You are on page 1of 2

1.2.

Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà
Nguyễn đã hội đủ chưa? Vì sao?
Trong tình huống trên, không có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn.
Theo khoản 3 Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Việc gây mê, mổ, cắt bỏ,
cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám,
chữa bệnh mới trên cơ thể người; thực nghiệm y học, dược học, khoa học hay
bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý
của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.” Trong tình
huống trên bà Nguyễn đã đồng ý cho ông Lại thực hiện phẫu thuât.
Theo khoản 3 Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Thiệt hại về tinh thần
là tổn thất về tinh thân do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.” thì ông Lại
chỉ vi phạm chứ không có xâm phạm đến yếu tố nhân thân của bà Nguyễn.
Theo đó, thì không xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã hội đủ.
Vì theo Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 “ Trường hợp có thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Thì ông Lại và bà Nguyễn đã có thỏa thuận thực hiện phẫu thuật. Nhưng ông
Lại đã không thực hiện đúng theo thỏa thuận. Ông Lại đã làm thiệt hại về tinh
thần của bà Nguyễn.
3.5. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận
bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu
cầu Công ty bảo hiểm thanh toán tiền hay không? Tìm câu trả lời nhìn từ
góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi
thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có quyền được yêu
cầu Công ty bảo hiểm thanh toán tiền.
Theo khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 “Trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu
trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác”. Ở đây, giữa anh Văn và anh Bình đã có hợp đồng thỏa thuận sẽ bồi
thường giá trị hàng bị hư hỏng đấy.
Theo Điều 580 Bộ luật Dân sự 2005 với điều kiện không vượt quá mức trả bảo
hiểm mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Theo đó, anh Văn có quyền yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán tiền cho
mình.
Thực tiễn xét xử, có hai nguồn ý kiến trái ngược nhau. Cụ thể là hai bản án sau:
Bản án số 110/2006/DS-ST ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh
và Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/5/2003 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tỉnh An Giang. Trong bản án số 110/2006/DS-ST ngày 5/5/2006 theo Tòa,
anh Khen đã tự nguyện nhận bồi thường nên anh phải gánh chịu hậu quả. Mặt
khác, tại Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/5/2003 theo Tòa vì các bên đã
nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Do đó, Công ty bảo hiểm Bảo Việt có trách
nhiệm bồi thường cho ông Khóm.
Tóm tắt bản án số 110/2006/DS-ST ngày 5/5/2006 của Tòa án nhân dân
tỉnh Trà Vinh:
Nguyên đơn: Lê Văn Khen, bị đơn: Công ty bảo hiểm Trà Vinh.
Vụ việc bồi thường thiệt hại khi tàu TV-2047-H bị gió lốc nhấn chìm. Anh
Khen nhận chở thuê hàng bằng đường thủy, anh Khen có bảo hiểm thân tàu,
bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình. Trên
đường vận chuyển, tàu bị gió lốc nhấn chìm và gây thiệt hại đến tài sản hàng
hóa. Trong hợp đồng nhận chuyển hàng, anh Khen thỏa thuận chịu trách nhiệm
trường hợp này và đã bồi thường cho chủ hàng anh chở thuê số tiền 40.950.000
đồng. Nay anh yêu cầu công tuy Bảo Việt Trà Vinh phải bồi hoàn lại cho anh
mà anh thay Công ty bồi thường cho các chủ hàng anh chở thuê. Tại bán án
này, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh khẳng định việc gây thiệt hại cho các chủ
hàng là do hiện tượng bất khả kháng. Nhưng theo Tòa, anh Khen tự nguyện
nhận bồi thường nên anh phải gánh chiu hậu quả.
Tóm tắt Quyết định số 105 /GĐT-DS ngày 30/5/2003 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tỉnh An Giang:
Nguyên đơn: Ông Khóm, bị đơn: Công ty bảo hiểm Bảo Việt An Giang
Vụ việc tranh chấp hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Ông Khóm nhận
chuyển 2.600 con vịt cho ông Điền và ông Trình bằng tàu của ông. Ông khóm
tham gia bảo hiểm dân sự của chủ tàu và trong hợp đồng có nêu rõ điều kiện
bảo hiểm dân sự của chủ tàu, thuyền. Theo phạm vitrách nhiệm bảo hiểm thì
Bảo Việt nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hưhỏng hàng hóa, tài sản
chuyên chở trên tàu, thuyền được bảo hiểm. Trên đường vận chuyển, do mưa
gió to, nước chảy mạnh, tàu va vào chân cầu bị chìm làm tổn thất trị giá đến
79.100.000 đồng số tiền vịt. Vì ông Khóm thỏa thuận trong hợp đồng với ông
Trình ông Điền nên đã bồi thường số tiền trên.Nay ông Khóm yêu cầu Bảo
Việt hoàn trả ông số tiền nói trên.Về vụ việc trên, theo Tòa vì các bên có nêu rõ
trong hợp đồng bảo hiểm nói trên và theo Điều 546 BLDS 2005 vẫn cho phép
người vận chuyển và bên thuê vận chuyển được thỏa thuận về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp bất khả kháng. Do đó, thỏa thuận
giữa ông Khóm và ông Trình, ông Điền là không trái pháp luật, có hiệu lực và
ràng buộc cả Bảo Việt An Giang. Mặt dù Bảo Việt cho rằng theo Điều 30 Thể
lệ vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa thủy nội địa thì bên vận chuyển được miễn
bồi thường trong trường hợp thiên tai, địch họa hay bất khả kháng. Hơn thế
nữa, theo Tòa cho thấy thế mạnh thuộc về bên Bảo Việt và các thuật ngữ hay
giải thích trong hợp đồng phải có lợi cho bên yếu thế. (Theo khoản 8 Điều 409
quy định: “Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi
cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu
thế.”).

You might also like