You are on page 1of 2

Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn

Câu 1: Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
Trả lời:
Hiệu lực của Thư bảo lãnh Ngân hàng số 1500VSB201220102 ngày 20/12/2010 của Ngân
hàng: Nghãi vụ trả nợ của Công ty Hồng Quang đối với VNPI phát sinh từ giao dịch được
giao kết trong thời hạn từ ngày 20/12/2010 đến ngày 10/3/2011, là thời hạn thư bảo lãnh có
hiệu lực nên người bảo lãnh là Ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
khi Công ty Hồng Quang không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ….
Câu 2: Nghĩa vụ của Cty Hồng Quang đối với VNP1 có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của
Ngân hàng không?
Trả lời:
Theo như bảo lãnh của Agribank chi nhánh Hà Nội ‘’cam kết trả cho VNPI khi thanh toán của
hợp đồng ngay sau khi nhận được văn bản của Qúy đơn vị nêu lên rằng Công ty TNHH
Thương mại và Đầu tư Hồng Quang chưa thực đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán theo hợp
đồng nói trên’’ như thế nghĩa vụ của Công ty Hồng Quang vẫn phát sinh với VNP1 trong thời
hạn thư bảo của Ngân hàng.
Câu 3: Theo Viện kiểm sát, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay thì Thư bảo
lãnh còn ràng buộc Ngân hàng không? Vì sao?
Trả lời:
Theo Viện kiểm sát, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ thì Thư bảo lãnh không
còn ràng buộc Ngân hàng. Viện kiểm sát theo hướng không còn khả năng khởi kiện Ngân
hàng bảo lãnh khi thời hạn bão lãnh đã hết. Vì có nói nghĩa vụ trả nợ của Công ty Hồng
Quang đối với VNPI phát sinh từ giao dịch được giao kết trong thời hạn từ ngày 20/12/2010
đến ngày 10/3/2011, là thời hạn thư bảo lãnh có hiệu lực nên người bảo lãnh là Ngân hàng
phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Công ty Hồng Quang không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ.
Câu 4: Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay
sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có còn trách nhiệm của người bảo lãnh
không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời?
Trả lời:
Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay sau khi
thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng còn trách nhiệm của người bảo lãnh. Đoạn của
Quyết định cho câu trả lời: ‘’Về hiệu lực của thư bảo lãnh Ngân hàng số 1500VSB201220102
ngày 20/12/2010 của Ngân hàng: Nghãi vụ trả nợ của Công ty Hồng Quang đối với VNPI
phát sinh từ giao dịch được giao kết trong thời hạn từ ngày 20/12/2010 đến ngày 10/3/2011, là
thời hạn thư bảo lãnh có hiệu lực nên người bảo lãnh là Ngân hàng phải có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Công ty Hồng Quang không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nhiệm vụ. Trong thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh, VNP1 đã nhiều lần có văn bản yêu cầu
Ngân hàng nhà thực hiện nghĩa vụ theo Thư bảo lãnh nhưng Ngân hàng không thực hiện vì
cho rằng VNP1 và Công ty Hồng Quang chưa thống nhất với nhau về số tiền còn nợ. Kháng
nghị cho rằng, ngày 12/12/2011, VNP1 khởi kiện yêu cầu Ngân hàng trả nợ thay Công ty
Hồng Quang thì Thư bảo lãnh không còn hiệu lực theo qui dinh tại khoản 4 Điều 20 Quy chế
bảo lãnh (Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là không đúng’’.
Câu 5: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.
Trả lời:
Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là thuyết phục, tương đồng với Bộ luật lúc
đó. Tòa đã theo hướng đối với nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn bảo lãnh nhưng chưa thực
hiện thì bảo lãnh ngân hàng vẫn còn có giá trị. Đây là một quyết định cần duy trì.
Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Câu 1: Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS.
Trả lời:
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước BLDS 2015
Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, Chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, bồi dưỡng,
chăm sóc người thiệt hại trước khi chết. phục hòi sức khỏe và chức năng bị mất, bị
giảm sút của người bị thiệt hại.
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của
người bị thiệt hại
Chi phí hợp lí và phần thu nhập thực tế bị
mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị.
Chí phí cho việc mai táng theo qui định của Chi phí hợp lí cho việc mai táng
pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tiền cấp dưỡng cho những người mà bị thiệt Tiền cấp dưỡng cho những người mà người
hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Tiền bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức Thiệt hại khác do luật qui định.
lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có
qui định khác hoặc đã được xác định theo
quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Một khoản tiền khác bù đắp về tinh thần cho
những người thân thích thuộc hàng thừa kế
thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có
những người này thì người mà người bị thiệt
hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực
tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được
hưởng khoảng tiền này.

Câu 2: Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước điều
chỉnh không? Vì sao?
Trả lời:
Hoàn cảnh trong vụ việc trên không được Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước điều chỉnh.
Vì theo Điều 1 Phạm vi điều chỉnh ‘’Luật này qui định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt
động quản lí hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền,
nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của
người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.’’ Trong vụ việc trên thì hành vi của các bị cáo là
hành vi của người thi hành công vụ nhưng không là hành vi trong giai đoạn tố tụng hình sự
được qui định trong Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước vì chưa có quyết định bắt giữ sơn
của cơ quan điều tra nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường
Nhà nước (liên quan đến tố tụng hình sự, Luật này chỉ đề cập đến việc quyết định tạm giữ
theo Điều 30). Vì lẽ đó mà Tòa án cũng không áp dụng Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước
trong vụ việc trên.
Câu 3: Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, hướng giải
quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao.
Trả lời:
Nếu hoàn cảnh như trong vụ việc trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, hướng giải
quyết khác trong giải quyết vụ án. Vì trong vụ việc trên Tòa đã áp dụng Điều 610, 620 BLDS
2005 mà Điều 610 BLDS 2005 không thay đổi nhiều so với Điều 591 BLDS 2015 còn Điều
620 BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố
tụng gây ra ‘’cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của
mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng’’ nên chịu sự điều chỉnh
thi hành của BLDS 2005. Còn đối với Điều 598 BLDS 2015 Bồi thường thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra ‘’Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật
của người thi hành công vụ gây ra theo qui định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước’’ như vậy BLDS 2015 chịu sự điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước mà
không phải là BLDS nên có sự thay đổi.

You might also like