You are on page 1of 67

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA


NHÀ NƯỚC
❑ Thời lượng: 06 tiết
❑ Mục tiêu:
− Nắm được khái niệm, đặc trưng, căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
− Nhận diện được các loại trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; thiệt hại
được bồi thường và không được bồi thường.
− Nắm được nguồn pháp luật điều chỉnh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
và các các nguyên tắc giải quyết yêu cầu bồi thường.
❑ Phương pháp học tập:
➢ Tham gia lớp.
➢ Phát biểu, thảo luận nhóm.
NỘI DUNG
•1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

•2. Đặc trưng trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

•3. Các loại trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

•4. Nguồn pháp luật điều chỉnh trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước
NỘI DUNG
•5. Các nguyên tắc giải quyết bồi thường

•6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

• 7. Thiệt hại được bồi thường và không được bồi thường

•7.1. Thiệt hại được bồi thường

•7.2 Thiệt hại không được bồi thường


1 Khái niệm trách nhiệm bồi thuờng
của Nhà nước

- Trước đây, Nhà nước không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
các hành vi trái pháp luật do người của mình gây ra.
- Nhà nước không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì về những quyết sách
do mình đặt ra, thần dân không có quyền gì ngoài sự phục tùng và phụng
sự Nhà nước
1 Khái niệm trách nhiệm bồi thuờng
của Nhà nước

Nhà nước phải chịu


Quan niệm về Nhà
Sự phát triển của trách nhiệm bồi
nước đã dần dần
xã hội thường thiệt hại do
được thay đổi
mình gây ra
1 Khái niệm trách nhiệm bồi thuờng
của Nhà nước

Đạo luật đầu tiên về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam là
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009 và hiện nay là Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

BLDS năm 2015 với quy định liên quan đến vấn đề này tại Điều 598:
“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp
luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
1 Khái niệm trách nhiệm bồi thuờng
của Nhà nước

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm pháp
lý dân sự thể hiện việc Nhà nước phải gánh chịu hậu quả bất lợi mang
tính tài sản mà cụ thể là bồi thường thiệt hại cho cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.”
Đặc trưng trách nhiệm bồi thường
2
của Nhà nước

2.1. Về hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước
2.2. Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường của nhà nước
2.3. Về kinh phí thực hiện bồi thường
2.4. Về nghĩa vụ hoàn trả sau khi bồi thường
2.5. Về thủ tục giải quyết bồi thường
2.1 Về hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
của nhà nước
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về nguyên tắc chung,
trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi của con người (có
ngoại lệ như tài sản gây thiệt hại).

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước, trách nhiệm cũng phát
sinh từ hành vi của con người. Tuy nhiên, trong trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước, hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
Nhà nước, hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hành vi
của người thi hành công vụ.
2.1 Về hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
của nhà nước
Như vậy, chủ thể có hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường trong trách
nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước có giới hạn, được xác định cụ thể hơn
so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung.

Đồng thời, hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường phải là hành vi của
người thi hành công vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao.

Nếu hành vi trái pháp luật gây thiệt hại không gắn với việc thực thi công vụ thì
người có hành vi trái pháp luật đó phải tự chịu trách nhiệm và Nhà nước không
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.2 Về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước xuất phát từ hành vi của người
thi hành công vụ, nhưng trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại không phải là
trách nhiệm của người thi hành công vụ mà là trách nhiệm của Nhà nước.

Trách nhiệm này về cơ bản giống với trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người
của pháp nhân, người làm công, người học nghề gây ra. Nhà nước là tổ chức với bộ
máy cồng kềnh, phức tạp nên Nhà nước thông qua cơ quan giải quyết bồi thường
tiến hành các thủ tục giải quyết bồi thường cho người bị thiệt hại. Kinh phí bồi
thường được lấy từ ngân sách Nhà nước.
2.3 Về kinh phí thực hiện bồi thường

2.3.1 Tiền bồi thường

Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tiền bồi thường là tiền
của người chịu trách nhiệm bồi thường và chúng ta không quan tâm tới nguồn gốc
khoản tiền được sử dụng để bồi thường.

Tuy nhiên, đối với trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đây là vấn đề được
quan tâm và theo điểm a khoản 1 Điều 60 Luật TNBTCNN năm 2017, “Nhà nước
có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm: Tiền chi trả
cho người bị thiệt hại”.
2.3 Về kinh phí thực hiện bồi thường

2.3.2 Tiền khác


Bên cạnh kinh phí để trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại thì Nhà nước còn bố
trí ngân sách cho các khoản tiền khác liên quan đến thực hiện trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
Ví dụ, theo điểm b khoản 1 Điều 60 Luật TNBTCNN năm 2017, “Nhà nước có
trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm: Chi phí cho việc
định giá tài sản, giám định thiệt hại”. Thực ra, còn những chi phí khác nữa chưa
được nêu trong Điều 60 trên và vẫn cần phải lấy từ ngân sách nhà nước như chi phí
để tiến hành phục hồi danh dự của người bị thiệt hại.
2.3 Về kinh phí thực hiện bồi thường

2.3.2 Tiền khác

Đồng thời theo Điều 76 Luật TNBTCNN năm 2017, “Cơ quan giải quyết bồi
thường không thu các khoản án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với nội dung
yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy
định của Luật này. Người bị thiệt hại không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế
thu nhập doanh nghiệp đối với số tiền bồi thường được nhận”.
2.4 Về nghĩa vụ hoàn trả sau khi bồi thường

Nhà nước
có trách
nhiệm bồi
thuờng

Kinh phí bồi


thuờng từ
ngân sách
Nhà nước

Người thi
hành công
vụ có nghĩa
vụ hoàn trả
2.4 Về nghĩa vụ hoàn trả sau khi bồi thường

Nghĩa vụ hoàn trả tiền cho Nhà nước là nghĩa vụ của người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, người thi hành công vụ đều
phải có nghĩa vụ hoàn trả. Trường hợp phải hoàn trả và mức hoàn trả còn tùy
thuộc vào từng trường hợp cụ thể như người thi hành công vụ có lỗi hay
không và mức độ lỗi như thế nào.
2.5 Về thủ tục giải quyết bồi thường

Thông thường, quan hệ giữa Nhà nước và người dân trong khi thi hành công vụ
là quan hệ công và quan hệ này tồn tại ở giai đoạn người thi hành công vụ thực
thi công vụ được giao.

Khi người thi hành công vụ có hành vi làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước thì quan hệ giữa Nhà nước và người dân (người bị thiệt
hại) không còn là quan hệ công thuần túy nữa, mà là quan hệ bồi thường dân sự
liên quan đến Nhà nước.
2.5 Về thủ tục giải quyết bồi thường

Tuy nhiên có những điểm khác biệt so các quan hệ dân sự


thuần túy khác:

Thứ nhất: quan hệ này xuất phát từ hành vi thi hành công vụ của người
thi hành công vụ;

Thứ hai: trong quan hệ vẫn có sự hiện diện của Nhà nước (một chủ thể
công rất đặc biệt);

Thứ ba: tiền để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đảm
bảo từ ngân sách Nhà nước.
3 Các loại trách nhiệm bồi thường của nhà nước

3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại


3.2. Trách nhiệm hoàn trả tài sản
3.3 Trách nhiệm phục hồi, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp
3.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thường được hiểu là trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.

Ở đây, người bị thiệt hại được yêu cầu Nhà nước bồi thường và phải hội
đủ một số điều kiện, trong đó có điều kiện về thiệt hại và hành vi gây thiệt
hại: thiệt hại phải tồn tại trong thực tế và do hành vi của người thi hành công
vụ gây ra, mức bồi thường phụ thuộc vào mức độ gây thiệt hại xảy ra trong
thực tế.
3.2 Trách nhiệm hoàn trả tài sản

Trong Luật TNBTCNN có một số quy định về hoàn trả tài sản và điều này cho
thấy trách nhiệm bồi thường của Nhà nước bao gồm cả trách nhiệm hoàn trả tài
sản.
Nhưng cần phân biệt trách nhiệm hoàn trả tài sản này với nghĩa vụ hoàn
trả của người thi hành công vụ. Trách nhiệm hoàn trả tài sản dường như xuất
phát từ các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự: chủ sở hữu có quyền đòi tài
sản thuộc sở hữu của mình và Nhà nước có trách nhiệm hoàn trả tài sản hay
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
3.2 Trách nhiệm hoàn trả tài sản

Một trong những tài sản mà Nhà nước phải hoàn trả là những khoản tiền đã nộp
vào ngân sách nhà nước xuất phát từ hành vi của người thi hành công vụ.
Theo khoản 4 Điều 23 Luật TNBTCNN năm 2017 “trường hợp các khoản tiền đã
nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc các khoản tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để đảm bảo
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải hoàn trả các khoản tiền đó”.

Đồng thời Luật TNBTCNN năm 2017 chỉ liệt kê một số trường hợp mà Nhà nước
phải hoàn trả, tuy nhiên trong thực tế có trường hợp không thuộc trường hợp
vừa nêu nhưng Nhà nước vẫn có trách nhiệm hoàn trả tài sản???
3.2 Trách nhiệm hoàn trả tài sản

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 30 Luật TNBTCNN năm 2017 còn quy định trả lại
“tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật phải được trả lại
ngay khi quyêt định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ”.

Trong thực tế, đối với lĩnh vực tố tụng hình sự, đã có trường hợp phải hoàn trả
tài sản khi cơ quan điều tra đình chỉ việc điều tra do hết thời hạn điều tra mà
không chứng minh người bị thiệt hại phạm tội.
3.3 Trách nhiệm phục hồi, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp

Theo điểm e khoản 1 Điều 13 Luật TNBTCNN năm 2017, người bị thiệt
hại có quyền “yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục
quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật”. Tương
ứng tại khoản 8 Điều 15 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định cơ quan giải
quyết bồi thường có trách nhiệm “khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại”.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 15 Luật TNBTCNN năm 2017 còn quy định cơ
quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm “phục hồi danh dự hoặc yêu cầu
cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh
dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này”.
3.3 Trách nhiệm phục hồi, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp

- Đối với phục hồi danh dự: khoản 1 Điều 31 Luật TNBTCNN năm 2017 quy
định: “Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ
luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự”.

Tuy nhiên, quy định trong Luật TNBTCNN năm 2017 theo hướng liệt kê, đối
với trường hợp không được liệt kê thì không có cơ sở yêu cầu phục hồi danh dự.
3.3 Trách nhiệm phục hồi, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp

Nghiên cứu tình huống sau: Xuất phát từ việc ngộ độc thức ăn, ngày
22/02/2013, Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 03/QĐ-
XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với bà T - Chủ bếp ăn tập thể G. Tòa án
đã ra Bản án số 03/2013/HCST ngày 19/9/2013 tuyên hủy Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trên với lý do “không đảm bảo về hình thức và nội dung, chưa
xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn”.
Năm 2014, bà T khởi kiện Sở Y tế tỉnh Quảng Trị bồi thường và Tòa án đã “buộc
Sở Y tế tỉnh Quảng Trị phải bồi thường” nhưng đối với yêu cầu xin lỗi, Tòa án
đã cho rằng “Luật TNBTCNN không quy định khôi phục danh dự cho người
bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành
chính nên Sở Y tế không chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn là có căn cứ”.
3.3 Trách nhiệm phục hồi, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp

Chủ thể phục hồi danh dự là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây
thiệt hại. Còn chủ thể được phục hồi danh dự là cá nhân, họ được khôi phục danh
dự ngay cả khi đã chết, “trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp
quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải
chính công khai theo quy định tại Điều 59 của Luật này”.
(khoản 2 Điều 31 và khoản 6 Điều 57 Luật TNBTCNN năm 2017)

→ Trong hoạt động tố tụng hình sự, trực tiếp xin lỗi là hình thức đặc thù riêng đối
với việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại. (theo khoản 1 Điều 56 Luật
TNBTCNN năm 2017)
3.3 Trách nhiệm phục hồi, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp

- Đối với khôi phục quyền, lợi ích khác

Luật TNBTCNN năm 2017 quy định trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi
thường phải “Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi
phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại”. (khoản 8 Điều 15)

Điều 29 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định người bị thiệt hại không chỉ
là cá nhân mà người bị thiệt hại là tổ chức còn được khôi phục quyền, lợi
ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3.3 Trách nhiệm phục hồi, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp

Bên cạnh đó khoản 2 Điều 29 còn quy định “người bị thiệt hại là tổ
chức còn được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật”. Quy định này không liệt kê các “quyền, lợi ích hợp pháp khác”
nên sẽ tùy vào hoàn cảnh cụ thể.
Về thủ tục, khoản 3 Điều 29 Luật TNBTCNN năm 2017 quy định
“trình tự, thủ tục khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật và các
quy định, quy chế, điều lệ của các tổ chức có liên quan”.

→ → → So với phục hồi danh dự, chúng ta không thấy quy định về việc chủ
động của cơ quan nhà nước nên được hiểu rằng thủ tục này còn phụ thuộc
vào yêu cầu của người liên quan.
Nguồn pháp luật điều chỉnh trách nhiệm
4.
bồi thường của nhà nước

4.1. Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước


4.2. Bộ luật Dân sự và văn bản khác
4.1 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

4.1.1 Xây dựng Luật TNBTCNN

• Điều • Điều
Bộ luật 623 Bộ luật 619 Bộ luật
Dân sự Dân sự Dân sự Điều 598
năm 1995 • Điều năm 2005 • Điều năm 2015
624 620

Tuy nhiên, các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra còn nhiều hạn chế, bất cập. Do đó, đòi hỏi xây dựng
một đạo luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
4.1 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

4.1.1 Xây dựng Luật TNBTCNN


Trước những bất cập trên, đòi hỏi xây dựng, hoàn thiện chế độ bảo hộ của
Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật có tên gọi là Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước với 67 Điều quy định trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước
4.1 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

4.1.1 Xây dựng Luật TNBTCNN

Sau 09 năm thi hành, ngày nay có Luật TNBTCNN năm 2017
(thông qua ngày 20/6/2017, có hiệu lực từ ngày 01/7/2018) có 78
điều luật với phạm vi điều chỉnh được nêu tại Điều 1.

Đồng thời, Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2018/NĐ-CP,


ngày 15/5/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
luật.
4.1 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Trách
nhiệm
bồi Trách
thường nhiệm
của Nhà của các
nước
Quyền, Thủ tục cơ quan
nghĩa vụ Cơ quan
Thiệt hại giải nhà
trong
của cá giải Kinh phí Trách
hoạt được bồi quyết Phục hồi nước
nhân, tổ quyết bồi nhiệm
động thường yêu cầu danh dự trong
chức bị bồi thường hoàn trả
quản lý bồi công tác
thiệt hại thường
hành thường bồi
chính, tố thường
tụng và nhà
thi hành nước
án
4.2 Bộ luật Dân sự và văn bản khác
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” (Điều 598). Như vậy, BLDS năm 2015 quy
định ngắn gọn theo hướng dẫn chiếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi
hành công vụ gây ra đến Luật TNBTCNN;

Bộ luật Tố tụng Hình sự (BTTTHS) năm 2015 có những quy định về bồi thường
thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, cụ thể Điều 31 BLTTHS;

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 cũng có quy định về trách nhiệm đối
với thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra tại khoản 5 Điều 13, khoản 2, khoản 3
Điều 113.
5 Các nguyên tắc giải quyết bồi thường

5.1 Nguyên tắc tồn tại trong pháp luật dân sự

5.2 Nguyên tắc đặc thù trong pháp luật về trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước
5 Các nguyên tắc giải quyết bồi thường

5.1 Nguyên tắc tồn tại trong pháp luật dân sự

Bồi thường Bồi thường Người bị thiệt hại Bình đẳng, thiện
kịp thời toàn bộ có lỗi một phần chí, trung thực

• Điều 585 BLDS • Điều 585 BLDS • K4, Điều 585 • K3 Điều 3
2015; 2015; BLDS 2015; BLDS 2015;
• K2 Điều 4 Luật • Tuy nhiên, Luật • K5 Điều 4 Luật • K2, K3 Điều 4
TNBTCNN TNBTCNN TNBTCNN Luật
năm 2017; năm 2017 năm 2017. TNBTCNN
• Điều 44 Luật không nhắc lại năm 2017.
TNBTCNN nguyên tắc này .
năm 2017.
5 Các nguyên tắc giải quyết bồi thường

5.2 Nguyên tắc đặc thù trong pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Thương lượng Đúng pháp luật Công khai Đề cao văn bản
làm căn cứ yêu
• K2 Điều 4 Luật • K2 Điều 4 Luật • K2 Điều 4 Luật cầu bồi thường
TNBTCNN TNBTCNN TNBTCNN năm
năm 2017; năm 2017. 2017; • K5 Điều 3, K4
Điều 4 Luật
• K4 Điều 15 • Và được cụ thể TNBTCNN năm
Luật hóa ở một số 2017.
TNBTCNN quy định của
năm 2017. Luật này. Cụ thể
như K1 Điều 56.
NỘI DUNG

•6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

•7. Thiệt hại được bồi thường và không được


bồi thường

•2.1. Thiệt hại được bồi thường

•2.2 Thiệt hại không được bồi thường


6 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường

Căn cứ thứ nhất: Có căn cứ xác định hành vi


trái pháp luật của người thi hành công vụ và
Điều 7 Luật có yêu cầu bồi thường tương ứng;
TNBTCNN
năm 2017,
Nhà nước Căn cứ thứ hai: Có thiệt hại thực tế của
có trách người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm
nhiệm bồi bồi thường của Nhà nước;
thường
thiệt hại khi
có đủ các Căn cứ thứ ba: Có mối quan hệ nhân quả
căn cứ: giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
6.1 Có căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người
thi hành công vụ và có yêu cầu bồi thường tương ứng

Theo điểm a khoản 1 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017, căn cứ đầu tiên để xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước:

Hành vi
trái pháp Có yêu
luật của cầu bồi
Căn cứ 1
người thi thường
hành công tương ứng
vụ
6.1 Có căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người
thi hành công vụ và có yêu cầu bồi thường tương ứng

- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là


hành vi nào?

- Yêu cầu bồi thường tương ứng của chủ thể liên quan
có thực sự được hiểu là căn cứ xác định trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước?
6.1 Có căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người
thi hành công vụ và có yêu cầu bồi thường tương ứng

Khoản 2 Điều 7 Luật TNBTCNN thì căn cứ xác định hành vi trái pháp
luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường
tương ứng bao gồm:
a) Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật
này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây
thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết
yêu cầu bồi thường;
6.1 Có căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người
thi hành công vụ và có yêu cầu bồi thường tương ứng

b) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có


hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây
thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu
cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và đối thoại;
c) Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi
trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc
phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý
hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi
hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự.
6.2 Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc
phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017, căn cứ thứ hai xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là “Có thiệt hại thực tế
của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
theo quy định của Luật này”.

* Như vậy nếu chỉ có hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì đã
đủ căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước hay
chưa?
* Đồng thời nếu người bị thiệt hại có thiệt hại thực tế nhưng không thuộc phạm
vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật TNBTCNN thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước có phát sinh không? KHÔNG
6.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế
và hành vi gây thiệt hại.

Theo điểm c khoản 1 Điều 7 Luật TNBTCNN năm 2017, căn cứ cuối cùng xác
định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là “Có mối quan hệ nhân
quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại”.

 Vậy trong trường hợp không có mối quan hệ nhân quả thì sẽ như thế nào?
7 Thiệt hại được bồi thường và
không được bồi thường

7.1 Thiệt hại được bồi thuờng


7.2 Thiệt hại không được bồi thuờng
7.1 Thiệt hại được bồi thường

7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường.


7.1.2 Thiệt hại về tinh thần được bồi thường.
7.1.3 Thiệt hại khác được bồi thường.
7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường.

Thiệt hại về vật chất do tài sản bị


xâm phạm

Thiệt hại về vật chất Thiệt hại về vật chất do thu nhập bị
được bồi thường mất, bị giảm sút

Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị


xâm phạm, người bị thiệt hại chết
7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường

1. Tài sản bị phát mại, bị mất


Thiệt hại
về vật chất 2. Tài sản bị hư hỏng
do tài sản
bị xâm
phạm 3. Tài sản không được sử dụng, khai thác
(Điều 23 Luật
TNBTCNN
năm 2017)
4. Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các khoản
tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường

5. Trường hợp người bị thiệt hại không thể thực hiện


Thiệt hại được các giao dịch dân sự, kinh tế đã có hiệu lực và đã
về vật phải thanh toán tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao
chất do tài dịch dân sự, kinh tế đó
sản bị
xâm phạm
(Điều 23
Luật
TNBTCNN 6. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của
năm 2017)
tình thế cấp thiết
7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường

Thu nhập ổn định từ tiền lương, tiền công


Thiệt hại về
vật chất do
thu nhập bị
mất, bị giảm
sút Thu nhập không ổn định từ tiền lương, tiền công
(K1 Điều 24
Luật TNBTCNN
năm 2017)

Thu nhập không ổn định theo mùa vụ


7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại là
tổ chức bao gồm các khoản thu nhập theo quy định của pháp luật
về thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Thu nhập được bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập
trung bình của 02 năm liền kề trước thời điểm xảy ra thiệt hại.
+ Việc xác định thu nhập trung bình được căn cứ vào báo cáo tài
chính của tổ chức theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 24 Luật TNBTCNN năm 2017)


7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về
Thiệt hại về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.
vật chất do
người bị thiệt Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết.
hại chết
(Điều 25
Luật TNBTCNN Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian
năm 2017)
khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết.

Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết.

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường

Thiệt hại 1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định
về vật chất của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh
do sức
khỏe bị
xâm phạm
(Điều 26 Luật 2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt
TNBTCNN hại
năm 2017)

3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại


7.1.1 Thiệt hại về vật chất được bồi thường

Thiệt hại về 4. Trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động
vật chất do và có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được
sức khỏe bị bồi thường bao gồm:
xâm phạm
(Điều 26 Luật a. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại
TNBTCNN năm
2017)

b. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt


hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
7.1.2 Thiệt hại về tinh thần được bồi thường
(Điều 27 Luật TNBTCNN năm 2017)

1. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

2. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị áp dụng biện pháp tạm giữ
người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

3. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại bị khởi tố,
truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trong hoạt
động tố tụng hình sự;
7.1.2 Thiệt hại về tinh thần được bồi thường
(Điều 27 Luật TNBTCNN năm 2017)

4. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được
xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại
chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các
khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này;

5. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được
xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá 50
tháng lương cơ sở;

6. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc
thôi việc trái pháp luật.
7.1.3 Thiệt hại khác được bồi thường.

* Ngoài thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần được bồi thường đã được
trình bày ở phần trên, Luật TNBTCNN năm 2017 còn quy định một số chi phí
khác là thiệt hại được bồi thường tại khoản 1 Điều 28 cụ thể như sau:

- Chi phí thuê phòng ngủ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá
trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị thiệt hại.

- Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam,
người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.
7.2 Thiệt hại không được bồi thường

7.2.1 Thiệt hại không được bồi thường trong tất cả các hoạt
động công vụ;
7.2.2 Thiệt hại không được bồi thường trong hoạt động tố tụng
hình sự;
7.2.3 Thiệt hại không được bồi thường trong hoạt động tố tụng
dân sự, tố tụng hành chính;
7.2.4 Thiệt hại không được bồi thường trong hoạt động thi hành
án dân sự.
7.2.1 Thiệt hại không được bồi thường trong tất cả
các hoạt động công vụ
Khoản 1 Điều 32 Luật TNBTCNN năm 2017:
(i) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại;

(ii) Thiệt hại xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và
không thể khắc phục được mặc dù người thi hành công vụ đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép;

(iii) Thiệt hại xảy ra trong hoàn cảnh người thi hành công vụ muốn tránh một
nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người bị thiệt hại hoặc của người khác mà không còn cách nào
khác là phải có hành động gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn
chặn, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này.
7.2.2 Thiệt hại không được bồi thường trong hoạt động
tố tụng hình sự

− Thiệt hại xảy ra trong trường hợp người bị truy cứu trách nhiệm hình sự
thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ
luật Hình sự

− Thiệt hại xảy ra do người bị thiệt hại khai báo gian dối hoặc cung cấp tài
liệu, vật chứng sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che
giấu tôi phạm
7.2.2 Thiệt hại không được bồi thường trong hoạt động
tố tụng hình sự

− Thiệt hại xảy ra do người có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu rõ
ràng cấu thành tội phạm, bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do
người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố.

− Thiệt hại xảy ra do người bị khởi tố, truy tố, xét xử đúng với các văn bản
quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời
điểm ra bản án, quyết định thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự
theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực
sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử.
7.2.3 Thiệt hại không được bồi thường trong hoạt động
tố tụng dân sự, tố tụng hành chính

Khoản 3 Điều 32 Luật TNBTCNN năm 2017


Khi người thi hành công vụ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
theo đúng yêu cầu của người yêu cầu mà gây thiệt hại cho người bị
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không
đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba
thì phải bồi thường cho người thiệt hại theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự.
7.2.4 Thiệt hại không được bồi thường trong hoạt động
thi hành án dân sự

Khoản 4 Điều 32 Luật TNBTCNN năm 2017


Nhà nước không bồi thường thiệt hại xảy ra khi người thi hành
công vụ áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo đúng yêu cầu
của đương sự mà gây ra thiệt hại.

Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm không
đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba
thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp
luật về thi hành án dân sự.

You might also like