You are on page 1of 109

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Khoa Tài chính – Ngân hàng

Tài liệu học tập

ĐẠI CƯƠNG VỀ BẢO HIỂM VÀ


QUẢN TRỊ RỦI RO

Thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Bích

Nguyễn Thị Phương Ý

Nguyễn Thị Quỳnh Châu

Nguồn: Rejda, Pear McNamara, Principles of Risk


Management and Insurance, Pearson, 13th, 2016

Lưu hành nội bộ


Mục lục
PHẦN 1: RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1: RỦI RO .............................................................................................................. 4
1.1. Rủi ro là gì? .................................................................................................................... 4
1.2. Khả năng gây tổn thất .................................................................................................... 6
1.3. Hiểm họa và nguy cơ: .................................................................................................... 7
1.4. Phân loại rủi ro. .............................................................................................................. 7
1.5. Những rủi ro của doanh nghiệp...................................................................................... 9
1.6. Những rủi ro thuần túy của cá nhân và doanh nghiệp (rủi ro thương mại) ................... 9
1.7. Gánh nặng của rủi ro đối với xã hội ............................................................................. 11
1.8. Các kỹ thuật quản trị rủi ro. ......................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO ......................................................... 14
2.1. Định nghĩa quản trị rủi ro RM ..................................................................................... 14
2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro .......................................................................................... 14
2.3. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp ............................................... 15
2.4. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro cá nhân ......................................................... 23
2.5. Lợi ích của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp..................................................... 25
CHƯƠNG 3: BẢO HIỂM VÀ RỦI RO ................................................................................. 26
3.1. Định nghĩa bảo hiểm .................................................................................................... 26
3.2. Phân biệt bảo hiểm với đánh bạc (gambling) và phòng ngừa rủi ro (hedging) ........... 26
3.3. Đặc điểm của một rủi ro được bảo hiểm. ..................................................................... 27
3.4. Các loại hình bảo hiểm. Có nhiều cách phân loại bảo hiểm. ....................................... 28
3.5. Lợi ích xã hội và chi phí của bảo hiểm đối với xã hội ................................................. 31
PHẦN 2: BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI.................................................................................. 33
CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM .............................. 34
4.1. Thị trường bảo hiểm thương mại ................................................................................. 34
4.2. Kênh phân phối bảo hiểm ............................................................................................ 41
4.3. Công ty bảo hiểm ......................................................................................................... 43
CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM .... 56
5.1. Đặc điểm của bảo hiểm ................................................................................................ 56

1
5.2. Những nguyên tắc pháp lý cơ bản của bảo hiểm ......................................................... 57
CHƯƠNG 6: BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ ......................................................................... 65
6.1. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và trách nhiệm cá nhân .................................................... 65
6.2. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và trách nhiệm doanh nghiệp. ......................................... 70
CHƯƠNG 7: BẢO HIỂM NHÂN THỌ ................................................................................ 78
Dẫn nhập: Rủi ro liên quan đến con người ............................................................................. 78
7.1. Một số đặc điểm riêng biệt của bảo hiểm nhân thọ ..................................................... 79
7.2. Phân loại chung bảo hiểm nhân thọ ............................................................................. 81
7.3. Một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường ................................................... 83
7.4. Phí bảo hiểm nhân thọ .................................................................................................. 89
7.5. Mua bảo hiểm nhân thọ ................................................................................................ 94
7.6. Niên kim và hưu trí ...................................................................................................... 98
CHƯƠNG 8: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM .............................................................................. 100
8.1. Yêu cầu của một hợp đồng bảo hiểm ........................................................................ 100
8.2. Một số tính chất đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm ................................................... 102
8.3. Các nội dung cơ bản trong đơn/ hợp đồng bảo hiểm ................................................. 105

2
PHẦN 1: RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

3
CHƯƠNG 1: RỦI RO

1.1. Rủi ro là gì?


1.1.1. Định nghĩa rủi ro

Không có một định nghĩa rủi ro chung cho tất cả các lĩnh vực. Các nhà kinh tế học, nhà
nghiên cứu về kinh tế học hành vi, thống kê…đều đưa ra những khái niệm riêng về rủi ro.
Tuy nhiên, xuyên suốt theo thời gian, rủi ro (risk) được xác định dựa trên thuật ngữ về sự
không chắc chắn (uncertainty) và sự xuất hiện những tổn thất. Trên cơ sở đó, rủi ro được
định nghĩa là những điều không chắn chắn và những điều này liên quan đến sự xuất hiện của
tổn thất.

Ví dụ: có rủi ro về mắc bệnh ung thư phổi đối với những người hút thuốc lá, vì trong những
người hút thuốc có người mắc bệnh ung thư phổi do hút thuốc và có người không bị, đối với
những người hút thuốc có thể mắc bệnh hoặc không mắc bệnh, không chắc chắn mắc bệnh
nhưng có khả năng bị mắc bệnh.

Các nhà kinh tế và các học giả nghiên cứu tài chính thường phân biệt giữa rủi ro và những
điều không chắc chắn. Thuật ngữ rủi ro được sử dụng trong trường hợp mà xác suất của các
kết quả có thể xảy ra được ước lượng, tính toán có thể khá chính xác. Thuật ngữ những điều
không chắc chắn thì được sử dụng trong trường hợp không tính được xác suất. Chính vì vậy,
rất nhiều học giả đã phát triển những định nghĩa riêng của họ về rủi ro, và có nhiều định
nghĩa về rủi ro trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Vì lý do thuật ngữ rủi ro thì không rõ ràng, và có nhiều định nghĩa khác nhau nên một số tác
giả và nhà quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sử dụng thuật ngữ “rủi ro gây tổn thất” (loss
exposure) để xác định những tổn thất tiềm tàng. Rủi ro gây tổn thất là bất kỳ một trường hợp
nào hoặc bất kỳ một tình huống nào mà có thể có sự mất mát. Ví dụ rủi ro gây tổn thất có thể
là một nhà máy sản xuất có thể chịu thiệt hại do động đất, lũ lụt, trộm cắp trong nhà máy, tai
nạn trong nhà máy xảy ra khi công nhân đang làm việc…

Tóm lại, có nhiều định nghĩa về rủi ro, tuy nhiên, các định nghĩa đều có điểm chung là đề
cập đến những điều không chắc chắn. Có một số tác giả còn phân biệt giữ rủi ro chủ quan và
rủi ro khách quan.
4
1.1.2. Rủi ro khách quan

Sự thay đổi tương đối của tổn thất thực tế so với dự kiến thì được gọi là rủi ro khách quan.

Ví dụ một công ty bảo hiểm 10.000 căn nhà, ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 100
căn nhà (1%) bị cháy. Tuy nhiên, đó là con số trung bình, trên thực tế thì hiếm có năm nào
có 100 căn nhà bị cháy, mà có thể là 110 căn nhà bị cháy hoặc 90, tức có sự thay đổi khoảng
10 căn nhà (10% so với 100 căn nhà) so với dự kiến của công ty. Rủi ro khách quan trong
trường hợp này là 10%.

Rủi ro khách quan giảm khi số trường hợp gánh chịu rủi ro tăng lên. Ví dụ: giả sử công ty
bảo hiểm trên nhận bảo hiểm 1 triệu căn nhà, tức gấp 100 lần so với ví dụ trước, với xác suất
cháy nhà là 1% thì ước tính có khoảng 10.000 căn nhà trong số 1 triệu căn nhà được bảo
hiểm sẽ bị cháy, nhưng trong trường hợp này số căn nhà sai lệch so với dự kiến là 100 căn,
tức rủi ro khách quan chỉ chiếm 1%, 100/10.000. Vậy khi số trường hợp bị rủi ro tăng lên từ
10.000 lên 1.000.000, rủi ro khách quan giảm từ 10% (10/100) còn 1% (100/10.000).

1.1.3. Rủi ro chủ quan

Rủi ro chủ quan là sự không chắc chắn dựa trên điều kiện tâm trí con người, trạng thái tinh
thần của con người.

Ví dụ: một người uống rượu bia và lái xe về nhà, không chắc chắn rằng người này cảnh sát
bắt, không chắc chắn rằng người này về nhà an toàn. Sự không chắc chắn này gọi là rủi ro
chủ quan.

Tác động của rủi ro chủ quan thì thay đổi và phụ thuộc vào yếu tố cá nhân. Trong cùng 1
tình huống, hai người sẽ nhận thức về rủi ro không giống nhau và hành vi cũng thay đổi
theo.

Ví dụ: trong cùng 1 tình huống là đã uống rượu bia, nhưng đối với người đã từng bị bắt khi
lái xe về nhà có thể sẽ đi nhờ xe người khác hoặc bắt taxi về nhà, đối với người chưa từng bị
bắt, xem nhẹ nguy cơ bị bắt thì vẫn lái xe về nhà.

5
1.2. Khả năng gây tổn thất
Khả năng gây tổn thất là xác suất 1 sự việc sẽ xảy ra, bao gồm xác suất khách quan và xác
suất chủ quan.

1.2.1. Xác suất khách quan

Xác suất khách quan: căn cứ vào tần suất diễn ra của 1 sự kiện trong thời gian dài dựa trên
giả thiết của rất nhiều các quan sát và trong những điều kiện không thay đổi. Xác suất khách
quan có thể được xác định bằng 2 cách.

Cách thứ nhất, chúng ta có thể xác định bằng những lý luận suy diễn. Theo cách này, xác
suất khách quan được gọi là xác suất tiên nghiệm. Ví dụ tung 1 đồng xu thì xác suất mặt sấp
là 50%, tung hột xúc xắc thì xác suất của từng mặt là 1/6.

Cách thứ hai là xác định xác suất khách quan bằng phương pháp quy nạp. Ví dụ khi tính xác
suất 1 người đang độ tuổi 21 sẽ chết trước 21 tuổi thì không thể dựa vào phương phải suy
diễn được, mà phải phân tích cẩn thận những trường hợp đã từng xảy ra trước đó, độ tuổi,
…., chính vì vậy, các công ty bảo hiểm tính toán xác suất và đưa ra mức phí bảo hiểm 5 năm
cho 1 người 21 tuổi.

1.2.2. Xác suất chủ quan:

Xác suất chủ quan là ước lượng mang tính chủ quan về khả năng gây tổn thất. Xác suất chủ
quan thì không phụ thuộc vào xác suất khách quan. Ví dụ: 1 người mua vé số vào chính
ngày sinh nhật mình và tin rằng có cơ hội cao sẽ trúng số vào ngày này. Xác suất chủ quan
phụ thuộc: độ tuổi, giới tính, giáo dục…

1.2.3. Sự khác nhau giữa khả năng gây tổn thất và rủi ro khách quan.

Khả năng gây tổn thất là xác suất 1 sự kiện gây tổn thất có thể xảy ra. Trong khi rủi ro khách
quan là sự thay đổi tương đối của con số tổn thất thực tế so với tổn thất dự kiến.

Khả năng gây tổn thấy đối với các nhóm đối tượng khác nhau thì có thể giống nhau, tuy
nhiên, rủi ro khách quan thì không giống nhau. Ví dụ tại 2 quốc gia có tỷ lệ 1% số nhà được

6
bảo hiểm bị cháy trên số 10.000 nhà mua bảo hiểm, nhưng con số thực tế xảy ra ở 2 địa
phương là không thể giống nhau: 75-125 căn địa phương A và từ 90-110 ở địa phương B.

1.3. Hiểm họa và nguy cơ:


1.3.1. Hiểm họa: là nguyên nhân gây ra tổn thất.

Ví dụ: lửa, động đất, mưa, lốc xoáy, trộm cắp…. là hiểm họa.

1.3.2. Nguy cơ: là điều kiện làm gia tăng tần suất hoặc mức độ của tổn thất.

Có 4 loại nguy cơ chính:

- Nguy cơ về vật chất: là điều kiện vật chất làm tăng tần suất hoặc mức độ của tổn thất.
Ví dụ: đường bị trơn do tuyết rơi là 1 nguy cơ vật chất làm tăng rủi ro tai nạn ôtô.
- Nguy cơ đạo đức: là tính không trung thực của cá nhân làm tăng tần suất hoặc mức độ
tổn thất.
- Nguy cơ thái độ: sự bất cẩn, thái độ thờ ơ với một tổn thất nào đó đã làm gia tăng tần
suất hoặc mức độ tổn thất. Ví dụ: để quên chìa khóa trên xe, thay đổi làn đường mà
không có tín hiệu báo trước…
- Nguy cơ pháp lý: là nguy cơ liên quan đến đặc tính của hệ thống pháp luật hoặc môi
trường pháp lý làm tăng tần suất và mức độ của tổn thất.

1.4. Phân loại rủi ro.


Rủi ro được phân loại dựa vào nhiều cách khác nhau. Có thể phân rủi ro thành:

1.4.1. Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ:

1.4.1.1. Rủi ro thuần túy:

Rủi ro thuần túy được định nghĩa là 1 tính huống mà khả năng gây ra tổn thất chỉ có 2 khả
năng là có tổn thất hoặc không có tổn thất, tức là kết quả chỉ có thể là tổn thất hoặc không
tổn thất.

Ví dụ: rủi ro cháy, sét, lũ lụt, động đất.

7
1.4.1.2. Rủi ro đầu cơ:

Rủi ro đầu cơ là 1 tình huống mà kết quả mang lại có thể lời hoặc lỗ (tổn thất).

Ví dụ: đầu tư cổ phiếu, nếu giá lên thì có lời nhưng nếu giá xuống thì lỗ, vậy đầu tư cổ phiếu
thì có thể lời và cũng có thể lỗ; các trò chơi cá cược….

Thông thường, công ty bảo hiểm chủ yếu bảo hiểm các rủi ro thuần túy. Tuy nhiên, vẫn có
những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt thì rủi ro đầu cơ vẫn được bảo hiểm.

Nguyên tắc số đông trong bảo hiểm được áp dụng 1 cách dễ dàng đối với việc bảo hiểm
những rủi ro thuần túy nhưng điều này lại không phải dễ dàng khi áp dụng đối với những rủi
ro đầu cơ (ngoại trừ rủi ro đánh bạc mà casino áp dụng nguyên tắc số đông).

Về mặt ích lợi và tổn thất xã hội, đa phần những rủi ro thuần túy gây ra những tổn thất xã
hội, ví dụ lũ lụt, động đất gây thiệt hại rất nặng cho xã hội. Tuy nhiên, có 1 số ít rủi ro thuần
túy mang lại lợi ích xã hội, ví dụ một công ty nghiên cứu thành công công nghệ mới giúp chi
phí sản xuất máy tính hạ thấp hơn nhiều so với trước, điều này làm đối thủ cạnh tranh phá
sản, tuy nhiên, có lợi ích xã hội vì chi phí sản xuất thấp hơn.

1.4.2. Rủi ro có thể đa dạng hóa và rủi ro không thể đa dạng hóa

1.4.2.1. Rủi ro có thể đa dạng hóa:

Rủi ro có thể đa dạng hóa là những rủi ro mà cá nhân hoặc 1 nhóm đối tượng gánh chịu mà
không phải là rủi ro tác động lên toàn nền kinh tế. Rủi ro này là những rủi ro thuộc về đặc
thù của đối tượng, không phải tất cả cá nhân hoặc tất cả các đối tượng khác đều phải gánh
chịu. Rủi ro có thể đa dạng hóa còn được gọi là rủi ro phi hệ thống. Rủi ro này được giảm
thiểu thông qua việc đa dạng hóa, nghĩa là rủi ro gây tổn thất đối với đối tương này nhưng có
thể mang lại lợi ích cho đối tượng khác, lúc này những tổn thất của đối tượng này sẽ được bù
đắp bằng những lợi ích của đối tương khác, vì vậy nhóm càng đông thì sẽ càng an toàn trước
những rủi ro này.

1.4.2.2. Rủi ro không thể đa dạng hóa:

8
Rủi ro không thể đa dạng hóa là những rủi ro ảnh hưởng đến toàn bộ nề kinh tế hoặc số đông
cá nhân hoặc nhóm lớn trong nền kinh tế. Những rủi ro này không được giảm thiểu thông
qua việc đa dạng hóa. Ví dụ: rủi ro khi lãi suất tăng giảm, lạm phá, tỷ giá, chiến tranh, bão
lũ…. Rủi ro có thể đa dạng hóa còn được gọi là rủi ro hệ thống.

Việc phân biệt rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống là quan trọng. Phải phân biệt được 2
loại rủi ro vì mục đích của những nỗ lực của Chính phủ là làm giảm những rủi ro hệ thống.

1.5. Những rủi ro của doanh nghiệp


Doanh nghiệp phải gánh chịu những rủi ro

- Rủi ro thuần túy


- Rủi ro đầu cơ
- Rủi ro chiến lược
- Rủi ro hoạt động
- Rủi ro tài chính

1.6. Những rủi ro thuần túy của cá nhân và doanh nghiệp (rủi ro thương mại)
1.6.1. Rủi ro cá nhân (personal risk)

Rủi ro cá nhân là những rủi ro tác động đến cá nhân và gia đình. Những rủi ro có thể gây tổn
thất hoặc giảm thu nhập, tăng chi phí, giảm giá trị tài sản tài chính. Những rủi ro cá nhân có
thể gây ra những bất ổn về kinh tế. Rủi ro về cá nhân bao gồm:

- Rủi ro con người:


• Rủi ro tử vong sớm: được định nghĩa là việc mất đi của người đứng đầu trong
gia đình khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Nghĩa vụ này gồm: nghĩa vụ
hỗ trợ những người phụ thuộc, nghĩa vụ tài chính đối với khoản nợ thế chấp,
nghĩa vụ chi trả cho chi phí giáo dục của trẻ em, thẻ tín dụng… Nếu các thành
viên còn lại trong gia đình không có khả năng đảm nhận được nghĩa vụ này
bằng chính thu nhập của mình và những khoản tiết kiệm trong quá khứ thì rủi
ro này ảnh hưởng đến an ninh về kinh tế của xã hội. Rủi ro này có thể dẫn đến

9
những chi phí như: giá trị cuộc sống của người đứng đầu gia đình mang lại bị
mất đi; chi phí liên quan đến việc mai táng, chứng thực di chúc, thuế….;
những người còn lại trong gia đình gặp khó khăn trong việc trang trải các chi
phí; sự đau buồn của người thân cũng có để lại những tổn thất về kinh tế.
• Rủi ro do thu nhập không đủ trong thời gian hưu trí: điều này có thể dẫn đến
mức sống bị giảm, áp lực cho kinh tế.
• Rủi ro về sức khỏe: làm phát sinh chi phí chữa bệnh chi phí chăm sóc người
bệnh và giảm thu nhập do người bệnh mang lại.
• Rủi ro thất nghiệp: người lao động giảm thu nhập hoặc mất thu nhập. Điều này
ảnh hưởng đến cuộc sống người lao động, nếu tỷ lệ thất nghiệp của xã hội tăng
sẽ áp lực đến nền kinh tế.
- Khi con người sở hữu tài sản thì còn gánh chịu rủi ro tài sản. Rủi ro tài sản làm cho
tài sản sở hữu có thể bị hư hỏng hoặc bị mất, bị phá hủy do nhiều nguyên nhân. Rủi
ro gây tổn thất trực tiếp đến tài sản và những thiệt hại gián tiếp. Trong đó, thiệt hại
trực tiếp là những thiệt hại về tài chính do hư hỏng về mặt vật chất, bị há hủy, bị trộm
cắp. Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại tài chính do sự xuất hiện của 1 tổn thất trực
tiếp hoặc trộm cắp.
- Ngoài ra, cá nhân còn gánh chịu rủi ro trách nhiệm khi bản thân mình làm 1 điều gì
gây tổn thương hoặc thiệt hại tài sản cho người khác. Rủi ro trách nhiệm rất quan
trọng vì không có giới hạn cho trách nhiệm đối với những khoản tổn thất.

1.6.2. Rủi ro của doanh nghiệp (còn gọi là rủi ro thương mại: commercial risk)

Một doanh nghiệp phải đối mặt với hầu hết các rủi ro thuần túy. Các rủi ro thuần túy mà
doanh nghiệp gánh chịu:

- Rủi ro tài sản: khi tài sản mà công ty sở hữu bị hư hỏng, phá hủy do động đất, lửa, lũ
lụt…các hiểm họa khác.
- Rủi ro trách nhiệm.
- Rủi ro tác động gây tổn thất đến doanh thu của doanh nghiệp: những tổn thất về vật
chất ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Những nguy cơ này có thể là động

10
đất, lũ lụt, ...tác động làm doanh nghiệp có thể ngưng hoạt động trong thời gian ngắn.
Nếu doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động thì doanh nghiệp mất doanh thu, mất thị
phần, nhưng các chi phí thuê, lương nhân viên, thuế, phí bảo hiểm...doanh nghiệp vẫn
phải gánh chịu; bênh cạnh đó còn phải bỏ ra chi phí để phục hồi, xây dựng lại vật chất
để tiếp tục kinh doanh.

Ngoài những rủi ro trên, doanh nghiệp còn phải gánh chịu 1 số rủi ro khác như:

- Rủi ro liên quan đến việc gian lận và tội phạm: bị cướp, bị cắp, gian lận, biển thủ, tội
phạm máy tính, trộm cắp bản quyền, trộm cắp sở hữu trí tuệ.
- Rủi ro liên quan đến nhân lực.
- Rủi ro liên quan đến yếu tố nước ngoài.
- Rủi ro tài sản vô hình: rủi ro danh tiếng, bị đánh cắp sở hữu trí tuệ...
- Rủi ro từ chính phủ: các chính sách, luật của chính phủ tác động đến hoạt động và
thành quả của doanh nghiệp.

1.7. Gánh nặng của rủi ro đối với xã hội


Rủi ro dẫn đến:

- Phải tăng khoản dự phòng khẩn cấp: các khoản dự phòng này được trích từ thu nhập,
do đó, khi tăng khoản dự phòng khẩn cấp thì làm giảm phần thu nhập còn lại, ảnh
hưởng chi tiêu và xa hơn là mức sống.
- Một số hàng hóa, dịch vụ bị ngưng cung cấp cho xã hội. Ví dụ khi xuất hiện rủi ro
trách nhiệm, điều này làm cho những doanh nghiệp e ngại với rủi ro này, điều này có
thể dẫn đến doanh nghiệp né tránh rủi ro này bằng cách ngừng cung cấp sản phẩm và
dịch vụ cho xã hội.
- Sự lo lắng và sợ hãi khi đối mặt với rủi ro.

1.8. Các kỹ thuật quản trị rủi ro.


1.8.1. Kiểm soát rủi ro:

Kiểm soát rủi ro đề cập đến những kỹ thuật nhằm giảm tần suất và mức độ của tổn thất. Các
kỹ thuật kiểm soát rủi ro gồm:

11
- Tránh rủi ro: có thể tránh được 1 số rủi ro bằng cách không thực hiện, không tham gia
(công việc, sự kiện...). Tuy nhiên, không thể tránh được tất cả các rủi ro.
- Phòng ngừa tổn thất: nhằm mục đích giảm xác suất của các tổn thất xảy ra. Ví dụ số
cơn đau tim sẽ giảm nếu từng cá nhân kiểm soát cân nặng, không hút thuốc và có chế
độ ăn uống khoa học. Đặt ra quy định người lao động không được hút thuốc trong văn
phòng sẽ giúp giảm số vụ cháy tòa nhà có thể xảy ra.
- Giảm tổn thất: nỗ lực nhằm mục đích giảm mức độ nghiêm trọng, kiểm soát tổn thất
trong trường hợp tổn thất xảy ra.

1.8.2. Tài trợ rủi ro (Risk financing):

Tài trợ rủi ro là việc dành 1 khoản tài chính cho những tổn thất đã xảy ra. Gồm các kỹ thuật
sau:

Giữ lại rủi ro: cá nhân hoặc doanh nghiệp giữ lại 1 phần rủi ro, chấp nhận chịu đựng tổn
thất, tự thanh toán những tổn thất. Giữ lại rủi ro phù hợp với những rủi ro có tần suất xảy ra
cao nhưng mức độ tổn thất thấp. Gồm: chủ động giữ lại rủi ro và giữ lại rủi ro một cách bị
động.

- Chủ động giữ lại rủi ro: cá nhân hoặc doanh nghiệp chủ động giữ lại tất cả hoặc 1
phần rủi ro. Chủ động giữ lại rủi ro nhằm tiết kiệm chi phí và cũng có thể không thể
chuyển rủi ro này cho 1 bên khác.
- Giữ lại rủi ro 1 cách bị động: có thể do không xác định được rủi ro, hoặc thờ ơ…
- Tự bảo hiểm: là một trường hợp của giữ lại rủi ro, tự tài trợ cho 1 phần hoặc tất
những tổn thất do rủi ro gây ra. Tự bảo hiểm nhằm mục đích giảm chi phí và chi phí
thanh toán tổn thất.

Chuyển giao rủi ro (bên nhận rủi ro không phải là công ty bảo hiểm):

- Chuyển giao rủi ro thông qua hợp đồng, ví dụ chuyển rủi ro tăng giá tiền thuê nhà
thông qua hợp đồng cho thuê nhà dài hạn, hợp đồng xây dựng có điều khoản không
tăng giá trong thời gian thi công….

12
- Phòng ngừa rủi ro: sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro, ví dụ như
hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao sau, kỳ hạn, hoán đổi….
- Lựa chọn hình thức doanh nghiệp: nếu như những người chủ sở hữu doanh nghiệp tư
nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những khoản nợ, nếu rủi ro phá sản xảy ra
thì nợ được đảm bảo đến những đồng tài sản cuối cùng của cá nhân thì đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần thì tài sản cá nhân không được mang ra đảm bảo cho
nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp, do đó, rủi ro này chuyển sang chủ nợ trong trường hợp
doanh nghiệp phá sản và tài sản không đáp ứng đủ nghĩa vụ nợ.

Bảo hiểm: đối với cá nhân thì bảo hiểm là hình thức chủ yếu dùng để giải quyết rủi ro, mặc
dù bảo hiểm cá nhân chủ yếu bảo hiểm rủi ro thuần túy, và các nguyên tắc được áp dụng là
nguyên tắc san sẻ rủi ro và nguyên tắc số đông.

13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
“The essence of risk management lies in maximizing the areas where we have some control
over the outcome while minimizing the areas where we have absolutely no control over the
outcome”
Peter L. Bernstein

2.1. Định nghĩa quản trị rủi ro RM


Quản trị rủi ro là quá trình xác định những rủi ro gây tổn thất phải đối mặt và dùng các kỹ
thuật phù hợp nhất để xử lý, ứng phó với rủi ro.

Thông thường, cá nhân đối mặt với các rủi ro thuần túy, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi
ro thuần túy và rủi ro đầu cơ.

2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro


Mục tiêu của quản trị rủi ro của doanh nghiệp là giảm thiểu hoặc loại bỏ những rủi ro mà
doanh nghiệp phải đối mặt (giảm thiểu hoặc loại bỏ những khả năng gây tổn thất). Cụ thể:

2.2.1. Mục tiêu trước khi xảy ra tổn thất:

- Doanh nghiệp phải tính toán về mặt tài chính đối với những tổn thất có thể xảy ra: sau
khi nhận diện rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu, doanh nghiệp tính toán
các chi phí nếu tổn thất xảy ra tương ứng với từng rủi ro có khả năng gây tổn thất cho
doanh nghiệp, gồm: chi phí thiệt hại, chi phí cho các chương trình mà công ty sẽ thực
hiện để xử lý rủi ro, chi phí liên quan đến việc xử lý các thiệt hại.
- Mục tiêu giảm lo lắng.
- Mục tiêu đáp ứng nghĩa vụ về mặt pháp lý: phải lắp hệ thống chữa cháy, phải thực
hiện nghĩa vụ trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động…

2.2.2. Mục tiêu sau khi xảy ra tổn thất

Sau khi tổn thất xảy ra thì doanh nghiệp vẫn phải theo đuổi những mục tiêu: doanh nghiệp
phải hoạt động, phải tăng trưởng, phải thực hiện nghĩa vụ với xã hội…

14
- Sự sống còn của công ty là mục tiêu quan trọng nhất sau khi xảy ra tổn thất, tức là
công ty có thể tiếp tục hoạt động trong 1 khoảng thời gian xác định sau khi tổn thất
xảy ra.
- Sau thời gian sống còn của công ty, thì việc tiếp tục hoạt động là mục tiêu trong giai
đoạn sau khi tổn thất xảy ra. Khi phải vừa gánh chịu tổn thất, sau khoảng thời gian
nhất định mà công ty tồn tại sau tổn thất, thì mục tiêu công ty tiếp tục hoạt động kinh
doanh là một trong những mục tiêu vươn tới vì việc tiếp tục hoạt động kinh doanh
không phải là vấn đề dễ dàng sau những tổn thất đã xảy ra.
- Mục tiêu tiếp theo sau khi thực hiện được việc duy trì hoạt động kinh doanh là phải
duy trì được sự ổn định trong thu nhập của công ty.
- Mục tiếp kế tiếp sau khi công ty duy trì được sự ổn định trong thu nhập là sự tăng
trường của công ty. Sự tăng trưởng của công ty có thể đến từ việc phát triển sản phẩm
và thị trường mới hoặc cũng có thể do sáp nhập doanh nghiệp. Những nhà quản trị rủi
ro phải xem xét tác động của tổn thất đến khả năng tăng trưởng.
- Mục tiêu cuối cùng là đáp ứng nghĩa vụ đối với cá nhân và xã hội, tức doanh nghiệp
phải giảm thiểu được những tổn thất mà công ty gây ra cho cá nhân và xã hội, ví dụ:
nhân viên, nhà cung cấp, chủ nợ, khách hàng…

2.3. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp
2.3.1. Xác định các rủi ro gây tổn thất.

Trong bước này, doanh nghiệp cần xem xét tất cả các rủi ro có thể có của doanh nghiệp.
Trong đó cần phải chú ý đến những rủi ro tiểm ẩn mà không chỉ là những rủi ro hiện hữu,
xem xét nhiều đến các rủi ro trọng yếu có mức gây tổn nghiêm trọng nhiều cho doanh
nghiệp. Đối với doanh nghiệp, thông thường các rủi ro gây tổn thất nghiêm trọng là:

- Các khả năng gây tổn thất liên quan đến tài sản của doanh nghiệp
• Tòa nhà, nhà máy nhà xưởng, các công trình xây dựng khác
• Đồ đạc, thiết bị, vật tư
• Máy tính, phần mềm máy tính, dữ liệu máy tính
• Hàng tồn kho
• Các khoản phải thu, giấy tờ có giá, hồ sơ lưu trữ
15
• Phương tiện vận tải: xe, tàu, máy bay…
• Thiết bị viễn thông di động.
- Khả năng tổn thất liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp
• Sản phẩm bị lỗi
• Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn..)
• Trách nhiệm phát sinh từ xe của công ty
• Các khoản bồi thường cho nhân viên

- Khả năng của tổn thất liên quan đến thu nhập:
• Chi phí để tiếp tục hoạt động sau khi tổn thất xảy ra.
• Phần thu nhập bị mất đi do tổn thất xảy ra
• Các chi phí tăng thêm
• …
- Tổn thất về nguồn nhân lực
• Nhân viên chủ chốt bị tử vong hoặc thương tật
• Tổn thất do nghỉ hưu hoặc thất nghiệp
• Những tổn thất do tai nạn nghề nghiệp, do sự thiếu kinh nghiệm và kỹ năng
của công nhân
- Tổn thất liên quan đến tội phạm
• Trộm cắp, cướp
• Nhân viên không trung thực, nhân viên trộm cắp.
• Gian lận
• Vi phạm sở hữu trí tuệ
• Tội phạm tấn công qua internet
- Những rủi ro liên quan đến việc quyền lợi nhân viên
• Nhân viên không được hưởng quyền lợi như luật định.
• Không thực hiện chi trả các khoản trợ cấp như đã cam kết.
• …
- Những tổn thất liên quan khi hoạt động kinh doanh có liên quan đến nước ngoài
16
• Khủng bố tại nước ngoài
• Giá trị tài sản, hàng tồn kho, tài sản kinh doanh tại nước ngoài
• Rủi ro chính trị ở ngoại quốc.
• Rủi ro tỷ giá
- Rủi ro liên quan đến tài sản vô hình
• Hình ảnh của công ty bị hạ thấp
• Mất uy tín và danh tiếng trên thị trường
• Mất mát hoặc thiệt hại về sở hữu trí tuệ.
- Rủi ro liên quan đến việc không tuân thủ các quy định, luật định của chính phủ.

Nhà quản trị rủi ro có thể sử dụng những thông tin có được để dự báo trước các rủi ro có thể
gặp, bằng cách:

- Bảng câu hỏi phân tích rủi ro. Bằng cách trả lời các câu hỏi trong bảng phân tích rủi
ro, nhà quản trị rủi ro sẽ xác định được các rủi ro trọng yếu gây tổn thất nghiêm trọng
và các rủi ro không trọng yếu.
- Kiểm tra thực tế: việc kiểm tra thực tế hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra cơ sở vật
chất của doanh nghiệp, nhà quản trị rủi ro sẽ xác định được những rủi ro gây tổn thất
lớn.
- Vẽ lược đồ mô tả quy trình hoạt động, để qua đó sẽ xác định được rủi ro có thể phát
sinh ở khâu nào và mức độ tổn thất ra sao.
- Phân tích báo cáo tài chính để xác định được tài sản nào cần được tập trung bảo vệ,
thu nhập nào có khả năng bị tổn thất, nhà cung cấp, khách hàng nào là chính.
- Dựa vào dữ liệu lịch sử.

Ngoài ra, các nhà quản trị rủi ro cần phải quan sát xu hướng công nghiệp, xu hướng thị
trường để có thể xác định những rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp, những rủi ro có thể
doanh nghiệp sẽ gánh chịu.

2.3.2. Đo lường và phân tích những rủi ro gây tổn thất

Bước này đòi hỏi nhà quản trị rủi ro phải ước lượng được tần suất xảy ra và mức độ nghiêm
trọng của tổn thất có thể xảy ra. Sau khi ước lượng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các

17
tổn thất có thể xảy ra, nhà quản trị rủi ro phải đánh giá và xếp hạn các tổn thất này, kết quả
xếp hạn cho thấy được tầm quan trọng tương đối của những tổn thất có thể xảy ra này đối
với doanh nghiệp. Ví dụ một tổn thất có thể gây hậu quả dẫn đến phá sản sẽ có tầm quan
trọng lớn hơn so với tổn thất có thể gây hậu quả dẫn đến doanh thu giảm 0,02%.

Ngoài ra, việc ước lượng tần suất và mức nghiêm trọng của tổn thất phải phù hợp sao cho
nhà quản trị rủi ro có thể lựa chọn được kỹ thuật phù hợp để xử lý rủi ro. Ví dụ một tổn thất
có tần suất xảy ra rất cao và tác động làm giảm doanh thu thì nên đưa vào chi phí, đây là
cách xử lý phù hợp.

Giữa tần suất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất thì mức độ nghiêm trọng quan trọng hơn.
Tuy nhiên, có những rủi ro nếu xảy ra thì thiệt hại vô cùng to lớn, nhưng tần suất rất thấp, do
đó, nhà quản trị rủi ro có thể bỏ qua những rủi ro có tần suất cực kỳ thấp.

2.3.3. Lựa chọn, kết hợp các kỹ thuật phù hợp để quản trị rủi ro.

Có 2 kỹ thuật là kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro. Kiểm soát rủi ro là kỹ thuật áp dụng trong
trường hợp chưa xảy ra tổn thất với mục đích giảm tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của
tổn thất xảy ra. Còn tài trợ rủi ro là kỹ thuật sử dụng khi xảy ra tổn thất. Trên thực tế các
doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả 2 kỹ thuật.

2.3.3.1. Kỹ thuật kiểm soát rủi ro

- Tránh rủi ro: bằng cách không thực hiện, không tham gia vào việc, sự kiện. Ví dụ: để
tránh nguy cơ bị lũ lụt thì xây dựng nhà máy ở vùng đất cao để không chịu tác động
bởi lũ lụt, để tránh trách nhiệm pháp lý thì công ty quyết định ngừng bán loại thuốc
có thể có tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể tránh tất cả
các rủi ro và đối với 1 số rủi ro không thể tránh được vì nếu tránh rủi ro đó thì đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp ngừng kinh doanh.
- Phòng ngừa tổn thất, tức là thực hiện các biện pháp nhằm giảm tần suất xảy ra tổn
thất. Ví dụ đặt ra quy định người lao động không được hút thuốc trong văn phòng sẽ
giúp giảm số vụ cháy tòa nhà có thể xảy ra.
- Giảm mức độ tổn thất: đề cập đến các biện pháp nhắm đến mục đích giảm mức độ
nghiêm trọng của tổn thất, kiểm soát tổn thất trong trường hợp tổn thất xảy ra. Ví dụ
18
lắp đặt hệ thống phun nước để giảm mức độ tổn thất nếu xảy ra cháy, bố trí hàng tồn
kho ở các nơi khác nhau…

2.3.3.2. Tài trợ rủi ro

- Giữ lại rủi ro: doanh nghiệp có thể giữ lại 1 phần hoặc toàn bộ rủi ro. Doanh nghiệp
có thể giữ lại rủi ro 1 cách bị động hoặc chủ động giữ lại rủi ro.Việc giữ lại rủi ro
chứng tỏ doanh nghiệp đã xác định được tổn thất này có thể xảy ra và quyết định giữ
lại 1 phần hoặc toàn bộ rủi ro này.
• Giữ lại rủi ro được sử dụng phù hợp trong các điều kiện sau:
o Không tồn tại 1 phương án khác. Tức là mặc dù đã phòng tránh rủi ro,
tuy nhiên không thể phòng tránh được tất cả rủi ro, trong khi đó, không
phải rủi ro nào cũng được bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm, hoặc có
thể chuyển nhượng cho bên khác được, chính vì vậy việc giữ lại rủi ro
là điều hiển nhiên.
o Tổn thất lớn nhất nếu có xảy ra thì không đáng kể.
o Nếu có thể dự đoán chính xác tần suất và mức độ của tổn thất thì giữ lại
rủi ro và có phương án xử lý một cách chủ động và hiệu quả.
• Mức độ giữ lại bao nhiêu phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị rủi ro, và
công ty mạnh về tài chính thường có tỷ lệ giữ lại cao hơn các công ty không
mạnh về tài chính. Thông thường mức giữ lại tối đa tương đương 5% thu nhập
của năm hoặc từ 1 đến 5% mức vốn lưu động.
• Khi giữ lại rủi ro thì phần tài trợ cho các tổn thất xảy ra được trích từ thu nhập
ròng, tổn thất được coi như là phần lỗ của năm đó, hoặc có thể lấy từ quỹ dự
phòng, hoặc tiền từ hạn mức tín dụng của công ty.
• Khi giữ lại rủi ro, trong trường hợp tập đoàn có công ty bảo hiểm thuộc sở hữu
của tập đoàn thì phần tài trợ cho tổn thất xảy ra do công ty bảo hiểm trực thuộc
lo; trong trường hợp doanh nghiệp thuộc hiệp hội hoặc nhóm và hiệp hội này
cùng sở hữu công ty bảo hiểm thì việc chi trả cho tổn thất do công ty bảo hiểm
chung này đảm bảo. Thông thường, hình thức công ty bảo hiểm trực thuộc có
một số những ưu điểm: có những loại rủi ro thuộc đặc thù của ngành hoạt

19
động, do đó, trên thị trường không cung cấp sản phẩm bảo hiểm như công ty
có nhu cầu, vậy nên những công ty bảo hiểm trực thuộc sẽ đảm bảo cho những
rủi ro riêng biệt này; bảo hiểm thông qua công ty bảo hiểm trực thuộc thì sẽ
giảm được chi phí vì không tốn chi phí hoa hồng, chi phí dành cho phần lợi
nhuận của công ty bảo hiểm và tránh được biến động của mức phí bảo hiểm;
một số công ty bảo hiểm trực thuộc được hình thành để tận dụng những lợi thế
về môi trường pháp lý và né được những quy định về khả năng thanh toán hiện
thời của công ty bảo hiểm; dễ dàng thực hiện tái bảo hiểm; các công ty bảo
hiểm trực thuộc vẫn tạo ra lợi nhuận cho tập đoàn.
• Tự bảo hiểm là 1 hình thức đặc biệt của giữ lại rủi ro, tự bảo hiểm còn gọi là tự
tài trợ.
• Ưu điểm của việc giữ lại rủi ro: tiết kiệm được chi phí nếu thiệt hại thực tế
thấp hơn mức đóng cho công ty bảo hiểm; tiết kiệm chi phí vì nếu sử dụng bảo
hiểm thì phải chi trả cho phí hoa hồng, chi phí hoạt động của công ty bảo
hiểm...tất cả bao hàm trong phí bảo hiểm; nếu giữ lại rủi ro thì sẽ nâng cao ý
thức tích cực phòng ngừa rủi ro; dòng tiền mặt của doanh nghiệp sẽ tăng lên vì
doanh nghiệp có thể sử dụng số tiền thay vì phải trả cho công ty bảo hiểm để
mua bảo hiểm nhưng trong trường hợp giữ lại rủi ro thì doanh nghiệp có thể sử
dụng số tiền đó.
• Nhược điểm của việc giữ lại rủi ro: có thể mức thiệt hại thực tế cao hơn mức
phí đóng bảo hiểm; có thể chi phí đền bù sẽ cao hơn so với mức đền bù mà
công ty bảo hiểm thực hiện đối với các rủi ro về trách nhiệm vì công ty bảo
hiểm chuyên nghiệp hơn nên kỹ thuật tốt hơn, kinh nghiệm nhiều hơn; mức
thuế doanh nghiệp đóng có thể sẽ cao hơn vì phí bảo hiểm là chi phí trước thuế
trong khi chỉ khi nào tiền thanh toán cho thiệt hại mới được tính vào chi phí,
các khoản tiền trích lập dự phòng là những khoản được trích lập sau khi đóng
thuế.
- Chuyển giao rủi ro:
• Những ưu điểm cửa hình thức chuyển giao rủi ro: nhà quản trị rủi ro có thể
thực hiện chuyển giao rủi ro cho 1 bên khác trong trường hợp một số rủi ro
20
không được bảo hiểm bởi các công ty bảo hiểm; chi phí trong việc rủi ro sẽ
thường thấp hơn chi phí mua bảo hiểm; rủi ro có thể được chuyển giao sang 1
bên có khả năng kiểm soát rủi ro tốt hơn.
• Nhược điểm của hình thức chuyển giao rủi ro: việc chuyển giao rủi ro có thể bị
tác động gây cản trở vì phụ thuộc hợp đồng chuyển giao rủi ro, là hợp đồng
không được quy định chặc chẽ như hợp đồng bảo hiểm vì hợp đồng được ký
giữa 2 bên, và khi xảy ra vấn đề thì việc giải quyết không đơn giản vì không có
tiền lệ; nếu bên nhận chuyển giao rủi ro không có khả năng đền bù thì doanh
nghiệp thực hiện chuyển giao rủi ro vẫn phải có trách nhiệm bồi thường.
- Mua bảo hiểm: phương pháp này phù hợp với những rủi ro có tần suất xảy ra thấp
nhưng mức độ tổn thất cao.
• Các bước trong quản trị rủi ro bằng cách mua bảo hiểm thương mại bao gồm:
o Lựa chọn phạm vi bảo hiểm cần thiết: bảo hiểm những rủi ro có mức
tổn thất lớn, nhà quản trị rủi ro phải có kiến thức về bảo hiểm tài sản và
bảo hiểm trách nhiệm. Những rủi ro không bảo hiểm là phần giữ lại,
phần giữ lại nhiều làm giảm đáng kể chi phí mua bảo hiểm và về bản
chất phần những rủi ro không mua bảo hiểm là giữ lại rủi ro. Chương
trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp kết hợp cả kỹ thuật giữ lại rủi ro
và mua bảo hiểm thương mại. Thông thường thì doanh nghiệp chỉ giữ
lại 1 phần nhỏ những rủi ro có tổn thất nghiêm trọng. Hoặc có thể
doanh nghiệp giữ lại 1 phần rủi ro có tổn thất nghiêm trọng và có dự
phòng 1 khoản tài chính cho những rủi ro này, công ty mua bảo hiểm
thương mại và khi tổn thất xảy ra thì công ty bảo hiểm chỉ chi trả thiệt
hại vượt trên mức tài chính mà công ty đã dự phòng.
o Lựa chọn công ty bảo hiểm hoặc 1 nhóm các công ty bảo hiểm dựa
trên khả năng tài chính của công ty bảo hiểm, dịch vụ quản trị rủi ro mà
công ty bảo hiểm cung cấp (dịch vụ kiểm soát rủi ro, dịch vụ xác định
tổn thất, dịch vụ bồi thường), mức phí và điều khoản bảo hiểm.
o Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng, đàm phán mức phí.
o Định kỳ thực hiện việc xem xét lại chương trình bảo hiểm.
21
• Ưu điểm của quản trị rủi ro bằng cách mua bảo hiểm:
o Công ty được bồi thường khi tổn thất xảy ra, công ty vẫn tiếp tục hoạt
động, sự biến động về thu nhập giảm;
o Sự bất ổn cũng giảm, điều này cho phép công ty lập những kế hoạch
phát triển dài hạn. Nhân viên giảm lo lắng về những bất ổn sẽ giúp cải
thiện năng suất.
o Công ty được sử dụng các dịch vụ của công ty bảo hiểm cung cấp như
dịch vụ kiểm soát rủi ro, dịch vụ xác định và phân tích tổn thất...
o Phí bảo hiểm được tính như 1 chi phí và được trừ ra khỏi thu nhập chịu
thuế nên sẽ giảm thuế.
• Nhược điểm của quản trị rủi ro bằng cách mua bảo hiểm:
o Khoản tiền đóng phí là 1 khoản lớn và trong khi đó nếu không mua bảo
hiểm mà trích lập dự phòng khi giữ lại rủi ro thì khoản tiền này doanh
nghiệp có thể sử dụng trước khi tổn thất xảy ra.
o Việc thương lượng, đàm phán hợp đồng bảo hiểm có thể tốn nhiều thời
gian.
o Nhà quản trị rủi ro sẽ có ít áp lực trong việc nghiên cứu và thực hiện
các biện pháp kiểm soát rủi ro vì đã đó công ty bảo hiểm thanh toán khi
tổn thất xảy ra, chính vì ít quan tâm đến các biện pháp kiểm soát rủi ro
nên những tổn thất có thể xảy ra của những rủi ro không được bảo hiểm
có khả năng tăng lên.

Việc sử dụng kỹ thuật nào là phù hợp.

Thông thường, các loại rủi ro được quản trị theo ma trận sau:

Loại Tầng suất Mức độ tổn thất Kỹ thuật quản trị rủi ro

1 thấp ít Giữ lại rủi ro

2 Cao ít Phòng ngừa tổn thất và giữ lại rủi ro

3 thấp nhiều Chuyển rủi ro

22
4 Cao nhiều Tránh

Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường có những biến động thì chương trình quản trị rủi ro sẽ
thay đổi sao cho phù hợp và quản trị rủi ro một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

2.3.4. Thực hiện và giám sát chương trình quản trị rủi ro.

Mỗi doanh nghiệp đều có chương trình quan trị rủi ro riêng. Chương trình quản trị rủi ro của
doanh nghiệp đưa ra mục tiêu, chính sách, các giới hạn, các quy định nhằm hướng dẫn thực
hiện quản trị rủi ro để đạt được mục đích đề ra.

Thực hiện quản trị rủi ro trong doanh nghiệp không chỉ là nhiệm vụ của bộ phận quản lý rủi
ro mà là sự kết hợp của tất cả các bộ phận trong công ty, trong đó phải kể đến đó là: bộ phận
kế toán, bộ phận tài chính, bộ phân sản xuất, bộ phận marketing, bộ phận quản lý nhân lực…

2.4. Các bước trong quy trình quản trị rủi ro cá nhân
2.4.1. Xác định những tổn thất có thể xảy ra

Bước đầu tiên là phải xác định tất cả các tổn thất có thể dẫn đến những vấn đề tài chính
nghiêm trọng hay nói các khác là xác định những tổn thất gây thiệt hại nghiêm trọng về tài
chính.

- Những tổn thất có thể xảy ra đối với 1 người là:


• Tổn thất về thu nhập của cả gia đình khi người trụ cột gia đình mất sớm.
• Thu nhập và tài sản không đủ trong thời gian nghỉ hưu.
• Những chi phí y tế và tổn thất về thu nhập trong thời gian đau ốm
• Tổn thất về thu nhập trong thời gian thất nghiệp
• Bị tổn thất do hành vi trộm cắp danh tính
- Tổn thất về đến tài sản:
• Cháy nhà, động đất, lũ lụt...gây thiệt hại về tài sản cho con người.
• Khi 1 tổn thất xảy ra, con người đã chịu tổn thất về tài sản, đồng thời còn chịu
tác động gây tổn thất từ việc khắc phục tổn thất đã xảy ra. Ví dụ phải tốn chi
phí thuê nhà, chi phí đi lại trong thời gian xây lại căn nhà bị bão tàn phá.
• Tổn thất do bị mất trộm các tài sản cá nhân có giá trị.

23
• Thiệt hại do sự va chạm của các phương tiện khác tác động đến tài sản của
mình.
- Các tổn thất liên quan đến trách nhiệm:
• Trách nhiệm pháp lý từ hành vi các nhân gây thương tích hoặc thiệt hại tài sản
cho người khác
• Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ tội vu khống, phỉ báng người khác
• Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc cẩu thả khi điều khiển phương tiện khi
tham gia giao thông.
• Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ việc kinh doanh.

2.4.2. Phân tích các tổn thất có thể xảy ra

Phải ước lượng được tần suất và mức độ của tổn thất để xác định kỹ thuật phòng ngừa rủi ro
phù hợp. Ví dụ đối với những rủi ro có tầng suất cao nhưng mức độ thiệt hại thấp thì mua
bảo hiểm không phải là kỹ thuật phù hợp, mà kỹ thuật phù hợp trong trường hợp này là giữ
lại rủi ro.

2.4.3. Lựa chọn kỹ thuật để quản trị các rủi ro gây tổn thất.

Có các phương pháp chính, đó là tránh né rủi ro, kiểm soát rủi ro, giữ lại rủi ro và chuyển
gia rủi ro, mua bảo hiểm.

- Tránh né rủi ro.


- Kiểm soát rủi ro nhằm mục đích giảm tần suất mà mức độ thiệt hại.
- Giữ rủi ro, có thể giữ 1 phần hoặc toàn bộ tổn thất. Có thể giữ lại rủi ro 1 cách chủ
động hoặc bị động.
- Chuyển giao rủi ro: rủi ro thuần túy được chuyển cho 1 bên khác (không phải là công
ty bảo hiểm), ví dụ chuyển giao rủi ro gây thiệt hại về tài sản khi cho thuê tài sản
thông qua 1 khoản tiền gửi được bên cho thuê yêu cầu bên thuê phải gửi 1 khoản tiền
để đảm bảo trong trường hợp căn nhà cho thuê bị hư trong quá trình thuê, hoặc yêu
cầu cam kết trong hợp đồng điều khoản không được làm hư hỏng tài sản trong quá
trình thuê.

24
- Mua bảo hiểm là phương pháp được sử dụng rộng rãi và được cho rằng đây là
phương pháp chủ yếu để đối phó với rủi ro. Những bảo hiểm thông thường hay được
mua là: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm trách nhiệm
cá nhân.

2.4.4. Thực hiện và giám sát chương trình định kỳ

- Thực hiện quản trị rủi ro cá nhân.


- Định kỳ mỗi 2 hoặc 3 năm cá nhân nên xem xét lại tất cả các rủi ro có thể gây tổn thất
lớn, xem xét liệu rằng có xem xét hết tất cả các rủi ro gây tổn thất chưa. Bên cạnh đó
cần phải xem xét lại chương trình quản trị rủi ro của mình tại thời điểm có những sự
viêc quan trọng của cuộc đời như lập gia đình, sinh con...

2.5. Lợi ích của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình ở giai đoạn trước khi tổn
thất xảy ra và cả sau khi tổn thất xảy ra.

Nếu có thực hiện chương trình quản trị rủi ro so với việc không thực hiện quản trị rủi ro thì
chi phí rủi ro (chi phí mua bảo hiểm đã chi trả, chi phí dự phòng tổn thất cho rủi ro đã giữ
lại, chi phí kiểm soát rủi ro, chi phí cho các dịch vụ quản trị rủi ro thuê ngoài...) sẽ giảm nên
sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty.

Vì quản trị rủi ro làm giảm rủi ro thuần túy mà công ty gánh chịu nên công ty có thể tập
trung quản trị rủi ro đầu cơ.

Khi tổn thất của doanh nghiệp giảm dẫn đến lợi ích xã hội.

25
CHƯƠNG 3: BẢO HIỂM VÀ RỦI RO
3.1. Định nghĩa bảo hiểm
Theo Hiệp hội bảo hiểm thì Bảo hiểm là việc san sẻ những tổn thất ngẫu nhiên bằng cách
chuyển rủi ro cho đơn bị bảo hiểm, là đơn vị đồng ý thực hiện việc bồi thường cho những
tổn thất đó thông qua việc thanh toán tiền, cung cấp dịch vụ liên quan đến rủi ro.

3.2. Phân biệt bảo hiểm với đánh bạc (gambling) và phòng ngừa rủi ro (hedging)
3.2.1. Phân biệt bảo hiểm và đánh bạc

Thứ nhất, đánh bạc liên quan đến rủi ro đầu cơ, tức có thể mất tiền hoặc có thêm tiền, trong
khi bảo hiểm là 1 kỹ thuật xử lý rủi ro thuần túy. Nếu bạn đặt 500 usd vào cược cuộc đua
ngựa, lúc này rủi ro đầu cơ phát sinh, nhưng nếu bạn mua bảo hiểm cháy nổ 500 usd thì
không có phát sinh rủi ro nào mà ngược lại bạn được bảo hiểm rủi ro cháy nổ, tức là không
phát sinh rủi ro trong giao dịch bảo hiểm.

Thứ hai, xét về mặt hiệu quả xã hội, đánh bạc không hiệu quả vì tiền lời của người này được
lấy từ túi tiền của người kia. Bảo hiểm có hiệu quả về mặt xã hội, cả công ty bảo hiểm và
người tham gia bảo hiểm đều quan tâm đến việc phòng ngừa những tổn thất và cả 2 không
đóng vai trò là người thắng và người thua, cả 2 đều thỏa mãn được mục đích nếu tổn thất
không xảy ra và nếu tổn thất xảy ra thì bên mua bảo hiểm sẽ được khôi phục toàn bộ hoặc
một phần trạng thái tài chính (điều này là điều không xảy ra khi tham gia đánh bạc).

3.2.2. Phân biệt bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro

Cả bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro đều chuyển rủi ro cho 1 bên khác thông qua hợp đồng, và
không phát sinh thêm rủi ro khi hợp đồng này được ký kết.

Tuy nhiên, có những khác biệt giữa bảo hiểm và hedging. Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm là
hợp đồng chuyển giao rủi ro thuần túy vì các rủi ro thuần túy đáp ứng được những yêu cầu
của một rủi ro được bảo hiểm; trong khi hedging là kỹ thuật để xử lý rủi ro đầu cơ, là những
rủi ro không được bảo hiểm. Thứ hai, quy luật số lớn sẽ chi phối làm giảm rủi ro khách quan
của công ty bảo hiểm vì khi số lượng tham gia bảo hiểm càng nhiều thì mức sai lệch giữa tổn

26
thất dự kiến và tổn thất thực tế càng giảm, tức rủi ro khách quan giảm, tuy nhiên, đối với
hedging thì không như vậy, và những tổn thất không được dự tính dựa vào quy luật số lớn.

3.3. Đặc điểm của một rủi ro được bảo hiểm.


Thông thường, các công ty bảo hiểm tư nhân chỉ bảo hiểm các rủi ro thuần túy. Tuy nhiên,
không phải rủi ro thuần túy nào cũng được bảo hiểm. Đứng trên vị trí của công ty bảo hiểm
tư nhân thì một rủi ro có thể bảo hiểm là rủi ro có những 6 đặc điểm sau:

- Phải có số lượng lớn đối tượng gánh chịu rủi ro này. Nhóm với số lượng lớn có cùng
nguy cơ hoặc 1 nhóm nguy cơ. Mục đích của yêu cầu này là để công ty bảo hiểm có
thể dự tính được tổn thất dựa trên luật số đông. Dữ liệu về tổn thất có thể thay đổi qua
thời gian, và tổn thất của cả nhóm có thể được dự đoán khá chính xác.
- Tổn thất phải là ngẫu nhiên và do vô ý: những tổn thất mà bên được bảo hiểm bất
ngờ, không lường trước được, và nằm ngoài sự kiểm soát của bên được bảo hiểm.
- Tổn thất phải xác định được và đo lường được. Điều này có nghĩa là phải xác định
được nguyên nhân của tổn thất, thời gian và địa điểm xảy ra tổn thất, chi phí thiệt hại.
Trong 1 số trường hợp thì có thể xác định được khoản thiệt hại, nguyên nhân, thời
gian địa điểm xảy ra tổn thất (bảo hiểm nhân thọ), nhưng có rất nhiều trường hợp việc
xác định chính xác gặp nhiều vấn đề chủ quan. Mục đích của yêu cầu này để công ty
bảo hiểm xác định mức phí bảo hiểm hợp lý, thiết lập các chính sách bảo hiểm phù
hợp.
- Tổn thất không phải là thảm khốc: điều này có nghĩa là tổn thất không được xảy ra
cùng 1 lúc đối với tỷ lệ lớn đối tượng chịu rủi ro. San sẻ rủi ro là bản chất của bảo
hiểm, nhưng khi hầu hết thành phần trong nhóm đối tượng đều gánh chịu cùng một
tổn thất thì việc gộp các giá trị tổn thất lại và chia nhỏ ra để cùng san sẻ cho cả nhóm
đối tượng là điều không thực hiện được. Vì thế, thông thường trong những trường
hợp này các công ty bảo hiểm thực hiện việc tái bảo hiểm, hoặc công ty bảo hiểm có
thể né tránh việc bảo hiểm cho các đối tượng chịu cùng rủi ro trên cùng 1 địa bàn địa
lý, vì sự phân tán đối tượng chịu rủi ro theo địa hình địa lý để né tránh việc các đối
tượng tham gia cùng chịu 1 rủi ro thuần túy tác động gây tổn thất cùng lúc và mức độ
thường xuyên xảy ra tổn thất trên cùng 1 địa hình địa lý (ví dụ lũ lụt, động đất, sóng

27
thần…). Ngày nay, các công cụ tài chính phát triển để đối phó với những thiệt hại
thảm khốc.
- Khả năng gây tổn thất phải ước lượng được. Các công ty bảo hiểm phải tính được
một cách chính xác cả tần suất và mức độ thiệt hại trong tương lai. Những tính toán
này phải chính xác thì mới đưa ra được mức phí bảo hiểm hợp lý, đảm bảo việc bồi
thường của công ty bảo hiểm và đảm bảo công ty bảo hiểm có lợi nhuận. Tuy nhiên,
việc ước tính chính xác hoàn toàn là điều rất khó, vẫn có những mức sai lệch do vẫn
tồn tại những thảm họa, những diễn biến của chu kỳ kinh tế mà không thể dự đoán
được trước đó….
- Mức phí phải khả thi về mặt kinh tế. Mức phí bảo hiểm được đưa ra phải thỏa mãn
được yêu cầu: người được bảo hiểm có khả năng chi trả mức phí bảo hiểm, mức phí
phải thu hút được người mua bảo hiểm, mức phí phải thấp hơn mệnh giá. Để có thể
có 1 mức phí khả thi về mặt kinh tế thì xác suất xảy ra tổn thất phải tương đối thấp.
Có 1 quan điểm đưa ra đó là nếu như xác suất xảy ra tổn thất trên 40% thì số tiền bảo
hiểm chi trả sẽ vượt quá số tiền trên hợp đồng bảo hiểm.

Tóm lại, hầu hết các rủi ro về con người, tài sản, trách nhiệm thì đáp ứng được các yêu cầu
trên và vì vậy được các công ty bảo hiểm tư nhân khai thác nhiều. Ví dụ như bảo hiểm cháy
nổ là bảo hiểm đáp ứng được tất cả các yêu cẩu của 1 rủi ro được bảo hiểm. Nhưng những
rủi ro như: rủi ro thị trường, rủi ro tài chính, rủi ro chính trị, chiến tranh, rủi ro về thu nhập
và tài sản của người về hưu…. thì khó đáp ứng được những yêu cầu trên, tiềm tàng những
tổn thất thảm khốc và rất khó cho các công ty bảo hiểm tư nhân khai thác. T

Về vấn đề lựa chọn bảo hiểm. Có những trường hợp

3.4. Các loại hình bảo hiểm.

Có nhiều cách phân loại bảo hiểm.


Dựa vào đối tượng bảo hiểm thì bảo hiểm gồm

- Bảo hiểm tài sản


- Bảo hiểm con người
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

28
Dựa vào nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm đối với việc mua bảo hiểm thì bảo hiểm gồm:

- Bảo hiểm tự nguyện


- Bảo hiểm bắt buộc

Dựa vào mục đích hoạt động, bảo hiểm gồm:

- Bảo hiểm nhà nước


- Bảo hiểm thương mại

Dựa vào kỹ thuật bảo hiểm thì bảo hiểm gồm:

- Bảo hiểm phi nhân thọ


- Bảo hiểm nhân thọ

Căn cứ sản phẩm thì có thể chia thành

- Bảo hiểm phi nhân thọ


- Bảo hiểm nhân thọ
- Bảo hiểm sức khỏe

3.4.1. Bảo hiểm thương mại (private insurance)

Private insurance là bảo hiểm dành cho các cá thể riêng lẻ trong xã hội (cá nhân và doanh
nghiệp); chủ yếu là các bảo hiểm tự nguyện (có một số loại bắt buộc như bảo hiểm cháy nổ,
bảo hiểm xe máy…); thông thường các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ (nên thường được
gọi là bảo hiểm thương mại) nhưng trong một số trường hợp đặc biệt thì nhà nước vẫn có thể
là đơn vị đứng ra cung cấp dịch vụ; người sử dụng dịch vụ bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho
công ty bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm. Private insurance bao gồm (theo cách phân
chia của Mỹ):

3.4.1.1. Bảo hiểm nhân thọ: là bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến tuổi thọ con
người. Trường hợp tuổi thọ thấp quá hoặc quá cao mà không có sự chuẩn bị sẵn về tài
chính thì đều có thể gây hậu quả không mong muốn về tài chính cho bản thân (trong
trường hợp tuổi thọ quá cao) hoặc những người phụ thuộc họ (trong trường hợp chết
sớm). Những khoản tiền trợ cấp bảo hiểm, những khoản tiền thanh toán định kỳ, khoản
tiền thanh toán theo hợp đồng sẽ bảo vệ cho người được bảo hiểm, người được thụ

29
hưởng trước những hậu quả tài chính mang lại trong trường hợp người được bảo hiểm
có tuổi thọ quá cao hoặc quá thấp. Ví dụ mua bảo hiểm nhân thọ có thể được nhận tiền
trợ cấp bảo hiểm (là số tiền trợ cấp bảo hiểm y tế trong trường hợp bị đau ốm, đây là
quyền lợi bảo hiểm tăng cường của sản phẩm), tiền lãi định kỳ, tiền thanh toán theo
hợp đồng trong trường hợp người mua bảo hiểm còn, nếu người đóng bảo hiểm tử
vong thì công ty bảo hiểm thanh toán số tiền bảo hiểm (hoặc có thể là 1 khoảng tiền
nhiều hơn số tiền bảo hiểm) để giải quyết, khôi phục tình trạng tài chính.

3.4.1.2. Bảo hiểm sức khỏe là bảo hiểm nhằm bảo vệ người được bảo hiểm trước
những tổn thất về tài chính do bệnh tật hoặc những tai nạn gây thương tật. Những tổn
thất tài chính có thể có là chi phí chữa bệnh, thiệt hại về thu nhập do bệnh tật và tai nạn
gây ra. Mặc dù có thể các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của các công ty bảo hiểm nhân
thọ bao gồm cả bảo hiểm sức khỏe nhưng chỉ là dịch vụ đính kèm, không phổ biến và
không chuyên nghiệp. Ví dụ về bảo hiểm sức khỏe: bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, …

3.4.1.3. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm

Bảo hiểm tài sản bảo vệ người mua bảo hiểm khi tài sản bị hư hỏng do các hiểm họa
khác nhau.

Bảo hiểm trách nhiệm là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý cho người được bảo hiểm khi
gây ra hậu quả gây tổn thất tài sản, thương tích cho người khác.

3.4.2. Bảo hiểm xã hội (bảo hiểm nhà nước (government insurance))

Bảo hiểm do nhà nước cung cấp; đối tượng hướng đến là toàn xã hội với mục đích đảm bảo
1 mức bảo vệ tối thiểu các cá nhân trong xã hội trước các rủi ro dẫn đến tổn thất về tài sản
do chết sớm, phụ thuộc tuổi già, bệnh tật, thất nghiệp: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất
nghiệp, hưu trí, thai sản….; đa phần bảo hiểm xã hội là những bảo hiểm mang tính bắt buộc
và bị chi phối bởi luật định. Chương trình bảo hiểm xã hội lần đầu tiên được chính phủ Đức
thực hiện và sau đó các quốc gia khác cũng có nhiều chương trình bảo hiểm xã hội. Bảo
hiểm do chính phủ cung cấp và hướng tới toàn xã hội được chia thành bảo hiểm xã hội và
các chương trình bảo hiểm khác của chính phủ mà đối tượng hướng đến là 1 nhóm trong xã
hội.

30
3.4.2.1. Bảo hiểm xã hội (social insurance)

Là chương trình bảo hiểm của chính phủ đối với toàn xã hội. Rủi ro của các cá thể trong toàn
xã hội được chuyển giao cho tất cả các thể trong xã hội, thông qua chính phủ các tổn thất
được chia sẻ giữa các cá thể trong xã hội. Các chương trình bảo hiểm xã hội được tài trợ
phần lớn hoặc hoàn toàn từ phần đóng góp bắt buộc của đơn vị sử dụng lao động, người lao
động. Những phần đóng góp này sẽ chuyển về các quỹ của nhà nước và sau đó các quỹ sẽ
thực hiện việc chi tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng. Việc đóng góp của tổ chức, cá nhân
vào quỹ bảo hiểm sẽ được chi phối bởi pháp luật: là bắt buộc, có sự khác biệt giữa các nhóm
thu nhập. Tuy nhiên, chính sách về lợi ích của bảo hiểm xã hội đối với người được thụ
hưởng sẽ nghiêng nhiều hơn về phía nhóm có thu nhập thấp.

3.4.2.2. Các chương trình bảo hiểm khác của chính phủ.

Là những chương trình của chính phủ nhưng đối tượng chịu sự chi phối là nhóm đối tượng
trong xã hội, hoặc nhóm đối tượng tại 1 địa phương …ví dụ chương trình bảo hiểm tiền gửi,
chương trình bảo hiểm của tiểu bang…

3.5. Lợi ích xã hội và chi phí của bảo hiểm đối với xã hội
3.5.1. Lợi ích của bảo hiểm: lợi ích về mặt xã hội và kinh tế của bảo hiểm

3.5.1.1. Bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại khi được bảo hiểm sẽ giúp gia
đình và cá nhân phục hồi về tình trạng tài chính sau khi tổn thất xảy ra. Chính vì được
bồi thường nên gia đình, cá nhân, doanh nghiệp sẽ đảm bảo về sự ổn định, sự ổn định
của các cá thể thuộc nền kinh tế chính mang lại những lợi ích kinh tế (nếu không được
đền bù có thể doanh nghiệp phá sản, ngưng cung cấp sản phẩm cho thị trường, ngưng
đóng thuế…)

3.5.1.2. Giảm lo lắng và sợ hãi. Khi có bảo hiểm thì cá thể tham gia bảo hiểm, gia
đình, người được bảo hiểm giảm lo lắng cả trước khi xảy ra tổn thất và sau khi xảy ra
tổn thất.

3.5.1.3. Nguồn vốn đầu tư. Phí bảo hiểm thu về chính là nguồn quan trọng để đầu tư
và tích lũy.

31
3.5.1.4. Ngăn ngừa tổn thất. Các công ty bảo hiểm thực hiện các chương trình nhằm
ngăn ngừa tổn thất xảy ra, hiệu quả các chương trình này là giảm tổn thất cho phía
người mua bảo hiểm, công ty bảo hiểm và cả xã hội

3.5.1.5. Tăng cường tín dụng. Nếu một căn nhà thế chấp để vay, bên cho vay yêu cầu
ngôi nhà phải có bảo hiểm để bảo vệ chính tài sản được thế chấp cho bên cho vay trước
các nguy cơ bị hư hại hoặc phá hủy.

3.5.2. Chi phí của bảo hiểm

3.5.2.1. Chi phí hoạt động kinh doanh. Chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh
của công ty bảo hiểm: chi phí hoa hồng, chi phí quản lý chung, chi phí thuế…

3.5.2.2. Các chi phí liên quan đến việc bồi thường cho các tổn thất do con người cố
tình gây nên mà không phải là tổn thất ngẫu nhiên.

3.5.2.3. Số tiền bồi thường vượt mức thiệt hại do mặc dù tổn thất xảy ra không phải
là do người được bảo hiểm cố ý nhưng số tiền yêu cầu bồi thường vượt mức tổn thất
thực tế.

32
PHẦN 2: BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

33
CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VÀ CÔNG TY BẢO
HIỂM
4.1. Thị trường bảo hiểm thương mại
4.1.1 Lịch sử phát triển của bảo hiểm thương mại

Bảo hiểm cũng là một ngành kinh doanh, tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngành bảo hiểm
là một cách tiếp cận nhằm giải thích sự phân chia các loại bảo hiểm như hiện tại.

4.1.1.1. Bảo hiểm cổ đại

Lịch sử cho thấy, có bằng chứng thực tiễn về ý niệm bảo hiểm đã được ứng dụng từ xa xưa,
trong thế giới cổ đại. Vào khoảng năm 3000 trước công nguyên (BC), các lái buôn Trung
Quốc đã sử dụng kỹ thuật chia sẻ rủi ro. Những thương gia này vận chuyển hàng hoá của họ
bằng thuyền xuôi về hạ lưu trên dòng nước chảy xiết nguy hiểm nên không phải tất cả các
thuyền đều an toàn cập cảng. Để giảm tác động của tổn thất lên một cá nhân, các thương gia
đã lên kế hoạch phân phối hàng hóa của mình trên thuyền của nhau. Khi một chiếc thuyền bị
chìm do va vào đá, tổn thất đã được chia sẻ bởi tất cả chứ không phải là một cá nhân nào.
Khoảng 500 năm sau, bộ luật Hammurabi nổi tiếng của vương quốc Babylon do vua
Hammurabi ban hành, trong bộ luật có đề cập đến hoạt động cho vay trả lãi trong khuôn khổ
pháp luật. Trong đó, nguy cơ tổn thất được chuyển giao từ các thương gia sang người cho
vay. Một thương nhân có hàng bị mất cướp sẽ được xóa nợ từ người cho vay tiền (vay để
mua lô hàng trên). Những người cho vay tiền đương nhiên thu tiền lãi để bù đắp cho việc
bảo hiểm rủi ro này. Sau này, người Phoenician và tiếp đó là người Hy Lạp đã ứng dụng và
cải tiến hình thức cho vay trên để phù hợp với những rủi ro của mậu dịch đường biển. Các
chủ tàu và các thương nhân vay tiền và lấy chính tàu hoặc hàng hóa làm tài sản đảm bảo.
Người đi vay được cho thêm lựa chọn, theo đó nếu họ trả lãi suất cao hơn thì người cho vay
đồng ý hủy bỏ khoản vay nếu tàu và hàng hóa bị mất trên biển. Bằng cách này, rủi ro tổn
thất được chuyển giao từ chủ tàu sang cho người cho vay. Loại hình hợp đồng này được biết
dưới tên gọi bottomry nếu tàu là tài sản thế chấp, hoặc respondentia nếu tài sản thế chấp là
hàng hóa.

34
Bằng chứng đầu tiên tương tự như bảo hiểm nhân thọ ngày nay có nguồn gốc phát triển từ
các xã hội cổ đại trước đây, các thành viên đóng góp vào quỹ chung nhằm trợ giúp các thành
viên kém may mắn trong nhóm. Ngay từ những năm 2500 trước công nguyên, những người
thợ đẽo đá ở Ai Cập đã tổ chức một câu lạc bộ để cung cấp tiền mai táng cho các thành viên.
Sau đó, vào khoảng thế kỷ thứ ba trước công nguyên, tại Hy Lạp, quỹ mai táng, được đóng
góp bởi các thành viên, nhằm cung ứng các chi phí mai táng và bù đắp cho các góa phụ và
trẻ mồ côi. Các câu lạc bộ mai táng ở La Mã được biết với tên gọi Collegia cũng thực hiện
với chức năng tương tự. Mặc dù những ví dụ thời cổ đại kể trên đây có chỉ ra một số đặc
điểm của bảo hiểm, nhưng bảo hiểm thương mại hiện đại ngày nay lại có nguồn gốc từ cách
mạng công nghiệp ở châu Âu, sau các cuộc thập tự chinh thời trung cổ.

4.1.1.2. Nguồn gốc của kinh doanh bảo hiểm hiện đại

Bảo hiểm hàng hải, loại hình bảo hiểm lâu đời nhất của các loại bảo hiểm hiện đại, được cho
là đã bắt đầu ở Ý vào khoảng thế kỷ thứ 13. Từ Ý, bảo hiểm hàng hải lan sang các nước
khác trên Châu Âu lục địa và sau đó đến nước Anh thông qua các thương nhân Lombard,
những người thống trị thương mại và tài chính nước Anh suốt thế kỷ 15. Bảo hiểm hàng hải
đầu tiên được phát hành bởi cá nhân thay vì công ty bảo hiểm như chúng ta biết. Chủ tàu
hoặc chủ hàng muốn bảo vệ tàu và hàng của mình, sẽ chuẩn bị và phát hành một tờ thông tin
miêu tả tàu, hàng, cảng đi, cảng đến, và một số thông tin khác. Người nào đồng ý bảo hiểm
cho rủi ro của tàu trên sẽ viết tên mình dưới bảng mô tả rủi ro và các điều khoản thỏa thuận.
Việc thực hiện “ký hậu” (writing under) dưới hợp đồng là nguồn gốc cho thuật ngữ
underwriter ngày nay, là từ chỉ người chọn lựa, đánh giá, xem xét sẽ chấp nhận hay từ chối
rủi ro. Các chủ tàu có nhu cầu bảo hiểm và những nhà bảo hiểm tìm thấy nơi lý tưởng để hội
họp gặp mặt là quán café ở London, do Edward Lloyd làm chủ. Sau này, quán café này trở
thành nơi hội họp chính. Quán cà phê này là tiền thân của “Lloyd's of London” ngày nay.

Nhánh thứ hai của ngành bảo hiểm hiện đại là bảo hiểm nhân thọ. Năm 1536, một nhóm các
nhà bảo hiểm hàng hải ở London đã phát hành cái được cho là đơn bảo hiểm nhân thọ hiện
đại đầu tiên cho ngài William Gybbons. Đơn bảo hiểm này có kỳ hạn 1 năm và giá trị bảo
hiểm là 400 bảng Anh. Điều bất ngờ là Gybbons mất trong năm đó, do đó nhà bảo hiểm phải

35
trả 400 bảng. Tương tự, nhiều nhà bảo hiểm khác đã phát hành các hợp đồng nhân thọ tương
tự trong khoảng thời gian sau đó. Mặc dù bảng tỉ lệ tử vong đã được Edmund Halley (người
phát hiện sao chổi Halley) tính toán vào năm 1693, nhưng gần 100 năm sau mới được ứng
dụng tính toán. Công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên, the Society for the Assurance of
Widows and Orphans được thành lập năm 1699 tại London, công ty cào bằng tính mức phí
như nhau cho mọi người mua bảo hiểm, nhiều công ty cũng làm theo cách này và đều
không thành công. Năm 1762, the Equitable Society for the Assurance of Life and
Survivorship giới thiệu bước cải tiến trong việc thu phí, phí thu phụ thuộc vào độ tuổi của
người mua bảo hiểm, cách làm này đem lại thành công ngay sau đó.

Bảo hiểm hỏa hoạn trong thời hiện đại bắt nguồn từ vụ đại hỏa hoạn thành London năm
1666. Vụ cháy kéo dài trong năm ngày, gần như thiêu rụi cả thành phố. Thảm họa này là
động lực dẫn đến sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm hỏa hoạn ngay sau đó và là nguồn
gốc của bảo hiểm hỏa hoạn ngày nay.

4.1.2. Thị trường bảo hiểm

4.1.2.1. Tổng quan về bảo hiểm thương mại trong ngành dịch vụ tài chính

Ngành dịch vụ tài chính bao gồm hàng ngàn định chế tài chính cung cấp sản phẩm và dịch
vụ tài chính đến công chúng. Các định chế tài chính bao gồm ngân hàng thương mại, tổ chức
tiết kiệm và cho vay, liên hiệp tín dụng, công ty bảo hiểm nhân thọ và sức khoẻ, bảo hiểm tài
sản, quỹ tương hỗ, môi giới chứng khoán và đại lý, quỹ hưu trí, các định chế tài chính, công
ty tài chính do chính phủ quản lý, công ty tài chính…

Ngành dịch vụ tài chính đang thay đổi nhanh chóng từng ngày. Hiện nay có hai xu hướng
nổi bật là hợp nhất (consolidation) và hội tụ (convergence) sản phẩm và dịch vụ tài chính.
Hợp nhất nghĩa là số lượng doanh nghiệp trong ngành tài chính giảm trong thời gian qua, là
kết quả của các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A). Vì lý do cạnh tranh, số lượng các ngân
hàng thương mại, công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ đã
giảm đáng kể theo thời gian. Hội tụ nghĩa là ngày nay các định chế tài chính có thể cung cấp
một loạt các sản phẩm tài chính mà trước đó nằm ngoài nghiệp vụ kinh doanh chính. Ví dụ,
nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ bán được một số lượng đáng kể các sản phẩm nhân thọ và
36
niên kim thông qua các ngân hàng. Một số công ty bảo hiểm đã thành lập ngân hàng và các
định chế tiết kiệm. Số khác đã thành lập tập đoàn tài chính đa năng cho phép họ tham gia
vào các hoạt động ngân hàng.

Hàng ngàn công ty bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và phi nhân thọ đang hoạt động
ngày nay là một phần của ngành dịch vụ tài chính, các công ty bảo hiểm có ảnh hưởng và tác
động sâu sắc đến nền kinh tế. Các công ty bảo hiểm bán các dịch vụ tài chính và bảo hiểm
cho cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp, cung cấp sự bảo vệ và cảm giác an toàn bằng
cách khôi phục lại một phần hoặc toàn phần tổn thất tài chính. Ngành bảo hiểm cũng cung
cấp hàng triệu việc làm cho người lao động và là nơi cấp vốn cho các doanh nghiệp và nền
kinh tế. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về các loại hình bảo hiểm tư nhân chủ
yếu, các phương pháp tiếp thị chính để phân phối bảo hiểm, và vai trò của các đại lý và môi
giới trong quá trình bán hàng.

4.1.2.2. Các loại hình bảo hiểm thương mại

Hiện nay, có rất nhiều công ty bảo hiểm thương mại đang vận hành, các công ty bảo hiểm
nhân thọ và sức khỏe cung cấp các sản phẩm bảo hiểm như niên kim, kế hoạch hưu trí, bảo
hiểm trọn đời, hay bảo hiểm phi nhân thọ lại cung cấp các dịch vụ bảo hiểm về tài sản, tai
nạn, hàng hải, gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm lòng trung thành.

Nói chung có rất nhiều cách phân loại các công ty bảo hiểm. Dựa trên sản phẩm dịch vụ
được cung cấp thì có thể phân thành ba loại hình: bảo hiểm phi nhân thọ (non-life
insurance), bảo hiểm nhân thọ (life insurance) và bảo hiểm sức khỏe (health insurance).
Theo mục đích hoạt động thì có: bảo hiểm thương mại (private insurances) và bảo hiểm nhà
nước (government insurances). Theo tính chất bắt buộc/tự nguyện thì có: bảo hiểm tự
nguyện và bảo hiểm bắt buộc (voluntary vs compulsory insurance). Theo tiêu chí cấu trúc và
sở hữu pháp lý, các công ty bảo hiểm thương mại có thể được phân thành các loại hình chính
sau:

• Công ty bảo hiểm cổ phần (Stock insurers)


• Công ty bảo hiểm tương hỗ (Mutual insurers)

37
• Lloyd's of London
• Hội trao đổi tương hỗ (Reciprocal Exchange)
• Bảo hiểm y tế Blue Cross và Blue Shield
• Các loại hình bảo hiểm tư nhân khác

Công ty bảo hiểm cổ phần (Stock insurers): là công ty thuộc sở hữu của các cổ đông. Mục
tiêu là tìm kiếm lợi nhuận cho cổ đông. Các cổ đông bầu một hội đồng quản trị, hội đồng
quản trị sẽ bổ nhiệm các nhà điều hành để quản lý công ty. Hội đồng quản trị phải chịu trách
nhiệm cuối cùng cho sự thành bại về tài chính của công ty. Các cổ đông là người góp vốn
vào công ty bảo hiểm để các công ty có nguồn vốn hoạt động kinh doanh, công ty bảo hiểm
cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đến khách hàng (policyholder) và thu phí bảo hiểm.
Phần chênh lệch giữa phí bảo hiểm và tiền thanh toán bồi thường là lợi nhuận cho công ty
bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp làm ăn có lời, cổ tức có thể được công bố và chia cho cổ đông;
giá trị của cổ phiếu cũng có thể tăng lên. Tương tự như vậy, giá trị cổ phiếu có thể giảm nếu
doanh nghiệp kinh doanh không có lời.

Công ty bảo hiểm tương hỗ (Mutual insurers): Ngược lại với loại hình công ty bảo hiểm cổ
phần, công ty bảo hiểm tương hỗ là công ty thuộc sở hữu của người mua bảo hiểm
(policyholders) thay vì cổ đông. Người mua bảo hiểm bầu ra hội đồng quản trị đại điện cho
mình, hội đồng chỉ định giám đốc để điều hành và quản lý công ty. Bởi vì hầu như người
mua bảo hiểm tương đối ít quan tâm đến việc bầu cử, hội đồng quản trị hầu như là người
nắm quyền kiểm soát công ty. Khác với công ty bảo hiểm cổ phần, công ty bảo hiểm tương
hỗ không có vốn góp cổ phẩn ban đầu như là khoản đảm bảo thanh toán trong trường hợp
phá sản. Do đó, công ty bảo hiểm tương hỗ phải tích lũy một quỹ thặng dư để bảo vệ trong
trường hợp kinh doanh bất lợi, thua lỗ. Bất cứ khoản thu nào còn lại sau khi thanh toán hết
các chi phí hoạt động và khoản trích định kỳ bổ sung vào quỹ thặng dư sẽ được chia lại cho
policyholder dưới dạng cổ tức.

Hiện nay, cấu trúc của các công ty bảo hiểm tương hỗ đang dần thay đổi theo ba xu hướng
sau

38
1. Gia tăng sáp nhập công ty. Số lượng các công ty bảo hiểm giảm đáng kể trong những năm
gần đây. Phần lớn giảm là do sáp nhập mua lại công ty

2. Cổ phần hóa (demutualization): nghĩa là một công ty bảo hiểm tương hỗ được chuyển
thành một công ty bảo hiểm cổ phần thường là vì những lý do sau:

• Tăng khả năng huy động thêm vốn mới.


• Các công ty bảo hiểm cổ phần có tính linh hoạt cao hơn trong việc mở rộng quy mô
bằng cách mua lại công ty khác hoặc đa dạng hóa.
• Phát hành quyền chọn cổ phiếu để thu hút và giữ chân các giám đốc điều hành và
nhân viên chủ chốt.
• Công ty bảo hiểm cổ phần có thể có tận dụng lợi thế về thuế.

3. Tập đoàn kinh tế (Mutual holding company/holding company). Công ty cổ phần đôi khi
rườm rà, tốn kém và chậm, và nó đòi hỏi sự chấp thuận của các cơ quan quản lý. Như một
thay thế, nhiều nơi cho phép một công ty bảo hiểm tương hỗ thành lập một tập đoàn kinh tế.
Một tập đoàn là tổ chức trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát công ty bảo hiểm.

Holding
company

Company Company Company


A B C

Lloyd's of London: Lloyd's of London không phải là một công ty bảo hiểm, đó là thị trường
bảo hiểm hàng đầu và nổi tiếng nhất thế giới cung cấp dịch vụ và cơ sở vật chất cho các
thành viên của mình để cấp đơn cho từng loại hình bảo hiểm chuyên biệt theo lĩnh vực. Có

39
thể nói Lloyd’s of London là tổ chức về bảo hiểm lâu đời nhất thế giới. Đó là một thị trường
mà các thành viên tham gia cùng nhau để lập thành các nghiệp đoàn (syndicates) để chia sẻ
rủi ro. Bởi vì Lloyd’s không phải là công ty bảo hiểm nên bản thân Lloyd’s không có cấp
đơn hay phát hành hợp đồng bảo hiểm. Đơn vị thực hiện việc cấp bảo hiểm chính là thành
viên của Lloyd’s. Các thành viên bao gồm các tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới và các
công ty bảo hiểm niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán London, cũng như các cá nhân
và các công ty hợp danh hay TNHH. Các thành viên của Lloyd’s là người cung cấp vốn cho
các nghiệp đoàn, còn việc thực hiện giao dịch bảo hiểm thì thông qua các nghiệp đoàn
(syndicates). Các hoạt động kinh doanh của nghiệp đoàn do các đại lý đảm nhiệm. Ngoài ra,
còn có các công ty môi giới bảo hiểm được Lloyd’s chứng nhận.

Thị trường của Lloyd đã đi đầu trong ngành công nghiệp của nó trong hơn 300 năm, tiên
phong cho các hình thức bảo vệ mới cho một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

Khách hàng của Lloyd’s có thể là doanh nghiệp mới thành lập đến các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các chính phủ quốc gia và các tập đoàn đa quốc gia, Lloyds cung cấp dịch vụ bảo hiểm
cho hầu hết mọi lĩnh vực, bao gồm hơn 60 dòng bảo hiểm và tái bảo hiểm

Hội trao đổi tương hỗ (Reciprocal Exchange)

Một tổ chức không mang tính chất kinh doanh trong đó các thành viên bảo hiểm lẫn cho
nhau. (Vì thế, mỗi thành viên vừa là người bảo hiểm vừa là người được bảo hiểm). Một
người được cử ra điều hành việc trao đổi, bao gồm bồi thường các tổn thất phát sinh, đầu tư
phí bảo hiểm thu được, thu nhận các thành viên mới, nhận bảo hiểm các dịch vụ mới, tái tục
bảo hiểm, thu phí bảo hiểm và ký kết các hợp đồng tái bảo hiểm. Các thành viên chia sẻ lãi
lỗ tỷ lệ với số tiền bảo hiểm mà thành viên đó tham gia vào hội.

Bảo hiểm y tế Blue Cross và Blue Shield

Các chương trình bảo hiểm Blue Cross và Blue Shield là một loại hình tổ chức bảo hiểm. Tại
Mỹ, Blue Cross thường được tổ chức dưới dạng phi lợi nhuận, các chương trình bảo hiểm
thanh toán trước vì cộng đồng chủ yếu cung cấp cho các dịch vụ bệnh viện. Blue Shield nói
chung là phi lợi nhuận, chương trình này thanh toán các khoản phí phẫu thuật, khám chữa

40
bệnh và các dịch vụ y tế khác. Những năm gần đây, đa phần Blue Cross và Blue Shield
thường nhập lại làm một. Tuy nhiên cũng có vài Blue Cross và Blue Shield hoạt động riêng.

Các loại hình bảo hiểm tư nhân khác

Ngoài các loại hình bảo hiểm kể trên, bảo hiểm thương mại còn có một số hình thức khác.
Bao gồm bảo hiểm nội ngành (Captive Insurers) hay bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng tiết
kiệm (Savings Bank Life Insurance)

Bảo hiểm nội ngành (Captive Insurers) là một công ty bảo hiểm thuộc sở hữu của một công
ty mẹ để cấp nhằm mục đích cung cấp bảo hiểm cho những rủi ro của công ty mẹ.

Bảo hiểm nhân thọ của ngân hàng tiết kiệm (Savings Bank Life Insurance) là loại hình bảo
hiểm trong đó bảo hiểm nhân thọ được bán lần đầu tiên bởi các ngân hàng tiết kiệm.

4.2. Kênh phân phối bảo hiểm


Theo kênh truyền thống, đại lý là kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm chính trong
thị trường bảo hiểm. Ngày nay, thông qua một quá trình cải tiến thay đổi, nhiều hình thức
tiếp thị được phát triển, đem lại mục tiêu chính là hiệu quả trong phân phối dịch vụ đến với
khách hàng

4.2.1. Đại lý và môi giới

Một lực lượng bán hàng hiệu quả là chìa khóa thành công trong ngành dịch vụ tài chính. Hầu
hết các đơn bảo hiểm ngày nay được bán qua đại lý và môi giới.

Đại lý (Agents)

Khi bạn mua bảo hiểm, thông thường có khả năng bạn sẽ mua thông qua đại lý. Đại lý bảo
hiểm là đại diện hợp pháp cho công ty bảo hiểm và được ủy quyền thay mặt cho công ty bảo
hiểm

Môi giới (Brokers)

Ngược lại với đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm là người đại diện cho người được bảo
hiểm, mặc dù môi giới nhận hoa hồng phí từ công ty bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm về mặt

41
pháp lý không có quyền ràng buộc công ty bảo hiểm. Thay vào đó, môi giới sẽ tìm kiếm
khách hàng hoặc chấp nhận đơn yêu cầu được bảo hiểm từ người muốn mua bảo hiểm và cố
gắng tìm được sản phẩm và công ty bảo hiểm phù hợp với nhu cầu người mua bảo hiểm.
Nhưng đơn bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi nào công ty bảo hiểm chấp nhận cấp đơn.

Như đã đề cập, nhà môi giới được thanh toán hoa hồng từ công ty bảo hiểm chấp nhận đơn.
Nhiều nhà môi giới cũng được cấp phép làm đại lý, do đó họ có quyền ràng buộc công ty
bảo hiểm dưới vai trò đại lý.

Về mặt lịch sử, các công ty môi giới hiếm khi hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ vì
hầu hết các công ty bảo hiểm nhân thọ đều chấp nhận đơn chỉ từ các đại lý do chính công ty
chỉ định. Môi giới bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng trong bảo hiểm tài sản và tai nạn.
Những nhà môi giới lớn có kiến thức rộng về các thị trường bảo hiểm chuyên sâu, cung cấp
quản trị rủi ro và dịch vụ kiểm soát thiệt hại đồng thời quản lý hồ sơ bảo hiểm cho khách
hàng doanh nghiệp quy mô lớn thường mua bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm cũng đóng vai trò
quan trọng trong một số dịch vụ bảo hiểm chuyên biệt và không phổ biến, thị trường cho các
loại bảo hiểm này thường không phổ biến thậm chí không tồn tại tại địa phương. Hoặc vì
quy mô rủi ro quá lớn nên các nhà bảo hiểm trong nước không đủ khả năng đáp ứng, do đó,
cần có công ty bảo hiểm quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn cấp đơn này. Tuy nhiên công
ty đó hiện chưa có giấy phép hoạt động tại vùng lãnh thổ nên cần có môi giới kết nối.

4.2.2. Hệ thống phân phối bảo hiểm nhân thọ

Hệ thống phân phối cho sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có sự thay đổi đáng kể trong thời gian
qua. Phương pháp truyền thống trong tiếp thị và bán hàng đã thay đổi đáng kể, và nhiều mô
hình tiếp thị mới nổi lên. Một số hệ thống phân phối bảo hiểm nhân thọ được sử dụng hiện
nay có thể kể đến như:

• Các hệ thống bán hàng cá nhân


• Hệ thống phân phối qua định chế tài chính
• Hệ thống phản hồi trực tiếp
• Các hệ thống phân phối khác

42
4.2.3. Hệ thống phân phối bảo hiểm phi nhân thọ

Các hệ thống phân phối chính bảo hiểm phi nhân thọ thường gặp là:

• Hệ thống đại lý độc lập


• Hệ thống đại lý độc quyền
• Công ty bảo hiểm bán bảo hiểm trực tiếp
• Hệ thống phản hồi trực tiếp
• Hệ thống đa phân phối

4.2.4. Marketing bảo hiểm và Internet

Mặc dù có sự khởi đầu chậm, ngành bảo hiểm đang dần thiết lập sự hiện diện của nó trên
Internet. Ngày nay, hầu hết các công ty bảo hiểm đều có website trên Internet, cung cấp
thông tin rộng rãi và cụ thể về công ty các sản phẩm bảo hiểm của công ty. Một số công ty
đã tiến hành bán bảo hiểm trực tuyến. Với sự thành công trong việc tiếp thị các sản phẩm
qua Internet, tiềm năng của nó cho việc marketing online là rất đáng kể. Đến nay, phần lớn
doanh thu do bán online tăng trưởng chủ yếu trong lĩnh vực sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và
bảo hiểm tài sản cá nhân và bảo hiểm trách nhiệm pháp lý. Các sản phẩm bảo hiểm thương
mại cung cấp cho các doanh nghiệp hiện quá phức tạp để thiết kế chung cho mua trực tuyến.

4.3. Công ty bảo hiểm


4.3.1. Cấu trúc vận hành tiêu biểu của công ty bảo hiểm

Một doanh nghiệp muốn vận hành hiệu quả thì cần có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ
phận chức năng trong doanh nghiệp với nhau. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng là một doanh
nghiệp, do đó nó cũng gồm có các phòng/ban chức năng. Các Phòng/Ban đều được cơ cấu
theo hướng chuyên môn hóa với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Cũng như khi đi tìm kiếm cơ
hội việc làm tại doanh nghiệp bảo hiểm, ứng viên không chỉ giới hạn với những cơ hội công
việc tại những vị trí đòi hỏi chuyên môn về bảo hiểm như định phí hay khai thác mà ứng
viên còn có thể ứng tuyển tại nhiều vị trí khác như kế toán, nhân sự, công nghệ thông tin hay
pháp chế.

43
Phần lớn các doanh nghiệp bảo hiểm có kết cấu tổ chức theo mô hình kim tự tháp. Trong đó,
quyền lực bắt đầu từ đỉnh kim tự tháp với một số người hoặc nhóm người. Quyền hạn sau đó
được phân bố giảm dần đến chân kim tự tháp.

Người có quyền cao nhất chính là chủ sở hữu doanh nghiệp, tùy loại hình doanh nghiệp mà
chủ sở hữu có thể là cổ đông (shareholder) với doanh nghiệp cổ phần hoặc chủ hợp đồng bảo
hiểm (policyholder) với doanh nghiệp tương hỗ. Thông thường, có rất nhiều người đồng chủ
sở hữu doanh nghiệp bảo hiểm, và họ thường không trực tiếp hoặc không quan tâm đến hoạt
động cụ thể của công ty bảo hiểm nên họ thường bầu ra hội đồng quản trị đại diện cho mình
và giao quyền hạn cho hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là bộ phần điều hành quyền lực cao nhất của doanh nghiệp bảo hiểm. Với
tư cách là đại diện cho chủ sở hữu doanh nghiệp, hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xem
xét, đánh giá các hoạt động và những vấn đề về tài chính của doanh nghiệp và đề ra chiến
lược, chính sách của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị bổ nhiệm người điều hành, thường
được biết với chức danh giám đốc điều hành hoặc CEO và các vị trí lãnh đạo khác nhằm giữ
nhiệm vị điều hành trực tiếp các hoạt động của doanh nghiệp và các bộ phận chuyên trách
bên dưới. Dưới nữa là các phòng ban chuyên môn, ngoài những phòng ban phổ biến trên,
công ty bảo hiểm còn có một số phòng ban với chức năng khác biệt so với các lĩnh vực khác
vì đó là đặc tính riêng về lĩnh vực bảo hiểm.

4.3.2. Những nghiệp vụ chính của công ty bảo hiểm (phòng ban)

Mặc dù có sự khác biệt về hoạt động giữa công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm
phi nhân thọ, các hoạt động chính của một công ty bảo hiểm nói chung thông thường gồm có
một số những phòng ban quan trọng sau:

− Định phí bảo hiểm (Ratemaking)


− Nghiệp vụ cấp đơn bảo hiểm (Underwriting)
− Sale và marketing (Production)
− Giải quyết bồi thường (Claim settlement)
− Tái bảo hiểm (Reinsurance)

44
− Đầu tư (Investments)

Ngoài ra, công ty bảo hiểm còn có những phòng ban khác như kế toán, nhân sự, pháp lý, hệ
thống thông tin. Chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn từng chức năng của các phòng ban dưới đây.

4.3.2.1. Định phí bảo hiểm (ratemaking)

Ratemaking liên quan tới việc định giá bảo hiểm và tính toán để ra được phí bảo hiểm. Phí
bảo hiểm là số tiền người được bảo hiểm phải trả cho nhà bảo hiểm để được nhà bảo hiểm
cam kết trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Phí bảo hiểm là kết quả của việc
lấy một mức tỷ lệ phí nhân cho số đơn vị rủi ro, tỷ lệ phí sẽ so các định phí viên (actuaries)
tính toán và quyết định. Tỷ lệ phí là giá cho một đơn vị rủi ro. Một đơn vị rủi ro là đơn vị đo
lường sử dụng trong giá bảo hiểm, đơn vị rủi ro sẽ khác nhau theo loại hình bảo hiểm nhất
định.

Để minh họa cho dễ hiểu: Khi bạn đi đổ xăng cho xe hơi, tổng tiền xăng thanh toán cho nhân
viên trạm xăng bằng giá trên một lít nhân cho số lít. Tương tự như vậy, khi bạn mua bảo
hiểm tài sản, phí bảo hiểm cho đơn bảo hiểm bằng tỷ lệ phí nhân cho số đơn vụ rủi ro.

Định giá cho một sản phẩm bảo hiểm khác nhiều so với định giá cho các sản phẩm thông
thường khác. Khi một cái bàn được bán, công ty bán cái bàn thường biết được tổng chi phí
để sản xuất ra được cái bàn đó (nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao…) do đó, giá bán
thường là giá đã bao gồm hết các khoản chi phí cộng thêm một khoản tiền lời. Tuy nhiên,
công ty bảo hiểm lại không thể biết trước được tổng chi phí thực sự của sản phẩm bảo hiểm
mình sẽ bán cho khách hàng. Trong năm tài chính, có khả năng tổng doanh thu phí bảo hiểm
thu được từ cung cấp dịch vụ bảo hiểm không đủ để thanh toán cho các khoản bồi thường và
chi phí hoạt động. Tất nhiên là doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng mong muốn tổng doanh thu
từ phí bảo hiểm cộng doanh thu từ hoạt động đầu tư sẽ đủ để thanh đoán cho các khoản bồi
thường và dư thêm một khoản lợi nhuận.

Như đã đề cập bên trên, người quyết định tỷ lệ phí và phí bảo hiểm được gọi là nhà định phí
(Actuary). Nhà định phí là một nhà toán học giỏi và hiểu biết rộng và tham gia trong hầu hết
các quy trình hoạt động của một công ty bảo hiểm như lập kế hoạch, định phí và nghiên cứu.

45
Trong bảo hiểm nhân thọ, nhà định phí phải nghiên cứu tính toán số liệu thống kê về tỷ lệ
sinh, tử, kết hôn, bệnh tật, thất nghiệp, hưu trí, tai nạn. Dựa trên những thông tin đó, nhà
định phí sẽ xác định phí bảo hiểm cho các đơn bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và
niên kim. Mục tiêu là xác định được mức phí mà tại đó công ty sẽ có lời, cho phép công ty
cạnh tranh hiệu quả với các công ty bảo hiểm đối thủ, đủ để trang trải chi phí hoạt động và
phí bồi thường tổn thất. Ngoài ra, nhà định phí của công ty bảo hiểm nhân thọ cũng phải xác
định được khoản dự trữ công ty cần dành ra cho những nghĩa vụ tương lại.

Trong bảo hiểm tài sản và tai nạn, các nhà định phí cũng xác định tỷ lệ phí cho từng loại
hình bảo hiểm khác nhau. Tỷ lệ phí thường được tính dựa trên tổn thất trong quá khứ của
công ty và thống kê ngành. Các thống kê về bão, lốc xoáy, hỏa hoạn, tỷ lệ tội phạm, tai nạn
giao thông, và sinh hoạt phí cũng được phân tích cẩn thận. Nhiều công ty sử dụng dữ liệu
tổn thất của riêng mình để thiết lập mức phí. Một số công ty khác lấy dữ liệu tổn thất chung
từ những tổ chức thống kê có liên quan rồi tính ra phí riêng của họ.

Để có thể trở thành định phí viên, bạn cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành định phí bảo
hiểm hoặc thi đậu chứng chỉ định phí do các Hiệp hội bảo hiểm uy tín liên quan cấp.

4.3.2.2. Nghiệp vụ sales và marketing (production)

Thuật ngữ sản xuất (production) đề cập đến hoạt động bán hàng và tiếp thị của các công ty
bảo hiểm. Ban sản xuất (production department) thường được gọi là ban sales và marketing.
Chìa khóa để thành công tài chính của công ty bảo hiểm chính là có một lực lượng bán hàng
hiệu quả. Lực lượng bán hàng và tiếp thị bên ngoài của một công ty bảo hiểm thường được
gọi là đại lý (agent), bộ phận này giám sát tỷ trọng bán hàng bên ngoài, thường được thực
hiện bởi các đại lý hoặc cộng tác viên bán hàng. Các đại lý chuyên nghiệp xác định khách
hàng, phân tích nhu cầu bảo hiểm của khách hàng, và đề xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu của
họ. Sau khi bán hàng, đại lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng để đảm
bảo dịch vụ bảo hiểm của họ luôn được cập nhật. Cuối cùng, một đại lý chuyên nghiệp phải
tuân theo chuẩn quy tắc đạo đức.

Lực lượng nội bộ của nghiệp vụ sales và marketing được thực hiện bởi ban sản xuất. Trách
nhiệm của bộ phận này là lựa chọn và đào tạo đại lý mới và cộng tác viên bán hàng, giám sát
46
các đại lý hiện tại. Nói chung, phòng ban này sẽ hỗ trợ các đại lý về mặt kỹ thuật. Các nhân
viên của ban sẽ hỗ trợ các đại lý trực tiếp trong các vấn đề tiếp thị, đóng vai trò trung gian
giữa công ty và đại lý.

Ngoài việc phát triển lực lượng bán hàng hiệu quả, công ty bảo hiểm còn tham gia vào nhiều
hoạt động marketing đa dạng khác. Các hoạt động này bao gồm xác lập triết lý marketing và
nhận thức của công ty về vai trò của nó trên thị trường; xác định mục tiêu sản xuất ngắn hạn
và dài hạn; nghiên cứu thị trường; phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thay đổi của
khách hàng; phát triển chiến lược marketing mới và quảng cáo sản phẩm dịch vụ của hãng
bảo hiểm.

4.3.2.3. Nghiệp vụ cấp đơn bảo hiểm (Underwriting)

Nghiệp vụ cấp đơn bảo hiểm (Underwriting) là quá trình lựa chọn, phân loại rủi ro và chào
giá cho các đơn yêu cầu được bảo hiểm. Các chuyên viên cấp đơn bảo hiểm là người quyết
định sẽ chấp nhận hay từ chối đơn yêu cầu được bảo hiểm từ khách hàng. Hoạt động này
đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt động bảo hiểm. Nhà định phí tính toán
tỷ lệ phí, chuyên viên cấp đơn sẽ phải quyết định các lớp rủi ro, rủi ro nào chấp nhận rủi ro
nào từ chối. Nếu khâu cấp đơn làm không tốt sẽ quét sạch công sức của các nhà định phí.
Chính vì lý do này nên các chuyên viên cấp đơn phải luôn giữ ý thức về sự phán đoán có căn
cứ và kiến thức về rủi ro và bảo hiểm.

Chính sách cấp đơn (Statement of Underwriting Policy)

Nghiệp vụ cấp đơn bảo hiểm bắt đầu bằng việc ban hành một chính sách cấp đơn rõ ràng.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập chính sách cấp đơn phù hợp với mục tiêu công ty.
Chính sách cấp đơn phải thiết lập khung hướng dẫn để chuyên viên cấp đơn dựa vào đó ra
quyết định. Trong chính sách sẽ ban bố cụ thể rõ ràng loại hình doanh nghiệp nào được chấp
nhận, giới hạn, hoặc rủi ro nào bị cấm. Định mức số tiền bảo hiểm cho từng loại hình bảo
hiểm cũng cần được xác định.

47
Chính sách cấp đơn của công ty bảo hiểm được thiết lập và ban hành bởi quản lý cấp cao
phụ trách mảng cấp đơn. Chính sách cấp đơn được nêu cụ thể trong hướng dẫn và quy định
của công ty và phải ban hành chi tiết theo từng loại hình bảo hiểm.

Nguyên tắc cơ bản khi cấp đơn (Basic Underwriting Principles)

Nghiệp vụ cấp đơn bảo hiểm phảo dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Ba nguyên tắc quan
trọng nhất là:

• Đạt lợi nhuận


• Lựa chọn người được bảo hiểm tiềm năng theo tiêu chuẩn cấp đơn của công ty.
• Cung cấp sự công bằng giữa các người mua bảo hiểm.

Quy trình cấp đơn (Process of Underwriting)

❖ Trước khi ra quyết định:

Để công việc cấp đơn có tính hiệu quả, chuyên viên cấp đơn phải thu thập càng nhiều thông
tin về người được bảo hiểm càng tốt trong những giới hạn thời gian và chi phí cho phép. Các
chuyên viên bảo hiểm phải quyết định trên các báo cáo rủi ro do đại lý nộp lên. Chấp nhận
hoặc từ chối những đơn không đáp ứng được yêu cầu của công ty bảo hiểm. Khi rủi ro bị từ
chối, đó là vì chuyên gia cấp đơn cảm thấy nguy cơ xảy ra rủi ro lớn từ trường hợp này. Các
chuyên viên cấp đơn thu thập thông tin về rủi ro từ 4 nguồn quan trọng sau:

1. Đơn yêu cầu cấp bảo hiểm trong đó có tuyên bố và lời khai của người được bảo
hiểm

2. Thông tin từ đại lý hoặc nhà môi giới

3. Thông tin từ các cơ quan bên ngoài

4. Kết quả kiểm tra sức khỏe hoặc báo báo thanh tra

Đơn yêu cầu cấp bảo hiểm (Application)

48
Là nguồn thông tin cơ bản nhất cho việc cấp đơn. Thông tin câu hỏi trong đơn yêu cầu bảo
hiểm sẽ khác nhau tùy vào loại hình bảo hiểm, câu hỏi trong đơn được thiết kế để cung cấp
các thông tin cần thiết cho các chuyên viên. Ví dụ trong bảo hiểm tài sản, thông tin cung cấp
thường về đặc điểm vật lý của tòa nhà, cách thức xây dựng, thời gian xây dựng, hệ thống
phòng cháy chữa cháy trong và xung quanh tòa nhà, có báo khói hay vòi phun tự động
không… Trong bảo hiểm nhân thọ, đơn yêu cầu thường hỏi về tuổi tác, giới tính, cân nặng,
nghề nghiệp, tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình, thói quen sở thích…

Thông tin từ đại lý hoặc nhà môi giới (Agent’s or broker’s report)

Nhiều công ty bảo hiểm yêu cầu đại lý hoặc môi giới đánh giá triển vọng của người được
bảo hiểm. Trong bảo hiểm tài sản, đơn yêu cầu được bảo hiểm có thể không hoàn toàn đáp
ứng các tiêu chuẩn cấp đơn của công ty. Tuy nhiên trong những trường hợp như vậy, đánh
giá của đại lý lại quan trọng vì đại lý là người trực tiếp làm việc với khách hàng.

Thông tin từ các cơ quan bên ngoài

Trong một số trường hợp, chuyên viên cấp đơn sẽ yêu cầu một báo cáo từ cơ quan bên ngoài
chuyên cung cấp thông tin về cá nhân hoặc tổ chức, ví dụ như cơ quan nhà nươc, các cơ
quan đánh giá tín nhiệm, hạng mức tín nhiệm tài chính.

Báo cáo y tế hoặc báo cáo thanh tra

Trong bảo hiểm nhân thọ, thường chuyên gia bảo hiểm sẽ tập trung vào sức khỏe của người
được bảo hiểm, thông tin quan trọng này được lấy trong báo cáo y tế. Những cơ sở y tế được
chỉ định bởi công ty bảo hiểm sẽ cung cấp báo cáo kết quả sức khỏe cho công ty bảo hiểm.
Trong bảo hiểm tài sản, chuyên gia bảo hiểm có thể yêu cầu báo cáo thanh tra kiểm tra thực
tế trước khi chấp nhận hoặc từ chối đơn yêu cầu bảo hiểm. Ví dụ, trong đơn bảo hiểm bồi
thường người lao động, các báo cáo thanh tra có thể cung cấp thông tin về điều kiện làm việc
thiếu an toàn, máy móc dưới chuẩn an toàn, và công nhân không đeo kính bảo hộ trong khi
hàn xì hay nhà máy có bụi hoặc chất độc vượt ngưỡng

❖ Ra quyết định cấp đơn

49
Sau khi chuyên viên cấp đơn đánh giá thông tin, họ phải ra quyết định cấp đơn hay từ chối.
Có ba quyết định cơ bản liên quan đến đơn yêu cầu cấp đơn bảo hiểm:

■ Chấp nhận đơn

■ Chấp nhận đơn kèm theo yêu cầu những hạn chế hoặc điều chỉnh nhất định

■ Từ chối đơn

Một số xem xét khác khi cấp đơn

Các yếu tố khác cũng cần được xem xét trong khi cấp đơn gồm:

• Cấp đơn và tỷ lệ phí thích hợp


• Cấp đơn và tái bảo hiểm
• Tái tục đơn bảo hiểm

4.3.2.4. Giám định tổn thất/ Giải quyết bồi thường

Công ty bảo hiểm nào cũng có phòng ban bồi thường và giải quyết khiếu nại. Phần này sẽ
xem xét các mục tiêu cơ bản trong việc giải quyết khiếu nại, các kiểu giám định viên và quy
trình giải quyết bồi thường

Những mục tiêu cơ bản trong giải quyết khiếu nại

Theo quan điểm của công ty bảo hiểm, một số mục tiêu căn bản trong giải quyết khiếu nại.

• Xác minh tổn thất được bảo hiểm


• Thanh toán bồi thường nhanh và hợp lý
• Hỗ trợ ngoài nghĩa vụ hợp đồng cho người được bảo hiểm

Các kiểu giám định viên

Người giải quyết các yêu cầu bồi thường được gọi là giám định viên. Thông thường các
giám định viên có thể là một trong những người sau:

• Đại lý (Agent)

50
• Giám định của công ty bảo hiểm (Company adjustor)
• Giám định độc lập (Independent adjustor)
• Giám định công cộng (Public adjustor)

Một số bước quan trọng trong việc giải quyết khiếu nại:

• Thông báo về tổn thất (Notice of Loss)


• Khiếu nại được điều tra (Investigation of the Claim)
• Cần có bằng chứng về tổn thất (Filing a Proof of Loss)
• Quyết định về việc thanh toán (Decision Concerning Payment)

Thông báo về tổn thất (Notice of Loss): bước đầu tiên sau khi xảy ra tổn thất là phải thông
báo cho công ty bảo hiểm. Điều khoản này thường có trong đơn bảo hiểm. Nội dung điều
khoản yêu cầu người được bảo hiểm thông báo ngay lập tức hoặc sớm nhất có thể sau khi
tổn thất xảy ra.

Khiếu nại được điều tra (Investigation of the Claim): Sau khi công ty bảo hiểm nhận được
thông báo, bước tiếp theo là điều tra khiếu nại. Giám định viên phải xác định tổn thất vừa
xảy ra có phải là tổn thất được bảo hiểm hay không, và tổng thiệt hại của vụ tổn thất là bao
nhiêu. Thông thường sẽ phải trả lời một bảng câu hỏi trước khi chấp nhận khiếu nại.

Bằng chứng về tổn thất (Filing a Proof of Loss): Giám định viên có thể yêu cầu bằng chứng
về sự tổn thất trước khi thanh toán yêu cầu bồi thường. Bằng chứng về tổn thất là một tuyên
bố của người được bảo hiểm chứng minh sự mất mát.

Quyết định về việc thanh toán (Decision Concerning Payment): Sau khi khiếu nại được điều
tra, bên giám định phải đưa ra quyết định liên quan đến thanh toán bồi thường. Có ba quyết
định có thể xảy ra. Một là, yêu cầu bồi thường có thể được thanh toán. Trong hầu hết các
trường hợp, khiếu nại được thanh toán kịp thời theo các điều khoản quy định trong đơn bảo
hiểm. Hai là, yêu cầu bồi thường có thể bị từ chối. Giám định viên có thể cho rằng tổn thất
xảy ra không thuộc phạm vi bảo hiểm của đơn hoặc khiếu nại là gian lận. Cuối cùng, khiếu
nại có thể có hiệu lực, nhưng có sự bất đồng giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm

51
về số tiền bồi thường phải trả. Trong trường hợp tranh chấp, phải xem lại kỹ nội dung điều
khoản điều kiện trong đơn để giải quyết vấn đề.

4.3.2.5. Tái bảo hiểm (Reinsurance)

Tái bảo hiểm là một mảng quan trọng khác trong vận hành. Theo thuật ngữ “reinsurance”,
tái bảo hiểm là bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm. Nó dựa trên cùng một nguyên tắc chia sẻ
và chuyển giao rủi ro nhằm tự vệ chống lại những rủi ro mang tính thảm hoạ. Phần này sẽ
thảo luận về ý nghĩa của tái bảo hiểm, lý do tái bảo hiểm, và các loại hợp đồng tái bảo hiểm
khác nhau.

Định nghĩa

Tái bảo hiểm là một sự dàn xếp theo đó công ty bảo hiểm gốc trước đó đã cấp đơn bảo hiểm
chuyển giao sang cho một công ty bảo hiểm khác (được gọi là bên tái bảo hiểm) một phần
hoặc toàn bộ rủi ro liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Công ty bảo hiểm gốc mà đã ký phát
hợp đồng bảo hiểm được gọi là công ty nhượng tái bảo hiểm (ceding company). Công ty bảo
hiểm chấp nhận một phần hoặc toàn bộ rủi ro bảo hiểm từ công ty nhượng tái được gọi là
nhà tái bảo hiểm (reinsurer). Số tiền bảo hiểm được giữ lại bởi công ty bảo hiểm gốc được
gọi là mức giữ lại (retention limit). Số tiền bảo hiểm chuyển sang cho công ty tái bảo hiểm
được gọi là mức tái (cession). Cuối cùng, nhà tái bảo hiểm có thể tái bảo hiểm một phần
hoặc toàn bộ rủi ro với một công ty bảo hiểm khác, được gọi là nhượng tái bảo hiểm
(retrocession)

Lý do tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm được sử dụng vì nhiều lý do. Những lý do phổ biến nhất là:

■ Nâng cao năng lực khai thác bảo hiểm

■ Ổn định lợi nhuận

■ Giảm khoản dự phòng phí bảo hiểm

■ Cung cấp sự bảo vệ trước những tổn thất mang tính thảm họa

52
Các loại tái bảo hiểm

Có hai kiểu tái bảo hiểm chính:

• Tái bảo hiểm tạm thời (facultative reinsurance)


• Tái bảo hiểm cố định (treaty reinsurance)

Tái bảo hiểm tạm thời (facultative reinsurance): Tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái
bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn hay tùy từng vụ, là hình thức tái bảo hiểm mà công ty bảo hiểm gốc
chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm từng dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm một cách
riêng lẻ khi đơn bảo hiểm đó vượt mức giữ lại quy định. Tái bảo hiểm loại này không tự
động, công ty bảo hiểm gốc phải đàm phán từng hợp đồng riêng lẻ với công ty tái bảo hiểm
cho những hợp đồng có mức rủi ro lớn cần đến tái bảo hiểm. Công ty tái bảo hiểm có quyền
nhận hay từ chối dịch vụ và đơn bảo hiểm đó. Công ty bảo hiểm gốc cũng có quyền
quyết định tái bảo hiểm cho dịch vụ nào, với tỷ lệ bao nhiêu, cho công ty tái bảo hiểm nào là
tuỳ họ.

Ưu điểm của tái bảo hiểm tạm thời là linh hoạt bởi vì nó có thể được điều chỉnh để phù hợp
với từng trường hợp, giúp gia tăng năng lực khai thác các đơn giá trị lớn của nhà bảo hiểm
gốc và ổn định hoạt động tài chính của công ty bảo hiểm gốc. Tuy nhiên, tái bảo hiểm tạm
thời cũng có một số nhược điểm. Công ty bảo hiểm gốc không biết trước chắc chắn về việc
liệu công ty tái bảo hiểm có chấp nhận nhận tái hay không và nhận tái bao nhiêu trong đó.
Do đó, sẽ gây ra vấn đề là đơn bảo hiểm có thể bị trì hoãn ký kết vì chưa tìm được tái bảo
hiểm. Thường trong giai đoạn thua lỗ nhiều, thị trường tái bảo hiểm thường bị thắt chặt và
giá nhận tái cho loại hợp đồng tạm thời có thể sẽ cao hơn và đạt được thỏa thuận tái cũng
khó khăn hơn.

Tái bảo hiểm cố định (treaty reinsurance) Tái bảo hiểm cố định nghĩa là nhà bảo hiểm gốc
đồng ý nhượng tái bảo hiểm cho nhà tái và nhà tái cũng phải đồng ý chấp nhận tái. Theo
điều khoản trong hợp đồng treaty, những đơn bảo hiểm vượt mức giữ lại của công ty bảo
hiểm gốc sẽ được tự động tái nhượng sang cho nhà tái. Ngược lại, nhà tái bảo hiểm cũng
buộc phải chấp nhận bảo hiểm toàn bộ các rủi ro đó.

53
Loại hợp đồng này mang lại lợi thế cho công ty bảo hiểm gốc. Ưu điểm của loại hợp đồng là
nó tự động. Giúp công ty bảo hiểm gốc chủ động chấp nhận, định phí bảo hiểm cho rủi
ro bảo hiểm gốc mà không phải mất thời gian tìm kiếm hay thương lượng các điều khoản tái
trước khi cấp đơn gốc, do đó hợp đồng bảo hiểm sẽ nhanh chóng được ký kết thay vì tính
không chắc chắn và bị trì hoãn. Nhược điểm là có thể nó không có lợi đối với công ty tái bảo
hiểm. Nhà tái bảo hiểm thường không có kiến thức về người được bảo hiểm và phải phụ
thuộc vào năng lực đánh giá của công ty bảo hiểm gốc. Công ty bảo hiểm gốc có thể cấp đơn
xấu và sau đó tái bảo hiểm nó đi.

4.3.2.6. Nghiệp vụ đầu tư

Công ty bảo hiểm sau khi cấp đơn, thu phí bảo hiểm thì sẽ có một số tiền nhàn rỗi tích lũy
được, tuy nhiên số tiền đó lại để dành thanh toán bồi thường khi có tổn thất xảy ra trong
tương lai. Các công ty bảo hiểm sẽ đem số tiền tích lỹ kia đi đầu tư cho đến khi phải dùng
đến số tiền này để thanh toán bồi thường. Vì lợi nhuận của công ty bảo hiểm ngoài khoản
chênh lệch giữa phí bảo hiểm thu được và số tiền chi ra bồi thường còn phụ thuộc một phần
vào hoạt động đầu tư. Quyết định đầu tư của họ sẽ phải cân bằng giữa các mục tiêu lợi
nhuận, thanh khoản và an toàn.

Bởi vì một phần số tiền đem đi đầu tư của công ty phải để đáp ứng yêu cầu bồi thường trong
tương lai, điều kiện tiên quyết trong đầu tư của công ty bảo hiểm là nguyên tắc an toàn.
Ngoài ra, lợi nhuận thu được từ đầu tư cũng là một biến số quan trọng trong phương trình
định phí bảo hiểm.

Tỷ lệ phần trăm các tài sản tài chính trong danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm nhân thọ
và phi nhân thọ thường không giống nhau. Tuy nhiên, điểm chung là trái phiếu đều chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong danh mục, thường là trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị hoặc trái
phiếu công ty. Ngoài trái phiếu thì danh mục đầu tư còn có cổ phiếu, tiền và tương đương
tiền, chứng khoán thế chấp, bất động sản…

4.3.2.7. Nghiệp vụ khác

54
Các công ty bảo hiểm ngoài những chức năng đặc trưng như trên thì cũng thực hiện các chức
năng khác cần thiết cho sự hoạt động thành công của một công ty như: hệ thống thông tin, kế
toán, pháp chế…

Hệ thông thông tin: Hệ thống thông tin cực kỳ quan trọng trong vận hành hàng ngày của các
công ty bảo hiểm. Những hệ thống này phụ thuộc nhiều vào máy tính và công nghệ mới.
Máy tính đã cách mạng hóa ngành công nghiệp bảo hiểm bằng cách tăng tốc việc xử lý và
lưu trữ thông tin và giảm bớt nhiều công việc thông thường. Máy tính được sử dụng rộng rãi
trong kế toán, xử lý đơn từ, thông báo phí bảo hiểm, thu hồi thông tin, viễn thông, mô hình
mô phỏng, phân tích thị trường, đào tạo và giáo dục, bán hàng và dịch vụ khác.

Kế toán: Phòng kế toán chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kế toán tài chính của doanh nghiệp
bảo hiểm. Kế toán chuẩn bị báo cáo tài chính, dự trù ngân sách, phân tích tài chính và theo
dõi dòng tiền vào, tiền ra định kỳ.

Pháp chế: Phòng pháp chế có nhiệm vụ tư vấn pháp lý chung cho cả công ty. Ngoài ra, nó
còn tư vấn các vấn đề như hình thức đơn bảo hiểm, mối quan hệ với đại lý, sự tuân thủ của
công ty với các quy chế của nhà nước, và tính hợp pháp của các hợp đồng. Nó có thể hoặc
không thể hỗ trợ bộ phận giải quyết khiếu nại về các yêu cầu bồi thường.Nhiều công ty bảo
hiểm vừa có phòng pháp chế vừa có phòng bồi thường độc lập nhau.

55
CHƯƠNG 5: ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ CƠ
BẢN CỦA BẢO HIỂM
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét các đặc điểm, nguyên tắc pháp lý cơ bản của bảo
hiểm.

5.1. Đặc điểm của bảo hiểm


5.1.1. San sẻ rủi ro: thiệt hại của số ít trong nhóm sẽ được san sẻ cho cả nhóm, tổn thất
trung bình được dùng để thay thế cho tổn thất thực tế.

San sẻ rủi ro nghĩa là tổn thất được san sẻ cho cả nhóm và số lượng cả nhóm đủ lớn để có
thể dự báo chính xác tổn thất thực tế.

Cơ chế chính là quy luật số đông. Khi số lượng các đối tượng chịu rủi ro càng nhiều, kết quả
dự báo tổn thất xảy ra trong tương lai càng chính xác, sai lệch giữa tổn thất thực tế và tổn
thất dự đoán được càng nhỏ, rủi ro khách quan thấp. Từ những dự đoán chính xác về con số
thiệt hại trong tương lai mới đưa ra được mức phí bảo hiểm hợp lý.

Ví dụ: căn nhà trị giá 50.000 USD, xác suất 10% rủi ro xảy ra, khi rủi ro xảy ra thì mất mát
là hoàn toàn. Vậy ước tính tổn thất là: 10%*50.000 + (100%-10%)*0 = 5.000 USD

Với dự báo mức thiệt hại trung bình là 5.000usd thì độ lệch chuẩn của những tổn thất thực tế
so với mức trung bình là:

√90%𝑥(0 − 5.000)2 + 10%𝑥(50.000 − 5.000)2 = 15.000 𝑈𝑆𝐷

Nhưng thay vì gánh chịu rủi ro 1 mình thì có 2 người kết hợp với nhau, và thỏa thuận rằng
nếu có tổn thất xảy ra thì cả 2 người sẽ cùng nhau chia sẻ tổn thất này. Lúc này xác suất của
các trường hợp như sau:

Các trường hợp Xác suất Thiệt hại tài chính

Cả 2 căn nhà không cháy 90%*90% =81% 0

Căn thứ 1 cháy và căn thứ 2 không cháy 10%*90%=9% 25.000

Căn thứ 1 không cháy và căn thứ 2 cháy 90%*10%=9% 25.000

56
Cả 2 căn đều cháy 10%*10%=1% 50.000

Tổng 100%

Độ lệch chuẩn:

√81%𝑥(0 − 5.000)2 + 2𝑥9%𝑥(25.000 − 5.000)2 + 1%𝑥(50.000 − 5.000)2


= 10.607 𝑈𝑆𝐷

Vậy tổn thất ước tính vẫn không đổi, tuy nhiên, khi số lượng cá thể cùng chịu rủi ro nhiều thì
độ lệch chuẩn của tổn thất thực tế ước tính càng thấp. Trên cơ sở đó, công ty bảo hiểm có thể
ước tính càng chính xác tổn thất thực tế, điều là làm cho rủi ro khách quan giảm. Chính vì
vậy rủi ro giảm dựa trên quy luật số đông. Khi rủi ro khách quan giảm thì mức độ tự tin của
công ty bảo hiểm trong việc chứng tỏ mức phí đủ cho chi phí bồi thường, chi phí kinh doanh
và cả mức lợi nhuận gia tăng.

5.1.2. Chi trả cho những tổn thất ngẫu nhiên.

Một đặc điểm của bảo hiểm cá nhân là chi trả cho những tổn thất ngẫu nhiên. Người được
bảo hiểm không dự đoán được những tổn thất ngẫu nhiên này.

5.1.3. Chuyển giao rủi ro.

Bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao rủi ro, rủi ro được chuyển từ bên được bảo hiểm
sang công ty bảo hiểm (ngoại trừ hình thức tự bảo hiểm). Đứng trên vị trí cá nhân, những rủi
ro thuần túy chuyển giao cho công ty bảo hiểm là rủi ro tử vong sớm, rủi ro tài sản, rủi ro
trách nhiệm…

5.1.4. Bồi thường thiệt hại.

Bồi thường trong bảo hiểm có nghĩa là bên được bảo hiểm sẽ được khôi phục lại trạng thái
tài chính gần như khi chưa xảy ra tổn thất.

5.2. Những nguyên tắc pháp lý cơ bản của bảo hiểm


5.2.1. Nguyên tắc bồi thường

57
Nguyên tắc bồi thường là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường tuyên bố rằng nhà bảo hiểm (công ty bảo hiểm) đồng ý trả không quá
số tiền thiệt hại thực tế; nói theo cách khác, người được bảo hiểm không thể kiếm lợi từ tổn
thất. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm tài sản và bảo hiểm tai nạn là hợp đồng bồi thường.
Nếu xảy ra tổn thất được bảo hiểm, hãng bảo hiểm không trả nhiều hơn số tiền thực tế của
vụ tổn thất. Hợp đồng bồi thường không có nghĩa là tất cả các tổn thất được bảo hiểm luôn
thanh toán đầy đủ. Do có các khoản khấu trừ bảo hiểm, giới hạn bảo hiểm đối với số tiền bồi
thường, và các điều khoản khác trong hợp đồng, số tiền trả cho khách hàng thường ít hơn so
với tổn thất thực tế.

Nguyên tắc bồi thường nhằm hai mục đích chính. Mục đích đầu tiên là ngăn ngừa người
được bảo hiểm trục lợi từ tổn thất. Ví dụ: nếu căn nhà của Kristin được bảo hiểm dưới đơn
bảo hiểm nhà với mức thanh toán $200,000, và không may là tổn thất một phần xảy ra, thiệt
hại ước tính $50,000. Nếu Kristin nhận được bồi thường $200.000 từ công ty bảo hiểm, cô
ấy đã được lợi từ bảo hiểm và đây là ví dụ về vi phạm nguyên tắc bồi thường. Mục đích thứ
hai là làm giảm nguy cơ đạo đức. Nếu những người được bảo hiểm không trung thực có thể
kiếm được lợi từ tổn thất, họ có thể cố tình gây thiệt hại để được nhận tiền bồi thường bảo
hiểm. Do đó, nếu khoản thanh toán tổn thất được quy định không vượt quá tổn thất thực tế
thì cám dỗ dẫn đến không trung thực được giảm bớt.

Giá trị tiền mặt thực tế (Actual cash value)

Khái niệm giá trị tiền mặt thực tế được áp dụng hỗ trợ cho nguyên tắc bồi thường. Trong bảo
hiểm tài sản, phương pháp cơ bản để bồi thường cho người được bảo hiểm là dựa trên giá trị
thực tế của tài sản bị thiệt hại tại thời điểm tổn thất. Tòa án sử dụng một số phương pháp để
xác định giá trị tiền mặt thực tế, bao gồm:

■ Chi phí thay thế trừ khấu hao (Replacement cost less depreciation)

■ Giá trị thị trường hợp lý (Fair market value)

■ Quy tắc chứng cứ rộng rãi (Broad evidence rule)

58
Chi phí thay thế trừ khấu hao (Replacement cost less depreciation): theo quy tắc này, giá trị
thực tế được tính bằng cách lấy chi phí thay thế trừ đi khấu hao. Đây là quy tắc truyền thống
được sử dụng để xác định giá trị thực tế của tài sản trong bảo hiểm tài sản. Nó xem xét cả
lạm phát và hao mòn tài sản theo thời gian. Chi phí thay thế là chi phí hiện thời nhằm khôi
phục tài sản thiệt hại với vật liệu mới cùng loại và chất lượng. Khấu hao là một khoản khấu
trừ hao mòn do sử dụng, tuổi tác, lỗi thời kinh tế.

Một ví dụ minh họa, Sarah có một chiếc ghế sofa được yêu thích và nó bị cháy. Giả sử cô ấy
đã mua chiếc ghế dài 5 năm trước, chiếc ghế được khấu hao 50%, và một chiếc ghế tương tự
hiện tại có giá 1000 đô la. Theo quy tắc giá trị thực tế, Sarah sẽ nhận được $500 từ bảo hiểm
cho tổn thất này vì chi phí thay thế là $1000, và khấu hao là $500 (hoặc 50%). Nếu cô ấy
được trả toàn bộ giá trị thay thế là $1000, nguyên tắc bồi thường sẽ bị vi phạm. Vì khi đó,
Sarah nhận được tiền bồi thường giá trị cho một chiếc ghế mới hoàn toàn thay vì một cái đã
được 5 năm tuổi.

Tóm lại:

Chi phí thay thế = $1000

Khấu hao = $500 đô la (50 %)

Chi phí thay thế - Khấu hao = Giá trị tiền mặt thực tế

$1000 - $500 = $500

Giá trị thị trường hợp lý (Fair market value) Một số tòa án lại áp dụng quy tắc giá trị thị
trường hợp lý để xác định giá trị thực tế của tổn thất. Giá trị thị trường hợp lý là giá mà
người mua sẵn sàng mua trả cho người bán sẵn sàng bán trên thị trường tự do.

Giá trị thị trường hợp lý của một tòa nhà có thể dưới giá trị thực của nó được tính theo cách
giá trị thay thế trừ khấu hao. Sự khác nhau này do một số yếu tố như vị trí xấu, khu vực lân
cận xuống cấp, giá trị kinh tế của tòa nhà giảm. Ví dụ: ở các thành phố lớn, những ngôi nhà
lớn ở khu dân cư cũ thường có giá trị thị trường thấp hơn nhiều so với giá thay thế trừ khấu
hao. Nếu tổn thất xảy ra, giá trị thị trường hợp lý có thể phản ánh chính xác hơn giá trị tổn

59
thất. Một ví dụ minh họa, một tòa nhà trị giá $170,000, giá trị thị trường là $65.000 tại thời
điểm xảy ra tổn thất. Tòa án phán quyết rằng giá trị tiền mặt thực tế của tài sản phải dựa trên
giá trị thị trường hợp lý là $65,000 chứ không phải là $170,000

Quy tắc chứng cứ rộng rãi (Broad evidence rule): Một số nơi lại sử dụng quy tắc chứng cứ
rộng rãi để xác định giá trị thực tế của tổn thất. Quy tắc chứng cứ rộng rãi có nghĩa là việc
xác định giá trị thực tế cần bao gồm tất cả các yếu tố liên quan mà một chuyên gia sẽ sử
dụng để xác định giá trị tài sản. Các yếu tố liên quan bao gồm chi phí thay thế trừ khấu hao,
giá trị thị trường hợp lý, giá trị hiện tại của thu nhập dự kiến từ tài sản, so sánh doanh thu
của tài sản tương tự, ý kiến của thẩm định viên, và nhiều yếu tố khác.

Mặc dù quy tắc giá trị thực tế được sử dụng trong bảo hiểm tài sản, các loại hình bảo hiểm
khác lại sử dụng các phương pháp. Trong bảo hiểm trách nhiệm, công ty bảo hiểm trả không
quá giới hạn được nêu trong đơn (policy limit) cho thiệt hại thương tích cơ thể hoặc tài sản
của bên thứ 3 mà người được bảo hiểm gây ra và có nghĩa vụ pháp lý phải trả tiền. Trong
bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, số tiền trả thường dựa vào lợi nhuận bị mất cộng thêm chi
phí vẫn phải duy trì khi doanh nghiệp tạm đóng cửa. Trong bảo hiểm nhân thọ, số tiền thanh
toán khi người được bảo hiểm chết thường là giá trị được nêu trên đơn.

Một số ngoại lệ đối với Nguyên tắc Bồi thường: Một số ngoại lệ quan trọng đối với nguyên
tắc bồi thường gồm:

■ Đơn giá trị

■ Luật đơn giá trị

■ Bảo hiểm chi phí thay thế

■ Bảo hiểm nhân thọ

5.2.2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm

Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm là một trong những nguyên tắc pháp lý quan
trọng. Nguyên tắc này phát biểu rằng người được bảo hiểm phải ở trong tình trạng thiệt hại
về tài chính nếu tổn thất được bảo hiểm xảy ra. Ví dụ, một người có quyền lợi được bảo
60
hiểm đối với xe ô tô của chính anh ta bởi vì anh ấy sẽ bị thiệt hại tài chính nếu xe anh ấy bị
hỏng hoặc bị mất cắp. Tương tự, một người có quyền lợi có thể được bảo hiểm với chính tài
sản cá nhân của người đó như là máy tính, sách vở, quần áo…

Mục đích của quyền lợi có thể được bảo hiểm

Để có hiệu lực pháp lý, tất cả các hợp đồng bảo hiểm phải được xác nhận bởi một quyền lợi
có thể được bảo hiểm. Lý do là vì:

■ Ngăn chặn hành vi cờ bạc

■ Giảm nguy cơ đạo đức

■ Đo lường số tiền tổn thất của người được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản

Thứ nhất, quyền lợi có thể được bảo hiểm là cần thiết để ngăn ngừa cờ bạc. Nếu không có
nguyên tắc này, hợp đồng sẽ là một hợp đồng cờ bạc và điều đó đi ngược lại lợi ích cộng
đồng. Ví dụ, bạn có thể mua bảo hiểm cho tài sản của người khác và hy vọng tổn thất xảy ra
xảy ra. Bạn cũng có thể mua bảo hiểm cho sự sống của người khác và hy vọng họ chết sớm
để nhận được tiền bồi thường. Những hợp đồng này rõ ràng là hợp đồng cờ bạc và đi ngược
lại quyền lợi của người khác.

Thứ hai, quyền lợi có thể được bảo hiểm giảm bớt nguy cơ đạo đức. Nếu không có quyền lợi
có thể được bảo hiểm, một người không trung thực có thể mua bảo hiểm tài sản cho tài sản
của người khác và sau đó cố ý gây ra tổn thất để nhận được tiền bồi thường (vì anh ấy không
mất mát gì mà còn nhận được tiền bồi thường). Nhưng nếu tài sản đó là của chính anh ta thì
không dại gì anh ta cố ý gây ra tổn that vì anh ta sẽ bị thiệt hại tài chính. Do đó, nguy cơ về
đạo đức sẽ giảm. Trong bảo hiểm nhân thọ, yêu cầu phải có quyền lợi được bảo hiểm làm
giảm động cơ giết người được bảo hiểm vì mục đích thu lợi từ tiền bảo hiểm.

Cuối cùng, trong bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm đo lường số tiền thiệt hại
của người được bảo hiểm. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bồi thường,
nếu tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số quyền lợi được bảo hiểm của người đó
thì nguyên tắc bồi thường được củng cố.

61
5.2.3. Nguyên tắc thế quyền

Nguyên tắc thế quyền xuất phát từ nguyên tắc bồi thường. Thế quyền có nghĩa là công ty
bảo hiểm thay người được bảo hiểm trong việc đòi bồi thường từ bên thứ ba đối với một tổn
thất đã được công ty bảo hiểm thanh toán. Nói cách khác, công ty bảo hiểm có quyền đòi bồi
thường từ bên thứ ba bất kỳ khoản thanh toán nào do bên thứ 3 gây ra thiệt hại cho người
được bảo hiểm. Ví dụ, một người lái xe không cẩn thận đã không dừng lại khi đèn đỏ và va
vào xe Megan, gây ra thiệt hại 5.000 USD. Nếu Megan có bảo hiểm xe hơi, công ty bảo
hiểm của cô ấy sẽ trả tiền thiệt hại vật chất cho xe (trừ đi khấu trừ nếu có) và sau đó công ty
bảo hiểm cố gắng thu lại tiền từ người lái xe không cẩn thận đã gây ra tai nạn. Ngoài ra,
Megan có thể lấy tiền bồi thường trực tiếp từ người lái xe gây ra tổn thất. Thế quyền sẽ
không được áp dụng trừ khi công ty bảo hiểm đã thực hiện thanh toán tổn thất.

Mục đích của thế quyền

Thế quyền có ba mục đích cơ bản. Thứ nhất, quyền thế ngăn ngừa người được bảo hiểm thu
được hai lần cho cùng một tổn thất. Trong trường hợp không có thế quyền, người được bảo
hiểm có thể nhận tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm của mình và từ người gây ra tai nạn.
Lúc này, nguyên tắc bồi thường (indemnity) sẽ bị vi phạm vì người được bảo hiểm đã kiếm
được lợi từ 1 tổn thất. Thứ hai, thế quyền được sử dụng nhằm ràng buộc trách nhiệm của bên
thứ 3 cho những tổn thất người này gây ra. Bằng cách thực hiện quyền thế quyền, công ty
bảo hiểm có thể đòi bồi hoàn tiền từ các người gây ra thiệt hại. Cuối cùng, thế quyền giúp
giảm phí bảo hiểm. Việc thu hồi quyền truy cập được phản ánh trong việc đánh giá quá
trình, có xu hướng giữ tỷ giá dưới đây họ sẽ không có sự thừa nhận. Mặc dầu các công ty
bảo hiểm chi trả các tổn thất được bảo hiểm, phục hồi quyền giảm các khoản thanh toán mất.

Một số lưu ý quan trọng của nguyên tắc thế quyền

Một là, nguyên tắc chung khi thực hiện thế quyền là công ty bảo hiểm chỉ được hưởng từ
bến thứ 3 số tiền không quá số tiền mà nó đã trả cho người được bảo hiểm.

Hai là, sau tổn thất, người được bảo hiểm không gây trở ngại cho việc thực hiện thế quyền
của nhà bảo hiểm.

62
Ba là, nguyên tắc thế quyền không áp dụng trong bảo hiểm nhân thọ

Bốn là, công ty bảo hiểm không thể thực hiện thế quyền bằng cách thu tiền từ chính người
được bảo hiểm. Vì sẽ vi phạm mục đích chính của việc mua bảo hiểm.

5.2.4. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối

Một hợp đồng bảo hiểm phải được dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối - đó là, mức độ
trung thực cao hơn được áp dụng cho cả hai bên tham gia hợp đồng bảo hiểm so với các loại
hợp đồng khác. Nguyên tắc này có nguồn gốc lịch sử trong bảo hiểm hàng hải. Nhà bảo lãnh
hàng hải phải đặt niềm tin lớn vào sự kê khai của người làm đơn bảo hiểm liên quan đến
hàng hoá được vận chuyển. Các tài sản được bảo hiểm có thể không được trực quan kiểm
tra, và hợp đồng cũng có thể được ký kết tại nơi cách xa hàng hóa và tàu. Như vậy, nguyên
tắc trung thực tuyệt đối tốt yêu cầu một mức độ trung thực cao cho người được bảo hiểm.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối được xây dựng bởi 3 học thuyết quan trọng: Tuyên bố, che
đậy và bảo hành.

Sự tuyên bố (Representations)

Sự tuyên bố là những tuyên bố được lập bởi người được bảo hiểm. Ví dụ, nếu bạn muốn
mua bảo hiểm nhân thọ, bạn có thể được hỏi những câu hỏi liên quan đến tuổi, cân nặng,
chiều cao, nghề nghiệp, tình trạng sức khoẻ, lịch sử gia đình và các câu hỏi liên quan khác.
Câu trả lời của bạn cho những câu hỏi này được gọi là sự tuyên bố.

Ý nghĩa pháp lý của sự tuyên bố chính là hợp đồng bảo hiểm có thể mất hiệu lực theo yêu
cầu của công ty bảo hiểm nếu sự tuyên bố là sai hoặc không trung thực. Ví dụ, Joseph nộp
đơn yêu cầu mua bảo hiểm nhân thọ và trong đơn anh ấy khai rằng anh ta không có đi khám
bệnh trong vòng 5 năm qua. Tuy nhiên, cách đây 6 tháng, anh ấy đã từng phẫu thuật chữa
ung thư phổi. Trong trường hợp này, tuyên bố của anh ta là không trung thực. Vì vậy, đơn
bảo hiểm bị công ty bảo hiểm từ chối

Che đậy

63
Học thuyết về che đậy cũng ủng hộ nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Việc che đậy là che dấu
sự thật có chủ đích của người được bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm, đó là, người được
bảo hiểm chủ đích giữ lại thông tin quan trọng không cung cấp cho hãng bảo hiểm. Ảnh
hưởng pháp lý của việc che giấu cũng giống như một trình bày sai là hợp đồng bảo hiểm sẽ
vô hiệu theo quan điểm của nhà bảo hiểm.

Để từ chối yêu cầu bồi thường dựa trên sự che giấu, nhà bảo hiểm phi hàng hải phải chứng
minh hai điều: (1) người được bảo hiểm biết sự thật được che đậy là quan trọng, và (2) người
được bảo hiểm có chủ đích lừa gạt công ty bảo hiểm.

Ví dụ, Joseph DeBellis làm đơn đề nghị được bảo hiểm nhân thọ. Anh ấy từng phạm tội hình
sự và có hồ sơ lưu. Năm tháng sau khi cấp đơn, Joseph bị sát hại. Giấy chứng tử ghi người
mất là Joseph DeLuca, tên thật ông ấy. Công ty bảo hiểm đã từ chối thanh toán vì lý do
Joseph đã che giấu sự thật quan trọng bằng cách không cung cấp chứng minh nhân dân thực
và anh ta từng phạm tội nghiêm trọng trong quá khứ. Trong việc tìm kiếm công ty bảo hiểm,
tòa án đã tuyên bố việc Joseph cố tình che giấu danh tính thực sự là yếu tố quan trọng và nó
đã vi phạm nguyên tắc trung thực tuyệt đối.

Sự bảo hành (Warranty)

Nguyên tắc bảo hành cũng phản ánh nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Bảo hành là một điều
khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm và được đảm bảo bởi người được bảo hiểm là đúng
trong mọi phương diện. Ví dụ, được giảm phí bảo hiểm, chủ cửa hàng rượu có thể bảo đảm
rằng hệ thống báo động trộm sẽ được hoạt động 24/24. Một ngân hàng có thể bảo đảm là bảo
vệ sẽ có mặt trực tiếp tại chi nhánh 24 giờ mỗi ngày. Tương tự, một doanh nghiệp có thể bảo
đảm rằng một hệ thống phun nước tự động (sprinkler system) sẽ luôn sẵn sàng trong suốt
thời hạn đơn. Điều khoản bảo hành là một phần của hợp đồng bảo hiểm.

64
CHƯƠNG 6: BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

Chương này sẽ giới thiệu về bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance/general insurance).
Bảo hiểm phi nhân thọ cung cấp hỗ trợ tài chính để chống lại thiệt hại tài chính đến từ các
tổn thất phát sinh do phá hủy, hư hỏng tài sản, và tổn thất phát sinh từ trách nhiệm pháp lý.
Mục đích của bảo hiểm là khôi phục lại tình trạng trước khi xảy ra tổn thất cho các bên bị
ảnh hưởng. Chương này sẽ giới thiệu một số loại hình bảo hiểm phi nhân thọ phổ biến như
bảo hiểm tài sản như bảo hiểm nhà, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm...

Nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thường gồm 2 nhánh nghiệp vụ chính là bảo hiểm tài sản
và bảo hiểm trách nhiệm.

6.1. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và trách nhiệm cá nhân


6.1.1. Bảo hiểm nhà (Homeowners Insurance)

Ngôi nhà là một trong những nơi quan trọng nhất và có lẽ là khoản đầu tư chiếm nhiều giá
trị mà một cá nhân tiêu tốn. Do có, nhu cầu bảo vệ khối tài sản khỏi nguy cơ mất mát là một
nhu cầu chính đáng. Để đáp ứng nhu cầu này, các công ty bảo hiểm đã thiết kế nhiều chương
trình sản phẩm bảo hiểm đa dạng giúp khách hàng bảo vệ nhà ở của mình trước những nguy
cơ tổn thất.

Đơn bảo hiểm nhà là một sản phẩm kết hợp từ nhiều đơn bảo hiểm riêng chuyển đổi, là kết
quả chuyển đổi từ chỉ cung cấp sản phẩm bảo hiểm đơn dòng thành bảo hiểm đa dòng, mà
kết quả là sự ra đời của đơn trọn gói (package policy), nghĩa là nhiều nội dung bảo hiểm của
từng đơn riêng lẻ nay kết hợp trong một đơn duy nhất. Đơn bảo hiểm nhà là đơn kết hợp từ
bảo hiểm cháy nổ với bảo hiểm trộm cắp và bảo hiểm trách nhiệm cá nhân. Tại Mỹ, đây là
đơn bảo hiểm được bán rộng rãi và phổ biến nhất trong đơn trọn gói. Có nhiều phiên bản tùy
theo loại nhà ở được bảo hiểm và phạm vi bảo vệ được bảo hiểm.

Trong các sản phẩm bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhà ở đóng một vai trò quan trọng. Ngoài
bảo hiểm vật chất nhà ở, chương trình bảo hiểm nhà còn bao gồm bảo hiểm trách nhiệm
pháp lý. Phần này sẽ giới thiệu đơn bảo hiểm nhà như là một đơn trọn gói gồm 2 phần, bảo
hiểm phần vật chật nhà và bảo hiểm trách nhiệm pháp lý chủ nhà.
65
Phần 1: Bảo hiểm phần vật chật nhà

Như đã nói bên trên, tùy vào loại nhà ở và phạm vi bảo hiểm mà sẽ có nhiều loại đơn để
phục vụ nhu cầu đa dạng của chủ nhà.

Về phần rủi ro được bảo hiểm, thường đơn vật chất nhà sẽ có hai cách phân loại, đơn bảo
hiểm cho những rủi ro chỉ định (named-peril coverage) và đơn bảo hiểm cho rủi ro mở
(open-peril coverage). Đơn bảo hiểm cho những rủi ro chỉ định (named-peril coverage) chỉ
bảo hiểm cho những rủi ro được liệt kê trong đơn. Đơn bảo hiểm cho rủi ro mở (open-peril
coverage) có phạm vi bảo hiểm rộng hơn, nhà bảo hiểm đồng ý thanh toán cho những thiệt
hại đến từ bất cứ rủi ro nào không thuộc rủi ro loại trừ. Để nắm rõ những rủi ro nào được và
không được bảo hiểm, người mua nên đọc kỹ phần phạm vi bảo hiểm (coverage part) và
phần rủi ro bị loại trừ để biết rõ chi tiết.

Phần vật chất nhà cũng chia thành các tài sản được bảo hiểm gồm: bản thân nhà và các cấu
trúc dính kèm với căn nhà, các tài sản bên trong nhà và một số loại tài sản mở rộng. Một số
loại tài sản bị loại trừ như vật nuôi, chim, cá, phương tiện xe cộ, máy bay, dữ liệu, thẻ tín
dụng.

Phần 2: Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý chủ nhà.

Bảo hiểm trách nhiệm cá nhân bảo vệ người được bảo hiểm và thành viên gia đình chống lại
các vụ kiện pháp lý về thương tật thân thể hoặc thiệt hại về tài sản của bên thứ ba do bạn và
gia đình gây ra.

Trách nhiệm pháp lý bao gồm bạn chống lại các vụ kiện về thương tật thân thể hoặc thiệt hại
về tài sản mà bạn hoặc thành viên trong gia đình gây ra cho người khác. Nó cũng trả tiền cho
thiệt hại gây ra bởi vật nuôi của bạn. Vì vậy, nếu con trai, con gái (hoặc thậm chí con chó
của bạn) sơ suất làm hỏng tấm thảm đắt tiền của người hàng xóm, bạn sẽ được bảo hiểm.

Phần trách nhiệm pháp lý của đơn bao gồm cho cả chi phí bảo vệ bạn tại tòa và bất kỳ khoản
tiền nào của tòa án.

66
Đơn bảo hiểm này cũng thanh toán cho các khoản chi phí y tế hợp lý cho người khác khi họ
vô tình bị thương trong ngôi nhà của bạn. Ví dụ như khách tới chơi nhà và không may bị
trượt té gãy tay, đơn bảo hiểm nhà sẽ thanh toán chi phí y tế hợp lý trong mức giới hạn của
đơn

6.1.2. Bảo hiểm xe (Auto insurance)

Khi nói về bảo hiểm xe, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác biệt giữa các loại bảo hiểm xe
dưới đây: bảo hiểm trách nhiệm dân sự người lái xe, bảo hiểm thanh toán chi phí y tế, bảo
hiểm thiệt hại vật chất xe.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự người điều khiển xe (Automobile Liability Insurance)

Bảo hiểm trách nhiệm xe thay mặt người được bảo hiểm thanh toán cho bên thứ 3 khi người
được bảo hiểm phát sinh trách nhiệm pháp lý với bên thứ 3. Cụ thể là, khi xe của người được
bảo hiểm gây ra tai nạn cho bên thứ ba dẫn đến thương tích thân thể hoặc thiệt hại cho tài
sản của bên thứ 3 thì công ty bảo hiểm sẽ thay mặt người được bảo hiểm thanh toán bồi
thường cho bên thứ 3.

Thông thường đơn trách nhiệm bảo hiểm cho những trách nhiệm chưa phát sinh nên đơn này
không có ghi số tiền bảo hiểm (vì chưa rõ những thiệt hại nào sẽ xảy ra). Do đó, thay vì ghi
số tiền bảo hiểm thì đơn hay ghi giới hạn trách nhiệm (limit),

Ví dụ: giới hạn trách nhiệm: $10,000 / $20,000 / $5000, hai số đầu tiên là giới hạn đền bù
cho thương tật thân thể bên thứ 3 và số cuối là giới hạn thiệt hại tài sản bên thứ 3. Hay là,
đơn bảo hiểm này đền tối đa $10,000 cho thương tật của một người, tối đa $20,000 cho tất
cả những người bị thương tật và tối đa $5,000 cho thiệt hại vật chất trên 1 vụ tai nạn.

Bảo hiểm thanh toán chi phí y tế (Medical Payments Coverage)

Bảo hiểm này sẽ thanh toán cho người được bảo hiểm các chi phí y tế nếu người này bị
thương trong vụ tai nạn xe. Bảo hiểm này cũng áp dụng cho ai sử dụng xe của người được
bảo hiểm. Như vậy ai là người điều khiển chiếc xe thì trong trường hợp xảy ra tai nạn, công
ty bảo hiểm sẽ thanh toán chi phí y tế cho người đó.

67
Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe (Physical Damage Coverage)

Độ bảo hiểm thiệt hại vật chất xe bảo hiểm cho những tổn thất của chính xe người được bảo
hiểm. Thông thường có 2 gói: Collision coverage và comprehensive coverage. Gói collision
coverage chỉ bồi thường cho xe khi xảy ra va đụng ví dụ như xe của người được bảo hiểm
đụng xe khác, đụng hàng rào, cột điện... Bảo hiểm sẽ không bồi thường nếu xe của bạn: Bị
cháy, ăn cắp, phá hoại (các hiểm họa khác va đụng). Gói comprehensive coverage có phạm
vi bảo hiểm rộng hơn, ngoài hiểm họa va đụng thì công ty còn chấp nhận bồi thường thiệt
hại xe do các hiểm họa khác gây ra. Nếu mua gói comprehensive coverage thì không cần
thiết phải mua khoản collision coverage. Bảo hiểm này không quan tâm lỗi là do người được
bảo hiểm gây ra cho bên thứ 3 hay bên thứ 3 gây ra cho người được bảo hiểm. Trong trường
hợp lỗi là do người khác gây ra cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm có 2 lựa
chọn: cách thứ nhất là nhận tiền bồi thường từ chính công ty bảo hiểm của mình qua đơn bảo
hiểm thiệt hại vật chất xe, rồi cho phép công ty bảo hiểm của mình thế quyền đòi lại bên kia.
Cách thứ 2 là nhận tiền bồi thường từ công ty bảo hiểm của bên gây tai nạn dưới đơn trách
nhiệm bên thứ 3 của người đó.

6.1.3. Bảo hiểm trách nhiệm cá nhân

Trách nhiệm pháp lý (Legal liability)

Mỗi người có một số quyền hợp pháp. Vi phạm pháp lý là vi phạm quyền hợp pháp của một
người hoặc không thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý đối với một người nào đó hoặc với xã hội
nói chung.

Có thể chia vi phạm pháp lý thành ba nhóm rộng. Phạm tội là một vi phạm pháp lý đối với
xã hội mà hình phạt có thể là: phạt tiền, phạt tù, hoặc tử hình. Vi phạm hợp đồng cũng là
một loại sai phạm pháp lý. Cuối cùng, vi phạm dân sự (ngoài hợp đồng) là vi phạm pháp lý
tại đó pháp luật cho phép khắc phục dưới hình bồi thường thiệt hại bằng tiền. Người mà bị
thương hoặc bị tổn hại (gọi là nguyên đơn) bởi hành động của người khác (người gây ra lỗi
hoặc bị đơn) có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Vi phạm dân sự (vi phạm ngoài hợp đồng) thường được phân thành ba loại:

68
• Cố tình vi phạm
• Trách nhiệm nghiêm ngặt (trách nhiệm tuyệt đối)
• Sự cẩu thả (negligence)

Trong bảo hiểm trách nhiệm, các công ty bảo hiểm đặc biệt quan tâm đến vi phạm trách
nhiệm dân sự do cẩu thả (negligence).

Tổng quan về bảo hiểm trách nhiệm

Vi phạm trách nhiệm dân sự do cẩu thả là một loại vi phạm phổ biến và có thể để lại hậu quả
cho đời sống của người khác hoặc nghiêm trọng hơn có thể tiềm ẩn hậu quả mang tính thảm
họa. Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bảo hiểm trách nhiệm, một loại hình bảo hiểm
được thiết kế để bảo vệ chống lại hậu quả về tài chính gây ra do sự cẩu thả: một loại trách
nhiệm pháp lý ngoài hợp đồng. Đơn bảo hiểm trách nhiệm đồng ý trả số tiền mà người được
bảo hiểm bắt buộc về pháp lý phải đền bù bằng tiền do sự bất cẩn của mình gây ra, nhưng
đơn chỉ chi trả tối đa đến giới hạn đơn (limit) khi trách nhiệm đó phát sinh do hành vi của
người được bảo hiểm thuộc phạm vi bảo hiểm. Ngoài ra, bảo hiểm này cũng thường được
gọi là bảo hiểm bên thứ ba (third party) bởi vì đơn bảo hiểm này bồi thường cho người
không phải là các bên trong hợp đồng (2 bên trong hợp đồng là công ty bảo hiểm và người
được bảo hiểm). Bên thứ 3 là người bị người được bảo hiểm làm bị thương và người được
bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi thường cho người thứ 3 đó vì những trách nhiệm anh gây
ra, lúc đó công ty bảo hiểm sẽ thay mặt người được bảo hiểm đứng ra trả bồi thường cho bên
thứ 3.

Bên cạnh cam kết trả số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải
trả, hầu hết trong các đơn bảo hiểm trách nhiệm cũng bao gồm điều khoản công ty bảo hiểm
sẽ đại diện bảo vệ khách hàng của mình trong các vụ kiện về trách nhiệm pháp lý được bảo
hiểm theo đơn. Ví dụ, đơn bảo hiểm trách nhiệm người điều khiển xe cơ giới sẽ bảo vệ
quyền lợi cho khách hàng (người được bảo hiểm) trong vụ kiện cáo buộc sự bất cẩn khi điều
khiển xe dẫn đến gây tai nạn làm thiệt hại tới người thứ 3. Và thường công ty bảo hiểm cũng
trả tiền tòa án phí và phí luật sư nếu thân chủ của mình bị tuyên phải chịu trách nhiệm cho
thiệt hại đã gây ra.
69
Ngoài những đơn bảo hiểm trách nhiệm cá nhân hay mua như trách nhiệm nhà ở và trách
nhiệm xe (đã được lồng ghép vào đơn bảo hiểm trọn gói nhà và xe trên phần tài sản) thì còn
có một số đơn bảo hiểm khách hàng cá nhân cũng

6.1.3.1. Bảo hiểm trách nhiệm toàn diện cho cá nhân (Comprehensive Personal
Liability)

Đơn bảo hiểm trách nhiệm chung nhất được thiết kế cho cá nhân là đơn bảo hiểm trách
nhiệm toàn diện cá nhân (CPL). Phạm vi bảo hiểm toàn diện nghĩa là đơn này bảo hiểm cho
mọi rủi ro phát sinh từ trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm chỉ cần rủi ro đó không
thuộc mục loại trừ (exclusion). Nói chung, phạm vi bảo hiểm thường là các rủi ro pháp lý cá
nhân không phải từ hoạt động kinh doanh, không phải do điều khiển xe gây ra,

6.1.3.2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (professional liability)

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý của ngưòi được bảo
hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Công ty bảo hiểm cung cấp sự bảo
đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách
nhiệm dân sự phát sinh từ việc hành nghề chuyên môn (có thể do hành động sợ suất hoặc
thiếu sót của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính cũng như của nhân viên của họ).
Đơn bảo hiểm này vừa cung cấp cho khách hàng cá nhân vừa cung cấp cho khách hàng
doanh nghiệp.

Một số nghề nghiệp sau thường mua loại bảo hiểm này như: Nha sĩ, bác sĩ, công chứng viên,
kiến trúc sư, luật sư, kỹ sư…

6.2. Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và trách nhiệm doanh nghiệp.
Tại mục 7.1, chúng ta đã tìm hiểu chủ yếu về các đơn bảo hiểm cung cấp cho khách hàng cá
nhân hoặc hộ gia đình. Phần này sẽ tiếp tục giới thiệu tổng quan về một số loại hình bảo
hiểm được thiết kế cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh. Có rất nhiều đơn bảo
hiểm cung cấp cho các doanh nghiệp hiện có trên thị trường có thể kể đến như: Bảo hiểm tài
sản thương mại, bảo hiểm máy móc thiết bị và nồi hơi, bảo hiểm vận chuyển hàng hóa, bảo

70
hiểm trách nhiệm thương mại chung, bảo hiểm xe dùng trong thương mại, bảo hiểm bồi
thường người lao động và trách nhiệm chủ sở hữu lao động.

Dù tiểu mục của phần này phân định rõ bảo hiểm thương mại thành hai phần là bảo hiểm tài
sản và bảo hiểm trách nhiệm, tuy nhiên đó là cách phân chia nhằm mục đích giúp sinh viên
phân biệt hai loại hình này, còn trong quá trình trình bày, có thể trong phần tài sản vẫn bàn
về bảo hiểm trách nhiệm bởi thực tế loại bảo hiểm thương mại thường được cung cấp trong
bảo hiểm trọn gói (package policy) trong đó có kết hợp cả những bảo hiểm tài sản và bảo
hiểm trách nhiệm như một sự kết hợp phổ biến. Cũng có doanh nghiệp mua riêng rẻ từng
bảo hiểm liệt kê trên.

6.2.1. Bảo hiểm tài sản thương mại

Đơn bảo hiểm thương mại trọn gói (Commercial package policy)

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng từ các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm đã cho ra đời những
đơn bảo hiểm trọn gói. Đơn bảo hiểm trọn gói là sự kết hợp của hai hay nhiều loại hình bảo
hiểm riêng lẻ vào cùng một đơn bảo hiểm. Nếu bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm
được kết hợp vào một đơn duy nhất, nó còn được gọi là đơn bảo hiểm đa tuyến (multiple-
line policy), ngược lại một đơn bảo hiểm chỉ cung cấp một loại hình bảo hiểm duy nhất được
gọi là đơn bảo hiểm đơn tuyến (monoline policy)

Khi so sánh với các đơn bảo hiểm riêng lẻ, đơn trọn gói (package) có một số lợi thế nhất
định. Có ít lỗ hỗng trong phần phạm vi bảo hiểm hơn; người được bảo hiểm phải trả phí bảo
hiểm tương đối thấp hơn trả cho từng đơn riêng lẻ; tiết kiệm trong chi phí hơn cho phía công
ty bảo hiểm.

Phần này sẽ thảo luận về hình thức và nội dung đơn trọn gói, loại hình đơn được các doanh
nghiệp ưa chuộng. Đơn trọn gói có thể được dùng để bảo hiểm khách sạn, chung cư, cao ốc
văn phòng, trung tâm thương mại, nhà thờ, trường học, nhà xưởng, cụm nhà máy và đa dạng
các công ty khác. Nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau có thể được thiết kế lại thành 1 đơn
trọn gói để bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản và do trách nhiệm gây ra, ngoại trừ

71
những loại hình như trách nhiệm nghề nghiệp, bồi thường cho người lao động và cam kết
bão lãnh trái phiếu.

Thông thường, mỗi đơn trọn gói bao gồm: (1) trang tuyên bố chung của đơn, (2) trang điều
kiện đơn chung và (3) các đơn bảo hiểm riêng cho từng loại hình.

6.2.1.1. Tuyên bố chung của đơn (Common Policy Declarations)

Mỗi đơn trọn gói đều có trang tuyên bố chung của đơn. Trang này chứa những thông tin như
tên và địa chỉ người được bảo hiểm, thời hạn đơn (thời gian bảo hiểm), mô tả tài sản được
bảo hiểm, danh sách các phần được bảo hiểm, phí bảo hiểm.

6.2.1.2. Điều kiện chung của đơn (Common Policy Conditions)

Mỗi đơn trọn gói cũng có trang điều kiện đơn, điều kiện này áp dụng chung cho các loại
hình bảo hiểm có trong đơn. Một số nội dung tóm tắt về điều kiện chung của đơn thường gặp
như:

- Điều khoản hủy bỏ (cancellation): Mỗi bên trong hợp đồng có thể hủy bỏ hợp đồng
nhưng phải thông báo trước cho bên còn lại. Nhà bảo hiểm có thể đưa thông bảo hủy
bỏ ít nhất trước 10 ngày cho trường hợp không đóng phí, các lý do khác phải thông
báo trước 30 ngày. Nếu nhà bảo hiểm là người hủy đơn, phí sẽ được trả lại theo tỷ lệ.
Còn nếu khách hàng là người hủy bỏ, phí hoàn trả có thể ít hơn tỷ lệ.
- Thay đổi (changes): Bất cứ thay đổi hay điều chỉnh nội dung nào trong đơn đều phải
được nhà bảo hiểm phát hành sửa đổi bổ sung (endorsement)
- Kiểm tra sổ sách và hồ sơ (Examination of books and records): Công ty bảo hiểm có
quyền kiểm tra sổ sách và hồ sơ liên quan của người được bảo hiểm bất cứ lúc nào
trong thời hạn đơn và lên đến ba năm sau khi đơn kết thúc.
- Điều tra và khảo sát (Inspections and surveys): Công ty bảo hiểm có quyền tiến hành
kiểm tra và khảo sát những tài sản được bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm (Premiums): Tại trang tuyên bố chung, có thể có nhiều hơn 1 người
được bảo hiểm. Người được bảo hiểm được liệt kê đầu là người chịu trách nhiệm
đóng phí bảo hiểm.
72
- Chuyển giao quyền và nghĩa vụ (Transfer of rights and duties): Quyền và nghĩa vụ
của người được bảo hiểm được quy định trong đơn không thể chuyển giao mà không
có sự đồng ý bằng văn bản của nhà bảo hiểm.

6.2.1.3. Các đơn bảo hiểm riêng

Ngoài những thông tin và điều kiện chung, đơn trọn gói cũng bao gồm một hoặc nhiều hơn
một form mẫu phạm vi bảo hiểm riêng cho từng loại hình mà doanh nghiệp chọn cho phù
hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Trong từng form mẫu sẽ có riền trang thông tin và điều
kiện cụ thể cho tài sản nào được bảo hiểm dưới đơn này, các điều khoản bảo hiểm riêng và
những nguyên nhân nào sẽ được bảo hiểm

6.2.1.3.1. Bảo hiểm tòa nhà và tài sản thương mại (Commercial building and
business personal Property Coverage Form)

Đơn bảo hiểm tòa nhà và Tài sản thương mại là đơn được sử dụng rộng rãi để bảo hiểm cho
những thiệt hại vật chất trực tiếp đến các tài sản kinh doanh như nhà xưởng, tòa nhà và các
tài sản bên trong thuộc sở hữu của người được bảo hiểm (doanh nghiệp). Ngoài ra nó cũng
bảo hiểm cho các tài sản của người khác nhưng hiện đang được trông giữ, bảo quản và kiểm
soát của người được bảo hiểm. Khách hàng có thể lựa chọn cấp đơn bảo hiểm riêng cho
phần tòa nhà hoặc riêng chi tài sản bên trong. Hoặc cả hai trong cùng một đơn bảo hiểm.
Phạm vi bảo hiểm cũng có thể được mở rộng để chi trả cho một số chi phí khác như chi phí
dọn dẹp hiện trường, chi phí chữa cháy…

6.2.1.3.2. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh (Business income insurance)

Các doanh nghiệp kinh doanh nếu không may xảy ra thiệt hại trực tiếp từ những rủi ro như
cháy nổ hay thiệt hại tài sản thì sau đó thường bị kèm theo tổn thất gián tiếp là công việc
kinh doanh bị trì trệ, mất lợi nhuận trong khi vẫn phải trả những chi phí cố định và tốn một
khoản thời gian để khôi phục lại được điều kiện kinh doanh như ban đầu. Như vậy, thiệt hại
lợi nhuận trong kinh doanh là hệ quả từ thiệt hại tài sản trực tiếp. Bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh (business interruption insurance) hay còn có tên bảo hiểm thu nhập kinh doanh được
thiết kế để bảo hiểm cho rủi ro mất thu nhập trong kinh doanh. Thường thì đơn này hay được
73
bán kèm trong đơn trọn gói (package) kèm theo một đơn tài sản chính. Trên thực tế, những
đơn bảo hiểm tài sản sẽ bảo hiểm cho những tổn thất cơ bản như nhà xưởng, máy móc thiết
bị… nhưng người được bảo hiểm còn bị thiệt hại nhiều hơn thế, số tiền bồi thường từ đơn tài
sản thực tế không đủ cho những chi phí doanh nghiệp thực sự mất mát bởi vì họ cần một
khoản thời gian khắc phục có thể vài tháng thậm chí vài năm để doanh nghiệp hoạt động như
cũ. Trong thời gian đó, doanh nghiệp vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, nhân công và nhiều
chi phí khác trong giai đoạn tái thiết. Do vậy, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh đã bổ sung vào
nhu cầu trên.

6.2.1.3.3. Bảo hiểm vận chuyển (transportation insurance)

Hàng tỷ đô la giá trị hàng hóa được vận chuyển bởi các doanh nghiệp vận chuyển hoặc xuất
nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp sản xuất nói chung mỗi năm. Trong quá trình vận
chuyển, những hàng hóa này chịu nhiều rủi ro như rủi ro mất cắp, phương tiện vận chuyển
gặp tai nạn hoặc tàu bị chìm. Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng nhiều phương tiện,
đường thủy, đường bộ, hàng không hoặc đa phương tiện. Bởi vì có những rủi ro trên trong
mậu dịch mà có nhu cầu bảo hiểm hàng hải như đã giới thiệu trong phần lịch sử bảo hiểm,
bảo hiểm hàng hải cũng là một hình thức bảo hiểm vận chuyển, bảo hiểm hàng hải i là một
trong những hình thức bảo hiểm vận chuyển lâu đời nhất và truyền thống nhất vì khối lượng
hàng hóa cũng như giá trị hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển dù trong quá khứ hay
hiện tại cũng chiếm tỷ trọng cao.

Ngày nay, bảo hiểm hàng hải (Ocean marine insurance) cung cấp sự bảo vệ cho hàng hóa
vận chuyển bằng đường thủy (trên mặt nước). Các loại phương tiện đường thủy như tàu,
bè… và hàng hóa trên phương tiện đó được bảo hiểm dưới đơn bảo hiểm hàng hải. Ngoài
bảo hiểm về thân tàu (hull) và hàng hóa trên tàu (cargo), còn có bảo hiểm trách nhiệm pháp
lý (P&I) cho chủ sở hữu tàu hoặc chủ sở hữu hàng hóa. Bảo hiểm hàng hải chịu sự điều
chỉnh của bộ luật hàng hải, các tập quán thương mại quốc tế, và nhiều hội nghề.

Bảo hiểm vận chuyển nội địa (Inland marine insurance) cung cấp sự bảo vệ đối với hàng hoá
vận chuyển trên đất liền. Bảo hiểm này phát triển từ gốc là bảo hiểm hàng hải, xuất phát từ
nhu cầu là ngoài lúc hàng hóa được chất lên tàu cho đến khi cập cảng sẽ được bảo vệ dưới
74
đơn hàng hải thì hàng còn được vận chuyển từ kho đến bến cảng trước khi lên tàu, do đó
phải có đơn bảo hiểm vận chuyển trên đất liền như nhu cầu phát sinh. Đơn này bao gồm bảo
hiểm nhập khẩu và xuất khẩu, vận chuyển nội địa và phương tiện vận tải như cầu và đường
hầm. Chú ý không nên nhầm lẫn Inland marine insurance là vận chuyến đường thủy nội địa
(đường sông)

6.2.2. Bảo hiểm trách nhiệm thương mại

Một công ty sản xuất trong quá trình kinh doanh có thể đối mặt với những vụ kiện của người
tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, hoặc gây ra ô nhiễm môi trường sống xung quanh nhà
máy, hoặc trong quá trình vận hành nhà máy gây thương tích cho người khác. Bất kỳ vụ kiện
cáo nào cũng tốn nhiều thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp, chưa kể tới hao tổn về danh
tiếng. Chính vì lý do trên, đơn bảo hiểm trách nhiệm thương mại cung cấp cho doanh nghiệp
sự bảo vệ cần thiết trong những trường hợp doanh nghiệp bị bên thứ 3 kiện.

6.2.2.1. Bảo hiểm trách nhiệm chung

Trách nhiệm chung (general liability) liên quan đến trách nhiệm pháp lý phát sinh từ các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho bên thứ 3 nhưng không kể những là tai nạn do
xe của doanh nghiệp gây ra và cũng không tính thương tích của nhân viên (được bảo hiểm
dưới đơn khác).

Bởi vì mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó trách
nhiệm pháp lý mỗi doanh nghiệp phải đối mặt cũng không giống nhau. Nhưng thông thường
những rủi ro trách nhiệm pháp lý phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể đến từ:

• Địa điểm và vận hành của doanh nghiệp


• Trách nhiệm do sản phẩm
• Trách nhiệm vận hành ngoài khuôn viên
• Trách nhiệm hợp đồng
• Trách nhiệm ngẫu nhiên

75
Đơn bảo hiểm trách nhiệm thương mại chung (commercial general liability) hay còn được
gọi tắt là đơn CGL là đơn bảo hiểm được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để bảo hiểm
cho tổn thất về người và tài sản gây ra cho người khác do lỗi trách nhiệm của doanh nghiệp.
Đơn này thường có 2 loại sử dụng thay thế là: Đơn dựa trên cơ sở khiếu nại được lập
(claims-made form) và đơn trên cơ sở phát sinh sự cố (occurrence form). Trong đó, hầu hết
các đơn trách nhiệm chung đều được cấp là đơn phát sinh sự cố (occurrence form), đơn này
sẽ đền bù cho bất cứ thương tật và thiệt hại của bên thứ ba xảy ra trong thời hạn bảo hiểm
của đơn. Đơn khiếu nại được lập (claim-made) thì chỉ đền khi nào có khiếu kiện trong thời
hạn bảo hiểm

6.2.2.2. Bảo hiểm bồi thường người lao động (workers compensation insurance)

Mỗi năm, có hàng triệu công nhân bị thương hoặc bị bệnh trên thế giới do tai nạn lao động
hoặc bệnh do môi trường công việc gây ra. Hầu như ở đâu cũng có luật bảo vệ quyền lợi của
người lao động như quy định khoản bồi thường cho người lao động nhằm bù đắp cho họ khi
không may bị thương tích hoặc bệnh nghề nghiệp. Chủ sử dụng lao động có thể phải đối mặt
với trách nhiệm pháp lý nếu người lao động bị thương hoặc bệnh do công việc, do đó, các
công ty bảo hiểm có đưa ra gói bảo hiểm bồi thường người lao động (workers compensation
insurance), một loại đơn trách nhiệm mà chủ doanh nghiệp là người mua bảo hiểm và cũng
là người được bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm phải bồi thường cho người
lao động khi không may xảy ra tai nạn lao động/ bệnh nghề nghiệp, và người thụ hưởng là
người lao động hoặc gia đình của người lao động. Đơn bảo hiểm này sẽ chi trả các khoản
chăm sóc y tế, hỗ trợ tiền mặt, trợ cấp sống sót và các dịch vụ tái hòa nhập cuộc sống cho
công nhân bị thương hoặc chết do tai nạn lao động hay bệnh tật. Các khoản trợ cấp được trả
dựa trên nguyên tắc trách nhiệm mà không có lỗi (liability without fault). Chủ sử dụng lao
động là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về những tai nạn liên quan đến tai nạn và bệnh tật
bất kể lỗi

Đơn bảo hiểm bồi thường người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động cung
cấp phạm vi bảo hiểm như sau:

Bồi thường cho người lao động


76
Đơn bảo hiểm này cung cấp phạm vi bảo hiểm là bồi thường cho người lao động, nhà bảo
hiểm đồng ý thanh toán cho tất cả công nhân quyền lợi bồi thường và các lợi ích khác mà
người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm pháp lý chi trả cho người lao động bị thương
tích do công việc hoặc bệnh nghề nghiệp.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Công ty bảo hiểm sẽ bảo vệ cho người sử dụng lao động chống lại các vụ kiện bởi những
người lao động bị thương trong quá trình làm việc hoặc bệnh nghề nghiệp nếu họ vẫn cảm
thấy số tiền bồi thường đã nhận được là chưa thỏa đáng hoặc nguyên do dẫn đến bị thương
hoặc bị bệnh không phải do công việc, do đó, dưới đơn bảo hiểm này, nguyên nhân gây
thương tích bệnh tật sẽ bị loại trừ nhưng người lao động bị thương vẫn tin rằng chủ doanh
nghiệp cũng phải chịu trách nhiệm, vì vậy họ đi kiện chủ doanh nghiệp.

6.2.2.3. Bảo hiểm trách nhiệm xe sử dụng cho mục đích thương mại (commercial
auto insurance)

Nếu tổ chức kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân thì xe sử dụng trong kinh
doanh có thể được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xe mục đích cá nhân (Personal auto policy).
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức là công ty hợp danh, trách nhiệm
hữu hạn hoặc cổ phần, xe được dùng cho công ty sẽ được bảo hiểm dưới đơn bảo hiểm xe
mục đích thương mại (commercial auto policy). Có nhiều mẫu đơn khác nhau được để đáp
ứng các nhu cầu bảo hiểm khác nhau cho xe dùng trong mục đích thương mại. Khách hàng
doanh nghiệp có thể mua riêng từng đơn rời hoặc bao gồm form này trong bảo hiểm gói
(package policy).

77
CHƯƠNG 7: BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Dẫn nhập: Rủi ro liên quan đến con người
Để bắt đầu tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm nhân thọ hiện có trên thị trường,
chương này sẽ bắt đầu giới thiệu về rủi ro con người có thể gặp phải để rồi từ đó sẽ có từng
loại bảo hiểm được thiết kế giúp chúng ta đối phó với từng loại rủi ro trên.

Rủi ro cá nhân là những rủi ro liên quan đến việc mất khả năng tạo ra thu nhập, bao gồm: tử
vong sớm, tuổi già (sống trường thọ hay về hưu), đau ốm hoặc tàn tật, và thất nghiệp.

Để giúp cá nhân đối phó những rủi ro gây ra mất thu nhập ở trên, những lý thuyết về quản trị
rủi ro vẫn phải được áp dụng. Một số chương trình cung cấp sự bảo vệ cho những rủi ro cá
nhân gặp phải có thể kể đến: chương trình bảo hiểm xã hội do chính phủ cung cấp có thể bảo
vệ trong trường hợp chết, tàn tật, về hưu hay thất nghiệp. Một số doanh nghiệp có những lợi
ích gia tăng cho nhân viên như mua bảo hiểm sức khỏe và tai nạn cho công nhân viên của
mình, hay đóng thêm quỹ hưu trí cho nhân viên. Tuy nhiên, chính phủ và công ty chỉ đáp
ứng tới một mức nào đó, khi cá nhân cảm thấy không đủ so với nhu cầu của bản thân, người
đó có thể để dành tiết kiệm hoặc đi đầu tư hoặc mua bảo hiểm tư nhân cho khoản nhu cầu
gia tăng. Tuy nhiên ở khuôn khổ môn học, chúng ta chỉ dừng ở mức tìm hiểu về bảo hiểm tư
nhân, còn các gói bảo hiểm xã hội sẽ được giới thiệu ở một môn học khác hoặc đọc thêm.

Rủi ro tử vong sớm (Risk associated with premature death)

Tử vong có thể được định nghĩa là cái chết của một người đứng đầu gia đình với những
nghĩa vụ tài chính chưa được hoàn thành, chẳng hạn như còn người phụ thuộc cần nuôi
dưỡng, con nhỏ cần học hành, và tiền mua nhà nợ ngân hàng chưa thanh toán. Chết sớm gây
ra những vấn đề tài chính nghiêm trọng cho những thành viên còn sống trong gia đình vì các
khoản thu nhập tương lai của người chết trong gia đình bị mất. Đó là còn chưa kể chi phí
liên quan đến tử vong như là chi phí tang lễ, thanh toán các khoản nợ của cá nhân.

Rủi ro sống trường thọ (Longevity risk)

Ngược lại với rủi ro tử vong sớm ở trên là rủi ro sống quá lâu. Nguy cơ sống trường thọ là
nguy cơ sống quá lâu, loại rủi ro này có thể là ít để lại hậu quả nghiêm trọng hơn so với tử
78
vong sớm. Tuy nhiên đó cũng là một nguy cơ cần được chú ý. Khi con người ta già đi thì
khả năng lao động cũng kém dần, nguy cơ đau yếu bệnh tật cũng gia tăng, làm giảm khả
năng tạo ra thu nhập, chưa kể tùy từng quốc gia, sẽ có ban hành độ tuổi nghỉ hưu.

Ngày nay, nghỉ hưu là một sự kiện quan trọng trong sự nghiệp của đời người. Thật vậy, có
thể nói rằng mọi người làm việc cả đời tuổi trẻ để chuẩn bị cho khi nghỉ hưu. Rủi ro liên
quan đến việc nghỉ hưu là cá nhân không tích lũy đủ tiền và tài sản để trang trải cho nhu cầu
sống mức tiêu chuẩn. Hoặc tiền tích lũy chỉ đủ cho đến một độ tuổi nhất định và không đủ
nếu cá nhân đó sống quá thọ.

Rủi ro liên quan đến tàn tật (Risks associated with disability)

Tương tự như rủi ro tử vong sớm, rủi ro mất thu nhập do tàn tật cũng đem lại nhiều gánh
nặng cho cá nhân. Tuy nhiên về cơ bản thì 2 loại rủi ro này cũng khác nhau. Nếu như người
được bảo hiểm không có ai phụ thuộc, nếu anh ta tử vong thì gánh nặng tài chính để lại có
thể không đáng kể và nhu cầu bảo hiểm nhân thọ cũng không cần thiết, còn nếu anh ta bị tàn
tật do tai nạn hay ốm đau, anh ta vẫn cần tiền để trang trải cuộc sống và trả viện phí trong
khoản thời gian bị tàn tật. Nhu cầu tài chính thậm chí có thể là gánh nặng tương tự trường
hợp tử vong sớm nếu người bị tàn tật là trụ cột gia đình và có người phụ thuộc.

Rủi ro thất nghiệp (Risk of unemployment)

Chúng ta đã đề cập đến ba trong số bốn rủi ro gây ra mất thu nhập cá nhân như: chết sớm,
sống thọ và tàn tật. Rủi ro thứ tư là rủi ro về thất nghiệp. Với rủi ro này, về mặt kỹ thuật
quản lý rủi ro cơ bản là giống như những kỹ thuật dùng để quản lý các rủi ro mất mát thu
nhập khác nhưng rủi ro này ít sự lựa chọn hơn. Hầu hết chương trình chuyển giao loại rủi ro
này phổ biến nhất là chương trình bảo hiểm thất nghiệp nhà nước và hầu như chỉ cho thất
nghiệp không tự nguyện

7.1. Một số đặc điểm riêng biệt của bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ cũng là một loại hình bảo hiểm, do đó nó cũng là một hình thức chia sẻ
rủi ro, một phương tiện kinh tế thông qua đó rủi ro tử vong được chuyển giao từ một cá nhân
sang cho một nhóm người. Tuy nhiên, yếu tố ngẫu nhiên được bảo hiểm có một số đặc điểm

79
riêng làm cho nó trở nên khác biệt. Do đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng khác với
những hợp đồng bảo hiểm khác về nhiều phương diện. Sự kiện được bảo hiểm trong bảo
hiểm nhân thọ là một sự kiện cuối cùng chắc chắn cũng xảy ra. Không ai sống bất tử. Tuy
vậy, bảo hiểm nhân thọ lại không vi phạm yêu cầu về rủi ro có thể được bảo hiểm phải là rủi
ro không chắc chắn. Vì rủi ro được bảo hiểm trong trường hợp này không phải là liệu một
người có chết không mà là khi nào (when) anh ta chết, và rủi ro đó tăng lên theo năm. Khả
năng xảy ra tổn thất của một đơn bảo hiểm sẽ lớn hơn trong năm thứ 2 của hợp đồng (so với
năm đầu) và lớn dần qua các năm sau đó cho đến khi người được bảo hiểm qua đời. Thông
qua cơ chế luật số lớn, chúng ta có thể thấy công ty bảo hiểm sẽ trả một số tiền cụ thể cho
người thụ hưởng khi người được bảo hiểm chết.

Không có khả năng tổn thất một phần trong bảo hiểm nhân thọ như vẫn thường thấy trong
bảo hiểm phi nhân thọ. Vì vậy, tất cả các hợp đồng là hợp đồng thanh toán bằng tiền mặt.
Trong trường hợp tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ trả số tiền đã ghi từ trước trong hợp
đồng. Ví dụ, trong bảo hiểm xe cơ giới, số tiền bảo hiểm là $30.000, nếu xe hư hại một phần
với tổng thiệt hại là $7.000 thì người được bảo hiểm nhận đúng số tiền $7.000 hoặc ít hơn
chứ không được nhận toàn bộ số tiền $30.000. Tuy nhiên với bảo hiểm nhân thọ, nếu hợp
đồng bảo hiểm với số tiền $300.000 và chỉ mới đóng phí hơn 1 năm, khi người được bảo
hiểm không may qua đời, người thụ hưởng sẽ nhận đủ số tiền đã được quy định trong đơn là
$300.000.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không phải là hợp đồng bồi thường. Nguyên tắc bồi thường
áp dụng trong trường hợp bảo hiểm nhân thọ trên cơ sở có điều chỉnh. Trong hầu hết các loại
bảo hiểm, bảo hiểm cố gắng đưa cá nhân về lại vị trí tài chính tương tự như trước đó khi tổn
thất xảy ra. Rõ ràng là, điều này là không thể áp dụng được trong bảo hiểm nhân thọ. Một sự
thật đơn giản là chúng ta không thể định giá mạng sống của con người.

Theo nguyên tắc chung, mọi hợp đồng bảo hiểm phải đáp ứng được nguyên tắc quyền lợi có
thể được bảo hiểm, nhưng trong bảo hiểm nhân thọ, nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo
hiểm được áp dụng khác với bảo tài sản và trách nhiệm. Khi người mua bảo hiểm cũng là
người được bảo hiểm, không có vấn đề pháp lý liên quan đến quyền lợi bảo hiểm. Các tòa án

80
cho rằng mỗi cá nhân có quyền lợi có thể được bảo hiểm không giới hạn đối với cuộc sống
của chính mình và người đó có thể chỉ định quyền lợi được bảo hiểm cho bất kỳ ai. Nói cách
khác, không có giới hạn pháp lý đối với số tiền bảo hiểm một người có thể mua cho cuộc
sống của chính họ và cũng không có giới hạn pháp lý về việc ai được đứng tên thụ hưởng.
Tuy nhiên đó là tính pháp lý về mặt lý thuyết, trên thực tế các công ty bảo hiểm thường giới
hạn cho việc cấp đơn với lý do như công ty có sẵn sàng chấp nhận bảo hiểm cho đơn với số
tiền bảo hiểm như vậy không, công ty bảo hiểm cũng không sẵn lòng cấp đơn nếu người thụ
hưởng không có quyền lợi có thể được bảo hiểm hiển nhiên

Vấn đề về quyền lợi có thể được bảo hiểm phát sinh khi người mua bảo hiểm không phải là
người được bảo hiểm. Trong những trường hợp như vậy, pháp luật yêu cầu quyền lợi có thể
được bảo hiểm phải tồn tại vào thời điểm hợp đồng được ký kết. Một số mối quan hệ tồn tại
quyền lợi có thể được bảo hiểm như: vợ và chồng có quyền lợi có thể được bảo hiểm lẫn
nhau. Hầu hết cha mẹ có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với con cái. Công ty có quyền
lợi có thể được bảo hiểm đối với sự sống của giám đốc điều hành công ty. Chủ nợ có quyền
lợi có thể được bảo hiểm đối với sự sống của con nợ.

Trên thực tế, vấn đề quyền lợi có thể được bảo hiểm hiếm khi xảy ra với bảo hiểm nhân thọ
vì hầu hết các đơn bảo hiểm nhân thọ được mua bởi chính người được bảo hiểm. Thêm vào
đó, công ty bảo hiểm cũng yêu cầu có sự chấp thuận bằng văn bản của người được bảo hiểm.

7.2. Phân loại chung bảo hiểm nhân thọ


Theo cách thức mà các sản phẩm bảo hiểm được tiếp thị, bảo hiểm nhân thọ có thể chia
thành ba nhóm:

• Bảo hiểm nhân thọ cá nhân (Individual life insurance)


• Bảo hiểm nhân thọ theo nhóm (Group life insurance)
• Bảo hiểm nhân thọ tín dụng tử kỳ (Credit life insurance)

7.2.1. Bảo hiểm nhân thọ cá nhân (Individual life insurance)

Bảo hiểm nhân thọ cá nhân là sản phẩm được thiết kế để bán cho cá nhân, thường thông qua
đại lý bảo hiểm nhân thọ. Phí bảo hiểm được trả hàng năm, nửa năm, hàng quý, hoặc hàng

81
tháng. Bảo hiểm nhân thọ cá nhân là sản phẩm chủ yếu trong bảo hiểm nhân thọ nói chung.
Tại Hoa Kỳ, bảo hiểm nhân thọ cá nhân chiếm khoảng 54% tổng giá trị hợp đồng các đơn
bảo hiểm nhân thọ

7.2.2. Bảo hiểm nhân thọ theo nhóm (Group life insurance)

Bảo hiểm nhân thọ theo nhóm là chương trình bảo hiểm được cung cấp cho một số người
dưới cùng một hợp đồng, gọi là đơn bảo hiểm theo nhóm. Nói chung, đơn này thường được
cấp cho người sử dụng lao động vì lợi ích của nhân viên hoặc có thể được sử dụng cho các
nhóm gần gũi, mật thiết khác. Mỗi thành viên là cá nhân trong nhóm sẽ nhận được giấy
chứng nhận được xem là bằng chứng về quyền lợi được bảo hiểm, nhưng hợp đồng bảo
hiểm là giữa người sử dụng lao động và công ty bảo hiểm.

Các chương trình bảo hiểm nhân thọ theo nhóm do người sử dụng lao động mua có thể dưới
dạng hợp đồng đóng góp hoặc không đóng góp. Theo dạng hợp đồng đóng góp, người sử
dụng lao động và nhân viên cùng chia sẻ phí bảo hiểm, hay nói cách khác, người sử dụng lao
động sẽ đóng một phần, phần còn lại mỗi nhân viên tự bù vào, loại hình này phổ biến hơn.
Theo hợp đồng dạng không đóng góp thì người sử dụng lao động sẽ thanh toán toàn bộ phí.

7.2.3. Bảo hiểm nhân thọ tín dụng tử kỳ (Credit life insurance)

Bảo hiểm nhân thọ tín dụng tử kỳ thường được bán thông qua các định chế cho vay, người
mua bảo hiểm này là khách hàng của định chế cho vay, thường là những người vay ngắn hạn
dự tính vay mua hàng tiêu dùng hoặc hoặc các doanh nghiệp bán lẻ vay tài khoản mua hàng
thanh toán định kỳ. Định chế cho vay cũng sẽ phát hành bảo hiểm này với kỳ hạn 10 năm
khi người vay mua nhà thế chấp (mortgage). Bảo hiểm nhân thọ tín dụng tử kỳ bảo vệ cả
người cho vay và người đi vay chống lại sự mất mát về tài chính trong trường hợp người đi
vay chết đột ngột trước khi hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ. Cuộc sống của người đi vay
được bảo hiểm bằng khoản tiền liên quan đến số dư nợ tồn đọng của khoản vay. Bảo hiểm là
bảo hiểm kỳ hạn với số tiền bảo hiểm giảm theo số dư nợ. Các nhà bảo hiểm cung cấp bảo
hiểm nhân thọ tín dụng thông qua các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, credit
unions, doanh nghiệp bán hàng trả chậm. Những tổ chức cho vay này đóng vai trò người thụ
hưởng trong hợp đồng, người đi vay là người được bảo hiểm
82
7.3. Một số sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường
Khi tìm hiểu về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên thị trường hoặc qua các công ty bảo
hiểm, khách hàng sẽ dễ rơi vào tình huống khá bối rối vì sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có đủ
loại, cộng thêm mỗi công ty cho ra vài gói bảo hiểm riêng biệt thu hút khách hàng và đặt tên
cho từng gói bảo hiểm này sao cho hấp dẫn khách hàng lại làm cho người mua càng lạc giữa
ma trận thêm. Với hàng chục gói bảo hiểm nhân thọ để lựa chọn dù một số gói bảo hiểm mới
chỉ khác với các đơn cũ ở một vài chi tiết, chúng tôi đã quyết định chọn những đơn điển hình
và phổ biến nhất để giới thiệu và giải thích sự khác biệt chính giữa các loại hình này.

Nếu phân biệt các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dựa trên tính chất hợp đồng thì có rất nhiều
loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hiện nay đang lưu hành như: (1) bảo hiểm nhân thọ kỳ hạn
(term insurance), (2) bảo hiểm nhân thọ trọn đời (whole life), (3) bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
(endowment life), (4) bảo hiểm nhân thọ liên kết chung (universal life), (5) nhân thọ biến đổi
(variable life), và (6) bảo hiểm nhân thọ liên kết chung có thể biến đổi (universal variable
life).

Trong đó, ba loại hợp đồng gồm (1) bảo hiểm nhân thọ kỳ hạn (term insurance), (2) bảo
hiểm nhân thọ trọn đời (whole life), (3) bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp (endowment life) là
những hình thức hợp đồng nhân thọ truyền thống, đã tồn tại lâu đời. Các loại hợp đồng số
(4), (5), (6) là những hình thức hợp đồng biến thể đổi mới từ loại hình truyền thống là bảo
hiểm nhân thọ trọn đời (whole life) những năm gần đây bằng cách kết hợp chức năng cơ bản
của bảo hiểm là bảo vệ với yếu tố đầu tư.

Tuy nhiên, nếu bỏ qua hết những sự khác biệt nhỏ, nói một cách chung nhất thì các sản
phẩm nhân thọ kể trên có thể được gom lại thành 2 lớp chính yếu sau: Bảo hiểm nhân thọ tử
kỳ (term insurance), là những sản phẩm bảo hiểm chỉ đơn thuần cung cấp sự bảo vệ; nhóm
còn lại là những sản phẩm có yếu tố tiết kiệm hoặc đầu tư, được gọi là hợp đồng có giá trị
tiền mặt tích lũy (cash value life insurance). Dựa vào cách phân loại này, các sản phẩm nhân
thọ có thể được chia thành 2 lớp và được minh họa theo hình dưới đây:

Bảo hiểm tử kỳ (Term Insurance) Bảo hiểm có giá trị tiền tích lũy (Cash

83
(mục đích bảo vệ thuần túy) Value Insurance)

(Bảo vệ và tiết kiệm)

Bảo hiểm tử kỳ (Term insurance) * Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (Whole-life
insurance) *

Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp (Endowment


insurance) *

Bảo hiểm nhân thọ liên kết chung


(Universal life insurance)

Bảo hiểm nhân thọ biến đổi (Variable life


insurance)

Bảo hiểm nhân thọ liên kết chung có thể


biến đổi (Variable universal life insurance)

Ghi chú: * là các sản phẩm nhân thọ truyền thống

Ba sản phẩm bảo hiểm nhân thọ truyền thống gồm (1) bảo hiểm nhân thọ tử kỳ (term
insurance), (2) bảo hiểm nhân thọ trọn đời (whole life), (3) bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp
(endowment life)

7.3.1. Bảo hiểm tử kỳ (term insurance)(bảo hiểm có kỳ hạn)

Như tên gọi của sản phẩm, loại bảo hiểm này chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất
định. Từ “term” có nghĩa là bảo hiểm (nhân thọ) trong một “term” hay “giai đoạn/khoảng
thời gian” nhất định nào đó mà bạn chọn với hãng bảo hiểm. Term ở đây có thể là 10, 20,
25, hoặc 30 năm tùy theo lứa tuổi của bạn khi bắt đầu mở chương trình. Nhưng không có
nghĩa là bạn có thể mua bất kỳ loại kỳ hạn nào ở bất kỳ lứa tuổi nào. Sẽ không có hãng bảo
hiểm nào chịu bán cho bạn 30-year term nếu như bạn ở lứa tuổi 70, hay 80. Thậm chí nếu
sức khỏe bạn không được tốt (có nhiều chứng bệnh nan y, hay ung thư) và bạn đang ở tuổi
40 hay 50, thì cũng sẽ không có hãng nào bán cho bạn. Nếu người được bảo hiểm chết trong

84
thời hạn đơn còn hiệu lực, người thụ hưởng sẽ được nhận tiền bảo hiểm. Số tiền này chính là
số tiền ghi trong hợp đồng bảo hiểm, nhưng nếu người được bảo hiểm tử vong sau khi thời
hạn hiệu lực của đơn, thì công ty bảo hiểm không cần phải trả tiền bồi thường cho người thụ
hưởng. Nói cách khác, nếu trong thời hạn hợp đồng, nếu biến cố tử vong xảy ra thì công ty
bảo hiểm thanh toán bảo hiểm, còn nếu sống qua kỳ hạn đơn thì sẽ không nhận được gì cả.

Một trong những bất lợi lớn nhất của loại hình này là phí bảo hiểm phải trả tăng theo thời
gian và càng lớn tuổi thì phí bảo hiểm càng cao, lý do là tỷ lệ tử vong càng cao khi con
người già đi. Trong khi một số công ty bảo hiểm tăng mức phí bảo hiểm hàng năm, thì một
số công ty khác lại tăng sau mỗi 5 năm hoặc 10 năm, tùy thuộc vào hợp đồng và chính sách
từng công ty.

Một số đặc điểm khác của bảo hiểm tử kỳ bao gồm:

• Phí bảo hiểm thấp (low premium)


• Không có giá trị tiền mặt tích lũy (cash value)
• Thường phải tái tục hợp đồng (renewable)
• Có thể chuyển đổi thành bảo hiểm nhân thọ trọn đời (Convertible)

Các loại bảo hiểm tử kỳ

• Bảo hiểm tử kỳ tái tục hàng năm: hợp đồng này được cấp với thời hạn đơn chỉ 1 năm.
Do đó người được bảo hiểm cứ sau mỗi năm sẽ tái tục lại hợp đồng. Trước một số
tuổi quy định, người được bảo hiểm sẽ được tái tục đơn mà không cần kiểm tra lại
sức khỏe hoặc phải chứng mình bản thân còn có khả năng được bảo hiểm
• Bảo hiểm tử kỳ 5, 10, 15, 20, 25, hoặc 30 năm: phí trong suốt các kỳ hạn này thường
như nhau, chỉ tăng khi đơn được tái tục lại
• Bảo hiểm tử kỳ tới 65 tuổi: bảo hiểm cho người được bảo hiểm đến 65 tuổi, sau tuổi
65, đơn hết hiệu lực. Muốn tiếp tục thì có thể chuyển đổi sang bảo hiểm trọn đời,
nhưng việc ra quyết định phải trước tuổi 65.
• Bảo hiểm tử kỳ giảm dần (Decreasing term): Số tiền bảo hiểm giảm mỗi năm, nhưng
phí bảo hiểm đóng lại bằng nhau trong suốt thời hạn đơn.

85
• Bảo hiểm tử kỳ tái gia nhập (Reentry term): phí bảo hiểm tái tục được tính dựa trên
bảng tỷ lệ tử vong nếu người được bảo hiểm định kỳ có thể chứng minh rằng anh ta
có tình trạng sức khỏe tốt và còn khả năng được bảo hiểm
• Bảo hiểm kỳ hạn hoàn phí bảo hiểm (Return of premium term insurance): là loại hợp
đồng mà phí bảo hiểm sẽ được hoàn trả vào cuối thời hạn hiệu lực hợp đồng.

7.3.2. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (whole life insurance)

Ngược lại với bảo hiểm nhân thọ tử kỳ là bảo hiểm nhân thọ trọn đời, có giá trị hiệu lực từ
lúc mua cho đến khi người được bảo hiểm qua đời. So với hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn thì bảo
hiểm nhân thọ trọn đời có phí bảo hiểm đóng cao hơn, bởi vì luôn có một giá trị tiền mặt
(cash value) trong hợp đồng, không giống như với bảo hiểm kỳ hạn. Điều này có nghĩa là
người được bảo hiểm có một quỹ tiền mà anh ta có thể sử dụng để mượn tiền hoặc đóng phí
bảo hiểm trong những năm sau, số tiền bồi thường trong trường hợp người được bảo hiểm
qua đời sẽ trừ đi số tiền vay mượn và chi phí khác. Bảo hiểm nhân thọ trọn đời còn được gọi
là bảo hiểm nhân thọ thông thường. Trong đó, số tiền bảo hiểm được quy định trong hợp
đồng từ trước sẽ chi trả cho người thụ hưởng được chỉ định trong hợp đồng khi người được
bảo hiểm chết. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời ngày nay có rất nhiều biến thể, các
hình thái mới vẫn đang được tiếp tục cải tiến để thay thế cho những hình thức cũ từng rất
phổ biến trong quá khứ.

Một số đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ trọn đời (bảo hiểm nhân thọ thông thường)

Bảo hiểm nhân thọ trọn đời là đơn bảo hiểm thu phí bình quân, có giá trị tiền tích lũy và bảo
vệ suốt đời đến 121 tuổi. Nếu người được bảo hiểm sống sót đến tuổi 121 (khả năng không
xảy ra rất cao), số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả vào thời điểm đó. Bảo hiểm nhân thọ thông
thường có một số đặc điểm cơ bản.

Thứ nhất, như đã nêu ở trên, mức phí bảo hiểm đóng trong suốt thời gian đóng phí bảo hiểm
là như nhau (bình quân). Như vậy, người được bảo hiểm thông thường đang bị đóng mức phí
cao hơn so với mức rủi ro trong những năm đầu hợp đồng và đóng mức phí thấp hơn so với
mức rủi ro trong những năm sau đó.

86
Phí bảo hiểm cao trong những năm đầu được tích lũy theo mức lãi kép và sẽ được sử dụng
để bổ sung cho phần phí thấp hơn trong những năm sau đó của hợp đồng.

Thứ hai, đặc điểm thứ hai là giá trị tiền tích lũy trong hợp đồng, là số tiền trả lại cho người
mua bảo hiểm nếu người này quyết định dừng hợp đồng. Như đã nêu

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ trọn đời

Đơn bảo hiểm nhân thọ trọn đời phù hợp với người có nhu cầu bảo vệ suốt đời. Điều này có
nghĩa là nhu cầu bảo hiểm nhân thọ sẽ vẫn còn khi vượt quá độ tuổi 65 hoặc 70.

Bảo hiểm nhân thọ thông thường cũng có thể được sử dụng để tiết kiệm. Một số người mua
hợp đồng bảo hiểm vừa muốn có nhu cầu bảo vệ và cả nhu cầu tiết kiệm khi mua đơn bảo
hiểm nhân thọ trọn đời. Như đã đề cập, bảo hiểm nhân thọ trọn đời có giá trị tiền tích lũy, và
bạn có thể nhận lại được nếu bỏ ngang hợp đồng hoặc bạn có thể vay số tiền đó từ công ty
bảo hiểm.

Hạn chế của Bảo hiểm nhân thọ trọn đời. Giới hạn lớn nhất của loại hình bảo hiểm nhân thọ
trọn đời là một số người vẫn bị bảo hiểm dưới mức sau khi mua đơn này. Bởi vì có tính năng
tiết kiệm, một số người mua bảo hiểm có thể tự nguyện mua hoặc được thuyết phục mua bởi
một đại lý bảo hiểm nhân thọ để mua loại đơn này thay vì mua bảo hiểm nhân thọ có thời
hạn (phù hợp với họ trong giai đoạn đó hơn). Ví dụ, giả sử rằng Brandon, 30 tuổi, đã lập gia
đình và có hai người phụ thuộc. Brandon ước tính rằng anh ta chỉ có thể chi tiêu $500/ mỗi
năm cho bảo hiểm nhân thọ. Dựa vào mức phí cung cấp của công ty bảo hiểm A, với mức
$500/ năm, anh ta có thể mua được hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời trị giá $56,000.
Hoặc cũng mức phí đó, anh ta có thể mua được hợp đồng bảo hiểm kỳ hạn 5 năm trị giá
$600,000 từ các công ty bảo hiểm khác trên thị trường

7.3.3. Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp (endowment insurance)

Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp cũng là một trong 3 hình thức nhân thọ truyền thống. Bảo hiểm
nhân thọ hỗn hợp sẽ trả tiền bồi thường bảo hiểm cho người thụ hưởng (beneficiary) nếu
người được bảo hiểm (insured) chết trong một khoản thời gian cụ thể được quy định trước.
Còn nếu người được bảo hiểm còn sống đến cuối thời gian hợp đồng, số tiền bảo hiểm sẽ
87
được trả cho người mua bảo hiểm (policyholder). Ví dụ, nếu Stephanie, 25 tuổi, mua một gói
bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thời hạn 20 năm trợ cấp và chết bất cứ lúc nào trong vòng 20
năm này, số tiền bồi thường sẽ được trả cho người thụ hưởng của Stephanie. Nếu cô ấy còn
sống sau 20 năm, số tiền mặt được trả cho cô ấy (nếu cô ấy là người mua bảo hiểm).

Hiện nay, loại hình bảo hiểm này không quá phổ biến tại Hoa Kỳ. Số đơn bảo hiểm loại này
chiếm ít hơn 1% các đơn bảo hiểm đang có hiệu lực tại quốc gia này.

7.3.4. Một số biến thể của bảo hiểm nhân thọ trọn đời

Để duy trì sự cạnh tranh và cải thiện dần những nhược điểm của các hợp đồng bảo hiểm
truyền thống, các công ty bảo hiểm đã phát triền và cho ra đời nhiều loại hình sản phẩm đáp
ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, đa phần các sản phẩm này kết hợp giữa sự bảo
vệ và chức năng đầu tư. Một số biến thể từ hợp đồng vảo hiểm nhân thọ trọn đời (whole life)
truyền thống có thể kể đến:

• Bảo hiểm nhân thọ biến đổi (variable life insurance)


• Bảo hiểm nhân thọ liên kết chung (universal life insurance)
• Bảo hiểm nhân thọ liên kết chung có thể biến đổi (universal variable life)

7.3.4.1. Bảo hiểm nhân thọ biến đổi (variable life insurance)

Bảo hiểm nhân thọ biến đổi là một dạng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời (whole life)
trong đó người được bảo hiểm có quyền chọn cách quỹ giá trị tiền tích lũy (cash value) sẽ
được đầu tư như thế nào và người được bảo hiểm cũng phải chịu rủi ro đầu tư liên quan đến
sự tăng giảm vốn đầu tư (chính là giá trị tiền mặt) và tiền bồi thường nếu chết.

7.3.4.2. Bảo hiểm nhân thọ liên kết chung (universal life insurance)

Bảo hiểm nhân thọ liên kết chung (UL) được giới thiệu lần đầu vào năm 1979 tại Mỹ, bởi
công ty bảo hiểm nhân thọ Hutton Life, một công ty con của công ty môi giới chứng khoán
E. F. Hutton. Đặc điểm cơ bản chung của bảo hiểm nhân thọ UL giúp phân biệt nó với bảo
hiểm nhân thọ trọn đời truyền thống (whole life) là, tùy thuộc vào những hạn chế nhất định,
phí bảo hiểm, giá trị tiền mặt (cash value) và mức độ bảo hiểm có thể được điều chỉnh tăng

88
hoặc giảm trong suốt thời hạn hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của người mua bảo hiểm. Một
đặc tính thứ 2 giúp phân biệt là lãi suất trả cho giá trị tiền của hợp đồng này được neo vào lãi
suất hiện hành (lãi suất trị trường) nhưng lại cao hơn một mức lãi suất tối thiểu.

7.3.4.3. Bảo hiểm nhân thọ liên kết chung có thể biến đổi (universal variable life
insurance)

Hầu hết bảo hiểm nhân thọ biến đối (VL) được lưu hành ngày nay là dưới dạng nảo hiểm
nhân thọ liên kết chung có thể biến đổi (VUL). Nó kết hợp đặc điểm thu phí bảo hiểm linh
hoạt của đơn bảo hiểm nhân thọ liên kết chung UL với thành phần đầu tư của đơn nhân thọ
biến đổi VL. Chủ hợp đồng (người mua bảo hiểm) có quyền quyết định quỹ tiền sẽ được đầu
tư như thế nào, và giá trị của quỹ sẽ gắn liền trực tiếp với hoạt động đầu tư của quỹ.

7.4. Phí bảo hiểm nhân thọ


Phí bảo hiểm có hai loại: Phí thuần (net premium) và phí gộp (gross premium). Phí bảo hiểm
thuần là phí chỉ bao gồm chi phí thanh toán cho khách hàng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
(cost of claim). Phí bảo hiểm gộp là gồm phí bảo hiểm thuần cộng thêm chi phí khác (chi phí
hoạt động của công ty bảo hiểm). Phí gộp (gross premium) là loại phí công bố cho khách
hàng và là giá bán của hợp đồng bảo hiểm.

Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét cách mà công ty bảo hiểm xác định phí bảo hiểm cho
các loại hợp đồng hiện hữu. Mục đích không phải là cố gắng làm cho mọi người thành
chuyên viên định phí (actuary) mà là giúp người mua hiểu và phân biệt được phí bảo hiểm
khác nhau với các hợp đồng nhân thọ khác nhau khi đi mua bảo hiểm.

Có ba yếu tố chính trong việc định phí bảo hiểm nhân thọ:

1. Tỷ lệ tử vong (mortality)
2. Tiền lãi (interest)
3. Phụ phí (loading)

Hai yếu tố đầu tiên (tỷ lệ tử vong và lãi suất) được sử dụng để tính phí bảo hiểm thuần (net
premium). Phí gộp gồm phí thuần cộng phụ phí. Phụ phí (loading) là phần phí tăng thêm để

89
nhà bảo hiểm trang trải chi phí hoạt động và lợi nhuận. Và trong các phần dưới đây, chúng ta
chủ yếu tìm hiểu về các thành phần cấu thành nên phí thuần (net).

Phí gộp (gross) = phí thuần (net) + phụ phí (loading)

7.4.1. Bảng tỷ lệ tử vong

Bảng tỷ lệ tử vong là bảng thống kê về nhân khẩu nhằm nói lên số lượng người sống ở
các lứa tuổi và số lượng người chết đi giữa các lứa tuổi. Dựa vào bảng tỷ lệ tử vong, ta có
thể biết được tỷ lệ tử vong, tỷ lệ sống theo giới tính và độ tuổi của một nhóm đông dân số.
Bảng tỷ lệ tử vong là một phương pháp tiện lợi thể hiện được xác suất sống hoặc chết tại một
lứa tuổi bất kỳ.

Bởi vì công ty bảo hiểm giả định rủi ro cá nhân và rủi ro này phụ thuộc vào các sự cố ngẫu
nhiên trong cuộc sống, nên công ty phải biết giới hạn về số người sẽ chết ở mỗi độ tuổi nhất
định. Dựa vào kinh nghiệm, dữ liệu quá khứ và áp dụng lý thuyết xác suất, nhà định phí có
thể dự đoán số lượng người tử vong trong một số người nhất định ở một lứa tuổi nhất định.

Các bảng 13.1 và 13.2 dưới là các bảng tử vong (nguồn 2001 COS tables) của cả nam và nữ.

Các bảng 13.1 và 13.2 gồm 5 cột:

✓ Cột số (1) Age: tuổi;


✓ Cột số (2) Number Alive: số người sống đầu kỳ
✓ Cột số (3) Number dying: số người chết trong năm đó
✓ Cột số (4) Death per 1000: tỷ lệ số người chết trên số người còn sống được biểu diễn
bằng số phần nghìn
✓ Cột số (5) Life expectancy: tuổi thọ trung bình mà những người còn sống tại độ tuổi
đó kỳ vọng còn sống tiếp

90
91
92
Ví dụ: theo bảng CSO năm 2001 dành cho nữ, trong số 100 triệu phụ nữ ban đầu, có
98.498.982 người còn sống ở tuổi 35. Trong số đó, có 95.544 sẽ chết trong năm trước khi lên
36 tuổi. Như vậy, tỷ lệ tử vong là 0.97 trên 1000. Để trả tiền bảo hiểm cho những người
không may tử vong trong kỳ với số tiền bảo hiểm là $1.000 trên một hợp đồng, cần số tiền
$95.544.000 (95,544 x $1.000). Nếu chúng ta thu $0,97 trên mỗi người mua bảo hiểm
(98.498.982 x $0,97), chúng tôi sẽ có đủ số tiền trả tất cả các yêu cầu bồi thường. $0,97 là
phí bảo hiểm thuần mà mỗi người mua bảo hiểm bảo hiểm đóng góp, được tính như sau:

$95,544,000
= $0.97
$98,498,982

7.4.2. Tiền lãi (interest)

Trong các tính toán liên quan đến phí bảo hiểm nhân thọ, chúng ta không thể không xem xét
các yếu tố liên quan đến lãi suất. Trong tất cả các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều có điều
khoản quy định việc thanh toán phí bảo hiểm trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhưng chỉ thực
trả khi có tổn thất xảy ra trong tương lai. Bởi vì công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm trước và
sẽ chỉ chi trả tiền bồi thường vào một ngày trong tương lai, công ty bảo hiểm lúc này được
xem là đang sử dụng vốn của người mua bảo hiểm, do đó họ phải trả tiền lãi cho việc sử
dụng đồng vốn đó. Bảo hiểm nhân thọ thu khoản tiền phí khổng lồ, và cho tới lúc chưa thực
hiện nghĩa vụ chi trả (một thời điểm nào đó trong tương lai), họ đem số tiền này đi đầu tư để
kiếm lợi nhuận. Bởi vì công ty bảo hiểm kiếm được lợi nhuận từ quỹ phí thu được nên công
ty không cần thu đủ lượng phí từ những người mua để bù đắp cho những tổn thất tương lai.
Họ có thể thu phí ít hơn tổng bồi thường tổn thất dự tính, đem tiền phí đi đầu tư, số tiền phí
gốc và khoản lời sẽ bù đắp cho tiền bồi thường sẽ chi trả. Như vậy, có thể thấy, giá trị tiền tệ
theo thời gian (time value of money) là một khái niệm quan trọng cần xem xét trong khi tính
phí bảo hiểm.

Để đơn giản hóa tính toán, chúng ta giả định rằng tất cả phí bảo hiểm được thu vào đầu năm
và tất cả các yêu cầu bồi thường đều được thanh toán vào cuối năm. Khoản tiền lãi được tính
bằng cách chiết khấu số tiền bồi thường trong tương lai về hiện tại. Nếu đưa tiền lãi vào tính

93
phí bảo hiểm, phí bảo hiểm thuần sẽ ít hơn tổng số tiền cần thiết thu phí từ người được bảo
hiểm nhằm bù đắp cho tổng chi phí bồi thường.

Ví dụ hợp đồng bảo hiểm tử kỳ một năm với số tiền mỗi đơn là $1,000 nếu xảy ra sự kiện
bảo hiểm, lãi suất là 4%/năm. Tại tuổi 35, có 98.498.982 trên tổng số 100.000.000 phụ nữ
còn sống. Trong 1 năm đó (từ đầu năm 35 tuổi đến trước khi đạt 36 tuổi) có 95.544 phụ nữ
chết trong kỳ, vậy số tiền bồi thường cuối năm thanh toán là: 95.544 x $1000 = $95.544.000.
Vậy số tiền cần cho bồi thường ngay từ đầu năm chính là lấy số tiền $95,544,000 chiết khấu
4% về đầu năm là $91,869,231.

$95,544,000
= $91,869,231
(1 + 4%)

Chi phí thu trên đầu người là nếu có yếu tố lãi suất:

$91,869,231
= $0.93
$98,498,982

So sánh với chi phí thu trên đầu người nếu không có yếu tố lãi suất (đầu tư):

$95,544,000
= $0.97
$98,498,982

Có thể thấy, nếu công ty bảo hiểm tiếp tục cấp đơn tử kỳ 1 năm cho những người còn sống
thì phí năm sau sẽ cao hơn năm trước vì dưới mẫu là số người còn sống đóng phí cho năm
sau ít hơn số người sống năm trước, trên tử là số người chết mỗi năm lại tăng dần, nên phí
trên đầu người cũng tăng.

Tại năm 36 tuổi:

$101,356,000 x 1.04−1
= $0.99 > 0.93
$98,403,438

7.5. Mua bảo hiểm nhân thọ


Khi mua bảo hiểm nhân thọ, thông thường người mua bảo hiểm sẽ trải qua bảy bước, được
minh họa và trình bày dưới đây:

94
• Xác định xem bạn có nhu cầu bảo hiểm nhân thọ không
1

• Ước tính số tiền bảo hiểm nhân thọ bạn cần


2

• Lựa chọn gói bảo hiểm nhân thọ phù hợp nhất
3

• Quyết định xem liệu có nên mua hợp đồng trả bảo tức
4

• So sánh giá giữa các công ty bảo hiểm nhân thọ


5

• Xem xét năng lực tài chính của công ty bảo hiểm
6

7 • Giao dịch với đại lý có thẩm quyền

7.5.1. Xác định xem bạn có nhu cầu bảo hiểm nhân thọ không

Bước đầu tiên khi mua bảo hiểm nhân thọ là phải xác định rõ liệu bạn có cần bảo hiểm nhân
thọ hay không. Nếu bạn đã có gia đình và có một hoặc nhiều người phụ thuộc cần đến sự
chu cấp của bạn, bạn có thể cần đến bảo hiểm nhân thọ. Bạn cũng có thể cần bảo hiểm nhân
thọ nếu bạn có nhu cầu tạm thời, chẳng hạn như trả tiền vay thế chấp mua nhà.

Tuy nhiên, nếu bạn là độc thân và hiện không phải chịu áp lực hỗ trợ tài chính cho ai, bạn có
thể chưa cần lắm nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ.

7.5.2. Ước tính số tiền bảo hiểm nhân thọ bạn cần

Cách tiếp cận nhu cầu là một phương pháp thực tế để xác định số tiền bảo hiểm nhân thọ cần
mua. Những khách hàng có người phụ thuộc thường cần số tiền bảo hiểm nhân thọ rất lớn.
Để xác định số tiền bảo hiểm cần thiết, bạn phải xem xét nhu cầu tài chính hiện tại và tương
lai của cả gia đình.

7.5.3. Lựa chọn gói bảo hiểm nhân thọ phù hợp nhất

Bước tiếp theo là lựa chọn loại bảo hiểm nhân thọ tốt nhất cho bạn. Gói bảo hiểm tốt nhất là
gói bảo hiểm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tài chính của bạn. Nếu số tiền bạn có thể chi cho bảo
95
hiểm nhân thọ là giới hạn, hoặc nếu bạn chỉ cần bảo hiểm nhân thọ tạm thời, chỉ nên xem xét
bảo hiểm nhân thọ kỳ hạn. Nếu bạn cần bảo vệ suốt đời, hãy xem xét bảo hiểm nhân thọ trọn
đời hoặc bảo hiểm nhân thọ liên kết chung. Nếu bạn tin rằng bạn không thể tiết kiệm tiền
nếu không bị buộc phải làm như vậy, cũng xem xét bảo hiểm nhân thọ trọn đời hoặc liên kết
chung như một phương tiện tiết kiệm. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi tức hàng năm của các hợp đồng
bảo hiểm có giá trị tiền tích lũy có thể khác nhau rất nhiều.

Ngoài ra, tránh mua hợp đồng bảo hiểm vượt khả năng tài chính. Nhiều người mua bảo hiểm
đành để hủy đơn trong những năm đầu, thường là các hợp đồng bảo hiểm giá trị tích lũy
(cash value).

Bởi vì có chi phí giải ước, hầu như có rất ít hoặc không có giá trị tiền tích lũy sẵn có trong
những năm đầu nếu hợp đồng bị dừng lại. Nếu bạn hủy đơn bảo hiểm sau một vài tháng
hoặc vài năm, bạn sẽ mất một khoản tiền đáng kể. Hãy chắc chắn bạn có thể đóng phí đủ.

7.5.4. Quyết định xem liệu có nên mua hợp đồng trả bảo tức (dividend)

Trong những thập niên gần đây, khi mặt bằng lãi suất thị trường nói chung còn cao thì tham
gia hợp đồng bảo hiểm có chia bảo tức sẽ có lợi vì lãi suất đầu tư trên thị trường cao thì nhà
bảo hiểm sẽ chi trả bảo tức cho người mua bảo hiểm cao. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, lãi
suất nói chung giảm nhiều, lợi tức từ đầu tư cũng giảm nên bảo tức chi trả cho hợp đồng bảo
hiểm cũng giảm. Chính vì vậy, nếu bạn tin rằng lãi suất sẽ cao trong tương lai, bạn nên tham
gia hợp đồng bảo hiểm có chi trả bảo tức. Ngược lại, nếu bạn tin rằng lãi suất cũng vẫn duy
trì mặt bằng thấp như thế này thì có thể cân nhắc tham gia loại hợp đồng khác vì hợp đồng
không trả bảo tức thường thì phí bảo hiểm sẽ thấp hơn.

7.5.5. So sánh giá giữa các công ty bảo hiểm nhân thọ

Cùng một sản phẩm thì có rất nhiều hang bảo hiểm cung cấp với đủ loại giá bảo hiểm, do đó
khách hàng nên tìm hiểu nhiều kênh trước khi mua. Bạn không nên mua ngay từ đại lý bảo
hiểm nhân thọ chào giá đầu tiên. Thay vào đó, bạn nên so sánh chi phí của các đơn bảo hiểm
tương tự nhau do một vài công ty bảo hiểm cung cấp rồi chọn giá tốt nhất. Một khi mua hợp

96
đồng bảo hiểm nhân thọ với phí cao hơn mặt bằng chung thị trường, mỗi năm bạn tốn một
khoản và tính ra bạn phải tốn thêm rất nhiều tiền nếu hợp đồng là trọn đời

7.5.6. Xem xét năng lực tài chính của công ty bảo hiểm

Ngoài vấn đề chi phí, khách hàng cũng nên xem xét năng lực tài chính của công ty bảo hiểm
định mua. Một số công ty bảo hiểm nhân thọ đã từng mất khả năng thanh toán và phá sản. Vì
vậy, mua bảo hiểm nhân thọ từ các công ty bảo hiểm uy tín và mạnh về tài chính là điều nên
cân nhắc.

Năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm được đánh giá bởi các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm chuyên nghiệp. Các tổ chức này định kỳ đánh giá và xếp hạng cho các công ty bảo
hiểm dựa trên các yếu tố về vốn, thặng dư, dự trữ pháp lý, chất lượng đầu tư, lợi nhuận các
kỳ gần đây, năng lực quản lý và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, các xếp hạng khác nhau
không phải luôn đáng tin cậy cho người tiêu dùng và đôi khi còn gây nhầm lẫn. Có nhiều tổ
chức xếp hạng tín nhiệm và nhiều bảng xếp hạng, các chuyên gia bảo hiểm khuyến cáo
người mua nên cần nhắc mua bảo hiểm từ công ty bảo hiểm có chỉ số xếp hạng cao từ ít nhất
2 trên 4 tổ chức xếp hạng dưới đây:

A.M Best: A++, A+, A

Fitch: AAA, AA+, AA, AA-

Moody's: Aaa, Aa1, Aa2, Aa3

S & P: AAA, AA+, AA, AA-

7.5.7. Giao dịch với đại lý có thẩm quyền

Bạn cũng nên tìm đến và giao dịch với một đại lý có thẩm quyền khi mua bảo hiểm nhân
thọ. Bán bảo hiểm nhân thọ là một công việc khó khăn, và chỉ một tỷ lệ tương đối nhỏ các
đại lý bảo hiểm nhân thọ thành công. Hầu hết các đại lý mới thành lập chỉ được đào tạo ở
mức tối thiểu trước khi được cấp phép bán bảo hiểm. Các đại lý mới cũng thường chịu áp
lực mạnh về doanh số. Điều đó dẫn đến việc một số đại lý có hành vi không đúng như trình
bày sai về bảo hiểm cho khách hàng hoặc bằng cách giới thiệu các sản phẩm mang lại hoa
97
hồng phí cao thay vì những đơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để giảm thiểu khả năng
trên, khách hàng nên xem xét trình độ chuyên môn và giấy phép hành nghề của đại lý.

7.6. Niên kim và hưu trí


Ngày nay, đa phần người lao động ở các quốc gia khi về hưu sẽ nhận được trợ cấp lương
hưu từ chương trình bảo hiểm xã hội của chính phủ, tùy từng quốc gia mà cách triển khai sẽ
khác nhau. Ngoài lương hưu được nhận từ nhà nước, cá nhân còn có thể mua thêm bảo hiểm
hưu trí tự nguyện từ các công ty bảo hiểm tư nhân (hoặc được chủ sở hữu lao động mua
thêm gói này) để khi về hưu có thêm khoản thu nhập định kỳ

Niên kim có thể được định nghĩa là một khoản thanh toán định kỳ liên tục trong một giai
đoạn cố định hoặc suốt đời. Các khoản thanh toán có thể bắt đầu vào một ngày cụ thể hoặc
một ngày tình cờ và có thể được trả trong một số năm nhất định hoặc suốt thời gian sống của
một người. Người nhận được khoản tiền định kỳ đó được gọi là người nhận niên kim
(annuitant). Bảo hiểm niên kim là một hợp đồng đóng phí bảo hiểm một lần (chiếm phần
lớn, cũng có loại niên kim đóng phí bảo hiểm theo kỳ).

Niên kim ngược lại với bảo hiểm nhân thọ thông thường. Bảo hiểm nhân thọ thông thường
cung cấp sự bảo vệ chống lại rủi ro tử vong quá sớm trong khi tài chính cá nhân chưa tích
lũy đủ cho gia đình. Ngược lại, niên kim cung cấp sự bảo hiểm chống lại rủi ro sống quá lâu
trong khi khoản tiết kiệm để dành cho tuổi già đã kiệt quệ và cá nhân đó vẫn còn sống. Như
vậy, mục đích cơ bản của niên kim là cung cấp một khoản thu nhập suốt đời. Nó bảo vệ
chống lại sự mất thu nhập do sống quá lâu và tiền tiết kiệm thì đã cạn.

Rủi ro sống quá lâu cũng có thể thỏa nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm là số đông chia sẻ rủi
ro (risk pooling) với số ít. Một người có khoản tiết kiệm dự phòng cho tuổi già chi tiêu,
nhưng anh ta không thể chắc chắn về việc số tiền tiết kiệm đó có đủ trong khoản thời gian
sau khi nghỉ hưu hay không. Liệu anh ta sẽ chết trong khi khi quỹ tiết kiệm vẫn còn hay anh
ta vẫn còn sống trong khi tiền tiết kiệm đã cạn kiệt. Mặc dù công ty bảo hiểm cũng không
chắc về việc khách hàng mua niên kim sẽ sống bao lâu nhưng họ có thể dự đoán số xấp sỉ số
người còn sống sau mỗi năm. Từ đó, công ty bảo hiểm có cơ sở tính phí mà mỗi người mua
niên kim sẽ đóng góp vào quỹ bảo hiểm chung. Những người đóng niên kim không may qua

98
đời sớm thì số tiền đóng của được dùng để trả cho những người tiếp tục sống vượt tuổi thọ
trung bình.

Như vậy số tiền thanh toán niên kim đến từ 3 nguồn:

1. Phí bảo hiểm khách hàng đóng


2. Tiền lãi đầu tư
3. Gốc chưa thực hiện của những người đóng tiền mất sớm.
Khách hàng mua niên kim thường là những người có lối sống khỏe mạnh, nhóm người này
khả năng sống lâu hơn dân số trung bình và có tuổi thọ trung bình cao. Các nhà định phí sử
dụng bảng tỷ lệ tử vong đặc biệt để tính toán phí bảo hiểm niên kim.

Các loại bảo hiểm niên kim

Có rất nhiều loại bảo hiểm niên kim cá nhân được các công ty bảo hiểm tiếp thị ra thị
trường. Để dễ dàng tiếp cận và hiểu thêm về loại sản phẩm này, các niên kim ngày nay có
thể được phân chia thành các nhóm như sau:

• Niên kim cố định (Fixed annuity): là niên kim trả tiền thanh toán định kỳ có cam kết
bảo đảm cố định số tiền thanh toán. Người đóng phí cũng được nhận lãi từ công ty
bảo hiểm, có hai loại lãi suất là lãi tối thiểu bảo đảm và lãi hiện hành (tùy thuộc vào
tình hình thị trường và thường cao hơn lãi tối thiểu)
• Niên kim biến đổi (Variable annuity): là niên kim trả thanh toán suốt đời, nhưng số
tiền thanh toán không cố định mà biến đổi phụ thuộc vào giá cổ phiếu.
• Niên kim chỉ số cổ phiếu (equity-indexed annuity): là loại niên kim bảo đảm sẽ thanh
toán khoản tiền cố định vào một ngày cam kết trong tương lai, niên kim này cho phép
người đóng tiền tham gia và thị trường cổ phiếu nhưng có sự phòng vệ trong trường
hợp chứng khoán đổi chiều.

99
CHƯƠNG 8: HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

8.1. Yêu cầu của một hợp đồng bảo hiểm


Một đơn bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm phải được lập dựa trên pháp luật về hợp đồng.
Để có hiệu lực pháp lý, hợp đồng bảo hiểm phải đáp ứng bốn yêu cầu cơ bản: Đề nghị và
chấp nhận, cân nhắc, các bên có thẩm quyền, và mục đích hợp lệ.

Đề nghị và chấp nhận (Offer and Acceptance)

Yêu cầu đầu tiên của hợp đồng bảo hiểm là phải có một đề xuất và chấp nhận các điều
khoản. Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng mua bảo hiểm đưa ra lời đề nghị, và công
ty bảo hiểm chấp nhận hoặc từ chối đề nghị trên. Đại lý bảo hiểm (agent) chỉ đơn thuần mời
mọc khách hàng tiềm năng xem xét sản phẩm và nếu thích khách hàng có thể yêu cầu được
bảo hiểm. Bước đề nghị và chấp nhận có sự khác biệt trong giữa bảo hiểm nhân thọ và phi
nhân thọ. Trong bảo hiểm tài sản và tai nạn (phi nhân thọ), đề nghị và chấp nhận có thể bằng
lời hoặc bằng văn bản. Trong trường hợp không có luật cụ thể, thỏa thuận hợp đồng bảo
hiểm bằng lời là hợp lệ. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
phải được lập bằng văn bản. Người mua bảo hiểm điền đơn và nộp phí bảo hiểm lần đầu
(hoặc cam kết sẽ trả khoản phí bảo hiểm lần đầu). Bước này làm nên đề nghị. Đại lý bảo
hiểm có thể thay mặt công ty bảo hiểm chấp nhận đề nghị hoặc một số trường hợp đại lý
thay mặt nhận đơn và gởi tới công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sau đó sẽ xem xét và chấp
nhận hoặc từ chối đơn đề nghị đó.

Trong bảo hiểm nhân thọ, quy trình có chút khác biệt. Đại lý bảo hiểm nhân thọ không có
quyền thay mặt công ty bảo hiểm. Vì vậy, đơn yêu cầu bảo hiểm phải bằng văn bản, và
khách hàng phải được công ty bảo hiểm chấp thuận trước khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
có hiệu lực. Thủ tục thông thường là khách hàng điền đơn yêu cầu bảo hiểm và nộp khoản
phí bảo hiểm đầu tiên. Biên nhận phí bảo hiểm có điều kiện sẽ được đưa cho người được bảo
hiểm. Thường thì ngày nộp đơn yêu cầu sẽ được xem là ngày hiệu lực đơn, hoặc một số
trường hợp lấy ngày có kết quả kiểm tra y tế, tùy ngày nào có sau.

100
Ví dụ, giả sử rằng Aaron mua bảo hiểm nhân thọ giá trị $100.000 vào thứ hai. Anh ấy đã
điền đủ thông tin theo đơn yêu cầu được bảo hiểm, nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên, và đã
nhận được một hóa đơn có điều kiện từ đại lý. Vào sáng thứ ba, anh ấy đi kiểm tra sức khỏe
theo yêu cầu, và vào chiều thứ ba, anh ta bị chết trong vụ tai nạn chèo thuyền. Đơn yêu cầu
và phí bảo hiểm vẫn sẽ được chuyển tiếp đến công ty bảo hiểm, như thể anh ta vẫn còn sống.
Nếu bộ phận đánh giá rủi ro đánh giá Aaron là đủ tiêu chuẩn bảo hiểm thì đơn bảo hiểm
nhân thọ này vẫn được xem là có hiệu lực, $100.000 sẽ được trả cho người thụ hưởng của
anh ta.

Cân nhắc (Consideration)

Yêu cầu thứ hai của một hợp đồng bảo hiểm hợp lệ là xem xét giá trị mà mỗi bên mang lại
cho bên còn lại. Phía người mua bảo hiểm, sự cân nhắc là phí bảo hiểm phải thanh toán và
các điều khoản cụ thể quy định trong hợp đồng. Phía công ty bảo hiểm, sự cân nhắc là lời
hứa phải làm điều cụ thể nào được quy định trong hợp đồng. Sự hứa hẹn bao gồm trả tiền
bồi thường cho rủi ro được bảo hiểm, cung cấp một số dịch vụ nhất định, chẳng hạn như đào
tạo hoặc dịch vụ an toàn, hoặc bảo vệ người được bảo hiểm trong vụ kiện trách nhiệm dân
sự.

Các bên có thẩm quyền (Competent parties)

Yêu cầu thứ ba của một hợp đồng bảo hiểm hợp lệ là mỗi bên phải có thẩm quyền hợp pháp.
Điều này có nghĩa là các bên phải có năng lực pháp lý khi tham gia vào một hợp đồng. Hầu
hết người trưởng thành đều có năng lực hành vi dân sự ký hợp đồng bảo hiểm, có một số
ngoại lệ như người tâm thần, người say rượu, hoặc các công ty có hoạt động kinh doanh
ngoài phạm vi được quy định trong giấy chứng nhận ĐKKD của mình không thể tham gia
hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thi hành. Người chưa đủ vị thành niên nói chung thiếu năng
lực pháp lý để tham gia một hợp đồng bảo hiểm.

Người bảo hiểm cũng phải có thẩm quyền pháp lý. Các công ty bảo hiểm nói chung phải có
giấy phép kinh doanh bảo hiểm, và loại hình bảo hiểm bán phải nằm trong phạm vi điều lệ
hoặc giấy chứng nhận thành lập.

101
Mục đích hợp lệ (Legal purpose)

Yêu cầu cuối cùng là hợp đồng phải là có mục đích hợp lệ. Hợp đồng bảo hiểm khuyến
khích hoặc thúc đẩy điều gì bất hợp pháp hoặc vô đạo đức là ngược lại với lợi ích cộng đồng
và không thể được thực thi. Ví dụ, một người buôn lậu ma túy thuốc phiện không thể mua
bảo hiểm tài sản cho lô thuốc đó nhằm nhận tiền bồi thường khi lô thuốc bị cảnh sát bắt giữ
tịch thu. Loại hợp đồng này rõ ràng là không thể có hiệu lực được bởi vì mục đích không
hợp pháp.

8.2. Một số tính chất đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm có một số đặc điểm pháp lý đặc trưng làm cho nó khác biệt với các hợp
đồng pháp lý khác. Một số đặc điểm pháp lý đặc biệt sẽ cùng được thảo luận. Như đã lưu ý
bên trên, hầu hết bảo hiểm tài sản và tai nạn là hợp đồng bồi thường; tất cả các hợp đồng bảo
hiểm đều phải đáp ứng nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm và hợp đồng phải dựa
trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối. Ngoài những nguyên tắc chung trên, hợp đồng bảo
hiểm còn có một số tính chất đặc trưng như:

• Là hợp đồng may rủi (Aleatory contract)


• Là hợp đồng đơn vụ/đơn phương (Unilateral contract)
• Là hợp đồng có điều kiện (Conditional contract)
• Là hợp đồng cá nhân (Personal contract)
• Là hợp đồng có tính gia nhập (Contract of adhesion)

Hợp đồng may rủi (Aleatory contract)

Một hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng may rủi thay vì là hợp đồng ngang giá. Hợp đồng may
rủi là một hợp đồng mà các giá trị trao đổi có thể không bằng nhau tùy thuộc vào một sự
kiện không chắc chắn. Tùy vào may rủi, một bên có thể nhận được một giá trị vượt quá tỷ lệ
giá trị được đưa ra. Ví dụ, giả sử rằng Jessica trả phí bảo hiểm $600 cho hợp đồng bảo hiểm
nhà trị giá $200,000. Nếu ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn do cháy thời gian ngắn sau đó, cô
ấy sẽ lấy một khoản tiền mà vượt quá số tiền phí bảo hiểm $600 đã trả. Hoặc ngược lại,
Jessica hằng năm đều đặn đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm trong nhiều năm liền và
nhà cô ấy không bị sao cả.
102
Trái với hợp đồng bảo hiểm, các hợp đồng thương mại khác thường là hợp đồng ngang giá.
Hợp đồng ngang giá là hợp đồng trong đó giá trị trao đổi giữa hai bên về lý thuyết là ngang
nhau. Ví dụ, hợp đồng mua 2 tấn mía làm nguyên liệu sản xuất đường, 2 tấn mía giá trị 200
triệu đồng.

Hợp đồng đơn phương (Unilateral contract)

Hợp đồng đơn phương có nghĩa là chỉ có một bên trong hợp đồng bị ràng buộc phải thực
hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp này, chỉ có nhà bảo hiểm bị ràng buộc phải thực hiện nghĩa
vụ trả một khoản bồi thường hoặc cung cấp các dịch vụ khác cho người được bảo hiểm. Sau
khi khoản phí bảo hiểm đầu tiên được trả, và hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, người được
bảo hiểm không bị buộc phải trả phí bảo hiểm hoặc để thực hiện các điều khoản theo đơn
quy định. Mặc dù người được bảo hiểm vẫn phải tiếp tục trả phí bảo hiểm nếu muốn nhận
khoản thanh toán khi có tổn thất, nhưng điều đó không bị bắt buộc về pháp lý phải làm như
vậy. Tuy nhiên, nếu phí bảo hiểm đã được trả, hãng bảo hiểm buộc phải chấp nhận và phải
tiếp tục cung cấp dịch vụ bảo hiểm như đã hứa theo hợp đồng.

Ngược lại, hầu hết các hợp đồng thương mại đều là hợp đồng song phương. Mỗi bên phải thi
hành nghĩa vụ với bên kia. Nếu một bên không thể thực hiện nghĩa vụ, bên kia có thể kiện
hoặc có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Hợp đồng có điều kiện (Conditional contract)

Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng có điều kiện, điều đó có nghĩa là, nghĩa vụ phải trả tiền
bồi thường của công ty bảo hiểm phụ thuộc vào việc liệu người được bảo hiểm hay người
thụ hưởng có tuân thủ tất cả các điều kiện trong đơn. Điều kiện là những điều khoản được
quy định trong đơn bảo hiểm mà đặt ra giới hạn cho việc thực hiện lời hứa của công ty bảo
hiểm. Mục điều kiện nêu ra một số nghĩa vụ nhất định đối với người được bảo hiểm nếu
người đó muốn nhận tiền bồi thường khi xảy ra tổn thất. Mặc dù người được bảo hiểm
không bị bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện chính sách, nhưng anh ta phải làm như vậy
nếu muốn nhận bồi thường.

103
Công ty bảo hiểm không có nghĩa vụ phải thanh toán bồi thường nếu các điều kiện quy định
theo đơn không được đáp ứng. Ví dụ, theo điều khoản quy định trong bảo hiểm nhà ở, nếu
có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải thông báo ngay lập tức tới công ty bảo hiểm.
Nếu người được bảo hiểm trì hoãn thời gian mà không có lý do chính đáng thì công ty bảo
hiểm có thể từ chối thanh toán dựa trên lý do điều kiện đơn đã bị vi phạm.

Hợp đồng cá nhân (Personal contract)

Trong bảo hiểm tài sản, bảo hiểm là hợp đồng cá nhân, nghĩa là hợp đồng giữa người được
bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Nói một cách nghiêm túc, một hợp đồng bảo hiểm tài sản
không bảo hiềm cho tài sản mà bảo hiểm cho chủ sở hữu tài sản khỏi tổn thất. Chủ sở hữu
của tài sản được bảo hiểm sẽ được bồi thường nếu tài sản đó bị hư hỏng hoặc bị phá hủy.
Bởi vì hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng cá nhân, đơn xin được bảo hiểm phải được công ty
bảo hiểm chấp nhận và phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cấp đơn như nhân cách, đạo đức và
tín dụng.

Một hợp đồng bảo hiểm tài sản thường không thể chuyển giao được cho bên khác mà không
có sự chấp thuận của công ty bảo hiểm. Nếu tài sản được bán cho người khác, chủ sở hữu
mới có thể không được hãng bảo hiểm chấp nhận. Vì vậy, sự chấp thuận của hãng bảo hiểm
là điều kiện bắt buộc trước khi hợp đồng bảo hiểm tài sản được chuyển giao hợp lệ sang bên
khác.

Tuy nhiên, yêu cầu phải có sự đồng ý bằng văn bản của công ty bảo hiểm trong trường hợp
chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm không áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể tự do chuyển nhượng

Hợp đồng có tính gia nhập (Contract of adhesion)

Hợp đồng có tính gia nhập là hợp đồng được soạn thảo bởi một bên (nhà bảo hiểm) và được
chấp nhận hoặc từ chối bởi bên còn lại (người được bảo hiểm). Hợp đồng này không được
viết ra dựa trên nguyên tắc thỏa thuận đàm phán, mà là hợp đồng mẫu. Công ty bảo hiểm
soạn thảo và in đơn/ hợp đồng bảo hiểm và người mua bảo hiểm không được quyền đàm
phán thêm hay bớt đi điều khoản nào hoặc viết lại điều chỉnh nội dung cho phù hợp với

104
người mua. Bên tham gia bảo hiểm chỉ được phép chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng, tất
cả các điều khoản điều kiện trong hợp đồng hoặc là từ chối kí kết vào hợp đồng bảo hiểm.

8.3. Các nội dung cơ bản trong đơn/ hợp đồng bảo hiểm
Mặc dù hợp đồng bảo hiểm là một loại hợp đồng phức tạp, mỗi loại hình bảo hiểm sẽ có
một mẫu hợp đồng riêng, tuy nhiên, một hợp đồng bảo hiểm nói chung có thể bao gồm các
phần sau:

■ Thông tin chung

■ Định nghĩa thuật ngữ

■ Điều khoản bảo hiểm

■ Điều khoản loại trừ

■ Điều kiện

■ Quy định khác

Mặc dù các hợp đồng bảo hiểm không nhất thiết chứa tất cả sáu phần theo thứ trên, cách
phân trên cung cấp một sườn đơn giản và dễ hiểu để sinh viên tiếp cận:

8.3.1. Thông tin chung (declarations)

Phần thông tin chung là phần đầu tiên của hợp đồng bảo hiểm, phần này cung cấp thông tin
về tài sản hoặc hoạt động cụ thể được bảo hiểm. Thông tin có trong phần này được công ty
bảo hiểm sử dụng cho các mục đích xác định, đánh giá rủi ro và tính phí bảo hiểm và giới
hạn trách nhiệm cho khách hàng. Phần thông tin chung thường có thể được tìm thấy trên
trang đầu tiên đơn bảo hiểm hoặc phần kèm theo đơn.

Trong bảo hiểm tài sản, phần thông tin chung thường chứa thông tin liên quan đến công ty
bảo hiểm, tên của người được bảo hiểm, địa điểm của tài sản, thời gian bảo hiểm, số tiền bảo
hiểm, phí bảo hiểm, mức khấu trừ (nếu có), và các thông tin liên quan khác. Trong đơn bảo
hiểm nhân thọ, phần này chứa tên của người được bảo hiểm, tuổi, số tiền bảo hiểm, ngày
hiệu lực, số hiệu đơn.

105
8.3.2. Định nghĩa thuật ngữ

Hợp đồng bảo hiểm thường có một phần làm rõ các định nghĩa. Các từ khóa hoặc cụm từ
khóa có dấu ngoặc kép ("..."). Ví dụ, công ty bảo hiểm thường tự gọi họ gọi là "chúng tôi",
"của chúng tôi ". Mục đích của các định nghĩa là để xác định rõ ràng nghĩa của từ khóa hoặc
cụm từ, từ đó các điều khoản bảo hiểm trong đơn có thể được xác định dễ dàng hơn.

8.3.3. Điều khoản bảo hiểm (Insuring Agreement)

Điều khoản bảo hiểm phần chính nhất của một hợp đồng bảo hiểm. Phần này tóm tắt những
cam kết chính của công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm đồng ý làm những điều nhất định,
chẳng hạn như sẽ trả tiền đền bù tổn thất cho những hiểm họa được bảo hiểm, đồng ý cung
cấp một số dịch vụ nhất định (chẳng hạn như các dịch vụ ngăn ngừa tổn thất), hoặc đồng ý
bảo vệ người được bảo hiểm trong vụ kiện trách nhiệm.

Có hai loại cơ bản của điều khoản bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản: (1) phạm vi bảo hiểm
những rủi ro cụ thể (named-perils) và (2) phạm vi bảo hiểm cho rủi ro mở (open-perils)
(trước đây được gọi là bảo hiểm mọi rủi ro). Theo đơn bảo hiểm rủi ro cụ thể, chỉ những rủi
ro cụ thể được nêu trong đơn mới được bảo hiểm. Nếu rủi ro nào không được liệt kê thì sẽ
không được bảo hiểm. Theo đơn bảo hiểm rủi ro mở (mọi rủi ro), mọi tổn thất hầu như đều
được bảo hiểm trừ những tổn thất cụ thể bị loại trừ. Loại đơn này cũng được gọi là đơn bảo
hiểm đặc biệt. Nếu tổn thất không bị loại trừ, thì nó được bảo hiểm.

Nói chung, đơn mọi rủi ro thường được ưa chuộng hơn so với đơn rủi ro cụ thể, vì phạm vi
bảo hiểm rộng hơn và ít lỗ hỗng hơn, nhưng thường phí cũng sẽ cao hơn.

Bảo hiểm nhân thọ là một ví dụ khác của đơn bảo hiểm rủi ro mở. Hầu hết các hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ đều bảo hiểm tất cả các nguyên nhân gây ra cái chết như tai nạn hoặc bệnh tật
trừ những loại trừ cụ thể. Một số loại trừ phổ biến như tự tử trong 2 năm đầu sau khi ký kết
hợp đồng, các nguy cơ hàng không như bay quân sự, bay thể thao, chết do chiến tranh.

8.3.4. Loại trừ bảo hiểm (Exclusions)

106
Điều khoản loại trừ là một phần cơ bản của bất kỳ hợp đồng bảo hiểm nào. Có ba kiểu loại
trừ chính: (1) những rủi ro bị loại trừ, (2) tổn thất bị loại trừ, và (3) tài sản bị loại trừ.

Các rủi ro bị loại trừ: Hợp đồng bảo hiểm có thể loại trừ một số rủi ro, hoặc nguyên nhân
gây ra tổn thất. Trong đơn bảo hiểm nhà, những rủi ro như của lũ lụt, động đất và phóng xạ
hạt nhân hoặc nhiễm bẩn phóng xạ cụ thể sẽ bị loại trừ. Trong đơn bảo hiểm xe ô tô, phần
thiệt hại vật chất thân xe, thiệt hại cho chiếc xe được bảo hiểm sẽ bị loại trừ nếu chiếc xe
được sử dụng vào mục đích như taxi công cộng.

Tổn thất bị loại trừ. Một số loại tổn thất nhất định có thể bị loại trừ. Ví dụ, trong bảo hiểm
đơn bảo hiểm nhà, người được bảo hiểm thất bại trong việc bảo vệ tài sản của mình khỏi
những tổn thất thêm sau khi tổn thất đã xảy ra sẽ bị loại trừ. Phần bảo hiểm trách nhiệm cá
nhân trong đơn bảo hiểm nhà, vụ kiện cáo trách nhiệm do ô tô gây ra bị loại trừ. Thiệt hại
trách nhiệm nghề nghiệp cũng bị loại trừ, lúc này thiệt hại trên do đơn bảo hiểm trách nhiệm
nghề nghiệp sẽ trực tiếp xem xét bồi thường chớ không thuộc phạm vi đơn bảo hiểm nhà.

Tài sản bị loại trừ. Hợp đồng bảo hiểm có thể loại trừ hoặc giới hạn bảo hiểm cho một số
loại tài sản nhất định. Ví dụ trong đơn bảo hiểm nhà, một số loại tài sản bị loại trừ khỏi đơn
như xe ô tô, máy bay, vật nuôi, chim chóc hay cá.

Tại sao lại có mục loại trừ bảo hiểm trong đơn:

• Một số hiểm họa được xem là không thể bảo hiểm


• Sự hiện diện của các nguy cơ bất thường
• Phạm vi bảo hiểm được bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm khác
• Các vấn đề về nguy cơ đạo đức
• Các vấn đề về nguy cơ tinh thần
• Phạm vi bảo hiểm không cần thiết bởi đa phần những người được bảo hiểm

8.3.5. Điều kiện

Mục các điều kiện là một phần quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm. Điều kiện là những
điều khoản được quy định trong đơn mà làm hạn chế hoặc đặt ra giới hạn cho việc thực hiện

107
lời hứa của công ty bảo hiểm. Trên thực tế, mục điều kiện quy định một số nghĩa vụ nhất
định đối với người được bảo hiểm. Nếu điều kiện đơn không được thực hiện, công ty bảo
hiểm có thể từ chối thanh toán yêu cầu bồi thường. Một số điều kiện phổ biến trong đơn
như: thông báo cho công ty bảo hiểm nếu xảy ra tổn thất, bảo vệ tài sản sau khi tổn thất xảy
ra, và hợp tác với hãng bảo hiểm trong trường hợp bị kiện về trách nhiệm.

8.3.6. Quy định khác

Hợp đồng bảo hiểm cũng có chứa mục quy định khác. Trong bảo hiểm tài sản và tai nạn, các
điều khoản khác bao gồm điều khoản hủy bỏ, thế quyền, yêu cầu nếu có mất mát xảy ra,
chuyển nhượng đơn, và các điều khoản bảo hiểm khác. Trong bảo hiểm nhân thọ và bảo
hiểm sức khoẻ, các điều khoản khác điển hình bao gồm thời gian ân hạn, phục hồi hiệu lực
đơn và sai sót về tuổi tác.

108

You might also like