You are on page 1of 4

Tóm tắt bản án số 23/2017/DS-ST về việc “Yêu cầu bồi thường thiệt hại do súc vật

gây ra”
Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Nga có nuôi 05 con heo mỗi con khoảng 12kg đi
ăn dưới gầm cầu kênh Thầy Bảy thì bị chó của ông Nhã cắn chết 01 con và bà đã khởi
kiện yêu cầu anh Nhã bồi thường cho bà giá trị con heo con bị chết. Ông Nhã không
đồng ý với yêu cầu của bà Nga vì cho rằng lúc đó heo chưa chết, sau đó có chết không
thì ông không biết và heo lúc đó vẫn sử dụng được. Tại Tòa phúc thẩm cho rằng vị trí
heo con của bà Nga bị chó nuôi của ông Nhã cắn chết là trên đất của ông Nhã. Bà Nga
và ông Nhã xác định vật nuôi của hai bên được thả rông theo tập quán nên xảy ra sự
việc chó cắn heo chết. Ông Nhã là chủ sở hữu súc vật nuôi (chó), vật nuôi trong nhà
nhưng do lỗi của ông Nhã nên chó của ông Nhã cắn chết heo bà Nga. Đối với bà Nga
cũng là người có sở hữu vật nuôi trong nhà là heo con nhưng cũng không quản lý đúng
quy định, để heo con chạy qua đất của ông Nhã, hậu quả làm cho chó của ông Nhã cắn
chết heo con của bà Nga, làm cho bà Nga bị thiệt hại 01 con heo trị giá 1.000.000
đồng. Như vậy, trong trường hợp trên cả bà Nga và ông Nhã đều có lỗi ngang nhau
trong việc quản lý vật nuôi của mình, đã gây thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải
chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy định của pháp luật. Tòa cũng tuyên về án phí và tiền
lãi chậm trả.
Câu 3.4: Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
Đoạn của Bản án cho thấy thiệt hại do chó gây ra là: “Hội đồng xét xử xét thấy
rằng vào ngày 06/01/2014 Âm lịch 05 con heo của bà Nga đi ăn trên đất của ông Nhã
thì bị chó của ông Nhã cắn bị thương 1 con là thực tế có xảy ra, được các bên đương
sự có thừa nhận nên thuộc trường hợp những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh
theo khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự. Ngoài ra, qua lời trình bày của bà Nga
và ông Nhã trong quá trình giải quyết vụ án; lời trình bày của ông Nhã tại biên bản
hòa giải của ấp không ghi thời gian (BL 02) và lời trình bày của người làm chứng
trong vụ án chứng minh được sau khi heo bị chó cắn thì hai ngày sau heo chết, bà Nga
không sử dụng được con heo bị chó cắn chết”.
Câu 3.5: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do súc vật gây ra?
Đoạn của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại
do súc vật gây ra là: “Xét yêu cầu khởi kiện của bà Nga thì thấy rằng: Vị trí heo con
của bà Nga bị chó nuôi của ông Nhã cắn chết là trên đất của ông Nhã. Bà Nga và ông
Nhã xác định vật nuôi của hai bên được thả rông theo tập quán nên xảy ra sự việc chó
cắn heo chết. Theo Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “1. Chủ sở hữu súc
vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác; nếu người bị thiệt hại
hoàn toàn có lỗi trong việc làm chủ súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu
không phải bồi thường”, “4. Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây
thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được
trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Căn cứ điều luật viện dẫn trên, thấy rằng ông Nhã là
chủ sở hữu súc vật nuôi (chó), vật nuôi trong nhà nhưng do lỗi của ông Nhã nên chó
của ông Nhã cắn chết heo bà Nga. Đối với bà Nga cũng là người có sở hữu vật nuôi
trong nhà là heo con nhưng cũng không quản lý đúng quy định, để heo con chạy qua
đất của ông Nhã, hậu quả làm cho chó của ông Nhã cắn chết heo con của bà Nga, làm
cho bà Nga bị thiệt hại 01 con heo trị giá 1000000 đồng. Như vậy, trong trường hợp
trên cả bà Nga và ông Nhã đều có lỗi ngang nhau trong việc quản lý vật nuôi của mình,
đã gây thiệt hại cho bà Nga nên mỗi bên phải chịu 50% mức độ lỗi là đúng quy định
của pháp luật”.
Câu 3.6: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra.
Theo em , việc Tòa áp dụng khoản 4, Điều 603 để buộc bà Nga chịu 50% mức độ
lỗi là phù hợp quy định pháp luật. Về nguyên tắc, theo khoản 1 Điều 603, BLDS 2015,
ông Nhã phải bồi thường cho bà Nga trong trường hợp chó của ông cắn chết heo của
bà Nga. Tuy nhiên, theo dữ kiện trong bản án, Tòa án đã xác định nguyên nhân dẫn
đến việc heo của bà Nga bị chó của ông Nhã cắn chết là có lỗi hỗn hợp, cụ thể bà Nga
có lỗi trong việc quản lý làm heo chạy qua ăn trên ông Nhã. Còn ông Nhã có lỗi trong
việc quản lý chó (vật nuôi) dẫn đến việc chó cắn chết heo của bà Nga. Như vậy đây là
trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi. Do đó, Tòa căn cứ khoản 4, Điều 585, BLDS
2015: “4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”để yêu cầu ông Nhã bồi thường 50% thiệt hại là
đúng pháp luật.
Câu 3.7: Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt hại.

BLDS 2005 BLDS 2015


Điều 604. Căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại.
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
nhiệm bồi thường thiệt hại
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích
hợp 1. Người nào có hành vi xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy
pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ khác của người khác mà gây thiệt hại
thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ
thường. luật này, luật khác có liên quan quy
định khác.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định
người gây thiệt hại phải bồi thường cả 2. Người gây thiệt hại không phải chịu
trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
quy định đó. trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự
kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do
lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp
Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
trường hợp người bị thiệt hại có lỗi định khác.
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong Điều 585: Nguyên tắc bồi thường
việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại thiệt hại
chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt
thiệt hại có thể được giảm mức bồi
hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị
thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô
thiệt hại thì người gây thiệt hại không
ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng
phải bồi thường.
kinh tế của mình.
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc
hại
gây thiệt hại thì không được bồi thường
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế
trước mắt và lâu dài của mình.

Như vậy, BLDS 2015 đã bỏ quy định về yêu tố “lỗi” trong căn cứ phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu như trong BLDS 2005, “lỗi” là yếu tố cần
thiết làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì trong BLDS 2015, căn
cứ xác định đầu tiên là “hành vi xâm phạm”.
Tiếp đến, BLDS 2015 cũng thay đổi theo hướng bên bị thiệt hại không có nghĩa
vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại là có thể yêu cầu bồi thường. Trách nhiệm
chứng minh lỗi thuộc về người gây thiệt hại trong trường hợp muốn được miễn
trách nhiệm (khoản 2, Điều 285, BLDS 2015) hoặc được giảm mức bồi thường
(khoản 2,4 Điều 585, BLDS 2015)

You might also like