You are on page 1of 2

Bài tập 2: Gánh chịu tổn thất

a)
- CSPL: khoản 1 Điều 273 Luật Thương mại 2005, Điều 600 BLDS 2015
- Gth: Hợp đồng cho thuê giữa Công ty TNHH C và Công ty CP P là cho thuê một xe xúc đất
để T thi công san lấp mặt bằng tại một công trường ở Quận 9 TP. Hồ Chí Minh. Trong thời
hạn cho thuê thì chiếc xe xúc đất bị lật xuống kênh bên mép công trường và hư hỏng nặng mà
nguyên nhân là do sự bất cẩn của người điều khiển (người lao động) bên công ty T gây ra. Vì
trong hợp đồng giữa Công ty TNHH C và Công ty CP T không có thoả thuận về việc chuyển
rủi ro nên căn cứ vào khoản 1 Điều 273 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trừ trường hợp có
thoả thuận khác, bên cho thuê phải chịu tổn thất đối với hàng hoá cho thuê trong thời hạn
thuê nếu bên thuê không có lỗi gây ra tổn thất đó” và theo Điều 600 BLDS 2015 quy định:
“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề
có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.”
Trong trường hợp trên, bên thuê là bên gây ra tổn thất nên bên cho thuê không có trách nhiệm
phải chịu tổn thất với hàng hoá mà bên thuê gây ra. Do đó, bên thuê là Công ty CP T phải chịu
trách nhiệm tổn thất xảy ra với chiếc xe xúc đất Công ty TNHH C cho thuê do người lao động
Công ty T gây ra tổn thất đó.
b)
- CSPL: điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005
- Gth: DNTN B ký kết hợp đồng bán cho Công ty TNHH M 20 tấn bắp, giao hàng cho Công
ty vận tải L tại kho của B. Trên đường vận chuyển, xe của L bị lật xuống đèo khi đang chạy
trong thời tiết mưa lớn gây hư hỏng toàn bộ lô hàng. Vì trong hợp đồng giữa B và M không
có thoả thuận về viêc chuyển rủi ro nên ta xét 2 trường hợp:
+ TH1: Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 294 quy định về trường hợp miễn trách nhiệm đối
với hành vi vi phạm khi:
“Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”
Nếu DNTN B chứng minh được rằng việc lô hàng bị hư hỏng là do sự kiện bất khả kháng xảy
ra (thời tiết mưa lớn) và bên DNTN B không thể lường trước được điều này thì DNTN B
được miễn trách nhiệm bồi thường cho Công ty TNHH M. Và việc làm cho lô hàng hỏng là
do Công ty vận tải L gây ra khi thời tiết mưa lớn nhưng người vận chuyển có thể đi không cẩn
thận mà gây ra tổn thất. Do đó, bên chịu trách nhiệm tổn thất xảy ra với lô hàng 20 tấn bắp là
Công ty vận tải L.
+ TH2: Vì do hai bên không có thoả thuận nên căn cứ vào Điều 60 Luật Thương mại 2005
quy định về chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận
chuyển:“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang
trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên
mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.” thì đối tượng của hợp đồng là 20 tấn bắp và là hàng
hoá đang trên đường vận chuyển và rủi ro về hư hỏng lô hàng do xe vận chuyển bị lật xuống
khi đang chạy trong thời tiết mưa lớn nên bên mua sẽ chịu tổn thất là Công ty TNHH M.

You might also like