You are on page 1of 9

MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BÀI TẬP NHÓM: TÓM TẮT BẢN ÁN


GVHD: TS. ĐẶNG THANH HOA
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 5:
1. Trần Thị Mỹ Hằng - K185021724
2. Nguyễn Mậu Minh Nhật - K185021736
3. Nguyễn Ngọc Kiều Trinh - K185021748

A. Bản án hủy quyết định cá biệt1


1. Tóm tắt
Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội
Quyết định số: 04/2017/QĐDS-ST Ngày: 28/11/2017
Y/c: “Hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích”
a. Chủ thể tham gia
1. Người yêu cầu giải quyết việc dân sự: Chị Trần Thị H
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Nguyễn Văn Q
b. Nhận định của Tòa án
Năm 1998 chị Trần Thị H kết hôn với anh Nguyễn Văn Q, vợ chồng chung sống
tại thôn Đông Lai, xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Năm 2011 do
điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, chị H đã tự bỏ đi khỏi nhà vào Miền Nam làm ăn
sinh sống, không nói cho chồng con và gia đình biết. Năm 2014 anh Nguyễn Văn Q làm
đơn đề nghị Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội tuyên bố chị H mất
tích. Tháng 10 năm 2017 chị H trở về. Tại phiên họp, chị Trần Thị H giữ nguyên yêu cầu
giải quyết việc dân sự. Anh Nguyễn Văn Q có đơn xin vắng mặt tại phiên họp, đề nghị
Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật.
c. Quyết định của Tòa án
Chấp nhận đơn của chị Trần Thị H yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích.
2. Xác định thẩm quyền của Tòa án

1
Quyết định số: 04/2017/QĐDS-ST Ngày: 28/11/2017 < https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/quyet-dinh-
042017qddsst-ngay-28112017-ve-huy-bo-quyet-dinh-tuyen-bo-mot-nguoi-mat-tich-6363 >
Thẩm quyền theo vụ việc
Căn cứ pháp lý: Điều 27(3) BLTTDS 2015.
Tòa án có thẩm quyền đối với yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố
một người mất tích của chị H.
Thẩm quyền theo cấp
Căn cứ pháp lý: Điều 35(2)(a) BLTTDS 2015.
TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cần dân sự của chị H. Vụ việc của
chị H không rơi vào các trường hợp đặc biệt khác quy định tại Điều này.
Thẩm quyền theo lãnh thổ và sự lựa chọn
Căn cứ pháp lý: Điều 39(2)(c) và 40(2)(a) BLTTDS 2015.
Điều 39(2)(c) quy định tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là
đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích
hoặc là đã chết, trong trường hợp này, chị H đã đến Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng
thành phố Hà Nội cũng là TAND đã ra quyết định tuyên chị H mất tích.
Ngoài ra, theo Điều 40(2)(a), chị H còn có quyền lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú,
làm việc [...] để giải quyết yêu cầu của mình.
3. Xác định tư cách của chủ thể

Chị H được xác định là người yêu cầu giải quyết việc dân sự vì:
Căn cứ pháp lí: khoản 5 điều 68 BLTTDS 2015
- Chị H cho rằng Tòa án công nhận chị H đã mất tích làm ảnh hưởng
đến quyền lợi của chị H.
- Chị H nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người
mất tích, cụ thể là Quyết định tuyên bố chị H mất tích của Tòa án
nhân dân huyện Đan Phượng (số 01/2014/QĐ-VDS ngày
24/01/2014).
- Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý.
Anh Q được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì:
- Căn cứ pháp lí: khoản 6 điều 68 BLTTDS 2015
- Anh Q không yêu cầu giải quyết việc dân sự.
- Tòa án cho rằng việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định mất tích của chị H làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của anh H nên Tòa án đã đưa anh H tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
4. Nghĩa vụ chứng cứ, chứng minh của đương sự trong vụ việc dân sự

Căn cứ theo Điều 6 BLTTDS 2015 quy định về các quyền và nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và chứng minh của đương sự thì: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động
thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn
cứ và hợp pháp.”
 Vì vậy, đối với việc giải quyết yêu cầu huỷ quyết định tuyên bố một người mất
tích của chị Trần Thị H, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh thuộc về chị H với tư
cách người yêu cầu và anh Nguyễn Văn Q với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan.
Cụ thể, yêu cầu của chị H là: yêu cầu hủy bỏ quyết định giải quyết việc dân sự số
02/2014/QĐ-VDS ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng,
Thành phố Hà Nội tuyên bố chị mất tích.
Theo khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015, để yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp
pháp thì chị H phải “thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng
minh cho yêu cầu đó”. 
Vì vậy, chị H đã cung cấp các lời khai rằng năm 2011 do điều kiện kinh tế gia đình
khó khăn, chị H đã tự bỏ đi khỏi nhà vào Miền Nam làm ăn sinh sống, không nói cho
chồng con và gia đình biết. Tuy nhiên, tháng 10 năm 2017 chị H trở về, có mặt tại thôn
Đông Lai, xã Liên Hồng, Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. 
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 91 BLTTDS 2015, “Đương sự phản đối yêu cầu của
người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp
cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó.”, tuy nhiên trong vụ
việc này, người có quyền lợi liên quan – anh Nguyễn Văn Q (chồng chị H) không có phản
đối nào với yêu cầu của chị H nên không phải thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp
chứng cứ và chứng minh của mình.
5. Xác định án phí, lệ phí
Theo quyết định của toà về  yêu cầu huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất
tích, chị H phải chịu lệ phí là 300.00 đồng, căn cứ theo Điều 37 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 thì “Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải chịu lệ
phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu
cầu của họ” và theo Danh mục án phí, lệ phí Toà án (ban hành kèm theo Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14), lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động là 300.00 đồng.
B. Bản án phản tố2
1. Tóm tắt
Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Bản án số: 65/2017/DSST Ngày: 18/12/2017
V/v: “Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”
a. Chủ thể tham gia
1. Nguyên đơn: Phạm Thị K
2. Bị đơn: Đỗ Thị B, Ngô Văn T1, Ngô Văn T2
Người đại diện hợp pháp cho anh T2: Ông Ngô Văn T1 (bị đơn trong vụ án).
3. Người có quyền lợi liên quan: Nguyễn Văn T3.
b. Đối tượng tranh chấp
Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe của bà K bị xâm phạm bởi bà B,
ông T1, T2.
c. Tình tiết vụ việc
Trong đơn khởi kiện bà Phạm Thị K: Bà bị bà B, ông T1 và T2 đánh bà gây
thương tích phải đi điều trị tại bệnh viện. Tổng chi phí điều trị tiền thuốc, viện phí, tiền xe
và mất thu nhập tổng cộng 12.155.062 đồng.
Trong đơn yêu cầu người có quyền lợi liên quan anh T3: mẹ anh là bà K bị bà B,
ông T1, anh T2 đánh gây thương tích anh có nuôi mẹ anh 06 ngày tại bệnh viện. Anh yêu
cầu Tòa án giải quyết buộc bà B, ông T, anh T bồi thường tiền mất thu nhập 06 ngày

2
Bản án số: 65/2017/DSST Ngày: 18/12/2017< https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-652017dsst-
ngay-18122017-ve-tranh-chap-doi-boi-thuong-thiet-hai-do-suc-khoe-bi-xam-pham-38146 >
Trong đơn phản tố bà Đỗ Thị B: trên đường bà đi tập thể dục thì bà bị bà K dùng
xe đạp tông vào người bà, bà có kháng cự thì hai bên xảy ra xô xác, ông Ngô Văn T
chồng bà chạy ra can ngăn. Bà không đồng ý bồi thường thiệt hại theo yêu cầu bà K và
anh T do bà không có đánh bà K, bà yêu cầu bà K phải bồi thường cho bà tiền thuốc điều
trị 1.950.000 đồng.
Bà B rút một phần yêu cầu phản tố đối với bà K số tiền 890.000 đồng, bà yêu cầu
bà K có trách nhiệm bồi thường tiền thuốc điều trị tổng cộng 1.060.000 đồng.
d. Quyết định của Tòa án:
1/ Đình chỉ xét xử một phần yêu cầu phản tố của bị đơn B.
2/ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn K, buộc bà B có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà K
3/ Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bà B. Buộc bà K có trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho bà B.
4/ Chấp nhận yêu cầu độc lập của anh T3. Buộc bà B có trách nhiệm bồi thường
cho anh.
2. Xác định thẩm quyền Tòa án
Thẩm quyền theo vụ việc:
CCPL: Điều 26(6) BLTTDS 2015.
Giải thích: Theo nội dung vụ án, Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe
của bà K bị xâm phạm bởi bà B, ông T1, T2. Do đó, căn cứ theo Điều 26(6) BLTTDS
2015 quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thì
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên.
Thẩm quyền theo cấp:
CCPL: Điều 35(1)(a) BLTTDS 2015
Giải thích: Căn cứ theo Điều 35(1)(a) BLTTDS 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện
có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự quy định tại
Điều 26 BLTTDS, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này. Theo như
đã xác định ở phần trước, tranh chấp trên là tranh chấp dân sự không thuộc vào quy định
tại Điều 26(7) BLTTDS 2015. Do đó, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải
quyết.
Thẩm quyền theo lãnh thổ và sự lựa chọn:
CCPL: Điều 39(1)(a) và Điều 40(1)(d) BLTTDS 2015.
Điều 39(1)(a) quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lãnh
thổ, trong trường hợp này, cụ thể là tại nơi cư trú của bị đơn vì thế bà K đã đến khởi kiện
ở của Tòa án nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Ngoài ra, theo Điều 40(1)(d), bà K còn có quyền lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú,
làm việc [...] để giải quyết yêu cầu của mình.
3. Xác định tư cách chủ thể
Bà K được xác định là nguyên đơn vì:

- Căn cứ pháp lí: khoản 2 điều 68 BLTTDS 2015


- Bà K là một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có tranh chấp bồi thường
thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giữa bà K và bà B, ông T1, ông T2.
- Bà K làm đơn khởi kiện.
- Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý.

Bà B, ông T1, ông T2 được xác định là bị đơn vì:

- Căn cứ pháp lí: khoản 3 điều 68 BLTTDS 2015


- Bà B, ông T1, ông T2 là bên chủ thể còn lại trong quan hệ pháp luật dân sự có
tranh chấp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giữa bà K và bà B, ông
T1, ông T2.
- Bà B, ông T1, ông T2 bị nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án
- Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý.

Anh T3 được xác định là người có quyền lợi liên quan vì:

- Căn cứ pháp lí: khoản 4 điều 68 BLTTDS 2015


- Anh T3 không phải chủ thể khởi kiện và bị khởi kiện.
- Anh T3 cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm bởi việc giải quyết tranh chấp
bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giữa bà K và bà B, ông T1, ông T2.
Nên đã đề nghị Tòa án cho mình tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi
liên quan.
- Tòa án đã chấp nhận đề nghị của anh T3.

4. Nghĩa vụ chứng cứ, chứng minh của đương sự trong vụ việc dân sự

Căn cứ theo Điều 6 BLTTDS 2015, đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao
nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, nên
trong giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm giữa bà K và bà
B, ông T1, ông T2 có những yêu cầu sau:
- Yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà K.
- Yêu cầu phản tố của bị đơn là bà B.
- Yêu cầu bị đơn bồi thường của người có quyền lợi liên quan là anh T3.
Nên bà K, bà B và anh T3 có quyền và nghĩa vụ thu thập, giao nộp chứng cứ cho
Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cụ thể hơn căn cứ theo khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 quy định về nghĩa vụ
chứng minh của đương sự để chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp thì:
- Do bà K có yêu cầu khởi kiện nên có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình được
triển khai trong vụ án như sau:
Bà K cung cấp lời khai rằng bà B, ông T1, ông T2 đã đánh bà K và gây thương tích
cho bà K, phải đi điều trị ở bệnh viện đa khoa Tam Bình và chuyển đến bệnh viện quân y
121 Cần Thơ điều trị hết 06 ngày xuất viện, sau đó điều trị ngoại trú 10 ngày. Bà K còn
cung cấp thêm tổng chi phí điều trị bao gồm:  tiền thuốc, viện phí, tiền xe và mất thu nhập
tổng cộng 12.155.062 đồng.
- Do bà B có yêu cầu phản tố nên có nghĩa vụ chứng minh yêu cầu của mình được
triển khai trong vụ án như sau:
Bà B cung cấp lời khai rằng bà K là nguyên đơn đã dùng xe đạp tông vào người bà
B vào ngày 08/02/2017 và dùng chân đá bà 3-4 cái, bà B phải điều trị 13 ngày. Bà B cung
cấp thêm tiền thuốc là 1.950.000 đồng.
- Do anh T3 có yêu cầu bị đơn là bà K bồi thường cho mình nên có nghĩa vụ chứng
minh yêu cầu của mình được triển khai trong vụ án như sau:
Anh T3 cung cấp lời khai rằng do bà B, ông T1 và ông T2 đã đánh mẹ anh T3 là bà
K bị thương và phải điều trị nên anh nuôi mẹ anh 6 ngày tại bệnh viện quân y 121 Cần
Thơ. Anh T3 cung cấp thêm tiền thu nhập/ngày của anh là 180.000 đồng/ngày nên số tiền
thu nhập bị mất trong 6 ngày là 1.080.000 đồng.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 91 BLTTDS 2015 đương sự phản đối yêu cầu
của người khác đối với mình có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu,
chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó, thì:
- Do bà B, ông T1 và ông T2 là bị đơn phản đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
là bà K và người có quyền lợi liên quan là anh T3 nên có nghĩa vụ thu thập, cung
cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối của
mình, được triển khai trong vụ án như sau:
Bà B và ông T2 cung cấp lời khai rằng mình không đánh bà K nên không đồng ý
bồi thường cho bà K. Ông T1 khai rằng mình chỉ can ngăn vợ mình là bà B và cũng
không đánh bà K nên ông cũng không đồng ý bồi thường cho bà K. Bên cạnh đó, do bà B
cho rằng mình không đánh bà K nên cũng không đồng ý bồi thường cho anh T3.
- Do bà K là nguyên đơn phản đối yêu cầu phản tố là bị đơn là bà B nên có nghĩa vụ
thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự
phản đối của mình, được triển khai trong vụ án như sau:
Bà K chỉ cung cấp lời khai rằng mình không tông xe vào bà B và không dùng chân
đá bà B như bà B đã nói nên không đồng ý bồi thường cho bà B.

3. Xác định án phí, lệ phí


Theo quyết định của toà về tranh chấp “đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm”: 

- Bà K và bà B được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí Toà án vì đều là
“Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín” theo điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14
quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ
phí Toà án. 

Đồng thời, theo Điều 147 BLTTDS 2015 và Điều 26 Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 thì bà K (nguyên đơn) và bà B (bị đơn kiêm người có yêu cầu phản
tố) có nghĩa vụ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, cụ thể, theo Danh mục án phí, lệ phí Toà
án (ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14), đối với “tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch” (trong vụ án này yêu cầu đòi bồi thường của bà K
và bà B là một số tiền):

- Bà B phải nộp số tiền án phí là 408.000 đồng vì:

Yêu cầu phản tố của bà chỉ được chấp nhận một phần và với số tiền tranh chấp từ 6
triệu đến 400 triệu đồng thì mức thu án phí là 5% giá trị tài sản hay số tiền có tranh chấp,
tức là số tiền bà B phải nộp là: 5% x (7.080.500 + 1.080.000) = 408.000đ với 7.080.500đ
là tiền B phải bồi thường cho bà K và 1.080.000 là tiền B phải bồi thường cho anh T.

- Bà K phải nộp số tiền án phí là 300.000 đồng vì:

Yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của bà không được chấp nhận toàn bộ và số tiền tranh
chấp dưới 6 triệu thì mức thu án phí là 300.000 đồng (ở đây bà K phải bồi thường cho bà
B số tiền 108.000 đồng).

You might also like