You are on page 1of 4

VẤN ĐỀ 2: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI LÀM

CÔNG GÂY RA
Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Định.
Tóm tắt bản án: Anh Cao Chí Hùng điều khiển xe ô tô khách của công ty TNHH
vận tải Hoàng Long chở khách đi từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh. Vào ngày
30/4/2009, Hùng điều khiển xe ô tô nói trên đi trên đường QL1D với tốc độ khoảng
40km/h, đây là đoạn đường có vạch sơn liền nét giữa đường, Hùng điều khiển xe ô
tô chiếm sang phần đường bên trái nên đã để góc dưới bên trái đầu xe ô tô tông vào
xe mô tô ngược chiều do anh Trần Ngọc Hải điều khiển đi đúng phần đường, hậu
quả anh Trần Ngọc Hải chết tại chỗ.
Câu 2.1: Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy
định của Điều 600?
Về nguyên tắc chung người nào gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Nguyên tắc này đã được thể hiện ở khoản 1 Điều 584 BLDS 2015:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Còn Điều 600 BLDS 2015 là một chế định đặc thù, theo đó người bồi thường không
phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại:

“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề
gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm
công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền
theo quy định của pháp luật.”
Quy định của Điều 600 tạo điều kiện tốt hơn cho người bị hại trong việc yêu cầu bồi
thường đồng thời xét đến trách nhiệm của người sử dụng người làm công.
Câu 2.2: Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra?
Theo Bản án số 285/2009/HSPT có nêu:Đoạn 3, phần Xét thấy: “Bị cáo là người lái xe thuê cho
công ty TNHH vận tảiHoàng Long nên theo quy định tại điều 622 và 623 của BLDS thì công ty
TNHHHoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường do Cao Chí Hùng gây ra trong khi thựchiện
công việc được giao.”Trong phần Quyết định: “Về bồi thường dân sự: áp dụng điều 42 BLHS;
các điều610, 612, 622, 623 của BLDS. Buộc công ty trách nhiệm TNHH vận tải HoàngLong phải
có nghĩa vụ bồi thường cho chị Nguyễn Thị Thu Thủy (đại diện hợp phápcủa người bị hại Trần
Ngọc Hải): 20.500.000đ ngoài số tiền 40.000.000đ đã bồi thường trước. Buộc công ty TNHH vận
tải Hoàng Long phải có nghĩa vụ cấp dưỡngnuôi cháu Trần Nguyễn Đăng Huy – sinh ngày
15/08/2007 mỗi tháng 350.000đ,thời điểm cấp dưỡng kể từ ngày 5/2009 cho đến khi cháu Huy
đủ 18 tuổi.”Câu 2.3: Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy địnhvề bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra.Điều 600 BLDS 2015. Bồi thường thiệt hại do người
làm công, người học nghề gâyra:“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm
công, ngườihọc nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêucầu người
làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phảihoàn trả một khoản tiền theo quy
định của pháp luật.”Điều kiện phát sinh bồi thường thiệt hại:- Có thiệt hại xảy ra trên thực tế: -
Có hành vi trái pháp luật: là hành vi xảy ra khi đang thực hiện công việc đượcngười sử dụng
người làm công giao cho hoặc được người dạy nghề yêu cầu thựchiện trong quá trình đào tạo
nghề.- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và tình huống xảy ra.Câu 2.4: Suy
nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005(nay là Điều 600 BLDS 2015) để
buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánhgiá từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc
được bình luận).Việc tòa án vận dụng điều 622 để buộc công ty Hoàng Long bồi thường là hợp
lý vìđã dựa vào các điều kiện sau của Điều 622 để áp dụng các quy định về bồi thườngthiệt hại
do người làm công gây ra: Điều 622 BLDS 2005: Bồi thường thiệt hại do người làm công, người
học nghề gâyra.“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người
làmcông, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyềnyêu cầu
người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàntrả một khoản tiền
theo quy định của pháp luật.”Thứ nhất: Người gây thiệt hại phải là người làm công – anh Hùng
là người lái xethuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long nên điều kiện này thỏa mãn
Thứ hai: Người bồi thường thiệt hại là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác khingười làm
công của các chủ thể này gây ra thiệt hại. Trong vụ việc trên thì chủ thểbồi thường thiệt hại do
anh Hùng gây ra là Công ty TNHH vận tải Hoàng Long. Thứ ba: Có thiệt hại xảy ra. Để áp dụng
Điều 622 thì điều kiện thứ ba là phải cóthiệt hại phát sinh “trong khi thực hiện công việc được
giao”. Thiệt hại trong vụviệc trên là làm anh Trần Ngọc Hải chết ngay tại chỗ. Thứ tư: Công việc
được giao. Anh Hùng gây ra thiệt hại tính mạng cho anh TrầnNgọc Hải khi thực hiện công việc
liên quan đến việc làm công được giao là điềukhiển xe ô tô khách BKS: 16L – 3411 của Công ty
TNHH vận tải Hoàng Long chởkhách đi từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh.Câu 2.5: Nếu ông Hùng
không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là củaông Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường
hay không?
Có, ông Hùng phải bồi thường toàn bộ cho người bị hại, căn cứ theo điều 584BLDS 2015: “1.
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thìphải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại trongtrường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả
kháng hoặc hoàn toàn do lỗi củabên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài
sản phảichịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quyđịnh
tại khoản 2 Điều này.”
Câu 2.6: Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phảithực hiện nghĩa vụ
bồi thường cho người thiệt hại“Bị cáo là người làm thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng Long,
nên theo quyđịnh tại điều 622 và điều 623 BLDS thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải
cótrách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao Chí Hùng gây ra trong lúc thực hiện côngviệc được
giao và có quyền yêu cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gâythiệt hại phải hoàn trả lại
một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Câu 2.7: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quanđến trách nhiệm
của ông Hùng đối với người bị thiệt hại Theo góc nhìn của tôi, Tòa án đã vận dụng đúng luật vào
trong từng tình tiết vụ án,có cân nhắc về khả năng chi trả tiền bồi thường của ông Hùng cho
người bị thiệt hạiđể ông Hùng và gia đình không bị gánh nặng về chi phí bồi thường. Vì vậy tôi
hoàntoàn đồng ý với hướng giải quyết trên của Tòa là hợp tình, hợp lý.
Câu 2.8: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêucầu trực tiếp ông
Hùng bồi thường.Người bị thiệt hại vẫn có khả năng yêu cầu trực tiếp ông Hùng bồi thường.
Theokhoản 2 điều 591 BLDS 2015, người bị hại có quyền yêu cầu ông Hùng bồi thườngvề “một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thíchthuộc hàng thừa kế
thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người nàythì người mà người bị thiệt hại
đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôidưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản
tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổnthất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đacho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần
mức lương cơ sởdo Nhà nước quy định.”
Câu 2.9: Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600BLDS 2015) cần
được hiểu như thế nào? Vì sao?Điều 600 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do người làm công,
người học nghềgây ra:“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người
học nghềgây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làmcông,
người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiềntheo quy định của
pháp luật.”Vì:Trong Điều 622 BLDS 2005 hay Điều 600 BLDS 2015 không có quy định rõ ràngvề
yếu tố lỗi của người làm công. Người sử dụng người làm công (người bồithường) “có quyền yêu
cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gâythiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền
theo quy định của pháp luật”. Có lẽ, lỗi sẽđược hiểu theo 3 hướng sau:
+ Thứ nhất, lỗi của người làm công đối với người bị thiệt hại+ Thứ hai, lỗi của người làm công
đối với người sử dụng người làm công. Đó làtrường hợp người làm công có lỗi với người sử
dụng người làm công (có thể làkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của người
sử dụng người làmcông và gây ra thiệt hại). + Thứ ba, có thể là lỗi tổng hợp. Tức là lỗi của người
làm công có cả lỗi của ngườibị thiệt hại và người sử dụng người làm công. Ta thấy, theo tinh
thần của điều 622và theo hướng có lỗi của người làm công mà ta đã phân tích, người sử dụng
ngườilàm công có quyền yêu cầu người làm công hoàn trả một khoản tiền thì người sửdụng
người làm công là người bồi thường cho bên bị thiệt hại Lưu ý: Trường hợp người làm công,
người học nghề gây ra thiệt hại khi thực hiệnnhững công việc không được giao thì cơ sở dạy
nghề, người sử dụng lao động làmcông không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm
bồi thường thuộc vềngười làm công, người học nghề
Câu 2.10: Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều600 BLDS 2015)
không? Vì sao?Theo Tòa án, ông Hùng có lỗi theo Điều 622. Vì bị cáo Cao Chí Hùng có giấy phép
lái xe hợp lệ, điều khiển xe ô tô khách thamgia giao thông ở đoạn đường có vạch sơn liền nét
nhưng điều khiển xe ô tô lấn quaphần đường bên trái, va chạm với xe mô tô đi ngược chiều gây
tai nạn chết 01người. Bị cáo đã vi phạm Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ. Nên bị cáo
cólỗi trong vụ việc này.Như vậy, theo như câu 8 thì ông Hùng có lỗi trong việc gây gây thiệt hại.
- Đoạn 3 phần Xét thấy: “bị cáo là người lái xe thuê cho công ty TNHH vận tảiHoàn Long, nên
theo quy định tại Điều 622 và Điều 623 của BLDS thì công tyTNHH vận tải Hoàng Long phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do Cao ChíHùng gây ra trong khi thực hiện công việc được giao
và có quyền yêu cầu Cao ChíHùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại…”
Câu 2.11: Theo Tòa án, Công ty Hoàng Long có được yêu cầu ông Hùng hoàntrả một khoản tiền
đã bồi thường cho người bị hại không? Đoạn nào của bảnán cho câu trả lời
Theo Tòa án, Công ty Hoàng Long có quyền yêu cầu ông Hùng hoàn trả một khoảntiền đã bồi
thường cho người bị hại.-Theo Bản án số 285/2009/HSPT có nêu:“ Bị cáo Cao Chí Hùng có giấy
phép lái xehợp lệ, điều khiển xe ô tô khách tham gia giao thông ở đoạn đường có vạch sơn
liềnnét nhưng điều khiển xe ô tô lấn qua phần đường bên trái, va chạm với xe mô tô đingược
chiều gây tai nạn chết 01 người...Bị cáo là người lái xe thuê cho Công ty TNHH vận tải Hoàng
Long theo quy định622 thì Công ty TNHH vận tải Hoàng Long phải có trách nhiệm bồi thường
thiệt hạido Cao Chí Hùng gây ra trong thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầuCao
Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoảntiền theo quy định
của pháp luật.”
Câu 2.12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quanđến trách nhiệm
hoàn trả của ông Hùng. - Theo bản án, thì Tòa có lập luận rằng ông Hùng có trách nhiệm hoàn
trả cho côngty Hoàng Long một khoản tiền “công ty TNHH vận tải Hoàng Long… và có quyềnyêu
cầu Cao Chí Hùng là người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả lại mộtkhoản tiền theo
quy định của pháp luật”. Nhưng trong phần quyết định thì Tòa lạikhông tuyên về quyền đòi lại
khoản tiền đã bồi thường cho người bị hại từ ông CaoChí Hùng cho công ty TNHH Hoàng Long.
Điều này là không phù hợp. - Trong trường hợp này, ông Hùng là người có lỗi trong việc gây
thiệt hại cho anhHải và Tòa cũng lập luận như vậy (tuy không được rõ ràng). Như vậy Tòa nên
tuyênphần quyền đó cho công ty TNHH Hoàng Long. Đồng thời nếu hai bên không thểthỏa
thuận được mức bồi hoàn đó là bao nhiêu thì Tòa cần xác định mức bồi hoàntiền phù hợp với
Điều 622 BLDS

You might also like