vật tư
Nguồn nguyên liệu  Các rủi ro thiên tai

 Mất mát, hư hỏng


 Tai nạn giao thông
Vận chuyển
 Kỹ thuật bảo quản, cách ly
 Mất mát, hư hỏng
 Giá cả, chất lượng nguyên liệu
Kho bãi
 Máy móc, thiết bị hỏng hóc
 Số lượng chất lượng nguyên liệu
 Lao động: kỹ năng, kỷ luật
Sản xuất
 Môi trường sản xuất
 Chất lượng thành phẩm
 Kỹ thuật bảo quản, cách ly
Kho bãi
 Mất mát, hư hỏng
 Giá cả, chi phí lưu kho
 Mất mát, hư hỏng
Vận chuyển  Tai nạn giao thông
 Rủi ro trong khâu thanh toán

Ký kết hợp đồng  Kênh phân phối


 Quảng cáo khuyến mại
 Thị hiếu khách hàng

Tiêu thụ  Cạnh tranh


 Biết động về giá cả

Sơ đồ 2: Quá trình sản xuất đối với doanh nghiệp qui mô lớn

55 56
Mỗi một giai đoạn trong sơ đồ đều đối mặt với một số rủi ro và tổn thất tiềm năng nhất định. Việc nhận dạng rủi ro theo lưu đồ cho phép
người quản lý rủi ro nhận dạng tối đa nhất các rủi ro có thể đương đầu trong mỗi khâu, hạn chế tình trạng bỏ sót khi đánh giá tổng thể.
2.2.4. Phương pháp phân tích hợp đồng
Rất nhiều các tổn thất tiềm năng phát sinh từ các hợp đồng liên quan đến các đối tác, giao dịch,... Người quản lý rủi ro cần nghiên cứu các
hợp đồng giao dịch của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xác định có hay không nguy cơ tăng hoặc giảm các tổn thất tiềm năng từ mỗi hợp
đồng. Quá trình nhận dạng rủi ro thông qua các hợp đồng có thể chia thành ba giai đoạn: rủi ro trong ký kết, rủi ro trong thực hiện và rủi ro trong
thanh toán.
- Rủi ro trong ký kết hợp đồng: Có thể bao gồm các rủi ro từ chủ thể, rủi ro từ ngôn ngữ, rủi ro từ nội dung kí kết, rủi ro pháp lý.
+ Rủi ro từ chủ thể:
 Công ty ma;
 Tư cách pháp nhân: Không có đăng ký kinh doanh, không cho chức năng kinh doanh, giấy phép kinh doanh hết hiệu lực, người đại
diện ký kết không hợp pháp;
 Đối tác kinh doanh: Không có uy tín, không đủ điều kiện về pháp lý, sức khỏe, khả năng tài chính kém, phong tục tập quán khác nhau,
vị trí địa lý không thuận lợi.
+ Rủi ro từ ngôn ngữ hợp đồng: Từ ngữ sử dụng trong hợp đồng tối nghĩa khó hiểu, ghi không rõ nội dung đàm phán, sai sót khi đánh máy.
+ Rủi ro từ nội dung kí kết: Năng lực cán bộ đàm phán kém; các điều khoản quá định không chi tiết, cụ thể; các thông tin thị trường bị sai
lệch, thiếu; giá cả nguyên vật liệu, sản phẩm, tỉ giá biết động; thời hạn hiệu lực hợp đồng, các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường
không rõ ràng,...
+ Các rủi ro pháp lý: Danh mục hàng xuất nhập khẩu thay đổi, thuế suất thay đổi, các quá định về kiểm tra chất lượng hàng hóa thay đổi,
các tiêu chuẩn đo lường, đóng gói thay đổi,...
- Rủi ro trong thực hiện hợp đồng:
+ Rủi ro về thời hạn giao hàng:
 Nhân lực: Nguồn nhân lực biết động, tay nghề trình độ của lực lượng lao động không ổn định, kém, không đồng đều, tai nạn lao động.

57 58
 Vật lực: Máy móc thiết bị trục trặc, hư hỏng; nguồn điện không ổn định; nguồn cung cấp vật tư, nguyên liệu không ổn định: cung cấp
không đủ số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả,...
 Tài lực: Trục trặc trong huy động nguồn vốn.
+ Rủi ro trong vận chuyển, bốc dỡ, hư háng, lưu kho: Hàng hóa rơi vỡ, mất mát, hư hỏng, trục trặc ở khâu hải quan, lưu kho, vận chuyển,
lừa đảo hàng hải,...
+ Rủi ro trong nghiệm thu: Chất lượng sản phẩm không đảm bảo, không nghiệm thu được do giá ở thị trường khách hàng giảm; nghiệm thu
nhưng cố tình loại nhiều sản phẩm để giảm giá,...
- Rủi ro trong thanh toán:
+ Thanh toán bằng tiền mặt: Người mua trả tiền mà người bán không giao hàng, người bán xuất hàng mà người mua không nhận hàng
hoặc không thanh toán, người mua chuyển địa điểm, bỏ trốn trước khi thanh toán...
+ Thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T: Chuyển tiền trước khi giao hàng: Rủi ro thuộc về người mua, chuyển tiền sau khi giao hàng: Rủi
ro thuộc về người bán.
+ Thanh toán bằng L/C: Rủi ro phát sinh từ phía ngân hàng mở L/C hoặc từ phía ngân hàng thông báo; thực hiện không đúng các điều khoản
qui định trong L/C: không đủ chứng từ, sai về nội dung, hình thức, chính tả; nộp chứng từ muộn; do đồng tiền thanh toán...
4
Người mua
Người bán

3 5 2 1 8 9
Ngân hàng 6 Ngân hàng mở L/C 7
thông báo
Phương pháp này cho phép người quản lý rủi ro nhận dạng tổng quát các rủi ro liên quan đến trong các giao dịch hợp đồng của doanh
nghiệp, đặc biệt là các phát sinh về pháp lý trong quá trình ký kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng.
2.2.5. Phương pháp điều tra hiện trường
Phương pháp này phải được thực hiện bởi người quản lý rủi ro. Thông qua việc quan sát các hoạt động, tài sản con người tại thực địa người

59 60
quản lý rủi ro có thể nhận dạng các rủi ro mà doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân phải đương đầu. Phương pháp này sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng
kết hợp phiếu điều tra rủi ro.
2.2.6. Phương pháp trao đổi (với các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp)
Một trong những phương pháp được coi là hữu hiệu trong việc nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm năng là trao đổi một cách có hệ thống và
liên tục với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp và các đối tác bên ngoài doanh nghiệp. Các hoạt động trao đổi được thực hiện khi người
quản lý rủi ro muốn hiểu kỹ về các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp và các tổn thất tiềm năng có thể phát sinh từ các hoạt đồng
này, việc trao đổi thông tin được thực hiện với những nhà quản lý, những người lao động trực tiếp của mỗi bộ phận. Việc trao đổi cũng có thể
được thực hiện thông qua các báo cáo bằng miệng hoặc bằng văn bản.
2.2.7. Phân tích các bản báo cáo tổn thất
Phân tích các báo cáo tổn thất trong quá khứ có thể không phát hiện hết được các nguy cơ rủi ro hơn các phương pháp khác nhưng lại có
ưu điểm là có thể phát hiện được các nguy cơ rủi ro dễ xảy ra trong tương lai thông qua các số liệu, hồ sơ lưu về các tổn thất đã xảy ra liên quan
đến nguyên nhân, vị trí, giá trị tổn thất và các yếu tố khác.
2.2.8. Phân tích môi trường
Theo giáo sư John O’Connell , việc tiến hành phân tích thật cẩn thận môi trường bên trong và bên ngoài là một trong những phương pháp
thường được ứng dụng trong nhận dạng các nguy cơ tiềm năng của một doanh nghiệp cụ thể. Ông cho rằng, có bốn nhân tố trong mô i trường liên
quan: khách hàng, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh và các nhà quản lý. Khi phân tích mỗi nhân tố liên quan, cần tập trung vào tính chất
của các mối quan hệ, tính không đồng nhất, và tính ổn định của chúng.
2.2.9. Phân tích hiểm họa và tổn thất
- Phân tích hiểm họa
Để nhận dạng chính xác các rủi ro phải đương đầu, người quản lý rủi ro phải hiểu rõ các nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro cũng như hiểu
rõ các tổn thất mà họ có thể gặp phải.
Có hai quan điểm khác nhau trong nhận dạng rủi ro: Quan điểm thứ nhất nhấn mạnh vào yếu tố con người. Theo H.W. Heinrich, có thể có
năm nguyên nhân dẫn đến rủi ro từ phía con người, bao gồm: Môi trường xã hội và yếu tố dòng họ, sai lầm của con người, các hành động không
an toàn (máy móc, tính chất công việc), tai nạn, thương tật. Quan điểm thứ hai, xét trên góc độ kỹ thuật, quan điểm này nhấn mạnh các nguyên

61 62
nhân liên quan đến tính chất cơ, lý của tai nạn như thiết bị sai qui cách: dây điện không đạt tiêu chuẩn, việc xử lý chất thải không theo yêu cầu
bắt buộc, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông được thiết kế không đảm bảo,… Trên thực tế, hầu hết các rủi ro xảy ra đều có liên quan đến con
người dưới hình thức vô tình hay cô ý làm sai, bỏ sót.
Việc phân tích hiểm họa sẽ giúp cho các nhà quản lý rủi ro có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn về rủi ro cũng như là cơ hội để lựa chọn biện
pháp đối phó phù hợp nhất. Phân tích hiểm họa không chỉ giới hạn ở các yếu tố gây ra tai nạn mà phải xác định cả các yếu tố có thể gây ra tai nạn
theo kinh nghiệm của các tổ chức khác như các doanh nghiệp bảo hiểm, các doanh nghiệp cùng nhóm ngành nghề,… Thực tế cho thấy các nhà
quản lý rủi ro phát hiện được ngày càng nhiều các hiểm họa mới thông qua các thí nghiệm dưới các điều kiện có kiểm soát. Các hiểm họa cũng
có thể được phát hiện thông qua công tác thanh tra kiểm tra.
- Phân tích tổn thất:
Để có thông tin về các tổn thất có thể, người quản lý rủi ro cần có một hệ thống và mạng lưới các nguồn thông tin và các mẫu báo cáo tai
nạn hoặc báo cáo các trường hợp tai nạn được ngăn chặn. Các nguồn thông tin chính là những người làm các công việc trực tiếp có liên quan đến
các tài sản hoặc quản lý các công việc, hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức. Phân tích tổn thất cho biết nguyên nhân xảy ra tổn thất, loại tổn thất
phát sinh, mức độ nghiêm trọng của tổn thất, khi liên hệ trong tổng thể một nhóm đối tượng tương đồng còn có thể xác định tần suất xuất hiện
của rủi ro để từ đó xác định công cụ đối phó phù hợp.

2.3. ĐO LƯỜNG RỦI RO


Ý nghĩa của đo lường rủi ro
Sau khi nhận dạng rủi ro và các tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp hoặc tổ chức phải đương đầu, người quản lý rủi ro phải đo lường các
tổn thất tiềm năng này nhằm mục đích xác định tầm quan trọng của chúng và có được các thông tin cần thiết giúp cho việc xác định lựa chọn các
công cụ quản lý rủi ro phù hợp.
Có hai đại lượng cần đo lường, đó là tần suất xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của các tổn thất. Kết quả đo lường mỗi đại lượng được
xem xét cân đối với từng giai đoạn ngân sách cụ thể và sự biến đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Trong phần nhận dạng rủi ro chúng ta
đã đề cập đến khả năng rủi ro xuất hiện trong các hoàn cảnh khác nhau, hậu quả do rủi ro gây ra cũng không giống nhau. Vấn đề đặt ra, làm thế
nào để đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro? Khả năng xảy ra của rủi ro chịu ảnh hưởng của hai yếu tố đó là: tần suất xảy ra của rủi ro
(frequency) và mức độ nghiêm trọng mỗi khi rủi ro xuất hiện (severity).
Dựa trên cơ sở nghiên cứu nhiều tình huống rủi ro khác nhau và mức đông nghiêm trọng của tổn thất tương ứng, Henrich - chuyên gia về

63 64
quản lý rủi ro và bảo hiểm (Williams &Heins, 1984) đưa ra mô hình tam giác biểu thị mối quan hệ tương quan giữa tần suất xảy ra của rủi ro và
mức độ nghiêm trọng của tổn thất.

Mức độ
nghiêm
trọng
của tổn
thất

Tần suất xảy ra rủi ro

Hình 2.1. Tam giác Henrich: mối quan hệ tương quan giữa
tần suất rủi ro và mức độ nghiêm trọng của tổn thất
Có hai tình huống phổ biến: Thứ nhất, tần suất rủi ro cao nhưng mức độ nghiêm trọng của tổn thất không lớn. Trường hợp này thông
thường xảy ra trong bảo hiểm tai nạn con người, xe cơ giới, hộ gia đình. Thực tế hàng năm có rất nhiều vụ tai nạn, nhưng chỉ có ít vụ dẫn tới
người bị nạn tử vong. Nếu đứng từ phía doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình, họ có xu hướng chủ quan đối với các rủi ro theo chiều hướng tổn
thất nhỏ có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, do giá tài sản của các cá nhân, tổ chức trên một đối tượng trong các tình huống này cũng không cao
và hiệu suất sử dụng thường lớn nên xu hướng bảo hiểm trở nên phổ biến tại các thị trường có tập quan bảo hiểm. Đối với các doanh nghiệp bảo
hiểm, đây chính là thị trường các sản phẩm bán lẻ. Tổn thất thường nằm trong khả năng giữa lại của họ, tuy nhiên để kinh doanh hiệu quả và đảm
bảo rủi ro không mang tính tích lũy các nhà bảo hiểm cần có biện pháp quản lý rủi ro hợp lý. Trên thực tế đây chính là phần đáy trong tam giác
Henrich.

Tần số lập lại

65 66
Hình 2.2. Tần suất rủi ro cao, mức độ nghiêm trọng
của tổn thất thấp
Tần số lập lại

Mức độ nghiêm trọng

Hình 2.3. Tần suất rủi ro thấp, mức độ nghiêm trọng


của tổn thất cao
Thứ hai đặc biệt được các bên quan tâm là Tần suất rủi ro thấp, mức độ nghiêm trọng của tổn thất cao. Trong tình huống này, xác suất xảy
ra rủi ro rất thấp nhưng khi rủi ro xảy ra thì tổn thất phát sinh thường mang tính thảm họa. Ví dụ như trong bảo hiểm hàng không, bảo hiểm năng
lượng, bảo hiểm vệ tinh. Bản thân các doanh nghiệp, tổ chức muốn hay không đều thu xếp bảo hiểm kèm theo việc tuân thủ nghiêm ngặt các qui
định về kiểm soát rủi ro. Các doanh nghiệp bảo hiểm khi nhận bảo hiểm thì đều phải nghĩ đến biện pháp phân tán rủi ro thông qua tái bảo hiểm.
Số liệu về xác suất xảy ra tổn thất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất vô cùng cần thiết cho việc đánh giá tầm quan trọng tương ứng của
một tổn thất tiềm năng. Trên thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về xác suất xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Đứng trên góc
độ bảo hiểm, mức độ nghiêm trọng của tổn thất có tầm quan trọng hơn là xác suất xảy ra tổn thất. Một tổn thất tiềm năng với xác suất mang tính

67 68
thảm họa, mặc dù ít xảy ra, nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các tổn thất nhỏ nhưng xảy ra thường xuyên. Ví dụ, khả năng tổn thất do va chạm
xe cơ giới có thể lớn hơn khả năng tổn thất do hỏa hoạn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của tổn thất do hỏa hoạn có thể lớn hơn nhiều lần thiệt
hại về tài sản trong một vụ tai nạn va chạm xe cơ giới. Chính vì vậy, người quản lý rủi ro không nên bỏ qua việc phân loại tổn thất về trách
nhiệm khi xem xét tổn thất về tài sản.
Trong đo lường tổn thất, khi xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất, người quản lý rủi ro phải cẩn thận xem xét tất cả các loại tổn thất
có thể xảy ra của một sự kiện cho trước càng như tác động về tài chính đối với doanh nghiệp.
Đo lường xác suất xảy ra tổn thất
Đo lường tần suất tổn thất là xác suất mà một đơn vị độc lập sẽ gánh chịu một loại tổn thất từ một hiểm họa. Ví dụ xác suất mà một toà nhà
sẽ bị thiệt hại do hoả họan hoặc xác suất phát sinh trách nhiệm sản phẩm do bất cẩn trong quá trình sản xuất. Richard Prouty, người quản lý rủi ro
của một doanh nghiệp lớn, cho rằng cách đây 30 năm thay vỡ sử dụng ước lượng số lớn , nhà quản lý rủi ro có thể biểu lộ loại xác suất này theo
ba cách, thứ nhất, “hầu như không” (almost nil) (ám chỉ là theo ý kiến của người quản lý rủi ro về sự kiện có thể không xảy ra; Hoặc thứ hai,
“mỏng manh” (slight) (muốn nói mặc dù có thể, sự kiện đó không xảy ra ở hiện tại và dường như không xảy ra trong tương lai; T hứ ba, “nhẹ
nhàng” (moderate) (muốn nói rằng nó đã từng xảy ra một lần và có thể xảy ra trong tương lai; Hoặc thứ tư, “rõ ràng” (definite) (muốn nói rằng
nó đó xảy ra thường xuyên và có thể xảy ra thường xuyên trong tương lai. Đo lường xác suất đề cập ở đây có một lợi thế đó là đưa ra thời gian
để suy nghĩ về các tổn thất tiềm năng và nghiên cứu các kinh nghiệm trong quá khứ. Hầu hết các nhà quản lý rủi ro có thể cung cấp các ước
lượng cần thiết. Thực hiện các ước lượng này có thể khuyến khích việc tiếp cận một cách có hệ thống cẩn thận về quản lý rủi ro.
Thay vì ước lượng xác suất mà một đơn vị độc lập sẽ phải ánh chịu một loại tổn thất từ một hiểm họa trong tương lai, người quản lý rủi ro
có thể, theo cùng một cách, ước lượng xác suất mà một đơn vị sẽ gánh chịu một loại tổn thất từ nhiều hiểm họa, Ví dụ như bão, nổcũng như hoả
họan xác suất này sẽ cao hơn bởi vì nguyên nhân của tổn thất nhiều hơn.
Đo lường mức độ nghiêm trọng (khốc liệt) của tổn thất
Đo lường thường được sử dụng để đo lường mức độ khốc liệt của tổn thất là tổn thất tối đa (possible) có thể tồn tại đối với một đơn vị
trong một sự kiện và tổn thất tối đa (probable) chắc hẳn sẽ xảy ra đối với một đơn vị trong một sự kiện. Hiện tại, chúng ta chỉ tập trung vào các
sự kiện nguyên nhân do chỉ một loại tổn thất. Tổn thất tối đa có thể tồn tại là tổn thất xấu nhất có lẽ có thể xảy ra; Tổn thất tối đa chắc hẳn sẽ xảy
ra là tổn thất xấu nhất có khả năng xảy ra. Các nhà quản lý rủi ro khác nhau có thể lựa chọn các tỉ lệ % khác nhau, họ có thể không đồng ý về giá
trị của của tổn thất tối đa chắc có khả năng xảy ra thậm chí họ ước lượng phân phối xác suất giống nhau. Trong hai tình huống đề cập thì ước
lượng xác suất tối đa có khả năng xảy ra khó hơn nhưng có giá trị hữu ích nhất.

69 70
Để minh họa, Alan Friedlender đã dự đoán bốn đo lường mức độ khốc liệt của thiệt hại về vật chất đối với một toà nhà do một rủi ro hoả
hoạn gây ra. “Tổn thất kỳ vọng thông thường” là tổn thất bằng tiền kỳ vọng khi cả hai hệ thống bảo vệ công cộng kết hợp. Tổn thất tối đa có khả
năng xảy ra là giá trị tổn thất kỳ vọng khi một phần của hệ thống bảo vệ (Ví dụ như hệ thống cứu hoả tự động không hoạt động hoặc hoạt động
không hiệu quả). Tổn thất tối đa có thể dự đoán là giá trị tổn thất kỳ vọng.
Một sự kiện đơn lẻ có thể liên quan đến nhiều loại tổn thất. Trong ước lượng tổn thất tối đa có thể và tổn thất tối đa có lẽ xảy ra, người
quản lý rủi ro nên xem xét tất cả các loại tổn thất có thể gặp phải từ một hiểm họa cho trước. Ví dụ, tổn thất tiềm năng do cháy có thể bao gồm
tổn thất trực tiếp và gián tiếp, các tổn thất về thu nhập ròng, trách nhiệm đối với các tổn thương xảy ra đối với người lao động…
Các phương pháp định lượng
Mục đích của định lượng rủi ro là thay thế các khái niệm còn mơ hồ bằng các diễn giải theo số liệu. Tuy nhiên, các kết quả phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng và độ tin cậy của thông tin phục vụ cho việc định lượng. Các công cụ định lượng sử dụng trong chương này minh họa cho
quá trình tư duy của các nhà quản lý rủi ro khi chuyển các số liệu thống kê thành các dự báo cụ thể.
Trong định lượng rủi ro, thông tin giữ vai trò vô cùng quan trọng, số liệu thống kê đầy đủ, phong phú sẽ cung cấp kết quả dự báo chính xác
giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả.
Vai trò của các ước lượng
Các ước lượng bằng số cụ thể có thể được sử dụng trong quản lý rủi ro phục vụ cho hai mục đích: dự toán ngân sách cho quản lý rủi ro và dự báo
các ảnh hưởng của các quyết định ở hiện tại.
Dự toán ngân sách
Có rất nhiều chi phí quản lý rủi ro không thể dự báo một cách chính xác nhưng hoạt động quản lý rủi ro vẫn phải thực hiện trên cơ sở ngân
sách đã dự toán. Các phương pháp định lượng giúp người quản lý rủi ro dự báo các chi phí.
Ước lượng các ảnh hưởng tương lai
Vai trò thứ hai của định lượng là mô tả các ảnh hưởng dài hạn của các quyết định ở hiện tại. Các ảnh hưởng tức thời thường xảy ra khi
quyết định chi trả trực tiếp các khiếu nại bồi thường thay vỡ mua bảo hiểm là giảm chi phí

71 72
73 74
Chương 3.
CÁC CÔNG CỤ QUẢ N LÝ RỦ I RO

Nội dung chương này đi sâu vào hai nhóm công cụ quản lý rủi ro: các công cụ kiểm soát rủi ro và các công cụ tài trợ rủi ro, cụ thể tập trung
vào các vấn đề sau:
- Khái quát về vị trí vai trò của các công cụ quản lý rủi ro.
- Phân biệt sự khác nhau giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.
- Nội dung của các công cụ quản lý rủi ro.

3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ RỦI RO


Sau khi nhận dạng và đo lường được các rủi ro và tổn thất tiềm năng mà doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân có thể gặp phải, người quản
lý rủi ro phải quyết định nên đối phó với các rủi ro và tổn thất tiềm năng đó như thế nào cho hiệu quả. Trên thực tế có hai cách tiếp cận cơ bản.
Thứ nhất, có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro như né tránh rủi ro, kiểm soát tổn thất, phân chia rủi ro,... để thay đổi các nguy cơ tổn
thất về tài sản, trách nhiệm và con người thông qua giảm thiểu hoặc ngăn chặn các rủi ro hay tạo điều kiện để việc tiên đoán các tổn thất trở nên
dễ dàng hơn. Thứ hai, người quản lý rủi ro có thể sử dụng các biện pháp tài trợ rủi ro để cung cấp tài chính bù đắp các tổn thất mà rủi ro gây ra.
Nguồn tài chính phải đủ để sửa chữa hoặc phục hồi tài sản bị tổn thất, để giải quyết các khiếu nại về trách nhiệm, hoặc để thay thế các dịch vụ do
mất khả năng lao động hoặc tử vong của người lao động hoặc người sử dụng lao động.
Việc ngăn chặn hay giảm thiểu tổn thất là những công cụ hiệu quả nhất để giảm chi phí của rủi ro thông qua việc loại trừ hoặc giảm chính
bản thân rủi ro. Giảm rủi ro và tổn thất là một lĩnh vực liên quan đến sự sống còn đối với:
- Hoạt động quản lý của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
- Ngành công nghiệp bảo hiểm.
- Cộng đồng.
Việc sử dụng công cụ quản lý rủi ro có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp và tổ chức hay hộ gia đình, tuy nhiên, các công cụ được sử

75 76
dụng sẽ bao gồm một hoặc một số các công cụ thuộc hai nhóm.
Các công cụ kiểm soát rủi ro: né tránh rủi ro; ngăn ngừa tổn thất; giảm thiểu tổn thất; phân chia rủi ro; chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm. Theo
Williams & Heins (1989), kiểm soát rủi ro được sử dụng trong ba trường hợp: thứ nhất, khi các chi phí tài trợ rủi ro lớn hơn các chi phí tổn thất; thứ
hai, các tổn thất gián tiếp và/hoặc các chi phí ẩn có thể không được phát hiện trong một thời gian dài; thứ ba, các tổn thất có thể tác động ra bên ngoài
doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến các cá nhân, doanh nghiệp khác và xã hội. Trong đó trường hợp thứ hai và thứ ba có thể làm tăng chi phí của tổn thất
lên nhiều lần.
Các công cụ tài trợ rủi ro: lưu giữ tổn thất thụ động; lưu giữ tổn thất chủ động thông qua dự phòng; tự bảo hiểm; bảo hiểm. Công cụ được
đề cập trong các chương trình quản lý rủi ro thường là các công cụ chủ động, có kế hoạch.
Các công cụ quản lý rủi ro được sử dụng và phát huy trong các giai đoạn/thời điểm khác nhau:
- Trước khi rủi ro xảy ra: Đây là các biện pháp nhằm loại trừ hoặc giảm cơ hội xảy ra của rủi ro bằng cách:
+ Loại trừ khả năng xảy ra của rủi ro thông qua biện pháp né tránh rủi ro: những hoạt động hay công việc có khả năng xảy ra rủi ro cao theo đánh
giá của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân, họ có thể không tham gia hoặc không làm các công việc hoạt động đó nữa. Ví dụ, một người sợ độ cao, họ
có thể không tham gia vào các công việc làm việc trên cao như công nhân xây dựng, phi công; một doanh nghiệp dự định phát triển dự án tuy nhiên
trong quá trình đánh giá họ cho rằng rủi ro ô nhiễm về tiếng ồn, bụi có thể làm phát sinh các khiếu nại về trách nhiệm, họ có thể quyết định dừng không
triển khai dự án.
+ Giảm khả năng xảy ra của rủi ro: biện pháp này có thể được thực hiện bởi rất nhiều công cụ khác nhau, như: bảo dưỡng định kỳ, các biện pháp
đảm bảo an toàn, phòng cháy chữa cháy (PCCC), kiểm tra sức khỏe định kì, áp dụng các qui trình đảm bảo an toàn lao động,...
- Sau khi rủi ro xảy ra: Tại thời điểm này rủi ro đã xảy ra, tổn thất có thể đã phát sinh, vì vậy các công cụ được sử dụng phải đảm bảo mục
tiêu: Tối thiểu hóa qui mô của tổn thất, giảm ảnh hưởng của tổn thất trong tương lai. Công cụ được sử dụng phổ biến nhất là cứu hộ cứu nạn.
- Sau khi có tổn thất: Thời điểm này các công cụ tài trợ rủi ro sẽ phát huy tác dụng trên cơ sở các nguồn tài chính được luân chuyển/đền bù nhằm
khắc phục hậu quả tổn thất mà rủi ro gây ra. Tuy nhiên, các biện pháp tài trợ rủi ro phải được thu xếp từ trước khi rủi ro xảy ra và chỉ phát huy tác dụng
sau khi rủi ro xảy ra gây tổn thất.
Ngoại trừ một số trường hợp có thể né tránh rủi ro, hầu hết mỗi công cụ quản lý rủi ro thường được sử dụng kết hợp với một hoặc nhiều các
công cụ quản lý rủi ro khác. Người quản lý rủi ro luôn xem xét việc sử dụng ít nhất một công cụ kiểm soát rủi ro. Trên thực tế, kiểm soát rủi ro là
các hoạt động trung gian giữa đánh giá rủi ro và tài trợ rủi ro. Nỗ lực kiểm soát rủi ro được hỗ trợ bởi công tác nhận dạng và đánh giá nguy cơ rủi

77 78
ro và tổn thất tiềm năng mà rủi ro gây ra. Bên cạnh đó, kiểm soát rủi ro xác định phạm vi mà các ảnh hưởng không mong muốn do các rủi ro và
tổn thất tiềm năng có thể gây ra cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân. Các ảnh hưởng này sẽ được chuyển vào kết quả tài chính và cần sự hỗ
trợ của tài trợ rủi ro. Đây là một chuỗi mắt xích liên kết với nhau thể hiện sự cần thiết kết hợp giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Kiểm soát rủi
ro có ảnh hưởng tích cực đối với các chi phí tài trợ rủi ro của doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp kiểm soát rủi ro tốt, khi tài trợ rủi ro thông
qua bảo hiểm, chi phí bảo hiểm sẽ được giảm trừ theo các yếu tố giảm phí mà bảo hiểm áp dụng.
Việc áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro cần đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích và chi phí cũng như đảm bảo sự hài hoà giữa các qui định
bắt buộc của cơ quan quản lý với quyền lợi của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

3.2. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO


3.2.1. Né tránh rủi ro
- Khái niệm né tránh rủi ro
Một cách kiểm soát rủi ro thuần tuý triệt để là là né tránh các tài sản, con người hoặc hành động mà đi kèm với nó nguy cơ tổn thất luôn
hiện hữu do (1) bản thân tổ chức,doanh nghiệp, cá nhân/ luôn trong tư thế từ chối tài sản, con người hoặc hành động dù hiểm họa chỉ thoảng qua,
hoặc 2) có nhiều nguy cơ tổn thất từ trước đó. Hầu hết các trường hợp của né tránh rủi ro đều rơi vào loại (1). Ví dụ, nếu một doanh nghiệp
không muốn liên quan đến các tổn thất tiềm năng về tài sản đối với một ngôi nhà hoặc một chiếc xe, họ có thể né tránh các rủi ro này bằng cách
không bao giờ mua bất cứ quyền lợi gì liên quan đến ngôi nhà hoặc chiếc xe đó; Hay một nhà máy hóa chất hàng đầu lập một kế hoạch tiến hành
hàng loạt các thí nghiệm ở một vùng nông thôn ở một thị trấn nhỏ, trong khi chuẩn bị các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng công
việc của họ có thể là nguyên nhân dẫn đến các sự gia tăng tổn thất về ô nhiễm cho thị trấn này. Nhà máy hỏi mua bảo hiểm cho khả năng rủi ro ô
nhiễm có thể phát sinh và chỉ một số ít doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bảo hiểm với mức phí quá lớn so với chi phí mà nhà máy có thể thanh
toán. Từ các yếu tố này dẫn đến việc nhà máy đó quyết định né tránh rủi ro thông qua quyết định không thực hiện các thí nghiệm như dự định.
Như vậy, có thể hiểu né tránh rủi ro là việc từ bỏ các hoạt động, hành động, công việc mà đi kèm với nó khả năng gặp rủi ro cao và các
tổn thất tiềm năng không lường trước được. Né tránh rủi ro thông qua việc từ bỏ các hoạt động, hành động không phải là cách thông dụng nhưng
nó vẫn được thực hiện, thậm chí trong nhiều trường hợp biện pháp này rất có hiệu quả.
Né tránh rủi ro thông qua việc từ bỏ các hoạt động, hành động rất khác với việc chuyển giao rủi ro cho người khác. Né tránh rủi ro khi
được thực hiện bằng việc từ bỏ hoặc từ chối chấp nhận rủi ro càng khác biệt với biện pháp kiểm soát tổn thất. Các biện pháp kiểm soát tổn thất
giả sử rằng doanh nghiệp có các tài sản, lao động hoặc các hoạt động có thể tạo ra rủi ro nhưng doanh nghiệp vẫn duy trì tài sản, lao động hoặc

79 80
các hoạt động đó theo cách an toàn nhất có thể.
- Ảnh hưởng của việc sử dụng biện pháp né tránh rủi ro:
Việc né tránh rủi ro có thể giúp cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp không gặp phải các tổn thất hoặc sự không chắc chắn có thể xảy ra. Tuy
nhiên họ cũng mất đi các lợi ích mà họ có thể nhận được. Mặt khác có một số điểm cần lưu ý:
 Việc né tránh rủi ro có thể không thể thực hiện được vì để tránh tất cả các nguy cơ tổn thất về trách nhiệm thì chỉ có một cách là từ bỏ
hiện tại - đây là điều không thể.
 Các lợi ích tiềm năng có thể lớn hơn rất nhiều các tổn thất tiềm năng và sự không chắn chắn. Người quản lý rủi ro có thể bỏ qua một số
lợi ích như việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, có thêm tài sản, tham gia vào một số hoạt động khi thực hiện biện pháp né
tránh rủi ro.
 Không có gì có thể đảm rằng khi né tránh rủi ro này thì không gặp phải các rủi ro khác. Một doanh nghiệp có thể né tránh các rủi ro về
tai nạn đường bộ bằng cách lựa chọn việc vận tải hàng không hoặc đường thuỷ nhưng họ lại có thể găp rủi ro trong các lĩnh vực này.
- Thực hiện và đánh giá việc né tránh rủi ro:
Để thực hiện một quyết định né tránh rủi ro người quản lý rủi ro phải xác định tất cả các tài sản, cá nhân và các hoạt động có khả năng dẫn
đến tổn thất mà doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân mong muốn né tránh. Dưới sự hỗ trợ của những người quản lý, người quản lý rủi ro có thể
đưa ra các chính sách và các văn bản hướng dẫn việc tuân thủ quyết định né tránh rủi ro.
Né tránh rủi ro chỉ thành công nếu không có tổn thất phát sinh từ nguy cơ tổn thất mà doanh nghiệp mong muốn né tránh. Phương pháp này
sẽ không hợp lý nếu một số hoạt động ngăn chặn được đưa ra nhưng cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp đó may mắn và tổn thất không xảy ra.
3.2.2. Kiểm soát tổn thất
Kiểm soát tổn thất là nỗ lực của cá nhân hoặc tổ chức được thực hiện bởi các hoạt động, công việc, chương trình cụ thể nhằm mục đích tối
thiểu hóa khả năng xảy ra của rủi ro hoặc tối thiểu hóa mức độ tổn thất mà rủi ro gây ra.
Kiểm soát tổn thất là biện pháp được sử dụng thường xuyên nhất trong các công cụ quản lý rủi ro. Các biện pháp kiểm soát tổn thất được
phân loại theo cách thức thực hiện: Các biện pháp giảm và ngăn chặn tổn thất, các biện pháp kiểm soát tổn thất theo nguyên nhân dẫn đến tai
nạn, các biện pháp kiểm soát tổn thất theo vị trí của đối tượng cần bảo vệ , và các biện pháp kiểm soát tổn thất theo tính kịp thời của biện pháp.
3.2.2.1. Kiểm soát tổn thất theo phương thức giảm thiểu và ngăn chặn tổn thất

81 82
Các biện pháp ngăn chặn tổn thất thường được thiết kế thành những chương trình hành động cụ thể và được sử dụng để ngăn chặn tổn thất
hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Một số chương trình kiểm soát tổn thất là sự kết hợp giữa cả hai mục tiêu: giảm tổn thất và ngăn
chặn tổn thất.
Các chương trình ngăn chặn tổn thất được sử dụng linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp, tổ chức, loại tài sản, địa điểm
và đặc thù sản xuất kinh doanh. Ví dụ, để giảm nguy cơ xảy ra tổn thất do hoả hoạn, doanh nghiệp có thể lắp đặt các hệ thống chữa cháy tự động
hoặc bán tự động, sử dụng nước hoặc khí CO2 dạng bọt..., xây dựng các toà nhà theo đúng qui định phòng cháy chữa cháy như khoảng cách giữa
các toà nhà, các lối đi cho phương tiện chữa cháy, bố trí các lối thoát hiểm trong các toà nhà cao tầng,… Để giảm khả năng tổn thất về trách
nhiệm sản phẩm, doanh nghiệp tiến hành nghiêm túc quá trình sản xuất, thiết kế, và kiểm định sản phẩm trước khi đóng gói, thắt chặt các giới
hạn kiểm soát chất lượng, chọn các nhà phân phối có uy tín, kiểm tra các văn bản hóa đơn do người bán hàng hoặc bộ phận quảng cáo chuẩn bị,
lưu giữ các báo cáo để giúp doanh nghiệp bảo vệ mình trong các vô kiện cáo nếu có. Tai nạn công nghiệp có thể giảm thông qua các khóa học và
các buổi họp giao ban về an toàn, cung cấp các thiết bị bảo hộ, kiểm tra hệ thống thông gió trong nhà máy, nơi sản xuất. Người sử dụng lao động
có thể giảm các cơ hội thất nghiệp cho người lao động thông qua chính sách ổn định nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua các
biện pháp đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu thị trường, quảng cáo và sản xuất hàng hóa trong các mùa ế ẩm. Doanh nghiệp càng có thể ngăn
chặn các rủi ro đối với lao động bằng các chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ, cung cấp các chương trình phúc lợi cho người lao động.
Các chương trình giảm tổn thất có thể được chia thành hai phần là các chương trình giảm thiểu tổn thất và các chương trình cứu hộ. Tuy
nhiên, mục đích của cả hai chương trình giảm thiểu tổn thất và cứu hộ đều là cố gắng hạn chế mức độ tổn thất. Điểm khác biệt của hai chương
trình là giảm thiểu tổn thất được thực hiện và có hiệu quả trước khi hoặc trong khi tổn thất xảy ra trong khi các chương trìn h cứu hộ trở nên có
hiệu quả sau khi tổn thất xảy ra. Ví dụ, các hệ thống chữa cháy tự động được thiết kế để ngăn chặn hoặc giới hạn phạm vi hoả hoạn trước và
khi hoả hoạn xảy ra trong khi các hoạt động phục hồi lại tài sản bị thiệt hại lại mang tính chất cứu hộ. Một ví dụ khác về các chương trình
giảm tổn thất là để giảm tổn thất về thu nhập do tổn thất trực tiếp gây ra trong các tai nạn công nghiệp, người ta có thể tiến hành các hoạt động
khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động, khi có rủi ro xảy ra, ngay lập tức hỗ trợ cho những người bị tổn thương về vật chất, chăm sóc...
3.2.2.2. Kiểm soát tổn thất theo nguyên nhân dẫn đến tai nạn
Các kỹ thuật kiểm soát tổn thất có thể được phân loại theo cách tiếp cận về máy móc hoặc các mối quan hệ con người, hoặc đồng thời bao gồm
các vấn đề về máy móc và con người. Trong những năm gần, các kỹ thuật kiểm soát tổn thất được phân thành mười chiến lược để đối phó với sự bùng
nổ của các tổn thất năng lượng.

- Cách tiếp cận liên quan đến các quan hệ giữa con người và máy móc kỹ thuật:

83 84
H.W. Heinrich, một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp cận các mối quan hệ con người cho rằng thường có sự khác biệt giữa tiếp cận về máy
móc kỹ thuật và tiếp cận về các mối quan hệ con người. Theo “thuyết ảnh hưởng lan truyền” (domino theory) của Heinrich, một tai nạn có thể
ngăn chặn được là một trong năm nhân tố trong một chuỗi mà kết quả là sự tổn thương (Williams & Heins, 1989):
- Yếu tố dòng họ và môi trường xã hội;
- Lỗi của con người;
- Hành động không an toàn hoặc các nguy cơ về vật chất hoặc máy móc;
- Tai nạn;
- Tổn thương.
Trong kiểm soát tai nạn, Heinrich giả sử rằng điểm giữa của mục tiêu là bước thứ ba trong một chuỗi sự kiện.
Tiếp cận về máy móc nhấn mạnh vào các nguyên nhân về vật chất hoặc máy móc của tai nạn như: khiếm khuyết của lưới điện, việc loại bỏ
không hợp lý các sản phẩm hư hỏng, việc thiết kế các đường giao thông giao nhau không hợp lý, máy móc không được giữ gìn bảo vệ… Xem
xét các nguy cơ về máy móc kỹ thuật là một phần quan trọng của bất kỳ chương trình kiểm soát tổn thất nào nhưng các sai sót của con người
cũng cực kỳ quan trọng. Trong một cuộc điều tra thì các nguy cơ máy móc kỹ thuật như: cấu trúc toà nhà, các thiết bị trong và ngoài toà nhà, các
thiết bị xung quanh,… được cho là các nguyên nhân chính gây ra hoả hoạn, tuy nhiên sai sót của con người gây ra hoả hoạn chiếm hơn 1/3 các
tổn thất về hoả hoạn. Dựa vào nghiên cứu của mình, Heinrich cho rằng các hoạt động thiếu an toàn của con người (hoạt động hoặc làm việc ở tốc
độ không an toàn, sử dụng thiết bị không an toàn, sao nhãng hoặc tròng ghẹo nhau khi làm việc, lạm dụng các thiết bị, bỏ qua các hoạt động đảm
bảo an toàn,...) là những nguyên nhân chính chiếm đến 88% các nguyên nhân gây ra tai nạn công nghiệp dẫn đến tổn thương về người cho người
lao động.
Việc nhấn mạnh vào các mối quan hệ con người và các nguyên nhân rủi ro do con người trong kiểm soát tổn thất trở nên quan trọng vào
những năm 30 khi các tiếp cận về máy móc kỹ thuật chưa thật sự thuyết phục các nhà quản lý rủi ro. Theo một số nhà quản lý rủi ro có uy tín như
Somers, Frederick Taylor, an toàn đi đôi với hiệu quả do vậy phát triển các mối quan hệ con người tiếp cận trực tiếp với kiểm soát tổn thất và
nhấn mạnh vào giáo dục về an toàn, các tranh luận về an toàn, các giai đoạn nghỉ ngơi,... điều này trùng với việc phát triển mối quan tâm về lĩnh
vực quan hệ con người trong công nghiệp. Nhấn mạnh về quan hệ con người được mở rộng đến các vấn đề tâm lý học của các cá nhân thường
xảy ra tai nạn. Một số hãng vận tải sử dụng các cuộc kiểm tra tâm lý về thái độ của lái xe khi tuyển dụng và bố trí công việc. Tiếp cận này càng
trùng với việc quan tâm đến sức khỏe về tinh thần.

85 86
Sự gia tăng chú ý đến các sai sót của con người gặp rất nhiều chỉ trích. Thứ nhất, ảnh hưởng của các nguyên nhân từ máy móc kỹ thuật
chưa được ước lượng đầy đủ. Ví dụ việc sử dụng thiết bị không an toàn không nên cho đó là lỗi của con người. Thứ hai, đổ lỗi cho người lao
động là vi phạm luật bồi thường cho người lao động - luật quy định không đổ lỗi cho quản lý và người lao động. Bất chấp các chỉ trích này,
“thuyết ảnh hưởng lan truyền” của Heinrich vẫn đúng và phổ biến đến nay. Một chuyên gia trong quản lý hiện đại - Dan Petersen, đồng ý với
Heinrich trong việc nhấn mạnh vào các hành động thiếu an toàn của con người, tuy nhiên ông ta còn cho rằng đằng sau tất cả các tai nạn, có rất
nhiều các nhân tố, các nguyên nhân nhưng chúng đều liên quan đến hệ thống quản lý (Williams &Heins, 1989).
- Tiếp cận liên quan đến sự giải thoát năng lượng

Tiến sĩ William Haddon Jr. khi còn là Hiệu trưởng Viện Bảo hiểm có đề xuất một biện pháp toàn diện để phân loại các kỹ thuật kiểm soát
rủi ro theo nguyên nhân của tai nạn. Theo ông, các tai nạn là kết quả của sự chuyển giao của năng lượng về phương thức, số lượng và tốc độ làm
các cấu trúc hoạt động hoặc không hoạt động bị thiệt hại. Các tai nạn này có thể được ngăn chặn bởi việc kiểm soát năng lượng hoặc thông qua
việc thay đổi các kết cấu hoạt động hoặc không hoạt động mà nó có thể bị thiệt hại. Haddon cho rằng có rất nhiều chiến lược có thể ngăn chặn
hoặc làm chậm lại tai nạn:

 Ngăn chặn sự hình thành nguy cơ ngay ở điểm đầu (tại nguồn của rủi ro) (Ví dụ như ngăn chặn sản xuất Plutonium, Thalidomide - một
loại thuốc an thần gây dị dạng quái thai cho thai nhi khi bà mẹ mang thai sử dụng được phát hiện năm 1961, LSD - một loại ma tuý
gây ảo giác mạnh);

 Giảm lượng của nguy cơ (Ví dụ giảm tốc độ của các phương tiện, giảm lượng chì trong sơn, giảm khai thác amiang, giảm sản xuất các
đồ uống có cồn);

 Ngăn chặn sự thoát ra của nguy cơ đang tồn tại (ví dụ như tiệt trùng sữa, đóng cửa hoặc rào xung quanh các khu mỏ, chôn các rác thải
hạt nhân);
 Thay đổi tỉ lệ hoặc bộ phận thành phần trong việc giải phóng nguy cơ từ nguồn của nó (Ví dụ: các phanh, các van khóa, các thanh
kiểm soát phản ứng). Tách biệt về thời gian hoặc vị trí nguy cơ (Ví dụ cách ly con người khỏi các bệnh dịch trong cộng đồng;
Mehr và Hedges cung cấp một hệ thống cô đọng lại từ các trường hợp của Hađon:
 Kiểm soát sự gia tăng về năng lượng;
 Kiểm soát sự giải phóng có thể gây tổn thương của năng lượng;

87 88
 Cách ly năng lượng khỏi con người và các mục tiêu dễ bị tổn thương;
 Thiết lập một môi trường có thể tối thiểu hóa khả năng gây tổn thương;
 Chống lại các ảnh hưởng có thể gây tổn thương.
Các nỗ lực mà Haddon đưa ra nhằm vào việc kiểm soát năng lượng, yếu tố vật chất thay vì các sai sót của con người. Trên thực tế cả hai
phân tích vừa nêu đều rất có giá trị đối với các nhà quản lý rủi ro.
3.2.2.3. Kiểm soát tổn thất theo theo vị trí
Các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng có thể được phân loại theo vị trí của tình trạng mà các biện pháp kiểm soát rủi ro được thiết kế để
đối phó. Ví dụ, khả năng có thể xảy ra và tính chất khắc nghiệt của tổn thất trong các tai nạn giao thông phụ thuộc vào các đ iều kiện như:
người sử dụng giao thông, các phương tiện tham gia giao thông và môi trường giao thông tổng thể bao gồm các yếu tố thiết kế và bảo
dưỡng đường, việc tuân thủ luật, sự phân bố giao thông.
Tổn thất Các vị trí

Thiệt hại đối với nhà cửa do hoả Cá nhân sử dụng toà nhà, toà nhà, tài sản và con người xung quanh toà
họan nhà.

Trách nhiệm sản phẩm Người sử dụng hoặc người lắp ráp sản phẩm, sản phẩm, môi trường
pháp lý.

3.2.2.4. Kiểm soát tổn thất theo thời gian


Các biện pháp kiểm soát tổn thất cũng có thể được phân loại theo thời điểm biện pháp đó được thực hiện: trước khi xảy ra tai nạn, trong khi
xảy ra tai nạn và sau khi xảy ra tai nạn. Các phân loại này giúp phân biệt giữa tối thiểu hóa tổn thất (trước và trong khi tai nạn xảy ra) và cứu hộ
(sau khi tai nạn xảy ra).
Việc phân loại theo thời gian được căn cứ vào thời gian thiết kế: giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn bảo dưỡng và đảm bảo an toàn và giai
đoạn khẩn cấp. Giai đoạn lập kế hoạch bao gồm các biện pháp kiểm soát tổn thất đưa ra trước khi bắt đầu một công việc hoặc hoạt động nào đó.
Ví dụ, xây dựng, mua máy móc hoặc thay đổi mở rộng qui mô của doanh nghiệp. Đây là giai đoạn kinh tế nhất để thực hiện bất cứ biện pháp
ngăn chặn rủi ro nào trên quan điểm ngăn chặn và giảm tổn thất. Ví dụ, việc xây dùng các bức tường ngăn lửa sẽ hiệu quả hơn khi thực hiện
trước khi hàng hóa được đưa vào kho và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà kho sau đó. Giai đoạn bảo dưỡng - đảm bảo an toàn, bao
gồm tất cả các chương trình tiếp theo giai đoạn lập kế hoạch nhưng trước giai đoạn khẩn cấp. Giai đoạn này bao gồm các biện pháp kiểm tra quá

89 90
trình thực hiện và thay đổi điều chỉnh như mong muốn các quyết định ban đầu. Ví dụ, việc kiểm tra chất lượng của dịch vụ bảo đảm an toàn, hệ
thống chuông cảnh báo cũng như chất lượng của hệ thống gương kính. Giai đoạn khẩn cấp bao gồm các chương trình có hiệu quả trong việc cấp
cứu, Ví dụ như các biện pháp cứu hoả, biện pháp cấu cứu, bảo vệ khẩn cấp.
3.2.2.5. Trách nhiệm kiểm soát tổn thất
Trong bất cứ lĩnh vực kinh tế, xã hội nào thì trách nhiệm kiểm soát tổn thất luôn được hình thành bởi Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực giảm và ngăn chặn tổn thất, các tổ chức nghiệp đoàn và bản thân doanh nghiệp, tổ chức. Trong bản thân mỗi doanh
nghiệp, tổ chức trách nhiệm kiểm soát tổn thất được thực hiện bởi các bộ phận ở các mức độ khác nhau. Vai trò của bộ phận quản lý rủi ro thay
đổi tuỳ thuộc vào qui mô của doanh nghiệp, tổ chức.
- Trách nhiệm của Chính phủ
Chính phủ có trách nhiệm liên quan trong kiểm soát tổn thất bởi hai lý do: Chỉ Chính phủ mới có thể yêu cầu các ngành cung cấp thông tin,
đáp ứng các tiêu chuẩn qui định cụ thể, chấm dứt các hoạt động không được mong muốn; Chính phủ có thể cung cấp các dịch vụ nhất định như
cứu hoả một cách kinh tế và hiệu quả. Chính phủ có thể thực hiện trách nhiệm này thông qua các nỗ lực giáo dục, thông qua các văn bản pháp
luật quá định về xây dựng, diều kiện làm việc, các yêu cầu về thiết bị an toàn lao động và bảo hộ, khuyến khích các hoạt động nghiên cứu đảm
bảo an toàn giảm thiểu rủi ro,...
- Trách nhiệm của các tổ chức chuyên về kiểm soát tổn thất
Có rất nhiều tổ chức chuyên về kiểm soát tổn thất, tuy nhiên tổ chức giữ vai trò vĩ mô và có liên quan nhiều nhất là Uỷ ban an toàn quốc gia
hoặc tương tự. Uỷ ban này gồm đại diện của các cơ quan Chính phủ, các trường, các doanh nghiệp, các tổ chức công đoàn,… có chức năng tập hợp và
phổ biến thông tin liên quan đến tất cả các loại hình tai nạn, hợp tác với cơ quan, tổ chức trong việc vận động vì an toàn, khuyến khích thành lập các uỷ
ban an toàn tại các cấp địa phương và giúp họ giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn.
- Trách nhiệm của các tổ chức nghiệp đoàn, hội nghề nghiệp
Các nghiệp đoàn/hội nghề nghiệp liên quan đến tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, do vậy họ càng có trách nhiệm nhất
định trong kiểm soát tổn thất. Các nghiệp đoàn/hội nghề nghiệp thường hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ trong việc ban hành các văn bản pháp luật
liên quan đến an toàn lao động tại nơi làm việc. Họ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp thông tin
hoặc yêu cầu thực hiện tốt hoạt động kiểm soát rủi ro.

91 92
- Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
Đây là đối tượng chịu trách nhiệm chính về kiểm soát rủi ro đối với các hoạt động và tài sản của họ. Công tác kiểm soát rủi ro được coi
như một chức năng trong quản lý rủi ro. Bộ phận chịu trách nhiệm chính về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp có một số trách nhiệm tối thiểu
sau:
 Liên tục theo dõi hoạt động kiểm soát tổn thất bao gồm tất cả các tổn thất tiềm năng.
 Phải thông thạo và tư vấn cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp về các yếu tố liên quan đến chi phí bảo hiểm của các biện pháp an
toàn và kiểm soát tổn thất.
 Phải chắc chắn rằng các chi phí bảo hiểm của doanh nghiệp phản ánh được các kết quả về sự an toàn và các hỗ trợ kiểm soát tổn thất.
 Thấy rằng việc kiểm soát tổn thất và đảm bảo an toàn tốt hay xấu để lưu ý các bộ phận quản lý và ảnh hưởng của các biện pháp giảm
chi phí hoặc tổn thất được thực hiện tại doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì người quản lý rủi ro có thể đồng thời kiêm nhiệm một số trách nhiệm khác như quản trị nhân sự
hoặc quản lý hoặc điều hành sản xuất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phụ thuộc vào các tổ chức chuyên về kiểm soát tổn thất bên ngoài
như các doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hay các đại lý bảo hiểm. Thậm chí cả các doanh nghiệp lớn họ có thể cần sự hỗ trợ của các tổ
chức chuyên về kiểm soát tổn thất bên ngoài thông qua các hoạt động tư vấn, các chương trình dịch vụ, các hoạt động cứu hộ, các lớp đào tạo
hoặc lắp đặt các thiết bị an toàn.
3.2.2.6. Phân tích nguy cơ và tổn thất
Bước đầu tiên trong kiểm soát tổn thất là xác định và phân tích các tổn thất đã từng xảy ra và các nguy cơ là nguyên nhân của các tổn thất
đó xảy ra hoặc có thể là nguy cơ dẫn đến tổn thất trong tương lai. Bước này đòi hỏi một hệ thống báo cáo toàn diện và các hoạt động kiểm tra
thanh tra định kỳ.
- Phân tích tổn thất
Để có được thông tin về tổn thất các chuyên gia kiểm soát tổn thất cần phát triển một mạng lưới những người cung cấp thông tin và các
mẫu đơn báo cáo tổn thất. Những người giữ vai trò chính trong việc cung cấp thông tin là những người giám sát chuyên môn có trách nhiệm đối
với các hoạt động có tai nạn xảy ra. Họ có thể cung cấp rất nhiều chi tiết về tai nạn, thông qua việc kê khai hoàn chỉnh các mẫu liệt kê/điều tra rủi
ro, những người này có thể có kiến thức hơn về nguyên nhân của các tai nạn và hiểu được tầm quan trọng của việc phải kiểm soát chúng. Tuy

93 94
nhiên, các chuyên viên này không phải là các chuyên viên về đảm bảo an toàn, họ có thể không nhận thức rõ được các thông tin nào cần thiết cho
việc phân tích, cảm thấy không bằng lòng khi phải hoàn chỉnh các mẫu đơn báo cáo tổn thất và tính tư lợi của họ có thể là nguyên nhân dẫn đến
việc cung cấp thông tin không hoàn chỉnh hoặc sai lệch. Chính vì vậy, các mẫu đơn báo cáo tổn thất cần được thiết kết thật cẩn thận, chúng phải
cung cấp các thông tin cần thiết và liên quan nhưng phải đảm bảo dễ hiểu và dễ hoàn chỉnh.
Theo Heinrich, một mẫu đơn báo cáo tổn thất lý tưởng không chỉ áp dụng với các tai nạn dẫn đến tổn thương về người hoặc thiệt hại về tài
sản mà còn có thể áp dụng được đối với các sự kiện bất ngờ khác.
- Phân tích nguy cơ
Phân tích tổn thất có thể phát hiện các nguy cơ dẫn đến tổn thất cần được điều tra kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, khi phân tích nguy cơ, người ta
không thể giới hạn phạm vi các nguy cơ khi tiến hành điều tra. Việc điều tra phải được thực hiện đối với tất cả các nguy cơ có thể tồn tại khi
chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thất cho các doanh nghiệp, tổ chức ở các giai đoạn phân tích tổn thất hoặc theo kinh nghiệm tổn thất
của các doanh nghiệp khác, của các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc các cơ quan Chính phủ dự đoán nên điều tra. Hơn nữa, các chuyên gia kiểm
soát tổn thất còn có thể có thêm kiến thức về các nguy cơ mới - những nguy cơ chưa từng gây ra tổn thất cho doanh nghiệp nào nhưng được phát
hiện thông qua các thí nghiệm trong các điều kiện có kiểm soát.
Các hiểm họa không phải là nguyên nhân của các tổn thất cũng có thể được phát hiện thông qua các cuộc điều tra. Những người giám sát
chuyên môn có trách nhiệm đầu tiên đối với các cuộc điều tra này, nhưng các chuyên gia kiểm soát tổn thất càng là những người có liên quan.
Như là một sự hỗ trợ trong việc tiến hành điều tra, người giám sát chuyên môn thường có một bản liệt kê để nhắc người làm công việc thanh tra
về các nguy cơ có thể càng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc so sánh với các điều kiện thực tế. Chuyên gia kiểm soát tổn thất thường có trách
nhiệm thiết kế các bảng liệt kê và các mẫu đơn để báo cáo các kết quả của cuộc điều tra. Các mẫu điều tra này giống như các bản báo cáo tai nạn, có
thay đổi rất lớn về chi tiết và bản chất của các thông tin cung cấp. Ví dụ, một mẫu chỉ hỏi về đánh giá chung về các điều kiện tổng thể liên quan đến hệ
thống kho, thiết bị, công cụ cầm tay,... và nhận xét về việc cải thiện các điều kiện này. Một mẫu khác toàn diện hơn đưa ra các câu hỏi liên quan đến
các điều kiện không an toàn hoặc các hoạt động cảnh báo,...
Một kỹ thuật được chứng minh là hữu ích cho việc phân tích các nguyên nhân của tai nạn là phân tích cây sai sót (fault tree analysis). Kỹ
thuật này có thể được sử dụng trong phân tích tổn thất để xác định nguyên nhân của tổn thất thực tế hoặc phân tích nguy cơ để xác định nguyên nhân và
ảnh hưởng của tất cả hoặc một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn, từ đó cung cấp cơ sở để ngăn chặn tai nạn.
- Xác định chi phí kinh tế khả thi

95 96
Mặc dù con người luôn mong muốn ngăn chặn tất cả các tổn thất, nhưng không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn được hoặc chi phí để
ngăn chặn tổn thất quá cao. Lợi nhuận tiềm năng trong bất cứ hoạt động kiểm soát tổn thất nào phải được cân nhắc so sánh với các khoản chi phí
có liên quan. Hoạt động kiểm soát tổn thất chỉ có hiệu quả khi chi phí không vượt quá lợi nhuận tiềm năng. Mặc dù vậy, trên thực tế rất nhiều
trường hợp doanh nghiệp có thể không được lợi nhưng xã hội lại có thể được lợi khi doanh nghiệp thực hiện kiểm soát tổn thất và doanh nghiệp
phải cân nhắc giữa các lợi nhuận và chi phí liên quan đến việc xây dựng và duy trì các biện pháp kiểm soát tổn thất.
+ Các chi phí của tai nạn
Mỗi sự kiện rủi ro xảy ra đều có thể dẫn đến tổn thất, phát sinh các chi phí nhất định. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rủi ro như
Heinrich, C.A.Williams, thì trong một tai nạn, bên cạnh các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp như thiệt hại về tài sản, các tổn thương của con
người, trách nhiệm pháp lý phát sinh, còn có thể phát sinh các chi phí ẩn, chi phí bất ngờ và các chi phí này có thể lớn hơn nhiều lần chi phí thực
tế. Theo điều tra của Heinrich về các chi phí trong tai nạn công nghiệp thì chi phí chủ yếu thường bao gồm các khoản bồi thường cho người lao
động do bị tổn thương và nghỉ lao động và các chi phí y tế. Nhưng các chi phí ẩn khác cũng không hề nhỏ, thường bao gồm:
 Chi phí về thời gian bị mất do người lao động bị tổn thương;
 Chi phí về thời gian bị mất của những người lao động khác do họ phải dừng lao động để giúp đỡ người bị nạn;
 Chi phí về thời gian bị mất của những người giám sát hoặc những người quản lý điều hành do phải chuẩn bị các báo cáo về tai nạn và
đào tạo người thay thế;
 Chi phí do thiệt hại về máy móc, công cụ hoặc các tài sản khác hoặc nguyên vật liệu;
 Chi phí do người sử dụng lao động vẫn phải trả lương cho người bị tổn thương trong thời gian điều trị, sau khi quay lại và thậm trí cả các
khoản dịch vụ cho người lao động;
 Chi phí xảy ra như là phản ứng dây truyền về sự suy sụp tinh thần của mọi người do tai nạn gây ra.
+ Các chi phí của các biện pháp kiểm soát tổn thất: Các chi phí lắp đặt và duy trì các biện pháp kiểm soát tổn thất có thể được phân loại
như sau:
 Các chi phí vốn ban đầu và khấu hao đối với các thiết bị, các công trình, ví dụ như các bức tường ngăn lửa, các dàn phun nước;
 Các chi phí lương, quần áo bảo hộ, chi phí đào tạo, chi cho bảo vệ, người giám sát an toàn, nhân viên cứu hoả, tư vấn, các kỹ sư và những

97 98
người gián tiếp có liên quan khác;
 Các chi phí chương trình như sách vở và các hỗ trợ đào tạo, thời gian mà người lao động tham gia đào tạo, thanh tra kiểm tra, bảo
dưỡng.
Thông thường các khoản chi phí đưa ra là chi phí cận biên, do vậy người quản lý rủi ro phải xác định giới hạn chi phí phát sinh có thể. Khi
xác định chi phí của bất cứ chương trình kiểm soát tổn thất nào, người quản lý rủi ro phải xác định theo cách hiệu quả nhất để thực hiện chương
trình. Một số người quản lý rủi ro phát hiện ra rằng họ có thể tiết kiệm chi phí trong dài hạn khi sử dụng dịch vụ tư vấn kiểm soát tổn thất bên
ngoài.
So sánh chi phí và lợi ích:
Việc so sánh chi phí với lợi ích của kiểm soát tổn thất rất phức tạp, trên thực tế có hai vấn đề phát sinh. Thứ nhất, các lợi ích có thể không
cụ thể và đa dạng hoặc có thể không có lợi trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng lại có lợi đối với xã hội. Thứ hai, cả các lợi ích và các chi phí có thể
được dàn trải trong nhiều năm. Điều này dẫn đến phải so sánh giữa giá trị hiện tại của lợi ích kỳ vọng với giá trị hiện tại của chí phí kỳ vọng.
Như đề cập trong chương một, mỗi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có mục tiêu khác nhau đối với chương trình quản lý rủi ro, do vậy tuỳ
thuộc vào mục tiêu của bản thân doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể người quản lý rủi ro lựa chọn biện pháp kiểm
soát tổn thất phù hợp mà vẫn đáp ứng yêu cầu hiệu quả.
- Đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát tổn thất
Các biện pháp kiểm soát tổn thất có thể được đánh giá thông qua việc xác định hai yếu tố: các chi phí của tai nạn có giảm khi áp dụng các
biện pháp đã lựa chọn không và các chính sách,thủ tục đảm bảo an toàn mà người quản lý rủi ro đưa ra có được tuân thủ không. Thay đổi trong
các chi phí tai nạn có thể đo lường bởi các thay đổi về khoản phí bảo hiểm, chi phí tài chính của các tai nạn, các tần suất dẫn đến tổn thất và mức
độ nghiêm trọng của tổn thất. Các thay đổi này cần được phân tích trong một tổng thể theo bộ phận và theo loại tổn thất tiềm năng.
3.2.3. Phân chia rủi ro
Phân chia rủi ro là phương thức tách biệt tổn thất tiềm năng thành các đơn vị độc lập ở các địa điểm khác nhau thay vì tập trung các tổn thất
tiềm năng có thể liên quan đến cùng một loại rủi ro tại một địa điểm. Việc phân chia các tổn thất tiềm năng được thực hiện tuỳ thuộc vào từng
hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Ví dụ:
 Đối với các nhà kho, có thể xây dựng các bức tường ngăn lửa để cách ly các loại hàng hóa dễ bắt lửa với các loại hàng hóa bắt lửa nhằm hạn

99 100
chế tổn thất do rủi ro hoả hoạn.
 Đối với việc vận chuyển hàng hóa, luật quy định khoảng cách tốt thiểu giữa mỗi loại hàng để hạn chế nhiễm bẩn giữa các hàng hóa
hoặc không lan lửa khi có hoả họan…
Việc phân chia các tổn thất tiềm năng nhằm mục đích giảm tổn thất tối đa có thể xảy ra trong một sự kiện rủi ro. Công cụ này càng có thể
được coi là biện pháp giảm tổn thất nhưng nhấn mạnh vào việc tăng số đơn vị rủi ro độc lập. Mặt khác, việc tăng số đơn vị rủi ro độc lập sẽ cải
thiện khả năng dự đoán tổn thất kinh nghiệm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của công cụ phân chia rủi ro phụ thuộc vào loại tài sản và
loại rủi ro mà doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có thể gặp phải.
3.2.4. Kết hợp rủi ro
Đa dạng hóa rủi ro là việc kết hợp tăng số đơn vị rủi ro có khả năng tổn thất của doanh nghiệp lên một cách có kiểm soát để từ đó tăng khả
năng dự đoán tổn thất. Ngược lại, một biện pháp để doanh nghiệp, tổ chức kết hợp rủi ro là mở rộng qui mô hoạt động/công việc thông qua sự
tăng trưởng trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi có thể tăng số đầu xe hoặc mở rộng thông qua việc
sát nhập hoặc thu mua doanh nghiệp khác, cách này có thể tăng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp hoặc tăng lượng sản phẩm của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm trên thực tế cũng hoạt động trên cơ sở kết hợp các rủi ro thuần tuý theo qui luật số đông nhằm mục đích cải thiện
khả năng dự đoán các tổn thất của họ.
Mục đích của đa dạng hóa rủi ro thực chất giống như phân chia rủi ro, đó là nhằm giảm thiểu tổn thất. Tuy nhiên, khác với phân chia rủi ro,
việc tăng khả năng dự đoán tổn thất sẽ giúp cho doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kiểm soát hoặc tài trợ rủi ro khác hiệu quả hơn. Mặt khác,
việc đa đạng hóa rủi ro bằng cách cố gắng phân chia tổng rủi ro thành nhiều dạng rủi ro khác nhau có thể giúp doanh nghiệp giảm tổn thất xảy ra,
đặc biệt là trong việc kiểm soát các rủi ro suy đoán như đầu tư chứng khoán, đầu cơ hàng hóa.
3.2.5. Chuyển giao rủi ro
Công cụ chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện theo hai cách. Thứ nhất, doanh nghiệp có thể chuyển tài sản hoặc hoạt động có khả năng
gặp rủi ro sang cho doanh nghiệp khác hoặc một nhóm người khác. Ví dụ, có thể bán số xe cơ giới họ sở hữu cho người khác để tránh các rủi ro về
tai nạn giao thông. Cách này tương tự như né tránh rủi ro nhưng khác ở chỗ doanh nghiệp phải chuyển tài sản hoặc hoạt động sang cho người khác.
Thứ hai, doanh nghiệp có thể chuyển giao rủi ro, chứ không phải là tài sản hoặc hoạt động, sang cho doanh nghiệp khác thông qua các hợp đồng giao
ước. Ví dụ:
 Chủ nhà có thể giao ước rằng người đi thuê sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại về tài sản của họ cho người đi thuê do hành

101 102
vi bất cẩn của người đi thuê gây ra thông qua hợp đồng cho thuê.
 Người sản xuất thông qua hợp đồng mua bán có thể qui định rằng những người bán lẻ sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại sản phẩm sau
khi hàng hóa đó được giao cho người bán lẻ.
 Các chủ đầu tư có thể chuyển các rủi ro xảy ra trong quá trình xây dùng, lắt đặt cho các chủ thầu thông qua hợp đồng xây dựng.
 Doanh nghiệp có thể thuyết phục người tiêu dùng từ bỏ quyền khiếu nại doanh nghiệp khi họ bị tổn thương hoặc thiệt hại về vật chất
do lỗi của sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp thông qua hợp đồng giao kết.
Các hợp đồng được sử dụng làm phương tiện chuyển giao rủi ro được gọi là các hợp đồng miễn thứ (miễn tội). Trong đó, người nhận rủi ro
miễn hoàn toàn trách nhiệm đối với tổn thất cho người chuyển giao rủi ro.
Tuy nhiên, việc nhầm lẫn hình thức chuyển giao rủi ro này với chuyển giao tài trợ rủi ro thường hay xảy ra. Ở đây có thể so sánh: chuyển
giao rủi ro trong kiểm soát rủi ro, người nhận rủi ro miễn thứ trách nhiệm cho người chuyển giao đối với các tổn thất về ngươi và tài sản, nguy cơ
tổn thất của người chuyển giao được loại trừ. Trong tài trợ rủi ro người nhận rủi ro cam kết bồi hoàn tổn thất nhưng người chuyển giao vẫn phải
đương đầu với các rủi ro.
Chuyển giao rủi ro trong kiểm soát rủi ro chỉ liên quan giữa người nhận rủi ro và người chuyển giao rủi ro. Chuyển giao tài trợ rủi ro có thể liên
quan đến các bên khác do người chuyển giao rủi ro có thể có liên quan đến các bên thứ ba khác mà quyền hoặc trách nhiệm của những người thứ ba
này không đổi qua hợp đồng tài trợ rủi ro.
Trong trường hợp chuyển giao kiểm soát rủi ro, người nhận rủi ro phải hết sức cân nhắc bởi nếu khả năng kiểm soát rủi ro của họ hạn chế
thì người nhận rủi ro có thể phải trả giá rất đắt cho việc nhận rủi ro của mình.
Tóm lại, kiểm soát rủi ro là các biện pháp được thực nhiện nhằm mục đích giảm thiểu hoặc ngăn chăn nguy cơ xảy ra của rủi ro hoặc tổn thất
tiềm năng. Trên thực tế hoạt động kiểm soát rủi ro được thực hiện một cách thường xuyên liên tục và thường có tính hệ thống. Nhìn chung tất cả các
quốc gia đều có các quá định hoặc luật hóa công tác kiểm soát rủi ro dưới các Luật lao động, Luật an toàn, Luật Phòng cháy chữa cháy... hoặc các Nghị
định, quy định về an toàn.

3.3. CÁC CÔNG CỤ TÀI TRỢ RỦI RO


3.3.1. Lưu giữ tổn thất
Phương pháp chung nhất để đối phó với rủi ro là doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân giữ lại tổn thất. Nguồn quĩ để bù đắp cho tổn thất là
nguồn quĩ của bản thân tổ chức hoặc có thể là vay mượn. Một hình thức biến đổi của lưu giữ tổn thất là chấp nhận tổn thất bởi một tập đoàn mà

103 104
trong đó doanh nghiệp là một thành viên - trong trường hợp này nguồn quĩ là của tập đoàn. Lưu giữ tổn thất có thể thụ động hoặc chủ động,
không có kế hoạch hoặc có kế hoạch, không có ý thức hoặc có ý thức.
Lưu giữ tổn thất được coi là thụ động hoặc không có kế hoạch khi người quản lý rủi ro không nhận thức được sự tồn tại của nguy cơ tổn thất do
vậy không có nỗ lực để đối phó với nó. Do có vấn đề về tài chính, một số doanh nghiệp lựa chọn việc giữ lại rủi ro và các nguy cơ tổn thất mà rủi ro đó
gây ra. Đối với một số doanh nghiệp, họ xác định chưa hết các nguy cơ tổn thất về tài sản, trách nhiệm pháp lý và con người, kết quả một số mức tổn
thất tiềm năng được lưu giữ lại là không thể tránh khỏi. Đối với một số doanh nghiệp, do chất lượng đánh giá rủi ro quá kém dẫn đến bỏ sót rủi ro làm
cho việc chấp nhận tổn thất trở nên bị động. Một hình thức giữ tổn thất không có kế hoạch nữa xảy ra khi người quản lý rủi ro nhận dạng được các tổn
thất tiềm năng nhưng ước lượng thấp hơn độ lớn của các tổn thất tiềm năng. Các tổn thất tiềm năng về trách nhiệm chủ xe cơ giới là các ví dụ điển hình
trong việc ước lượng thấp hơn các tổn thất tiềm năng. Trong một số trường hợp khác, người quản lý rủi ro mặc dù nhận ra các rủi ro nhưng lại trì hoãn
việc đưa ra quyết định đối phó với rủi ro. Ví dụ, một doanh nghiệp thường xuyên nhận ra các rủi ro về tài chính khi nhân viên kỹ thuật chính tử vong
nhưng lại không đưa ra bất cứ một hành động nào để đối phó với rủi ro này.
Lưu giữ tổn thất được coi là chủ động hoặc có kế hoạch khi người quản lý rủi ro xem xét các biện pháp khác nhau để đối phó với rủi ro và
quyết định không chuyển giao các tổn thất tiềm năng một cách có ý thức.
Lưu giữ tổn thất có kế hoạch có thể là cách tiếp cận tốt nhất đối với một tổn thất tiềm năng cụ thể nhưng biện pháp này sẽ không bao giờ
được coi là cách giải quyết hợp lý đối với các tổn thất tiềm năng. Chấp nhận tổn thất chủ động hoặc có kế hoạch hợp lý hoặc không hợp lý phụ
thuộc vào hoàn cảnh đưa ra quyết định chấp nhận rủi ro. Thỉnh thoảng các rủi ro đó được giữ lại mà hầu hết mọi người lại đồng ý không nên giữ
lại trong khi một số rủi ro không được giữ lại thì được cho là nên giữ lại. Ví dụ, một số doanh nghiệp giữ lại các rủi ro liên quan đến tổn thất tiềm
năng về trách nhiệm sản phẩm trong khi họ rất muốn và có thể chuyển giao rủi ro này. Một số doanh nghiệp khác chuyển giao các rủi ro liên
quan đến các tổn thất nhỏ trong khi các tổn thất này có thể giữ lại.
Tự bảo hiểm là một trường hợp đặc biệt của chấp nhận tổn thất chủ động hoặc có kế hoạch. Tự bảo hiểm được phân biệt với các hình thức
khác của lưu giữ tổn thất - được đề cập như là phi bảo hiểm khi doanh nghiệp có thể dự đoán chính xác các tổn thất mà họ sẽ gặp phải trong một
thời kỳ nhất định bởi vì doanh nghiệp đó có một số lượng lớn các đơn vị tổn thất tiềm năng độc lập, tương đối đồng nhất. Tự bảo hiểm không
phải là bảo hiểm, bởi vì không có sự chuyển giao rủi ro sang cho người khác. Tuy nhiên, những người tự bảo hiểm và người bảo hiểm chia sẻ khả
năng, ở các mức độ khác nhau, để dự đoán kinh nghiệm tổn thất trong tương lai của họ. Một số doanh nghiệp có thể không coi một chương trình
chấp nhận tổn thất là tự bảo hiểm trừ khi các quĩ được lập được tích luỹ để đối phó đối với tất cả các tổn thất. Một số doanh nghiệp khác ngăn
cản việc sử dụng thuật ngữ tự bảo hiểm bởi họ không chuyển giao rủi ro.

105 106
- Lưu giữ tổn thất chỉ là công cụ có thể trong một số trường hợp
Trong một số trường hợp lưu giữ tổn thất chỉ là công cụ có thể. Doanh nghiệp không thể ngăn chặn tổn thất, việc né tránh là không thể
(hoặc hoàn toàn không mong muốn) và không có khả năng chuyển giao sang cho người khác (bao gồm bảo hiểm). Kết quả là doanh nghiệp
không có sự lựa chọn. Họ phải giữ lại tổn thất. Ví dụ, một doanh nghiệp có nhà máy đặt tại bờ sông có thể nhận ra rằng không có biện pháp nào
để đối phó với các rủi ro lụt lội. Việc kiểm soát tổn thất có chi phí quá cao và trong khu vực cụ thể này bảo hiểm lũ lụt không được chấp nhận
(đây là các lý do tại sao bảo hiểm không chấp nhận tất cả rủi ro).
Trong rất nhiều trường hợp, nhưng không phải tất cả, tổn thất tiềm năng có thể được kiểm soát hoặc tài trợ từ bên ngoài. Ví dụ, doanh
nghiệp có thể mua bảo hiểm lũ lụt cho nhà máy tại bờ sông nhưng hợp đồng bảo hiểm có thể loại trừ một số sự kiện cụ thể và người bảo hiểm
có thể giới hạn trách nhiệm của mình theo tỉ lệ đối với các tổn thất tối đa có thể. Một số loại hình bảo hiểm không được ký kết t rừ khi người
được bảo hiểm chấp nhận một phần tổn thất, ví dụ, 50.000USD của bất cứ khoản tổn thất nào. Nếu các tổn thất không được bảo hiểm có thể
được kiểm soát hoàn toàn hoặc chuyển giao sang địa điểm khác, doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận chúng.
- Các yếu tố cần được xem xét giữa lưu giữ tổn thất và chuyển giao tổn thất
Trong hầu hết các trường hợp lưu giữ tổn thất không phải là công cụ duy nhất có thể. Thường thì sự lựa chọn sẽ được cân nhắc giữa lưu giữ
tổn thất và bảo hiểm, các biện pháp kiểm soát tổn thất được thực hiện kết hợp với lưu giữ tổn thất hoặc bảo hiểm. Năm yếu tố chính được xem xét
khi lựa chọn lưu giữ tổn thất được giải thích dưới đây. Lựa chọn giữa lưu giữ tổn thất và một số biện pháp khác ngoài bảo hiểm cũng được lý giải
bởi các lý do đề cập dưới đây.
+ Chi phí:
Nếu người quản lý rủi ro quyết định mua bảo hiểm thì phải trả một khoản phí, khoản phí này có thể chia thành hai phần: Thứ nhất, tổn thất cho
phép ngang bằng ước lượng của người bảo hiểm đối với các tổn thất được ước lượng của người được bảo hiểm;Thứ hai, tổn thất thực tế lớn hơn tổn
thất mà bảo hiểm ước lượng, trường này hoàn toàn hợp lý khi mua bảo hiểm mà không cần cân nhắc.
+ Các chi phí cơ hội:
Khi chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm, người mua bảo hiểm phải thanh toán một khoản phí bảo hiểm nhất định theo thỏa thuận vào
thời điểm ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khi cân nhắc giữa chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm và lưu giữ tổn thất, người quản lý rủi ro cần xem
xét khoản lợi nhuận đầu tư có thể có được trong khoảng thời gian giữa kỳ đóng phí bảo hiểm và kỳ thanh toán khiếu nại bồi thường cuối cùng.
Các chi phí cơ hội liên quan đến việc thanh toán kịp thời các khoản phí bảo hiểm phải trả để đảm bảo cho các tổn thất và các chi phí xem

107 108
xét khác. Ví dụ, nếu doanh nghiệp cho rằng khoản phí bảo hiểm sẽ bằng hoặc nhỏ hơn các tổn thất và chi phí, điều này có thể phù hợp cho việc
giữ lại rủi ro.
+ Chất lượng các dịch vụ:
Một số doanh nghiệp tin rằng rất nhiều các dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tốt hơn là họ tự thực hiện hoặc đại lý dịch
vụ thực hiện. Ví dụ, một số nhà quản lý rủi ro giả định rằng nếu doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho các khiếu nại bồi thường của bản thân mình
thì họ sẽ phải trả ngay và không được thiên vị. Họ tin rằng nhân viên của bản thân doanh nghiệp sẽ dấu đi các khiếu nại không thể phán quyết mà
rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng trả. Thêm nữa, một số nhà quản lý sẽ có ý kiến rằng doanh nghiệp nhận được nhiều quan hệ với công
chúng hơn giá trị vượt quá khoản phải trả cho khiếu nại của mình.
Phản ứng lại, rất nhiều nhà bảo hiểm cho rằng doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, khi họ giải quyết khiếu nại của chính mình có xu hướng ít
hiệu quả và ít ảnh hưởng. Họ có xu hướng quá nhân hậu, đặc biệt với các khiếu nại liên quan đến người lao động. Điều này là thực tế nếu doanh
nghiệp có quy mô quá nhỏ, các giá trị trong các mối quan hệ với công chúng một doanh nghiệp đạt được từ việc giải quyết khiếu nại là không
thể.
- Các hình thức lưu giữ tổn thất hiện nay
Một trong những ưu điểm chính của lưu giữ tổn thất là chính bản thân doanh nghiệp sẽ có ý thức hơn trong việc kiểm soát các tổn thất khi
họ phải chịu trách nhiệm đối với các tổn thất. Ví dụ, trong các kế hoạch hưu trí, yếu tố mấu chốt cần được xem xét là vấn đề đầu tư dài hạn quĩ
hưu. Kết quả là doanh nghiệp sẽ phải xem xét một cách cẩn thận các quyết định đầu tư của mình (đây là trường hợp ví dụ minh họa cho tình
huống hưu trí bổ sung tự nguyện mà Luật BHXH sửa đổi của Việt Nam vừa ban hành).
+ Các thỏa thuận tài trợ (cấp tiền): Các thỏa thuận tài trợ cho các kế hoạch lưu giữ tổn thất được sẵp xếp từ tài trợ không có lợi đến bảo
hiểm ngành (cative insurer).
+ Quĩ tài trợ không có lợi: Rất nhiều các quyết định giữ lại các tổn thất về tài sản và trách nhiệm không liên quan đến tài trợ có lợi thông
thường, doanh nghiệp thường gánh chịu ổn thất khi chúng xảy ra. Tiếp cận này về cơ bản trùng với khái niệm tối thiểu hóa tổn thất, nhưng nếu
các tổn thất xảy ra hàng năm lớn, doanh nghiệp có thể phải bán tài sản một cách không mong muốn để có đủ tiền mặt trang trải các tổn thất. Các
tổn thất chính hiếm khi được bù đắp về tài chính thông qua vay mượn bởi các nhà tín dụng coi mức giữ lại của các tổn thất lớn là sự quản lý sai
lầm về tài chính. Kết quả là các nhà tín dụng sẽ từ chối các khoản tín dụng lớn để bù đắp cho tổn thất hoặc yêu cầu lãi suất cao (Các tổn thất nhỏ
có thể bù đắp bằng việc vay mượn, thường được thu xếp thuận tiện. Chi phí phát sinh bao gồm phí đánh vào khoản đi vay và lãi suất của bất cứ

109 110
khoản vay nào). Một bất lợi nữa của quĩ tài trợ không có lợi là các báo cáo hoạt động của doanh nghiệp phản ánh không đúng thông qua các kết
quả không chắc chắn.
+ Trách nhiệm hoặc các tài khoản riêng biệt: Về mặt khái niệm, các thay đổi bất thường trong các bản báo cáo hoạt động có thể tránh được
bởi việc tạo ra một tài khoản trách nhiệm và tài khoản này sẽ được bổ sung hàng năm bằng số tiền tương ứng với tổn thất kỳ vọng và chi trả cho
các tổn thất thực tế. Lợi nhuận sẽ giảm hàng năm bằng tổn thất kỳ vọng và sẽ không ảnh hưởng bởi các tổn thất thực tế. Tuy nhiên, tài khoản
trách nhiệm này chỉ là một trang giấy và không có giá trị thanh khoản. Hơn nữa, việc ước lượng tổn thất kỳ vọng không phải là một công việc dễ
dàng. Thậm chí nếu việc ước lượng chính xác, trừ khi doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn đủ khả năng để tự bảo hiểm các tổn thất thực tế trong
bất cứ năm nào có thể khác rất nhiều so với tổn thất kỳ vọng. Mặc dù không thông dụng nhưng phương pháp này đã không còn được sử dụng
trong các báo cáo tài chính kế toán. Ảnh hưởng của việc cấp sử dụng này là không chứng nhận về mặt pháp lý cho tài khoản trong các báo cáo tài
chính kế toán.
+ Tài khoản tài sản dự phòng: Phát triển quan điểm về tài khoản riêng biệt là lập luận đưa ra một tài khoản tài sản tương ứng bao gồm các loại tài
sản có thể dễ dàng chuyển sang tiền mặt. Nếu các tổn thất xảy ra trước khi các tài khoản này được lập, vấn đề thanh khoản sẽ giải quyết được một phần.
Việc các tài khoản được thanh khoản nhỏ hơn giá trị càng được xem xét khi thiết lập quĩ này.
- Các nhà bảo hiểm ngành (captive insurers)
Rất nhiều doanh nghiệp cung cấp tài chính cho chương trình giữ lại rủi ro trách nhiệm và tài sản thông qua việc tổ chức một doanh nghiệp
bảo hiểm mà khách hàng chính là bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm loại này là doanh nghiệp bảo hiểm ngành hay thường được
hiểu là doanh nghiệp bảo hiểm chuyên biệt. Một ưu điểm của loại hình này là doanh nghiệp bảo hiểm ngành có thể bảo vệ cho mình thông qua
thu xếp tái bảo hiểm. Tái bảo hiểm chỉ xảy ra giữa doanh nghiệp bảo hiểm và các công ty nhận tái, không liên quan đến khách hàng do tính chất
và truyền thống của các nhà tái bảo hiểm và sự phức tạp trong tiếp cận của họ đối với hoạt động bảo hiểm. Thêm vào đó, các công ty tái bảo
hiểm không phải là đối tượng bị hạn chế quá nhiểu bởi các văn bản pháp lý như là các doanh nghiệp bảo hiểm gốc cung cấp dịch vụ cho công
chúng. Kết quả là các công ty tái bảo hiểm có thể mong muốn nhận bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm ngành.
Các điểm bất lợi của doanh nghiệp bảo hiểm ngành là họ cần có một lượng vốn và nhân sự nhất định để tổ chức và hoạt động, phải trả các
khoản thuế đặc biệt mà các doanh nghiệp bảo hiểm phải trả, phải chịu một số trách nhiệm pháp lý bắt buộc tại một số quốc gia để thực hiện các
kế hoạch bảo hiểm cho người được bảo hiểm - những người không thể được bảo hiểm thông qua các kênh bảo hiểm thông thường và không có
kinh nghiệm tổn thất như các nhà bảo hiểm thông thường.
Các doanh nghiệp bảo hiểm ngành mua tái bảo hiểm để bảo vệ bản thân họ chống lại các tổn thất không thông thường.Đôi khi, theo một

111 112
thỏa thuận trước, doanh nghiệp mẹ mua bảo hiểm của một doanh nghiệp bảo hiểm và sau đó doanh nghiệp bảo hiểm này tái bảo hiểm cho doanh
nghiệp bảo hiểm ngành.
Trên thực tế rất nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm ngành hiện nay không còn là doanh nghiệp bảo hiểm ngành thuần tuý mà là doanh
nghiệp bảo hiểm ngành cho một nhóm hoặc một hiệp hội, các doanh nghiệp này có chủ sở hữu là các thành viên cấp vốn hoặc tài trợ cho nhóm
hoặc hiệp hội.
+ Các quĩ bảo hiểm cá nhân: hình thức quĩ bảo hiểm cá nhân được phát triển vào những năm 80. Vốn của các quĩ này do các cổ đông là chủ
đơn đóng góp. Ví dụ, một quĩ ban đầu nhận được sự đóng góp từ 68 doanh nghiệp tài trợ, họ là những người mua bảo hiểm từ quĩ. Các chủ đơn
không tài trợ càng được yêu cầu mua cổ phần của doanh nghiệp bảo hiểm.
3.3.2. Bảo hiểm
Bảo hiểm có thể được định nghĩa trên 2 quan điểm. Thứ nhất, xét trên quan điểm về tài chính, bảo hiểm là sự bảo vệ chống lại các tổn thất
về tài chính được cung cấp bởi người bảo hiểm. Thứ hai, xét trên quan điểm kĩ thuật, bảo hiểm là phương thức chuyển giao rủi ro và phân tán tổn
thất giữa những người có cùng nguy cơ gặp một rủi ro hoặc một nhóm rủi ro tương tự theo qui luật số đông.
Bảo hiểm được xem là công cụ tài trợ rủi ro hợp lý và quan trọng nhất trong các công cụ quản lý rủi ro do yếu tố chi phí, sự thảnh thơi mà
người tham gia bảo hiểm nhận được sau khi mua bảo hiểm và hiệu quả về tài chính sau khi có tổn thất.
Trên thực tế bảo hiểm được chia thành hai loại chính: bảo hiểm công và bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm công bao gồm bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm tiền gửi. Các loại hình bảo hiểm này thường do nhà nước đứng ra tổ chức thực hiện và quản lý nhằm đảm bảo các vấn đề về an sinh và
ổn định xã hội. Bảo hiểm thương mại do các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp, về bản chất đây là loại hình dịch vụ tài chính có phạm vi bảo vệ
đa dạng phục vụ nhu cầu bảo vệ của doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân. Nội dung chi tiết về các loại hình bảo hiểm, xây dựng và quản lý một
chương trình bảo hiểm cho doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân sẽ được đề cập chi tiết trong các chương tiếp theo của sách chuyên khảo này.

Chương 4.

113 114
CÁC LOẠ I HÌNH BẢ O HIỂ M

Chương 4 cung cấp các nội dung cơ bản của các loại hình bảo hiểm cần thiết cho việc quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn tài chính của một
doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình hay mỗi cá nhân:
- Bảo hiểm xã hội;
- Bảo hiểm y tế;
- Bảo hiểm tài sản;
- Bảo hiểm nhân thọ;
- Bảo hiểm hộ gia đình;
- Bảo hiểm sức khỏe.

4.1. BẢO HIỂM XÃ HỘI


4.1.1. Cơ sở pháp lý của BHXH
Cơ sở pháp lý của BHXH được qui định trong Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi ban hành ngày 20/11/2014 tại Việt Nam. Theo Luật, BHXH
được thực hiện dưới hại hình thức: bắt buộc và tự nguyện. Trong đó về cơ bản, hình thức bắt buộc được áp dụng đối với đối tượng làm công ăn
lương có hợp đồng lao động 1 tháng trở lên theo hình thức cùng đóng góp phí giữa người lao động và người sử dụng lao động (contribution).
BHXH tự nguyện áp dụng cho các đối tượng là người lao động từ 15 tuổi trở lên không thuộc nhóm đối tượng bắt buộc.
4.1.2. Nội dung cơ bản của BHXH
4.1.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm
Theo Luật BHXH sửa đổi ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, BHXH áp dụng bắt buộc đối với đơn vị sử dụng
lao động và người lao động làm công ăn lượng có hợp đồng 1 tháng trở lên, cụ thể:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ
hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao
động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

115 116
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an
nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu
đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy
phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính
phủ.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động không thuộc nhóm bắt buộc.
4.1.2.2. Các chế độ bảo hiểm
Theo Luật BHXH, BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động & bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
- Chế độ ốm đau
Đối tượng hưởng chế độ ốm đau là người lao động thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc đề cập trong mục đối tượng tham gia
bảo hiểm bắt buộc và bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, hoặc nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo
danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

117 118
Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp ốm đau được qui định cụ thể tại điều 26, điều 27 và điều 28 Luật BHXH.
Ngoài ra, Luật BHXH cũng qui định “Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm
việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức tại điều 29 của Luật BHXH.
- Chế độ thai sản
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được đề cập tại mục đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể bao gồm: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai
hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao
động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. Điều kiện hưởng chế độ thai sản là người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12
tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo
hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Thời gian hưởng và mức hưởng được qui định cụ thể từ điều 32 đến điều 41 của Luật BHXH.
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các trường hợp:
+ Bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên trong các tình huống tai nạn: tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; ngoài
nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến
nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
+ Đối tượng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là người lao động tham gia BHXH bắt buộc bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
trong các trường hợp bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi
trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.
Vấn đề giám định mức suy giảm sức lao động được qui định tại điều 45 Luật BHXH.
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được qui định tại điều 46 và điều 47 Luật BHXH gồm hai tình huống: trợ cấp 1 lần
và trợ cấp định kì hàng tháng, cụ thể:

119 120
Thời điểm hưởng và việc hỗ trợ phương tiện, dụng cụ chỉnh hình được qui định tại điều 48, điều 49 Luật BHXH.
Điều 51 và 52 qui định về vấn đề dưỡng sức sau tai nạn. bệnh nghề nghiệp. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao
động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng
một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi
sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
- Chế độ hưu trí
Chế độ hưu trí áp dụng đối với các đối tượng tham gia BHXH quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu. Các
trường hợp cụ thể được qui định tại điều 54, điều 55 Luật BHXH.
Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều
kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật
này tương ứng với15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Việc tính toán mức hưởng được qui định theo điều 56 của Luật BHXH, cụ thể: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng
của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
quy định tại Điều 62 của Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20
năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu
trước tuổi.
Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng

121 122
bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật BHXH. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi
năm đóng tính thêm 2%.
Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định
tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật
BHXH.
Việc điều chỉnh lương hưu qui định tại điều 57 của Luật BHXH. Trợ cấp hưu một lần qui định tại điều 58 của Luật BHXH. Xác định thời
điểm hưởng qui định tại điều 59 của Luật BHXH.
Điều 61 của Luật BHXH qui định vấn đề bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để
hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của
Luật BHXH thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Chế độ tử tuất
Chế độ tử tuất áp dụng cho trường hợp tử vong của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo qui định, bao gồm :
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ
đủ 12 tháng trở lên;
Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Mức hưởng bao gồm 2 khoản : trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất một lần hoặc hảng tháng. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở
ở thời điểm tử vong. Mức trợ cấp tuất 1 lần hoặc hàng tháng được qui định tại điều 67, điều 68, điều 69 và điều 70 Luật BHXH.
Ngoài ra, điều 71 cũng qui định về chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian tham gia BHXH băt buộc vừa có thời
gian đóng BHXH tự nguyện.

4.2. BẢO HIỂM Y TẾ

123 124
4.2.1. Cơ sở pháp lý của bảo hiểm y tế nhà nước
Bảo hiểm y tế (BHYT) nhà nước hay chính xác là bảo hiểm y tế bắt buộc theo qui định của Nhà nước hiện tại do Cơ quan Bảo hiểm Xã hội
Việt Nam (VSS) thực hiện. Cơ sở pháp lý của BHYT bắt buộc được qui định tại Luật BHYT sửa đổi bổ sung ban hành tháng 6 năm 2014 và có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. BHYT nhà nước cung cấp dịch vụ y tế cơ bản và được định nghĩa là “những dịch vụ y tế thiết yếu để chăm
sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.”
4.2.2. Nội dung cơ bản của bảo hiểm y tế nhà nước
4.2.2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Theo Luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014, đối tượng tham gia BHYT bao gồm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người
lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
 Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
 Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
 Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh
cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
 Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
 Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
 Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan
chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có
thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ,
chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
 Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

125 126
 Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
 Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
 Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
 Trẻ em dưới 6 tuổi.
 Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
 Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh
sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
 Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
 Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản 3 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi bổ sung;
 Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi bổ sung;
 Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
 Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
- Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
 Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
 Học sinh, sinh viên.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
12 Luật BHYT sửa đổi bổ sung.
4.2.2.2. Phí bảo hiểm y tế bắt buộc
Phí BHYT bắt buộc hay còn gọi là mức đóng BHYT được qui định tại điều 13 Luật BHYT sửa đổi bổ sung. Cụ thể mức đóng và trách
nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% tiền lương

127 128
tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai
sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% mức lương cơ
sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% tiền lương hưu,
trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% mức
lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ
chức bảo hiểm xã hội đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% tiền lương
tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung
tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và
do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do
đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;
- Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và
do đối tượng đóng theo hộ gia đình.
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ
sung thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật
BHYT sửa đổi bổ sung.
- Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động

129 130
không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền
lương cao nhất.
- Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm
xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng
được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
- Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Các đối tượng hộ gia đình, học sinh sinh viên, các đối tượng do NSNN chi trả có căn cứ đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở; Mức tiền
lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
4.2.2.3. Quyền lợi bảo hiểm
Quyền lợi của người tham gia BHYT hay cụ thể là mức hưởng BHYT được qui định tại điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ sung. Cụ thể:
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung thì
được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 Luật BHYT sửa đổi bổ
sung. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật
BHYT sửa đổi bổ sung này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp
nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định
và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả

131 132
chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
- 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật
BHYT sửa đổi bổ sung;
- 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi
cao nhất.
Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng
quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ sung theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ
sung:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật BHYT sửa đổi bổ sung có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020;
100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí
khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT
sửa đổi bổ sung cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến
tỉnh trong phạm vi cả nước.
Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh,
chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi bổ sung.”
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được qui định tại điều 24 của Luật BHYT sửa đổi bổ sung.

4.3. BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI


4.3.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm thương mại

133 134
Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh do các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp. Trừ một số loại hình bảo
hiểm đặc biệt phải tham gia bảo hiểm bắt buộc như Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, Bảo hiểm trách nhiệm của chủ phương tiện,... (tuy nhiên người
tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm), hầu hết các loại hình bảo hiểm thương mại được thực hiện theo phương thức tự
nguyện.
Do bảo hiểm thương mại mang tính dịch vụ nên các sản phẩm bảo hiểm rất đa dạng, phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm khác nhau của các
tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm thương mại là các loại tài sản, trách nhiệm dân sự, con
người. Nếu phân loại theo đối tượng được bảo hiểm, các sản phẩm hiểm gồm các nhóm sau:
- Các sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới: bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện, bảo hiểm tai nạn lái phụ
xe,bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi sau xe (đối với xe máy).
- Các sản phẩm bảo hiểm hàng hải: bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển đường biển, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ
tàu.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa.
- Bảo hiểm tài sản: bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm văn phòng,…
- Bảo hiểm kĩ thuật: bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm lắp đặt, bảo hiểm kho lạnh, bảo hiểm đổ vỡ máy móc, bảo hiểm năng lượng, bảo hiểm
thiết bị điện tử,...
- Bảo hiểm trách nhiệm: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm chủ sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm chung,…
- Bảo hiểm sức khỏe: các nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn con người, các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm kết hợp con người.
- Bảo hiểm nhân thọ.
Tùy thuộc vào nhu cầu bảo hiểm của các nhân hay tổ chức, sản phẩm bảo hiểm cung cấp có thể là sản phẩm bảo hiểm trọn gói, sản phẩm
bảo hiểm đơn lẻ/sản phẩm bảo hiểm cá nhân, sản phẩm bảo hiểm nhóm. Trong nội dung phần này chỉ tập trung giới thiệu một số sản phẩm bảo
hiểm phổ biến trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay.
4.3.2. Bảo hiểm xe cơ giới
4.3.2.1. Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới

135 136
Bảo hiểm xe cơ giới là loại hình bảo hiểm phổ biến tại tất cả các thị trường bảo hiểm, từ thị trường phát triển đến các thị trường mới nổi.
Tại một số nước bảo hiểm xe cơ giới chia thành hai nhóm: bảo hiểm xe cơ giới thương mại áp dụng cho các phương tiện phục vụ cho mục đích
kinh doanh thương mại, bảo hiểm xe tư nhân áp dụng đối với xe gia đình, xe cá nhân. Tại một số thị trường bảo hiểm xe cơ giới được gộp chung
còn mục đích sử dụng phương tiện được xét như là yếu tố làm tăng hoặc giảm rủi ro để tăng giảm phí.
Tại Việt Nam, bảo hiểm xe cơ giới gồm một nhóm các nghiệp vụ: bảo hiểm vật chất xe cơ giới; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của c hủ xe
đối với người thứ ba; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hành khách vận chuyển trên phương tiện; bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe; bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe; bảo hiểm tại nạn người điều khiển
phương tiện và người ngồi trên xe đối với xe máy. Trong các nghiệp vụ này, các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm là hình thức bắt buộc phải
tham gia theo luật định.
4.3.2.2. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới
- Đối tượng được bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là loại hình bảo hiểm tự nguyện, đối tượng được bảo hiểm là xe cơ giới, bao gồm cả ôtô và mô tô. Điều kiện
để được bảo hiểm là xe cơ giới phải được phép lưu hành trên đường bộ, đủ điều kiện an toàn kĩ thuật và môi trường khi lưu hành (căn cứ vào kết
quả đăng kiểm phương tiện).
Người tham gia bảo hiểm xe cơ giới là người có quyền lợi bảo hiểm đối với phương tiện, ví dụ: chủ sở hữu phương tiện, người được giao
quyền sử dụng và quản lý phương tiện lâu dài.
- Phạm vi bảo hiểm
Bảo hiểm vật chất xe cơ giới bồi thường cho các thiệt hại về vật chất của đối tượng được bảo hiểm là phương tiện xe cơ giới do rủi ro được
bảo hiểm gây ra. Ngoài ra, bảo hiểm còn thanh toán các chi phí hợp lý trong việc đề phòng hạn chế tổn thất phát sinh thêm, chi phí đưa xe đến
nơi sửa chữa, chi phí giám định tổn thất.
Các rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xe cơ giới thông thường bao gồm:
 Xe gặp tai nạn, đâm, va, lật, đổ, hoả hoạn, cháy, nổ.
 Tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên:mưa bão, lũ lụt,sét đánh, động đất, mưa đá, sụt lở.
 Hư hỏng do vật thể từ bên ngoài tác động lên xe.

137 138
 Chủ xe bị mất cắp, mất cướp toàn bộ xe.
 Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên.
 Đặc biệt bồi thường toàn bộ xe nếu bị thiệt hại 75% hoặc tới mức không thể sửa chữa, phục hồi để đảm bảo lưu hành an toàn, hoặc chi
phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế xe.
- Các trường hợp loại trừ:
- Tổn thất nhỏ hơn hoặc bằng mức miễn thường của đơn bảo hiểm;
- Các hỏng hóc do sử dụng, hỏng hóc do khuyết tật hoặc tổn thất do sửa chữa hoặc trong quá trình sửa chữa (gồm cả chạy thử), hay
- Hao mòn, lão hoá, giảm giá trị do quá trình sử dụng;
- Hư hỏng về điện, các bộ phận thiết bị, máy móc mà không phải do tai nạn;
- Hư hỏng về điện hoặc động cơ do xe hoạt động trong vùng đang bị ngập nước;
- Thiệt hại đối với săm lốp trừ khi thiệt hại này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một tai
nạn;
- Mất cắp bộ phận xe;
- Lái xe hoặc chủ xe vi phạm nghiêm trọng luật giao thông đường bộ:
 Lái xe điều khiển xe gây tổn thất khi có nồng độ cồn vượt quá quy định của pháp luật hiện hành được kết luận bằng văn bản của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc lái xe sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
 Vận chuyển hàng trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển, xếp dỡ hàng.
 Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ cũng sẽ không được hưởng bảo hiểm.
 Xe chở quá số người theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
 Xe chở quá (>) 20% trọng tải theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các trường hợp khác sẽ áp dụng chế tài theo điều
13.
 Xe đi đêm không có đèn chiếu sáng theo quy định, xe đi vào đường cấm, khu vực cấm (rẽ, quẹo tại nơi bị cấm, đi ngược chiều của
đường một chiều, vượt đèn đỏ hoặc không chấp hành theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông) gây ra tai nạn cũng sẽ không
được bảo hiểm vật chất xe ôtô chi trả.

139 140
4.3.2.3. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc theo qui định của pháp luật, nội dung sản phẩm bảo hiểm
được nhà nước ban hành: từ đối tượng, mức trách nhiệm, phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm,... Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh
nghiệp bảo hiểm. Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới gồm 3 loại hình:
- Bảo hiểm TNDS của chủ phương tiện đối với người thứ ba: người thứ ba là người không xác định trước, không bao gồm lái xe, phụ xe và
thân nhân của các đối tượng này, hành khách đi trên phương tiện. Thiệt hại được bảo hiểm là TNDS của chủ xe đối với thiệt hại về thân thể, tính
mạng và tài sản đối với bên thứ 3 do việc lưu hành của xe cơ giới gây ra;
- Bảo hiểm TNDS của chủ phương tiện đối với hành khách: đây là loại hình bảo hiểm TNDS trong hợp đồng, bảo vệ cho TNDS của chủ xe
đối với hành khách đi trên phương tiện mà họ vận chuyển, giữa 2 đối tượng này có giao kết vận chuyển là vé xe. Phạm vi bảo hiểm là thiệt hại về
thân thể, tính mạng của hành khách theo Hợp đồng vận chuyển hành khách do xe gây ra.
- Bảo hiểm TNDS của chủ phương tiện đối với hàng hóa: đây cũng là loại hình bảo hiểm TNDS trong hợp đồng, bảo vệ cho TNDS của chủ
xe đối với hàng hóa được vận chuyển trên phương tiện, giữa 2 đối tượng này có giao kết vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển. Phạm vi bảo
hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với thiệt hại về hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển.
Các trường hợp loại trừ được qui định cụ thể trong qui tắc bảo hiểm xe cơ giới bao gồm phần loại trừ chung cho bảo hiểm xe cơ giới
và loại trừ riêng áp dụng đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
4.3.2.4. Khiếu nại bồi thường
Khiếu nại bồi thường là công việc mà người tham gia bảo hiểm phải thực hiện sau khi rủi ro xảy ra. Nội dung khiếu nại bồi thường được
thực hiện từ khi thông báo tổn thất nhanh cho phía bảo hiểm ngay khi tai nạn xảy ra, thông báo tổn thất bằng văn bản, chuẩn bị hồ sơ khiếu nại
bồi thường gửi đến doanh nghiệp bảo hiểm và cuối cùng đảm bảo rằng hồ sơ khiếu nại bồi thường là đầy đủ và hợp lệ (theo thông báo từ phía
bảo hiểm).
Hồ sơ yêu cầu bồi thường thường bao gồm:
 Giấy chứng nhận Bảo hiểm, Đăng ký xe, Sổ kiểm định an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường (Bản photo công chứng hoặc bản copy &
xuất trình bản gốc để nhân viên bảo hiểm kiểm tra, đối chiếu);
 Giấy Phép lái xe của người điều khiển xe gây tai nạn (Bản copy & xuất trình bản gốc để nhân viên bảo hiểm kiểm tra, đối chiếu);

141 142
 Bản sao CMND của người điều khiển xe gây tai nạn (nếu có phát sinh TNDS);
 Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường của NĐBH theo mẫu;
 Bản sao bộ hồ sơ công an (nếu vụ tai nạn do cơ quan công an thụ lý): Sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường; biên bản
khám nghiệm các xe liên quan đến vụ tai nạn; biên bản khám nghiệm tử thi/giám định pháp y (nếu có); thỏa thuận hòa giải (nếu có);
biên bản giải quyết tai nạn giao thông; kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra, bản án hoặc quyết định của Tòa án (nếu
có)… hoặc Đơn đề nghị xác nhận sự việc của lái xe gây tai nạn được cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương xác nhận (bản
gốc);
 Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba (nếu có);
 Báo giá, hợp đồng và hóa đơn chứng từ liên quan đến việc cứu hộ, sửa chữa xe và các dịch vụ có liên quan khác;
 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa, văn bản hoặc chứng từ liên quan đến việc xác định nguồn gốc, giá trị của hàng hóa (nếu phát sinh
khiếu nại TNDS đối với hàng hóa);
 Các chứng từ liên quan đến thiệt hại về người: chứng từ y tế và các chứng từ liên quan khác (nếu có khiếu nại bồi thường về người);
 Văn bản bảo lưu, thế quyền cho bảo hiểm thu đòi từ bên thứ ba (nếu vụ tai nạn có liên quan đến lỗi của bên thứ ba);
 Các văn bản, giấy tờ liên quan khác (nếu bảo hiểm yêu cầu).
4.3.3. Bảo hiểm tài sản
4.3.3.1. Khái quát về bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản gồm nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác nhau nhưng những nghiệp vụ bảo hiểm phổ biến nhất tại Việt Nam là Bảo hiểm cháy
nổ bắt buộc (theo qui định của Nghị định 130/2006/NĐ-CP về Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc), Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi
rủi ro tài sản.
Bảo hiểm tài sản có một số đặc điểm chủ yếu sau:
- Đối tượng được bảo hiểm thường mang tính tĩnh: nhà xưởng, hàng hóa, văn phòng, máy móc,...
- Giá trị tài sản được bảo hiểm hầu như không có tính biến động trong thời gian bảo hiểm (trừ trường hợp bảo hiểm cho kho hàng lượng
hàng hóa sẽ dao động theo thời điểm xuất nhập hàng, còn đối tượng là nhà xưởng văn phòng, tài sản cố định giá trị chỉ thay đổi theo khấu hao,

143 144
mất giá nếu có).
- Đối tượng được bảo hiểm đa dạng: từ những nhà xưởng nhỏ vài trăm triệu, vài tỉ đồng đến những nhà máy kho hàng có giá hàng nghìn tỉ
đồng.
- do tài sản được bảo hiểm đa dạng, việc tính phí sẽ rất khác nhau giữ các nhóm tài sản và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính chất hoạt
động/sử dụng của tài sản, đặc điểm và kết cấu của tài sản, vị trí địa lý, công tác đề phòng kiểm soát rủi ro của chủ tài sản.
4.3.3.2. Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt
a. Đối tượng được bảo hiểm
Đối tượng bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt là tất cả các loại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của các đơn vị và cá nhân
thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Tuy nhiên, tài sản bao gồm rất nhiều loại đa dạng và phức tạp, bởi vậy các doanh nghiệp bảo hiểm
thường tiến hành phân loại như sau:
- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng.
- Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Sản phẩm, bán thành phẩm, vật tư, hàng hoá trong kho.
- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang.
- Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, nhà hàng, khách sạn…
b. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm về các thiệt hại và rủi ro được bảo hiểm.
Trong bảo hiểm hoả hoạn, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại và chi phí sau:
- Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm.
- Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi hoả hoạn xảy ra.
- Những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi hoả hoạn xảy ra.

145 146
Rủi ro được bảo hiểm
Trong bảo hiểm hỏa hoạn, rủi ro được bảo hiểm bao gồm:
* Rủi ro chính: Rủi ro hoả hoạn (Rủi ro A)
Rủi ro này thực chất bao gồm: Cháy, sét và nổ.
- Cháy: Cháy chỉ được coi là hoả hoạn khi hội tụ đủ 3 yếu tố: Phải thực sự có phát lửa, lửa đó không phải là lửa chuyên dùng, lửa đó phải là
bất ngờ hay ngẫu nhiên phát ra. Cháy trong rủi ro A có thể do nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác, nhưng loại trừ:
(i). Động đất, núi lửa phun hay các biến động thiên nhiên khác
(ii). Thiệt hại do:
+ Bốc cháy của tài sản tự lên men hay tỏa nhiệt hoặc chịu tác động của bất kỳ quá trình nào có liên quan đến việc sử dụng nhiệt
+ Bất kỳ thiệt hại nào gây ra bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng cổ, hoang mạc, rừng nhiệt đới, hoặc đốt cháy với mục đích làm
sạch đồng ruộng, đất đai, dù là ngẫu nhiên hay không.
- Sét: Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi
còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/h
vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng
động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792.458 m/s. Sét đạt tới nhiệt độ
30.000 °C (54.000 °F) gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh (chỉ cần 1330 °C để làm nóng chảy SiO2). Như vậy, thực chất
sét là hiện tượng cháy xảy ra cực nhanh có thể dẫn đến thiệt hại về người và tài sản. Trong bảo hiểm hoả hoạn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu
trách nhiệm bồi thường đối với tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ trực tiếp do sét hoặc do sét đánh gây ra hoả hoạn. Nếu sét đánh mà không gây
hoả hoạn hoặc không phá huỷ trực tiếp tài sản thì không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi sét đánh phá huỷ trực tiếp các thiết bị điện tử thì được bồi thường, còn sét đánh làm thay đổi dòng điện dẫn đến thiệt hại cho thiết bị
điện tử thì không được bồi thường.
- Nổ: là một quá trình tăng lên đột ngột của một loại vật chất thành thể tích lớn hơn rất nhiều lần thể tích ban đầu dẫn đến sự vượt áp, đồng
thời giải phóng ra năng nượng cực lớn và nhiệt độ rất cao. Nổ trong rủi ro A bao gồm: nổ nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là
phục vụ sinh hoạt nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.

147 148
* Rủi ro phụ (Rủi ro B)
Ngoài rủi ro chính, các doanh nghiệp bảo hiểm còn có thể bảo hiểm cho các rủi ro phụ. Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn một hoặc
một số hoặc tất cả các rủi ro phụ tùy thuộc vào đặc tính của tài sản và nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, để được bảo hiểm rủi ro
phụ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cho rủi ro chính. Các rủi ro phụ bao gồm:
- Nổ:
Nhưng loại trừ:
Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, bình đun nước bằng hơi đốt, các loại bình chứa khác, máy móc hoặc các thiết bị có sử dụng áp suất hoặc
đối với các chất liệu chứa trong các máy móc thiết bị đó do chúng bị nổ.
Thiệt hại gây ra bởi hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của các hành động khủng bố của một người hay một nhóm người nhân danh hay có lien
quan tới bất kỳ tổ chức nào. Trong phạm vi loại trừ này, khủng bố được hiểu là hành động sử dụng vũ lực cho các mục đích chính trị kể cả việc
sử dụng bạo lực nhằm mục đích gây hoang mang sợ hãi cho một bộ phận quần chúng hay toàn bộ cộng đồng xã hội.
- Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào.
- Gây rối, đình công, bãi công, sa thải: Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại gây ra trực tiếp bởi:
+ Hành động của bất kỳ người nào cùng với những người khác tham gia vào việc làm rối loạn trật tự xã hội (dù có liên quan đến đình công,
bãi công hay sa thải hay không).
+ Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp hành động gây rối hoặc trong việc hạn chế hậu quả của những hành
động gây rối đó.
+ Hành động cố ý của bất kỳ người bãi công hay người bị sa thải nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống sa thải.
+ Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào nhằm ngăn chặn hoặc cố gắng ngăn chặn những hành động như vậy hay hạn chế hậu
quả của những hành động đó gây ra.
Nhưng loại trừ những thiệt hại gây nên bởi, hay do hậu quả, trực tiếp hay gián tiếp của:
(i). Phong trào quần chúng có quy mô hoặc có thể phát triển thành một cuộc khởi nghĩa quần chúng,
(ii). Hành động ác ý của bất cứ người nào (dù cho hành động ấy có được thực hiện trong việc gây mất trật tự xã hội hay không) khác

149 150
với hành động cố ý của người tham gia bãi công hoặc của công nhân bị sa thải nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống lại việc sa thải.
(iii). Tổn thất do mất thu nhập, do chậm trễ, do mất thị trường hay bất kỳ tổn thất nào mang tính chất hậu quả hay mang tính chất gián tiếp
khác dưới bất kỳ phương diện và hình thức nào.
(iv). Thiệt hại do ngừng toàn bộ hay một phần công việc của Người được bảo hiểm hoặc do làm chậm trễ, bị gián đoạn hay ngừng bất kỳ
một quy trình hoạt động nào.
(v). Thiệt hại do Người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời do tài sản bị tịch biên, tịch thu, trưng dụng, phá huỷ
theo lệnh của nhà cầm quyền hợp pháp.
(vi). Thiệt hại do Người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu vĩnh viễn hay tạm thời bất kỳ ngôi nhà nào, do bị người khác chiếm hữu bất
hợp pháp.
Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm không được miễn trách nhiệm theo các điểm (v) hoặc (vi) đối với những thiệt hại vật chất xảy ra với tài
sản được bảo hiểm trước khi bị tước quyền sở hữu tạm thời hoặc trong thời gian bị tước quyền sở hữu tạm thời.
- Hành động ác ý: Thiệt hại xảy ra đối với tài sản được bảo hiểm mà nguyên nhân trực tiếp là do hành động ác ý của bất cứ người nào (dù
cho hành động này có xảy ra trong quá trình gây rối trật tự xã hội hay không) nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng thực hiện
hành động trộm cắp. Doanh nghiệp bảo hiểm thường chỉ đồng ý bảo hiểm rủi ro này khi người được bảo hiểm mua bảo hiểm cho rủi ro gây rối,
đình công, bãi công, sa thải và áp dụng các điểm loại trừ của rủi ro này.
- Động đất, núi lửa phun, bao gồm cả lũ lụt và nước biển tràn do hậu quả của động đất và núi lửa phun.
- Giông và bão, nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại gây ra do nước tràn từ các nguồn nước tự nhiên hay nhân tạo, các hồ chứa, kênh đập hay bất kỳ các thiết bị chứa nước hay
đường ống dẫn nước hoặc nước tràn từ biển dù là do bão hay các nguyên nhân nào khác gây ra.
+ Thiệt hại gây ra do sương muối, sụt lở đất.
+ Thiệt hại xảy ra đối với bạt che nắng, bình phong, biển quảng cáo, các trang thiết bị lắp đặt phía ngoài, hàng rào, cổng ngõ và các động
sản khác để ngoài trời.
+ Thiệt hại xảy ra đối với các công trình đang trong giai đoạn xây dựng, cải tạo hay sửa chữa, trừ khi tất cả các cửa ra vào, cửa sổ, các ô
mở khác đã được hoàn thành và bảo vệ chống giông bão.

151 152
+ Thiệt hại do nước hoặc mưa, ngoại trừ nước và mưa tràn vào các công trình thông qua các cửa và các ô trống khác do tác động trực tiếp
của giông bão
- Giông, bão, lụt nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại gây ra do sương muối, sụt lở đất.
+ Thiệt hại xảy ra đối với bạt che nắng, bình phong, biển quảng cáo, các trang thiết bị lắp đặt phía ngoài, hàng rào, cổng ngõ và các động
sản khác để ngoài trời.
+ Thiệt hại xảy ra đối với các công trình đang trong giai đoạn xây dựng, cải tạo hay sửa chữa, trừ khi tất cả các cửa ra vào, cửa sổ, các ô
mở khác đã được hoàn thành và bảo vệ chống giông bão.
+ Thiệt hại do nước hoặc mưa, ngoại trừ nước và mưa tràn vào các công trình thông qua các cửa và các ô trống khác do tác động trực tiếp
của giông bão.
+ Thiệt hại do nước tràn từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước thuộc quyền kiểm soát và sở hữu của Người
được bảo hiểm.
- Vỡ hay tràn nước từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường ống dẫn nước nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại do nước thoát ra, rò rỉ từ hệ thống Sprinkler được lắp đặt tự động.
+ Thiệt hại tại những công trình, ngôi nhà bỏ trống hoặc không có người sử dụng.
- Xe cộ hay súc vật không thuộc quyền sở hữu, kiểm soát của người được bảo hiểm đâm vào.
Rủi ro loại trừ
Trong bảo hiểm hoả hoạn, ngoài các điểm loại trừ riêng cho từng rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm còn quy định các loại trừ chung áp dụng
cho tất cả các rủi ro. Cụ thể như sau:
- Những thiệt hại gây ra do:
+ Gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân trừ khi rủi ro này được ghi nhận là được bảo hiểm, nhưng chỉ với phạm vi bảo
hiểm đã quy định tại rủi ro đó.
+ Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích quân sự hoặc hiếu chiến của của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay

153 154
không tuyên chiến), nội chiến.
+ Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, thiết quân luật, phong toả,
giới nghiêm hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm, tịch thu, trưng dụng,
trưng thu, quốc hữu hoá, phá hoại và/hoặc hành động khủng bố do một người hoặc một nhóm người hành động đại diện cho hoặc có liên quan
đến một tổ chức.
- Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào hoặc bất kỳ tổn thất, chi phí nào bắt nguồn từ thiệt hại đó, hoặc bất kỳ tổn thất có tính
chất hậu quả nào, trực tiếp hay gián tiếp gây nên bởi hoặc phát sinh từ:
+ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân.
+ Sử dụng cố ý hoặc không cố ý tên lửa và/hoặc bất kỳ loại vũ khí chiến tranh nào.
+ Phóng xạ ion hoá hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải hạt nhân do đốt cháy nguyên liệu hạt nhân. Đối với điểm
loại trừ này thì thuật ngữ "đốt cháy" sẽ bao gồm cả quá trình phản ứng phân huỷ hạt nhân tự phát.
- Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện nào hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản
mạch, tự đốt nóng, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào. Tuy nhiên, điểm loại trừ này chỉ áp dụng đối với chính những máy móc, khí cụ điện hoặc
những bộ phận của thiết bị điện chịu tác động trực tiếp của những hiện tượng nêu trên chứ không áp dụng với những máy móc, khí cụ và thiết bị
điện bị phá huỷ, hư hại do cháy phát sinh từ các máy móc thiết bị nói trên.
- Những thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ (nếu không bị loại trừ bằng một cách nào khác) những thiệt hại đối với tài sản
được bảo hiểm xảy ra do: ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm, hoặc do bất kỳ rủi ro được bảo hiểm nào mà chính những
rủi ro ấy lại phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn.
- Hàng hoá nhận uỷ thác hay nhận bảo quản; Vàng bạc, đá quý, tiền (tiền giấy hay tiền kim loại), séc, thư bảo lãnh, tín phiếu, tem, tài liệu,
bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, vật mẫu, quần áo mẫu, tượng, sơ đồ, bản vẽ hay tài liệu thiết kế, chất nổ, trừ
khi được xác định cụ thể là chúng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này.
- Thiệt hại xảy ra đối với những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được bảo hiểm hay lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng
hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hay lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hải do có đơn bảo hiểm này.
- Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận là được

155 156
bảo hiểm trong đơn bảo hiểm này.
c. Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm là giới hạn bồi thường tối đa của doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ. Số
tiền bảo hiểm còn là căn cứ để xác định phí bảo hiểm. Vì thế, xác định chính xác số tiền bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cũng giống
như các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản khác, việc xác định số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm hỏa hoạn căn cứ vào giá trị bảo hiểm.
Đối với các tài sản cố định, việc xác định số tiền bảo hiểm căn cứ vào giá trị bảo hiểm của tài sản. Đối với các tài sản lưu động, do giá trị
thường xuyên biến động, cho nên số tiền bảo hiểm có thể xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa.
Nếu bảo hiểm theo giá trị trung bình, người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết giá trị số hàng hoá trung
bình có trong kho, trong cửa hàng. Trong thời gian bảo hiểm giá trị trung bình này được coi là số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ
sở giá trị trung bình. Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá
trị trung bình đã khai báo.
Nếu bảo hiểm theo giá trị tối đa thì người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm biết giá trị của số lượng vật tư,
hàng hoá tối đa có thể đạt vào một thời điểm nào đó trong thời gian bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa và thường được thu
trước một phần. Khi tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối
đa đã khai báo. Đầu mỗi tháng hoặc quý (tuỳ theo sự thoả thận của hai bên), người được bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm số vật
tư, hàng hoá tối đa thực có trong tháng hoặc trong quý trước đó. Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo, doanh nghiệp bảo
hiểm tính giá trị số vật tư, hàng hoá tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tính lại phí bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm tính được trên cơ sở số
giá trị tối đa bình quân nhiều hơn số phí bảo hiểm đã nộp thì người được bảo hiểm trả nốt cho doanh nghiệp bảo hiểm số phí còn thiếu. Trong
thời gian bảo hiểm, nếu có tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối
đa bình quân thì phí bảo hiểm được tính dựa vào số tiền bồi thường đã trả. Trong trường hợp này, số tiền được bồi thường được coi là số tiền bảo
hiểm.
Việc áp dụng bảo hiểm theo giá trị tối đa rất phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải biết giá trị vật tư, hàng hoá được bảo hiểm, theo
dõi chặt chẽ số vật tư, hàng hoá đó trong suốt thời gian bảo hiểm. Những tài sản có giá trị lớn doanh nghiệp bảo hiểm khó có thể tái bảo hiểm vì
tính phí phức tạp và khó khăn.
Ngược lại, bảo hiểm theo giá trị trung bình lại đơn giản, dễ theo dõi đồng thời có lợi về tính phí bảo hiểm. Nếu một loại hàng hoá được bảo

157 158
hiểm mà giá trị ít biến động trên thị trường áp dụng phương pháp này rất thuận tiện.
d. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là khoản mà bên tham gia bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để được bảo hiểm. Thông thường phí bảo hiểm được
xác định như sau:
P = R x STBH
P: Phí bảo hiểm cơ bản
R: Tỉ lệ phí bảo hiểm cơ bản
STBH: Số tiền bảo hiểm
Phí thực đóng sẽ được điều chỉnh trên cơ sở phí cơ bản và các yếu tố tăng giảm phí. Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến phí bảo hiểm
hoản hoạn vì đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn đa dạng về chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro. Bởi vậy, không thể áp dụng một biểu phí cố định
cho tất cả các loại đối tượng bảo hiểm có mức độ rủi ro và việc phòng cháy chữa cháy khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp bảo hiểm áp
dụng các tỷ lệ phí khác nhau cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sau đó điều chỉnh tỷ lệ phí theo các yếu tố tăng hoặc giảm phí.
Trên thực tế, một số yếu tố cơ bản sau đây sẽ ảnh hưởng đến phí bảo hiểm hoả hoạn:
- Vật liệu xây dựng: Tuỳ theo các yếu tố kết hợp vật liệu xây dựng có thể chịu đựng được lâu dài hay không đối với sức nóng, người ta chia
làm 3 loại:
+ Vật liệu nặng khó bắt lửa và có khả năng chịu lửa tốt như bê tông, cốt thép, đá... loại này được sử dụng để xây dựng công trình loại D
(Discount class).
+ Vật liệu trung gian: Là vật liệu nhiều chất hoá học trộn với vật liệu thiên nhiên, khả năng chịu lửa không tốt bằng vật liệu nặng, loại này được
sử dụng để xây dựng công trình loại N (Neutral class).
+ Vật liệu nhẹ: Loại này dễ bắt lửa và không có sức chịu lửa, thường được để xây dựng công trình loại L (Loading class).
- Ảnh hưởng của các tầng nhà: Khi xảy ra hoả hoạn, lửa hoặc hơi nóng sẽ được truyền lên qua các tầng nhà, qua các cầu thang lên xuống,
qua lỗ hổng hoặc qua cửa sổ làm cho các tầng nhà có thể bị sập kéo theo các thiệt hại bên trong. Do đó, sức chịu đựng của các tầng nhà cũng là
một yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm.

159 160
- Phòng cháy, chữa cháy: Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phí bảo hiểm. Căn cứ vào công tác này để doanh nghiệp bảo hiểm
điều chỉnh phí bảo hiểm. Nếu công tác phòng cháy, chữa cháy được trang bị tốt, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra thì phí bảo hiểm sẽ được tính
thấp hơn. Vị trí gần hay xa nguồn nước, đội cứu hoả… cũng ảnh hưởng đến phí bảo hiểm.
- Cách phân chia đơn vị rủi ro: Khoảng cách phân chia hoặc tường chống cháy cũng ảnh hưởng tới phí bảo hiểm. Các đơn vị rủi ro càng
gần nhau, phí bảo hiểm càng cao và ngược lại.
- Bao bì đóng gói, chủng loại hàng hoá, cách thức xếp đặt: Tuỳ từng loại hàng hoá, bao gói hay cách thức xếp đặt hàng hoá mà phí bảo
hiểm phải căn cứ vào đó mà xác định.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, doanh nghiệp bảo hiểm cần phải quan tâm đến các yếu tố làm giảm mức độ rủi ro vì những yếu tố này
là cơ sở để giảm mức phí cơ bản. Tuy nhiên, tổng mức giảm phí về các thiết bị và phương tiện phòng cháy, chữa cháy của mỗi đơn vị rủi ro
không quá 45%. Các yếu tố làm giảm rủi ro thường bao gồm:
- Thiết bị phòng cháy, chữa cháy
- Việc trực, kiểm tra, canh gác.
- Thiết bị phương tiện chữa cháy như: Công trình có hệ thống phun nước; có hệ thống dập cháy bằng CO2; có hệ thống tự động dập tắt tia
lửa điện; có ô tô chữa cháy và nhân viên chữa cháy; gần đội cứu hoả công cộng…
Ngoài ra, trong bảo hiểm hỏa hoạn còn áp dụng mức miễn thường. Tùy theo từng loại tài sản được bảo hiểm mà mức miễn thường được
quy định khác nhau. Thông thường, các doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng mức miễn thường có khấu trừ tối thiểu là 2% số tiền bảo hiểm, nhưng
không dưới 100 USD/mỗi vụ tổn thất và tối đa không quá 2.000 USD/mỗi vụ tổn thất. Đây là mức miễn thường bắt buộc không được giảm phí.
Nếu người tham gia bảo hiểm muốn lựa chọn mức miễn thường cao hơn để được giảm phí thì sẽ có thoả thuận riêng về mức miễn thường và tỷ lệ
giảm phí.
Ngoài ra, phí bảo hiểm P là phí tính cho thời hạn 1 năm, trong trường hợp thời gian bảo hiểm nhỏ hơn 1 năm phí sẽ được theo tỉ lệ của P
căn cứu vào qui định của phía bảo hiểm.
e. Bồi thường tổn thất
Bồi thường là trách nhiệm chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Để giải quyết bồi thường, doanh nghiệp
bảo hiểm yêu cầu người được bảo hiểm hoàn thiện một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường. Hồ sơ yêu cầu bồi thường phải bao gồm các loại giấy tờ

161 162
sau:
- Thông báo tổn thất;
- Biên bản giám định thiệt hại hoặc chứng thư giám định của cơ quan chức năng hoặc công ty giám định độc lập;
- Hoá đơn mua tài sản, hợp đồng xây lắp mới, hoá đơn nhập kho (nếu là vật tư hàng hoá);
- Hoá đơn, chứng từ pháp lý liên quan đến việc sửa chữa hoặc thay thế mới tài sản;
- Chứng từ pháp lý liên quan đến các chi phí…
Để xác định số biền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải xác định được giá trị tổn thất thực tế. Giá trị tổn thất thực tế được xác định
theo giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất. Cách thức xác định tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng bảo hiểm.
f. Các rủi ro đặc biệt
Các rủi ro đặc biệt được bảo hiểm bổ sung đi kèm với đơn bảo hiểm cháy. Tùy từng doanh nghiệp bảo hiểm, tuy nhiên nhìn chung các rủi
ro đặc biệt thường là các trường hợp: Nổ; Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên phương tiện đó rơi trúng; Gây rối,
đình công, bế xưởng; Thiệt hại do hành động ác ý; Động đất hay núi lửa phun; Giông và bão; Giông, bão, lụt; Tràn nước từ các bể và thiết bị
chứa nước hay đường ống dẫn nước; Đâm va do xe cộ và súc vật.
4.3.3.3. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
Đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm mọi rủi ro tài sản là các tài sản cố định, vật kiến trúc (nhà cửa, kho tàng, văn phòng…), hàng
hóa lưu kho, nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất… của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất, trung tâm thương mại, khách sạn, dịch vụ…
Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm mọi rủi ro tài sản rộng, là toàn bộ tổn thất vật chất xảy ra bất ngờ đối với tài sản đã được bảo hiểm, do bất
kỳ nguyên nhân nào không bị loại trừ trong Quy tắc bảo hiểm và vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn bảo hiểm.
4.3.3.4. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là loại hình bảo hiểm đi kèm với các đơn bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kĩ thuật. Đối tượng được bả o
hiểm là các thiệt hại phát sinh đối với doanh nghiệp do gián đoạn kinh doanh nguyên nhất xuất phát từ các thiệt hại về tài sả n do rủi ro
được bảo hiểm thuộc các đơn bảo hiểm tài sản, kĩ thuật.

163 164
4.3.4. Bảo hiểm con người
Bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại gồm 2 nhóm sản phẩm: bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ. Rủi ro được bảo hiểm là
các rủi ro và sự kiện liên quan đến con người, bao gồm: tai nạn, ốm đau, bênh tật, tử vong.
Trên thực tế tùy thuộc vào đối tượng tham gia bảo hiểm là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp
sản phẩm dưới hình thức bảo hiểm cá nhân hoặc bảo hiểm nhóm. Tại Việt Nam, các sản phẩm bảo hiểm con người nhóm vẫn còn rất hạn chế, nhu cầu
từ phía các doanh nghiệp tổ chức không cao do BHXH và BHYT nhà nước đã cũng cấp phạm vi bảo hiểm cơ bản bảo vệ cho người lao động trong quá
trình làm việc.
Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe phổ biến hiện nay tai Việt Nam bao gồm:
- Bảo hiểm tai nạn 24h/24h;
- Bảo hiểm sinh mạng;
- Bảo hiểm trợ c ấp phẫu thuật và nằm viện;
- Bảo hiểm kết hợp con người;
- Bảo hiểm thân thể hoặc bảo hiểm toàn diện học sinh sinh viên;
- Bảo hiểm du lịch;
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe;
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Tùy thuộc vào nhu cầu, người tham gia bảo hiểm có thể tham khảo phạm vi bảo hiểm trong các qui tác bảo hiểm của mỗi doanh nghiệp bảo
hiểm.
Bảo hiểm nhân thọ có mặt tại Việt Nam được 20 năm, hiện nay các sản phẩm bảo hiểm đã rất đa dạng, từ những sản phẩm bảo hiểm có
phạm vi bảo hiểm chỉ mang tính bảo vệ như bảo hiểm tử kì đến các sản phẩm bảo hiểm phức tạp như bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí.
Đối với các doanh nghiệp và tổ chức, việc tham gia các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm là một biện pháp tăng quyền lợi cho người lao động,
giữ chân các lao động chất lượng cao và duy trì môi trường làm việc ổn định ch doanh nghiệp.

165 166
Chương 5.
HỢP ĐỒ NG BẢ O HIỂ M

Chương 5 tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, bao gồm:
- Khái niệm, tính chất của hợp đồng bảo hiểm, các nguyên tắc của bảo hiểm vận dụng trong hợp đồng bảo hiểm;
- Kết cấu và qui trình thiết lập hợp đồng bảo hiểm, nội dung hợp đồng bảo hiểm, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.
- Các loại hợp đồng bảo hiểm;

167 168
5.1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
5.1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm
Có nhiều khái niệm khác nhau về hợp đồng bảo hiểm, tuy nhiên khái niệm thể thể hiện đầy đủ và làm rõ bản chất của bảo hiểm là khái
niệm hợp đồng bảo hiểm thuộc Tài liệu đào tạo cơ bản về Bảo hiểm của Viện Bảo hiểm Singapore, theo đó hợp đồng bảo hiểm là “Một hợp đồng
trong đó một bên (người bảo hiểm) đồng ý, trên cơ sở xem xét đến khoản đóng góp (được gọi là phí bảo hiểm), bồi thường cho bên kia (người
được bảo hiểm) về thiệt hại mà nó có thể xảy ra trong các sự kiện rủi ro cụ thể". Sự kiện rủi ro được đề cập trong khái niệm này có thể là một sự
cố bất ngờ gây ra thiệt hại mà chung ta gọi là rủi ro, sự kiện bảo hiểm cũng có thể là một thời điểm hay một mốc thời gian nào đó mà hai bên đã
thoả thuận (trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ).
Tại Việt Nam, hợp đồng bảo hiểm được điều chỉnh bởi Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Hợp đồng trong Bộ Luật Dân sự.
Để hợp đồng bảo hiểm có giá trị cần đảm bảo sáu yếu tố sau:
- Mục đích của các bên tham gia hợp đồng hợp pháp và không vi phạm đạo đức xã hội: khi tham gia bảo hiểm, các bên tham gia phải đảm
bảo mục tiêu của mình là nghiêm túc, không vì mục tiêu trục lợi hay gây hại cho đối tượng kia từ việc tham gia mua bảo hiểm;
- Hợp đồng theo mẫu hoặc sự chấp thuận: Mẫu nói đến cách mà theo đó một hợp đồng được trình bầy. Trong bảo hiểm, người đề xuất đưa ra sự
chấp nhận bởi việc trả phí hoặc thỉnh thoảng bằng việc đồng ý làm như vậy, và người bảo hiểm bằng việc kinh doanh rủi ro định ra mức phí bảo hiểm
cho thời hạn và phạm vi đưa ra trong hợp đồng mẫu. (Phí bảo hiểm - là "là khoản thanh toán bằng tiền mà người được bảo hiểm chấp nhận trả cho
những người bảo hiểm trong một “kỳ hạn" của phạm vi bảo hiểm qui định trong đơn").
- Lời đề nghị của một bên và việc chấp nhận nó của nên kia: cùng với vấn đề hợp đồng theo mẫu và chấp thuận, để hợp đồng bảo hiểm chỉ có
hiệu lực khi có một bên đề nghị được bảo hiểm và được biên kia chấp thuận. Trong bảo hiểm nhân thọ những đề xuất như vậy được gọi thông thường
là "thông báo chấp nhận" đề xuất này được chấp nhận bằng việc thanh toán khoản phí bảo hiểm lần thứ nhất. Khi không có tỉ lệ phí hoặc thời hạn trong
mẫu đề xuất, nó thường không chỉ ra số tiền bảo hiểm đối với lời đề nghị, bởi vì người đề xuất không biết về tỉ lệ phí hoặc thòi hạn yêu cầu. Lời đề
nghị sau đó được đưa ra từ phía người bảo hiểm khi thời hạn bảo hiểm được trích dẫn, và người đề xuất chấp nhận hoặc từ chối chúng.
- Khả năng pháp lý của các bên để thực hiện một hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực và vị trí pháp lý để thực hiện một
hợp đồng. Yếu tố này đảm bảo rằng các bên tham gia bảo hiểm có đủ năng lực hành vi, vị trí pháp lý hợp pháp khi tham gia kí kết hợp đồng bảo
hiểm. Có các giới hạn được đặt ra đối với các trường hợp phá sản, trẻ sơ sinh, người bị tước quyền công dân, người mắc bệnh tâm thần hoặc
những người say rượu,...

169 170
- Sự tán thành và xác thực bởi các bên. Sự tán thành phải tiến hành không phải dưới sự gian lận, bóp méo sự thật, sai sót trong sự kiện hoặc
do bị đe dọa.
- Tính hợp pháp của mục tiêu của thoả thuận. Một hợp đồng không thể có mục đích phi pháp. Ví dụ, hai người có thể không ký kết hợp
đồng để lừa gạt bên thứ ba.
Như là đối với bất kỳ một mẫu hợp đồng nào khác, hợp đồng bảo hiểm phải tuân theo sáu chi tiết chủ yếu trên. Thiếu bất kỳ một hay một
số yếu tố nào, bản hợp đồng có thể không có hiệu lực, bị mất hiệu lực hoặc không thể thi hành được.
Các bên có liên quan trong hợp đồng bảo hiểm:
Thông thường người ta nói hợp đồng bảo hiểm được thiết lập giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Tuy nhiên ở đây phải nói chính
xác hơn giữa người bảo hiểm và người ký kết sở dĩ có tình trạng trên là do trong thực tế có không ít các trường hợp người ký kết hợp đồng cũng
chính là người được bảo hiểm. Song như vậy không có nghĩa là bất luận khi nào người được bảo hiểm cũng là người cam kết ký kết hợp đổng. Do
vậy, trong hợp đồng bảo hiểm ngoài người bảo hiểm chúng ta cần lưu ý và phân biệt những người sau: người ký kết, người được bảo hiểm và người
thụ hưởng.
Người ký kết: Trong thực tế còn gọi là người mua bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm hoặc chính là một bên của hợp đồng. Người này
cam kết với người bảo hiểm đi đến ký kết hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ trả phí cho nhà bảo hiểm.
Người được bảo hiểm: Là người có tài sản, tính mạng hoặc tình trạng sức khoẻ đang bị các rủi ro đe doạ và để đảm bảo an toàn thì cần
được bảo đảm bởi người bảo hiểm.
Người thụ hưởng: Là người sẽ nhận được số tiền bồi thường hoặc chi trả từ phía người bảo hiểm trong trường hợp có sự kiện qui định
trong hợp đồng xảy ra.
Như đã đề cập phần trên, chúng ta thấy đa số các trường hợp người ký kết cũng chính là người được bảo hiểm và đồng thòi cũng chính là
người thụ hưởng. Nhưng cũng có những trường hợp ba người này là những người hoàn toàn khác nhau (phần lớn là trong các hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ).
5.1.2. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những qui định của luật pháp về hợp đồng đó là:
- Tính chất song song

171 172
Hai bên người bảo hiểm và người được bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ qua lại lẫn nhau, một bên bảo hiểm các rủi ro, bên
kia trả phí bảo hiểm.
- Tính chất chấp thuận
Theo tính chất này chỉ cần hai bên ưng thuận là hợp đồng được thiết lập. Lẽ tất nhiên bằng chứng về sự ưng thuận hay chấp thuận phải
được cụ thể hoá bằng văn bản (có thể là giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc giấy chấp nhận bảo hiểm).
- Có tính chất ngẫu nhiên
Tính chất này chỉ đúng với các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ. Đồng thời tính chất ngẫu nhiên được gắn liền với bản chất của mỗi loại
bảo hiểm cụ thể và của chính khái niệm rủi ro, thiếu tính chất này hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ sẽ không được thiết lập. Đố i với bảo hiểm phi
nhân thọ, các sự kiện bảo hiểm là hiện hữu, tuy nhiên thời điểm xảy ra không xác định.
- Tính chất tin tưởng tuyệt đối
Người bảo hiểm không thể có điều kiện để hiểu rõ về đối tượng bảo hiểm như người được bảo hiểm. Do vậy người bảo hiểm phải tin tưởng
vào những khai báo của người được bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm để tính toán và xác định mức phí bảo hiểm mà người được bảo hiểm
phải đóng góp. Ngược lại người được bảo hiểm phải trung thực trong khai báo và nếu vi phạm sẽ được xử lý theo điều khoản đình chỉ hoặc huỷ bỏ
hợp đồng trình bày ở phần sau.
- Tính chất phải trả tiền
Người được bảo hiểm phải trả phí thoả thuận để đổi lấy việc bảo đảm của người bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra bảo hiểm phải bồi
thường/trả tiền cho bên tham gia bảo hiểm.
- Tính chất tán thành
Cũng giống như người bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, người được bảo hiểm hầu hết không có khả năng để đàm phán toàn bộ các điều
kiện trong hợp đồng đã được lập ra trước bởi người bảo hiểm, do vậy tính chất này được hiểu là người được bảo hiểm tán thành hợp đồng người
bảo hiểm giới thiệu hay từ chối ký kết hợp đồng đó mà thôi.
5.1.3. Áp dụng các nguyên tắc bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
5.1.3.1. Trung thực tuyệt đối

173 174
Trung thực phải được thể hiện trong tất cả các hợp đồng pháp lý, điều này để nói lên rằng, các bên không được có hành động gian lận.
Trong khi các bên trong một hợp đồng thông thường không bắt buộc phải thành thật trong các việc giao dịch buôn bán của họ, điều này
muốn nói rằng họ bị hạn chế trong việc tiết lộ tất cả những điều họ biết, hoặc phải biết về việc giao dịch. Qui tắc "để người mua cẩn thận" áp
dụng cho những hợp đồng loại này, và người bán không bóp méo sự thật tất cả các sự kiện thực tế không cần phải tiết lộ ra trừ khi có yêu cầu. Ví
dụ, một người bán ôtô đã sử dụng không phải nói cho người mua về bất cứ hỏng hóc nào mà phương tiện có thể có trừ câu hỏi bị bắt buộc. Tình
huống tương tự phát sinh khi việc mua tạp phẩm hoặc quần áo. Người mua có thể kiểm tra hàng hoá và đưa ra quyết định có hoặc không mua.
Tuy nhiên, trong bảo hiểm nguyên tắc trung thực tuyệt đối phải được tuân thủ bởi mỗi bên và cả hai bên phải tiết lộ toàn bộ thông tin cơ
sở ban đầu. Sở dĩ có nguyên tắc này bởi vì chỉ một bên của hợp đồng - người đề xuất - biết, hoặc phải biết, tất cả về rủi ro được đề xuất bảo hiểm,
và bên kia - người bảo hiểm - chủ yếu dựa vào các thông tin được đưa ra bởi người để xuất khi tiến hành đánh giá rủi ro đó. Chính vì điều này mà
luật bảo hiểm của bất cứ quốc gia nào cũng đòi hỏi cả hai bên khi lập hợp đồng báo hiểm phải thực hiện yêu cầu trung thực tuyệt đối. Họ bị han
chế không chỉ đối với việc bị kiềm chế phải thành thật, mà còn phải trở thành thành thật, và đặc biệt, để thực hiện bổn phận khai báo rõ ràng.
Khai báo rủi ro khi yêu cầu bảo hiểm là nghĩa vụ đầu tiên của người ký kết hợp đồng đối với người bảo hiểm trong việc thực hiện nguyên
tắc trung thực tuyệt đối. Các thông tin khai báo giúp người bảo hiểm đánh giá đúng đắn về rủi ro mà người ký kết yêu cầu bảo hiểm. Thông
thường được thực hiện dưới dạng một tờ khai hay còn gọi là giấy yêu cầu bảo hiểm do người bảo hiểm chuẩn bị trước để thu thập những thông
tin cần biết. Người được bảo hiểm có trách nhiệm trả lời những nội dung đã được ghi trong phiếu yêu cầu. Sự thay đổi nội dung yêu cầu khai báo
phụ thuộc vào bản chất của loại hình bảo hiểm, nhìn chung nó sao chép lại nội dung giấy chứng nhận bảo hiểm sau này và chỉ cho người ký kết
biết trước phạm vi của những nghĩa vụ và quyền lợi. Mặt khác, giấy yêu cầu còn xác định các yếu tố chính để hình thành nên các điều kiện riêng
của hợp đồng.
- Các hình phạt từ nghĩa vụ thông báo rủi ro
+ Cố ý khai báo sai: Là trường hợp khai báo trái với thực tế hoặc khai báo không đầy đủ thì được qui cho là người bảo hiểm đã dùng thủ
đoạn gian dối để người bảo hiểm phải gánh chịu những rủi ro có thể bị từ chối hoặc để bảo hiểm với điều kiện trả ít chi phí hơn. Trong trường
hợp này cho dù người bảo hiểm có phát hiện được hành vi cố ý khai báo sai trước hay sau khi thiệt hại xảy ra thì các biện pháp trừng phạt cũng
đều được áp dụng như nhau là hủy bỏ hợp đồng ngay tại thời điểm phát hiện sự vi phạm
+ Quên không thông báo và khai báo không chính xác: là trường hợp người bảo hiểm chấp bảo hiểm rủi ro không đúng với thực tế khai báo
nhưng không có cơ sở để qui kết người được bảo hiểm cố ý lựa dối, Khi đó hình phạt áp dụng đối với người được bảo hiểm phụ thuộc vào thời

175 176
điểm phát hiện ra sự khác biệt đó.
Nếu phát hiện trước khi xảy ra thiệt hại, người bảo hiểm vẫn duy trì hợp đồng nhưng tính toán điều chỉnh phí cho thích hợp với rủi ro thực
tế. Nhưng người được bảo hiểm không chấp nhận điều chỉnh này thì sẽ huỷ bỏ hợp đồng.
Nếu phát hiện sau khi thiệt hại xảy ra, người bảo hiểm sẽ áp dụng biện pháp chế tài giảm đi một phần trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ
tương ứng. Ví dụ như theo tỷ lệ giữa số phí đã trả/số phí đúng ra phải trả hoặc theo tỷ lệ giữa số tiền phải trả/giá trị thực tế.
5.1.3.2. Quyền lợi bảo hiểm
Quyền lợi bảo hiểm là một trong những nguyên tắc và thuật ngữ mấu chốt của hợp đồng bảo hiểm, quyền lợi bảo hiểm là cơ sở để xác lập
hợp đồng bảo hiểm, quyền lợi của các bên liên quan và giá trị pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ, trong bảo hiểm tài sản, quyền lợi bảo hiểm
có thể được là "một cá nhân phải ở trong vị trí được lợi và duy trì bảo quản tài sản được bảo hiểm hoặc phải chịu tổn thất hoặc rơi vào tình trạng
phá sản" để có một quyền lợi bảo hiểm.
Quyền lợi bảo hiểm phải có thể định giá được bằng tiền. Quyền lợi của người được bảo hiểm được đưa ra trong đơn bảo hiểm là giá tri
bằng tiền và không phải là chính bản thân tài sản thật mà nó có thể bị thiệt hại, phá huỷ hoặc mất. Quyền lợi bảo hiểm cũng được hạn chế về giá
trị tài chính của tài sản được bảo hiểm. Những người chủ sở hữu của các loại tài sản khác nhau thường có sự gắn bó xúc cảm và cảm tình đối với
tài sản như là đối với ngôi nhà của gia đình hoặc đồ trang sức mà nó đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Điều này làm cho tài sản có giá
trị lớn hơn giá trị trên thị trường của nó. Quyền lợi của họ, tuy nhiên, bị hạn chế trong "giá trị thật" hoặc giá trị thực tế của tài sản.
Về cơ bản, quyền lợi bảo hiểm được xác lập trên cơ sở một số quyền hoặc mối quan hệ pháp lý được pháp luật công nhận:
- Đối với tài sản, quyền lợi bảo hiểm được biểu hiện bởi: quyền sở hữu tài sản; quyền trông coi, quản lý, sử dụng tài sản; quyền được ủy
thác đối với tài sản; mối quan hệ huyết thống;
- Trong bảo hiểm con người, quyền lợi bảo hiểm biểu hiện bởi: quan hệ huyết thống; quan hệ hôn nhân, quan hệ hợp đồng lao động, quan
hệ cho vay và đi vay.
Trong bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm, quyền lợi bảo hiểm phải được duy trì khi yêu cầu và bảo hiểm và trong suốt quá trình bảo
hiểm có hiệu lực. Trong bảo hiểm con người, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi bảo hiểm nhất thiết phải tồn tại khi yêu cầu và hợp đồng
bảo được thiết lập, tuy nhiên sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, quyền lợi bảo hiểm không nhất thiết tồn tại.
5.1.3.3. Bồi thường

177 178
Bồi thường trong bảo hiểm là việc đưa người được bảo hiểm trở về vị trí tài chính như là anh ta hoặc cô ta đã có ngay trước khi tổn thất xảy
ra (lệ thuộc vào mức giới hạn của số tiền bảo hiểm đưa ra trong đơn). Số tiền có thể được trả được định giá bằng qui mô tổn thất trực tiếp phải
gánh chịu. Hầu hết các đơn bảo hiểm là các hợp đồng của sự bồi thường, các loại trừ chủ yếu là các đơn bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn cá
nhân.
Có rất nhiều cách trong đó người được bảo hiểm có thể được bồi thường, ví dụ như từ vị trí hiện tại sau tổn thất trở lại vị trí tương tự ngay
trước khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm, hay đây là khả năng tài chính.
Việc thực hiện nguyên tắc bồi thường phải dựa vào các cơ sở sau:
- Phải chi phí bao nhiêu để thay thế vật phẩm bị thiệt hại ở giá hiện tại?
- Có khấu hao vật phẩm từ khi bắt đầu mua không?
- Có tài sản nào còn giá trị sử dụng (còn lại) trong danh mục tài sản sau khi tổn thất? Có thể có một số bộ phận còn sử dụng được từ phần
hư hỏng của một chiếc ôtô.
Giá trị bồi thường do đó là giá tại giá trị hiện tại của vật phẩm đó mua để thay thế phần bị thiệt hại, trừ đi khấu hao và phần còn sử dụng
được. Kết quả tính ra chỉ giá trị tổn thất thực sự được bảo hiểm. Tuy nhiên không việc bồi thương phải dảm bảo nguyên tắc số tiền bồi thường
không được vượt quá thiệt hại thực tế của tài sản thiệt hại. Trong trường hợp không có bất cứ định nghĩa cụ thể nào về giá trị bồi thường (ví dụ
giá trị thị trường), qui định rằng giá trị bồi thường là tổn thất phải chịu bởi người được bảo hiểm và không nhất thiết phải là giá trị của đối tượng
mà nó bị phá huỷ hoặc thiệt hại.
- Bồi thường theo tỉ lệ
Bồi thường bảo hiểm theo tỉ lệ là phương pháp nhờ đó những người bảo hiểm có thể ngăn ngừa mọi người khỏi sự suy tính thiệt hơn trong
việc bảo hiểm dưới giá trị tài sản của họ, tác dụng là nếu một người bảo hiểm tài sản nhỏ hơn giá trị thật của nó, anh ta phải lưu ý đến việc phải
chịu một phần rủi ro. Nói cách khác, anh ta là người bảo hiểm cho chính mình trong một phần của rủi ro.
- Các hình thức bảo hiểm tổn thất đầu tiên
Khi số tiền bảo hiểm là thoả thuận cố định tại mức giá trị nhỏ hơn giá trị toàn bộ, hợp đồng được chỉ định là bảo hiểm tổn thất đầu tiên.
Bảo hiểm trộm cắp cho tổn thất đầu tiên được ưa thích bởi một số doanh nghiệp kinh doanh, phụ thuộc vào tính chất hàng hoá (ví dụ, hàng tạp
phẩm trong siêu thị) việc hoàn trả lại toàn bộ nó trên thực tế là không thể khi kẻ trộm vào lấy đi toàn bộ hàng hoá.

179 180
Số tiền bảo hiểm tổn thất đầu tiên nên đủ để trang trải tối đa tổn thất tương tự (hoặc thiệt hại) do bất cứ một nguyên nhân nào. Người bảo
hiểm cố định phí bảo hiểm tại mức nào đó thấp hơn phí bảo hiểm mà nó có thể bị yêu cầu trong bảo hiểm giá trị toàn bộ. Không có cơ sở khoa
học trong việc tính phí bảo hiểm cho nhũng hình thức bảo hiểm tổn thất đầu tiên này.
- Phục hồi lại số tiền được bảo hiểm sau một tổn thất
Sau khi thanh toán một khiếu nại, điều quan trọng cần biết là đơn bảo hiểm tiếp tục giữ nguyên hiệu lực trong khoảng thời gian đó và ngày
tái tục tiếp theo? Điều này thường phụ thuộc vào nội dung viết trong đơn cụ thể nhưng nhìn chung:
Với bảo hiểm tài sản, khi thanh toán tổn thất toàn bộ, hợp đồng đã hoàn thành và không có hiệu lực nữa. Thanh toán tổn thất bộ phận,
ngoại trừ đối với các đơn bảo hiểm phương tiện cơ giới, giảm dần số tiền được bảo hiểm bằng số tiền đã thanh toán, và khi tài sản được bảo hiểm
được phục hồi, một khoản phí bổ sung thích họp sẽ phải trả để phục hồi lại bảo hiểm giá trị toàn bộ cho đến ngày tái tục tiếp theo. Điều này
không được áp dụng trong thực tế đối với các khiếu nại nhỏ hay không phải thu thêm phí bảo hiểm. Rất nhiều các công ty hiện nay bổ sung điều
khoản tự động phục hổi trong một số đơn.
Với bảo hiểm trách nhiệm đơn tiếp tục có hiệu lực ngoại trừ khi đơn cung cấp trong mức giới hạn về tổng số tiền có thể phải thanh
toán trong bất cứ một năm nào (ví dụ như trường hợp bảo hiểm sản phẩm /hàng hoá). Thông thường đơn bảo hiểm có một giới hạn t rong
bất cứ một tổn thất nào hơn là mức giới hạn về trách nhiệm.
Với bảo hiểm hàng hải số tiền được bảo hiểm gốc sẽ tiếp tục có hiệu lực. Do vậy, các nhà bảo hiểm tàu những người phải trả tổn thất bộ
phận có thể cũng có trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ trong cùng thòi hạn bảo hiểm.
5.1.3.4. Thế quyền
Thế quyền là một thuật ngữ pháp lý dài mô tả điều gì là hiệu quả nhất để nguyên tắc bồi thường không phức tạp. Khái niệm thường
dùng của thế quyền là: "quyền mà một người thay thế cho người khác và dùng các quyền đó đòi bồi thường từ người kia’’. Thế qu yền; do
vậy, là kết quả cần thiết trong nguyên tắc bồi thường, nếu không người được bảo hiểm có thể đòi bồi thường từ phía nhà bảo hiểm, cũng
như tiến hành đòi bồi thường từ bên thứ ba, sau đó người được bảo hiểm có thể nhận được hai khoản thanh toán.
Khi nào quyền thế quyền phát sinh? Trong luật chung người được bảo hiểm phải đã nhận được bảo hiểm đầy đủ cho tổn thất đã xảy ra.
Người được bảo hiểm phải được thanh toán đầy đủ trước khi quyền thế quyền có hiệu lực. Do vậy, nếu người được bảo hiểm không được bồi
thường đầy đủ do bảo hiểm dưới giá trị, doanh nghiệp bảo hiểm không thể thực hiện quyền thay thế vào vị trí của người được bảo hiểm, cho đến
khi tổn thất được bồi thường toàn bộ. Tuy nhiên, thường đối với các điều kiện đơn bảo hiểm để sửa đổi điều khoản về phạm vi là nhà bảo hiểm

181 182
có thể yêu cầu người được bảo hiểm tìm kiếm khoản bồi thường trước khi người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm.

Thế quyền phát sinh từ bốn nguồn sau:


- Từ các sự vi phạm lỗi (đó là các hành động sai) mà đối với chúng các thiệt hại có thể được khiếu nại đối với người làm sai.

- Từ hợp đồng liên quan đến đối tượng bảo hiểm.

- Theo luật, ví dụ Bộ luật Hàng không Dân dụng qui định rằng người chỉ sở hữu của bất cứ tài sản bị thiệt hại nào có thể được nhận khoản
tiền bồi thường từ người chủ sở hữu của tài sản, do vậy trên cơ sở thanh toán một tổn thất doanh nghiệp bảo hiểm phải thế quyền cho các quyền
của người được bảo hiểm và có thể đòi bồi thường tổn thất từ người chủ tài sản gây ra thiệt hại.

- Từ các quyền đối với đối tượng bảo hiểm, có thể là lợi ích trong tiền trả cứu tàu.

Người bảo hiểm

Bồi thường

Người được bảo hiểm

Các quyền đòi bồi thường

Các bên thứ ba có trách nhiệm đối với người


được bảo hiểm

(a) theo lõi (b) theo hợp đồng (a) theo luật tiền trả cứu tàu

5.1.3.5. Đóng góp bồi thường


Đóng góp bồi thường là quyền của một nhà bảo hiểm - người đã thanh toán bồi thường theo đơn bảo hiểm, yêu cầu các nhà bảo hiểm khác
những người có trách nhiệm ngang bằng hoặc khác trong tổn thất đó đóng góp vào khoản thanh toán bồi thường.

183 184
Đóng góp bồi thường được thực hiện khi các đơn bảo hiểm:
- Cùng bảo hiểm cho cùng một hiểm họa, mà nó là nguyên nhân dẫn đến tổn thất.
- Bảo vệ cho cùng một quyền lợi của cùng một người được bảo hiểm.
- Liên quan đến cùng một đối tượng được bảo hiểm.
- Có hiệu lực tại thời điểm tổn thất.
Nếu có nhiều chủ sở hữu tham gia và mỗi người trong số họ có đơn bảo hiểm của riêng mình đối với sở hữu của anh ta thì không có đóng
góp bồi thường.
Nguyên tắc bồi thường ngăn cản một người được bảo hiểm nhận bồi thường nhiều hơn tổn thất. Nếu không có điều kiện đơn, thì không có
gì ngăn cản người được bảo hiểm người có các đơn bảo hiểm bảo hiểm cho cùng một rủi ro với các nhà hiểm khác nhau trong việc đòi bồi
thường cho toàn bộ tổn thất của anh ta từ một nhà bảo hiểm. Nhà bảo hiểm đó sau đó có quyền nhận được sự đóng góp bồi thường cho tổn thất từ
các nhà bảo hiểm khác.
5.1.3.6. Nguyên nhân gần
Trước khi một người được bảo hiểm có thể được đền bù từ phía nhà bảo hiểm cho tổn thất đã xảy ra, thì điều cần thiết là đi xác định
nguyên nhân của tổn thất. Hiển nhiên người được bảo hiểm có thể khiếu nại trong đơn chỉ nếu tổn thất xảy ra do nguyên nhân bởi một hiểm họa
được bảo hiểm, điều cần thiết là tìm ra cái mà được biết đến như là nguyên nhân gần của tổn thất.
Theo Tài liệu đào tạo Bảo hiểm của Viện bảo hiểm Singapore: "Nguyên nhân gần muốn nói đến hành động, nguyên nhân ảnh hưởng nằm
trong sự chuyển động của một chuỗi các sự kiện dẫn đến một kết quả, mà không có sự can thiệp của sức mạnh bên ngoài đã bắt đầu và lan
chuyển nhanh từ một nguồn mói và độc lập".
Các qui tắc xác định nguyên nhân gần:
- Nếu hiểm hoạ được bảo hiểm và các hiểm hoạ khác không được đề cập trong đơn tác động cùng nhau, thì hiểm hoạ được bảo hiểm là
nguyên nhân gần.
- Nếu hiểm hoạ được bảo hiểm và một số hiểm hoạ ngoại trừ trong đơn tác động cùng nhau, thì hiểm hoạ loại trừ là nguyên nhân gần nếu
nó là không thể phân biệt giữa thiệt hại do nguyên nhân ngoại trừ và hiểm họa được bảo hiểm.

185 186
- Nếu tổn thất phát sinh từ hoạt động của một sự liên tiếp của các sự kiện, thì sự kiện sau cùng trong số chúng là nguyên nhân gần, trừ khi
có một chuỗi các sự kiện trực, tiếp trong đó sự kiện cuối cùng chỉ là việc xảy ra tình cờ.
Người được bảo hiểm có thể được đền bù chỉ nếu tổn thất xảy nguyên nhân do hiểm hoạ được bảo hiểm và nguyên nhân này phải "gần" -
liên quan mật thiết - với tổn thất. Áp dụng nguyên nhân gần sẽ thay đổi theo:
- Sự kiện cuối cùng của một chuỗi liên tiếp các sự kiện xảy ra trở thành các hiểm hoạ được bảo hiểm.
- Hiểm họa được bảo hiểm không phải là nguyên nhân cuối cùng nhưng là nguyên nhân trước.
- Các nguyên nhân không liên tục nhưng xảy ra đồng thời trong hoạt động của chúng.
Tính pháp lý cả nguyên nhân gần là chung cho tất cả các ngành của bảo hiểm. Trong một đơn bảo hiểm các nhà bảo hiểm - những người phát
hành đơn thoả thuận với người được bảo hiểm rằng trong sự kiện của một việc bất ngờ ngẫu nhiên đã ghi rõ trong đơn phát sinh họ sẽ cấp khoản bồi
thường cụ thể cho tổn thất mà người được bảo hiểm phải chịu. Nhưng sự việc bất ngờ hoặc sự kiện đã nêu phải là nguyên nhân gần của tổn thất. Nói
cách khác, để một khiếu nại hợp lệ khi đưa ra nó cần thiết rằng hiểm hoạ được bảo hiểm nên là nguyên nhân gần trực tiếp và không phải là nguyên
nhân từ xa của tổn thất. Lưu ý rằng nguyên nhân gần không nhất thiết là nguyên nhân cuối cùng ngay lập tức trước sự kiện. Nguyên nhân cuối cùng
có thể chỉ là một sự kiện nối kết với nguyên nhân gần.

5.2. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM


5.2.1. Kết cấu hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm thường là hợp đồng hai bên: bên bảo hiểm và bên tham gia bảo hiểm. Bên bảo hiểm là phía cung cấp dịch vụ bảo hiểm
thông qua hợp đồng bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu bảo hiểm và đưa ra đề nghị bảo
hiểm. Để đảm bảo có giá trị pháp lý, hợp đồng bảo hiểm phải bao gồm bằng chứng xác nhận bảo hiểm của bên tham gia bảo hiểm: thường là giấy
yêu cầu bảo hiểm với chữ kĩ của bên tham gia bảo hiểm,bằng chứng chấp nhận bảo hiểm của bên bảo hiểm: đơn bảo hiểm. Như vậy kết cấu của
một hợp đồng bảo hiểm gồm hai phần: giấy yêu cầu bảo hiểm và đơn bảo hiểm. Tuy nhiên, với một số hình thức bảo hiểm, ví dụ như bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba, việc yêu cầu bảo hiểm có thể thực hiện bằng miệng (thường là các hình thức bảo hiểm bắt
buộc). Kết cấu chi tiết thông thường của một hợp đồng bảo hiểm:
- Giấy yêu cầu bảo hiểm;
- Bộ Đơn bảo hiểm, gồm:

187 188
o Giấy chứng nhận bảo hiểm;
o Điều khoản bảo hiểm/Qui tắc bảo hiểm;
o Phụ lục của hợp đồng;
o Điều khoản bảo hiểm bổ sung;
o Hóa đơn đóng phí/giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời.
5.2.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm
5.2.2.1. Yêu cầu bảo hiểm
Lời đề nghị và sự chấp nhận là yếu tố chủ yếu đối với tất cả các hợp đổng. Trong bảo hiểm lời đề nghị có thể đưa ra từ bên này hoặc bên kia
nhưng nhìn chung nó được chuyển cho các nhà bảo hiểm theo mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm. Không nhất thiết phải có một đề xuất bằng văn bản và việc
sử dụng chúng thường xuyên bị bỏ qua khi giao dịch bảo hiểm được tiến hành thông qua các môi giới.
Tại sao các mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm được sử dụng? Mặc dù việc phát hành và hoàn thiện một mẫu đề xuất không bị bắt buộc về mặt
pháp lý, tuy nhiên trong thực hành các mẫu này được sử dụng với hầu hết các loại bảo hiểm, do:
- Thuận tiện. Từ các câu hỏi được đưa ra sẵn bởi các nhà bảo hiểm, trình bầy một mẫu đề xuất tiêu chuẩn giống như việc đưa ra thông tin
bắt buộc một cách nhanh nhất, và kết quả là có thể dễ dàng để kiểm tra và xem xét.
- Quảng cáo. Các mẫu có sự trình bầy tốt có thể có giá trị quảng cáo đối với chính loại hình bảo hiểm. Cũng có khi, thông báo về các loại
bảo hiểm khác có thể được đưa ra trong khoảng chống nào đó trong các mẫu đề xuất.
- Cơ sở của hợp đồng. Việc phát hành mẫu đề xuất để trống bởi nhà bảo hiểm không tạo nên lời đề nghị. Lời đề nghị thường được thực
hiện trong mẫu đã hoàn chỉnh, nó thường bao gồm lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là cực kỳ quan trọng và, thường chỉ ra rằng một mẫu đề xuất
bảo hiểm đã hoàn chỉnh là cơ sở mà từ đó hợp đồng được tạo thành.
Một lời đề nghị (đề xuất) do đó có thể được thực hiện:
- Trên mẫu in sẵn của công ty
- Bằng thư

189 190
- Bằng một mảnh giấy ghi tay. Điều này thường phổ biến đối với các môi giới bảo hiểm.
Giấy yêu cầu bảo hiểm là cơ sở của hợp đồng, đề xuất chứa đựng các trình bầy hợp lý được thực hiện bởi người đề xuất. Nó cũng nên chỉ
ra, nếu có thể, tại thời điểm viết, bất cứ điều khoản đặc biệt nào mà nhà bảo hiểm muốn đưa thêm vào đối với một rủi ro cụ thể. Nó là các cách
mà thông qua đó nhà bảo hiểm nỗ lực để có được tất cả các sự kiện cơ bản.
5.2.2.2. Đơn bảo hiểm
Khi giấy yêu cầu bảo hiểm (hoặc lời đề nghị) đã được tiến hành và chấp nhận, một hợp đồng bảo hiểm sẽ được kí kết giữa người bảo hiểm
và người được bảo hiểm. Trên thực tế một đơn bảo hiểm không phải là hợp đồng bảo hiểm. Nó là bằng chứng của hợp đồng văn bản luôn luôn
tồn tại trước khi đơn được phát hành.
Các điều kiện xuất hiện trong các mẫu đơn bảo hiểm chuẩn thường trở thành đối tượng của các quyết định pháp lý, mà một khi đã thực
hiện, sẽ là bắt buộc về sau này. Thỉnh thoảng các điều kiện trong đơn là kết quả của Bộ luật hoặc điều tiết của Chính phủ.
Mục tiêu của đơn bảo hiểm là thể hiện một cách rõ nhất các thuật ngữ có thể về đối tượng được bảo hiểm, rủi ro đã chấp nhận và các điều
kiện trong phạm vi bảo hiểm.
Cấu trúc của một mẫu đơn bảo hiểm: Các mẫu đơn bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm hàng hải có thể được chia làm các phần sau:
• Tiêu đề
• Điều khoản tự thuật
• Điều khoản bảo hiểm/có hiệu lực
• Bản phụ lục
• Danh sách các hiểm hoạ được bảo hiểm
• Các điều kiện
• Điều khoản chữ ký
- Các giấy chứng nhận bảo hiểm tạm
Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm là phương tiện mà thông qua nó người bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ hiện thời đối với người được bảo hiểm.

191 192
Các giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thường được sử dụng trong thời gian các cuộc đàm phán cho hơp đồng bảo hiểm hoặc khi bằng chứng văn
bản về việc bảo hiểm bị bắt buộc trước khi đơn được phát hành. Các giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thường có hiệu lực trong 30 ngày. Các giấy
chứng nhận bảo hiểm tạm thường được cấp cho bảo hiểm nhân thọ khi đề xuất đã được xem xét và phí đã trả, phạm vi bảo hiểm của giất chứng
nhận bảo hiểm tạm thường chỉ giới hạn đối với rủi ro chết do nguyên nhân tai nạn.
Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm là tạm thời về tính chất và hiệu lực của nó bị chấm dứt khi:
- Có sự từ chối của nhà bảo hiểm đối với yêu cầu bảo hiểm và việc từ chối này được thông báo tới người yêu cầu bảo hiểm;
- Đơn bảo hiểm được phát hành; hoặc
- Hết hiệu lực của thời hạn bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm tạm.
5.2.2.3. Các điều khoản bổ sung
Các điều khoản bổ sung là các cách ghi các sự thay đổi đơn bảo hiểm về các kỳ hạn và các điều kiện của nó:
• Trong thời hạn bảo hiểm hoặc
• Thay đổi hoặc mở rộng nội dung đã in chuẩn tại thời điểm phát hành.
Trong trường hợp thông thường một điều khoản bổi sung bác bỏ sự cần thiết kết thúc hợp đồng ban đầu và phát hành một đơn mới thay thế.
5.2.2.4. Giấy chứng nhận
Hiện nay có xu hướng tăng việc phát hành các giấy chứng nhận bảo hiểm. Chúng có thể là một trong hai hoặc cả hai yếu tố sau:
- Bằng chứng của việc bảo hiểm khi chúng được đưa vào mẫu tóm tắt nội dung bảo hiểm.
- Một phần của lời khuyên tái tục cũng như là tóm tắt nội dung bảo hiểm.
Có rất nhiều lý do khi không yêu cầu phải có một đơn bảo hiểm đầy đủ trong trường hợp đó giấy chứng nhận sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu.

5.3. TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
5.3.1. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người được bảo hiểm

193 194
Thông thường trách nhiệm và nghĩa vụ của người được bảo hiểm được qui định đầy đủ và cụ thể trong phần điều kiện chung của hợp đồng.
Người được bảo hiểm có những nghĩa vụ chính dưới đây:
- Trả phí hoặc khoản đóng góp vào thời điểm đa thỏa thuận.
- Trả lời chính xác những câu hỏi mà người bảo hiểm yêu cầu.
Ngoài ra người được bảo hiểm còn có các nghĩa vụ sau:
Thông báo những thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng. Có thể là những thay đổi của chính bản thân đối tượng được bảo hiểm, hoặc
bối cảnh hay điều kiện môi trường làm gia tăng rủi ro hoặc phát sinh những rủi ro mới và như vậy sẽ làm cho những khai báo vô hình chung trở
nên không còn có giá trị đối với phía người bảo hiểm. Căn cứ vào những khai báo bổ sung, phí bảo hiểm sẽ được điểu chỉnh cho phù hợp với
mức độ rủi ro mới. Tuỳ theo từng loại hình bảo hiểm người ta có qui đinh giới hạn thời gian muộn nhất người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ
khai báo tính từ thời điểm anh ta phát hiện ra sự thay đổi.
Thông báo cho người bảo hiểm ngay khi được biết và chậm nhất là vào thời điểm hợp đồng đã qui định mọi thiệt hại có phát sinh trách
nhiệm bồi thường hoặc chi trả của người bảo hiểm, cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ khai báo trên. Nếu người được bảo hiểm vi phạm thông
báo chậm trễ dẫn tới gây thiệt hại trầm trọng hơn đối với người bảo hiểm, thì người được bảo hiểm cũng phải chia sẻ với người bảo hiểm về
những thiệt hại gia tăng này. Tuy nhiên, người được bảo hiểm sẽ được miễn trách nếu việc thông báo chậm trễ là tình cờ hoặc bất khả kháng.
Trong bảo hiểm nhân thọ nghĩa vụ của người được bảo hiểm được qui định đơn giản hơn. Người được bảo hiểm chỉ thực hiện nghĩa vụ khai báo
rủi ro khi ký kết hợp đồng. Còn việc trả phí thì được thực hiện tại nhà do đại diện của người bảo hiểm trực tiếp đến thu.
Nhìn chung việc thực hiện các nghĩa vụ của người được bảo hiểm dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên. Do vậy, để thực hiện tốt các nghĩa
vụ này trong hợp đồng đều có qui đinh trừng phạt những vi phạm trong từng trường hợp cụ thể. Tuyệt nhiên, người bảo hiểm không có quyền
đưa người ký kết ra toà về những vi phạm của họ.
5.3.2. Nghĩa vụ và quyền lợi của người bảo hiểm
Nghĩa vụ chính của người bảo hiểm và cũng là điều mà người được bảo hiểm quan tâm đi đến ký kết hợp đồng là giải quyết những thiệt hại
đã được qui định trong hợp đồng. Cũng như nghĩa vụ của người được bảo hiểm, nghĩa vụ của người bảo hiểm được qui định hay trình bày trong
phần điều kiện chung của hợp đồng. Những thiệt hại thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm là những thiệt hại ngẫu nhiên hoặc do là cố ý của
người được bảo hiểm. Mặt khác binh đẳng với nghĩa vụ trả phí của người được bảo hiểm, thì nghĩa vụ giải quyết thiệt hại của người bảo hiểm

195 196
cũng được thực hiện trong thời hạn thoả thuận qui định trong hợp đồng. Với người bảo hiểm vì lý do nào đó dẫn tới vi phạm thời hạn qui định sẽ
phải trả cả lãi cho thời gian chậm trả.
Đổi lại nghĩa vụ của mình, người bảo hiểm có năng lực pháp lý để thực hiện các cam kết với người được bảo hiểm. Đó là quyền trừng phạt
những vi phạm cam kết hoặc hủy bỏ hợp đồng (điều này sẽ được luật bảo hiểm qui định). Quyền trừng phạt của người bảo hiểm thông thường
được thực hiện bằng các biện pháp treo hợp đồng, truất quyền khiếu nại, giải quyết thiệt hại theo tỷ lệ hoặc khấu trừ...
Người bảo hiểm có thể huỷ hợp đồng sau khi thiệt hại xảy ra mà không phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm. Trong trường hợp này
người bảo hiểm sẽ phải hoàn lại phần phí tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng.

5.4. HIỆU LỰC, ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ VÀ CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
5.4.1. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm thể hiện giá trị pháp lý của hợp đồng bảo hiểm. Một hợp đồng không có hiệu lực là một hợp đồng không
có bất cứ một hiệu lực pháp lý nào và không có sự trói buộc - trên thực tế chưa từng có hợp đồng nào như vậy được lập.
Một hợp đồng bị mất hiệu lực là một hợp đồng mà nó có thể được xác nhận hoặc không xác nhận bởi một trong số các bên trên cơ sở
quyền lựa chọn của họ.
Một hợp đồng không thể thi hành được là một hợp đồng có hiệu lực trong chính bản thân nó, nhưng nó không thể được sử dụng trong các
trường hợp kiện tụng pháp lý bởi vì một số sai sót kỹ thuật. Ví dụ một hợp đồng không có tem thuế hợp lý hoặc một hợp đồng được tiến hành bằng
miệng - nó nên được viết ra bằng chữ.
5.4.2. Đình chỉ hợp đồng
Hợp đồng bảo hiểm có thể đình chỉ hoặc ngừng vào bất kỳ lúc nào do những lý do chủ quan hoặc khách quan của người bảo hiểm hoặc người ký
kết hoặc đối tượng được bảo hiểm. Cụ thể đối với các hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn, hợp đồng chỉ được ký kết trong một thời hạn cố định và không có
sự tái tục tự nhiên. Do vậy hợp đồng sẽ ngừng vào cuối thời hạn mà không cần thông báo. Đối với người bảo hiểm, thông thường cũng có hai khả năng
dẫn tới ngừng hợp đồng đó là trường hợp khả năng tài chính không cho phép doanh nghiệp đảm bảo các cam kết. Hoặc doanh nghiệp bảo hiểm hoạt
động không tuân thủ theo luật lệ hiện hành và điều lệ doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp bị rút giấy phép sẽ phương hại đến quyền lợi của
người được bảo hiểm và những người được thụ hưởng, do vậy trong luật bảo hiểm các nước có quy đinh thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng cho
một doanh nghiệp khác trước khi doanh nghiệp bảo hiểm gốc lâm vào tình trạng tài chính khó khăn.

197 198
5.4.3. Huỷ bỏ hợp đồng trước thời hạn
Việc hủy bỏ hợp đồng cũng được căn cứ vào nguyên nhân để phân loại ra các trường hợp khác nhau:
- Huỷ hợp đồng có sự thoả thuận giữa người được bảo hiểm với người bảo hiểm.
+ Huỷ bỏ theo thoả thuận vào thời điểm hết hạn hợp đồng, không cần phải xác định yêu cầu.
+ Huỷ hợp đồng có thông báo bằng thư bảo đảm. Nếu vì lý do nào đó mà một bên muốn huỷ bỏ hợp đồng, yêu cầu phải thông báo
bằng thư bảo đảm cho bên kia trước một thời hạn đã được thoả thuận.
+ Khả năng huỷ bỏ hợp đồng cũng có thể xảy ra, khi người được bảo hiểm có sự thay đổi trạng thái riêng hoặc nghề nghiệp mà có liên
quan trực tiếp đến rủi ro bảo hiểm như: thay đổi chỗ ở, thay đổi nghề nghiệp, nghỉ hưu hoặc mất khả năng hoạt động...
- Huỷ hợp đồng từ phía người bảo hiểm
+ Trong trường hợp người được bảo hiểm không hoàn thành nghĩa vụ trả phí.
+ Trong trường hợp có sự gia tăng lớn về rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm.
+ Trường hợp vi phạm khai báo trong thời gian thực hiện hợp đồng.
- Huỷ hợp đồng bởi người được bảo hiểm
+ Trong trường hợp rủi ro giảm và người bảo hiểm không đồng ý giảm phí hoặc người được bảo hiểm không còn nhu cầu bảo hiểm.
+ Trong trường hợp xảy ra thiệt hai không thuộc trách nhiệm người bảo hiểm.
(Những trường hợp này đã được đề cập trong phần nghĩa vụ của người được bảo hiểm và người bảo hiểm).
5.4.4. Chuyển nhượng
Trường hợp đối tượng được bảo hiểm được chuyển cho chủ khác bằng hình thức thừa kế hoặc nhượng bán phải trả tiền hay không phải trả
tiền, hợp đồng bảo hiểm được ký kết bởi chủ cũ vẫn tiếp tục có hiệu lực một cách đầy đủ và thuộc quyền lợi của người chủ mới. Khi đó, người
chủ mới sẽ được hưởng mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của người chủ trước. Như vậy sự sống của hợp đồng gắn với đối tượng được bảo hiểm và
không phụ thuộc vào người chủ của đối tượng đó. Về nguyên tắc việc chuyển nhượng hợp pháp phải được xác định bằng một văn bản đính kèm
hợp đồng, có hiệu lực vào ngày chuyển nhượng. Tuy nhiên, trong thực tế một số loại hình bảo hiểm hiện nay khi đối tượng bảo hiểm được
chuyển nhượng cho chủ mới cùng với chứng nhận về hợp đồng bảo hiểm là đương nhiên có giá trị. Ví dụ như bảo hiểm xe cơ giới.

199 200
Trong văn bản xác nhận việc chuyển nhượng đính kèm hợp đồng người chủ mới phải cam kết với người bảo hiểm như các qui định mà
người chủ cũ đã thực hiện và chấp nhận. Đồng thời người chủ mới cũng có quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu họ không muốn duy trì hợp đồng bao dài
hạn, mà người này chưa làm một việc chấp nhận hoặc ngầm chấp nhận.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người chủ mới, người chủ cũ cần phải chịu trách nhiệm thanh toán những khoản phí đến hạn (trường hợp người
chủ cũ bị chết thì người thừa kế hay chủ mới phải thực hiện nghĩa vụ này). Bên cạnh đó, người chủ cũ còn phải thực hiện các công việc cần thiết để
đảm bảo cho hợp đồng tiếp tục có hiệu lực. Tuy nhiên, những trách nhiệm và nghĩa vụ của người chủ cũ không làm triệt tiêu quyền huỷ bỏ hợp đồng
của người chủ mới.

5.5. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM


- Các loại hợp đồng bảo hiểm phân loại theo đối tượng được bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phân loại theo đối tượng được bảo hiểm gồm có hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, hợp đồng
bảo hiểm con người. Mỗi loại hợp đồng bảo hiểm theo đối tượng sẽ vận dụng các nguyên tắc bảo hiểm khác nhau do mỗi đối tượng bảo hiểm có
những đặc trưng khác nhau.

- Các loại hợp đồng bảo hiểm phân loại theo thời hạn bảo hiểm
Phân loại theo thời hạn bảo hiểm: có hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn, hợp đồng bảo hiểm dài hạn. Với mỗi loại hợp đồng này yêu cầu và kĩ
thuật quản lý sẽ khác nhau.

- Các loại hợp đồng bảo hiểm phân loại theo loại hình bảo hiểm
Phân loại theo loại hình bảo hiểm: có bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm phi nhân thọ. Các loại hình bảo hiểm này có sự
khác nhau trong việc áp dụng các nguyên tắc bảo hiểm, quản lý hợp đồng, dịch vụ khách hàng, quản lý rủi ro,...

- Các loại hợp đồng bảo hiểm phân loại theo phạm vi bảo hiểm
Phân loại theo phạm vi bảo hiểm: có hợp đồng bảo hiểm đơn lẻ và hợp đồng bảo hiểm trọn gói. Hợp đồng bảo hiểm đơn lẻ chỉ bảo hiểm
cho 1 đối tượng được bảo hiểm trong phạm vi 1 nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt. Hợp đồng bảo hiểm trọn gói bảo hiểm cho 1 người tham gia bảo
hiểm với 2 đối tượng được bảo hiểm trở lên hoặc 2 nghiệp vụ bảo hiểm trở lên trong 1 hợp đồng.

201 202
Chương 6.
XÂY DỰNG VÀ QUẢ N LÍ CHƯƠNG TRÌNH BẢ O HIỂ M

Chương 6 đưa ra các hướng dẫn xây dựng và quản lý một chương trình bảo hiểm cho một doanh nghiệp, tổ chức hay hộ gia đình, cụ thể:
- Hướng dẫn thiết lập chương trình bảo hiểm dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá rủi ro;
- Hướng dẫn lựa chọn các công cụ quản lý rủi ro và các loại hình bảo hiểm phải/cần mua;
- Hướng dẫn lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm; thu xếp bảo hiểm;
- Hướng dẫn việc quản lý các hợp đồng bảo hiểm và khiếu nại đòi bồi thường khi có rủi ro và tổn thất.

6.1. XÁC ĐỊNH RỦI RO VÀ NHU CẦU BẢO VỆ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP
6.1.1. Rủi ro của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp
Như đã đề cập trong các chương trước, bảo hiểm là một phần không thể thiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình.
Bảo hiểm đảm bảo sự bù đắp về tài chính khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây tổn thất, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình nhanh chúng
trở lại vị trí tài chính ban đầu như trước khi rủi ro xảy ra. Các rủi ro được bảo đảm thông qua các hợp đồng bảo hiểm là các rủi ro thuần túy, xảy
ra mang tính ngẫu nhiên và có thể gây thiệt hại về tài sản, làm phát sinh trách nhiệm pháp lý, gây thiệt hại về người.
Dựa trên cơ sở các bản báo cáo tài chính, hoạt động của doanh nghiệp và các thông tin liên quan, doanh nghiệp tiến hành liệt kê tổn thất
tiềm năng doanh nghiệp có thể phải gánh chịu trên cơ sở xem xét các giá trị liên quan đến tổn thất có thể xảy ra và tổn thất tối đa có thể phát sinh.
Nhận dạng các nguyên nhân có thể của tổn thất hoặc các hiểm họa và xác suất của từng loại tổn thất. Các tổn thất có thể phát sinh được liệt kê có
thể là tổn thất về tài sản, tổn thất về trách nhiệm, tổn thất về con người. Ví dụ: bộ phận quản lý rủi ro phân tích rủi ro hỏa họan nếu phát sinh, nó
có thể là nguyên nhân dẫn đến tổn thất của các nhà xưởng và các tài sản bên trong nhà xưởng, làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong
một thời gian nhất định từ vài tháng đến vài năm thậm chí là nguyên nhân dẫn đến sự phát sản của doanh nghiệp, làm phát sinh các khoản bồi

203 204
thường cho người lao động. Việc lập một bảng thống kê các rủi ro/hiểm họa liên quan đến các loại tổn thất giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Các rủi ro thuần túy mà doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình thường phải đương đầu có thể liệt kê được bao gồm:
 Rủi ro hỏa hoạn;
 Rủi ro tai nạn lao động;
 Rủi ro trộm cắp;
 Rủi ro thiên tai, bao gồm bão, lũ, lụt, động đất, núi lửa…;
 Rủi ro về trách nhiệm pháp lý phát sinh do các hành động bất cẩn, lỗi sản phẩm, ô nhiễm…;
 Các rủi ro về con người như các trường hợp ốm đau, bệnh tật, tai nạn thương tật, tử vong của người lao động, các nhà quản lý trung và
cao cấp…;
 Các rủi ro xuất phát từ yếu tố chính trị xã hội: bạo động, đình công, bạo loạn…;
 Các rủi ro khác.
Sau khi nhận dạng thông qua việc liệt kê rủi ro, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình tiến hành phân tích rủi ro và nguy cơ tổn thất dựa vào
tập hợp các thông tin:
 Danh sách rủi ro được nhận dạng;
 Tần suất xảy ra của từng rủi ro của bản thân doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình (dựa vào các báo cáo tổn thất của doanh nghiệp trong
quá khứ nếu có) hoặc tần suất của từng loại rủi ro của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc theo khu vực địa lý (báo
cáo tổn thất của ngành, địa phương);
 Mức độ nghiêm trọng của tổn thất hay tổn thất tối đa có thể nếu rủi ro xảy ra (dựa vào số liệu trên các bản báo cáo tài chính kế toán,
bao gồm: báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, bảng cân đối kế toán… doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình có thể xác định giá trị tài sản,
nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, thu nhập của người lao động…);
 Các nhân tố ngoại cảnh như vị trí địa lý, an ninh khu vực, khu vực nguy cơ động đất, bão lụt…
Phân tích rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình trả lời câu hỏi: những rủi ro nào là nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm đối
với doanh nghiệp? Rủi ro nào có thể là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình tổn nặng nề về tài chính? Rủi r o nào có thể

205 206
làm doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình phá sản, dừng hoạt động hoặc nợ nần? Mức độ tổn thất mà mỗi rủi ro có thể gây ra tối đ a hay mức
độ nghiêm trọng của rủi ro là thế nào? Phân tích rủi ro cần có một cơ sở dữ liệu đủ lớn và chính xác, trên thực tế công việc này thường do
các nhà quản lý rủi ro chuyên nghiệp thực hiện.
Phân tích rủi ro và tổn thất càng cho phép doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình xây dùng một chương trình quản lý rủi ro hiệu q uả
nhất có thể thông qua việc xác định biện pháp đối phó với từng rủi ro, mức độ ưu tiên trong việc đối phó với rủi ro sao cho h iệu quả nhất
nhằm đảm bảo cân đối về chi phí cho quản lý rủi ro, đảm bảo sự bảo vệ hợp lý nhất và tuân thủ chiến lược kinh doanh đề ra. Tr ên thực tế,
mỗi rủi ro hoặc một nhóm rủi ro có thể được đối phó kết hợp bởi đồng thời nhiều công cụ quản lý rủi ro hoặc một công cụ duy nhất mà
doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình cho là hợp lý nhất.
Các công cụ đối phó với rủi ro đã được đề cập trong phần 1, bao gồm:
- Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro: nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ xảy ra của rủi ro và/hoặc mức độ tổn thất. Các biện pháp thuộc
nhóm này tập trung vào:
 Né tránh rủi ro;
 Đề phòng và giảm thiểu rủi ro: PCCC, tăng cường an ninh, tăng cường đào tạo kĩ năng cho người lao động, thiết lập quá trình an toàn
lao động…
 Ngăn chặn tổn thất: các biện pháp cứu hộ;
 Phân chia rủi ro: lập các đường phân cách, tường lửa để phân chia hàng, tài sản theo mức độ bắt cháy khác nhau.
- Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro: nhằm mục đích tài trợ về tài chính cho các tổn thất mà rủi ro gây ra. Nhóm biện pháp này thường phát huy
hiệu quả sau khi có tổn thất. Nhóm này gồm các biện pháp:
 Lưu giữ tổn thất: trên thực tế là việc lập các quĩ dự phòng tổn thất và sử dụng khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, các quĩ dự phòng tổn thất
thường chỉ đối phú được đối với các tổn thất nhỏ.
 Chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm. Hiện nay biện pháp này là biện pháp thông dụng nhất. Sự phát triển về doanh thu và sản phẩm
của thị trường bảo hiểm tại các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng là một minh chứng hữu hiệu nhất về tính thông dụng của bảo
hiểm trong cuộc sống kinh tế xã hội.

207 208
6.1.2. Xác định phạm vi bảo hiểm
Trên cơ sở phân tích rủi ro vừa đề cập, doanh nghiệp có thể lên danh sách sơ lược (danh sách ban đầu) các phạm vi bảo hiểm cần thiết đối
với doanh nghiệp. Danh sách này bao gồm các phạm vi bảo hiểm hoặc là bắt buộc bởi Nhà nước, đối tác… hoặc để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các
tổn thất về tài chính đe dọa đối với sự tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm của các nhà quản lý rủi ro chuyên nghiệp, danh sách
sơ lược các phạm vi bảo hiểm cần thiết của doanh nghiệp thường bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội:
BHXH, BHYT, BHTN là ba hình thức doanh nghiệp doanh nghiệp, tổ chức, và người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm theo luật
định nhằm bảo vệ sự an toàn về kinh tế cho người lao động khi có các biết cố xảy ra trong quá trình lao động. Việc tham gia các hình thức bảo
hiểm này vừa đảm bảo yêu cầu bắt buộc của pháp luật, vừa giúp doanh nghiệp, tổ chức duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp, tổ chức với người
lao động, hình ảnh của doanh nghiệp, tổ chức.
- Bảo hiểm thương mại:
 Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: đây là hình thức bảo hiểm bắt buộc tại Việt Nam đối với một số đối tượng thuộc nhóm các doanh nghiệp,
tổ chức có nguy cơ cháy nổ cao hoặc nguy cơ xảy ra tổn thất mang tính thảm họa (có thể tham khảo Nghị định 130/NĐ-CP về bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc).
 Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản: bảo hiểm mọi rủi ro tài sản có phạm vi bảo hiểm rộng, bảo hiểm cho tài sản, hoạt động của doanh nghiệp
đối phú với hầu hết các rủi ro (trừ các trường hợp loại trừ - chính vì vậy loại hình bảo hiểm này có tên gọi là bảo hiểm “mọi rủi ro” tài
sản).
 Trên thực tế, bảo hiểm cháy nổ chỉ bảo hiểm cho rủi ro cháy nổ trong khi bảo hiểm mọi rủi ro tài sản bảo hiểm cho tất cả các rủi ro
mang tính bất ngờ (trừ trường hợp loại trừ).
 Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh: là hình thức bảo hiểm cho các chi phí, tổn thất phát sinh do gián đoạn kinh doanh sau khi có tổn thất
trực tiếp xảy ra do rủi ro. Trên thực tế thiệt hại do gián đoạn kinh doanh có thể phát sinh trong nhiều tình huống: sau cháy, sau khi sôp
đổ công trình, sau các tổn thất của bảo hiểm xây dùng, lắp đặt… Phạm vi bảo hiểm này thường đi kèm với các đơn bảo hiểm về tài
sản.
 Phạm vi bảo hiểm thiệt hại tài sản do đổ vỡ máy móc, nồi hơi. Phạm vi bảo hiểm này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp.

209 210
 Phạm vi bảo hiểm kĩ thuật: bảo hiểm cho các thiệt hại về tài sản trong các lĩnh vực xây dùng, lắp đặt, bảo hiểm kho lạnh, bảo hiểm
thiết bị điện tử, bảo hiểm năng lượng. Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có phạm vi bảo hiểm tương ứng bảo
vệ cho tài sản của doanh nghiệp.
 Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý: trách nhiệm đối với người thứ ba gắn với hoạt động kinh doanh hoặc tài sản của doanh nghiệp; bảo
hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm chủ sản phẩm, bảo hiểm trách nhiệm chung… Nhìn chung hoạt động của bất cứ
doanh nghiệp nào càng đều có nguy cơ phát sinh trách nhiệm pháp lý do các tình huống rủi ro bất ngờ.
 Bảo hiểm bồi thường cho người lao động: bảo vệ cho các khoản bồi thường cho người lao động liên quan đến thu nhập, chi phí phát
sinh do tai nạn xảy ra trong quá trình lao động. Phạm vi bảo hiểm này rất phổ biết và thường là hình thức bảo hiểm bắt buộc tại các
nước phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam, phạm vi bảo hiểm này chưa phổ biết do nhiều yếu tố khác quan tác động.
 Bảo hiểm sức khỏe: bảo hiểm nhóm và bảo hiểm cá nhân.
 Bảo hiểm nhân thọ: bảo hiểm nhóm và bảo hiểm cá nhân.
 Các phạm vi bảo hiểm khác.
Tùy thuộc vào lĩnh vực và phạm vi hoạt động mà mỗi doanh nghiệp, tổ chức, năng lực tài chính, chiến lược kinh doanh, mỗi doanh
nghiệp, tổ chức sẽ có những lựa chọn khác nhau từ các phạm vi bảo hiểm được liệt kê ban đầu.

6.2. LẬP KẾ HOẠCH BẢO HIỂM


6.2.1. Khái niệm kế hoạch bảo hiểm
Kế hoạch bảo hiểm đề cập ở đây là một chương trình bảo hiểm toàn diện cho doanh nghiệp liên quan đến việc xác định các loại hình bảo
hiểm cần tham gia, tiến hành thu xếp hợp đồng bảo hiểm, quản lý các hợp đồng bảo hiểm và các loại hình bảo hiểm thuộc BHXH. Kế hoạch bảo
hiểm thường được lập hàng năm, được theo dõi và rà soát thường xuyên liên tục nhằm đem lại sự bảo vệ hợp lý nhất cho doanh nghiệp và người
lao động.
Việc lập kế hoạch bảo hiểm cần xác định rõ các cơ sở lập kế hoạch, các rủi ro và tổn thất mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu, phương
thức thu xếp/tham gia bảo hiểm, chọn chọn doanh nghiệp bảo hiểm (đối với bảo hiểm thương mại), thu xếp bảo hiểm. Về cơ bản, lập kế hoạch
bảo hiểm có thể phân thành hai bước cơ bản: chọn chọn sản phẩm bảo hiểm và thu xếp bảo hiểm (thu xếp bảo hiểm bao gồm cả chọn chọn
phương thức thu xếp bảo hiểm, chọn chọn doanh nghiệp bảo hiểm và thu xếp đàm phán lý kết hợp đồng bảo hiểm).

211 212
6.2.2. Các cơ sở lập kế hoạch bảo hiểm

- Các quá định của cơ quan Nhà nước:

Trên thực tế một số loại hình bảo hiểm là bắt buộc theo quá định của pháp luật. Những loại hình bảo hiểm này thường là BHXH, BHYT,
BHTN, Bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm cháy nổ… Việc bắt buộc doanh nghiệp tham gia những hình thức bảo hiểm này trước tiên đảm bảo sự
ổn định và an toàn về an sinh xã hội, thứ đó bảo vệ quyền lợi về tài chính cho những bên có quyền lợi liên quan, Ví dụ như người lao động,
những người thứ ba trong rủi ro, những người có quyền lợi liên quan đến doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, BHXH, BHYT, BHTN là các loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quá định và được đề cập cụ thể trong Luật Bảo hiểm Xã hội,
Luật Bảo hiểm Y tế. Một số loại hình bảo hiểm thương mại càng được quá định bắt buộc phải tham gia đối với doanh nghiệp, bao gồm:

 Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc (có quá định đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trong Nghị định 130/NĐ-CP về bảo hiểm cháy nổ
bắt buộc).
 Bảo hiểm trách nhiệm chủ thầu: bắt buộc đối với các chủ thầu trong xây dùng, lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp.
 Bảo hiểm trách nhiệm chủ phương tiện (gồm ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy…), loại hình này có thể bao gồm nhiều phạm vi bảo
hiểm khác nhau, như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe đối với hành
khách áp dụng cho phương tiện kinh doanh vận chuyển hành khách, bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển áp
dụng đối với phương tiện kinh doanh vận chuyển hàng hóa.
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hiện tại là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp kinh doanh môi giới bảo hiểm.
 …
Xác định rõ các loại hình bảo hiểm bắt buộc phải tham gia là yếu tố vô cùng quan trọng khi xây dùng chương trình bảo hiểm. Nó giúp
doanh nghiệp tránh được các rắc rối không cần thiết về mặt pháp lý càng như giúp gây dùng hình ảnh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp kết
nối chặt chẽ hơn với người lao động, các đối tác có liên quan.
- Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp:
Chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự quá mô, thậm chí là hiệu quả của chương trình bảo
hiểm. Hầu hết doanh nghiệp có chiến lược phát triển dài hơi sẽ chú trọng đến vấn đề bảo hiểm, còn các doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi

213 214
nhuận lên hàng đầu có thể sẽ cắt giảm ngân sách cho bảo hiểm. Một doanh nghiệp tập trung phát triển ng uồn nhân lực và thực sự quan tõm
đến yếu tố này thì họ sẽ có các chương trình bảo hiểm tối ưu nhất có thể bảo vệ người lao động; ngược lại, khi doanh nghiệp k hông có
chiến lược chú trọng vào nhân lực, họ có thể lơ là các chương trình bảo hiểm cho người lao động. Tương tự như vậy, các doanh nghiệp
không có chiến lược dài hạn, chỉ chăm chú vào mục tiêu lợi nhuận thường có xu hướng cắt giảm tối đa nhất các loại hình bảo hiểm nhằm
giảm chi phí. Nhưng nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu an toàn, ổn định và phát triển dài hạn họ sẽ chú tõm đến các loại hình bảo hiểm có thể
bảo vệ họ.
- Năng lực tài chính và ngân sách dành cho bảo hiểm:
“Nhu cầu là vô hạn, năng lực là giới hạn”, nhu cầu bảo vệ luôn cao, sự lo sợ trước các nguy cơ rủi ro luôn hiện hữu, tuy nhiê n liệu
doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để mua tất cả các loại hình bảo hiểm mà họ mong muốn? Trên thực tế các doanh nghiệp kể cả có
nguồn lực tài chính dồi dào đến đâu càng chỉ dành một phần rất hạn chế ngân sách cho bảo hiểm. Ngân sách này trước hết phải đ ảm bảo chi
trả các loại hình bảo hiểm bắt buộc, còn lại mới phục vô cho các nhu cầu bảo hiểm cần thiết được chọn chọn. Khi ngân sách cho bảo hiểm bị
giới hạn, lẽ đương nhiên các loại hình bảo hiểm mà doanh nghiệp sẽ chọn chọn sẽ giảm xuống. Để đảm bảo được hiệu quả chương trình bảo
hiểm, doanh nghiệp cần chọn chọn được phạm vi bảo hiểm, sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp nhất.
- Ngành nghề, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp:
Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh là những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực xăng dầu bao gồm kinh doanh kho chứa, vận chuyển, phân phối sẽ phải đương đầu với nguy cơ cháy nổ tại tất cả các khõu của quá
trình kinh doanh. Một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ phải đương đầu với các rủi ro trên phạm vi địa lý rộng do hàng hóa lưu thông
từ quốc gia này sang quốc gia khác. Mặt khác, nếu xem xét trên khía cạnh địa lý, mỗi khu vực sẽ có những nguy cơ rủi ro thiên tai khác nhau, ví
dụ vùng động đất, rủi ro bão lũ lụt, rủi ro hạn hán, rủi ro sóng thần, rủi ro núi lửa… Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và phạm vi địa lý có thể
làm tăng giảm yêu cầu bảo vệ của doanh nghiệp.
6.2.3. Lựa chọn sản phẩm bảo hiểm cho doanh nghiệp
Trên cơ sở đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, xem xét danh sách phạm vi bảo hiểm ban đầu và các cơ sở ảnh hưởng đến chương trình bảo hiểm,
doanh nghiệp cần chọn chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhằm bảo vệ cho các phạm vi bảo hiểm mà họ chọn chọn.
Các loại hình bảo BHXH, BHYT, BHTN là bắt buộc theo luật định nên việc tham gia các loại hình bảo hiểm này là vấn đề không cần bàn
cói đối với doanh nghiệp, tổ chức.

215 216
- Đối với bảo hiểm thương mại, việc lựa chọn sản phẩm bảo hiểm cần đảm bảo một số nguyên tắc nhất định:
 Đảm bảo các quá định bắt buộc của cơ quan quản lý;
 Đem lại sự bảo vệ cho những tổn thất nghiêm trọng, những rủi ro có nguy cơ cao;
 Ngân sách cho bảo hiểm phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp;
 Sản phẩm được chọn chọn cung cấp sự bảo vệ hợp lý và thuận lợi nhất.
 Để chọn chọn sản phẩm bảo hiểm, doanh nghiệp cần hiểu một số yếu tố liên quan đến sản phẩm bảo hiểm:
 Sản phẩm bảo hiểm rất đa dạng: các sản phẩm bảo hiểm tài sản, sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm, sản phẩm bảo hiểm tai nạn, sản phẩm
bảo hiểm sức khỏe, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
 Sản phẩm bảo hiểm có thể là sản phẩm riêng biệt chỉ bảo hiểm cho một rủi ro hoặc một nhóm rủi ro riêng biệt (Ví dụ bảo hiểm cháy),
hoặc là sản phẩm bảo hiểm mọi rủi ro bảo hiểm cho rất nhiều rủi ro chỉ trừ các rủi ro loại trừ, bảo hiểm cho nhiều phạm vi bảo hiểm
đồng thời trên một đơn bảo hiểm (các đơn bảo hiểm trọn gói - parkage policy: bảo hiểm cho cả tài sản, trách nhiệm và con người trong
cùng 1 đơn).
 Khi bên tham gia bảo hiểm chọn chọn một sản phảm bảo hiểm nào đó, họ sẽ tiến hành đàm phán và nếu doanh nghiệp bảo hiểm đồng ý bảo
hiểm sẽ cấp Đơn bảo hiểm cho doanh nghiệp. Đơn bảo hiểm chính là bằng chứng cho việc chấp nhận bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Một số trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có thể đặt ra câu hỏi vậy đơn bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm khác nhau thế nào? Trên thực tế câu hỏi
này đó được trả lời trong phần hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ chương trình bảo hiểm của mình, phần này sẽ
làm rõ lại một lần nữa câu hỏi này: đơn bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm cấp, là bằng chứng cho cam kết bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đối
với khách hàng; hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng cho giao kết bảo hiểm giữa hai bên là doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng tham gia bảo hiểm,
hợp đồng bảo hiểm gồm giấy yếu cầu bảo hiểm và đơn bảo hiểm cùng với các điều khoản, phụ lôc bổ sung (nếu có). Giấy yêu cầu bảo hiểm do khách
hàng tham gia bảo hiểm kê khai và kí tên, nó đại diện cho yếu tố đồng ý, cam kết với doanh nghiệp bảo hiểm của phía người tham gia bảo hiểm trong
giao dịch bảo hiểm mà hai bên thỏa thuận xác lập.
Sản phẩm bảo hiểm có thời hạn xác định, thông thường tối đa là 1 năm đối với các sản phẩm bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo
hiểm tai nạn con người và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe. Đối với bảo hiểm nhân thọ thường thời hạn bảo hiểm tối thiểu là 5 năm. Yếu tố này phải
được lưu tõm nhằm đảm bảo việc tái tục bảo hiểm kịp thời để duy trì sự bảo vệ liên tục không gián đoạn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực

217 218
tế hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp bảo hiểm có thể cấp đơn bảo hiểm có thời hạn dài hơn 1 năm cho một số đối tượng cụ thể. Ví dụ bảo hiểm
học sinh sinh viên thời hạn có thể là 4 đến 5 năm theo thời gian của khóa học; bảo hiểm xe cơ giới với thời hạn 2 đến 3 năm. Đối với những loại
hình bảo hiểm này, về bản chất doanh nghiệp bảo hiểm vẫn hạch toán theo năm tài chính, phí của các năm chưa được bảo hiểm sẽ được đưa vào tài
khoản treo và chuyển dần vào các năm nghiệp vô tiếp theo, tuy nhiên việc cấp đơn thời gian hơn 1 năm nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa trong khai
thác cho doanh nghiệp bảo hiểm tránh trường hợp khách hàng không tái tục hợp đồng. Một số loại hình bảo hiểm phi nhân thọ đặc biệt càng có thời
gian bảo hiểm có thể hơn 1 năm, như bảo hiểm xây dùng lắp đặt với thời hạn bảo hiểm là thời gian thi công cụng trình hay kéo dài đến hết thời gian
bảo hành.
Đối với trường hợp bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, doanh nghiệp có thể chọn chọn các sản phẩm bảo hiểm nhóm để
nhận được những ưu đói nhất định về phí, thuận lợi trong việc yêu cầu trả tiền bảo hiểm thông qua ưu thế quá mô nhóm.
Trên thực tế một danh sách các loại hình bảo hiểm của một doanh nghiệp, tổ chức thường bao gồm:
- Các hình thức bảo hiểm bắt buộc:
 BHXH, BHYT, BHTN, đây là những hình thức bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước mà doanh nghiệp phải tham gia theo luật định.
 Các hình thức bảo hiểm thương mại bắt buộc theo quá định của Nhà nước tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh
nghiệp. Ví dụ như: bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nguy hiểm hoặc có nguy cơ cháy
nổ cao; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; bảo hiểm trách nhiệm của chủ phương tiện đối với
người thứ ba, hành khách, hàng hóa đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải…
- Các loại hình bảo hiểm thương mại tự nguyện:
Các loại hình bảo hiểm thương mại gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
 Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại;
 Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đối với các công ty đang trong quá trình xây dựng lắp đặt máy móc, nhà xưởng, văn phòng;
 Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, siêu thị, thương mại…
 Bảo hiểm kho lạnh đối với các đơn vị sản xuất chế biết thực phẩm, thủy hải sản…
 Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản đối với doanh nghiệp;
 Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số nghề nghiệp có tính nhạy cảm cao như bác sĩ, kĩ sư tư vấn, giám sát…

219 220
 Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm đối với những ngành sản xuất sản phẩm nhạy cảm như dược phẩm, thực phẩm;
 Bảo hiểm tai nạn con người đối những doanh nghiệp mà lao động có nguy cơ rủi ro tai nạn cao như khai thác mỏ, xây dựng…
 Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho các cán bộ, lao động chủ chốt hoặc lao động chính thức tùy thuộc chính sách và nguồn lực tài chính
của doanh nghiệp;
 Các loại hình bảo hiểm khác tùy thuộc vào đặc trưng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Các sản phẩm bảo hiểm được chọn chọn có thể là đơn lẻ càng có thể chọn sản phẩm trọn gói: trong một đơn bảo hiểm đồng thời bảo hiểm
cho cả tài sản, trách nhiệm pháp lý, tai nạn con người.
Để thiết kế một chương trình bảo hiểm, vấn đề trọng tõm đầu tiên là chọn chọn phân tích các phạm vi bảo hiểm cần thiết. Sau khi xác
định và định lượng các tổn thất tiềm năng, người quản lý rủi ro trước tiên sẽ chuẩn bị một bản liệt kê các phạm vi bảo hiểm tốt và cần thiết nhất
để bảo hiểm cho các tổn thất được định lượng. Các phạm vi bảo hiểm trong bảng liệt kê được chia thành ba nhóm trên cơ sở tính khốc liệt của
các tổn thất tiểm năng. Người quản lý rủi ro sau đó xem xét các hợp đông bảo hiểm trong mỗi nhóm để xác định tổn thất nào có thể được giải
quyết thỏa đáng theo các cách khác. Các bước chi tiết được thực hiện như sau:
6.2.4. Lập bảng liệt kê nhu cầu bảo hiểm ban đầu
Bước một, người quản lý rủi ro phải xác định tập hợp các phạm vi bảo hiểm có thể cung cấp sự bảo vệ tốt nhất cho các tổn thất tiềm năng mà
doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Trên cơ sở giả sử rằng doanh nghiệp muốn mua bảo hiểm bất cứ khi nào. Để xác được các phạm vi bảo hiểm
này, người quản lý rủi ro phải hiểu các hợp đồng bảo hiểm và định giá bảo hiểm. Mục tiêu là cung cấp sự bảo vệ toàn diện nhất với chi phí hợp lý
nhất có thể. Do một số rủi ro mà doanh nghiệp phải đương đầu có thể không được bảo hiểm, người quản lý rủi ro được cảnh báo thông qua phân tích
này: các rủi ro này sẽ được giải quyết bằng các công cụ khác ngoài bảo hiểm.
Bổ sung cho việc lựa chọn tập hợp các phạm vi bảo hiểm, người quản lý rủi ro phải lựa chọn các giới hạn đơn bảo hiểm mà chúng
cung cấp sự bảo vệ hoàn chỉnh nhất có thể. Nói chung, các giới hạn đơn trong bản liệt kê ban đầu nên bao gồm tổn thất tối đa có thể, tuy
nhiên trong một số trường hợp, các tổn thất này có thể vượt quá phạm vi bảo hiểm tối đa có thể. Các tổn thất vượt quá mức bảo hiểm tối đa
có thể sẽ được giải quyết theo một số cách khác.
Sau khi người quản lý rủi ro xác định được tập hợp các phạm vi bảo hiểm và các giới hạn bảo hiểm tốt nhất, người quản lý rủi ro chia các
hợp đồng bảo hiểm thành ba nhóm: 1. phạm vi bảo hiểm thiết yếu, 2. các phạm vi bảo hiểm mong muốn, 3. các phạm vi bảo hiểm sẵn có.

221 222
Các hợp đồng bảo hiểm thiết yếu bao gồm các hợp đồng bảo hiểm bắt buộc theo luật, Ví dụ như bảo hiểm trách chủ phương tiện, bảo hiểm
trách nhiệm chủ lao động hoặc các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhóm theo yêu cầu của liên đoàn lao động, bảo hiểm tài sản thế chấp,… Các loại
hợp đồng bảo hiểm bảo vệ khác trong loại này là các bảo hiểm đối với các tổn thất đặc biệt nghiêm trọng - những tổn thất có thể trở thành thảm
họan đối với doanh nghiệp, Ví dụ như các tổn thất về trách nhiệm.
Các hợp đồng bảo hiểm mong muốn cung cấp sự bảo vệ chống lại các tổn thất có thể làm suy yếu các hoạt động của doanh nghiệp nhưng
chưa đến mức làm doanh nghiệp phá sản. Ví dụ như các tổn thất về vật chất phương tiện.
Các hợp đồng bảo hiểm sẵn có bao gồm tất cả các loại bảo hiểm loại trừ các loại đã nêu trong hai trường hợp trên.
6.2.5. Duyệt lại bản liệt kê nhu cầu bảo hiểm ban đầu
Sau khi bản liệt kê ban đầu được hoàn thiện, người quản lý rủi ro sẽ xem xét lại các hợp đồng trong mỗi nhóm để xác định các tổn thất nào
có thể được giải quyết phù hợp theo cách khác. Ví dụ, các hợp đồng có thể loại khỏi nhóm thiết yếu như:
 Các tổn thất có thể chuyển giao cho người khác mà không phải là bảo hiểm với chi phí thấp hơn phí bảo hiểm;
 Các tổn thất có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu, phạm vi của nó không quá lớn;
 Các tổn thất xảy ra thường xuyên mà có thể tiên đoán được, do đó tự bảo hiểm là lựa chọn hấp dẫn hơn bởi có thể tiết kiệm được chi
phí.
Khi đưa ra các quyết định này, người quản lý rủi ro có thể cân nhắc giữa các ưu điểm và nhược điểm của mỗi công cụ đó đề cập trong các
chương trước hoặc có thể ứng dụng các tiếp cận vững chắc hơn để giải thích. Một số ít, nếu có, các hợp đồng sẽ được đánh giá cao trong nhóm
thiết yếu. Phải mua các loại hình bảo hiểm bắt buộc. Các hợp đồng bảo hiểm cho các tổn thất mang tính thảm họa sẽ được mua trừ khi chúng
thỏa mãn một trong ba điều kiện được nêu ở trên hoặc phí bảo hiểm không hợp lý so với tính nghiêm trọng và xác suất của tổn thất tiềm năng.
Thảo luận này được dựa vào các thuật ngữ về các tổn thất được đề cập tại các phần trước. Cũng có thể chia bất cứ tổn thất cụ thể nào thành
hai hoặc hơn hai loại tổn thất nhỏ hơn phụ thuộc vào độ lớn của tổn thất tiềm năng. Ví dụ, mặc dù tổn thất tiềm năng tối đa của một rủi ro cụ thể
là 1triệu đô la Mỹ và phạm vi bảo hiểm cho tổn thất này là thiết yếu, tuy nhiên các tổn thất nhỏ hơn hoặc bằng 500 đô la Mỹ vẫn có thể được tiên
đoán hoặc không quá quan trọng khi người quản lý rủi ro cân nhắc mua bảo hiểm cho các tổn thất lớn hơn 500 đô la Mỹ tổn thất đầu tiên. Các
mức khấu trừ và bảo hiểm trên mức tổn thất do các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp có thể giới hạn theo các mức này.
Tiếp theo người quản lý rủi ro sắp xếp các phạm vi bảo hiểm mong muốn theo các loại giống nhau đã phân tích. Nếu các hậu quả của

223 224
việc không bảo hiểm là không quá xấu thì sử dụng các phương pháp phi bảo hiểm có thể được ủng hộ lớn hơn. Tuy nhiên, việc bảo hiểm
vẫn được mong muốn và trừ khi có các phương pháp khác hấp dẫn hơn, việc mua bảo hiểm nên được thực hiện. Như đó đề cập trong các
phạm vi bảo hiểm thiết yếu, người quản lý rủi ro có thể quyết định mua bảo hiểm với điều khoản khấu trừ đi kèm.
Các hợp đồng bảo hiểm định ra các ưu tiên thấp nhất, một số hợp đồng bảo hiểm sẽ thu hút đối với một nhà quản lý rủi ro cụ thể bởi vì
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện các dịch vụ nhất định mà người quản lý rủi ro đánh giá cao các dịch vụ này. Ví dụ, mặc dù các tổn thất tiềm
năng về kính có thể được giới hạn trong mức độ khốc liệt của nó, nhưng người quản lý rủi ro tin rằng dịch vụ thay thế nhanh do doanh nghiệp
bảo hiểm cung cấp đã được tính toán trong phí bảo hiểm. Việc bảo hiểm cho các tổn thất về tài sản thông thường không quá quan trọng có thể trở
nên hấp dẫn nếu trong mắt của người quản lý rủi ro phí bảo hiểm có thể thỏa thuận. Tuy nhiên trên cơ sở có rất nhiều phạm vi cần bảo hiểm hiện
có, các công cụ quản lý rủi ro khác có thể tiện ích hơn với chi phí thấp hơn hoặc sẽ có những lợi thế tốt hơn thay vì bảo hiểm.
Người quản lý rủi ro càng phải quyết định doanh nghiệp nên làm gì đối với các tổn thất tiềm năng không được liệt kê ban đầu do không thể
bảo hiểm cho chúng.
Kết quả của việc phân tích bảng liệt kê các phạm vi bảo hiểm ban đầu và các tổn thất tiềm năng không thể bảo hiểm, người quản lý rủi ro
nên đưa ra một bản liệt kê đã được duyệt lại, bản liệt kê này chỉ ra mỗi công cụ quản lý rủi ro nên được sử dụng thế nào để đối phó với mỗi rủi ro
mà doanh nghiệp hoặc tổ chức phải đối mặt. Dưới đây là một ví dụ về bảng liệt kê đã được duyệt lại:
A. Né tránh rủi ro (không thể)
B. Ngăn chặn và giảm thiểu tổn thất
1. Các kiểm tra an toàn đối với các tài sản;
2. Các kiểm tra y tế hàng năm cho các lao động chủ chốt.
C. Giữ lại tổn thất
1. Các tổn thất lên đến 1000 đô la Mỹ của bất cứ rủi ro nào;
2. Các tổn thất về trách nhiệm vượt quá mức giới hạn bảo hiểm.
D. Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm
Các thỏa thuận không có hại trong các hợp đồng cho thuê tài sản.
E. Bảo hiểm (với mức khấu trừ 1000 đô la Mỹ)

225 226
1. Các bảo hiểm ưu tiên thứ nhất (thiết yếu)
a. Bảo hiểm trách nhiệm chủ lao động
b. Bảo hiểm trách nhiệm
c. Bảo hiểm tài sản trong toà nhà
2. Các loại hình bảo hiểm ưu tiên thứ hai
a. Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới
b. Bảo hiểm mất khả năng lao động cho lao động chủ chốt
3. Các loại hình bảo hiểm ưu tiên thứ ba
a. Bảo hiểm kính
b. bảo hiểm tài sản đi thuê
Mặc dù phương pháp bảo hiểm nào đó được mô tả như là một tiếp cận đối với việc lập kế hoạch tổng thể, nhưng nó cũng hữu dụng như là
một phần của một chương trình quản lý rủi ro. Ví dụ, nếu một người quản lý rủi ro đang quyết định nên hoặc không nên mua một loại bảo hiểm
cụ thể, nó sẽ được xem xét theo ba cấp độ: thiết yếu, mong muốn, có sẵn.

6.3. THU XẾP BẢO HIỂM


Thu xếp bảo hiểm là việc đàm phán kí kết hợp đồng bảo hiểm. Sau khi xác định được nhu cầu bảo hiểm và sản phẩm bảo hiểm phù
hợp trên cơ sở cân đối giữa các nguy cơ rủi ro và tổn thất, mức độ nguy hiểm của các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp với kh ả năng tài
chính và ngân sách cho bảo hiểm, các qui định của Nhà nước, doanh nghiệp tiến hành thu xếp bảo hiểm trực tiếp với công ty/các doanh
nghiệp bảo hiểm hoặc có thể lựa chọn thu xếp thông qua trung gian bảo hiểm là môi giới hoặc đại lý. Để doanh nghiệp có được một chương
trình bảo hiểm đáp ứng được các yêu cầu về phạm vi bảo vệ mang tính bao phủ cân đối với ngân sách dành cho bảo hiểm, có sự đảm bảo
đối với việc bồi thường khi có tổn thất nhanh và kịp thời, doanh nghiệp cần phải đảm bảo ba yếu tố: thứ nhất, xác định việc t hu xếp bảo
hiểm trực tiếp hay qua trung gian bảo hiểm. Thứ hai, lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hợp lý. Thứ ba, đàm phán thu xếp hợp đồng bảo
hiểm thuận lợi theo yêu cầu.
6.3.1. Lựa chọn phương thức tham gia bảo hiểm

227 228
Đối với BHXH, BHYT và BHTN, để thu xếp việc tham gia bảo hiểm cho người lao động, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với cơ quan
BHXH tại địa phương, chốt danh sách lao động thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm và lương làm căn cứ đóng phí của người lao động, đăng
kí tham gia bảo hiểm tại cơ quan BHXH địa phương theo quá định của pháp luật.
Đối với bảo hiểm thương mại: dù là loại hình bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện, doanh nghiệp đều có quyền chọn chọn doanh nghiệp bảo
hiểm, xác định phương thức tham gia bảo hiểm.
Việc tham gia bảo hiểm có thể được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, doanh nghiệp có thể tham gia bảo hiểm trực tiếp tại doanh nghiệp
bảo hiểm, tham gia bảo hiểm trực tuyến, tham gia bảo hiểm thông qua trung gian là đại lý hoặc môi giới. Cần lưu ý, về lý thuyết, đại lý đại diện
cho doanh nghiệp bảo hiểm phân phối sản phẩm bảo hiểm, môi giới đại diện cho khách hàng thu xếp hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo
hiểm.
Đối với các sản phẩm bảo hiểm yêu cầu cao về kĩ thuật, đánh giá rủi ro, giá trị hợp đồng lớn, doanh nghiệp thường lựa chọn tham gia bảo
hiểm trực tiếp tại doanh nghiệp bảo hiểm hoặc qua môi giới. Các hình thức bảo hiểm đơn lẻ, số tiền bảo hiểm không quá lớn, doanh nghiệp có
thể tham gia qua kênh trực tuyến, đại lý.
6.3.2. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm
Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm phù hợp là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của chương trình bảo hiểm. Để chọn chọn doanh
nghiệp bảo hiểm cần căn cứ vào các yếu tố sau:
 Xếp hạng của công ty;
 Địa bàn hoạt động của công ty;
 Các dịch vụ và giá cả dịch vụ mà công ty cung cấp.
Xếp hạng của một doanh nghiệp bảo hiểm được đánh giá và dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm: năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, chất
lượng nguồn nhân lực, năng lực đánh giá và quản lý rủi ro, chất lượng dịch vụ, khả năng thanh toán nhanh, mức độ an toàn… Tất cả các yếu tố
này về cơ bản đều tác động đến chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho khách hàng. Một doanh nghiệp bảo hiểm có đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực đánh giá rủi ro tốt, chất lượng dịch vụ đảm bảo sẽ chăm sóc khách hàng tốt và ngược lại. Trên khía cạnh
khác, nếu doanh nghiệp bảo hiểm có sự an toàn về tài chính và năng lực tài chính mạnh sẽ đảm bảo khả năng nhận bảo hiểm cũng như bồi
thường cho khách hàng khi có tổn thất.

229 230
Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đề cập đến vấn đề phủ rộng về mặt địa lý hay nói cách khác là tính bao phủ. Với một doanh
nghiệp bảo hiểm có phạm vi bao phủ rộng thì việc cung cấp dịch vụ thường sẽ đảm bảo nhanh và thuận lợi hơn cho khách hàng tham gia bảo
hiểm.
Các dịch vụ và giá cả dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm là cơ sở để xác định doanh nghiệp bảo hiểm có đủ sản phẩm cung cấp theo nhu
cầu của người tham gia bảo hiểm hay không, có phù hợp với ngân sách dành cho bảo hiểm của khách hàng hay không. Sản phẩm dịch vụ phù
hợp với yêu cầu và nhu cầu của khách hàng càng là một yếu tố cần xem xét khi lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp thường lựa chọn
nhiều hơn 1 doanh nghiệp bảo hiểm để có thể nhận được dịch vụ tốt nhất đem lại từ yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy
nhiên, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm tại quá nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cũng có những điểm bất lợi nhất định như thủ tục, thời gian.
6.3.3. Đàm phán thu xếp bảo hiểm
Quá trình đàm phán thu xếp hợp đồng bảo hiểm là quá trình khó khăn và đòi hỏi phải đầu tư nhất định. Để đàm phán thành công,
doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ về các doanh nghiệp bảo hiểm mà mình lựa chọn. Việc yêu cầu bảo hiểm gửi tới doanh nghiệp bảo hiểm mới
chỉ là bước ban đầu trong quá trình đảm phán. Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành đánh giá rủi ro và
chào phí bảo hiểm nếu họ xét thấy có thể chấp nhận bảo hiểm. Lúc này việc đàm phán về phí, phạm vi bảo hiểm, các điều k hoản mở rộng
phạm vi bảo hiểm, các phụ lục hợp đồng… sẽ được hai bên thảo luận và đi đến thống nhất. Thành công của việc đàm phán bảo hiểm là
doanh nghiệp được bảo hiểm với phạm vi bảo hiểm hợp lý nhất với ngân sách dành cho bảo hiểm và được bảo vệ bởi doanh nghiệp bảo
hiểm có chỉ số xếp hạng an toàn.
Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm chưa được xếp hạng bởi các tổ chức xếp hạng quốc tế do vậy việc lựa chọn doanh
nghiệp bảo hiểm theo đánh giá xếm hạng hầu như chưa thể áp dụng được. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn doanh nghiệp bảo
hiểm dựa vào phạm vi hoạt động, dịch vụ của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh công bố, chất lượng dịch vụ dựa trên uy tín của doanh
nghiệp bảo hiểm.

6.4. QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH BẢO HIỂM


6.4.1. Quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong doanh nghiệp
Đây là các loại hình bảo hiểm bắt buộc theo Luật, các doanh nghiệp dù muốn hay không đều phải tuân thủ.
Công việc quản lý các loại hình bảo hiểm này trong doanh nghiệp liên quan đến quản lý đối tượng tham gia theo qui định, quản lý vấn đề

231 232
nép phí cho cơ quan bảo hiểm, quản lý vấn đề chi các chế độ bảo hiểm ngắn hạn, quyết toán với với cơ quan bảo hiểm. Hoạt động quản lý
BHXH, BHYT, BHTN thường do bộ phận nhân sự đảm nhận do liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp.
Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm: chính là quản lý các lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo qui định của
pháp luật. Các đối tượng này được xác định trên cơ sở hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động, thời gian của hợp đồng. Việc
theo dõi các đối tượng tham gia bảo hiểm phải đảm bảo yếu tố cập nhập về sự thay đổi lao động theo thời gian.
Quản lý vấn đề nộp phí cho cơ quan bảo hiểm: doanh nghiệp phải theo dõi và cập nhật với cơ quan BHXH về thu nhập của từng lao động,
thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Phí bảo hiểm được chuyển khoản hàng tháng cho cơ quan BHXH theo qui định sau khi đó trừ
đi phần được phép giữ lại để tạm ứng thanh toán các chế độ ngắn hạn cho người lao động. Theo thời gian qui định, doanh nghiệp phải quyết toán
với cơ quan BHXH các khoản chi tạm ứng cho các chế độ BHXH ngắn hạn của người lao động.
Trường hợp người lao động chuyển đơn vị công tác, phải nghỉ việc do hết việc làm… doanh nghiệp cần chốt sổ BHXH cho người lao động
để họ có thể nộp sổ BHXH tại nơi công tác mới hoặc làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
6.4.2. Quản lý các hợp đồng bảo hiểm thương mại
Tùy vào hoạt động và qui mô hoạt động của doanh nghiệp, khối lượng hợp đồng bảo hiểm thương mại có thể nhiều hay ít, gồm nhiều chủng loại
hay đơn giản. Việc quản lý các hợp đồng bảo hiểm thương mại có thể do nhiều bộ phận đảm trách. Các hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm
chăm sóc sức khỏe nhóm thường do bộ phận nhân sự quản lý. Các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trách nhiệm thường do bộ phận kinh doanh hoặc kế
hoạch quản lý.
Quản lý các hợp đồng bảo hiểm mại sẽ tùy thuộc vào loại hợp đồng. Với các hợp đồng bảo hiểm cho tài sản cố định như nhà xưởng, máy
móc thiết bị thưởng theo dõi theo năm, chú ý thu xếp tái tục khi hết hạn hợp đồng; theo dõi việc đóng phí bảo hiểm, theo dõi việc đảm bảo các
quá định của hợp đồng về khai báo rủi ro, báo cáo khi thay đổi yếu tố rủi ro.
Công việc quan trọng nhất của theo dõi quản lý hợp đồng bảo hiểm là thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường khi có tổn thất. Doanh nghiệp
cần thực hiện đúng quá định về việc thông báo rủi ro và tổn thất ngay khi có rủi ro và thông báo bằng văn bản ngay sau đó. Việc yêu cầu khiếu
nại yêu cầu bồi thường chính thức được thực hiện trên cơ sở thu thập các giấy tờ liên quan đảm bảo hồ sơ yêu cầu bồi thường đầy đủ, chính xác,
chứng minh được hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực khi rủi ro xảy ra.

233 234
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C. Arthur Williams & JR. Richard M. Heins, 1989, Risk management and Insurance, McGraw-Hill., US.
2. Mark R. Greene & James S. Trieschmann, 1988, Risk and Insurance, South- western Publishing Co., US.
3. Mark S. Dorfman, 1991, Introduction to Risk Management and Insurance, Prentice-Hall International, Inc., US.
4. S W L Wilkinsson (1996), Risk Management and Financing, Insurance Institute of New Zealand Inc., New Zealand.
5. Scott E. Harrington & Gregory Niehaus, 1999, Risk management and Insurance, McGraw-Hill, US.
6. PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, 2014, Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung.
8. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam, 2014, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung.

235 236
237 238

You might also like