You are on page 1of 3

VẤN ĐỀ 3: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

3.1 Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên có
thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở
khi trả lời.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015 thì một sự kiện được coi là bất khả kháng
khi thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Sự kiện xảy ra một cách khách quan;
(2) Không thể lường trước được;
(3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho
phép.
- Các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng theo quy định
tại khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng
nghĩa vụ là do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
3.2 Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự
kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật Thương mại sửa đổi.
- Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì trong trường hợp do sự
kiện bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm.
Căn cứ theo Điều 296 Luật Thương mại 2005 về kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp
đồng trong trường hợp bất khả kháng có quy định:
“1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời
hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường
hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo
dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả
thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả
thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ
chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quả mười ngày, kể từ
ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên
kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không
áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao
hàng hoặc hoàn thành dịch vụ”.
- Căn cứ theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 có quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm
dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” và khoản 2
Điều 584 BLDS 2015 cũng có quy định rằng: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng
hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có
quy định khác”.
- Tóm lại, nếu không có thỏa thuận khác hoặc các quy định khác của pháp luật thì bên có
nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì được miễn trách
nhiệm, nếu là người gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh.
3.3 Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều
kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
- Theo nhóm số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng hay không còn tùy thuộc
vào các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng. Dựa vào các điều kiện hình thành sự
kiện bất khả kháng thì:
+ Thứ nhất nếu cho đây là một sự kiện khách quan, thiên tai nên mới dẫn đến việc tàu chìm
làm hàng hóa bị hư hỏng điều này cũng có thể là đúng nhưng với trường hợp việc thiên tai
này đến bất ngờ và không thể dự báo được thì mới có thể xem đây là sự kiện khách quan lúc
này số hàng hóa bị hư hỏng được coi là do sự kiện bất khả kháng gây ra, còn việc đã có thể
dự đoán được những thiên tai nhưng vẫn khởi hành thì không thể xem đây là một sự kiện
khách quan.
+ Thứ hai nếu xem đây là một “sự kiện không thể lường trước được” thì có hai khả năng xảy
ra, thứ nhất là anh Văn có xem dự báo thời tiết rằng sẽ không có cơn dông hay gió bão nào
trên biển nhưng khi ra khơi thì những cơn bão này bất ngờ ập tới thì có thể xem đây là một
sự kiện “không thể lường trước được” lúc đó mới có thể xem số hàng hóa bị hư hỏng do sự
việc bất khả kháng, còn việc anh Văn không theo dõi dự báo hoặc đã biết nhưng vẫn chở
hàng dẫn đến tổn thất về hàng hóa thì đây hoàn toàn là lỗi của anh Văn chứ không phải là do
sự kiện “không thể lường trước được” nên đây không được coi là sự kiện bất khả kháng và
anh Văn buộc phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh Bình.
+ Thứ ba nếu xem đây là một việc “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện
pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Nếu anh Văn lường trước được cơn bão và đã trang bị
cho con tàu các biện pháp phòng tránh gió bão nhưng vẫn gặp nạn thì lúc này mới xem như
sự kiện không thể khắc phục được nên được coi là một sự kiện bất khả kháng, lúc này số
hàng hóa bị hư hỏng thì anh Văn không phải chịu trách nhiệm dân sự với anh Bình. Còn nếu
đã lường trước được cơn bão nhưng không có sự chuẩn bị nào cho con tàu thì không thể coi
đây là việc không thể khắc phục được vì vậy anh Văn vẫn phải có trách nhiệm bồi thường
cho anh Bình.
3.4 Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho
anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn không có phải bồi thường cho anh
Bình về việc hàng bị hư hỏng. Nếu anh Bình và anh Văn có thỏa thuận khác về việc sẽ chịu
trách nhiệm mặc cho có sự kiện bất khả kháng đi chăng nữa thì lúc đó anh Văn mới phải bồi
thường cho anh Bình.
- CSPL: khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 quy định: “2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
3.5 Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi thường
cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu Công ty bảo hiểm
thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn
xét xử.
* Góc độ văn bản:
- CSPL: Điều 61 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.
- Điều 61 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Theo yêu cầu của người được bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể
bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc cho người thứ ba bị thiệt hại.” => Theo
đó anh Văn có quyền yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này.
* Thực tiễn xét xử: Tuy vậy, thực tiễn xét xử vấn đề này có hai quan điểm trái ngược nhau,
cụ thể được nêu tại hai bản án sau:
+ Bản án số 110/2006/DSPT ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh nói về việc
anh Lê Văn Khen nhận chở thuê hàng bằng đường thủy. Anh Khen có mua bảo hiểm thân
tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình. Trên đường vận
chuyển, tàu bị gió lốc nhấn chìm và gây thiệt hại đến tài sản hàng hóa. Trong hợp đồng nhận
chuyển hàng, anh Khen thỏa thuận chịu trách nhiệm trường hợp này và đã bồi thường cho
chủ hàng anh chở thuê số tiền 40.950.000 đồng. Nay anh yêu cầu công ty Bảo Việt Trà Vinh
phải bồi hoàn lại cho anh khoản tiền mà anh đã bồi thường cho các chủ hàng anh chở thuê.
Tòa án nhận định thiệt hại xảy ra là do hiện tượng bất khả kháng, nhưng theo Tòa, anh Khen
tự nguyện nhận bồi thường nên anh phải tự gánh chịu hậu quả.
+ Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/5/2003 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao tỉnh
An Giang nói về việc ông Khóm nhận chuyển 2.600 con vịt cho ông Điền và ông Trình bằng
tàu của ông. Ông khóm tham gia bảo hiểm dân sự của chủ tàu và trong hợp đồng có nêu rõ
điều kiện bảo hiểm dân sự của chủ tàu, thuyền. Theo phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì Bảo
Việt nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu,
thuyền được bảo hiểm. Trên đường vận chuyển, do mưa gió to, nước chảy mạnh, tàu va vào
chân cầu bị chìm làm tổn thất trị giá đến 79.100.000 đồng số tiền vịt. Vì ông Khóm thỏa
thuận trong hợp đồng với ông Trình ông Điền nên đã bồi thường số tiền trên. Nay ông Khóm
yêu cầu Bảo Việt hoàn trả ông số tiền ông đã bồi thường cho ông Điền và ông Trình. Tòa án
đã giải quyết theo hướng công ty bảo hiểm phải bồi hoàn lại số tiền mà ông Khóm đã trả cho
các chủ thuê của mình.

You might also like