You are on page 1of 7

BUỔI THẢO LUẬN 6

VẤN ĐỀ 4
Tóm tắt bản án 226/2018/ds-pt ngày 12/11/2018 về tranh chấp quyền sử
dụng đất, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Nguyên đơn: Bà Trần Thị Hộ
- Bị đơn:
+ Bà Nguyễn Huệ Lan
+ Ông Trần Phúc Bảo
+ Bà Nguyễn Thị Huệ Hồng
+ Bà Trần Thị Tuyết (Hạnh)
+ Ông Trần Minh Dũng
+ Bà Nguyễn Thị Huệ Trang
+ Bà Lê Huyền Trinh
+ Bà Dương Thị Thu
+ Ông Huỳnh Văn Phùng
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An
Giang
- Tranh chấp về: Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại
- Lý do tranh chấp: Bà Hộ yêu cầu các bị đơn phải bồi thường thiệt cho bà tiền
thuốc, chi phí điều trị bệnh, chi phí điều trị tiếp tục sau mổ mắt tại bệnh viện,
tiền mất thu nhập của người nuôi bệnh và của bà, cùng các chi phí khiếu nại
của bà, tổng cộng là 147.216.260 đồng.
- Nội dung: Vụ kiện bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giữa bà Hộ
và gia đình ông Bảo xảy ra mâu thuẫn và bà Hộ bị bà Lan đánh vào mặt tổn
thương đến mắt trái và phải khoét bỏ nhãn cầu mắt trái. Bản án sơ thẩm và
phúc thẩm có những sai sót dẫn đến quyền lợi của các bên bị ảnh hưởng. Cụ
thể, việc bà Hộ chửi gia đình ông Bảo không phải lỗi trực tiếp gây ra thương
tích cho bà Hộ vì thế bà Hộ không phải tự chịu trách nhiệm 20% chi phí; ông
Bảo chính là người kêu con của mình đánh bà Hộ vì thế ông Bảo cũng phải liên
đới chịu trách nhiệm cùng với bà Lan; Tòa án ở hai cấp đã chưa xác định tính
hợp pháp của từng hóa đơn tiền thuốc và tiền điều trị của bà Hộ ảnh hưởng đến
lợi ích của các bên.
- Quyết định của tòa án: Chấp nhận kháng nghị; Hủy bỏ bán án dân sự phúc
thẩm và bản án dân sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An
Giang về vụ án “Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại” giữa nguyên đơn
là Bà Trần Thị Hộ với bị đơn là bà Nguyễn Huệ Lan.
Tóm tắt bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân
Thành phố Pleiku-tỉnh Gia Lai
- Nguyên đơn:
+ Chị Trương Thị Thu Hiền
+ Bà Nguyễn Thị Kim Khánh
- Bị đơn:
+ Anh Ngô Văn Lễ
+ Chị Trương Thị Thanh Hà
+ Anh Nguyễn Nam Hải
- Tranh chấp về: bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản bị xâm phạm.
- Lý do tranh chấp: Chị Khánh được chị Hiền ủy quyền yêu cầu ông Lễ, bà Hà
và ông Hải phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe bao gồm các chi phí khám
chữa bệnh, chi phí chăm sóc, … và tài sản bị hư hỏng, tổng giá trị là
14.000.000.
- Nội dung: Do có mâu thuẫn từ trước nên ngày 23/2/2001, khi bà Khánh đi
chữa mắt ở bệnh viện Hà Nội thì gặp vợ chồng chị Hà - anh Lễ và anh Hải, đã
xảy ra cãi vã nên dẫn đến xô xát các con bà Khánh. Những người này đánh chị
Hiền gây thương tích và hiện tàn tật, ngoài ra còn gây thiệt hại về tài sản của bà
Khánh.
- Quyết định của tòa án: Bác bỏ toàn bộ yêu cầu của chị Trương Thị Thu Hiền
về viện đòi kiện anh Ngô Văn Lễ, Chị Trương Thị Thanh Hà và Anh Nguyễn
Nam Hải phải bồi thường 13.200.000 thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. Chấp
nhận một phần đơn kiện của bà Nguyễn Thị Kim Khánh về việc đòi kiện anh
Nguyễn Nam Hải phải bồi thường số tiền còn lại là 533.000 do thiệt hại về tài
sản.
5. Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ?
Trong Quyết định số 226, bà Nguyễn Huệ Lan là người trực tiếp gây
thiệt hại cho bà Hộ. Đoạn trong Quyết định cho thấy:
“Bị đơn bà Nguyễn Huệ Lan trình bày: bà thừa nhận thương tích của bà
Hộ là do bà gây ra…”
“Ngày 13/9/2003, bà Trần Thị Hộ đã bị bà Nguyễn Huệ Lan đánh vào
mặt gây thương tích ở mắt trái làm cho bà Hộ bị loét giác mạc mắt trái và phải
khoét bỏ nhãn cầu mắt trái...”
“Hành vi trực tiếp gây ra thương tích cho bà Hộ là Nguyễn Huệ Lan…”.
6. Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại
cho bà Hộ?
Trong quyết định số 226, ông Trần Thúc Bảo là người phải liên đới bồi
thường thiệt hại cho bà Hộ vì đã kêu các con đánh bà Hộ dẫn đến gây thương
tích nên ông phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho bà Hộ , nhưng tòa
án cấp sơ thẩm, phúc thẩm không buộc ông Bảo phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho bà Hộ là không đúng.
Đoạn trong quyết định số 226 cho thấy: “…phải xem xét trách nhiệm
dân sự của người khởi xướng trong vụ án cố ý gây thương tích là ông Trần
Thúc Bảo, người đã kêu các con đánh bà Hộ, việc bà Hộ bị thương tích dẫn
đến hỏng mắt có quan hệ nhân quả của ông Bảo. Do đó cần buộc ông Bảo phải
chịu trách nhiệm dân sự cùng với Nguyễn Huệ Lan”.
7. Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có,
nêu tóm tắt tiền lệ đó.
Hướng giải quyết trong Quyết định 226 đã có tiền lệ.
Tóm tắt Bản án 29/2021/DS-ST ngày 23/04/2021 về yêu cầu bồi
thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
+ Nguyên đơn: Bà Phạm Thị H.
+ Bị đơn: Bà Lê Thị T.
+ Lý do tranh chấp: Bà H yêu cầu bà T bồi thường thiệt hại.
+ Nội dung: Vào khoảng 22 giờ 00 ngày 20/4/2020, bà H tới chợ Phan
Đình Phùng để lấy tiền bà Thanh (em bà H) mượn và có to tiếng với bà Thanh.
Thấy vậy, bà T có lời qua tiếng lại với bà H và hai bên xảy ra mâu thuẫn, xô
xát với nhau và ngã xuống đất. Bà T chụp tay bà H và cắn vào ngón tay trỏ bà
H. Sau đó, mọi người can ngăn ra.
+ Quyết định của tòa án: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn bà Phạm Thị H và bác một phần yêu cầu khởi kiện của bà H yêu
cầu bà T bồi thường cho bà H số tiền 16.341.600 đồng.
Tóm tắt Quyết định số 114/2006/DS-GĐT ngày 26-5-2006 của Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao:
+ Nguyên đơn: anh Nguyễn Hiền
+ Bị đơn: Ông Nguyễn Hữu Ân
+ Lý do tranh chấp: Anh Hiền yêu cầu ông Ân bồi thường thiệt hại
thương tích cho anh Hiền.
+ Nội dung: Căn cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án có đủ cơ sở kết luận
ông An là người chủ mưu, khởi xướng, rủ rê con cháu cùng gây thương tích
cho Hiền. Tại đơn khởi kiện, anh Hiền yêu cầu ông An phải bồi thường thiệt
hại, do đó theo quy định của BLDS thì ông An là người có lỗi cố ý cùng gây
thiệt hại nên phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho anh Hiền. Anh Hiền có
thể khởi kiện yêu cầu một trong những người cùng gây thiệt hại phải bồi
thường. Cùng tham gia gây thương tích cho anh Hiền còn có anh Bằng (con trai
ông An), sau khi gây thương tích cho anh Bằng, anh An đã bị chết nên anh
Hiền chỉ khởi kiện ông An bồi thường.
+ Quyết định của Tòa án: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 09, giao hồ
sơ cho TAND tỉnh Quãng Ngãi xét xử lại theo quy định của pháp luật.
8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến
trách nhiệm liên đới.
Hướng giải quyết của Tòa án là thuyết phục.
Căn cứ CSPL: Điều 587 BLDS 2015: “Trường hợp nhiều người cùng
gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt
hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định
tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi
thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”
Trong bản án trên thì chỉ có bà Lan là người trực tiếp thực hiện hành vi
xâm phạm tới sức khỏe của bà Hộ (bà Lan đã đánh vào mặt gây thương tích ở
mắt trái làm cho bà Hộ bị loét giác mạc mắt trái) dẫn đến bà Hộ bị thương. Tuy
nhiên, ông Bảo cũng có hành vi là đã kêu gọi các con đánh bà Hộ nên theo Tòa
giám đốc thẩm, “cũng phải xem xét trách nhiệm dân sự của người khởi xướng.”
Vì việc bà Hộ bị thương tích dẫn đến hỏng mắt có quan hệ nhân quả của ông
Bảo. Do đó cần buộc ông Bảo chịu trách nhiệm dân sự cùng với bà Lan là cả
hai người phải cùng nhau liên đới bồi thường cho bà Hộ. Việc không buộc ông
Bảo phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường là thiếu sót của Tòa án 2 cấp đã
xét xử.
Hướng giải quyết của Tòa án khá gần gũi với Bộ nguyên tắc Châu Âu về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo điểm a khoản 1 Điều 9.101: “Trách
nhiệm liên đới phát sinh khi một người làm nảy sinh hay thúc đẩy hành động
xấu của chủ thể khác gây thiệt hại cho nạn nhân”.
Về trách nhiệm bồi thường của ông Bảo và bà Lan thì ở đây vì bà Lan là
người trực tiếp gây ra hành động xâm hại tới sức khỏe của bà Hộ cho nên
trường hợp này lỗi của bà Lan nặng hơn ông Bảo. Vì ông Bảo chỉ kêu gọi, xúi
giục các con đi đánh bà Hộ nên ông chỉ là điều kiện, không nằm trong mối
quan hệ nhân quả của sự việc. Còn bà Lan mới là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến thương tật sức khỏe cho bà Hộ. Do đó, khi bồi thường thì mặc dù bà Hộ có
thể chỉ định một trong hai người bồi thường toàn bộ trước cho bà nhưng phần
trách nhiệm bồi thường bằng tiền của bà Lan sẽ nhiều hơn ông Bảo.
Tóm lại, việc Tòa giải quyết theo hướng buộc ông Bảo phải có trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cho bà Hộ là đúng, bảo đảm được quyền lợi
cho bà Hộ. Về trách nhiệm bồi thường đối với từng người cho bà Hộ như thế
nào thì Tòa chưa nói rõ, cần xác định lỗi của bà Lan và ông Bảo một cách cụ
thể hơn để quy kết trách nhiệm bồi thường cho bà Hộ
9. Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai
bồi thường?
Bản án số 19, bà Khánh ban đầu đã yêu cầu bồi thường 324.000 đồng,
nhưng sau đó yêu cầu 800.000 đồng và yêu cầu anh Hải bồi thường. Đoạn cho
thấy câu trả lời: “về phần thiệt hại tài sản, bà Khanh trước đây yêu cầu
324.000đ (ba trăm hai mươi bốn ngàn đồng), nhưng sau đó bà yêu cầu
800.000đ (tám trăm ngàn đồng) và yêu cầu anh Hải phải bồi thường cho bà
toàn bộ số tiền này.”
10. Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?
Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường 267.000 đồng
cho bà Khánh. Đoạn cho thấy câu trả lời: “Do đó, phải buộc những người này
phải liên đới bồi thường cho bà Khánh, tuy nhiên bà Khánh chỉ khởi kiện yêu
cầu đối với anh Hải, do đó Tòa án chỉ xem xét phần trách nhiệm của anh Hải
phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho bà Khánh bằng 1/3 số tiền bà yêu cầu
là 267.000đ ( hai trăm sáu mươi bảy ngàn đồng)”
11. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh
Hải.
Hướng giải quyết của Tòa án là chưa hợp lý.
Vì trong quá trình xô xát có xảy ra lỗi của cả 3 người là chị Tám, chị
Hiền và anh Hải nên theo Điều 298 và Điều 587 BLDS 2015 thì trách nhiệm
bồi thường đó sẽ thuộc về cả ba người. Nhưng bà Khánh chỉ yêu cầu anh Hải
thực hiện trách nhiệm bồi thường, do vậy anh Hải chỉ chịu 1/3 số tiền gây thiệt
hại cho bà Khánh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Tòa án cần xác định
trách nhiệm khi nào cũng đều phải chia trách nhiệm theo số người gây ra thiệt
hại cho người bị hại. Đồng thời, đối với vụ việc của chị Hiền thì các lời khai
của các nhân chứng khác nhau và bà Khánh (người được chị Hiền ủy quyền)
không xuất trình được các tài liệu chứng minh được chính anh Hải là người gây
thương tích cho chị Hiền nên không có cơ sở buộc anh Hải phải có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về phần thương tích hiện có của chị Hiền.

BUỔI THẢO LUẬN 7


Tình huống sau: Vào lúc 16 tuổi, Hùng đã đánh anh Bình bị thương (tổng
thiệt hại là 10 triệu đồng), lấy của anh Bình một đồng hồ (bán cho người đi
đường được 2 triệu đồng) và một xe đạp hiện đang gửi nhà một người bạn. Sau
khi bị bắt, Hùng khai là có ăn trộm một số đồ vật của những người trong chợ và
bán được 7 triệu đồng. Hiện nay, Hùng không có bất kỳ tài sản nào.
VẤN ĐỀ 1
2. Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại
do sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Hành vi anh Hùng đánh anh Bình bị thương là xâm phạm đến sức khỏe
của anh Bình nên anh Hùng phải bồi thường thiệt hại cho anh Bình là 10 triệu
đồng theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”
Căn cứ theo đoạn 2 khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 quy định về năng lực
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân: “Người từ đủ mười lăm tuổi
đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của
mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần
còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Hiện nay, anh Hùng 16 tuổi và không có bất kỳ tài sản nào nên cha, mẹ
của anh Hùng phải bồi thường thiệt hại cho anh Bình
3. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc
đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết
hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
Căn cứ vào Điều 589 BLDS 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm
phạm bao gồm:
“ 1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”
Đối với chiếc đồng hồ mà anh Hùng đã lấy của anh Bình và đem bán
cho người đi đường với giá 2 triệu đồng khả năng cao là đã bị mất và không
tìm lại được nên sẽ phát sinh căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản
bị mất. Vì thế, Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường giá trị chiếc đồng
hồ theo khoản 2 Điều 586 BLDS 2015. Đối với chiếc xe đạp của anh Bình, anh
Hùng đã đem xe đi gửi nhà một người bạn vì vậy khả năng vẫn còn chiếc xe
nên sẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Anh Hùng chỉ việc
qua nhà bạn lấy lại xe đạp và trả về cho anh Bình như tình trạng ban đầu của
chiếc xe.
Giả sử trường hợp cả chiếc đồng hồ và xe đạp không còn thì theo khoản
1 Điều 585 BLDS 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại: “Thiệt hại
thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về
mức bồi thường,hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện
một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác”. Anh Bình và cha mẹ Hùng và anh Hùng có thể
thỏa thuận với nhau về hình thức bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu hai
bên không thống nhất được sự thỏa thuận về hình thức bồi thức bồi thường, thì
Tòa án sẽ quyết định hình thức bồi thường phù hợp và công bằng nhất cho cả
hai bên.
Trong thực tiễn xét xử, việc bồi thường bằng tiền là phổ biến nhất vì đây
là hình thức rất thuận tiện cho việc thanh toán cũng như bảo đảm nguyên tắc
bồi thường kịp thời cho bên bị thiệt hại. Vì vậy, nếu anh Bình và cha mẹ Hùng
không thống nhất được hình thức bồi thường thì Tòa án có thể buộc cha mẹ
Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc đồng hồ và chiếc xe đạp.
4. Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7
triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử
đối với hoàn cảnh tương tự.
Tòa án không thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền
7 triệu đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ. Vì bồi thường
thiệt hại là khoản tiền mà người có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường cho
chính người bị thiệt hại. Đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm: chủ thể được
hưởng bồi thường là chủ sở hữu tài sản dó.
Trong thực tiễn xét xử, hướng giải quyết của Tòa án không đồng ý việc
buộc cha mẹ của người chưa thành niên phạm tội nộp vào ngân sách nhà nước
khoản tiền mà người chưa thành niên lấy hoặc trộm cắp.
Trong Quyết định số 04/HĐTP-HS ngày 23-2-2004 của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao, Võ Tiến Hùng đã gây ra 10 vụ trộm cắp, trong đó
có 2 vụ trộm cắp tài sản. Giá trị tài sản của công dân bị chiếm đoạt trên 28 triệu
đồng, tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt là 2.700.000đ. Những tài sản có
giá trị bao gồm: 2 xe máy, 1 đầu video, 4 điện thoại bàn…, Hùng bán cho
Phương ở 72 Bà Triệu, thành phố Huế và một số nơi khác được 7.570.000
đồng. Tại bản án sơ thẩm số 04/HSST ngày 23-2-1995 TAND tỉnh Quảng
Trị đã buộc ông Xuất, bà Xuân phải nộp số tiền 7.570.000 đồng
mà Hùng thu lợi bất chính để sung quỹ nhà nước. Tuy nhiên, tại bản án phúc
thẩm số 265/HSPT ngày 6-6-1995, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng
đã nêu: “Hùng khi phạm tội và khi xét xử chưa đủ 18 tuổi và không có tài sản
riêng nên buộc bố mẹ bị cáo bồi thường cho những người bị hại là đúng. Tuy
nhiên, Toà án các cấp buộc bố mẹ bị cáo phải nộp số tiền 7.570.000 đồng do bị
cáo chiếm hưởng từ việc bán tài sản trộm cắp được là không đúng quy định của
pháp luật dân sự”. Cho nên, ông Xuất bà Xuân không phải nộp 7.570.000 đồng
(là số tiền Hùng thu lợi bất chính) để sung quỹ nhà nước.
5. Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong
thực tiễn xét xử.
Toà án không thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình.
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 586 BLDS 2015 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ
tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản
của mình”. Do đó, chỉ khi nào anh Hùng không có tài sản để bồi thường hoặc
có tài sản nhưng không đủ để bồi thường thì lúc đó cha mẹ anh Hùng mới phải
bồi thường phần còn thiếu. Có nghĩa rằng, người có hành vi vi phạm sẽ bồi
thường trước, nếu không đủ thì mới phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường
của người có liên quan (cha mẹ anh Hùng) chứ không đồng thời phát sinh trách
nhiệm bồi thường của cả hai bên là anh Hùng và cha mẹ anh Hùng.
Hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử, theo Bản án số 19/2012/DSST
ngày 12/6/2012 của TAND huyện Cưm’Gar tỉnh Đăklăk, cháu Hậu (chưa đủ 16
tuổi tại thời điểm gây ra tai nạn) điều khiển xe máy biển số 47FB-0098 đi trên
đường liên xã thì đâm phải xe máy biển số 47H1-1931 do bà Nam điều khiển
làm bà bị đa thương, gãy xương đùi phải, tỷ lệ thương tích là 30% sức khỏe.
Mặc dù Hậu gây thiệt hại nhưng Tòa án chỉ quyết định “buộc ông Thụ và bà
Thêm có nghĩa vụ liên đới bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nam” do
Hậu không có tài sản riêng. Tòa án đã theo hướng giải quyết khi cha mẹ phải
chịu trách nhiệm bồi thường khi con gây thiệt hại nhưng không đủ tài sản để
bồi thường cho nên có thể buộc con và cha mẹ cùng bồi thường thiệt hại do con
gây ra.

Nguồn:
http://www.egtl.org/PETLEnglish.html
https://danluat.thuvienphapluat.vn/quyet-dinh-so-042004hdtphs-ngay-
23022004-ve-vu-an-vo-tien-hung-pham-cac-toi-tron-khoi-noi-giam-trom-cap-
tai-san-cua-cong-dan-94044.aspx
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-292021dsst-ngay-23042021-
ve-yeu-cau-boi-thuong-thiet-hai-do-suc-khoe-bi-xam-pham-206277

You might also like